1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN công tác lãnh đạo, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường tiểu học

15 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 452,89 KB

Nội dung

Công tác giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật nói chung, trẻ khuyết tật trí tuệ nói riêng ở trường tiểu học còn gặp rất nhiều khó khăn, như: Nhận thức trách nhiệm của cha mẹ học sin

Trang 1

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình

Chúng tôi gồm:

T

Ngày tháng năm sinh

Đơn vị công tác

Chứ c vụ

Trình độ chuyên môn

Tỉ lệ % đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến

1 Nguyễn Thị Nhàn 15/10/1973

TH Đồng Phong

2 Nguyễn Thị Thương Huyền 04/4/1971

TH Đồng Phong

PHT Đại học 30%

3 Bùi Thị Liền 17/01/1974 ĐồngTH

Phong

PHT Đại học 30%

Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường Tiểu học

I LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN : Quản lý giáo dục

II CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN: Cán bộ quản lí

Đồng tác giả: Nguyễn Thị Nhàn, Nguyễn Thị Thương Huyền, Bùi Thị Liền

III THỜI GIAN ÁP DỤNG: 03 năm học (2018 - 2019; 2019 - 2020; 2020 - 2021)

IV MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

1 Nội dung sáng kiến

Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật cũng như Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam đều khẳng định rằng trẻ khuyết tật có quyền được đi học; không ai có thể từ chối quyền được đi học của các em Chính phủ Việt Nam cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các thông tư, hướng dẫn, hành động cần thiết để trẻ khuyết tật được thụ hưởng quyền được học tập của mình Việc các em được học tập cùng với các học sinh khác sẽ góp phần tạo ra một xã hội không kỳ thị, nơi có thể nuôi dưỡng các giá trị công bằng về quyền

và cơ hội

Trang 2

Trong tình hình hiện nay, chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường tiểu học là một nội dung rất quan trọng và để hoàn thành tốt nội dung giáo dục thì người giáo viên phải nắm bắt được phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật; bên cạnh đó cần phải kiên trì, tâm huyết, yêu nghề, yêu học sinh Đặc biệt, vận dụng thực hiện các giải pháp, biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật một cách khoa học, phù hợp sẽ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, tạo cơ hội cho các em giảm bớt thiệt thòi và có điều kiện học tập, vui chơi, hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa

Công tác giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật nói chung, trẻ khuyết tật trí tuệ nói riêng ở trường tiểu học còn gặp rất nhiều khó khăn, như: Nhận thức trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong phối hợp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật còn hạn chế; tâm lý của một số cha mẹ không muốn công nhận con mình là trẻ khuyết tật Kinh nghiệm trong công tác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật của giáo viên chưa nhiều; kiến thức, kĩ năng, phương pháp giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục hòa nhập còn thiếu, do

đó trẻ khuyết tật còn rất nhiều thiệt thòi khi tham gia học hòa nhập, dẫn đến chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập không cao

Xuất phát từ thực tế trên, trong những năm qua lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan, Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Nho Quan rất quan tâm, chú trọng đến chất lượng và công tác giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập Chúng tôi

đã tiến hành áp dụng một số biện pháp trong “Công tác lãnh đạo, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường Tiểu học” và đã đạt được những kết quả nhất định Chúng tôi xin chia sẻ

cùng bạn bè, đồng nghiệp với mong muốn được góp ý, bổ sung để sáng kiến mà chúng tôi đã áp dụng mang lại hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới

1.1 Giải pháp cũ thường làm

1.1.1 Nội dung giải pháp

Trước đây công tác giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ ở trường tiểu học đã được chỉ đạo và thực hiện như sau:

a) Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo dục học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập

- Hằng năm, Nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập

- Căn cứ vào kế hoạch chung đã xây dựng, cán bộ, giáo viên Nhà trường triển khai thực hiện công tác giáo dục học sinh khuyết tật cho phù hợp với từng đối tượng

cụ thể

b) Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện

- Tham gia đầy đủ các chuyên đề, tập huấn về giáo dục trẻ khuyết tật do cấp trên tổ chức

- Tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề về giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập cho toàn thể cán bộ, giáo viên Nhà trường

Trang 3

- Học sinh khuyết tật được phân công vào từng lớp và mỗi lớp chỉ đảm nhiệm giáo dục 01 học sinh khuyết tật

- Học sinh khuyết tật được ngồi học chung với các bạn trong lớp, được học chương trình, kiến thức như tất cả các bạn trong lớp; được tham gia mọi hoạt động, được làm các bài kiểm tra nhưng không được tham gia đánh giá chất lượng trong các kỳ kiểm tra

1.1.2 Nhược điểm của giải pháp cũ

- Việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo dạy trẻ khuyết tật chỉ mới dừng lại ở phía chỉ đạo chung của nhà trường; giáo viên trực tiếp dạy trẻ chưa xây dựng kế hoạch

cụ thể cho từng học sinh mà mình phụ trách Do đó quá trình triển khai thực hiện

kế hoạch có nội dung chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh; việc nắm bắt thông tin về học sinh khuyết tật của giáo viên chủ nhiệm chưa sâu sát

- Học sinh khuyết tật học hòa nhập chưa được quan tâm đúng mức cả về tâm lý lẫn kiến thức

- Việc điều chỉnh nội dung chương trình trong dạy học đối với học sinh khuyết tật còn bất cập

- Công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn hạn chế

1.2 Giải pháp mới cải tiến

a) Giải pháp 1: Bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ giáo viên trực tiếp giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật

- Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu đã chú trọng việc trang bị kiến thức

cơ bản và nâng cao nghiệp vụ về giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật thông qua việc cung cấp các văn bản hướng dẫn về giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật của các cấp, các ngành để giáo viên trực tiếp dạy học sinh khuyết tật nghiên cứu và thực hiện

- Hằng năm, Nhà trường lựa chọn và cử giáo viên có kinh nghiệm tham gia các lớp tập huấn, các chuyên đề, hội thảo của Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật tổ chức

- Trên cơ sở các nội dung đã được tập huấn, Nhà trường tổ chức các chuyên

đề cho đội ngũ giáo viên, nhằm bồi dưỡng, trang bị cho giáo viên những kỹ năng trong giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật, như:

+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên phải có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh khuyết tật chính là người cung cấp kiến thức, chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật; người trực tiếp hướng dẫn, tư vấn, cố vấn cho gia đình và nhóm bạn; tạo mối quan hệ hợp tác giữa giáo viên với phụ huynh, đồng nghiệp để thực hiện hiệu quả việc giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập

+ Nắm rõ khái niệm, đối tượng, các nguyên nhân, dấu hiệu để nhận biết, phân loại các dạng khuyết tật: Trí tuệ, vận động, khiếm thị, khiếm thính, ngôn ngữ,

+ Nhận biết những khó khăn về thể chất và tinh thần thường đi kèm với trẻ khuyết tật: Ví dụ: Học sinh Nguyễn Văn An (1A) bị bại não có thể chậm phát triển

Trang 4

về cơ thể và chậm phát triển trí tuệ; học sinh Nguyễn Việt Thắng (4C) bị

về ngôn ngữ (không nói được) có thể khó khăn về thính giác (không nghe được) nhưng cơ thể có thể phát triển bình thường,

+ Sử dụng phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, kỹ năng

sư phạm phù hợp, hiệu quả trong giáo dục hòa nhập cho từng đối tượng học sinh khuyết tật

