1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Phân tích 19 tác phẩm ngữ văn 9 hay Ôn thi học sinh giỏi văn và ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn

124 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Phân tích 19 tác phẩm ngữ văn 9 hay Ôn thi học sinh giỏi văn và ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn Phân tích 19 tác phẩm ngữ văn 9 hay Ôn thi học sinh giỏi văn và ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn Phân tích 19 tác phẩm ngữ văn 9 hay Ôn thi học sinh giỏi văn và ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn Phân tích 19 tác phẩm ngữ văn 9 hay Ôn thi học sinh giỏi văn và ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn Phân tích 19 tác phẩm ngữ văn 9 hay Ôn thi học sinh giỏi văn và ôn thi vào lớp 10 môn ngữ vănPhân tích 19 tác phẩm ngữ văn 9 hay Ôn thi học sinh giỏi văn và ôn thi vào lớp 10 môn ngữ vănPhân tích 19 tác phẩm ngữ văn 9 hay Ôn thi học sinh giỏi văn và ôn thi vào lớp 10 môn ngữ vănPhân tích 19 tác phẩm ngữ văn 9 hay Ôn thi học sinh giỏi văn và ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn

Trang 1

HỌC KÌ I TRUYỆN THƠ NÔM TRUNG ĐẠI VN (Thế kỉ XVIII – XIX)

Bài 1: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

Đoạn trích: “Chị em Thúy Kiều”

Đề 1: Phân tích vẻ đẹp chân dung của Thúy Vân qua đoạn trích sau (Bốn câu) Từ đó em hãy nêu

hiểu biết của em về bút pháp ước lệ tượng trưng trong văn học cổ

Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều qua 12 câu thơ sau (….) Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn

Du được thể hiện như thế nào qua đoạn trích

Đề 3: Có ý kiến cho rằng: Với bút pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc của văn chương trung đại,

Nguyễn Du đã tạc dựng thành công bức chân dung nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều Hãy phân tích

những câu thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên?

Đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Đề 1: Phân tích bức tranh trước lầu Ngưng Bích và hoàn cảnh của Thúy Kiều qua đoạn thơ sau

(Trích 6 câu đầu)

Đề 2: Cảm nhận nỗi nhớ thương của Thúy Kiều với người yêu và cha mẹ qua tám câu thơ giữa của

đoạn trích Từ đó, em có suy nghĩ gì về đạo hiếu của con cái với cha mẹ

Đề 3: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/Người buồn cảnh

có vui đâu bao giờ” Làm sáng tỏ ý thơ trên bằng việc phân tích đoạn thơ sau: (trích tám câu cuối)

Bài 2: “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu

(Đoạn trích: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”)

Đề 1: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và Truyện Lục Vân Tiên.

Đề 2: Cảm nhận về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

của Nguyễn Đình Chiểu Từ những lời nói khảng khái, chân tình của Lục Vân Tiên, em có suy nghĩ

gì về quan niệm sống đẹp của ông cha ta.

Đề 3: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều

Nguyệt Nga”

THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (Từ sau 1945 đến nay)

Bài 1: Đồng chí của Chính Hữu

Đề 1: Cảm nhận đoạn thơ sau:

(Trích 7 dòng thơ đầu)

Đề 2: Phân tích vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ sau; chỉ ra điểm khác nhau giữa người lính

trong bài thơ “Đồng chí” với người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

(Trích hai khổ thơ cuối)

Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau: “Anh với tôi trăng treo”

Hãy phân tích đoạn thơ trên Từ việc phân tích đoạn thơ, em có suy nghĩ gì về người lính trongkháng chiến và trong cuộc sống ngày hôm nay?

Đề 4: “ Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lý được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của

nhà văn Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo.” (Ra-xun Gam-ma-tốp)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích bài thơ “Đồngchí” của nhà thơ Chính Hữu làm sáng tỏ ý kiến ấy

Bài 2: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Đề 1: Phân tích 4 khổ thơ đầu Từ nội dung đoạn thơ, em thấy mình cần có trách nhiệm gì trong

việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay

Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ.

