III. PHƯƠNG PHÁP:
- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự làm thí nghiệm, các hs luân phiên nhau làm thí nghiệm
IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 51
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:
Hs1: Để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ta có thể dùng những hoá chất nào? Chúng có đặc điểm gì đặc biệt?
3.Thực hành:
Hoạt động 1: Yêu cầu hs kiểm tra dụng cụ, hoá chất dựa theo vở thực hành
Gv: nêu nội dung của tiết thực hành Lưu ý hs:
- Trong thí nghiệm điều chế khí O2, khi thu hết O2, cần tháo ống dẫn khí ra trước khi tắt đèn cồn.
- Không ghé mắt vào miệng các bình, các ống nghiệm khi đang đun nóng.
- Lấy lượng S vừa phải trong thí nghiệm 3,4 và mang khẩu trang khi làm thí nghiệm
Hoạt động 2: Thí nghiệm 1:Điều chế O2. Chứng minh O2 có tính oxi hoá
- Hs làm thí nghiệm - Gv: hướng dẫn hs
+ thu khí và đốt dây thép cần gắn mẩu than để mồi sao cho dễ cháy, không bị rơi
+ cần làm sạch dây thépvà uốn thành hình lò xo để tăng diện tích tiếp xúc, phản ứng nhanh
+ Cho thêm một ít cát sạch vào đáy lọ thuỷ tinh chứa oxi, đề phòng khi phản ứng xảy ra những hạt sắt cháy rơi xuống làm vỡ lọ
- Hs: quan sát hiện tượng
mẩu than cháy hồng, khi đưa vào lọ chứa oxi, dây thép cháy sáng chói, nhiều hạt nhỏ bắn tung
toé như pháo hoa: 3Fe + 2O2 Fe3O4
Hoạt động 3:Thí nghiệm 2: Tính khử của lưu huỳnh
- Hs làm thí nghiệm
- Gv : hướng dẫn hs
+ Dùng đũa thuỷ tinh hơ nóng, nhúng đầu đũa vào bột thuỷ tinh. Đốt cháy S trên ngọn lửa đèn cồn, đưa nhanh vào lọ đựng oxi
+ Quan sát sự cháy của S trong không khí và trong O2
- Lưu ý: bịt khẩu trang, chuẩn bị sẵn một tấm carton đậy miệng bình, sau đó cho một ít NaOH vào để khử
SO2
Hoạt động 4: Thí nghiệm 3: Tính oxi hoá của lưu huỳnh
- Gv: chuẩn bị sẵn hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh (tỉ lệ thể tích 1:1)
- Hs làm thí nghiệm, cho vào ống nghiệm khô hỗn hợp Fe,S khoảng bằng 2 hạt ngô. Kẹp chặt ống nghiệm
trên giá thí nghiệm. Đun nóng bằng đèn cồn.
- Gv lưu ý hs: dùng ít lưu huỳnh
phản ứng mãnh liệt, toả nhiều nhiệt, làm đỏ rực hỗn hợp thì ngừng đun
Hoạt đông 5: Thí nghiệm 4: Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ
- S rắn, màu vàng chất lỏng, màu vàng, linh động quánh nhớt, màu nâu đỏ hơi S màu da cam
- Lưu ý: hướng miệng ống nghiệmvề phía không có người và tránh hít phải hơi lưu huỳnh độc
Hoạt động 6:
- Gv nhận xét ưu, nhược điểm của buổi thực hành - Hs hoàn thành bản báo cáo để nộp
- Làm vệ sinh phòng thí nghiệm
4. Dặn dò: làm hết các bài tập trong SBT và xem trước bài 32
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày /0 /2008
Tiết 52 §. Bài 32: HIĐRO SUNFUA. LƯU HUỲNH ĐIOXIT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
a) Hs biết:
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S - Tính chất vật lí SO2
b) Hs hiểu: tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh)
2. Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hoá học của H2S - Viết ptpư minh họa tính chất của H2S
II. CHUẨN BỊ :
- Hoá chất: FeS, dung dịch HCl
- Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí đầu vuốt nhọn xuyên qua
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Gv đặt vấn đề
- Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.
IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 52
1. Ổn định lớp 2. Bài mới: 2. Bài mới:
Chúng ta đã được nghiên cứu về tính chất hoá học của S, hôm nay chúng ta sẽ được học về các hợp chất của S đó là H2S và SO2. Bài này chúng ta chia làm 2 tiết.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀHỌC SINH GHI BẢNG HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: - Gv: tính d(H2S/kk)? Nêu những tính chất vật lí của H2S? - Hs nêu và học SGK A. Hiđro sunfua I. Tính chất vật lí
- Chất khí, không màu, nùi trứng thối và
rất độc, hơi nặng hơn kk, ít tan trong nước.
Hoạt động 2:
- Gv: gọi tên của H2S ở trạng thái khí và axit?
- Hs: nhớ lại cách đọc tên HCl và đọc - Gv: H2S là axit 2 lần axit, vậy phản ứng với kiềm có thể tạo ra những loại muối nào? Viết ptpư với NaOH
- Gv: khi nào thì tạo muối trung hoà, khi nào tạo muối axit?
II. Tính chất hoá học
1.Tính axit yếu:
Hiđro sunfua axit sunfuhiđric
là axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), là
axit 2 lần axit
H2S + NaOH NaHS + H2O
K= nNaOH/H2S ≤ 1 muối axit
H2S + 2NaOH Na2S + 2H2O
K = nNaOH/H2S ≥ 2 muối trung hoà
1≤ K≤ 2 2 muối
Hoạt động 3:
- Gv: vì sao H2S có tính khử mạnh?
do S có số oxi hoá -2, thấp nhất
- Gv: tuỳ theo đk phản ứng mà số oxi hoá của S có thể tăng lên 0, +4, +6
-Gv: biểu diễn thí nghiệm đốt cháy H2S khi thiếu O2 và đủ O2.
- Hs: viết ptpư
- Gv: vì sao để dung dịch H2S lâu trong kk bị vẩn đục màu vàng?
do bị O2 của kk oxi hoá tạo thành S
2. Tính khử mạnh: -2 0 +4 +6 S S, S, S a) Thiếu oxi: -2 0 -2 0 2H2S + O2 2H2O + 2S b) Đủ oxi: -2 0 -2 +4
2H2S + 3O2 2H2O + 2SO2
Hoạt động 4 :
- Gv: trong tự nhiên H2S có ở đâu? Trong
PTN, điều chế H2S ntn?