1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sinh viên trường Đại học Thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.

15 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 33 KB

Nội dung

Đạo đức là cái gốc của người cách mạng Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đề tài: Sinh viên trường Đại học Thương mại học tập và làm theo

tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.

Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Mã lớp HP: 2102HCMI0111

Nhóm 4

Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Nguyệt

Trang 2

Thành viên nhóm

Trang 3

I Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh

1 Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò đạo đức.

Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người,

như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối Người nói: “Cũng như sông thì có

nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”

– Làm cách mạng là để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất

vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”

– Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người trăn trở với nguy cơ xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng, rơi vào thoái hóa biến chất của Đảng Vì vậy, Hồ Chí

Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh” Người nhắc lại ý của

Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc

và thời đại Trong Di chúc, Người căn dặn: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật

sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”

– Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực

tế làm thước đo Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế Người nói:

“hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”

– Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất

và năng lực thống nhất làm một Trong đó: đức là gốc của tài; hồng là gốc của

Trang 4

chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực Tài là thể hiện cụ thể của đức trong hiệu

quả hành động

Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội

Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội trước hết thể hiện ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực

Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của cách mạng vô sản, mà còn do những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành sức mạnh vô địch

Tấm gương đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh chẳng những có sức hấp dẫn lớn lao, mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam, mà còn cả với nhân dân thế giới Tấm gương đó từ lâu đã là nguồn cổ vũ động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

2 Chuẩn mực đạo đức

Trung với nước, hiếu với dân

Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác

Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”

Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức

- Trung với nước, hiếu với dân trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải

là những điều mới được đặt ra, mà đó là những phẩm chất đạo đức vốn có từ xa xưa trong tư tưởng đạo đức truyền thống phương Ðông nói chung và đạo đức truyền thống Việt Nam nói riêng

Trang 5

Theo Người, trung là trung với nước, là trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Ðảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nước ở đây với ý nghĩa

"Dân là con nước, nước là mẹ chung", là nước của dân, của toàn dân tộc chứ không phải của riêng ai, và chính mỗi người dân là những "chủ nhân ông" của đất nước Mối quan hệ nước-dân, dân-nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa quyện với nhau trong một thể thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi công dân với cộng đồng, quốc gia, dân tộc

Về chữ hiếu, theo Hồ Chí Minh, là hiếu với dân Hiếu với dân không phải chỉ là hiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàn dân tộc, vì "nước lấy dân làm gốc", dân là "gốc" của nước Bác Hồ từng chỉ rõ:

"Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong xã hội không có gì tốt đẹp,

vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân";"Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế Từ khi có Ðảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà đạo đức ngày nay cao rộng hơn: không phải chỉ có hiếu với bố mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân"; "Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình, chí hiếu nhất Vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình mà hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến giày vò

Mình không những cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người khác, bố mẹ của

cả nước nữa

Chữ tình, chữ hiếu, cũng phải hiểu một cách rộng và hiểu như thế mới là đúng”

- Trung với nước, hiếu với dân theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi công việc cách mạng của Ðảng, trong từng suy nghĩ, việc làm cụ thể của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Dù mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng khác nhau, nhưng yêu cầu về trung, hiếu luôn nhất quán

và là tiêu chí chung cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân học tập và

Trang 6

rèn luyện Ðó là, lòng yêu nước thương nòi, tự hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc; là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân với cộng đồng, với sự nghiệp của Ðảng và dân tộc, với sự hưng vong của đất nước; là ý chí và nghị lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng; là sự tin yêu, kính trọng nhân dân Vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng Ðảng, lãnh đạo cách mạng, Bác thường xuyên quan tâm tới việc nâng cao tinh thần trung, hiếu ở mỗi người dân Việt Nam yêu nước nói chung, cán bộ, đảng viên nói riêng, và đòi hỏi họ phải luôn ghi sâu trong lòng những chữ "trung với nước, hiếu với dân"

