1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nghiệp vụ factoring và forfaiting tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam trong tài trợ thương mại quốc tế

92 2,3K 46
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 590,5 KB

Nội dung

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Cẩm Thuỷ Họ tên sinh viên : Bạch Thị Hương Trà Lớp : TTQTC – K8 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu

CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ FACTORING VÀ

FORFAITING………

1.1 Nghiệp vụ Factoring……….

1.1.1 Sự ra đời và phát triển………

1.1.2 Khái niệm và phân loại Factoring………

1.1.3 Lợi ích và hạn chế của Factoring trong thương mại quốc tế……

1.1.4 Quy trình thực hiện Factoring quốc tế………

1.2 Nghiệp vụ Forfaiting………

1.2.1 Sự ra đời và phát triển………

1.2.2 Khái niệm và đặc điểm………

1.2.3 Lợi ích và hạn chế của Forfaiting trong thương mại quốc tế……

1.2.4 Quy trình thực hiện hoạt động forfaiting………

1.3 So sánh Factoring và Forfaiting………

1.4 Các nhõn tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghiệp vụ Factoring và Forfaiting quốc tế 1.4.1 Nhân tố khách quan………

1.4.1.1 Sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu………

1.4.1.2 Môi trường pháp lý hoàn thiện………

1.4.2.3 Chiến lược kinh doanh hiệu quả………

1.4.2.4 Ứng dụng khoa học công nghệ………

1.4.2 Nhân tố chủ quan……….

1.4.2.1 Đội ngũ cán bộ chuyện nghiệp………

1.4.2.2 Mạng lưới thông tin rộng lớn………

1.4.2.3 Chiến lược kinh doanh hiệu quả………

Trang 2

1.4.2.4 Ứng dụng khoa học công nghệ……….

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ……….

2.1- Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam………

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP NT Việt Nam

2.1.2 Tình hình hoạt động của NHTMCPNT VN hiện nay

2.2. Sự cần thiết phát triển hoạt động Factoring và Forfaiting tại VCB

2.2.1 Xuất phát từ các yếu tố bên ngoài

2.2.2.2 Tăng uy tín trên trường quốc tế

2.3 Thực trạng hoạt động Factoring tại NHTMCP NT VN

2.3.1 Thực trạng hoạt động Factoring tại Việt Nam

2.3.2 Đánh giá tình hình hoạt động Factoring tại NH TMCP NgoạiThương VN………

2.3.2.1 Kết quả đạt được

2.3.2.2 Hạn chế

2.3.2.3 Nguyên nhân của hạn chế

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ FACTORING VÀ FORFAITING TẠI NH TMCP NT VN……….

3.1 Định hướng phát triển hoạt động tài trợ Factoring và Forfaiting tại

NH TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới………

Trang 3

3.1.1 Về cung ứng sản phẩm

3.1.2 Về khách hàng mục tiêu:

3.1.3 Về mô hình tổ chức

3.1.4 Về doanh số bao thanh toán

3.2 Giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ Factoring và Forfaiting tại NH

TMCP Ngoại thương Việt Nam………

3.2.1 Xây dựng sản phẩm phù hợp với thị trường 3.2.2 Hoàn thiện quy trình bao thanh toán 3.2.3 Tiến hành hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong bao thanh toán 3.2.4 Thành lập phòng hoặc bộ phận bao thanh toán 3.2.5 Mở rộng quan hệ Factor đại lý:

3.2.6 Tăng cường hoạt động Marketing 3.2.7 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngân hàng có đủ năng lực và có tính chuyên nghiệp cao 3.3 Kiến nghị………

3.3.3 Đối với Chớnh phủ………

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam………

Kết luận……….

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

cổ phần Ngoại thương Việt Nam

FCI Factors Chain International Hiệp hội các nhà Factor

quốc tế FCIIFG International Factors Group Tổ chức các nhà Factor

quốc tế IFGGRIF General Rules for

International Factoring

Quy tắc chung về bao thanh toán quốc tế

phần

ODA Official Development Aids Hỗ trợ phát triển chính

thức

factoring

khoản phải thuWTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế

Trang 5

Ths Thạc sĩ

GDP Gross Dosmetic Product Tổng sản phẩm quốc nội

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Doanh thu bao thanh toán trên thế giới

Bảng 1.2 Các thị trường bao thanh toán lớn nhất thế giới

Bảng 1.3 So sánh factoring và forfaiting

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 1

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 2

Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 3

Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 4

Bảng 2.5 Doanh số và thị phần bao thanh toán của VCB

giai đoạn 2007-2008Biểu đồ 2.1 Kim ngạch XNK của VN từ 2005 - 2008

Biểu đồ 2.2 Doanh thu bao thanh toán tại VN

Biểu đồ 2.3 Doanh thu bao thanh toán nội địa và quốc tế

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1.1 Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán

Sơ đồ 1.2 Quy trình chiết khấu các khoản phải thu có bảo

lãnh

Sơ đồ 1.3 Quy trình chiết khấu tín dụng thư

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tớnh cấp thiết của đề tài

Năm 2008 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu, bởi nó đang

bị đe doạ bởi một cơn bão mà báo chí vẫn thường nhắc tới, đó là khủng hoảngkinh tế Cơn bão này xuất phát điểm bắt đầu là Mĩ và đã nhanh chóng lan toảđến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Dù cho tác độngđối của nó, theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, là không ảnh hưởngquá mạnh đến nền kinh tế Việt Nam cũn non trẻ Tuy nhiờn, khủng hoảng vẫngóp phần làm giảm các chỉ tiêu kinh tế trong nước, đặc biệt là đối với hoạtđộng xuất nhập khẩu Ngưyờn nhõn do nhập khẩu các nước đều giảm mạnh,đặc biệt là thị truờng Mỹ và châu Âu nên xuất khẩu của ta giảm, hơn nữa giá

cả các mặt hàng giảm nên mặc dù tổng sản lượng hàng xuất khẩu vẫn tăngnhưng tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm Đó là chưa kể các doanh nghiệpkinh doanh xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu gặp khó khăn trong huyđộng vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỡnh Thỏng 8/2008, taxuất khẩu 6,1 tỷ USD, tháng 9/2008 giảm xuống còn 5,3 tỷ USD Năm 2009khả năng xuất khẩu sẽ không tăng cao do tác động của cuộc khủng hoảng kinh

tế thế giới trờn cỏc mặt nêu trên

Trước bối cảnh khó khăn đó, cộng thêm với tình hình cạnh tranh ngàycàng trở nên khốc liệt, các doanh nghiệp XNK Việt Nam đang phải đối mặtvới rất nhiều áp lực trong việc duy trì doanh số hoạt động

Muốn bán được hàng, các nhà XK Việt Nam phải chấp nhận chào hàngbằng phương thức thanh toán O/A, D/A hoặc cho các DN nước ngoài trả chậmdài hạn để tạo ưu thế giành lấy hợp đồng so với các nhà xuất khẩu khỏc cúcựng sự tương đương về chất lượng và giá cả Việc này đồng nghĩa với cácnhà XK Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ rủi ro về thanh toán và gây nên

Trang 8

tình trạng ứ đọng vốn trong kinh doanh, khả năng quay vòng vốn thấp.

Factoring và Forfaiting cung cấp một cách giải quyết đơn giản, bất kểngười bán hàng là một doanh nghiệp nhỏ hay một tập đoàn lớn Hiện nay trênthế giới, Factoring và Forfaiting đã được coi như là một sự thay thế hoàn hảocho các phương thức tài trợ thương mại khác nhất là khi vai trò của phươngthức thanh toán TDCT đang ngày càng giảm xuống Factoring và Forfaitingcung cấp cho người bán hàng bốn yếu tố dịch vụ rất quan trọng đó là : tài trợvốn lưu động, dịch vụ thu hộ tiền từ người mua hàng, dịch vụ quản lí sổ cáibán hàng và dịch vụ đảm bảo rủi ro Vì vậy việc phát triển hình thức tài trợthương mại hiện đại và hiệu quả như Factoring và Forfaiting là một nhu cầuhết sức cần thiết

Trải qua những cung bậc thăng trầm trong quá trình hoạt động, cho tớinay VCB đã khẳng định được vị thế vô cùng quan trọng trong hệ thống NH

VN, có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và đổi mới đấtnước Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, việc phải đối mặt với nguy cơkhủng hoảng tài chính và sự cạnh tranh ngày càng găy gắt từ phớa cỏc NH,đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng đối ngoại, VCB cần nắm vững thời cơ vàphát huy những lợi thế có sẵn của mình để duy trì vị trì hàng đầu trong TTQT

và tài trợ XNK Đứng trước đòi hỏi đó, việc định hướng phát triển một hoạtđộng tài trợ có hiệu quả như Factoring và Forfaiting tại VCB trở nên cấp thiết

vô cùng Chớnh vỡ võy, đề tài “Phát triển nghiệp vụ Factoring và Forfaiting tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong tài trợ thương mại quốc tế” được lựa chọn nghiên cứu với hy vọng sẽ cung cấp một

cái nhìn tổng quan về hoạt động Factoring và Forfaiting, từ đó đưa ra nhữngđánh giá làm cơ sở để xây dựng một hệ thống giải pháp định hướng nhằmphát triển nghiệp vụ này tại VCB