+ Thường xuyên hiểu và nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm lý, cảm xúc của học sinh khuyết tật để quan tâm, chăm sóc động viên kịp thời, như: Lúc học sinh

uể oải, buồn chán thì giáo viên nên động viên, hỏi thăm vỗ về các em, giành thời gian để trò chuyện, tâm sự để học sinh cảm nhận được sự gần gũi, yêu thương Đặc biệt, cần chú ý đến những hành vi, biểu hiện bất thường của các em, giúp các

em thấy an tâm trong môi trường học tập bên cạnh cô và các bạn; kết hợp với tuyên dương, khen thưởng để kịp thời động viên tinh thần các em

b) Giải pháp 2: Chú trọng công tác chỉ đạo, hướng dẫn trong xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật

Ngay từ đầu năm, Nhà trường đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện

kế hoạch chỉ đạo giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập Triển khai cho giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh khuyết tật xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp với đối tượng học sinh khuyết tật cụ thể của lớp được phụ trách theo đúng Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 01 năm 2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo của năm và từng tháng

Để việc xây dựng được kế hoạch cá nhân cho từng học sinh khuyết tật phù hợp và đạt hiệu quả chúng tôi yêu cầu giáo viên cần phải:

- Tìm hiểu để nắm rõ đối tượng học sinh khuyết tật của lớp mình về điều kiện, hoàn cảnh, khả năng, nhu cầu, dạng khuyết tật, tình trạng sức khỏe, năng lực,

sở thích của học sinh thông qua các hoạt động, qua việc trò chuyện với học sinh, đến thăm gia đình học sinh để trao đổi với phụ huynh Từ đó, thấy rõ được khả năng phát triển về thể chất, hình dáng bên ngoài, khả năng học tập, ngôn ngữ, sự ghi nhớ, tư duy, xúc cảm của học sinh

- Từ những căn cứ đã nắm bắt được, giáo viên chủ nhiệm kết hợp với các giáo viên dạy bộ môn và cha mẹ học sinh để lập kế hoạch cá nhân cụ thể, rõ ràng

về mục tiêu giáo dục trong cả năm học, từng kỳ, từng tháng và từng môn học, từng hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với sinh khuyết tật mà mình được phân công giáo dục

- Hằng tháng, giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn tổng hợp kết quả học tập của học sinh khuyết tật Đánh giá được học sinh đã đạt được những gì, chưa đạt được những gì, từ đó đề ra biện pháp triển khai thực hiện kế hoạch cá nhân tháng tiếp theo đạt chất lượng, hiệu quả hơn

- Kế hoạch cá nhân của học sinh khuyết tật năm và từng tháng phải được ban giám hiệu phê duyệt

c) Giải pháp 3: Tạo cho học sinh khuyết tật một môi trường thân thiện, điều

Trang 5

kiện thuận lợi để tham gia mọi hoạt động giáo dục

Trang 6

Đối với học sinh khuyết tật thường là các em tự ti với bản thân, không hòa đồng cùng các bạn trong một số hoạt động, vì vậy tạo cho các em một môi trường thân thiện là vô cùng quan trọng Muốn tạo được môi trường thân thiện cho các

em thì giáo viên cần phải gần gũi, quan tâm, hiểu được tâm tư, tình cảm, cái các

em cần

Đối với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh khuyết tật phải tạo ra không khí trong lớp học gần gũi, yêu quý, cảm thông và đối xử với bạn khuyết tật như bạn bình thường, phải thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ các bạn khuyết tật học hòa nhập, không phân biệt, kỳ thị, chọc ghẹo, các bạn khuyết tật học hòa nhập trong lớp cũng như trong trường để học sinh khuyết tật cảm thấy vui vẻ, hứng thú, tự tin, yên tâm khi có các bạn xung quanh “Vòng tay bạn bè” sẽ mang lại niềm hạnh phúc cho các em

Tổ chức sắp xếp, trang trí lớp một cách gọn gàng hấp dẫn và bố trí cho học sinh khuyết tật vị trí phù hợp như ngồi gần bàn cô giáo hoặc ngồi gần một bạn biết quan tâm, chia sẻ, biết động viên bạn trong học tập, qua đó giúp học sinh tiếp thu nhanh hơn, thuận tiện hơn trong học tập và tiện cho việc theo dõi, giúp đỡ của giáo viên từ đó giúp học sinh khuyết tật có cơ hội học tập bạn bè, xoá bỏ mặc cảm, khả năng giao tiếp phát triển, hình thành nhiều kĩ năng trong sinh hoạt

