1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm biaFestival của công ty TNHH Huế Bia trên địa bàn tỉnh TT Huế

74 504 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 921,5 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp GV: ThS. Võ Thị Mai Hà MỤC LỤC Vai trò của thị trường 7 Thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 7 Sáng 18-1-2013, tại Hà Nội, Tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2012 của Hiệp hội Bia – Rượu – NGK Việt Nam (VBA) ngày 18/1/1013 tại Hà nội đã nhận định: 8 Năm 2012, mặc dù ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế nhưng ngành Bia – Rượu – NGK Việt Nam vẫn duy trì và phát triển thị trường Bia - Rượu - NGK và đạt được kết quả đáng tự hào với mức tăng trưởng đạt 9, 7%. Tuy mức tăng trưởng năm 2012 không bằng năm 2011 (16, 4%), nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng bình quân của sản xuất công nghiệp (4, 8%) và chỉ số ngành công nghiệp chế biến là 4, 5%. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia toàn Ngành năm 2012 đạt 2. 832, 359 triệu lít, tăng 8, 02% so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2011 là 2. 620, 7 triệu lít). Trong đó, HABECO đạt 612, 519 triệu lít, tăng 8, 5% so với cùng kỳ năm 2011, SABECO đạt 1. 263 triệu lít, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng của ngành Rượu là 0, 15%, ngành Nước giải khát là trên 9%. Ngành Bia – Rượu – NGK Việt Nam đã cung cấp đủ hàng phục vụ cho thị trường, nộp ngân sách gần 1 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 5-6 triệu lao động trên cả nước… 8 Thị trường điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá: 8 Thị trường phản ánh thế và lực của doanh nghiệp: 9 Sơ đồ 3: Kênh phân phối của Công ty bia Huế 48 Bảng 10: Mức chiết khấu của Công ty dành cho các đại lý cấp 1 50 1 Lý do chọn đề tài Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ, cơ chế thị trường ngày càng rộng khắp, bản thân mỗi doanh nghiệp với tư cách là chủ thể kinh tế độc lập phải biết nắm bắt thời cơ, tận dụng mọi cơ hội và phát huy năng lực hiện có để đưa ra các sách lược, chiến lược kinh doanh đối phó với thị trường, tăng khả năng cạnh tranh. Trong kinh doanh, lợi nhuận không phải là để chia đều cho tất cả những ai muốn có. Sự cạnh tranh nghiệt ngã của thị trường, đặc biệt sau khi Việt Nam phát triển nên kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề về đẩy mạnh, mở rộng thị trường tiêu thụ trở nên quan trọng. Tiêu thụgiai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Việc hình thành một sản phẩm hoàn thiện đã khó, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng lại càng khó hơn, nó phụ thuộc rất nhiều vào khâu tiêu thụ. Thực tế cho thấy, không thiếu một Sinh viên: Lê Nguyễn Ngọc Linh Page 1 of 74 Khóa luận tốt nghiệp GV: ThS. Võ Thị Mai Hà số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm rất tốt nhưng vẫn không tiêu thụ được bởi vì không biết cách phân phối và tiêu thụ, không đáp ứng được nhu cầu thị trường tiêu dùng của xã hội. Hơn nữa hiện nay khi nền kinh tế sản xuất hàng hóa đang bước sang giai đoạn phát triển vượt bậc cùng với khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm lại càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Công ty TNHH Bia Huế cho ra đời sản phẩm bia Festival từ năm 2000, qua hàng năm sản lượng bán ngày càng tăng lên, nhưng đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường liệu sản phẩm này có đứng vững được, việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường cho thấy việc mở rộng thị trường tiêu thụmột yêu cầu cấp thiết đới với sản phẩm bia Festival của công ty Bia Huế. Đó là lý do tại sao tôi chọn “ Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm bia Festival của công ty TNHH Huế Bia trên địa bàn tỉnh TT Huế “. 