Trang 9

2 Mục đích nghiên cứu

Một là, làm sáng tỏ vai trò của hoạt động Factoring và Forfaiting đối với

nền kinh tế và các chủ thể tham gia, luận giải có hệ thống cơ sở lý luận vềFactoring và Forfaiting, các ưu nhược điểm của từng nghiệp vụ

Hai là, xem xét tình hình thực hiện nghiệp vụ Factoring và Forfaiting ở

Việt Nam và tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ba là, rút ra những đánh giá, đề xuất những định hướng và giải pháp phát

triển nghiệp vụ này một cách thành công tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam, làm hình mẫu cho các NH khác học hỏi kinh nghiệm trong quá trình pháttriển của mình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Thứ nhất, cơ sở lý luận thao thông lệ quốc tế và các quy định của pháp

luật Việt Nam hiện hành liên quan đến hoạt động Factoring và Forfaiting

Thứ hai, thực trạng phát triển nghiệp vụ Factoring và Forfaiting ở Việt

Nam và thế giới

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận Mác – Lờnin, bao gồm chủnghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật.Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng trong khoá luận baogồm: phương pháp trừu tượng khoa học, phương pháp quy nạp và diễn dịch,phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sỏnh…kết hợp với việc minhhoạ bằng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị nhằm làm cho vấn đề nghiên cứu trở nêntrực quan hơn

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài gồm có 3chương:

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ Factoring và Forfaiting

Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng

Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt nam

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị phát triển nghiệp vụ Factoring và

Forfaiting tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Trang 10

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ FACTORING

VÀ FORFAITING 1.1 Nghiệp vụ Factoring

1.1.1 Sự ra đời và phát triển

Factoringlà một khái niệm tuy còn rất mới lạ đối với nhiều doanh nghiệpViệt Nam nhưng trên thế giới lại là 1 dịch vụ không thể thiếu với nhiều DNnước ngoài Đây là một trong những hình thức tài trợ thương mại lâu đời nhất

và có một tiến trình lịch sử kéo dài hàng thế kỉ Một số nghiên cứu cho rằngFactoring xuất phát từ hoạt động đại lý hưởng hoa hồng khoảng 2000 nămtrước thời đế chế La Mã

Theo quan điểm chung nhất của các nhà nghiên cứu, Factoring có nguồngốc chung nhất từ sự phát triển của thương mại quốc tế.Ngay từ đầu thế kỉthứ 13, factoring đã bắt đầu xuất hiện ở châu Âu và châu Mĩ như một phươngthức cung cấp cho người bán tiện ích thu nợ và tài trợ ngắn hạn cho nhữnggiao dịch tại thị trường nội địa

Trong khoảng thế kỉ thứ 17 và 18, thương mại phát triển mạnh giữachâu Âu và các khu vực khỏc trờn thế giới, đặc biệt là ở vùng Bắc Mĩ Dotại thời điểm đó thông tin liên lạc còn nghèo nàn và không có một phươngtiện chuyên chở nào nhanh hơn là thuyền buồm nờn cỏc nhà XK cần thiếtphải cú cỏc đại lý thương mại tại các thị trường nước ngoài Vỡ cỏc đại línày hiểu biết nhiều hơn về khách hàng đìa phương nên chủ hàng thườngcho phép các đại lý bán hàng trên cở sở tín dụng thương mại và hoá đơnthương mại của chính họ Họ phải chịu trách nhiệm về các khoản tín dụngthương mại này Ngoài ra họ cũng phải ứng trước tiền để trang trải cỏc phớcảng, thuế…và trả tiền hàng cho các chủ hàng

Sau này, khi thông tin liên lạc và các phương tiện vận chuyển đã pháttriển, người ta nhận thấy các nhà sản xuất không cần thiết phải kí gửi hàngnữa Mặc dù vậy, các nhà sản xuất vẫn duy trì việc sử dụng các đại lý

Trang 11

(factor) để tiến hành thanh toán cho các lô hàng, trong đó quyền của factor

là thu tiền thanh toán từ phía người mua cuối cùng Đõy chớnh là cơ sở chofactoring hiện đại Khái niệm factoring phát triển liên tục và ngày nay đãtrở thành quen thuộc trong giới kinh doanh, thương mại, tài chính ngânhàng hay xuất nhập khẩu

Đầu những năm 1960, tổ chức bao thanh toán quốc tế (InternationalFactor Group) ra đời với sự tham gia của 47 quốc gia đã đánh dấu bước pháttriển mạnh mẽ của bao thanh toán Các quy tắc hoạt động chính thức đượchình thành và điều chỉnh hoạt động bao thanh toán Năm 1968, hiệp hội baothanh toán quốc tế (Factors Chain International) ra đời đã liên kết các đơn vịbao thanh toán với nhau và đưa bao thanh toán trở thành một dịch vụ mangtính toàn cầu Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển củathương mại thế giới nói chung và các hình thức thanh toán nói riêng, baothanh toán ngày càng hoàn thiện và trở thành một hình thức tài trợ thương mạiphổ biến như ngày nay

Trên thế giới hiện có hơn 1.768 đơn vị Factoring đang hoạt động Trong

số đú, cú 232 tổ chức bao thanh toán từ 63 quốc gia là thành viên của FCI.Theo số liệu thống kê của FCI, doanh thu bao thanh toán thế giới năm 2007 là1.229.127 triệu Euro, tăng 14,53% so với năm 2006 (Xem bảng 1.1)

Bảng 1.1: Doanh thu bao thanh toán trên thế giới

Đơn vị: Triệu Euro

Năm Factoring nội địa Factoring quốc tế Tổng số

Trang 12

Ta thấy doanh số BTT không ngừng gia tăng theo thời gian Điều nàychứng tỏ, các bên tham gia giao dịch ngày càng nhận ra những lợi ích đáng kể

mà dịch vụ này mang lại cho họ trong đó, tỉ trọng doanh thu của bao thanhtoán quốc tế cũn khỏ khiêm tốn so với doanh thu bao thanh toán nội địa Tuynhiên, tỉ lệ này tăng dần theo thời gian Cụ thể là năm 2006 tỉ lệ này là 9,14%,năm 2007 đạt 11,24% và năm 2008 đạt 12,78% Điều này nói lên sự pháttriển khá mạnh của bao thanh toán quốc tế cũng như việc nhận ra tầm quantrọng của bao thanh đối với xuất nhập khẩu của cả người mua và người bán.Trong tương lai, khối lượng bao thanh toán quốc tế sẽ còn tiếp tục tăng mạnh

Ở những nước phát triển, dịch vụ bao thanh toán rất được ưa chuộng, cácthị trường bao thanh toán lớn nhất thế giới thường tập trung ở đây (Bảng 1.2)

Bảng 1.2: Các thị trường bao thanh toán lớn nhất thế giới

Đơn vị: Triệu Euro

Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về bao thanh toán Mỗi quốc gia

có ngôn ngữ riờng, cú cỏc thông lệ, có nhu cầu tài trợ, nhu cầu kinh doanh và

có luật lệ riêng Khi đưa ra các sản phẩm dịch vụ về bao thanh toán, các nhàcung cấp dịch vụ có thể đưa ra những cái tên khác nhau cho các sản phẩmdịch vụ bao thanh toán khác nhau, hoặc có thể có những loại hình bao thanhtoán khác nhau dưới cùng một tên gọi

Theo định nghĩa của Công ước quốc tế UNIDROIT 1988 về bao thanh

Trang 13

toán quốc tế: Hợp đồng bao thanh toán là một hợp đồng ký kết giữa một bên (nhà cung cấp hàng hoỏ/dịch vụ) và một bên khác (đơn vị bao thanh toán) theo đó: (a) Nhà cung cấp hàng hoỏ/dịch vụ có thể hoặc sẽ chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh toán các khoản phải thu phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hoỏ/dịch vụ giữa nhà cung cấp và các khách hàng của nhà cung cấp, loại trừ những giao dịch mua bán cho mục đích tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình; (b) Đơn vị bao thanh toán thực hiện ít nhất hai trong các dịch vụ sau: tài trợ cho nhà cung cấp, bao gồm cho vay và ứng trước; theo dõi các khoản phải thu; thu nợ và bảo đảm rủi ro bên mua hàng không thanh toán; (c) Thông báo chuyển nhượng khoản phải thu phải được gửi tới các bên mua hàng liên quan.

Theo định nghĩa trong Các quy tắc chung cho hoạt động bao thanh toán

quốc tế do FCI ban hành: Hợp đồng bao thanh toán là một hợp đồng theo đó nhà cung cấp có thể hoặc sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hoặc một phần của khoản phải thu) cho một đơn vị bao thanh toán, với mục đích tài trợ hoặc không, để nhận được ít nhất một trong các dịch vụ sau: Theo dõi khoản phải thu, thu nợ và bảo đảm rủi ro nợ xấu.

