1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận án: Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông.

27 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông.Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông.Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông.Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông.Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông.Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông.Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN ĐẠI

VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hoá học

Mã số: 9.14.01.11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS Đào Thị Việt Anh PGS.TS Vũ Quốc Trung

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Dục Quang, Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phản biện 2: PGS.TS Trần Trung Ninh, Trường ĐHSP Hà Nội

Phản biện 3: TS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm 2022

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội

hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

1 Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt Anh (2019), “Xây dựng khung năng lực tự học của học sinh Trung

học phổ thông trong dạy học hóa học theo mô hình blended learning”, Tạp chí Giáo dục, Số 458

học phổ thông”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 65(4), tr 185-196

4 Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt Anh, Vũ Quốc Trung, Kiều Phương Hảo (2020), “Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông trong dạy học dự án theo

mô hình blended learning”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 69

tháng 10/2020, tr 71-85

5 Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt Anh, Vũ Quốc Trung, Nguyễn Thị Mỹ Hòa (2021), “Thiết kế

và sử dụng trò chơi dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 của

học sinh Trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 71

mô hình blended learning”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Vinh, 50 (3B/2021), tr 16-27.

8 Van-Dai Nguyen, Quoc-Trung Vu, Van-Tiem Chu, Phuong-Hao Kieu, Thi-Viet-Anh Dao (2021), “Project-Based Teaching in Organic Chemistry through Blended Learning Model to

Develop Self-Study Capacity of High School Students in Vietnam”, Education Sciences, 11,

346 https://doi.org/10.3390/educsci11070346 (Tạp chí thuộc danh mục Scopus - Q2)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

9 Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt Anh (2019), Vận dụng mô hình blended learning trong dạy

học phần Hiđrocacbon, Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh THPT, Đề

tài cấp cơ sở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, nghiệm thu đạt kết quả Tốt

10 Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt Anh, Kiều Phương Hảo (2021), Vận dụng dạy học dự án theo

mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ 11 nhằm phát triển năng lực tự

học của học sinh Trung học phổ thông, Đề tài cấp cơ sở ưu tiên Trường Đại học Sư phạm Hà

Nội 2, nghiệm thu đạt kết quả Tốt

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đổi mới giáo dục là vấn đề cấp thiết và xu thế toàn cầu đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 Ở Việt Nam, nền giáo dục đang bước vào giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện, chuyển mạnh từ chú trọng truyền đạt kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất

và năng lực (NL) người học nhằm đào tạo ra nguồn lao động chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đã xác định năng lực tự học (NLTH) là một trong những năng lực cốt lõi của học sinh (HS), do đó phát triển NLTH là một nhiệm vụ cấp thiết, lâu dài ở trường phổ thông

BL là các mô hình DH có sự kết hợp linh hoạt của DH giáp mặt trên lớp (face to face)

và DH trực tuyến (online learning) trong mối liên hệ mật thiết, bổ sung lẫn nhau hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng DH BL đã được triển khai khá hiệu quả ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Nhật Bản…, và được nhận định sẽ trở thành mô hình DH chủ đạo trong tương lai Ở Việt Nam,

mô hình BL bước đầu đã được quan tâm, tuy nhiên các nghiên cứu còn ít và hạn chế so với yêu cầu phát triển của giáo dục giai đoạn mới

Phần Hóa học hữu cơ (HHHC) có khối lượng kiến thức khá lớn, đòi hỏi HS cần đầu tư nhiều thời gian cho việc TH, đồng thời cũng có nhiều nội dung liên quan đến thực tiễn nên tạo điều kiện tốt để GV có thể tổ chức cho HS TH thông qua các DA học tập

Kết quả khảo sát thực trạng TH cho thấy việc học của HS còn thụ động và phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của GV, nhiều HS chưa biết cách TH Các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực phát triển NLTH vẫn chưa được GV sử dụng thường xuyên Tuy nhiên, phần lớn

