1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may việt nam

20 2,9K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 465,81 KB

Nội dung

Nguyên nhân là do ngành dệt may Việt Nam vẫn còn tồn tại những điểm yếu như: công nghiệp phụ trợ kém phát triển, tỷ lệ gia công còn cao, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa có khả

Trang 1

Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham

gia của ngành dệt may Việt Nam

Lương Thị Linh

Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế; Mã số: 60 31 07

Người hướng dẫn: PGS TS Hà Văn Hội

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tham gia chuỗi giá trị dệt

may toàn cầu Đánh giá việc tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Việt Nam hiện nay Xây dựng một số giải pháp để Việt Nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Keywords: Quan hệ kinh tế quốc tế; Ngành dệt may; Việt Nam; WTO

Content

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngành dệt may Việt Nam - một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và là chìa khoá để giải quyết việc làm cho người dân Việt Nam, nhưng việc còn đơn thuần chỉ gia công cho nước ngoài, trong khi hầu hết nguyên phụ liệu của ngành dệt may đều phải nhập khẩu khiến cho ngành dệt may Việt Nam khó có thể phát triển bền vững Bên cạnh đó , ngành công nghiệp hỗ trợ dê ̣t may trong nước còn non yếu dẫn đến sự phụ thuộc vào nguồn cung ứng bên ngoài , giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm dê ̣t may thấp và dẫn đến hiệu quả xuất khẩu thấp Nguyên nhân

là do ngành dệt may Việt Nam vẫn còn tồn tại những điểm yếu như: công nghiệp phụ trợ kém phát triển, tỷ lệ gia công còn cao, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa có khả năng cung cấp trọn gói, khả năng thiết kế thời trang còn hạn chế Từ đó dẫn đến nghịch

lý là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dẫn đầu, nhưng nhập khẩu nguyên, phụ liệu cũng tăng cao; thu dụng nhiều lao động nhưng giá trị gia tăng thấp; sản phẩm công nghiệp chủ

Trang 2

lực nhưng lại chủ yếu gia công Rõ ràng, ngành dệt may Việt Nam đang ẩn chứa nhiều nghịch lý giữa con số thực hiện và hiệu quả thực tế

Vậy làm thế nào để cải thiện thực trạng trên? Nói cách khác là liệu Việt Nam có khả năng tham gia một cách có hiệu quả vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO hay không? Và cần làm như thế nào để thúc đẩy sự tham gia của ngành dệt may Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu? Đó chính là những vấn đề đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam và đang cần lời giải đáp

Việc thực hiện đề tài: “Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may Việt Nam” chính là nhằm giải đáp các vấn đề đã nêu ở trên

2 Tình hình nghiên cứu

Thuật ngữ chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu mới được biết đến ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây Do đó, các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu ở Việt Nam chưa nhiều Về các công trình liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu gắn với chủ

đề tác giả nghiên cứu, có thể kể đến:

1) Nghiên cứu của PGS TS Trần Văn Tùng, “Thay đổi công nghệ để tham gia mạng

lưới sản xuất toàn cầu” Nhà xuất bản Thế giới (2007)

2) Cuốn sách của G.S Trần Văn Thọ: “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công

nghiệp hóa Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2005)

3) Báo cáo điều tra Dự án: Phát triển chuỗi giá trị - công cụ gia tăng giá trị cho sản

xuất nông nghiệp của các tác giả - Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú -

doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

4) Bài báo: Tiếp cận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành dệt may Việt Nam của các

tác giả: Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Thanh Liêm, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

5) Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Chiến lược Xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2006 -

2010

6) Luận văn Thạc sỹ kinh tế: Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong điều kiện đã là

thành viên chính thức của WTO

7) Các nghiên cứu về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị dệt may:

Trang 3

- Michael E Porter: Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior

Performance

- Gary Gereffi - Khoa Xã hội học - Đại học Duke Durham, Hoa Kỳ và Olga Memedovic UNIDO Viện Nghiên cứu chiến lược và Chính sách Kinh tế Vienna, Áo

Một số công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị trong ngành dệt may như đã liệt kê ở trên, là nguồn tư liệu tham khảo rất hữu ích cho tác giả trong việc xây dựng đề cương nghiên cứu, cũng như trong quá trình triển khai viết luận văn Tuy nhiên, các bài viết, công trình nghiên cứu chưa phân tích một cách toàn diện, đầy đủ các khía cạnh về chuỗi giá trị dệt may toàn cầu Đồng thời, chưa có sự phân tích, làm rõ chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Việt Nam

