1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phân tích nội dung cơ bản của luật thương mại điện tử trong thương mại quốc tế 12

27 44 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 914,75 KB

Nội dung

Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đưa ra định nghĩa về thương mại điện tử như sau: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và tha

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT -/ -

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề tài: HÃY NÊU VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA

LUẬT THƯƠNG ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : GS.TS NGUYỄN BÁ DIẾN

MÃ SINH VIÊN : 17030878

~Ha ̀ Nội, 01/2021~

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Bố cục của niên luận 4

NỘI DUNG CHÍNH 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 5

1.1 Khái niệm “thương mại điện tử” 5

1.2 Các phương tiện chính của thương mại điện tử 6

1.3 Đặc trưng của thương mại điện tử 7

1.4 Vai trò của thương mại điện tử 8

1.5 Một số loại hình thương mại điện tử hiện nay 9

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 10

2.1 Pháp luật về các giao dịch thương mại điện tử 10

2.2 Những vấn đề pháp lý khác liên quan đến thương mại điện tử 17

CHƯƠNG 3: NHỮNG BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 23

3.1 Bất cập trong áp dụng pháp luật thương mại điện tử trong thương mại quốc tế 23

3.2 Các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thương mại điện tử trong thương mại quốc tế 23

Trang 3

KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật, thương mại điện tử đã và đang phát triển và làm thay đổi cách thức kinh doanh giao dịch truyền thống đồng thời đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội Cùng với đó là sự phát triển của xã hội và hội nhập kinh

tế toàn cầu ngày càng cao thì thương mại điện tử là phương thức giao dịch phổ biến và hiệu quả Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp như hiện nay thì thương mại điện tử đã trở thành sàn giao dịch lớn và phổ biến của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng

Tuy nhiên, chính vì sự phát triển nhanh chóng đó đã đem lại không ít thách thức cho

hệ thống pháp luật về thương mại điện tử trong thương mại quốc tế Vậy nên để thương mại điện tử thực sự là công cụ kinh doanh hiệu quả và an toàn, cần phải có các giải pháp không chỉ về mặt kĩ thuật, mà còn cần có một cơ sở pháp lý đầy đủ của quốc gia cũng như

quốc tế Nhận thức được điều đó, bài viết lựa chọn đề tài “Nêu và phân tích nội dung cơ

bản của Luật thương mại điện tử trong Thương mại Quốc tế” nhằm tìm hiểu và nghiên

cứu về Luật thương mại điện tử trong Thương mại quốc tế, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả áp dụng Luật này vào thực tiễn

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của niên luận là tìm hiểu và nghiên cứu về cơ sở lý luận về thương mại điện tử và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về thương mại điện tử trong pháp luật quốc

tế và pháp luật quốc gia

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bài luận nghiên cứu các quy định thương mại điện tử trong thương mại quốc tế; thực tiễn áp dụng quy định và các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định này

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quy định thương mại điện tử trong pháp luật quốc

tế và pháp luật quốc gia

Trang 5

4 Bố cục của niên luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của niên luận gồm 3 chương:

Chương 1: Một số lý luận chung về thương mại điện tử trong thương mại quốc tế; Chương 2: Pháp luật về thương mại điện tử trong thương mại quốc tế;

Chương 3: Những bất cập và giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thương mại điện tử trong thương mại quốc tế

Trang 6

NỘI DUNG CHÍNH 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm “thương mại điện tử”

Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại điện tử được đưa ra bởi nhiều thiết chế quốc tế về thương mại như Tổ chức thương mại thế giới WTO, Uỷ ban Luật thương mại của Liên hợp quốc UNCITRIAL, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OCED

Theo định nghĩa của Uỷ ban châu Âu: “Thương mại điện tử được hiểu là việc thực

hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử, dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng chữ viết, âm thanh và hình ảnh”

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về thương mại điện tử như

sau: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản

phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng internet”

Còn Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế của Liên hợp quốc (OECD) thì cho rằng,

“Thương mại điện tử là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ lihệu qua các mạng

truyền thông như internet.”