GV và HS đều đã kĩ năng cơ bản để truy cập Internet, các công cụ kĩ thuật truy cập Internet cũng đã phổ biến sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc triển khai DH theo mô hình BL ở các trường Trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Vận dụng

mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu các biện pháp vận dụng mô hình BL trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển NLTH của HS Trung học phổ thông

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Quá trình DH hóa học ở trường THPT

Đối tượng nghiên cứu: NLTH của học sinh THPT và các biện pháp vận dụng mô hình

BL trong dạy học hóa học để phát triển NLTH cho HS THPT

Trang 5

Phạm vi nghiên cứu: Nội dung (phần Hóa học hữu cơ lớp 11 THPT), địa bàn (trường

THPT ở 3 miền Bắc, Trung, Nam), thời gian (từ tháng 11/2016 đến tháng 6/2021)

4 Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng mô hình lớp học đảo ngược (LHĐN) và dạy học dự án (DHDA) theo mô hình BL trong phần HHHC lớp 11 một cách hợp lý, phù hợp với đối tượng thì sẽ phát triển được NLTH cho HS THPT

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng hợp, phân tích các tài liệu về NL, TH và NLTH, BL, các phương pháp DH tích

cực và đánh giá NL HS,… nhằm tổng quan cơ sở lý luận của đề tài

- Điều tra làm rõ thực trạng vấn đề TH, phát triển NLTH và vận dụng mô hình BL trong

DH môn Hóa học ở trường THPT

- Xây dựng khung NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL

- Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung và đặc điểm về PPDH phần HHHC lớp 11

- Đề xuất các biện pháp vận dụng mô hình BL trong DH nhằm phát triển NLTH cho HS THPT

- Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL

- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) tại một số trường THPT nhằm khẳng định tính khả thi, hiệu quả của các thiết kế DH đã đề xuất

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, đánh giá, hệ thống hóa, khái quát hóa… trong tổng quan các cơ sở lý luận của đề tài

- Nhóm phương pháp thực tiễn: Quan sát, điều tra, phỏng vấn, trao đổi ý kiến với chuyên gia, GV, HS,… Tiến hành TNSP DH theo mô hình BL trong DH phần HHHC lớp

11 nhằm phát triển NLTH cho HS ở một số trường THPT

- Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lý số liệu thực nghiệm và rút ra các kết luận

7 Điểm mới của luận án

- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc vận dụng mô hình BL để phát triển NLTH cho học sinh THPT

- Làm rõ được thực trạng vấn đề TH, phát triển NLTH và vận dụng mô hình BL trong

DH môn Hóa học ở trường THPT

- Xây dựng khung NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL

- Đề xuất được 02 biện pháp vận dung mô hình BL phát triển NLTH cho HS THPT bao gồm (1) Vận dụng mô hình LHĐN và (2) Vận dụng DHDA theo mô hình BL Đã xây dựng

02 quy trình DH cụ thể với 08 KHBD minh họa, lựa chọn và thiết kế các công cụ, nội dung

hỗ trợ tổ chức DH theo các mô hình BL trong phần HHHC lớp 11 (gồm nền tảng DH trực

Trang 6

tuyến - Microsoft Teams, 05 bài giảng điện tử, 05 trò chơi DH, 30 bài tập thực tiễn và 28 chủ đề DA)

- Đề xuất 05 hoạt động quản lý và nâng cao hiệu quả TH của HS trong DH theo mô hình BL

- Thiết kế các công cụ đánh giá NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL gồm: phiếu đánh giá NLTH theo tiêu chí của GV và phiếu tự đánh giá NLTH của HS

8 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu (4 trang), kết luận và khuyến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (118 tài liệu), nội dung luận án có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề vận dụng mô hình blended learning phát

triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông (43 trang)

Chương 2: Biện pháp vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học

hữu cơ lớp 11 phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông (61 trang)

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (28 trang)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC

SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu về vận dụng blended learning trong dạy học

