- Hệ thống cống cấp và thoát nước tự động theo chiều và luôn giữ được mực nước tương đối trong vườn nhờ vào 2 nấp đậy 2 bên, khi nước lên nấp phía ngoài nổi lên nhờ vào các chai nhựa chứ
Trang 1BÀI PHÚC TRÌNH CÂY ĐA NIÊN
BÁO CÁO TỔNG KẾT CHUYẾN ĐI THỰC TẾ TẠI VƯỜN BÁC NĂM VINH
VÀ THỰC TẬP TRONG PHÒNG
1 THIẾT KẾ VƯỜN
- Diện tích vườn là 3000m2
- Hệ thống cống cấp và thoát nước tự động theo chiều và luôn giữ được mực nước tương đối trong vườn nhờ vào 2 nấp đậy 2 bên, khi nước lên nấp phía ngoài nổi lên nhờ vào các chai nhựa chứa không khí, nước chảy vào nâng nấp đậy bên trong lên và nước chảy vào, như vậy khi nước rút thì nấp đậy bên trong nhờ lực của dòng nước sẽ đậy miệng cống lại
Với bề rộng của liếp là 6m, khoảng cách 2 cây dừa là 8m (chỉ trồng một hàng dừa ở giữa liếp)
và trồng 4 cây ca cao ở giữa 2 cây dừa ( dừa cách cao cao là 2m, còn lại 2 cây ca cao ở giữa cách nhau 4m), (hình 1) Như vậy, với khoảng cách trồng như trên là hợp lý , vì rễ cây dừa chỉ ăn ra xa chỉ khoảng 2m cách gốc nên không có sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa dừa và ca cao, và giữa 2 cây
ca cao cũng vậy
2 CHĂM SÓC
2.1 Bón phân
2.1.1 Cho ca cao
- Cây còn nhỏ: Dùng NPK (20-20-15) + 5kg Ure theo công thức (2:1:2), 2 tháng tưới 1 lần, bên cạnh đó còn dung phân bón lá Cách tưới, Bác cho vào thùng ngâm cho tan phân, sau đó Bác dùng lon 200ml múc vào thùng (20 lít) pha với nước tưới cho cây
- Cây lớn:
+ Mùa nắng Bác vét bùn lên cho cây, bón them 300gam/cây NPK (20-20-15)
+ Mùa mưa (1-3 đám mưa) Bác bón lúc cây chưa ra lá non 2kg ure +2kg NPK (20-20-15) 2 lần bón Theo công thức 1:1:2
+ Lập đông bón 1 lần
+ Ngoài ra Bác còn bón them phân chuồng chủ yếu là phân Dê
2.1.2 Cho dừa
- Bón phân NPK (20-20-15) 1kg/cây
- Bón 3 lần trên một năm:
+ Vét mươn bón một lần
+ Vào đầu mùa mưa một lần
+ Cuối mưa mưa một lần
2.2 Tưới nước
Tưới bằng máy cho cây ca cao
+ Mùa nắng tưới thường xuyên cho trái quanh năm
+ Mùa nắng 3 tháng không tưới, khi mưa xuống ra hoa và trái rộ Nhưng năng suất cung gần bằng cho trái quanh năm
+ Mùa mưa không tưới, để mưa tự nhiên
Ao
Ao
8m
3,5m
6m
Hình 1: Hệ thống vườn, ao và khoảng cách trồng trong vườn Bác Năm Vinh
DƯƠNG CHÍ LINH
MSSV 3077279
LỚP TT0719A
NÔNG HỌC K33
Trang 2 Theo Bác thì chọn cách không tưới giảm chi phí và công lao động.
2.3 Tỉa cành ca cao
- Bác tỉa cành từ khi cây còn nhỏ, bằng cách bấm đọt
- Cây 2 năm tuổi: tỉa cành trong thân, cành vượt nhưng tỉa mạnh tay tới khi cây ra hoa , để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa và trái
3 SÂU BỆNH
3.1 Sâu bệnh trên dừa
- Bọ cách cứng và đuông dừa Biện pháp phòng trừ là dung thuốc Basulin, Phuradan, Regen 70-80 gam/gói nhét lên đọt cờ 2lần/năm
- Chuột phá hại Biện pháp dung bẩy long để bắt
Ngoài ra Bác còn bỏ thêm muối khoảng 100gam/cây/năm Cách bỏ muối là dung vải gói lại bỏ trên đọt cho tan từ từ
3.2 Sâu bệnh trên ca cao
Bệnh thối đen trái: do Phytopthor chưa có thuốc phòng trị.