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu làm rõ sự cần thiết tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Việt Nam và thông qua kinh nghiệm của các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may để hình thành một số giải pháp để ngành dệt may Việt Nam tham gia có hiệu quả hơn so với hiện nay vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu là yêu cầu cần thiết và quan trọng

Do vậy, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu nêu trên

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Việt Nam, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân để có những giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Việt Nam Với mục tiêu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt

ra như sau:

1) Tại sao ngành dệt may Việt Nam cần phải tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu? 2) Hiện nay dệt may Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu

3 Cần phải làm gì để thúc đẩy khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của dệt may Việt Nam?

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

- Đánh giá việc tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Việt Nam hiện nay

- Xây dựng một số giải pháp để Việt Nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Trang 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Chuỗi giá trị được giới hạn nghiên cứu trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Trước hết luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích sự hình thành các khâu trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, gắn với sự vận động và phát triển của nó Bên cạnh đó, luận văn sử dụng phương pháp phân tích hệ thống và coi ngành dệt may như một hệ thống con của Hệ thống các ngành trong nền kinh tế quốc dân và có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau Việc phân tích thực trạng chuỗi giá trị dệt may cho thấy những đặc trưng riêng của ngành dệt may để có những giải pháp thích hợp nhằm giúp ngành dệt may Việt Nam tham gia có hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Luận giải sự cần thiết của việc tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO

- Đánh giá hiện trạng sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Việt Nam, rút ra những hạn chế và nguyên nhân

- Đề xuất các giải pháp góp phần cho ngành dệt may Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu một cách có hiệu quả

7 Kết cấu nội dung của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 03 chương sau đây: Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu Chương 2 Thực trạng tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Việt Nam

Chương 3 Định hướng và một số giải pháp để Việt Nam tham gia có hiệu quả chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Trang 5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ

DỆT MAY TOÀN CẦU 1.1 Các khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

1.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu

Chuỗi giá trị nói đến một loạt các hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi [24, tr.4]

Chuỗi giá trị có thể diễn ra trong một phạm vi hẹp nhưng cũng có thể diễn ra ở phạm

vi toàn cầu Chuỗi giá trị của một sản phẩm hay dịch vụ diễn ra qua nhiều nước trên phạm vi toàn cầu thì chuỗi giá trị đó được gọi là chuỗi giá trị toàn cầu [24]

1.1.2 Lý thuyết chuỗi giá trị của Michael E Porter

Chuỗi giá trị, cũng được biết đến như là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên đã được mô tả bởi Michael Porter vào năm 1985 Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại

1.1.3 Khái niệm chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu được hiểu là các công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm hàng may mặc trong chuỗi giá trị từ khâu khai thác, sản xuất nguyên liệu, thiết kế, gia công - sản xuất thành phẩm rồi phân phối tới các nhà bán buôn, bán lẻ…có sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc nhiều quốc gia trên thế giới

1.1.4 Bản chất và nội dung cơ bản của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

1.1.4.1 Bản chất của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Sản phẩm dệt may là một chuỗi giá trị bị ảnh hưởng bởi người mua, điều này có nghĩa

là những khách hàng quốc tế (bán lẻ hoặc những công ty phát triển thương hiệu) thường

có vị thế trội hơn trong chuỗi giá trị Chuỗi giá trị toàn cầu hướng theo người mua bao gồm các nhà bán lẻ lớn, các nhà marketing, các nhà sản xuất có thương hiệu mạnh có vai

Trang 6

trò then chốt trong việc hình thành mạng lưới sản xuất tập trung ở các nước xuất khẩu khác nhau trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển

1.1.4.2 Các “mắt xích” trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Chuỗi giá trị có thể được thực hiện trong phạm vi một khu vực địa lý hoặc trải rộng

trong phạm vi nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu (Global value chain)

Nhìn chung chuỗi giá trị dệt may toàn cầu được chia làm 6 công đoạn cơ bản:

1) Công đoạn cung cấp sản phẩm thô, bao gồm: các sợi tự nhiên và nhân tạo… 2) Công đoạn sản xuất các sản phẩm đầu vào, sản phẩm của công đoạn này chỉ và sợi, vải do các công ty dệt đảm nhận