Một giao dịch thương mại có thể được chia làm ba giai đoạn chính: giai đoạn quảng cáo hoặc chào hàng; giai đoạn giao kết hợp đồng; và giai đoạn thanh toán và giao hàng Bất

cử một giai đoạn nào trong các giai đoạn trên đều có thể được thực hiện qua internet hoặc bằng các phương tiện điện tử khác như fax hay điện thoại, và do vậy có thể nằm trong khái niệm thương mại điện tử

Hàng hoá là đối tượng của các giao dịch thương mại điện tử không những được giao bằng các phương tiện vận tải mà một số mặt hàng còn có thể được giao bằng phương tiện điện tử Đó là những sản phẩm có khả năng số hoá như: các dịch vụ tài chính và bảo hiểm, các sản phẩm nghe nhìn (phim ảnh, trò chơi và âm nhạc), các dịch vụ du lịch (vé máy bay,

1 Bài viết tham khảo: Nguyễn Bá Diến (2005), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội, tr.519-542;

Trang 7

đặt khách sạn), báo chí và các dịch vụ thông tin (các dịch vụ truyền thông trực tuyến và thu thập dữ liệu ngân hàng), các dịch vụ viễn thông, các dịch vụ công nghệ thông tin và phần mềm, v.v Lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ tiềm năng như thế rất lớn, và trong tương lai có thể phát sinh nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nữa phù hợp với thương mại điện tử

Tóm lại, có thể hiểu: Thương mại điện tử được hiểu là việc phân phối, marketing,

mua bán hàng hoá và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử

Như vậy có thể thấy rằng phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng rãi, bao gồm nhiều hoạt động, như: hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng Thương mại điện tử được

áp dụng đối với cả thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và các hoạt động thương mại khác

1.2 Các phương tiện chính của thương mại điện tử

Khác với thương mại truyền thông – thương mại được thực hiện dựa trên tài liệu bằng giấy (ví dụ như hợp đồng bằng văn bản giấy, chứng cứ bằng văn bản giấy), thì thương mại điện tử được sử dụng các phương tiện điện tử để giao dịch và lưu trữ thông tin Theo

khoản 20 Điều 4 Luật giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005 có quy định: “Phương tiện

điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện tử, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự

Có sáu phương tiện chính của thương mại điện tử, đó là: điện thoại, máy fax, thiết

bị vô tuyến, các hệ thống thanh toán điện tử và chuyển tiền, hệ thống trao đổi dữ liệu và internet

Trong khi thuật ngữ “thương mại điện tử” được sử dụng chỉ để nói đến internet và

việc mua bán trên mạng; thì điện thoại, máy fax và thiết bị vô tuyến được sử dụng phổ biến

để làm phương tiện cho giao dịch thương mại, nhất là ở những nước đang phát triển Tuy nhiên, internet ra đời đã mở ra nhiều cơ hội mới: hầu hết các yếu tố của một giao dịch thương mại có thể được thực hiện trên cơ sở tương tác với một hoặc một vài chủ thể mà

Trang 8

không bị hạn chế về thời gian và không gian, trong một môi trường đa truyền thông có âm thanh, hình ảnh và truyền tải thông tin, với giá tương đối thấp Do vậy, internet với tư cách

là phương tiện chủ yếu, sẽ giúp giảm bớt những trở ngại trong việc giao kết các giao dịch thương mại ở mức độ lớn hơn rất nhiều so với các phương tiện mua bán cổ điển hay phương tiện điện tử khác

1.3 Đặc trưng của thương mại điện tử

So với các hoạt động thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số đặc điểm cơ bản như sau:

- Các bên tham gia giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không cần thiết phải biết nhau từ trước;

- Khác với thương mại truyền thống, thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới: thị trường thống nhất toàn cầu;