Bệnh khô trái non: chưa có thuốc phòng trị
Rệp sáp: gây hại làm cây cần cỏi ít trái, rệp sáp thường ở dưới mặt lá già
Rầy mềm: gây hại ở lá già
Sâu tơi muối ( sâu đục trái): ăn vào da, làm hang bên trong trái Biện pháp Bác trị là dùng chổi dừa quét cho chốc hết tơ rồi sau đó phun thuốc lên
4 THU HOẠCH
- Đối với dừa : Trung bình 200-300 trái/năm/cây Mỗi tháng Bác thu 3 quầy/cây (có 1 quầy cứng, vừa và non đẻ uống nước)
- Đối với ca cao : Với 200 cây ca cao, năng suất mỗi năm Bác thu khoảng 10000kg trái tươi Theo Bác cây ca cao cho trái sai khoảng 300trái/cây 10kg hạt tươi cho 1kg hạt khô Một năm Bác thu khoảng 1000kg hạt khô/năm
Tiền thu ca cao gấp đôi tiên dừa
5 SƠ CHẾ CA CAO
- Ủ trái còn nguyên cho chính đạt yêu cầu rồi đem ủ
- Chặt lấy hột, phơi nắng lấy nhiệt giảm ẩm độ, sau đó đem đi ủ, lót lá chuối ở dưới đáy và trên mặt
- Ủ yếm khí 2 ngày, sau đó trộn ( buổi chưa) 2-3 lần rồi đậy lại, chú ý không để trực tiếp ngoài ánh sáng làm hột đen, mất phẩm chất
- Nhiệt độ ủ từ 45-50oC
- Ủ 6 ngày có đủ 3 yếu tố: màu vàng nâu, mùi men dấm và nhiệt độ dưới 50oC
Trang 3Hình 2: Lò sấy ca cao bằng năng lượn
6 THỰC TẬP PHÒNG THÍ NGHIỆM
6.1 Dừa
Bảng 1 : Một số chỉ tiêu cân, đo của trái dừa cao
Trọng lượng cơm/Trọng
lượng trái
Bảng 2 : số chỉ tiêu cân, đo của trái dừa lùn
Trọng lượng cơm/Trọng
lượng trái
So sánh giữa trái dừa cao và trái dừa lùn
- Trọng lượng trái cao trung bình là 2,008 kg
- Trái lớn
+ Dài trung bình 21,175cm
+ Rộng trung bình 19,075cm
- Sơ dày trung bình 3,15cm
- Gáo dày hơn trung bình là 0,475cm
- Bề dày cơm gần tương đưng nhau
- Trọng lương cơm nhiều trung bình 0,445 kg
- Tỉ lệ trọng lượng cơm trên trọng lượng trái
thấp hơn dừa lùn, trung bình 25,04%
- Trọng Lượng copra cao 253 (nhóm 2)
- Trọng lượng trái thấp trung bình là 0,815 kg
- Trái nhỏ + Dài trung bình 16,075 cm + Rộng trung bình 15,075cm
- Sơ mỏng hơn trung bình là 2,175
- Gáo mỏng hơn trung bình là 0,35cm
- Bề dày cơm gần tương đưng nhau
- Trọng lượng cơm ít hơn trung bình 0,265kg
- Tỉ lệ trọng lượng cơm trên trọng lượng trái cao hơn dừa cao, trung bình 35,19%
- Trọng Lượng copra thấp 167 (nhóm 2)
* Kết luận: dừa cao cho năng suất cao hơn dừa lùn Copra dừa cao nhiều hơn dừa lùn Dừa cao cho dầu nhiều hơn dừa lùn
Trang 4Hình 3: Trái dừa cắt ngang a) Trái dừa lùn b) Trái dừa cao 6.2 Ca cao
Bảng 3 : Một số chỉ tiêu cân, đo của trái ca cao
Nhóm trái Trinitario Foraotero Trinitario Foraotero Foraotero Crilo Trinitario Foraotero
Màu sắc tử diệp Tím nhạt Tím đậm Tím đậm Tím nhạt Tím nhạt Tím
nhạt
Trắng,
TN, TĐ Tím đậm
Trọng lượng trái (gram) 760 510 740 360 409 780 910 400
Trọng lượng hạt (gram) 210 154 150 130 112 210 240 290
Tỉ lệ vỏ/trái (%) 72,3 69,8 79,7 63,9 72,1 73,1 73,6 72,5
Bảng 4 : khảo sát hình thái bên ngoài của dừa
Trang 5Hình 4 : Hột ca cao
Hình 5 : Trái ca cao cắt ngang
Hình 6: Trái ca cao