Trên thế giới, BL đã và đang là xu hướng giáo dục mới và một hướng nghiên cứu mới của các nhà khoa học giáo dục, các nghiên cứu khá đa dạng ở mức độ khác nhau đã làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản của BL (định nghĩa, đặc điểm, yếu tố, lợi ích, xu hướng tương lai… ) và đánh giá kết quả vận dụng BL trong thực tiễn DH ở cả cấp đại học và phổ thông Các nghiên cứu đều đưa ra các nhận định khá thống nhất về hiệu quả tích cực của BL đối với nhận thức và kết quả học tập của người học, tuy nhiên để phù hợp với từng đối tượng và điều kiện học tập sẽ cần phải có những mô hình BL cụ thể khác nhau

Ở Việt Nam, BL bước đầu đã được quan tâm song vẫn còn là mô hình mới mẻ và việc

áp dụng mô hình này còn hạn chế do nhiều yếu tố Các nghiên cứu vận dụng BL trong DH hóa học còn chưa nhiều, chưa hệ thống, chưa tập trung hướng tới mục tiêu phát triển NLTH cho HS, nguồn tư liệu hỗ trợ DH theo mô hình BL cũng chưa phong phú để đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay

1.1.2 Nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho học sinh

Vấn đề TH và phát triển NLTH cho HS phổ thông đã được đề cập đến ở một số sách và công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, các tác giả đều khẳng định vai trò quan trọng TH và đã có một số biện pháp phát triển NLTH cho HS được đề xuất

Qua nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về dạy học theo mô hình BL và phát

Trang 7

triển năng lực tự học của HS, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu vận dụng các mô hình BL phù hợp với nội dung phần HHHC lớp 11, đối tượng HS và điều kiện dạy học ở Việt Nam, đặc biệt hướng tới mục tiêu phát triển NLTH vẫn còn là một hướng nghiên cứu mới có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn

1.2 Năng lực và dạy học phát triển năng lực cho học sinh

1.2.1 Khái quát về năng lực

1.2.1.1 Khái niệm năng lực

Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể

1.2.1.2 Cấu trúc chung của năng lực

Có 2 hướng tiếp cận để xác định cấu trúc của năng lực là theo nguồn lực hợp thành (1)

và theo năng lực bộ phận (2) Trong luận án, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận NL bộ phận khi xây dựng khung NLTH của HS

1.2.1.3 Đánh giá năng lực

Việc đánh giá NL sử dụng các công cụ khác nhau được hiểu là các phương pháp, phương tiện và kĩ thuật được sử dụng trong suốt quá trình nhằm đạt được các mục đích đánh giá như: đánh giá qua quan sát, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đánh giá hồ sơ học tập, bài kiểm tra, đánh giá sản phẩm học tập

1.2.2 Một số lí thuyết nền tảng cho dạy học phát triển năng lực học sinh

Chúng tôi xác định một số lý thuyết: (1) thuyết nhận thức, (2) thuyết kiến tạo, (3) thuyết kết nối, (4) thuyết vùng phát triển là cơ sở phương pháp luận định hướng cho các biện pháp

DH phát triển NL, đặc biệt vận dụng BL phát triển NLTH cho HS

1.3 Tự học và năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông

1.3.1 Khái quát về tự học

1.3.1.1 Khái niệm tự học

TH là quá trình HS tự giác, chủ động, tích cực tự chiếm lĩnh tri thức bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục tiêu học tập đề ra Hành động ở đây bao gồm cả hành động trí tuệ, cơ bắp cùng các thuộc tính cá nhân khác như động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan…

1.3.1.2 Các hình thức tự học

Có 3 hình thức TH: Tự học không có hướng dẫn, tự học có hướng dẫn gián tiếp, tự học

có hướng dẫn trực tiếp Trong luận án chúng tôi tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tổ chức các hoạt động TH có hướng dẫn Quá trình TH của HS nhấn mạnh hoạt động tự nghiên cứu, tìm hiểu; tự thực hiện; tự đánh giá và điều chỉnh và tương ứng là vai trò định hướng; tổ chức; hỗ trợ, cố vấn và đánh giá của GV