Với học sinh khuyết tật tư duy các em là tư duy cụ thể, máy móc và rời rạc, tiếp thu chậm, khó nhớ cái mới lại hay mau quên cái vừa tiếp thu nên khi giảng dạy kiến thức mới, kĩ năng mới giáo viên cần sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học Đồ dùng trực quan cần có tính thẩm mỹ, khoa học và thực tế, tạo môi trường học tập vui tươi, lôi cuốn học sinh Càng nhiều đồ dùng trực quan càng tốt đặc biệt trong khi dạy các khái niệm trừu tượng

Đồ dùng không nên quá nhiều chi tiết, các chi tiết nên rõ ràng Tăng dần lượng đồ dùng trong lớp Sử dụng đồ dùng kích thích các giác quan của trẻ như nhìn, chạm, nghe, di chuyển, nếm, ngửi

d) Giải pháp 4: Hướng dẫn giáo viên điều chỉnh chương trình trong dạy học đối với học sinh khuyết tật

- Chúng tôi hướng dẫn để giáo viên nắm được: Điều chỉnh chương trình là

sự thay đổi nội dung trong chương trình, thay đổi môi trường giáo dục, phương pháp tổ chức hoạt động, học liệu sử dụng trong học tập để nâng cao sự thể hiện cá nhân cho phép học sinh tham gia từng phần trong hoạt động, cụ thể các nội dung cần điều chỉnh:

+ Điều chỉnh mục tiêu

Phần điều chỉnh mục tiêu cho học sinh khuyết tật cần được thể hiện ngay trong kế hoạch giảng dạy cụ thể ở từng bài, từng hoạt động

+ Điều chỉnh về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động

Đối với giáo dục hòa nhập chưa có chương trình riêng cho học sinh khuyết tật Giáo viên cần xác định rõ nhu cầu khả năng và sự cần thiết về lượng kiến thức mức độ dễ, khó của kiến thức sao cho phù hợp với học sinh khuyết tật của mình để điều chỉnh cho phù hợp Bên cạnh đó giáo viên cần lựa chọn hình thức dạy học

Trang 7

cho phù hợp với học sinh, các hoạt động đồng loạt, hoạt động cá nhân, hoạt

động nhóm.

Ví dụ: Trong giờ tập đọc, đối với học sinh bình thường thì phải đọc đúng, rõ ràng, luyện đọc từ, câu, đoạn có câu khó và tìm hiểu nội dung bài, học sinh khuyết tật chỉ cần đọc được bài tập đọc

- Phương pháp điều chỉnh

+ Phương pháp đồng loạt: Học sinh khuyết tật trí tuệ có thể tham gia vào các hoạt động học tập thường xuyên của lớp Với phương pháp này giáo viên chỉ cần quan tâm hơn giúp học sinh khuyết tật trí tuệ lĩnh hội cùng một nội dung như trẻ bình thường, cụ thể:

Giao cho trẻ làm những việc phù hợp với khả năng

Những công việc được chia làm nhiều bước nhỏ

Hướng dẫn học sinh cụ thể trong các hoạt động, thao tác, tình huống

Giành nhiều thời gian cho thực hành

Ví dụ: Trong tiết dạy toán, để hình thành kiến thức mới về cách tính diện tích hình hộp chữ nhật cho học sinh, giáo viên chuẩn bị nhiều câu hỏi để dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới như: Hình hộp chữ nhật có mấy mặt, các mặt của chữ nhật là hình gì, có mấy đáy , lúc đó học sinh khuyết tật trí tuệ sẽ tự tin

và phát biểu với những câu hỏi dễ

+ Phương pháp trùng lặp giáo án: Cùng một nội dung trong tiết học, nhưng học sinh khuyết tật sẽ có mục tiêu riêng so với học sinh bình thường