2 Mục đích nghiên cứu - Đề tài giúp tôi hệ thống hoá kiến thức, lý luận về những gì đã được học ở trường. - Thực trạng tiêu thụ sản phẩm Festival bia của Công ty bia Huế trong thời gian qua . - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm Festival bia của Công ty bia Huế. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Festival bia qua các năm từ 2007 đến 2009, và xác định cảm nhận một cách tổng quát của khách hàng về sản phẩm. - Phạm vi nghiên cứu Về mặt thời gian: Các số liệu về tiêu thụ của công ty qua 3 năm 2007 đến 2009. Về mặt không gian: Công ty bia Huế, khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng trên địa bàn thành phố Huế. 4 Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp duy vật biện chứng. Sinh viên: Lê Nguyễn Ngọc Linh Page 2 of 74 Khóa luận tốt nghiệp GV: ThS. Võ Thị Mai Hà - Số liệu thứ cấp được cung cấp từ phía công ty TNHH Huế Bia thông qua các phòng ban như phòng tiếp thị, bán hàng, bộ phận nhân sự, bộ phận tài chính kế toán. Phương pháp phân tích so sánh số liệu về tình hình tiêu thụ giữa các năm của sản phẩm Festival. - Điều tra số liệu cấp: căn cứ vào nội dung nghiên cứu, tôi thực hiện phỏng vấn trên đối tượng là khách hàng cá nhân người tiêu dùng Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng: tiến hành điều tra 100 khách hàng được chọn mẫu ngẫu nhiên trên địa bàn Tỉnh TT Huế thông qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu thống kê. - Các phương pháp khác. Sinh viên: Lê Nguyễn Ngọc Linh Page 3 of 74 Khóa luận tốt nghiệp GV: ThS. Võ Thị Mai Hà PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sinh viên: Lê Nguyễn Ngọc Linh Page 4 of 74 Khóa luận tốt nghiệp GV: ThS. Võ Thị Mai Hà CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỊ TRƯỜNGTIÊU THỤ SẢN PHẨM 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. 1 Các khái niêm cơ bản về thị trường 1. 1. 1 Khái niệm về thị trường Theo Philip Kotler thì Thị trường (trong nghĩa đơn giản của nó) là tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có. Theo C. Mác, hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra không phải cho người sản xuất tiêu dùng mà người sản xuất ra để bán . Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hoá và được hình thành trong lĩnh vực lưu thông . Người có hàng hoá hoặc dịch vụ đem ra trao đổi gọi là bên bán, người mua có nhu cầu chưa thoả mãn và có khả năng thanh toán được gọi là bên mua . Trong quá trình trao đổi giữa bên bán và bên mua đã hình thành những mối quan hệ nhất định. Đó là quan hệ giữa người bán và người mua, quan hệ giữa người bán với nhau và quan hệ giữa người mua với nhau. Vì vậy, theo nghĩa đen, thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán bằng tiền tệ giữa người bán và người mua. Tuy nhiên, không thể coi thị trường là các cửa hàng, các chợ, mặc dù những nơi đó là nơi mua bán hàng hoá. Sự hình thành thị trường đòi hỏi phải có: - Đối tượng trao đổi: sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ. - Đối tượng tham gia trao đổi: bên bán và bên mua. - Điều kiện thực hiện trao đổi: khả năng thanh toán Như vậy, điều quan tâm nhất của doanh nghiệp là tìm ra nơi trao đổi, tìm nhu cầu và khả năng thanh toán của các sản phẩm, dịch vụ mà nhà sản xuất dự định cung ứng hay không. Còn đối với người tiêu dùng, họ lại quan tâm tới việc so sánh những sản phẩm dịch vụ mà nhà sản xuất cung ứng thoả mãn đúng yêu cầu và thích hợp với khả năng thanh toán của mình đến đâu. Từ những nội dung trên thị trường được định nghĩa như sau: Sinh viên: Lê Nguyễn Ngọc Linh Page 5 of 74 Khóa luận tốt nghiệp GV: ThS. Võ Thị Mai Hà Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ cũng như các quyết định của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá. Đó chính là mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu của từng loại hàng hoá cụ thể. Tuy nhiên thị trường được nhiều nhà kinh tế định nghĩa khác nhau. Hội quản trị Hoa Kỳ cho rằng: “Thị trường là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện, trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người bán sang người mua’’. Có nhiều quan niệm lại cho rằng “ thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá dịch vụ”, hoặc đơn giản hơn “thị trường là tổng hợp các số cộng của người mua về một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ”. Hiểu một cách tổng quát, thị trường là nơi mà người mua và người bán tự tìm đến với nhau qua trao đổi, thăm dò, tiếp xúc để nhận lời giải đáp mà mỗi bên cần biết. Còn hiểu theo góc độ Marketing, thuật ngữ thị trường được dùng để ám chỉ một nhóm khách hàng có nhu cầu và mong muốn nhất định. Bởi mặc dù tham gia thị trường phải có cả người bán và người mua nhưng những người làm Marketing lại coi người bán hợp thành ngành sản xuất cung ứng, còn người mua mới hợp thành thị trường. Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó. Như vậy, theo quan niệm này quy mô thị trường sẽ tuỳ thuộc số người có nhu cầu và mong muốn vào lượng thu nhập, lượng tiền vốn mà họ sẵn sàng bỏ ra để mua hàng hoá thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó. Quy mô thị trường không phụ thuộc vào số người đã mua hàng và cũng không phụ thuộc vào số người có nhu cầu và mong muốn khác nhau. Tuy nhiên, dù hiểu thị trường theo cách nào thì mục tiêu lựa chọn duy nhất của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận các doanh nghiệp đều thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn đề: Phải phân loại hàng gì? Cho ai? - Số lượng bao nhiêu ? - Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào? Và cũng qua đó người tiêu dùng biết được: - Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình ? Sinh viên: Lê Nguyễn Ngọc Linh Page 6 of 74 Khóa luận tốt nghiệp GV: ThS. Võ Thị Mai Hà - Nhu cầu được thoả mãn đến mức nào ? - Khả năng thanh toán ra sao? Tất cả những câu trả lời trên chỉ có thể trả lời chính xác trên thị trường. Sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều tiết thị trường theo ý muốn chủ quan duy ý chí trong quản lý và chỉ đạo kinh tế đều đồng nghĩa với việc đi ngược lại các hệ thống quy luật kinh tế vốn có trong thị trường và hậu quả sẽ làm cho nền kinh tế khó phát triển. Vai trò của thị trường Thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Trong nền kinh tế hàng hoá, mục đích của các nhà sản xuất hàng hoá là sản xuất ra hàng hoá ra để bán, để thoả mãn nhu cầu của người khác. Vì thế các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách đơn lẻ mà Doanh nghiệp chịu sự chi phối của thị trường hay nói cách khác thị trường đã tác động và có ảnh hưởng quyết định tới mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường càng mở rộng và phát triển thì lượng hàng hoá tiêu thụ được càng nhiều và khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Bởi thế còn thị trường thì còn sản xuất kinh doanh, mất thị trường thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ và các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị phá sản. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, có thể khẳng định rằng thị trường có vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sinh viên: Lê Nguyễn Ngọc Linh Page 7 of 74 Khóa luận tốt nghiệp GV: ThS. Võ Thị Mai Hà Sáng 18-1-2013, tại Hà Nội, Tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2012 của Hiệp hội Bia – Rượu – NGK Việt Nam (VBA) ngày 18/1/1013 tại Hà nội đã nhận định: Năm 2012, mặc dù ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế nhưng ngành Bia – Rượu – NGK Việt Nam vẫn duy trì và phát triển thị trường Bia - Rượu - NGK và đạt được kết quả đáng tự hào với mức tăng trưởng đạt 9, 7%. Tuy mức tăng trưởng năm 2012 không bằng năm 2011 (16, 4%), nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng bình quân của sản xuất công nghiệp (4, 8%) và chỉ số ngành công nghiệp chế biến là 4, 5%. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia toàn Ngành năm 2012 đạt 2. 832, 359 triệu lít, tăng 8, 02% so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2011 là 2. 620, 7 triệu lít). Trong đó, HABECO đạt 612, 519 triệu lít, tăng 8, 5% so với cùng kỳ năm 2011, SABECO đạt 1. 263 triệu lít, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng của ngành Rượu là 0, 15%, ngành Nước giải khát là trên 9%. Ngành Bia – Rượu – NGK Việt Nam đã cung cấp đủ hàng phục vụ cho thị trường, nộp ngân sách gần 1 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 5-6 triệu lao động trên cả nước… Thị trường điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá: Thị trường đóng vải trò hướng dẫn sản xuất kinh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải gắn với thị trường. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra không ngừng theo chu kỳ mua nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị… trên thị trường đầu vào, tiến hành sản xuất ra sản phẩm, sau đó bán chúng trên thị trường đầu ra. doanh trong nền kinh tế thị trường. Các nhà sản xuất kinh doanh căn cứ vào cung cầu, giá cả thị trường để quyết định sản xuất kinh doanh cái gì? Như thế nào ? và cho ai? Sản xuất kinh doanh đều phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và tìm mọi cách thoả mãn nhu cầu đó chứ không phải xuất phát từ ý kiến chủ quan của mình. Bởi vì ngày nay nền sản xuất đã phát triển đạt tới trình độ cao, hàng hoá và dịch vụ được cung ứng ngày càng nhiều và tiêu thụ trở nên khó khăn hơn trước. Do đó, khách hàng với nhu cầu có khả năng thanh toán của họ, bộ phận chủ yếu trong thị trường của doanh nghiệp, sẽ dẫn dắt toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường tồn tại một cách khách quan nên từng doang nghiệp chỉ có thể tìm phương hướng hoạt động thích ứng với thị trường. Mỗi doanh nghiệp phải trên cơ sở nhận biết nhu cầu của thị trường kết hợp với khả năng của mình để đề Sinh viên: Lê Nguyễn Ngọc Linh Page 8 of 74 Khóa luận tốt nghiệp GV: ThS. Võ Thị Mai Hà ra chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh hợp lý nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và xã hội. Thị trường phản ánh thế và lực của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thương trường đều có một vị thế cạnh tranh nhất định. Thị phần ( phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được ) phản ánh thế và lực của doanh nghiệp trên thương trường. Thị trường mà doanh nghiệp chinh phục được càng lớn chứng tỏ khả năng thu hút khách hàng càng mạnh, số lượng sản phẩm tiêu thụ được càng nhiều và do đó mà vị thế của doanh nghiệp càng cao. Thị trường rộng giúp cho việc tiêu thụ thuận lợi hơn dẫn tới doanh thu và lợi nhuận nhanh hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư hiện đại hoá sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, tăng thêm khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Khi đó thế và lực của doanh nghiệp cũng được củng cố và phát triển. 1. 1. 2 Chức năng của thị trường 1. 1. 2. 1 Chức năng thực hiện: Hoạt động mua bán là hoạt động lớn nhất, bao trùm cả thị trường. Thực hiện hoạt động này là cơ sở quan trọng có tính chất quyết định đối với việc thực hiện các quan hệ và hoạt động khác. Thị trường thực hiện: hành vi trao đổi hàng hoá ; thực hiện tổng số cung và cầu trên thị trường ; thực hiện cân bằng cung cầu từng thứ hàng hoá ; thực hiện giá trị ( thông qua giá cả ); thực hiện việc trao đổi giá trị …Thông qua chức năng của mình. Giá trị trao đổi là cơ sở vô cùng quan trọng để hình thành nên cơ cấu sản phẩm, các quan hệ tỷ lệ về kinh tế trên thị trường. 1. 1. 2. 