Chúng ta có thể thấy rõ điều này ngay từ những ngày đầu cách mạng Khi mở lớp huấn luyện, đào tạo lớp cán bộ đầu tiên của Ðảng (ở Quảng Châu, Trung Quốc), một trong những vấn đề đầu tiên đồng chí Nguyễn Ái Quốc quan tâm là, đào tạo những người tự nguyện hy sinh phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; học tập, tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin là để "giữ chủ nghĩa cho vững", tuyệt đối trung thành với sự nghiệp lớn của Ðảng, biết đoàn kết và tổ chức quần chúng thực hiện

Khi Ðảng ta được thành lập, Người luôn nhắc nhở : "Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Ðảng để làm đày

tớ cho nhân dân Bác nhấn mạnh: Làm đày tớ nhân dân chứ không phải là

"quan" nhân dân" Khi Ðảng ta trở thành Ðảng cầm quyền, lãnh đạo toàn dân vừa kháng chiến vừa kiến quốc, dù ở đâu, làm gì, Người cũng chỉ tâm niệm một điều rằng: "Ðảng ta là Ðảng cách mạng Ngoài lợi ích của nhân dân, Ðảng ta không có lợi ích gì khác", "Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân"… Vì vậy, Người luôn chỉ rõ cho mọi người thấy và hiểu rõ vấn đề cốt lõi của đạo đức cách mạng là: Việc gì lợi cho dân phải hết sức làm Việc gì hại đến dân phải hết sức tránh

Chính trong quá trình ấy, Người đã nêu tấm gương sáng về lòng "tận trung với nước, tận hiếu với dân" Lòng trung, hiếu ở Người là nhất quán, trước sau như

Trang 7

một Ngay từ những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới mục tiêu độc lập cho Tổ quốc, cơm no áo ấm cho đồng bào, Người đã vượt qua bao khó khăn, thử thách Trong lao tù của bọn thực dân, đế quốc, lòng kiên trung bất khuất, quyết tâm giải phóng dân tộc, cơm no áo ấm cho đồng bào càng được bồi đắp thêm Khi đất nước giành được độc lập, Người "tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào", không muốn "dính líu gì với vòng danh lợi" mà

"chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc,

ai cũng được học hành"

- Sau Ðại thắng Mùa Xuân 1975, nhân dân cả nước cùng chung sức xây dựng đất nước Hậu quả nặng nề sau chiến tranh và những biến động sâu sắc của tình hình thế giới đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội kéo dài, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

về nhiệm vụ của Ðảng là lãnh đạo quần chúng chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, một lần nữa tinh thần "trung với nước, hiếu với dân" của đội ngũ những người cách mạng được phát huy cao

độ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trung với nước, hiếu với dân trong giai đoạn hiện nay trước hết là trung thành với con đường cách mạng mà Ðảng ta và Bác Hồ đã chọn, là trung thành với sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; là sự thể hiện lương tâm và trách nhiệm của mỗi người trong

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Ðể đạt được mục tiêu trên, theo chúng tôi, cần thực hiện tốt các việc sau đây:

+ Một là, giáo dục một cách thường xuyên, sâu rộng trong toàn dân để mỗi

người nhận thức sâu sắc và đầy đủ về truyền thống trung, hiếu của dân tộc, về những hy sinh to lớn của các thế hệ ông cha ta để chúng ta có được ngày nay,

Trang 8

qua đó nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, coi đó là lương tâm, trách nhiệm của mỗi người Việt Nam yêu nước

+ Hai là, tổ chức và lãnh đạo toàn dân nêu cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc

theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội để mỗi người dân đều có thể góp sức mình vào sự nghiệp chung của Ðảng ta, đất nước ta, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thành một khối vững chắc như "Thành đồng" của Tổ quốc Ðồng thời, giải quyết tốt mối quan hệ đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân gia đình -tập thể - xã hội, giữa nghĩa vụ và quyền lợi

+ Ba là, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước nhằm phát huy ý thức trách

nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của mỗi người trong từng công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước ta "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn", đưa "dân tộc

ta bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu" như Bác Hồ hằng mong muốn