 Hoạt động thương mại điện tử đều thông qua các phương tiện điện tử mà không phụ thuộc vào vị trí địa lý, thời gian; các chủ thể có thể tiến hành các hoạt động thương mại điện tử ở bất cứ nơi nào, tại bất kỳ thời điểm nào

- Trong hoạt động của giao dịch thương mại điện tử có sự tham gia của ít nhất của ba loại chủ thể: người bán, người mua và một chủ thể không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng;

- Với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi

dữ liệu, còn với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT (công nghệ thông tin và truyền thông);

- Việc mã hoã, số hoá nội dung của các thông tin, chứng từ và tài liệu giao dịch cho

dù hoạt động trong phạm vi quốc gia hay quốc tế đều có sự khác biệt so với thương mại truyền thống là phương thức thương mại dựa trên các chứng từ bằng giấy tờ

điện tử mang tính rủi ro cao hơn so với thương mại truyền thống do chúng được hoạt động

Trang 9

trên một môi trường ảo nên khó kiểm soát; Các loại hình giao dịch trong thương mại điện

tử rất phong phú và đa dạng;…

1.4 Vai trò của thương mại điện tử

Thương mại điện tử ngày càng có vai trò hết sức to lớn trong giao dịch thương mại, đặc biệt trong giao dịch thương mại quốc tế

Đặc biệt với những đặc trưng của thương mại điện tử, nó đã đem lại lợi ích vô cùng

to lớn Như với đặc trưng được mã hoã, số hoá nội dung của các thông tin, thương mại điện

tử mang đến cho người tiêu dùng và các thương nhân nội dung thông tin về sự hiện diện của hàng hoá và dịch vụ trên toàn thế giới, giá cả và các điều kiện bán hàng, cho phép họ mua được hàng hoá với những điều kiện tốt nhất Thương mại điện tử mang đến cho người cung cấp các dịch vụ marketing trực tiếp, cho phép họ kinh doanh mà không cần phải mở một cơ sở hay thuê một đại lý ở nước ngoài Các cửa hàng tổng hợp và các điểm liên hệ trên Internet giảm thiểu sự chậm trễ trong việc giao hàng bằng cách tạo điều kiện thông tin liên lạc giữa các bên có liên quan Khả năng cung cấp hàng hoá một cách nhanh chóng và đảm bảo, nhờ giao dịch thương mại điện tử cũng cho phép các ngành công nghiệp, các nhà bán buôn và bán lẻ giảm mức hàng hoá lưu kho, lưu bãi - giúp cho thương nhân giảm thiểu chi phí kinh doanh Thương mại điện tử mở rộng thị trường hiện có và tạo các cơ hội và lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mới, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hoá vô hình

Thương mại điện tử cho phép mọi chủ thể cùng tham gia thị trường, tạo điều kiện cho tất cả mọi chủ thể ở khắp mọi nơi trên hành tinh đều có thể tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu - vượt qua mọi ngăn cách về địa lý và biên giới

Thương mại điện tử không giới hạn cơ hội tham gia của bất kỳ đối tượng nào, tạo điều kiện giao dịch trực tiếp mà không phải gặp nhau giữa người mua và người bán, không phải qua trung gian; tạo ra những tác động to lớn mới đối với doanh nghiệp và giúp nâng cao điều kiện sống cho người tiêu dùng Không phải đến các cửa hàng bách hoá mà chỉ dùng các phương tiện điện tử để đặt mua sản phẩm và được giao trực tiếp đến tận nhà từ mọi nguồn trong nước và quốc tế

Trang 10

1.5 Một số loại hình thương mại điện tử hiện nay

Có nhiều cách tiếp cận về thương mại điện tử, tuy nhiên cách tiếp cận thường được

sử dụng là phân loại theo đối tượng tham gia, trong đó: Có bốn chủ thế chính tham gia phần

lớn vào các giao dịch thương mại điện tử: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C), người lao động (E) Việc kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho chúng ta những mô hình thương mại điên tử khác nhau, ví dụ tiêu biểu như2:

- Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C): Các doanh

nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng;

- Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (B2B): các giao dịch chủ yếu thực hiện

trên hệ thống ứng dụng Thương mại điện tử Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm

bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này;

- Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G): Trong mô

hình này, Cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử Cơ quan nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website Ví dụ như hải quan điện

tử, thuế điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử, mua bán trái phiếu chính phủ…

Ngoài ra còn một số loại hình như: C2C (thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng), C2B (thương mại giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp),…

2 Tham khảo bài viết: Đặc điểm, phân loại thương mại điện, 2020, truy xuất tại: diem-phan-loai-thuong-mai-dien-tu/ ;

Trang 11

http://quanlydoanhnghiep.edu.vn/dac-CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 2.1 Pháp luật về các giao dịch thương mại điện tử

2.1.1 Chủ thể của giao dịch thương mại điện tử

Trong giao dịch thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia giao dịch truyền thống (bên bán và bên mua) xuất hiện thêm một bên thứ ba, đó là các nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử Do các giao dịch thương mại điện tử thường phải đối mặt với các vấn đề an ninh, bảo mật, luôn cần phải có sự trợ giúp của các chủ thể có khả năng và thẩm quyền xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử vì thế Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu trữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử

Theo quy định của Đạo luật mẫu của UNCITRAL về Thương mại điện tử của Liên

hợp quốc năm 1996, các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử cũng gồm ba chủ thể: người gửi, người nhận và người trung gian Theo đó:

- “Người gửi” là người mà vì người đó hoặc nhân danh người đó, thông tin dữ liệu

được chuyển đi hoặc được tạo ra trước khi được lưu giữ, chứ không phải người trung gian xử lý thông tin đó;

- “Người nhận”là người được người gửi dự kiến sẽ là người tiếp nhận thông tin

giữ liệu, chứ không phải là người trung gian xử lý thông tin đó;

- Và “người trung gian” là người nhân danh một người khác chuyển, nhận, lưu

giữ một thông tin giữ liệu hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến thông tin này

Như vậy, tuy có sử dụng tên gọi khác nhau nhưng Luật mẫu của Liên hợp quốc cũng

đã khẳng định chủ thể của giao dịch thương mại điện tử gồm có ba bên như đã nêu

2.1.2 Các giai đoạn và tiến trình cấu thành giao dịch thương mại điện tử

Luật mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL (Điều 2) quy định: “Thông tin dữ

liệu là thông tin được tạo ra, chuyển đi, tiếp nhận, lưu giữ bằng phương tiện điện tử, quang

Trang 12

học hoặc các phương tiện tương tự, đặc biệt là dưới hình thức trao đổi dữ liệu được tin học hoá (EDI - Electronic Data Interchange) Việc trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) còn được gọi

là trao đổi dữ liệu được tin học hoá, là việc truyền thông tin bằng phương tiện điện tử từ máy điện toán này sang máy điện toán khác, có sử dụng một chuẩn quy ước để cấu trúc và

xử lý thông tin.”

Giao dịch thương mại điện tử được hình thành qua các giai đoạn: i) Chia sẻ thông tin, i) đặt hàng, ii) thanh toán, iv) dịch vụ và hỗ trợ Cụ thể như sau:

Chia sẻ thông tin

Trước khi bán hàng, người bán cần làm cho khách hàng biết rõ về các sản phẩm và dịch vụ của mình thông qua các hoạt động quảng cáo và tiếp thị nhằm cung cấp dữ liệu cho quá trình thu thập thông tin của khách hàng Khách hàng sẽ biết về người bán (nhà cung cấp) và sản phẩm của họ đồng thời người bán (nhà cung cấp) phải tìm hiểu về thị trường để phục vụ khách hàng được tốt hơn Với giao dịch thương mại điện tử, hai mục tiêu này - một của nhà cung cấp, một của khách hàng - luôn song hành với nhau Hoạt động này được tiến hành thông qua quảng cáo trên các website, qua thư điện tử, phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hoạt động marketing khác Việc thông qua cộng đồng mạng để tuyên truyền thông tin về sản phẩm và dịch vụ được coi là một trong những phương thức hiệu quả nhất Các trang Web là một phương tiện hữu hiệu để giao tiếp với khách hàng Các trang Web gồm các Catalogue sản phẩm và dịch vụ sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin đầy đủ và cập nhật về sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng Duy trì một catalogue sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách dùng web, có thể cho phép nhận được các dữ liệu hàm chứa thông tin về tần suất tìm kiếm đối với một sản phẩm nào đó từ phía khách hàng, đồng thời nhà sản xuất cũng có thể gửi các thông báo về những cải tiến, nâng cấp và đặc điểm mới của sản phẩm cho các khách hàng của mình Bằng cách chia sẻ thông tin này sẽ dẫn dắt khách hàng đến với thông tin tốt nhất trong một môi trường thông tin dường như vô tận

Đặt hàng

Khi một khách hàng tìm thấy hàng hoá qua catalogue và quyết định mua thì thường

sẽ gửi các đơn mua hàng điện tử để đặt mua hàng hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp nào

Trang 13

đó Hệ thống xử lý đơn đặt hàng sẽ trình cho người mua một mẫu đơn đặt hàng có liệt kê hàng hoá đặt mua, bao gồm các khoản tiền phải trả để người mua thanh toán tiền mua hàng

Thanh toán

Các doanh nghiệp khi tiến hành thanh toán cũng thường dùng các phương tiện điện

tử Chính vì vậy, các giao dịch thanh toán được thực hiện ngày càng nhiều theo phương thức thanh toán trên internet hay thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử Thanh toán trực tuyến, xét trên nhiều phương diện là nền tảng của các hệ thống thương mại điện

tử Khách hàng có thể dùng thẻ tín dụng, séc điện tử, tiền mặt số hoá (Digital cash) hoặc vi tiền mặt (Microcash) để thanh toán Tuy nhiên, dù áp dụng phương tiện thanh toán nào, người mua và người bán bắt buộc phải thoả thuận được với nhau Đồng thời, hệ thống thanh toán của người bán cần có khả năng thực hiện các loại thanh toán quan trọng đối với doanh nghiệp của họ Vấn đề tiếp theo, người bán cần phải chú ý đến đặc thù hệ thống thanh toán của người mua để từ đó lựa chọn công nghệ thanh toán thích hợp nhằm thu hút và giữ được khách hàng

Thực hiện đơn đặt hàng

Sau khi một đơn đặt hàng đã được đặt và thanh toán thì bước tiếp theo là thực hiện đơn đặt hàng Điều này phụ thuộc vào loại hàng hoá, dịch vụ được mua bán Nếu hàng hoá được đặt mua là hàng hoá hữu hình (còn được gọi là hàng hoá cứng), thì sau khi đơn đặt hàng được chuyển đến hệ thống xử lý đơn truyền thống, hàng hoá sẽ được lựa chọn, báo gói và vận chuyển đến tay khách hàng

Dịch vụ và hỗ trợ khách hàng

Sau khi nhận hàng xong, không chỉ người mua có thể có một số vấn đề cần dịch vụ trợ giúp về sản phẩm và dịch vụ mà bản thân các doanh nghiệp là bên bán cũng muốn tiếp xúc với khách hàng để qua đó có đối sách cải tiến sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp trong tương lai Vì vậy, cần phải thiết kế một hệ thống thông tin có thể cung cấp và làm thoả mãn mọi thông tin cho khách hàng qua nhiều kênh khác nhau như fax, e - mail, web, v.v Trong thương mại hàng hoá số, việc cung ứng các dịch vụ hỗ trợ cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong và sau khi bán hàng hết sức phức tạp Việc cung cấp các phiếu câu hỏi trên

Ngày đăng: 20/03/2022, 04:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w