Đề 3: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính lái xe vận tải Trường Sơn trong đoạn thơ sau:

Trang 2

“Những chiếc xe từ trong bom rơi Chỉ cần trong xe có một trái tim.” Từ cảm nhận đó hãy liên hệ

với bài thơ sau để chỉ ra điểm khác nhau cơ bản của hình ảnh người lính trong thơ của Phạm Tiến Duật

Bài 3: Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Đề 1: Theo ý kiến của nhà thơ Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá là một “khúc tráng ca, ca ngợi con

người trong lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui.” Ý kiến trên thể hiện qua đoạn thơ sau

như thế nào? (Trích ba khổ đầu: 1,2,3)

Đề 2: Về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ là một khúc ca – một tráng

khúc về lao động và về thiên nhiên đất nước giàu đẹp” Hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ

ý kiến trên: Mặt trời…ơi (trích 02 khổ đầu)

Đề 3: Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động qua đoạn thơ sau: (Trích khổ 4,5,6,7)

Bài 4: Bếp lửa của Bằng Việt

Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Hình ảnh bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là hình ảnh người

nhóm lửa, người giữ lửa Em có suy nghĩ gì về nhận xét ấy?

Đề 2: Cảm nhận của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.

Bài 5: Ánh trăng của Nguyễn Duy

Đề 1: Phân tích tình cảm của con người với ánh trăng trong ba khổ thơ đầu.

Đề 2: Cảm nhận hình ảnh con người và ánh trăng qua ba khổ thơ cuối.

Đề 3: Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: "Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh" Bằng hiểu biết của mình và dựa vào ý kiến của Trần Đăng Khoa, em hãy chứng minh rằng: bài thơ Ánh trăng

của Nguyễn Duy là một bài thơ hay

Đề 4: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.

Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi

và sáng tạo những gì chưa có (Nam Cao) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích hình tượng

ánh trăng trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Duy để chia sẻ ý hiểu của em

Đề 5: Nhà nghiên cứu Đỗ Đình Tuân cho rằng: “Làm thơ là quá trình hình thành và sáng tạo ra

những “tứ thơ” chứ không phải chỉ thuần túy là việc diễn ý hay kể việc” Hãy phát hiện tính độc đáo của “tứ thơ” qua thi phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy

TRUYỆN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (Thế kỉ XVI – XIX) Bài 1: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Đề 1: “Nhân vật là linh hồn của truyện ngắn” Chọn và phân tích một nhân vật mà em ấn tượng

nhất trong các tác phẩm truyện đã học ở lớp 9 để làm sáng tỏ ý kiến trên

Đề 2: Nhà văn K Pauxtopxki cho rằng: Không có chi tiết thì tác phẩm không sống được Ý nghĩa

của chi tiết ở chỗ, sao cho cái vặt vãnh không dễ nhận thấy lại trở thành to lớn, lấp lánh trước mọi người.

Em hiểu như thế nào về ý kiến nêu trên? Chọn, phân tích một vài chi tiết trong một hoặc một

vài truyện ngắn đã học để thấy sự to lớn, lấp lánh của nó.

Đề 3: “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt

của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của

họ” Em hãy phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định trên

Đề 4: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương’ của Nguyễn Dữ.

Từ đó, em hãy liên hệ với người phụ nữ trong xã hội hiện đại

Đề 5: “Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo.” (Nguyên Ngọc) Em hãy phân tích nhân vật

Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục) của

Nguyễn Dữ, để làm sáng tỏ cho nhận định trên

Đề 6: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ dưới xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện

người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

Bài 2: “Hoàng Lê nhất thống chí”(Hồi 14) của Ngô gia văn phái

Trang 3

Bàn về cuốn tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái có ý kiến cho rằng “Hồi thứ mười bốn đã tái hiện chân thực hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh”.