VD: Sau khi học xong tiết toán về hình vuông, học sinh bình thường phải nêu các dấu hiệu nhận biết hình vuông, cách tính chu vi và diện tích hình vuông; còn học sinh khuyết tật trí tuệ chỉ cần xác định được hình nào là hình vuông, chỉ được 1 vật có dạng hình vuông quanh mình

+ Phương pháp đa trình độ: Học sinh khuyết tật trí tuệ cùng tham gia vào bài học với mục tiêu và mức độ kiến thức khác nhau dựa trên khả năng nhận thức

và nhu cầu của trẻ

- Điều chỉnh cách đánh giá

Học sinh khuyết tật trí tuệ thường hay mặc cảm, tự ti và gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động nhận thức Do đó trong việc đánh giá cần linh hoạt để động viên, khuyến khích học sinh về mặt nội dung đánh giá như học sinh bình thường nhưng mức độ khác nhau

+ Đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức: Đánh giá theo mục tiêu mà giáo viên

đã điều chỉnh

+ Đánh giá rèn luyện kỹ năng: Trong quá trình giáo dục học sinh khuyết tật trí tuệ, đánh giá rèn luyện kỹ năng theo định tính dựa vào mục tiêu, kế hoạch giáo dục cá nhân theo các tiêu chí: Tiến bộ rõ rệt, có tiến bộ, ít tiến bộ

Trang 8

+ Đánh giá thái độ : Đánh giá những biểu hiện hành vi, cử chỉ đối với bản thân, bạn bè, ứng xử và hoà đồng với lớp với trường

Ví dụ: Đánh giá trong giao tiếp ứng xử: Vào lớp phải thưa cô, đi vệ sinh phải xin phép cô giáo, biết cầm vở hai tay khi cô giáo phát, biết cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm phiền người khác

g) Giải pháp 5: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ

Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật là một quá trình đòi hỏi cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong đó nhà trường đóng vai trò quan trọng nhất Phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì giáo dục trẻ hòa nhập sẽ tạo nên kết quả như mong muốn Chính vì thế cần phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ, cụ thể:

- Động viên phụ huynh học sinh khuyết tật tích cực tham gia vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục Những cuộc họp do nhà trường tổ chức, các bậc phụ huynh cần đi đầy đủ để nắm được yêu cầu giáo dục của nhà trường mà có sự kết hợp Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tuyệt đối tránh các hành vi thiếu tôn trọng thầy cô giáo trước mặt con cái

- Về phía Nhà trường cần phải chủ động phối hợp với địa phương đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, và tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm, văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao như: Tết Trung thu, tham quan các di tích lịch sử, tham gia các hội thi văn nghệ, thể dục thể thao của Nhà trường.nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ khuyết tật

- Giáo viên chủ nhiệm cùng với gia đình thường xuyên phối hợp, trao đổi, cập nhật, theo dõi sự diễn biến sức khỏe bệnh lý, sự tiến bộ của các em trong học tập cũng như các hoạt động khác bằng nhiều hình thức như qua điện thoại để trao đổi, giáo viên gặp gỡ trực tiếp tại gia đình phụ huynh có học sinh khuyết tật, gặp

gỡ riêng trong các buổi họp phụ huynh.Phụ huynh có thể đến trường trực tiếp tham gia ngồi học cùng con một vài tiết học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp để năm bắt được khả năng tiếp thu, năng lực, hành vi của con mình để có sự điều chỉnh giáo dục phù hợp tại gia đình

2 Khả năng áp dụng sáng kiến

Qua thực tế chỉ đạo và thực hiện, chúng tôi có thể khẳng định sáng kiến có thể áp dụng với tất cả các lớp, các trường tiểu học có học sinh khuyết tật trí tuệ

V CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật trí tuệ cần:

Trang 9

- Cán bộ quản lý, giáo viên phải có nhận thức đầy đủ đối với công tác giáo dục học sinh khuyết tật nói chung và học sinh khuyết tật trí tuệ nói riêng Nắm chắc mục tiêu, nội dung và cách tiến hành của từng biện pháp trong quá trình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật trí tuệ

- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, chuyên đề của trên; tổ chức những lớp tập huấn tại Nhà trường để trang bị kiến thức, kĩ năng, phương pháp chăm sóc và giáo dục học sinh khuyết tật trí tuệ cho giáo viên dạy hòa nhập

- Cần có sự phối kết hợp hài hòa giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập

VI HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI Dự KIẾN ĐẠT ĐƯỢC

Sau thời gian áp dụng sáng kiến tại nhà trường, chúng tôi nhận thấy rằng chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết trí tuệ được nâng lên rõ rệt:

- Học sinh duy trì sĩ số 100%, bước đầu đã hòa nhập cùng với các bạn, có chuyển biến rõ rệt và tiến bộ nhiều về mọi mặt Nhà trường có học sinh Nguyễn Đình Chung lớp 5B, là học sinh khuyết tật trí tuệ nặng, thường xuyên có những biểu hiện không tự chủ như: Đi lại nói năng tự do, không tham gia hoạt động học tập Sau khi làm tốt các biện pháp, giải pháp trên, hiện nay học sinh Nguyễn Đình Chung đã có nhiều tiến bộ: Biết ngồi trật tự nghe cô giáo giảng bài, khi ra ngoài đã biết xin phép, thích tham gia các hoạt động học tập cùng các bạn

- Nhận thức, trách nhiệm của giáo viên dạy hòa nhập đã được nâng lên, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao hơn, vận dụng kinh nghiệm linh hoạt có sáng tạo

- Nhận thức của cha mẹ học sinh cũng như cộng đồng xã hội cũng có những chuyển biến tích cực, tin tưởng vào chất lượng giáo dục của nhà trường; làm tốt công tác phối kết hợp cùng với nhà trường trong giáo dục học sinh

VII DANH SÁCH GIÁO VIÊN THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU

S

TT

Họ và tên

Nă m sinh

Nơi công tác

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc

hỗ trợ

1 Phan Thị Quyên 1974 Trường TH

Đồng Phong Đại học

Chủ nhiệm lớp 1B, có học sinh khuyết tật

2 Nguyễn Tố Oanh 1975 Trường TH

Đồng Phong Đại học

Chủ nhiệm lớp 2D,

có học sinh khuyết tật

3 Nguyễn Việt Hà 1974 Trường TH

Đồng Phong Đại học

Chủ nhiệm lớp 3B, có học sinh khuyết tật

4 Nguyễn Ánh Hồng 1974 Trường TH

Đồng Phong Đại học

Chủ nhiệm lớp 4A,

có học sinh khuyết tật

5 Màu Hoa Đào 1974 Trường TH

Đồng Phong Đại học

Chủ nhiệm lớp 4B, có học sinh khuyết tật

6 Lường Thị Thúy Nga 1981 Trường TH

Đồng Phong Đại học

Chủ nhiệm lớp 4C, có học sinh khuyết tật

7 Nguyễn Hải Vân 1971 Trường TH Đại học Chủ nhiệm lớp 5B, có

Trang 10

Số

Năm sinh Nơi công tác

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc

hỗ trợ

Đồng Phong học sinh khuyết tật

8 Phạm Thị Huyền 1974 Trường TH

Đồng Phong Đại học

Chủ nhiệm lớp 5D,

có học sinh khuyết tật

Trên đây là một số kết quả nổi bật mà chúng tôi đã thu được khi áp dụng

sáng kiến trong “Công tác lãnh đạo, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường Tiểu học”.

Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./

Đồng Phong, ngày 10 tháng 5 năm 2021

NGƯỜI NỘP ĐƠN

TÁC GIẢ

1 Nguyễn Thị Nhàn:

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN ĐỒNG TÁC GIẢ

2 Bùi Thị Liền:

Nguyễn Thị Thương Huyền

Ngày đăng: 22/03/2022, 22:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w