Theo Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng doNHNN ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày

06/09/2004 của Thống đốc NHNN, thì: “Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoỏ đó được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng”.

Có thể nói những định nghĩa trên đây là sự mô tả hoạt động bao thanhtoán dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng xét về bản chất, hiệp hội FCI thốngnhất quan điểm:

Factoring là việc bên bán hàng hoặc đơn vị bao thanh toán của bên bán

Trang 14

hàng chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh toán tất cả các quyền và lợi ích liênquan tới những khoản phải thu ngắn hạn của bên bán hàng phát sinh từ việcmua bán hàng hoá hợp pháp giữa bên bán hàng và bên mua hàng để bên bánhàng được đơn vị bao thanh toán cung cấp các dịch vụ chủ yếu của bao thanhtoán như sau:

- Theo dõi các khoản phải thu của bên bán hàng;

- Ứng trước cho bên bán hàng dựa trên giá trị các khoản phải thu;

- Thu nợ;

- Bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng

1.1.2.2 Phân loại nghiệp vụ Factoring

Dựa vào các tiêu chí khác nhau Factoring được chia thành các loại cụthể như sau:

+ Phân loại theo phạm vi áp dụng Factoring với số lượng các hóa đơn bán hàng

Factoring toàn bộ: là dịch vụ bao thanh toán áp dụng đối với toàn bộ

các hóa đơn thương mại phát hành ra của một người bán hàng hoặc toàn bộhóa đơn thương mại của người bán hàng phát ra để đòi tiền một hoặc một sốngười mua hàng

Factoring một phần: là dịch vụ bao thanh toán áp dụng đối với một số hóa

đơn phát hành của người bán hàng đòi tiền một hoặc một số người mua hàng

+ Phân loại theo chức năng của bao thanh toán

Chiết khấu hóa đơn: là dịch vụ bao thanh toán chỉ cung cấp chức năng

tài trợ (tạm ứng) mà không cung cấp các chức năng còn lại Người bán hàng

tự theo dõi sổ sách bán hàng, thu nợ từ người mua và chuyển tiền thanh toáncho đơn vị bao thanh toán

Factoring đến hạn: là dịch vụ bao thanh toán cung cấp tất cả các chức

năng của bao thanh toán trừ chức năng tài trợ

Trang 15

Factoring thu hộ: là dịch vụ bao thanh toán chỉ cung cấp chức năng thu

hộ các khoản phải thu phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định Trướcngày đơn vị bao thanh toán đồng ý cung cấp dịch vụ, trách nhiệm theo dõi sổsách và thu nợ thuộc về người bán Đơn vị bao thanh toán chỉ thu hộ tất cả cáckhoản phải thu hiện có tại thời điểm đồng ý cung cấp dịch vụ và sẽ không thunhững khoản phải thu phát sinh sau thời điểm đó

Factoring đầy đủ: là dịch vụ bao thanh toán cung cấp đầy đủ tất cả các

chức năng chủ yếu của dịch vụ Factoring

+Phân loại theo phạm vi trách nhiệm đối với rủi ro

Factoring có truy đòi: là dịch vụ bao thanh toán cung cấp tất cả các chức

năng bao thanh toán trừ chức năng bảo hiểm rủi ro tín dụng Nếu các khoảnphải thu đến hạn mà đơn vị bao thanh toán vẫn không thu hồi được từ ngườimua thì đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước chongười bán

Factoring miễn truy đòi: là dịch vụ bao thanh toán cung cấp chức năng

bảo hiểm rủi ro tín dụng Nếu không có tranh chấp giữa người mua và ngườibán, đơn vị bao thanh toán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với rủi rokhông thu được tiền Đơn vị bao thanh toán không có quyền đòi lại số tiền đãứng trước cho người bán và phải thanh toán 100% giá trị hóa đơn Dịch vụbao thanh toán đầy đủ và bao thanh toán đến hạn chính là bao thanh toán miễntruy đòi

+ Phân loại theo phạm vi hoạt động địa lý

Factoring nội địa: dịch vụ bao thanh toán được cung cấp cho người

bán và người mua ở trong cùng một quốc gia có hoạt động mua bán hàng hóadiễn ra trong phạm vi một quốc gia

Factoring quốc tế: là dịch vụ factoring được cung cấp cho người xuất

khẩu và người nhập khẩu ở hai quốc gia khác nhau, có hoạt động mua bán

Trang 16

vượt qua biên giới của một quốc gia Điểm khác biệt của bao thanh toán quốc

tế so với bao thanh toán nội địa là khả năng có sự tham gia của hai đơn vị baothanh toán ở 2 nước đứng ra làm đại lý cho nhau để cung cấp dịch vụ chongười XK hoặc người NK

+ Căn cứ vào phạm vi giao dịch của factor đối với người mua

Factoring kín: là việc người bán bán các khoản phải thu cho đơn vị

bao thanh toán nhưng không thông báo cho người mua biết Người mua vẫnthanh toán tiền hàng cho người bán và người bán chuyển số tiền này cho đơn

vị bao thanh toán

Factoring công khai: là dịch vụ bao thanh toán được cung cấp cho

người bán đồng thời thông báo cho người mua biết việc người bán đã chuyểnnhượng các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán Người mua trực tiếpthanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán

1.1.3 Lợi ích và hạn chế của Factoring trong thương mại quốc tế

1.1.3.1 Lợi ích

+ Đối với nhà nhập khẩu

- Được mua hàng theo phương thức ghi sổ: tức là NK được bên bán cấp tíndụng, vì vậy số vốn cần thiết trong kinh doanh sẽ giảm đi,nhu cầu tài trợgiảm và chi phí tài trợ cũng giảm theo

- Không mất phí và thời gian để mở L/C cho từng đơn hàng nhập khẩu/muatại từng thị trường

- Thông thường không phải ký quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán

- Được nhận hàng và sử dụng hàng mà chưa cần phải thanh toán tiềnngay Chỉ thanh toán tiền hàng khi hàng hoá đáp ứng được các yêu cầu củahợp đồng mua bán

- Được nhà Factor san sẻ về những bất đồng ngôn ngữ với người xuất khẩu

+ Đối với nhà XK

Trang 17

- Duy trì được sức cạnh tranh thông qua việc cho phép nhà NK thanh toán

theo phương thức ghi sổ (tức là cấp tín dụng thương mại trực tiếp cho nhàNK) Điều này sẽ hỗ trợ sự mở rộng bán hàng ra nước ngoài

- Có thể yêu cầu nhà Factor thực hiện kiểm tra tín dụng đối với người muahàng để có thông tin chi tiết, chính xác và kịp thời về họ trước khi tham giavào mối quan hệ kinh doanh Cơ hội nhận được những đánh giá uy tín tíndụng của người mua từ những chuyên gia

- Được tài trợ vốn lưu động trên cơ sở doanh thu bán hàng để quay vòng sảnsuất và tăng trưởng nhanh hơn

- Giảm chi phí quản lý các khoản phải thu và chi phí tốn kém của việc vậnhành một phòng thu ban thu nợ quốc tế vì chỉ phải làm việc với nhà factor Phíhoa hồng trả cho nhà factor sẽ dựa trên doanh thu bán hàng vì thế chi phí sẽbiến đổi theo doanh thu thực tế, nhờ vậy mà cắt giảm được chi phí hành chính

- Những khó khăn về bất đồng ngôn ngữ được giải quyết bởi các nhà Factor

- Có thể giảm được rủi ro về tỷ giá hối đoái

- Được bảo hiểm rủi ro tín dụng 100% giá trị hoá đơn

- Báo cáo tài chính không có những khoản nợ xấu, luồng tiền mặt ổn định vàhiệu quả hơn do việc thu nợ được đẩy nhanh

+ Đối với Factor

- Được hưởng phí bao thanh toán

- Đa dạng hoá loại hình dịch vụ

- Duy trì và mở rộng thị phần, nâng cao uy tín thanh toán trong nước

- Sử dụng tốt hơn các nguồn vốn huy động được

+ Đối với nền kinh tế

Factoring tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định hơn cho nền kinh

tế, tạo tâm lý yên tâm, tự tin cho các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt độngsản xuất kinh doanh

Trang 18

Factoring đây rmạnh thương mại,sản xuất và đặc biệt là xuất nhập khẩuquốc gia, tăng thu nhập cho nền tài chính.

1.1.3.2 Hạn chế

+ Đối với nhà XK

- Đối với doanh nghiệp XK, hạn chế khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán

là tổng chi phí Factoring tương đối cao (gồm phí dịch vụ là lãi) khoảng 2 –3%/năm, trong khi đó phí dịch vụ được tớnh trờn tổng giá trị các khoản phải thutrong năm và lãi suất chỉ tính đối với số tiền đã được tài trợ dưới dạng tạm ứng

- Mối quan hệ giữa nhà NK với khách hàng có thể bị ảnh hưởng do đơn vịbao thanh toán Đối với các DN nhỏ, trong một số trường hợp, họ bắt buộcphải dàn xếp một khoản nợ, mở rộng thời hạn thanh toán hay sử dụng nhữngphương pháp thu nợ nhân nhượng cho 1 số khách hàng ưu tiên Trong khi đónhà Factor hầu như rất ít quan tâm đến việc giữ mối quan hệ tương lai vớingười mua và một vài công ty thậm chí cũn quỏ gay gắt trong việc thu nợ

- Khi có tranh chấp xảy ra giữa người mua và người bán đối với một hoặcmột số giao dich, đơn vị bao thanh toán sẽ không tạm ứng trước cho cáckhoản đó hoặc sẽ truy đòi lại các khoản đã tạm ứng cho những giao dịch tranhchấp đó Tuy nhiên, đơn vị bao thanh toán sẽ hỗ trợ người bán trong việc giảiquyết tranh chấp với người mua

+ Đối với các Factor

Khi cung cấp dịch vụ bao thanh toán đơn vị bao thanh toán thường gặp nhiềurủi ro liên quan tới việc thu hồi các khoản phải thu khi đến hạn như:

- Khi quá hạn phải thu mà người mua không thanh toán hoặc mất khả năngthanh toán Nếu là bao thanh toán miễn truy đũi thỡ đơn vị bao thanh toán sẽphải chịu toàn bộ rủi ro

- Khi có tranh chấp giữa người mua và người bán sẽ gây khó khăn cho đơn

vị bao thanh toán trong việc thu hồi các khoản phải thu

Trang 19

- Việc trả tiền trờn hoỏ đơn dễ dẫn đến việc hoá đơn bị làm giả

- Giữa người bán và người mua có thể có sự thông đồng để lừa nhà Factor

1.1.4 Quy trình thực hiện Factoring trong tài trợ TMQT

Một giao dịch Factoring quốc tế có ít nhất 3 chủ thể tham gia là: Nhà XK,nhà NK và nhà Factor XK Nhưng thực tế ngoài ba chủ thể chính nêu trên,giao dịch Factoring thường có một chủ thể khác là nhà Factor NK Khi có sựtham gia của Factor nhập khẩu, hoạt động Factoring được thực hiện thông quamột hệ thống, gọi là hệ thống 2 factor Nhà Factor NK trong trường hợp nàychịu trách nhiệm phân tích khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tàichính của bên nhập khẩu trong hợp đồng xuất nhập khẩu; thực hiện việc thu

nợ theo uỷ quyền của factor xuất khẩu và cam kết thanh toán thay cho bênnhập khẩu trong trường hợp bên nhập khẩu không có khả năng thanh toánkhoản phải thu

Quan hệ giữa nhà XK và nhà NK được dựa trên hợp đồng ngoại thươngđiều chỉnh quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên Trong khi đó mối quan hệ giữanhà XK và nhà Factor XK dựa trên hợp đồng Factoring, theo đó nhà Factor

XK được nhà XK nhượng quyền thu nợ từ nhà NK nước ngoài một cách hợpphõp Cũn quan hệ giữa nhà Factor XK và nhà Factor NK là mối quan hệ đại

lý hoặc đối tác, theo đó nhà Factor XK uỷ thác cho nhà Factor NK thu nợ trựctiếp từ nhà NK Thông thường hai nhà Factor này thuộc cùng một hiệp hộiFactoring quốc tế

Sơ đồ 1.1: Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán

(Điển hình được sử dụng trong bao thanh toán quốc tế)

Trang 20

8 C h u y Ó n n h î n g

N h µ X K

( N g ê i b ¸ n )

N h µ N K ( N g ê i m u a )

Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán

(1) Nhà XK và nhà NK tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hànghóa

(2) Nhà XK đề nghị Factor xuất khẩu tài trợ với tài sản đảm bảo chính làkhoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa

(3) Factor xuất khẩu đề nghị đơn vị Factor nhập khẩu cùng thực hiện hợpđồng Factoring

(4) Factor nhập khẩu thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạtđộng và khả năng tài chính của bên mua hàng

(5) Factor nhập khẩu đồng ý tham gia giao dịch fatoring với Factor xuất khẩu.Factor xuất khẩu chấp thuận tài trợ cho người bán

(6) Factor xuất khẩu và nhà XK thỏa thuận và ký kết hợp đồng Factoring.(7) Nhà XK giao hàng cho nhà NK theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng muabán hàng hóa

Trang 21

(8) Nhà XK chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ bánhàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho Factor xuấtkhẩu.

Factor xuất khẩu tiếp tục chuyển nhượng các chứng từ trên cho Factor nhậpkhẩu

(9) Factor xuất khẩu chuyển tiền ứng trước cho nhà XK theo thỏa thuận tronghợp đồng Factoring

(10) Khi đến hạn thanh toán, Factor nhập khẩu tiến hành thu hồi nợ từ nhàNK

(11) Nhà XK thanh toán tiền hàng cho Factor nhập khẩu

(12) Factor nhập khẩu trích trừ phí và lãi (nếu có) rồi chuyển số tiền cũn lạicho Factor xuất khẩu

(13) Factor xuất khẩu trích trừ phí rồi chuyển số tiền còn lại cho người bán

1.2 Nghiệp vụ Forfaiting

1.2.1 Sự ra đời và phát triển

Forfaiting bắt nguồn từ châu Âu, ra đời vào những năm 60 của thế kỉ

XX tại miền Tây Đức trước nhu cầu xuất khẩu tư liệu sản xuất từ vùng nàysang cỏc cỏc nước Đông Âu Thuật ngũ “forfaiting” xuất phát từ tiếng Pháp “àforfeit” nghĩa là miễn truy đòi

Nền kinh tế Đông Âu thường có rất ít các ngoại tệ mạnh để trả cho cácnhà sản xuất Tây Đức Chính vì vậy các nhà sản xuất Tây Đức đã cho phép họhưởng khoản nợ trung hạn, đôi khi cho phép lên đến 5 năm.NHTW Đông Âuthường là người đứng ra bảo đảm cho các khoản tín dụng thương mại này

Khi các nhà sản xuất Tây Đức cần tiền mặt, họ sẽ bán giấy tờ chứngnhận khoản tín dụng thương mại của mình với một tỉ lệ chiết khấu tới các nhàtài chính Đú chớnh là những tiền đề cho sự ra đời của Forfaiting

Trang 22

Trên thế giới, Forfaiting tuy đã biết đến và sử dụng khỏ lõu nhưng so vớifactoring thỡ ớt được áp dụng hơn Hiện nay chưa có một luật lệ hay một tậpquán quốc tế nào định nghĩa cụ thể về forfaiting Việt nam cũng chưa có một vănbản pháp lý nào hướng dẫn và cho phép sử dụng nghiệp vụ này Vì vậy forfaitingthường được viết trong những cuốn sách mang tính chất thực hành

Nghiệp vụ Forfaiting rất phổ biến ở Đông Âu và các chi nhành ngânhàng Thuỵ Sĩ, Đức, Áo là những tổ chức cung cấp dịch vụ forfaiting lớn nhất.Theo thống kê của Hiệp hội các nhà Forfaiter thế giới (IFA – InternationalForfaiter Association), hiện nay Hiệp hội này có 142 công ty Forfaiting thànhviên thuộc 31 quốc gia khác nhau Trong số đó Anh là nước có nhiều thànhviên nhất (28 thành viên), tiếp theo đó là Thuỵ Sỹ (18 thành viên), Đức (14thành viên) Thị trường châu Á cũng góp mặt với 7 thành viên đến từ TrungQuốc, 1 thành viên từ Nhật Bản, ngoài ra cũn cú cỏc thành viên đến từ HànQuốc, Hồng Kụng Hiện tại Việt Nam chưa có tổ chức tín dụng nào tham giavào IFA

Mặc dù ra đời vào những năm 50 nhưng phải đến những năm 80, tíndụng forfaiting mới thực sự phát triển mạnh trên thế giới Từ năm 1982, thịtrường forfaiting tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm Đến năm 2007 hoạt độngforfaiting đạt khoảng 155 – 200 tỷ USD, bằng 2 – 3% giá trị buôn bán quốc tế.Những trung tâm forfaitng chủ yếu hiện nay là Luân Đôn, Frakfurt,Singapore, New York và Zurich Trên thị trường sơ cấp, Đức chiếm 40%,Thuỵ Sĩ chiếm 35%, Áo chiếm 5% thị trường, Anh chỉ chiếm khoảng 10%của thị trường sơ cấp nhưng lại có thị phần cao ở thị trường thứ cấp, khoảng40%

Hiện nay chưa có nguồn luật quốc tế nào trực tiếp điều chỉnh nghiệp vụnày Tuy nhiên vỡ cỏc giao dịch forfaiting liên quan mật thiết đến hối phiếu,thư tín dụng L/C nên Luật thống nhất Hối phiếu (ULB) 1930 và Quy tắc thống

Trang 23

nhất tín dụng chứng từ của ICC (UCP 600), Luật thương mại thống nhất của

Mĩ (UCC) sửa đổi năm 1995… cũng được xem là nguồn luật liên quan đếnBao thanh toán Forfaiting

1.2.2 Định nghĩa và đặc điểm

Có một số định nghĩa sau về Forfaiting:

+ Forfaiting là một dạng tài trợ thương mại quốc tế có liên quan tới việc người xuất khẩu bán miễn truy đòi với các mức giá chiết khấu cho các đơn vị bao thanh toán (Forfaiter) các khoản phải thu trung và dài hạn có nguồn gốc từ các khoản phải thu có bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng

có uy tín.