Trang 8

1.3.2 Năng lực tự học

1.3.2.1 Khái niệm năng lực tự học

NLTH là thuộc tính cá nhân cho phép HS chủ động, tích cực sử dụng các nguồn lực hiện

có (kiến thức, kĩ năng, động cơ, tình cảm…) để thực hiện thành công việc lập và thực hiện kế hoạch học tập, đánh giá kết quả đạt được và điều chỉnh nhằm đạt được các mục tiêu học tập đã được xác định

1.3.2.2 Cấu trúc và các biểu hiện của NLTH ở HS THPT

NLTH của HS không chỉ biểu hiện qua kĩ năng, phương pháp TH mà còn qua các yếu tố thái độ và tính cách Chúng tôi đã xác định được 4 thành phần cơ bản của NLTH là (1) xác định mục tiêu học tập, (2) lập kế hoạch học tập, (3) thực hiện kế hoạch học tập, (4) đánh giá

kết quả và điều chỉnh

1.4 Tổng quan về blended learning

1.4.1 Khái niệm blend learning

Đã có nhiều quan điểm trong định nghĩa và xác định thành phần của BL Trong luận án này, chúng tôi quan niệm:

Blended learning là các mô hình dạy học có sự kết hợp thống nhất và bổ sung giữa phương thức dạy học trực tuyến qua mạng internet và dạy học trực tiếp trên lớp học nhằm tạo điều kiện tốt cho HS đạt được các mục tiêu học tập đề ra khi chiếm lĩnh cùng một nội dung trong chương trình học tập Sự kết hợp 2 phương thức dạy học trên theo trình tự và tỉ lệ khác nhau phản ánh mối quan hệ bên trong có tính quy luật giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy học sẽ tạo nên các mô hình BL khác nhau

1.4.2 Đặc điểm, vai trò và các cấp độ của blended learning

1.4.2.1 Đặc điểm của blended learning:

BL có một số các đặc điểm nổi bật:

- Mở và linh hoạt về không gian, thời gian;

- Dạy TH và định hướng kết quả đầu ra

- Dạy học dựa trên nền tảng công nghệ

- Dạy học kết nối

- Dạy học tương tác

1.4.2.2 Vai trò của blended learning:

Vận dụng BL trong DH ở trường phổ thông đem lại một số lợi ích sau:

- Góp phần đổi mới nội dung, hình thức tổ chức DH:

- Tạo cơ hội để HS làm việc nhiều hơn

- Phát triển NL của HS

1.4.2.3 Các cấp độ của blended learning

BL có nhiều cấp độ khác nhau tùy thuộc cách tiếp cận khác nhau Dựa vào nội dung, BL xảy ra ở 4 cấp độ: (1) Kết hợp ở cấp độ hoạt động (Activity); (2) Kết hợp ở cấp độ khóa học

Trang 9

(Course level); (3) Kết hợp ở cấp độ chương trình (Program level) và (4) Kết hợp ở cấp độ nhà trường/thể chế (Institutional level) Trong luận án này chúng tôi cũng sẽ tập trung nghiên cứu về BL ở cấp độ hoạt động và khóa học

1.4.3 Ưu và nhược điểm của blended learning

Đối với bậc phổ thông, việc vận dụng BL trong DH thể hiện một số ưu điểm sau:

(1) Tăng cơ hội cho các hoạt động học tập diễn ra nhiều hơn, đa dạng hơn, kết hợp chặt chẽ hơn và đạt hiệu quả cao hơn

(2) Mang lại những cách học trải nghiệm mới cho HS

(3) Tạo điều kiện để HS sử dụng đa phương tiện, sáng tạo hơn trong trình bày nội dung (4) Cho phép HS kiểm soát được tốc độ, thời gian, địa điểm khi học tập