Phân tích hình tượng nhân vật Quang Trung (Nguyễn Huệ) để làm sáng tỏ nhận định trên

TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (Từ sau 1945 đến Nay)

Bài 3: “Làng” của Kim Lân

Đề 1: Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

dến hết đoạn truyện ông trò truyện với đứa con Út trong truyện ngắn Làng (Kim Lân) để làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước của ông Qua đó nêu suy nghĩ của em về tình yêu nước của nhân dân ta

trong thời đại ngày nay

Đề 2: “Một trong những điểm mấu chốt của nghệ thuật truyện ngắn là xây dựng tình huống

truyện.” Qua truyện ngắn ”Làng” của Kim Lân, em hãy bày tỏ quan điểm về ý kiến trên.

Đề 3: Phân tích nét riêng của tình cảm quê hương trong truyện ngắn ”Làng” của Kim Lân Nhận

xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả

Đề 4: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới

trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp

Đề 5: Trong truyện “Làng”, khi kể đến đoạn có tin đồn làng chợ Dầu của ông Hai theo Tây, Kim

Lân đã thể hiện chân thật, sinh động tâm trạng nhân vật Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng

nhân vật ông Hai Qua đó, chỉ ra, bằng cách nào, nhà văn đã làm cho tâm trạng nhân vật hiện lênchân thật và sinh động như thế?

Đề 6: Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

Đề 7: Phân tích những chuyển biến tâm lý của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của

nhà văn Kim Lân Từ đó, em hãy chỉ ra nét mới mẻ trong hình tượng người nông dân sau Cách

mạng tháng Tám

Đề 8: Nhà thơ Raxun Gamzatov nói: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ

không thể tách quê hương ra khỏi con người”.

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng (Kim Lân) để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Bài 4: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng

Đề 1: Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của

Nguyễn Quang Sáng Câu chuyện đó gợi cho em có suy nghĩ gì về tình cảm gia đình trong cuộc

sống

Đề 2: Phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của

Nguyễn Quang Sáng Qua đây, em hãy trình bày suy nghĩ của em về đạo làm con với cha mẹ

Đề 3: Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn

Nguyễn Quang Sáng Qua đó, em hiểu gì về ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người?

Bài 5: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

Đề 1: Đọc đoạn văn sau :“Quê cháu ở Lào Cai Để cháu giới thiệu với bác những người khác

đáng cho bác vẽ hơn.” Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn văn trên Trong đoạn văn trên, anh thanh niên nói: “Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc” Em hiểu gì về niềm hạnh phúc của anh thanh niên ? Nêu quan niệm của em về hạnh phúc ?

Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Lặng lẽ Sa Pa - Một bài ca ca ngợi những con người có lẽ sống cao

đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc” Bằng hiểu biết của em về truyện ngắn Lặng

lẽ Sa Pa, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên Qua đây, em hiểu gì về đức hy sinh của thế hệ trẻ

Việt Nam hôm nay

Đề 3: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn

“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long Từ nhân vật anh thanh niên, tác giả muốn nhắn nhủ

Trang 4

điều gì với thế hệ trẻ hôm nay?

Đề 4: Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn

Thành Long Qua đó, em hãy liên hệ với vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng trongcuộc sống hôm nay

Đề 5: Nhà văn Nga K.Pauxtopxki cho rằng nhà văn là người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp.

Từ việc hiểu ý kiến trên, hãy phân tích vẻ đẹp của nhân

vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa để cảm nhận cái đẹp mà nhà văn Nguyễn

Thành Long đưa em đến

HỌC KÌ II

Bài 6: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê

Đề 1: Có ý kiến nhận xét: “Ở nhân vật Phương Định chúng ta có thể nhìn thấy được vẻ đẹp của thế

hệ thanh niên thời chống Mỹ cứu nước.” Phân tích nhân vật Phương Định trong văn bản Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê để làm sáng tỏ nhận xét trên.

Đề 2: “Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ

mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn Bằng cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê, em hãy làm

rõ nhận định trên

Đề 3: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê

Minh Khuê? Từ vẻ đẹp của Phương Định, em có suy nghĩ gì về lòng dũng cảm của mình khi được

sống trong thời bình

Đề 4: Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công hình

tượng những nữ chiến sỹ thanh niên xung phong hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ Hãy cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của ba nhân vật: Phương Định, Thao và Nho để làm sáng tỏ nhận định trên

Đề 5: Với nghệ thuật miêu tả tâm lý tài tình, Lê Minh Khuê đã làm nổi bật phẩm chất dũng cảm,

kiên cường của những cô gái thanh niên xung phong thời chống Mỹ Hãy phân tích tâm lý của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

để làm sáng tỏ ý kiến trên?

THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (Từ sau 1975 đến Nay)

Bài 1: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Đề 1: Cảm nhận vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước trong đoạn thơ sau: (Trích 3

khổ thơ đầu) Từ đó em có nhận xét gì về tư tưởng tình cảm của tác giả.

Đề 2: “Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng đề nghị một lối sống” Hãy phân tích 3 khổ thơ

cuối của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải để làm rõ nhận định trên?

Đề 3: “Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm.” (Leonardo De Vinci) Em hãy cảm nhận

bức họa mùa xuân bằng ngôn từ trong đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Tôi đưa tay tôi hứng ( )

Bài 2: Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Đề 1: Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ “Viếng lăng Bác” là niềm xúc động thiêng liêng, là tấm

lòng thành kính biết ơn của Viễn Phương, của nhân dân miền Nam khi ra viếng lăng Bác Em hãy

phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” để làm sáng tỏ ý kiến trên Là một học sinh, em thấy mình cầnphải sống, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác như thế nào?

Đề 2: Nêu cảm nhận của em về hình tượng cây tre được nhà thơ Viễn Phương nói đến trong bài

thơ “Viếng lăng Bác”:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Trang 5

Đề 3: Có ý kiến cho rằng “Bài thơ “Viếng lăng Bác” là niềm xúc động thiêng liêng thành kính vừa

tự hào vừa đau xót của tác giả với Bác” Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đề 4: Tác giả Lưu Quý Kỳ nói: "Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ, người đọc mở ra thấy

tâm tình của mình trong đó" Em hãy làm sáng tỏ “tâm tình” của nhà thơ Viễn Phương và bộc lộ

“tâm tình của mình” qua việc cảm nhận đoạn thơ sau: (Ba khổ thơ cuối)

Đề 5: " Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này." Trình bày cảm

nhận của em về hai khổ thơ trên Em cần làm gì để xứng đáng với những công lao to lớn của Bác.

Đề 6: Đọc bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương), có ý kiến cho rằng: “Bài thơ là một nén hương

thơm mà Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu” Em hãy phân tích bài thơ để làm

sáng tỏ nhận xét trên

Bài 3: Sang thu của Hữu Thỉnh

Đề 1: Có ý kiến cho rằng: “Hữu Thỉnh đã thể hiện những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến nhẹ

nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.” Em hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua đoạn thơ:

“Sông được lúc dềnh dàng Trên hàng cây đứng tuổi.”

Đề 2: Có người cho rằng: “Thu là thơ của lòng người, nhưng với mỗi người mùa thu lại mang đến

những cảm xúc riêng”

Em có cảm nhận như vậy không? Hãy phân tích bài thơ “Sang thu” để làm rõ cảm nhận đó

Bài 4: Nói với con của Y Phương

Đề 1: Phân tích những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha qua

lời tâm tình với con trong đoạn thơ sau:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Còn quê hương thì làm phong tục”

Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Nói với con”, bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm,

qua lời nhắn nhủ thiết tha với con, nhà thơ Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.” Phân tích bài thơ để

làm nổi bật sức hấp dẫn của nội dung đó

Đề 3: Bàn về vai trò, giá trị của thơ ca, nhà thơ Lưu Quang Vũ từng chia

sẻ quan niệm:

Mỗi bài thơ của chúng ta

Phải như một ô cửa

Mở tới tình yêu.