+ Forfaiting là loại tín dụng trung và dài hạn mà một NHTM hoặc một công ty tài chính ứng trước không hoàn lại cho nhà xuất khẩu với một tỉ lệ % nhất định so với tổng giá trị hoá đơn để giành lấy quyền đòi lại tiền từ người nhập khẩu, và chịu mọi rủi mà nhà nhập khẩu không thanh toán được nếu có xảy ra Các Forfaiter chỉ cấp tín dụng này cho người xuất khẩu khi người nhập khẩu của anh ta đã được một ngân hàng bảo lãnh.

Các định nghĩa trên cho thấy bao thanh toán Forfaiting có những đặcđiểm cơ bản sau đõy:

+ 100% tài trợ miễn truy đòi cho người xuất khẩu khoản phải thu Chấpnhận rủi ro tín dụng do các nhà nhập khẩu nước ngoài gõy ra

+ Khả năng tài chớnh của các nhà nhập khẩu thường được bảo đảm bởimột tổ chức tài chớnh có uy tín, thường là ngõn hàng tại nước người nhậpkhẩu đứng ra bảo lónh Trong trường hợp nhà NK có tiềm lực rất mạnh về tàichớnh thì có thể tự đứng ra bảo lónh cho mình

+ Thanh toán ngay giá trị của hối phiếu, miễn truy đòi người xuất khẩusau khi đã trừ phí chiết khấu

Trang 24

+ Mức chiết khấu thường được tớnh theo một tỷ lệ lói suất cố định, tuynhiên, trong một số trường hợp người ta vẫn tớnh theo lói suất thả nổi

+ Thời hạn tín dụng là trung hoặc dài hạn ( thường từ 180 ngày đến 5 năm)+ Khoản tiền đem forfaiting nằm trong khoảng 100.000 – 200 triệuUSD hoặc có thể nhiều hơn

+ Công cụ để đòi nợ trong ngiệp vụ Forfaiting là các kì phiếu, hối phiếuhoặc thư tín dụng

Đặc biệt khi một Forfaiting mua lại giấy nợ để giành lấy quyền đòi nợ từnhà nhập khẩu, forfaiter có thể giữ lại những giấy tờ đó chờ đáo hạn và yêucầu nhà nhập khẩu thanh toán hoặc cũng có thể bán lại những giấy tờ đó trướckhi đáo hạn Đối với tín dụng forfaiting, có hai loại thị trường là thị trường sơcấp và thị trường thứ cấp Trong đó thị trường sơ cấp bao gồm tất cả các hợpđồng forfaiting kí kết giữa nhà xuất khẩu và nhà forfaiter đầu tiên, cũn thịtrường thứ cấp bao gồm hoạt động giữa các forfaiter, các factor và các ngõnhàng, cũn các nhà XK không tham gia vào thị trường này

1.2.3 Lợi ích và hạn chế của Forfaiting trong thương mại quốc tế

1.2.3.1 Lợi ích của Forfaiting

- Đối với nhà xuất khẩu

+ Giảm thiểu 100% rủi ro: Người XK sẽ hoàn toàn tránh khỏi nhữngbiến động xấu về lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng như những rủi ro về chính trị,chuyển nhượng hay tiền tệ vỡ cỏc forfaiter là người đứng ra gánh chịu thay

+ Giảm bớt tài sản nợ và đảm bảo luồng tiền mặt: Nhà XK có thể bánhàng trả chậm cho nhà NK nhưng lại được các forfaiter thanh toán ngay bằngtiền mặt Số tiền nhận được là 100% giá trị hợp đồng, miễn truy đòi Điều nàycũng giúp cho nhà XK giảm bớt tài sản nợ trong bảng cân đối kế toán, khảnăng quay vòng vốn nhanh hơn

+ Tỉ lệ chiết khấu cố định: Tỉ lệ chiết khấu do forfaiter đưa ra thường là

Trang 25

cố định và được công bố trước Vì vậy nhà XK có thể cộng phần chiết khấuvào giá xuất khẩu để bảo toàn được cả vốn lẫn lãi.

+ Giảm bớt chi phí hành chính trong việc quản lí các khoản phải thu khiđến hạn

+ Không gặp hạn chế về loại sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ: Tín dụngForfaiting còn có thể áp dụng với việc xuất khẩu trang thiết bị, dịch vụ, hànghoá đã qua sử dụng Không có sự phân biệt về chủng loại, xuõt xứ

+ Nâng cao doanh số bán hàng và sức cạnh tranh cho nhà XK: Việc nhà

XK đưa ra điều khoản thanh toán chậm có thể giỳp cỏc nhà nhập khẩu đi đếnchỗ có những đơn đặt hàng có giá trị cao hơn

- Đối với nhà nhập khẩu

Mặc dù hợp đồng forfaiting được kí kết giữa nhà XK với forfaiter nhưng nócũng mang lại cho nhà nhập khẩu những lợi ích chủ yếu sau:

+ Thủ tục chứng từ đơn giản, dễ thực hiện

+ Nhà NK được hưởng một thời hạn tín dụng dài hơn

- Đối với các forfaiter

+ Đa dạng hoá loại hình dịch vụ Duy trì và mở rộng thị phần, nângcao uy tín trên thị trường

+ Được hưởng khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trờn hoỏ đơn thươngmại và số tiền họ thực sự cấp cho nhà XK, đồng thời cũng được hưởng thờmcỏc phớ hoa hồng khác

+ Khi cung cấp tín dụng forfaiting, các nhà forfaiter sẽ được chuyểnnhượng các giấy tờ có giá và có thể đem buôn bán trên thị trường forfaitingthứ cấp Đây được xem như là một hình thức đầu tư tài chính thu lợi của cácforfaiter

1.2.3.2 Hạn chế của tín dụng forfaiting

- Đối với nhà XK

Trang 26

+ Chi phí cho giao dịch forfaiting thường rất cao so với các hình thứctài trợ khác, gồm 2 loại phí cơ bản : Phí cam kết phải trả cho forfaiter đối vớiviệc forfaiter sẽ chắc chắn mua lại khoản phải thu của nhà XK từ trước khinhà XK tiến hành giao hàng và phí chiết khấu

+ Gặp khó khăn trong việc bảo đảm nhà NK có thể được một ngân hànghay tổ chức tài chính uy tín đứng ra bảo lãnh

+ Phải chịu trách nhiệm bồi hoàn lại những chi phí tổn thất cho forfaitertrong trường hợp nhà NK đơn phương huỷ bỏ hợp đồng trong khoảng thờigian cam kết của nhà XK với forfaiter hoặc vì một lí do nào đó hợp đồngkhông còn giá trị nữa

- Đối với các Forfaiter

Gánh chịu hoàn toàn mọi rủi ro phát sinh trong thời gian hiệu lực của cam kếtforfaiting đến khi được bên nợ trả tiền

1.2.4 Quy trình thực hiện hoạt động forfaiting:

* Quy trình chiết khấu các khoản phải thu có bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính (không dựa trên tín dụng thư – on non – L/c basic).

Sơ đồ 1.2: Quy trình chiết khấu các khoản phải thu có bảo lãnh

Trang 27

Trong đó:

1 Một số nhà xuất khẩu đang nỗ lực thương lượng để ký kết hợp đồngvới một nhà nhập khẩu, trong hợp đồng quy định rõ nhà xuất khẩu đồng ý cấpcho nhà nhập khẩu một khoản tín dụng trung hạn (hoặc dài hạn)

2 Trước khi đi đến việc chính thức ký kết hợp đồng với nhà nhập khẩu,nhà xuất khẩu liên lạc với một forfaiter và xuất trình dự thảo hợp đồng đểforfaiter định giá Forfaiter sẽ căn cứ vào dự thảo hợp đồng và tính toán mứcphí dịch vụ forfaiting, để sau khi ký cam kết giữa forfaiter và nhà xuất khẩu.Nhà xuất khẩu có thể cộng thêm toàn bộ hoặc một phần chi phí cho dịch vụforfaiting và giá hợp đồng xuất nhập khẩu giữa nhà xuất khẩu và nhà nhậpkhẩu mới được hình thành

3 Trong khoảng thời hạn “N” nhất định, nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu mộtngân hàng hoặc một tổ chức tài chính uy tín (ngân hàng hoặc tổ chức tài chínhnày phải được forfaiter chấp thuận) đứng ra phát hành một bộ kỳ phiếu thanh

Ngân hàng nhà nhập khẩuForfaiter

Trang 28

toán từng phần, trong đó quy định rõ ngân hàng (tổ chức tài chính) sẽ đảm bảoviệc thanh toán.