(5) Tăng cường số lượng, chất lượng tương tác giữa GV với HS, HS với HS

(6) Tăng cơ hội HS tự học và tự kiểm tra đánh giá trước, trong, sau khi học

1.4.4 Các mô hình blended learning

Intel đề xuất 6 mô hình: Mô hình giáp mặt/trực tiếp là chủ đạo; Mô hình xoay vòng; Mô

hình linh hoạt, Mô hình kết hợp đặc thù, Mô hình kết hợp tự do, Mô hình trực tuyến toàn phần

Staker, H., & Horn, M B đề xuất 4 mô hình BL: Mô hình xoay vòng (gồm 4 mô hình

nhỏ hơn: trạm xoay vòng, phòng chuyên biệt xoay vòng, lớp học đảo ngược, vòng xoay cá nhân); mô hình linh hoạt, mô hình tự kết hợp và mô hình học ảo

Chúng tôi thấy rằng để vận dụng hiệu quả các mô hình BL thì cần thiết phải đưa ra được các bước DH cụ thể phù hợp với từng nội dung/bài học và mục tiêu DH được xác định

1.5 Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và công cụ hỗ trợ tổ chức dạy học theo mô hình blended learning phát triển năng lực tự học cho học sinh

Khi vận dụng BL, việc học tập của HS được thực hiện một phần trực tuyến nên tạo điều kiện cho việc triển khai các PPDH tích cực trên lớp học Bên cạnh đó, một số PPDH tích cực triển khai theo hình thức BL sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong DH Do đó, trong luận

án chúng tôi đã phân tích và lựa chọn sử dụng một số phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực

và công cụ hỗ trợ tổ chức DH theo mô hình BL gồm: Dạy học dự án, Dạy học hợp tác, Sử

dụng trò chơi dạy học, Kĩ thuật KWL, Kĩ thuật các mảnh ghép, Sử dụng sơ đồ tư duy, Microsoft Teams, Bài tập thực tiễn

1.6 Thực trạng vấn đề tự học, phát triển năng lực tự học và vận dụng blended learning ở trường Trung học phổ thông

Để tìm hiểu, đánh giá thực trạng vấn đề TH, phát triển NLTH và vận dụng mô hình BL trong DH môn Hóa học ở trường THPT, từ đó đề xuất một số biện pháp vận dụng mô hình

BL phát triển NLTH cho HS Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát với 1279

HS khối 11 và 136 GV môn Hóa học của 28 trường THPT ở các tỉnh, thành phố thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam trên cả nước trong giai đoạn 2017-2020

Trang 10

Qua thống kê số liệu và phân tích kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy:

(1) Về thực trạng tự học và phát triển NLTH cho HS trong dạy học hóa học: Đa phần

các HS THPT đã nhận thức đúng đắn được vai trò của TH Tuy nhiên, thời gian TH của HS chưa nhiều, nhiều em còn chưa biết cách TH như thế nào Các hoạt động TH chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu và thói quen của HS mà vẫn chủ yếu từ yêu cầu của GV Trong DH hóa học, GV thường xuyên sử dụng bài tập hóa học, các PP tích cực khác ít được sử dụng Việc đánh giá kết quả học tập của HS chủ yếu bằng các PP/công cụ truyền thống như bài kiểm tra, vấn đáp, vở ghi theo yêu cầu thực hiện chương trình hiện hành

(2) Về thực trạng vận dụng BL ở trường THPT: Đa phần các GV chưa biết về BL và các

mô hình BL DH trực tuyến đã bước đầu được thực hiện tuy nhiên chưa có sự kết hợp chặt chẽ, hiệu quả với bài học trên lớp Phần lớn GV và HS đều có kĩ năng cơ bản và truy cập Internet thường xuyên, hàng ngày Internet đã được sử dụng mục đích học tập và giảng dạy Các công cụ kĩ thuật truy cập Internet đã trở lên phổ biến Ngoài ra HS đã có những thái độ tích cực với việc kết hợp học trực tuyến và học trên lớp học Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng BL trong DH ở trường THPT

