TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG

Một phần của tài liệu giáo án 4 - tuần 7 (Trang 26 - 28)

- Kiểm tra kiến thức cũ :

TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG

I. MỤC TIÊU : Giúp HS:

- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.

- Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để thử phép cộng và giải các bài toán có liên quan. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ :

- Giáo viên : Bảng phụ ghi sẵn nội dung ví dụ ; BT1, 2. - Học sinh : Tìm hiểu bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

GIÁO VIÊN HỌC SINH

* Hoạt động khởi động: - Ổn định : Hát

- Kiểm tra kiến thức cũ :

+ Y/c HS chọn câu trả lời đúng:

Tính giá trị của m x n nếu m = 4, n = 9 A. 36 B. 35 C. 40 D. 32 + Nhận xét, tuyên dương.

- Bài mới :

* Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới

Mục tiêu: Giúp HS nắm được tính chất giao hoán của phép cộng

Hình thức tổ chức: Cả lớp. Nhóm.

 Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng: - Treo bảng số như đã nêu ở phần Đồ dùng dạy – học. - Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a + b và b + a để điền vào bảng.

- Y/ c HS suy nghĩ, trả lời:

+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 20 và b = 30.

+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 350 và b = 250 ?

+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 1208 và b = 2764 ?

+ Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b + a ?

+ Ta có thể viết a + b = b + a.

+ Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a + b và b + a ?

+ Khi đổi chỗ, các số hạng của tổng a + b cho nhau thì ta được tổng nào ?

+ Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì giá trị của tổng này có thay đổi không ?

- Yêu cầu HS đọc lại kết luận trong SGK. * Hoạt động 2 : Luyện lập, thực hành

Mục tiêu: HS thực hiện được các bài tập

Hình thức tổ chức: Cả lớp. Nhóm. Nội dung :

Bài 1: - Y/c HS đọc đề bài - Y/c HS làm bài.

- Y/c HS trình bày.

- Cả lớp .

BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ

+ Dùng thẻ A, B, C, D trả lời.

+ Lắng nghe .

TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG

- 1 HS đọc bảng số. Lớp đọc thầm.

- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng như sau:

- Tiếp nối nhau trả lời: + Đều bằng 50.

+ Đều bằng 600.

+ Đều bằng 3972.

+ Luôn bằng giá trị của biểu thức b + a.

+ 2 HS đọc: a + b = b + a.

+ Mỗi tổng đều có hai số hạng là a và b nhưng vị trí các số hạng khác nhau.

+ Ta được tổng b + a.

+ Không thay đổi.

+ 2 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.

- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm. - Cả lớp làm nhẩm.

- Tiếp nối nhau nêu kết quả.

a 20 350 1 208

b 30 250 2 764

a + b 20 + 30 = 50 350 + 250 = 600 1 208 + 2 764 = 3 972 b + a 30 + 20 = 50 250 + 350 = 600 2 764 + 1 208 = 3 972

- Nêu câu hỏi:Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 874?

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.a) 847 b) 9 385 c) 4 344

Bài 2: - Y/c HS đọc đề bài.

- Nêu câu hỏi: Em viết gì vào chỗ trống trên, vì sao ?

- Y/c HS làm bài. - Y/c HS trình bày. - Nhận xét, chốt lời giải đúng: a) 48 + 12 = 12 + 48 b) m + n = n + m 65 + 297 = 297 + 65 84 + 0 = 0 + 84 177 + 89 = 89 + 177 a + 0 = 0 + a

Bài 3: - Y/c HS đọc đề bài - Y/c HS làm bài. - Y/c HS trình bày. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. a) 2 975 + 4 017 = 4 017 + 2 975 2 975 + 4 017 < 4 017 + 3 000 2 975 + 4 017 > 4 017 + 2900 b) 8 264 + 927 < 927 + 8 300 8 264 + 927 > 900 + 8 264 927 + 8 264 = 8 264 + 927

- Nêu câu hỏi giúp HS khắc sâu kiến thức:

+ Vì sao không cần thực hiện phép cộng có thể điền dấu bằng (=) vào chỗ chấm của 2975 + 4017 … 4017 + 2975 ? + Vì sao không thực hiện phép tính có thể điền dấu bé hơn vào chỗ chấm của 2975 + 4017 … 4017 + 3000 ?

- Yêu cầu HS giải thích các trường hợp còn lại. * Hoạt động 3: Củng cố: Thi đua

- Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a b a + b b + a 2 405 4 372 …. + …. …. + …. 7 985 6 349 …. + …. …. + …. - Nhận xét, tuyên dương. - Vì chúng ta đã biết 468 + 379 = 847, mà khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi, 468 + 379 = 379 + 468. HS giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.

- Viết số 48. Vì khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng 48 + 12 thành 12 + 48 thì tổng không thay đổi. - 1 HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở. - Đọc kết quả. Lớp nhận xét, bổ sung - Lắng nghe. - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm. - 1 HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở. - Đọc kết quả. Lớp nhận xét, bổ sung - Lắng nghe.

+ Vì khi ta đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.

+ Vì hai tổng 2975 + 4017 và 4017 + 3000 cùng có chung một số hạng là 4017, nhưng số hạng kia là 2975 < 3000 nên ta có:

2975 + 4017 < 4017 + 3000

- Tiếp nối nhau phát biểu tương tự như trên.

- Chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 2 HS lên thi tiếp sức. Lớp nhận xét.

- Lắng nghe.

* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Về học công thức và quy tắc về tính chất giao hoán của phép cộng. Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa ba chữ

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : TOÁN Tuần : 07  Ngày soạn : 29/09/2008 Tiết : 34  Ngày dạy : 02/10/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn

Một phần của tài liệu giáo án 4 - tuần 7 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w