4 Ngân hàng nhà nhập khẩu thông tin cho forfaiter biết sẽ đồng ý đứng

ra bảo lãnh cho nhà nhập khẩu

5 Forfaiter đồng ý chiết khấu miễn truy đòi cho nhà xuất khẩu sau khitrình bộ chứng từ forfaiter yêu cầu

6 Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng chính thức, đồngthời nhà xuất khẩu gửi hàng cho nhà nhập khẩu

7 Forfaiter giữ lại bộ chứng từ chờ đến ngày thanh toán hoặc bán miễntruy đòi ra thị trường thứ cấp cho các nhà đầu tư

8 Nếu forfaiter bán khoản phải thu này ra thị trường thứ cấp thì ngânhàng nhà nhập khẩu sẽ thanh toán cho nhà đầu tư khi đáo hạn chứng từ Sau

đó nhà nhập khẩu chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng theo những thoảthuận trước đó của nhà nhập khẩu và ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh(ngân hàng nhà nhập khẩu)

Ngoài các chứng từ cần xuất trình như đó nờu ở trên, thì phương thứcforfaiting này bộ chứng từ còn bao gồm:

- Thư bảo lãnh (Letter of Guarantee): Đây phải là loại thư bảo lãnhkhông huỷ ngang, không điều kiện, có thể chuyển nhượng được và khôngđược trái pháp luật (khụng trỏi pháp luật nước phát hành thư bảo lãnh vàkhông mâu thuẫn với luật nước forfaiter, hoặc không mâu thuẫn với những tậpquán thương mại quốc tế đang được áp dụng rộng rãi)

- Các chứng từ thương mại (Trade – related documents) gồm:

+ Bản sao vận đơn có xác nhận (Certified true copy of Bill of Lading).+ Bản sao hoá đơn thương mại có xác nhận (Certified true copy ofcommercial invoice)

Trang 29

* Quy trình chiết khấu tín dụng thư

Sơ đồ 1.3: Quy trình chiết khấu tín dụng thư

Trong đó:

1 Nhà xuất khẩu và forfaiter gặp gỡ, thương lượng và forfaiter thoả

thuận sẽ mua lại các khoản phải thu của nhà xuất khẩu

2 Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại (vớiđiều khoản thanh toán là tín dụng thư trả chậm)

3 Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình mở tín dụng

- (3a) Ngân hàng tại nhà nhập khẩu mở tín dụng và gửi đến ngân hàngthông báo tại nước người xuất khẩu

- (3b) Ngân hàng tại nước người xuất khẩu (theo yêu cầu của ngânhàng nhà nhập khẩu) thông báo tín dụng thư cho nhà xuất khẩu

4 Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu và thu thập chứng từ

5 Nhà xuất khẩu trình chứng từ lên ngân hàng thông báo

- (5a) Ngân hàng thông báo gửi bộ chứng từ đến ngân hàng phát hànhtín dụng thư ở nước người nhập khẩu

Người xuất khẩu

Người nhập khẩu

Ngân hàng Ngân hàng

(1)

(5a) (5)

Trang 30

- (5b) Đồng thời với việc xuất trình chứng từ lên ngân hàng thông báo,nhà xuất khẩu lập chứng từ theo yêu cầu của forfaiter và gửi cho forfaiter đểchiết khấu khoản phải thu thành tiền mặt.

6 Ngân hàng nhà nhập khẩu xác nhận tính đúng đắn của bộ chứng từ

7 Forfaiter chiết khấu chứng từ cho ngân hàng thông báo tại nướcngười xuất khẩu

- (7a) Ngân hàng thông báo trả tiền cho nhà nhập khẩu

8 Ngân hàng của nhà nhập khẩu trả tiền cho forfaiter khi đáo hạnchứng từ

- (8a) Nhà nhập khẩu tiến hành thanh toán cho ngân hàng của mình khiđến thời hạn như đã thoả thuận

Ngoài các chứng từ cần xuất trình như đó nờu ở trên, thì trong phương thứcforfaiting chiết khấu khoản phải thu cơ sở tín dụng thư (on L/C basic) bộchứng từ còn bao gồm:

- Bản sao thư tín dụng có xác nhận và tất cả các sửa đổi liên quan đếntín dụng thư này (cũng đều phải có xác nhận)

- Bản sao có xác nhận của hoá đơn thương mại và các chứng từ gửingân hàng

- Bản sao hối phiếu ký phát theo tín dụng thư (có xác nhận)

- Bản sao thông báo chấp nhận (có xác nhận) của ngân hàng phát hànhtín dụng thư hoặc một hối phiếu (đã được chấp nhận thanh toán của ngân hàngphát hành thư tín dụng) đã ký hậu miễn truy đòi cho forfaiter

- Một văn bản chuyển nhượng của người xuất khẩu cho forfaiter (Letter

of Assignment)

- Bản sao (có xác nhận) thông báo về văn bản chuyển nhượng giữangười xuất khẩu và forfaiter sẽ được gửi cho ngân hàng phát hành tín dụngthư (Letter of Notification of the Assignment)

Trang 31

- Điện xác nhận của ngân hàng phát hành thư tín dụng.

- Một văn bản chứng thực tất cả các chữ ký trên chứng từ là thật

1.2.5 So sánh Factoring và Forfaiting:

Giống nhau: Factoring và forfaiting đều là các hình thức tài trợ tín

dụng thương mại trong đó các tổ chức tín dụng sẽ mua lại các chứng từ thanhtoán, các khoản nợ chưa đáo hạn của người bán hàng để trở thành chủ nợ trựctiếo đứng ra đòi nợ người mua hàng

-Áp dụng chủ yếu với các hợpđồng mua bán hàng tiêu dùng

- Chủ yếu áp dụng cho nhữngđơn vị kinh tế có doanh số hoạtđộng xuất nhập khẩu lớn

- Áp dụng với các hợpđồngmua bán tư liệu sản xuấthoặc các dự án lớn

Thời hạn

tín dụng

Tín dụng ngắn hạn (90 đến 180ngày)

Tín dụng trung dài hạn (180ngày đến 5 năm, hoặc có thểdài hơn

Giá trị

khoản tiền

ứng trước

Khoảng 70 – 90% giá trị hợp đồng 100% giá trị hợp đồng

Chứng từ Thường là hoá đơn thương mại Kì phiếu, hối phiếu, L/C có bảo

lãnh của ngân hàngHạn chế

rủi ro

Hạn chế rủi ro tín dụng của nhànhập khẩu

Hạn chế mọi rủi ro: chính trị,thương mại, tiền tệ, chuyểnnhượng

Trang 32

Các dịch

vụ cung

cấp

Quản lí theo dõi sổ nợ hàng ngày Không có

Chi phí Thấp hơn so với forfaiting (gồm

fần chiết khấu và phí hoa hồng)

Cao hơn do áp dụng miễn truy đòi người XK

Mức độ

tín nhiệm

Nhà Factor tự đánh giá mức độ tínnhiệm của người mua trong trườnghợp bao thanh toán miễn truy đòi

Ngân hàng Forfaiting dựa trên

hệ số tín nhiệm của ngân hàngbảo lãnh

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghiệp vụ Factoring và Forfaiting trong tài trợ TM quốc tế của Ngõn hàng Thương mại

1.3.1 Nhân tố khách quan

1.3.1.1 Sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu

Hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng

có chiều hướng tăng trưởng tích cực thì mới tiềm tàng một nhu cầu rất lớn đốivới việc triển khai và phát triển dịch vụ Factoring và Forfating vỡ nú là cơ sở đểhai nghiệp vụ này tồn tại và phát triển Theo những kinh nghiệm của những nước

đi trước, tổng lượng giao dịch Factoring và Forfating quốc tế đặc biệt cao tạinhững nước có hệ số XK/GDP cao Để hoạt động XNK tăng trưởng đòi hỏi phải

có rất nhiều yếu tố trong đó có thể kể đến sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, sựphát triển của hoạt động sản xuất trong nước, sự mở rộng quan hệ làm ăn vớinước ngoài, các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ XNK của Chính phủ Tuy nhiên,quan trọng nhất và đồng thời cũng có tác động trực tiếp vẫn là sự ổn định củachính sách thương mại Nếu một chính sách thương mại thường xuyên thay đổi

sẽ khiến các DN bị động trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh, từ đó ảnhhưởng đến cống tác XNK của DN và gián tiếp tác động đến các hoạt động tài trợthương mại, trong đó có Factoring và Forfating

Trang 33

1.3.1.2 Môi trường pháp lý hoàn thiện

Cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạt động kinh doanh của cácnhà Factor và Forfatiter chỉ có thể phát triển và đạt hiệu quả cao trong điều kiệnmôi trường pháp lý hoàn thiện Đặc biệt là đối với nghiệp vụ Factoring vàForfating trong thương mại quốc tế, bởi nó không chỉ liên quan đến yếu tố trongnước mà còn liên quan đến yếu tố nước ngoài