3) Công đoạn thiết kế mẫu sản phẩm

4) Công đoạn sản xuất do các công ty may đảm nhận

5) Công đoạn xuất khẩu: do trung gian thương mại đảm nhận

6) Cuối cùng là công đoạn maketing và phân phối

Dệt may nằm trong hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu do thị trường và người mua chi phối Trong chuỗi giá trị đó khâu tạo ra giá trị lợi nhuận cao nằm trong khâu nghiên cứu

và phát triển, thiết kế, marketing và chiến lược kết nối các nhà sản xuất trên phạm vi toàn cầu và bán các sản phẩm các thị trường tiêu dùng chính

1.2 Sự cần thiết của việc tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu đối với các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa

1.2.1 Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại: cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển

Xu thế toàn cầu hoá có tác động đến tất cả các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển, và điều đó dẫn đến sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng chặt chẽ, do đó các nước dù giàu hay nghèo, dù lớn hay nhỏ, cũng phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, nếu như không muốn bị đánh bại trong cuộc chiến toàn cầu của nền kinh tế

1.2.2 Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh

Hội nhập quốc tế thúc đẩy tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain-GVC) GVC cho phép các công đoạn của chuỗi đặt tại những địa điểm (quốc gia) có khả năng đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất Đến nay, nhiều công trình nghiên cứu kinh tế

Trang 7

đã đi đến kết luận là: lợi ích khi trở thành một bộ phận của GVC đem lại có thể gấp 10-20 lần nếu chỉ do quá trình tự do hoá thương mại đem lại

1.3 Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Trung Quốc

Ngành dệt may Trung Quốc là một trong những ngành có vị trí hàng đầu và là ngành công nghiệp có nhiều thế mạnh trên trường quốc tế Ngành dệt may Trung Quốc là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của quốc gia này Với việc tận dụng được những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, sự đầu tư đúng đắn vào các khâu đem lại lợi nhuận cao, tăng cường đầu tư vào công nghệ, đổi mới các quy trình quản lý mà Trung Quốc đã thật sự thành công trong việc đưa ngành công nghiệp truyền thống mũi nhọn này ngày một phát triển mạnh mẽ

Chương 2

THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về ngành dệt may của Việt Nam

2.1.1 Về năng lực, tổ chức sản xuất sản phẩm dệt may xuất khẩu

Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), hiện nay toàn ngành dệt may Việt Nam có khoảng trên 3500 doanh nghiệp với cơ cấu doanh nghiệp phân theo chủ sở hữu, theo địa phương và theo nhóm sản phẩm khá đa dạng (bảng 2.1)

Bảng 2.1- Cơ cấu doanh nghiệp dệt may năm 2010 Phân loại Loại hình Số lượng Tỷ lệ (%)

Phân theo địa phương

Miền Bắc 1050 30 Miền Trung 280 8 Miền Nam 2170 62

Phân theo nhóm sản phẩm

Dệt & May 840 24

Kéo sợi 210 6

(Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam 2010)

Qui mô của các cơ sở sản xuất cũng khác nhau Có doanh nghiệp có năng lực sản xuất lên đến trên 20 triệu sản phẩm/năm, nhưng cũng có nhiều cơ sở, năng lực sản xuất chỉ

Trang 8

khoảng 1 triệu sản phẩm/ năm Do năng lực sản xuất hạn chế, nên hầu hết các doanh nghiệp chỉ nhận được các đơn hàng với số lượng nhỏ

Trình độ tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam mặc dù đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, nhưng vẫn ở mức khiêm tốn

2.1.2 Tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam

Dệt may là ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Từ nhiều năm qua, sản phẩm dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng,

cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong thời gian qua được thể hiện qua hình 2.1

Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006-2010

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan, 2011)

Liên tục trong những năm gần đây, dù phải chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh

tế toàn cầu, nhưng ngành dệt may nước ta vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu rất ấn tượng

Cụ thể về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính giai đoạn 2006

- 2010 được thể hiện qua hình 2.2

Hình 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường

Mỹ, EU, Nhật Bản giai đoạn 2006 - 2010

11200 9066

9120 5834

7750

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

2006 2007 2008 2009 2010 Năm Triệu USD

3045

1253 628

4465

1499 705

5106

1704 920

4995

1651

954

6000

1800 1200

0 1000

2000

3000

4000

5000

6000

Triệu USD

Hoa Kỳ EU Nhật Bản

Trang 9

(Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2011)

Cùng với thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản cũng là những thị trường ổn định của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam Số liệu cụ thể về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chính trong năm 2011 được minh họa trong hình 2.3

Hình 2.3- Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các

nước năm 2011

(Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2011)