Ngoài ra, MS Teams là một trong các nền tảng trực tuyến với nhiều tính năng vượt trội, đang được sử dụng ngày càng phổ biến để tổ chức DH trực tuyến ở trường phổ thông Vì thế, chúng tôi định hướng lựa chọn MS Teams làm nền tảng tổ chức DH theo mô hình BL trong nghiên cứu đề tài này

Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến hành xây dựng khung NLTH của HS và đề xuất các quy trình DH theo mô hình BL phát triển NLTH cho HS trong môn Hóa học, phù hợp với các điều kiện DH ở Việt Nam

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1 Khung năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông trong dạy học theo mô hình blended learning

2.1.1 Nguyên tắc xây dựng khung NLTH

2.1.2 Quy trình xây dựng khung NLTH

2.1.3 Khung NLTH của HS THPT trong dạy học theo mô hình BL

Dựa trên 4 nguyên tắc và quy trình 5 bước, chúng tôi đã xây dựng được khung NLTH của HS THPT gồm 4 thành phần NL và 10 biểu hiện, mỗi biểu hiện có 3 mức độ được mô tả chi tiết trong luận án làm cơ sở cho việc thiết kế các công cụ đánh giá NLTH của HS

Trang 11

2.2 Phân tích chương trình phần Hóa học hữu cơ lớp 11

2.2.1 Mục tiêu

2.2.2 Cấu trúc và đặc điểm nội dung kiến thức

2.2.3 Đặc điểm về phương pháp dạy học

Cấu trúc phần HHHC lớp 11 đã giúp HS có cơ sở để phân tích cấu tạo các chất và suy luận ra tính chất của chất, từ tính chất liên hệ đến ứng dụng của nó, các chất nghiên cứu sau

có tính chất tương tự hoặc có một số tính chất giống chất nghiên cứu trước đó nên có thể so sánh, phân tích cấu tạo chất để suy ra, do đó tạo điều kiện cho hình thành và phát triển phương pháp TH, tự nghiên cứu và phát triển NLTH của HS

Ngoài ra, Phần HHHC lớp 11 có rất nhiều nội dung kiến thức liên quan đến thực tiễn nên thích hợp cho GV tổ chức các DA học tập cho HS Tuy nhiên, đây là phần có nhiều kĩ năng tư duy hóa học hữu cơ phải hình thành và rèn luyện, nên TH cần thiết phải có sự hướng dẫn cụ thể của GV Môi trường trực tuyến trong mô hình BL sẽ tạo điều kiện tốt cho

GV trong việc chuyển giao các hướng dẫn, hỗ trợ này đến từng cá nhân HS, cá nhân hóa hoạt động học tập

2.3 Công cụ đánh giá NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL

2.3.1 Phiếu đánh giá tiêu chí của GV

2.3.2 Phiếu tự đánh giá của HS

2.4 Một số biện pháp vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 phát triển năng lực tự học của học sinh THPT

2.4.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp

2.4.2 Biện pháp 1 Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 phát triển NLTH của HS THPT

Trang 12

LHĐN chính là một mô hình tiêu biểu của BL, phù hợp với việc DH một số bài dạy phần HHHC lớp 11, đáp ứng được mục tiêu phát triển NLTH cho HS Trong mô hình LHĐN, HS TH kiến thức mới qua bài giảng, học liệu do GV cung cấp thông trên hệ thống quản lý học tập hoặc bằng các phương tiện công nghệ khác Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà HS phải chuẩn bị trước khi lên lớp Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động thảo luận, giải đáp về kiến thức mới, vận dụng vào giải quyết vấn đề, tiến hành hoạt động thực hành, thực tiễn