(Trích “ Liên tưởng tháng Hai”)

Em hãy viết về những “ô cửa” “tình yêu” mà Y Phương đã mở ra trong bài thơ “Nói với con”

HỌC KÌ I TRUYỆN THƠ NÔM TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Bài 1: “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU

I NGUYỄN DU

- Nguyễn Du là Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn

1 Cuộc đời:

Trang 6

- Nguyễn Du (1765 – 1820), tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện NghiXuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học

- Ông sống trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, cuối thế kỉ 18 – đầu thế kỉ 19, khi chế độphong kiến thời Lê Trịnh khủng hoảng trầm trọng Phong trào khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi, tiêu biểu

là phong trào Tây Sơn

- Sinh ra và lớn lên ở Thăng Long nên ông có nhiều điều kiện để tiếp thu tri thức

- Từ 1786 đến 1796, Nguyễn Du phải sống phiêu bạt trên đất Bắc rồi sau đó về ở ẩn tại quê cha HàTĩnh

- Năm 1802 ông ra làm quan cho triều Nguyễn và được cử đi sứ sang Trung Quốc

- Năm 1820 ông được cử đi sứ lần 2 nhưng chưa kịp đi thì mắc bệnh và mất tại Huế

-> Chứng kiến những đổi thay lớn lao của xã hội cùng với việc đi nhiều, hiểu rộng; hoàn cảnh gia đình, tất cả những điều đó đã tác động mạnh mẽ tới tình cảm, nhận thức để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực: “Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

2 Con người:

- Ông là người có vốn hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú

- Là người có trái tim giàu yêu thương, luôn cảm thông với những nỗi đau khổ của kiếp người Trong

“Truyện Kiều”, ông đã từng viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

-> Nguyễn Du xứng đáng là thiên tài văn học, danh nhân văn hóa thế giới, là nhà nhân đạo chủ nghĩalớn

3 Sự nghiệp văn học:

- Nguyễn Du đã để lại những tác phẩm có giá trị ở cả chữ Hán và chữ Nôm

+ Về chữ Nôm: xuất sắc nhất là tác phẩm “Đoạn trường tân thanh”, còn gọi là “Truyện Kiều”.

+ Về chữ Hán: có ba tập thơ lớn: “Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm, Thanh Hiên thi tập”, tổng

là 243 bài

II Truyện Kiều

* “Truyện Kiều” là một kiệt tác truyện thơ Nôm, có sức sống lâu bền, vượt thời gian.

1 Nguồn gốc và thể loại:

- “Truyện Kiều” mượn cốt truyện văn xuôi “Kim Vân Kiều truyện” của một tác giả người Trung

Quốc là Thanh Tâm Tài Nhân Tuy nhiên phần sáng tạo của Nguyễn Du có ý nghĩa quyết định đếnthành công của tác phẩm

- Nguyễn Du có nhiều sáng tạo từ nghệ thuật kể chuyện bằng thơ đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên

+ Thúy Kiều gặp Kim Trọng và tự do đính ước với nhau

- Phần 2: Gia biến và lưu lạc

- Gia đình Kiều bị mắc lừa, Kiều phải bán mình chuộc cha, nhờ Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng

và bắt đầu 15 năm lưu lạc “Thanh lâu hai lượt thánh y hai lần”

- Phần 3: Đoàn tụ

+ Thúy Kiều trở về đoàn tụ với gia đình, nối duyên lại với Kim Trọng nhưng chỉ là duyên bạn bè

Trang 7

3 Giá trị nội dung và nghệ thuật

a Giá trị nội dung:

* Giá trị hiện thực:

- Tác phẩm phản ánh sâu sắc bộ mặt tàn bạo của xã hội phong kiến đương thời đầy bất công và tànnhẫn

- Phản ánh số phận đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

* Giá trị nhân đạo:

- Tác phẩm đề cao, trân trọng những ước mơ khát vọng chân chính của con người

- Ngợi ca vẻ đẹp bên ngoài, cùng những tài năng phẩm chất bên trong của con người

- Lên án đanh thép những thế lực xấu xa vì tiền

- Tác phẩm còn là tiếng lòng thương cảm của tác giả đối với những đau khổ bất hạnh của người phụ

nữ trong xã hội xưa

b Giá trị nghệ thuật:

- Ngôn ngữ trong “Truyện Kiều” không những giàu và đẹp mà còn đạt tới đỉnh cao của thơ lục bát:

+ Ngôn ngữ trong “Truyện Kiều’ vừa có chức năng phản ánh, biểu cảm lại vừa có chức năng thẩmmỹ;