Ngoài ba thị trường chính nêu trên, hàng dệt may Việt Nam còn có mặt trên các thị trường như Đức, Anh, Pháp, Bỉ, Hồng Kông, Italia… với thị phần khoảng 20% Đáng lưu

ý là một số thị trường xuất khẩu dệt may mới nổi như Hàn Quốc, Đài Loan, Canada cũng góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành

2.2 Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam

2.2.1 Công đoạn sản xuất và cung ứng nguyên liệu

Trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu nói chung đã nêu ở chương 1, công đoạn 1: cung cấp sản phẩm thô, bao gồm: các sợi tự nhiên và nhân tạo và công đoạn 2: sản xuất các nguyên liệu đầu vào như sợi, vải được nhập thành một công đoạn lớn đó là công đoạn sản xuất và cung ứng nguyên liệu Ngành dệt may của Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu là từ Trung Quốc (xem bảng 2.2)

Bảng 2.2 - Nhập khẩu nguyên liệu dệt may

ĐVT: (triệu USD)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Phụ liệu dệt

may 1123,9 1224,0 1351,3 1081,0 1706

Vải 2974,0 3990,5 4455,1 4170,0 5378

50.0%

18.6%

12.2%

19.2%

Mỹ EU Nhật Bản Khác

Trang 10

KNNK dệt

may 4097,9 5214,5 5806,4 5251,0 7084

KNXK dệt

may 5854,8 7732,0 9120,4 9066 11200

KNNK so

với XK (%) 69,99 67,44 64,37 57,92 63,25

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan, 2011)

Những phân tích trên đây cho thấy việc phát triển nguồn nguyên phụ liệu vẫn là một vấn đề nan giải đối với Việt Nam Trước mắt, việc sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may của Việt Nam vẫn chưa đạt đến tỷ lệ nội địa hóa mong đợi

2.2.2 Công đoạn nghiên cứu, thiết kế sản phẩm

Công đoạn thiết kế là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị của dệt may xuất khẩu, bởi vì kiểu dáng và mẫu mã sẽ quyết định giá trị của sản phẩm Đối với những sản phẩm dệt may của Việt Nam, công đoạn thiết kế được thực hiện chủ yếu ở những nước và vùng lãnh thổ có ngành công nghiệp thời trang phát triển như Mỹ, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản, Hồng Kông,… Một số doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam như Công ty May Việt Tiến, Công ty May Phương Đông, Công ty Thời trang Việt Nam, có thể thực hiện công đoạn này nhưng còn rất hạn chế

2.2.3 Công đoạn sản xuất/gia công sản phẩm cuối cùng

Nhìn chung trong chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu mới tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng, khâu được đánh giá là tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất Trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may, đây là công đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất, với tỷ suất lợi nhuận chỉ chiếm khoảng 5- 10% Hiện nay, có khoảng 70% giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là được thực hiện theo phương thức gia công xuất khẩu, hình thức này còn được gọi là xuất khẩu CMT Nội dung mối quan hệ này được tóm tắt trong bảng 2.3 Ngoài hình thức gia công xuất khẩu (CMT), phần còn lại được thực hiện theo hình thức xuất khẩu trực tiếp FOB