2.3.2.1 Quy trình DH theo mô hình LHĐN

Hình 2.4 Quy trình DH theo mô hình LHĐN

Hoạt động học trực tuyến

(ở nhà) của HS

Hoạt động học trực tiếp (trên lớp) của HS

Phát triển NLTH

Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập

2 HS đọc hiểu và nhận định các mục tiêu

bài học được GV cung cấp cùng với bài

giảng điện tử qua MS Teams

3 HS lập kế hoạch TH (trong sự phối hợp

với bạn cùng tiến), xác định rõ thời gian,

phương tiện, cách thức tiến hành và dự

kiến một số kết quả TH đạt được (Đôi bạn

cùng tiến có trách nhiệm hỗ trợ, nhắc nhở

nhau thực hiện kế hoạch TH đã vạch ra)

1 Các HS tiếp nhận vấn

đề, các nhiệm vụ tự học và yêu cầu cần đạt do GV giới thiệu và chuyển giao

HS đặt câu hỏi thắc mắc về nhiệm vụ (nếu có) Sau

đó, lựa chọn bạn cùng tiến

để thực hiện nhiệm vụ

TH

- Nhận định mục tiêu, nội dung học tập;

- Xác định phương tiện, cách thức thực hiện các nhiệm vụ TH;

- Lập thời gian biểu và dự kiến kết quả TH

Trang 13

Bước 2: Hình thành kiến thức mới

4 HS tiến hành TH với học liệu (bài giảng

điện tử, video thí nghiệm, ) được GV

cung cấp trên Teams Trả lời các câu hỏi

định hướng/vẽ sơ đồ hệ thống kiến thức

vào vở TH,

5 HS thảo luận trực tuyến về các thắc

mắc, khó khăn để hỗ trợ/nhận được hỗ trợ

từ GV và bạn học khác Sau đó điều chỉnh

nội dung trong vở ghi cho phù hợp

6 HS nộp sản phẩm TH (ảnh chụp vở ghi)

qua Teams, tiếp tục nhận phản hồi từ GV

và chỉnh sửa HS có thể yêu cầu họp trực

tuyến với GV (nếu cần)

7 HS tự đánh giá lần 1 các mục tiêu đã

đạt được sau TH trực tuyến

- Xác định điều đã biết có liên quan;

- Thu thập thông tin;

- Hợp tác với thầy cô, bạn học;

- Trình bày và bảo vệ kết quả học tập;

- Đánh giá kết quả học tập

Bước 3: Luyện tập, vận dụng

9 HS giải bài tập thực tiễn (nếu có) do

GV đưa ra Các bài tập này thường yêu

cầu HS tìm kiếm, xử lý thông tin để giải

quyết vấn đề/nhiệm vụ thực tiễn và không

bắt buộc đối với toàn bộ HS HS gửi phần

trả lời qua Teams GV sẽ phản hồi, đánh

giá kết quả, công bố đáp án để các học

sinh cùng tham khảo, có thể trao thưởng

(nếu có)

8 HS tham gia các hoạt

động học tập dưới sự tổ

chức trực tiếp của GV như:

Đặt câu hỏi làm rõ nội dung học tập, hệ thống kiến thức, thuyết trình kết quả/sản phẩm TH, hợp tác theo nhóm/cặp đôi để giải bài tập hóa học, tiến hành thí nghiệm, tham gia trò

chơi học tập,

- Thu thập thông tin;

- Xử lý thông tin, giải quyết vấn đề;

- Hợp tác với thầy cô, bạn học;

- Trình bày và bảo vệ kết quả học tập;

Bước 4: Đánh giá kết quả học tập

10 HS hoàn thành các bài tập tự luyện và

tự đánh giá lần 2 các mục tiêu đã đạt được

sau toàn bộ bài học Suy ngẫm, rút kinh

nghiệm và đề xuất cách cải thiện, khắc

phục hạn chế/khó khăn Nộp lại kết quả tự

đánh giá cho GV

11 HS tiếp nhận kết quả phản hồi và đánh

giá của GV về quá trình TH qua Teams

12 HS xây dựng hồ sơ

học tập, lưu lại các minh chứng và nộp theo yêu cầu của GV (nếu cần)

- Đánh giá kết

quả học tập;

- Rút kinh nghiệm và điều

chỉnh

Ngày đăng: 17/03/2022, 13:40

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w