“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau

Yêu thương con người

Trong những phẩm chất, đạo đức cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một yếu tố vô cùng quan trọng, là động lực thôi thúc hoạt động không mệt mỏi vì nước, vì dân của Người; cũng là nền gốc để quy tụ, đoàn kết hết thảy mọi tầng lớp, mọi lực lượng… đó chính là lòng yêu thương con người của Bác

Trang 9

Theo Bác, tình yêu thương con người thể hiện trước hết là tình yêu thương đối với đồng bào, với nhân dân, với những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột Vì vậy, phải hết lòng giúp dân, giúp nước để đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân Đó cũng là mong ước lớn lao của Bác: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” Đó là thông điệp Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến quốc dân đồng bào, trở thành ngọn cờ chiến đấu và mục tiêu suốt đời hy sinh, cống hiến của Người

Với tình yêu thương vô hạn đó, trọn cuộc đời của mình, Người đã cống hiến cho

sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cho hạnh phúc của Nhân dân Người khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không được tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”; “Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”

Tình yêu thương con người của Bác rất cụ thể, rõ ràng từ việc lớn đến việc nhỏ như: lo giải phóng cho con người khỏi ách áp bức, bóc lột, được tự do, hạnh phúc; đến việc giúp cho con người thoát dần khỏi cuộc sống đói, nghèo, thiếu thốn, vất vả, thậm chí đến từng bữa cơm, manh áo, từ chỗ ở, việc làm… Bác đánh giá cao vai trò của Nhân dân; Bác tôn trọng từ các nhà khoa học, các bậc hiền tài cho tới những người lao công quét rác Bởi theo Bác, từ Chủ tịch nước tới người lao động bình thường, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đều được coi trọng, đều vẻ vang như nhau

Theo Bác, yêu thương con người là phải sống với nhau có tình, có nghĩa Năm

1968, khi làm việc với cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương về việc xuất bản sách “Người tốt, việc tốt” nhằm tuyên truyền sâu rộng những gương điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, trong ứng xử giữa những con người, Bác đã nhắc nhở: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lê nin được”

Trang 10

Theo Bác, yêu thương con người thì phải tin vào con người Với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, giúp con người

có điều kiện vươn lên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm Yêu thương con người là phải giúp cho mỗi người ngày càng tiến

bộ, tốt đẹp hơn Phải thực hiện tự phê bình, phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ

Tình yêu thương con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật giản dị mà cao quý Tình yêu thương đó không phải bằng lời nói cao sang hay những khẩu hiệu hô hào chung chung mà bằng chính hành động, lời nói và việc làm cụ thể Ngay khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng còn non trẻ lại phải đối phó với muôn vàn khó khăn, thử thách trước cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng với hạn hán, thiên tai, lũ lụt, Nhân dân ta rơi vào tình cảnh chết đói ở khắp mọi nơi Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân thi đua “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” Người tin vào lực lượng của Nhân dân, vào tinh thần và sự hăng hái của toàn dân – nguồn nội lực lớn nhất có thể đưa dân tộc vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm trong cuộc chiến đấu chống mọi kẻ thù để bảo vệ và xây dựng đất nước

Vì vậy, để khắc phục nạn đói, Người đề nghị Hội đồng Chính phủ phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất và mở cuộc quyên góp cứu đói Ngày 07/12/1945, trong thư gửi nông gia Việt Nam, Người khẩn thiết kêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là cách thiết thực để chúng

ta giữ vững quyền tự do, độc lập” Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, cả nước thi đua thực hiện “tấc đất, tấc vàng”, “không một tấc đất bỏ hoang” Người cùng các Bộ trưởng và nhân viên Chính phủ cùng tham gia sản xuất sau giờ làm việc, tăng gia một cách thực sự, không phải là tăng gia một cách hình thức Trong khi chờ đợi thu hoạch ngô, khoai, sắn… Người đề xướng phong trào quyên góp “hũ gạo cứu đói”, kêu gọi đồng bào cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa để lấy gạo cứu dân nghèo và Bác đã tự gương mẫu thực hiện trước Tại buổi khai mạc cuộc quyên

Ngày đăng: 19/03/2022, 17:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w