- Gv: Tính chất hoá học cơ bản của H2S là gì? Giải thích vì sao H2S lại có tính chất đó. Viết ptpư chứng
minh.
- Gv: SO2 có những tính chất hoá học cơ bản nào? Viết ptpư chứng minh
- Gv: Thành phần nào của phân tử H2SO4 đóng vai trò “chất oxi hoá” trong dung dịch H2SO4 và trong
H2SO4 đặc? H2SO4loãng: 2H+ + 2e 2H H2SO4 đặc: +6 0 S + 6e S +6 +4 S + 2e S +6 -2 S + 8e S 3. Dặn dò:
- BTVN: + làm BT 6.15, 6.38, 6.41, trong SBT/ trang 47,53,54
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày / /2008
Tiết 58 §. Bài 34: LUYỆN TẬP: OXI VÀ LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kĩ năng: Giải các BT định tính và định lượng về các hợp chất của lưu huỳnh
II. CHUẨN BỊ :
Hs làm các bài tập đã giao về nhà, gv chuẩn bị các BT tương tự
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Gv đặt vấn đề
- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 58
1. Ổn định lớp 2. Luyện tập 2. Luyện tập
Hoạt động 1: Hs thảo luận làm BT 1,2/SGK/trang 146
Gv: gọi 1 hs bất kì của một nhóm trình bày đáp án và giải thích. Hs khác bổ sung, gv sửa và cho điểm nhóm
Hoạt động 2: hs thảo luận làm BT 6/ SGK/trang 147 (sửa H2SO3 bằng Na2SO3). Hs lên bảng trình bày đáp án, hs khác nhận xét, gv cho điểm
Hoạt động 3: Hs thảo luận BT 8/SGK/trang 147. Yêu cầu tóm tắt đề trước khi giải
HD: Tóm tắt:
3,72 (g) Zn: x (mol) + Sdư ZnS: x(mol) + H2SO4 loãng H2S Fe: y (mol) FeS: y(mol) 1,344 (l)khí(đktc) H2 Fedư
a) viết ptpư b) mZn=? mFe=?
ĐS: mZn= 2,6 (g) mFe= 1,12(g)
Hoạt động 4: (tương tự BT 6.15/SBT)
Đốt nóng một hỗn hợp gồm 2,8 g bột sắt và 1,6 gam bột lưu huỳnh trong môi trường không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với 250 ml dung dịch HCl, thu được hỗn hợp khí A và dung dịch B (H= 100%)
a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí A.
b) Biết rằng cần dùng 125 ml dung dịch NaOH 0,1 M để trung hoà HCl còn dư trong dung dịch B, hãy tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng
HD: - Đốt trong môi trường không có không khí thì chỉ có phản ứng giữa Fe+S - Tóm tắt đề trước khi giải
ĐS: 50%H2S và 50% H2, CM(HCl)= 0,425M
4. Dặn dò:
- BTVN: + làm BT luyện tập trong SBT/ trang 54,55
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày / /2008
Tiết 59 §. Bài 35: BÀI THỰC HÀNH SỐ 5:
TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNHI. MỤC TIÊU BÀI HỌC: I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Củng cố, khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của các hợp chất của lưu huỳnh như: + Tính khử của hiđro sunfua
+ Tính khử và tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit + Tính oxi hoá mạnh của axit sunfuric
2. Kĩ năng: rèn luyện các thao tác thí nghiệm, quan sát hiện tượng. Đặc biệt yêu cầu thực hiện thí nghiệm an toàn với những hoá chất độc, dễ gây nguy hiểm như: SO2, H2S, H2SO4đặc
II. CHUẨN BỊ :
- Gv: Dụng cụ, hoá chất theo vở thí nghiệm, viết tóm tắt thí nghiệm lên bảng
- Hs: đọc trước bài thực hành, chuẩn bị phần dự đoán hiện tượng và viết ptpư chứng minh
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Gv đặt vấn đề
- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
- Kết hợp sách giáo khoa và dựa vào hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.
IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 59
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:
Hs1: Nhắc lại các hợp chất đã học của lưu huỳnh? Nêu tính chất đặc trưng của H2S, SO2?Vì sao? Hs2: Nêu tính chất hoá học đặc trưng của H2SO4 đặc?
3. Bài mới:
- Cẩn thận, an toàn khi làm thí nghiệm với các hoá chất độc và dễ gây nguy hiểm như H2S, SO2, H2SO4
- Gv hướng dẫn một số thao tác, làm mẫu cho hs quan sát dụng cụ được lắp ráp để thực hiện thí nghiệm
tính khử của H2S, SO2
Hoạt động 2: Điều chế và chứng minh tính khử của hiđro sunfua
- Hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn trong vở thí nghiệm
- Gv hướng dẫn hs quan sát hiện tượng, viết PTPƯ, xác định vai trò các chất trong phản ứng :
Phản ứng điều chế H2S: 2HCl + FeS FeCl2 + H2S
Phản ứng đốt cháy H2S: 2H2S + 3O2 2H2O + 2SO2
Lưu ý: H2S là khí không màu, mùi trứng thối, rất độc dùng lượng hoá chất nhỏ (FeS bằng hạt ngô), dụng
cụ thí nghiệm thật kín, khí không thoát ra, đảm bảo an toàn.
Hoạt động 3: tính khử của lưu huỳnh đioxit
- Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm theo vở thực hành
- Gv hướng dẫn hs quan sát màu của dung dịch brôm hoặc KMnO4 nhạt dần
- Hs quan sát hiện tượng, viết ptpư để giải thích xác định vai trò các chất trong phản ứng:
Phản ứng tạo thành SO2: Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + H2O +SO2↑
Phản ứng của SO2 với dd Br2: SO2 + Br2 + H2O 2HBr + H2SO4
Lưu ý: Khí SO2 không màu, mùi hắc, rất độc làm thí nghiệm cẩn thận, lắp dụng cụ kín, dùng lượng hoá chất nhỏ
Hoạt động 4: Thử tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit
- Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng: dd trong ống nghiệm sau khi sục khí SO2 vào
bị vẩn đục, màu vàng
- Giải thích: do H2S là chất khử mạnh hơn, SO2 thể hiện tính oxi hoá, đã oxi hoá H2S thành S: SO2 +
2H2S 3S↓ + 2H2O
- Hs xác định vai trò các chất trong phản ứng
Hoạt động 5: Tính oxi hoá của H2SO4đặc
- Gv hướng dẫn hs quan sát hiện tượng, viết ptpư , xác định vai trò các chất trong phản ứng
- Hiện tượng: DD trong ống nghiệm sau khi đun nóng có sủi bọt, từ không màu chuyển thành màu xanh. Ống nghiệm chứa nước cất và mẩu giấy quỳ có bọt khí , giấy quỳ chuyển dần sang màu đỏ (SO2 là oxit axit):
Cu + 2H2SO4đ CuSO4 + SO2 +2H2O
Lưu ý: cho thêm vài giọt nước để thấy rõ màu xanh của dd
Hoat động 6:
- Gv nhận xét, đánh giá
- Hs viết bản tường trình, dọn dẹp vệ sinh phòng thí nghiệm
4. Dặn dò: xem lại tất cả các dạng BT và lí thuyết chương oxi-lưu huỳnh, tiết sau kiểm tra 1 tiết VI. RÚT KINH NGHIỆM: VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 60: KIỂM TRA 1 TIẾT- BÀI SỐ 4
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của hs về toàn bộ nội dung trong chương thông qua 40 câu trắc
nghiệm
- Gv: biết được khả năng của hs và điều chỉnh cách dạy cho phù hợp
II. CHUẨN BỊ :
- Mỗi lớp 4 đề (55 phiên bản) và 55 phiếu trắc nghiệm