+ Ngôn ngữ kể chuyện phong phú, nhân vật được miêu tả bằng cả hình dáng bên ngoài lẫn nội tâmbên trong

+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng vừa chân thực sinh động, vừa tả cảnh ngụ tình

-> “Truyện Kiều” đã làm nên khúc “Nam âm tuyệt xướng” làm say đắm lòng người bao thế hệ, bởi Nguyễn Du đã viết “Truyện Kiều” bằng con mắt “nhìn thấu cả sáu cõi và tấm lòng nhân đạo nghĩ suốt

cả nghìn đời”

CÂU HỎI ÔN TẬP

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Đoạn trích 1: “CHỊ EM THÚY KIỀU”

(Mở bài:

- Nguyễn Du là Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn ‘Truyện

Kiều” là kiệt tác truyện thơ Nôm, có sức sống lâu bền, vượt thời gian

- Nêu nội dung, xuất xứ đoạn thơ và trích thơ.)

I Vị trí của đoạn trích

- Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm, giới thiệu về gia cảnh của Thúy Kiều

- Ở đoạn trích này, tác giả tập trung miêu tả vẻ đẹp tài sắc của chị em Thúy Kiều

II Phân tích văn bản

* Giọng điệu bao trùm toàn bộ đoạn trích là giọng điệu ngợi ca, ngưỡng mộ vẻ đẹp tài sắc của chị

em Thúy Kiều.

1 Bốn câu thơ đầu: Tác giả giới thiệu và miêu tả vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều:

“Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

- Hai câu thơ đầu ngắn gọn, hàm súc đã giới thiệu những thông tin cơ bản về hai chị em: cô chị làThúy Kiều, cô em là Thúy Vân Họ đều là những người con gái đẹp “tố nga” của gia đình nhà họVương

- Đến hai câu thơ tiếp theo tác giả mượn hình ảnh thiên nhiên là “mai” và “tuyết” để khắc họa vẻ đẹpchung của hai chị em Vẻ đẹp ấy toát ra từ cốt cách bề ngoài, thanh thoát như thân cây mai còn tinh

Trang 8

thần, tâm hồn trong trắng như tuyết Dùng hình ảnh thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp con người là bútpháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng thường thấy trong văn học cổ.

-> Như vậy chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Du đã khái quát được vẻ đẹp chung “mười phân vẹn mười” và vẻ đẹp riêng của từng người bằng một giọng đầy ngợi ca, ngưỡng mộ.

2 Bốn câu thơ tiếp: Tác giả miêu tả vẻ đẹp bức chân dung của Thúy Vân

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhượng màu da”

- Đầu tiên ta bắt gặp vẻ đẹp nổi bật ở Thúy Vân , đó là vẻ đẹp “trang trọng khác vời”, đó là một vẻđẹp cao sang, quý phải vượt lên trên vẻ đẹp bình thường, không thể lẫn với người khác Những chữ

“xem”, “khác vời” đã tô đậm giọng điệu và cảm hứng ngợi ca, ngưỡng mộ của tác giả

- Tiếp theo, tác giả đã sử dụng hàng loạt những hình ảnh diễm lệ cao quý như: “trăng, ngọc, mây,tuyết” để đặc tả vẻ đẹp chân dung Thúy Vân

+ Đó là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu như mặt trăng Trên khuôn mặt ấy hiện lên đôi lông mày trẻ trungthanh thoát khỏe khoắn

+ Thêm vào đó Thúy Vân còn có nụ cười tươi thắm như hoa, lời nói trong trẻo như ngọc Vẻ đẹp củaThúy Vân còn khiến mây phải thua vẻ đẹp mềm mại mượt mà của mái tóc, tuyết cũng phải nhườngcho nàng làn da trắng trẻo, mịn màng

-> Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, ngôn ngữ hàm súc, chỉ với bốn câu thơ, Nguyễn Du đã mang lại cho người đọc sự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp cao sang phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp ấy còn mang tính dự đoán số phận sau này của nàng Đó là số phận êm đềm, hạnh phúc suôn sẻ, bởi nàng có vẻ đẹp hài hòa với thiên nhiên, bởi thiên nhiên đã “phải thua phải nhường”.