Trên lý thuyết thì nghiệp vụ Factoring và Forfating là những nghiệp vụkhông quá phức tạp, nhưng điều kiện để nó thực sự đơn giản là được hỗ trợ bởimột hành lang pháp lý minh bạch, đầy đủ và thông thoáng

1.3.1.3 Hệ thống tài chính ngân hàng vững mạnh

Một hệ thống tài chớnh ngõn hàng vững mạnh đảm bảo một môi trường

có lợi cho sự phát triển của tất cả các công cụ tài chớnh, trong đó có Factoring vàForfaiting Những thống kê cho thấy lượng giao dịch Factoring và Forfaitingthấp nhất tại những nền kinh tế đang chuyển đổi nơi có sự phát triển chậm chạpcủa hệ thống tài chớnh Lượng giao dịch của hai nghiệp vụ này cũng đặc biệt cao

ở những nước có mức tăng trưởng tín dụng NH so GDP cao Điều này hoàn toàn

dễ hiểu, bởi nghiệp vụ Factoring và Forfaiting quốc tế là những nghiệp vụ NHhiện đại và tiềm ẩn khá nhiều yếu tố rủi ro, đòi hỏi phải có hệ thống tài chớnhngõn hàng có trình độ phát triển đến một mức độ nhất định để đáp ứng đượcnhững đòi hỏi khi triển khai nghiệp vụ như: thông tin tín dụng, mối quan hệ quốc

tế, đội ngũ cán bộ giỏi

1.3.1.4 Hệ thống thông tin đầy đủ

Cơ sở hệ thống thông tin của một hệ thống tài chính có thể đóng một vaitrò quyết định đến sự phát triển của hoạt động Factoring và Forfating Vì khi nhàFactor và Forfaiter đưa ra quyết định có mua lại các khoản phải thu của DN haykhông, họ sẽ chủ yếu dựa trên thông tin tín dụng về khách hàng của DN đó, đểxem khả năng thu hồi của khoản phải thu của DN là cao hay thấp, từ đó đưa ra

Trang 34

quyết định tài trợ và mức tài trợ Nếu thông tin hồ sơ về tình trạng thanh toán cácnghĩa vụ trong quá khứ của một DN tốt sẽ giúp cho việc đánh giá khả năng thanhtoán các nghĩa vụ trong tương lai của DN Như vậy có thể thấy, thông tin trongdịch vụ Factoring có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho các nhà Factor chủ độnghơn trong việc đưa ra các quyết định và tránh được rủi ro thu hồi các khoản phảithu Trong một môi trường thiếu thông tin thời gian thực hiện một quy trình tàitrợ, chi phí của việc thực hiện tài trợ và rủi ro không thanh toán sẽ cao hơn rấtnhiều Từ đó sẽ dẫn tới việc e ngại trong cung cấp và phát triển dịch vụ Factoring

và Forfating

1.3.2 Nhân tố chủ quan

Những nhõn tố khách quan kể trên ảnh hưởng đến sự phát triển chung củahai nghiệp vụ ở mỗi đất nước Cũn các nhõn tố chủ quan xuất phát từ bản thõncác NHTM mới ảnh hưởng đến sự phát triển nghiệp vụ trong từng NH

1.3.2.1 Đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp

Yếu tố con người luôn là yếu tố then chốt, đóng vai trò quyết định đối vớimọi sự phát triển Thực tế đã chứng minh sự yếu kém trong năng lực điều hành

và năng lực chuyên môn của các nhà quản trị cũng như đội ngũ nhõn viên lànguyên nhõn giảm hiệu quả của các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là khi nghiệp

vụ factoring và forfaiting cũn khá mới mẻ và cần phải có những con người mởđường thực hiện Cán bộ NH thực hiện nghiệp vụ này trước hết phải tinh thôngnghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ Tiếng Anh và giàu kinh nghiệm thực tiễn Họ đượcđào tạo kỹ càng theo hướng chuyên nghiệp cao và phải là các chuyên gia vềthanh toán quốc tế, tài trợ quốc tế, tín dụng quốc tế và kinh doanh ngoại hối quốc

tế Chỉ trên cơ sở có được một đội ngũ cán bộ có tài và có tõm thực sự, hoạt độngfactoring và forfating mới có thể diễn ra nhanh chóng, an toàn, nhờ đó góp phầnnõng cao uy tín, mở rộng thị phần cho các NHTM

1.3.2.2 Mạng lưới đại lý rộng lớn

Trang 35

Khi người NK trả chậm, người XK thường lo ngại về việc người NK mấtkhả năng thanh toán Với dịch vụ Factoring quốc tế miễn truy đòi và dịch vụForfating, rủi ro này của họ sẽ được chuyển giao cho Factor và Forfatier Dokhoảng cách về địa lý giữa các quốc gia và sự thiếu thông tin về nhà NK, các

NH cung cấp dịch vụ đòi hỏi phải có một mạng lưới đại lý rộng lớn để có thểkhông hoạt động đơn lẻ mà luôn hoạt động trong một hiệp hội gồm nhiều cácfactor và forfaiter từ nhiều quốc gia khác nhau Thông qua mạng lưới này, các

NH sẽ có thông tin để đánh giá những người NK ở các quốc gia khác nhau trướckhi chấp nhận họ

Với sự chuyên nghiệp và những mối quan hệ tin cậy trên trường quốc tế,

họ sẽ góp phần làm giảm rủi ro về thanh toán trong hoạt động thương mại toàncầu, giảm được chi phí trong việc thu thập thông tin tín dụng của nhà NK tạođiều kiện để giảm phí dịch vụ và thu hút thêm các nhà XK sử dụng công cụ tàichớnh này

Trên thế giới hiện nay có hai Hiệp hội Factoring quốc tế lớn nhất:

+Hiệp hội Factor Chain International (FCI) hiện có 244 thành viên từ 65quốc gia

+Hiệp hội International Factor Group (IFG) có 144 thành viên từ hơn 50quốc gia

Và một hiệp hội Forfaiting lớn nhất là: Hiệp hội International ForfaitingAssociation (IFA) có hơn 140 thành viên

1.3.2.3 Chiến lược kinh doanh hiệu quả

Chiến lược kinh doanh của từng NHTM là yếu tố quyết định đến sự thànhbại và khả năng phát triển của Factoring và Forfating quốc tế Khi nắm trong taymột chiến lược kinh doanh tốt hơn, tức là NH đã nắm trong tay 50% cơ hội chiếnthắng trong cuộc cạnh trạnh khốc liệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ Trong chiếnlược kinh doanh, các NHTM phải chú ý đến những vấn đề then chốt sau: Sản

Trang 36

phẩm bao thanh toán mà NH cung cấp là những sản phẩm nào, cho đối tượnghàng hoá, dịch vụ nào, tiêu chí cụ thể trong việc lựa chọn khách hàng (yêu cầu vềtài chớnh, năng lực tín dụng…),chiến lược marketing phù hợp với từng giai đoạnphát triển của nghiệp vụ…Các NH thực hiện nghiệp vụ factoring và forfaitingkhông nên chỉ chú trọng lợi nhuận cho riêng mình mà cũn phải luôn mở rộngkinh doanh Trong giai đoạn đầu thực hiện nghiệp vụ không nên áp dụng đại tràcho bất cứ DN nào, nên lựa chọn các DN vừa và nhỏ là đối tượng phục vụ chủyếu của dịch vụ factoring trong khi đó vẫn quan tõm đến những DN có khốilượng XK lớn để có thể triển khai forfaiting trong tương lai

1.3.2.4 Ứng dụng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ quyết định đến khả năng cạnh tranh và giảm chiphí điều hành công việc cho các nhà cung cấp dịch vụ Tuỳ theo khả năng vàquy mô triển khai, các NHTM và các tổ chức tài chính có thể trang bị côngnghệ càng hiện đại càng tốt Chẳng hạn trong triển khai thực hiện factoring,hiện nay có một chuẩn mực báo cáo được xây dựng, gọi làEDITFACTORING- Trao đồi thông tin điện tử liên factor dưới dạng các điệngiao dịch chuẩn áp dụng trong factoring Hệ thống này được xây dựng trên cơ

sở máy tính cá nhân và được thiết kế để liên lạc giữa factor NK và factor XK,giữa người XK và factor XK, giữa người NK và factor NK Do vậy, để triểnkhai hiệu quả các nghiệp vụ chuyên môn trờn, Cỏc NHTM cung cấp dịch vụphải quan tâm đầu tư trang thiết bị phù hợp và hiện đại Đồng thời khi ứngdụng khoa học công nghệ hiện đại, các NH có thể thực hiện factoring quamạng, cho phép KH có thể đăng kí dịch vụ factoring trực tuyến, giảm thiểuthời gian làm thủ tục Hơn thế nữa còn cho phép NH liên kết với các đối táctoàn cầu trong hiệp hội của mình trong các vấn đề về bảo hiểm tín dụng, ứngtrước tiền mặt và quản lý rủi ro Như vậy, có thể thấy các hệ thống điện tửhiện đại có thể giỳp cỏc factor và forfaiter giảm thiểu các giao dịch trên giấy