2.2.4 Công đoạn xuất khẩu sản phẩm

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Công Thương (2008), Qui hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qui hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2008
2. Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú (2006), Phát triển chuỗi giá trị - công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp, Dự án thuộc Chương trình Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chuỗi giá trị - công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp, Dự án thuộc Chương trình Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam
Tác giả: Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú
Năm: 2006
3. Nguyễn Thị Đông (2011), Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế công nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Đông
Năm: 2011
4. Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) (2006), Chiến lược xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2006 - 2010
Tác giả: Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas)
Năm: 2006
5. Phạm Thu Hương (2006), Báo cáo nghiên cứu Chiến lược và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sau khi dỡ bỏ hệ thống hạn ngạch dệt may - một cách tiếp cận trong chuỗi giá trị toàn cầu, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo nghiên cứu Chiến lược và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sau khi dỡ bỏ hệ thống hạn ngạch dệt may - một cách tiếp cận trong chuỗi giá trị toàn cầu
Tác giả: Phạm Thu Hương
Năm: 2006
6. Nguyễn Việt Khôi (2011), Đầu tư trực tiếp của TNCs và sự tham gia của nước nhận đầu tư vào chuỗi giá trị toàn cầu: trường hợp Trung Quốc, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp của TNCs và sự tham gia của nước nhận đầu tư vào chuỗi giá trị toàn cầu: trường hợp Trung Quốc
Tác giả: Nguyễn Việt Khôi
Năm: 2011
7. Micheal E. Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh: Tạo lập và duy trì thành tích vượt trội trong kinh doanh, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi thế cạnh tranh: Tạo lập và duy trì thành tích vượt trội trong kinh doanh
Tác giả: Micheal E. Porter
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
Năm: 2009
8. Nguyễn Ngọc Sơn (2007), “Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 2 (74), Tr. 65-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may”, "Tạp chí Kinh tế và Phát triển
Tác giả: Nguyễn Ngọc Sơn
Năm: 2007
9. Nguyễn Ngọc Sơn (2008), “Dệt may Việt Nam thời kỳ hậu WTO: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, (11), Tr. 42-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dệt may Việt Nam thời kỳ hậu WTO: Thực trạng và giải pháp”, "Tạp chí Kinh tế & Dự báo
Tác giả: Nguyễn Ngọc Sơn
Năm: 2008
10. Ngô Kim Thanh (2009), “Doanh nghiệp dệt may Việt Nam đối phó với suy thoái kinh tế toàn cầu”, Kinh tế và Phát triển, 2 (7), Tr 56- 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp dệt may Việt Nam đối phó với suy thoái kinh tế toàn cầu”, "Kinh tế và Phát triển
Tác giả: Ngô Kim Thanh
Năm: 2009
11. Nguyễn Đức Thành (2009), Kinh tế Việt Nam năm 2008, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Việt Nam năm 2008
Tác giả: Nguyễn Đức Thành
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2009
12. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Thọ
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
13. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2008
14. Ninh Thị Thu Thủy (2007), “Tổ chức sản xuất ngành dệt may sau khi bãi bỏ chế độ hạn ngạch”, Tạp chí Khoa học Đại học Đà Nẵng, (14), Tr.4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức sản xuất ngành dệt may sau khi bãi bỏ chế độ hạn ngạch”, "Tạp chí Khoa học Đại học Đà Nẵng
Tác giả: Ninh Thị Thu Thủy
Năm: 2007
15. Tổng cục Hải Quan (2010), Báo cáo về xuất nhập khẩu hàng dệt may, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về xuất nhập khẩu hàng dệt may
Tác giả: Tổng cục Hải Quan
Năm: 2010
16. Tổng cục Hải Quan (2011), Báo cáo về xuất nhập khẩu hàng dệt may, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về xuất nhập khẩu hàng dệt may
Tác giả: Tổng cục Hải Quan
Năm: 2011
17. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê năm 2009, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2009
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2009
18. Trần Văn Tùng (2007), Thay đổi công nghệ để tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thay đổi công nghệ để tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Tác giả: Trần Văn Tùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
Năm: 2007
19. Gary Gereffi (2001), The International competitiveness of Asian Economies in the Apparel commodity chain, Duke University, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: The International competitiveness of Asian Economies in the Apparel commodity chain
Tác giả: Gary Gereffi
Năm: 2001
20. Gary Gereffi, Olga Memedovic (2003), The Global Apparel Value Chain: What Prospects f o r Upgrading by Developing countries, United Nation Industrial Development Organzation,Vienna Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Global Apparel Value Chain: What Prospects f o r Upgrading by Developing countries
Tác giả: Gary Gereffi, Olga Memedovic
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1- Cơ cấu doanh nghiệp dệt may năm 2010 Phân loại  Loại hình  Số lƣợng  Tỷ lệ (%)  - Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may việt nam
Bảng 2.1 Cơ cấu doanh nghiệp dệt may năm 2010 Phân loại Loại hình Số lƣợng Tỷ lệ (%) (Trang 7)
Bảng 2.1- Cơ cấu doanh nghiệp dệt may năm 2010  Phân loại  Loại hình  Số lƣợng  Tỷ lệ (%) - Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may việt nam
Bảng 2.1 Cơ cấu doanh nghiệp dệt may năm 2010 Phân loại Loại hình Số lƣợng Tỷ lệ (%) (Trang 7)
Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 - Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may việt nam
Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 8)
2.1.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam - Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may việt nam
2.1.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam (Trang 8)
Hình 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường - Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may việt nam
Hình 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường (Trang 8)
Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 - Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may việt nam
Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 8)
Hình 2.3- Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nƣớc năm 2011  - Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may việt nam
Hình 2.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nƣớc năm 2011 (Trang 9)
Hình 2.3- Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các - Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may việt nam
Hình 2.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các (Trang 9)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w