2 Chức năng thừa nhận: Hàng hoá được sản xuất ra, người sản xuất phải bán nó. Việc bán hàng được thực hiện thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Thị trường thừa nhận chính là người mua chấp nhận thì cũng có nghĩa là về cơ bản quá trình tái sản xuất xã hội của hàng hoá đã hoàn thành. Bởi vì bản thân việc tiêu dùng sản phẩm và các chi phí tiêu dùng cũng đã khẳng định trên thị trường khi hàng hoá được bán. Thị trường thừa nhận: tổng khối lượng hàng hoá ( tổng giá trị sử dụng ) đưa ra thị trường ; cơ cấu của cung và cầu, quan hệ cung cầu với từng hàng hoá ; thừa nhận giá thị sử dụng và giá cả hàng hoá, chuyển giá trị sử dụng và giá trị cá biệt thành giá trị Sinh viên: Lê Nguyễn Ngọc Linh Page 9 of 74 Khóa luận tốt nghiệp GV: ThS. Võ Thị Mai Hà sử dụng và giá trị xã hội ; thừa nhận các hoạt động mua và bán vv…Thị trường không phải chỉ thừa nhận thụ động các kết quả của quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán mà thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trườngthị trường còn kiểm tra, kiểm nghiệm quá trình tái sản xuất quá trình mua bán đó. 1.1.2.3 Chức năng điều tiết, kích thích: Nhu cầu thị trường là mục đích của quá trình sản xuất . Thị trường là tập hợp các hoạt động của các quy luật kinh tế cả thị trường. Do đó, thị trường vừa là mục tiêu vừa tạo động lực để thực hiện các mục tiêu đó. Đó là cơ sở quan trọng để chức năng điều tiết và kích thích của thị trường phát huy vai trò của mình. Chức năng điều tiết và kích thích thể hiện ở chỗ: Thông qua nhu cầu thị trường, người sản xuất chủ động di chuyển tư liệu sản xuất, vốn và lao động từ ngành này qua ngành khác từ sản phẩm này sang sản phẩm khác để có lợi nhuận cao. Thông qua các hoạt động của các quy luật kinh tế của thị trường, người sản xuất có lợi thế trong cạnh tranh sẽ tận dụng khả năng của mình để phát triển sản xuất ngược lại những người sản xuất chưa tạo ra được lợi thế trên thị trường cũng phải vươn lên để thoát khỏi nguy cơ phá sản. Đó là những động lực mà thị trường tạo ra đối với sản xuất. Thông qua sự hoạt dộng của các quy luật kinh tế trên thị trường người tiêu dùng buộc phải cân nhắc, tính toán quá trình tiêu dùng của mình. Do đó thị trường có vai trò to lớn đối với việc hướng dẫn tiêu dùng. Trong quá trình tái sản xuất, không phải người sản xuất, lưu thông… chỉ ra cách chi phí như thế nào cũng được xã hội thừa nhận. Thị trường chỉ thừa nhận ở mức thấp hơn hoặc bằng mức xã hội cần thiết ( trung bình). Do đó thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với kích thích tiết kiệm chi phí, tiết kiệm lao động. Để chức năng điều tiết, kích thích sản xuất đúng hướng, ngày 21/5/2009 Bộ trưởng Bộ Công thương ký quyết định số 2435 QĐ/BCT với nội dung quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu - NGK Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2025, với mục tiêu là “Xây dựng Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam thành một ngành kinh tế quan trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước; các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát được sản xuất có chất lượng cao, có uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại có thương hiệu hàng hóa và khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới”. Sinh viên: Lê Nguyễn Ngọc Linh Page 10 of 74 [...]... ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.2.Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của công ty a Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty Bia Huế Công ty bia Huếmột công ty liên doanh, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, chức năng chủ yếu của công tysản xuất và tiêu thụ các loại bia. Những thành tựu mà công ty đạt được trong thời gian qua là nhờ công ty có sự đổi mới, sáng tạo trong công tác... thái vật chất của đối tượng trao đổi, thị trường thành thị trường hàng hoá và thị trường dịch vụ: Thị trường hàng hoá là thị trường trong đó đối tượng trao đổi là hàng hoá, vật phẩm tiêu dùng với mục đích thoả mãn nhu cầu vật chất Thị trường hàng hoá bao gồm nhiều bộ phận thị trường khác nhau, điển hình là thị trường tư liệu sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng Trên thị trường tư liệu sản xuất thường... nấu GĐ Tiếp thị GĐ Kỹ thuật Phòng tiếp thịtiêu thụ Bộ phận văn thư P X Cơ điện Phòng thí nghiệm Kho (Phòng nhân sự công ty Bia Huế) Sinh viên: Lê Nguyễn Ngọc Linh Page 29 of 74 Khóa luận tốt nghiệp GV: ThS Võ Thị Mai Hà b.Đặc điểm và chủng loại sản phẩm của công ty TNHH Huế Bia Hiện nay công ty bia Huế đang tiến hành sản xuất và tiêu thụ tại thị trường trong nước và nước ngoài một số sản phẩm mang... mô thị trường lớn hơn nhưng nhu cầu thị trường không phong phú, đa dạng như nhu cầu thị trường hàng tiêu dùng, thị trường tư liêu sản xuất bị phụ thuộc vào thị trường hàng tiêu dùng Còn trên thị trường hàng tiêu dùng số lượng người mua và người bán nhiều, mức độ cạnh tranh của thị trường này không gay gắt như trên thị trường tư liệu sản xuất Khả năng hình thành các cửa hàng đường phố, siêu thị của thị. .. do đó thị trường quốc nội có quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế Việc dự báo đúng sự tác động của thị trường quốc tế đối với thị trường quốc nội là sự cần thiết và cũng là những nhân tố tạo ra sự thành công đối với mỗi nhà kinh doanh trên thương trường quốc nội 1.1.3.2 Căn cứ vào vai trò và vị thế của người mua và người bán trên thị trường, thị trường chia thành thị trường người bánthị trường. .. chỉ tiêu, phản ánh cả về mặt chất và lượng của quá trình tiêu thụ sản phẩm Đặc biệt chú ý đến mặt hiệu quả của hoạt động tiêu thụ cần đề cập đến một số chỉ tiêu sau: 1 2 3 1 Khối lượng tiêu thụ Khối lượng tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh kết quả tiêu thụ sản phẩm về mặt lượng, chỉ tiêu này cho phép xác định được chính xác trong thời kỳ kinh doanh, doanh nghiệp đã tiêu thụ được bao nhiêu ?Với mức tiêu thụ. .. (Phòng bán hàng của công ty Bia Huế) Chủng loại sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng.Hiện tại sản phẩm của công ty rất được khách hàng ưa chuộng nhất là Huda chai, lon và bia Festival .Bia Huda chiếm 80% và Festival chiếm 16% tổng sản lượng tiêu thụ còn lại là các loại khác Năm 1998 tình hình thị trường có nhiều biến... đã được thị trường chấp nhận và sau 9 năm, hiện nay sản lượng bia này chiếm 16% tổng sản lượng tiêu thụ toàn công ty và nhãn hiệu Festival đã đi vào nhận thức của người tiêu dùng ở Huế như là một nhãn hiệu bia cao cấp của địa phương.Tuy nhiên đối với thị trường khác thì thương hiệu bia Festival vẫn chưa được quảng bá rộng rãi.Người tiêu dùng ở ngoài Tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ biết nhiều đến sản phẩm Huda... công việc khác nhau liên quan đến các nghiệp vụ sản xuất và các nghiệp vụ tổ chức quản lý quá trình tiêu thụ Mục tiêu của quá trình này bao gồm mục tiêu số lượng: Thị phần, doanh số, đa dạng hoá doanh số, lợi nhuận và mục tiêu chất lượng, cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp cải thiên dịch vụ khách hàng 1 2 2 Các nội dung chủ yếu của công tác tiêu thụ sản phẩm: a Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm: ... doanh của doanh nghiệp được hoàn thành Tiêu thụ giúp cho quá trình tái sản xuất được giữ vững và phát triển Sản phẩm làm ra được tiêu thụ thì tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định, khi đó, giá trị, giá trị sử dụng mới được thực hiện, lao động của người sản xuất hàng hoá nói riêng, và của toàn xã hội nói chung mới được thừa nhận Sản phẩm được tiêu thụ thể hiên sự thừa nhận của thị trường, của

Ngày đăng: 27/01/2014, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w