Trang 37

tờ, tiết kiệm thời gian, chi phí, từ đó góp phần giúp họ đưa ra mức giá cạnhtranh trên thị trường

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển của hainghiệp vụ này như: uy tín của các NH trên trường quốc tế, nguồn vốn tự cócủa đơn vị bao thanh toỏn…

Hai là, phõn biệt sự giống nhau và khác nhau giữa factoring vàforfaiting để tránh sự nhầm lẫn khi tỡm hiểu về hai nghiệp vụ này

Ba là, khoá luận xõy dựng một hệ thống các nhõn tố khách quan và chủquan ảnh hưởng tới sự phát triển nghiệp vụ Factoring và Forfating đối với nềnkinh tế nói chung và với các nhà cung cấp dịch vụ nói riêng

Việc tỡm hiểu kỹ những vấn dề cơ bản trong hai nghiệp vụ này có ýnghĩa vô cùng quan trọng đối với thực tiễn và sẽ là cơ sở, tiền đề để phõn tíchđối chiếu vào thực tiến phát triển nghiệp vụ này tại VCB, từ đó đề ra các giảipháp phát triển nghiệp vụ ở các chương sau

CHƯƠNG II

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Trang 38

2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

Vào những năm đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XX,miền Bắc bước vào thời kìxây dựng cơ sở vật chất cho CNXH thì vấn đề thành lập một định chế tàichính chuyên về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đã được đặt ra một cách khẩntrương Chính vì vậy ngày 30/10/1962, Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghịđịnh 115/CP thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở của bộmáy của Cục ngoại hối trực thuộc NHNNVN Được thành lập ngày 1/4/1963,VCB đã trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, luôn được biết đếnnhư một ngân hàng thương mai Việt Nam hình thành sớm nhất, đã góp phầnkhông nhỏ vào công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh Trong thời kì đầu thành lập, VCB đã sớm là một NHTM chuyên doanhđộc quyền trong liĩnh vực kinh tế đối ngoại Bên cạnh đó NHNTVN còn đảmnhiệm chức năng của cục ngoại hối, tham mưu cho ban lãnh đạo NHNN trongquá trình xây dựng các CSKT, tín dụng, TTQT, hoạch định chính sách quản língoại hối, làm tham mưu cho NHNN trong quan hệ với các NHTW các nước

và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện chochiến trường miền Nam

Sau hoà bình lập lại,trong thời kì kế hoạch hoá tập trung, VCB không chỉthực hiện chức năng là ngân hàng đối ngoại duy nhất của đất nước (như thanhtoán XNK, thực hiện các khoản vay viện trợ của các tổ chức tài chính tiền tệquốc tế và các Chính phủ, phát hành bảo lãnh cho DNNN vay vốn nước ngoàinhập hàng trả chậm) mà còn thực hiện vai trò quản lí toàn bộ vốn ngoại tệquốc gia, NH chuyên doanh trong hệ thống NH một cấp

Ngày 26/3/1988, nghị định 53/CP ra đời chuyển hệ thống NHVN sang cơchế 2 cấp và đặc biệt từ khi có pháp lệnh NH năm 1990, đó cú thờm 1 số

Trang 39

NHTM và VCB không còn thế độc quyền về TTQT, KD ngoại tệ như trước.Trong bối cảnh này, VCB đã từng bước thay đổi, thích nghi dần với cơ chế thịtrường, không ngừng vươn lên để tồn tại và phát triển VCB luôn được biếtđến như một NHTM hàng đầu VN trong lĩnh vực tài trợ thương mại, TTQT,kinh doanh ngoại hối và là NH tích cực nhất trong việc ứng dụng các côngnghệ hiện đại VCB cũng là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng VN, Hiệp hộiNgân hàng châu Á, tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT, tổ chức thẻ quốc tếVisa, MasterCard.

Một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của VCB đượcđánh dấu bởi sự kiện ngày 21/9/2005, chính phủ chính thức ra quyết định230/2005/QĐ-TTg về việc thí điểm cổ phần hoá VCB Ngày 26/12/2007,VCB chào bán thành công cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng với tống số cổphần chào bán là 6,5% vốn điều lệ, tương đương 97.500.500 cổ phần thôngqua Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM Đây được đánh giá là một trongnhững sự kiện quan trọng nhất của ngành Tài chính Ngân hàng trong năm2007

Với bề dày 45 năm kinh nghiệm hoạt động, VCB đã nhận được rất nhiềudanh hiệu cao quý cả trong và ngoài nước về chất lượng và hiệu quả hoạtđộng NH đã được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng hai (1993)

và Huân chương độc lập hạng 3 (2003) Bên cạnh đó, trong 5 năm liên tiếp từ2000-2004 NH được tạp chí Banker bình chọn là “Ngõn hàng tốt nhất của VNtrong năm” và được tạp chí Asia Money bình chọn là NH cung cấp dịch vụngoại hối tốt nhất VN hai năm 2006 và 2007 Đặc biệt, với năng lực và uy tíncủa mình VCB được Standard & Poor’s xếp hạnh mức tín nhiệm BB/B, triểnvọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D là mức tịn nhiệm cao nhất của tổchức xếp hạng quốc tế uy tín này trao cho một NHTM tại VN

Tính đến 31/12/2008 VCB đã phát triển trở thành 1 hệ thống vững mạnh

Trang 40

+ 01 Công ty con ở nước ngoài: Công ty tài chính Việt Nam - VinafacoHongkong.

+ 03 Công ty liên doanh: Công ty quản lý quỹ Vietcombank (VCBF),Ngân hàng liên doanh ShinhanVina, Công ty Liên doanh TNHHVietcombank-Bonday-Bến Thành

+ 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, tham giatích cực các hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội Ngân hàng Châu á, AseanPacific Banker’s Club

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam hiện nay

2.1.2.1 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản:

Ngày đăng: 03/02/2014, 20:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Đặng Thị Nhàn - Cẩm nang về nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và Forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế - NXB Thống Kê 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang về nghiệp vụ bao thanh toán Factoringvà Forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế
Nhà XB: NXB Thống Kê 2007
2. PGS-TS. Nguyễn Văn Tiến – Giáo trình Thanh toán quốc tế – NXB Thống Kê 2007.3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thanh toán quốc tế
Nhà XB: NXBThống Kê 2007.3
3. Ths. Nguyễn Quỳnh Lan - Nghiệp vụ bao thanh toán – NXB Chính trị quốc gia 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ bao thanh toán
Nhà XB: NXB Chính trịquốc gia 2006
4. Ths Huỳnh Thị Hương Thảo – Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại ở VN - Tạp chí Ngõn hàng 2008 Khác
5. Nguyễn Thị Kim Thanh – Giải pháp nào cho việc mở rộng Bao thanh toán tại Việt Nam? - Tạp chí ngân hàng số 11 tháng 6 năm 2007 Khác
6. Quy chế hoạt động Bao thanh toán của NH TMCP Ngoại Thương VN 2005 Khác
7. NHNN VN - Quyết định sô 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2004 Ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng Khác
8. NHNN VN - Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 10 năm 2008 Ban hành quyết định sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng ban hành ngày 06 tháng 9 năm 2004 Khác
9. Nguyễn Xuân Trường – Bao thanh toỏn-một dịch vụ tài chính đầy triển vọng cho các DN VN - Tạp chí Kế toán 2006 Khác
10. Báo cáo thường niên của NH TMCP Ngoại thương VN 2004 – 2008 Khác
11. Tình hình kinh tế xã hội VN năm 2006, 2007, 2008 - Tổng cục thống kê Tiếng Anh Khác
3. Leora Klapper, The determinants of Global Factoring Khác
4. Andrew Henning, 6/1999. Don’t discount factoring, Trade Finance Magazine Khác
5. Rai University, India, Factoring and forfaiting – Financial Evaluation 6. John Moran, Forfaiting A user’s Guide What is it, Who uses it and Why Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Doanh thu bao thanh toán trên thế giới                                                                   Đơn vị: Triệu Euro - Phát triển nghiệp vụ factoring và forfaiting tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam trong tài trợ thương mại quốc tế
Bảng 1.1 Doanh thu bao thanh toán trên thế giới Đơn vị: Triệu Euro (Trang 11)
Sơ đồ 1.3: Quy trình chiết khấu tín dụng thư - Phát triển nghiệp vụ factoring và forfaiting tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam trong tài trợ thương mại quốc tế
Sơ đồ 1.3 Quy trình chiết khấu tín dụng thư (Trang 29)
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản - Phát triển nghiệp vụ factoring và forfaiting tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam trong tài trợ thương mại quốc tế
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản (Trang 42)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w