3 Mười hai câu tiếp: Tác giả đã dụng công miêu tả vẻ đẹp nhan sắc, tài năng và tâm hồn của Thúy Kiều:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương làu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

- Khi miêu tả Thúy Vân, tác giả chỉ dành bốn câu, nhưng khi miêu tả Thúy Kiều, tác giả đã ưu ái tớimười hai câu Không chỉ vậy, Nguyễn Du còn miêu tả em trước chị sau Đó là dụng ý nghệ thuật lấy

em để làm nổi bật chị, lấy vẻ đẹp Thúy Vân làm nền để tô thêm vẻ đẹp của Thúy Kiều Nguyễn Du đãrất khéo léo khi sử dụng thủ pháp đòn bẩy

- Trước tiên, miêu tả vẻ đẹp nhan sắc của nàng, ta thấy đó là vẻ đẹp sắc sảo về trí tuệ mặn mà về tâmhồn, những chữ “càng, lại là, hơn” mang giọng điệu nhấn mạnh Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân cả vềnhan sắc lẫn tài năng

- Nếu Thúy Vân tác giả tập trung miêu tả khuôn mặt thì đến Thúy Kiều tác giả tập trung vào đôi mắtbởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thể hiện tính cách, trí tuệ của mỗi con người:

Trang 9

+ Nàng có đôi mắt trong xanh, lóng lánh như làn nước mùa thu cùng với đôi lông mày thanh tú nhưnét vẽ của núi mùa xuân “Làn thu thủy, nét xuân sơn”.

+ Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng với những hình ảnh ẩn dụ “thu thủy xuân sơn” để gợi

tả vẻ đẹp đôi mắt giúp người đọc tưởng tượng hình dung vẻ ấn tượng, cuốn hút, hấp dẫn của ThúyKiều

- Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến thiên nhiên phải “ghen, hờn”, thiên nhiên phải đố kỵ với vẻ đẹp tươithắm, mặn mà của nàng Điều này báo hiệu rằng cuộc đời của Kiều sẽ gặp nhiều truân chuyên, trắctrở Tài năng của Nguyễn Du thể hiện ở việc miêu tả vẻ đẹp nhưng lại có khả năng dự báo số phậncủa con người

- Nguyễn Du còn sử dụng điển tích “nghiêng nước nghiêng thành” để cực tả vẻ đẹp của Thúy Kiều

Đó là vẻ đẹp chỉ có được ở bậc tuyệt thế giai nhân, vẻ đẹp khiến người ta mê đắm đến nỗi mất nướcmất thành Trên đời Thúy Kiều có vẻ đẹp hoàn mỹ, chỉ có một mà không có hai, tài năng họa chăngmới có người thứ hai: “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”

*Tài năng và tâm hồn: Thúy Kiều không chỉ có vẻ đẹp của nhan sắc mà nàng còn toát lên vẻ đẹp củatài năng và tâm hồn

- Nét nổi bật của Thúy Kiều chính là bản tính thông minh trời cho

- Nàng là người con gái đa tài biết làm thơ, vẽ tranh, biết ca hát nhưng nổi trội nhất là tài đánh đàn:

“Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”

- Nàng còn có thể soạn ra một bản nhạc có tên là “Bạc mệnh”, tiếng đàn ấy cất lên lên khiến ngườinghe buồn sầu, ảo não: “Một thiên bạc mệnh lại càng nào nhân” Phải là một con người tinh tế, có tráitim đa sầu đa cảm mới có thể viết ra một bản nhạc lay động lòng người đến như vậy

-> Vẫn với bút pháp ước lệ tượng trưng, ngôn ngữ chọn lọc hàm súc, giọng văn chứa đầy cảm hứng ngợi ca, Nguyễn Du đã mang đến cho người đọc một bức chân dung tuyệt vời về nhan sắc, lòng ngưỡng mộ tài năng và sự cảm phục về tâm hồn.

4 Bốn câu thơ cuối: Tác giả miêu tả cuộc sống của hai chị em

“Phong lưu rất mực hồng quần

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê

Êm đềm chướng rủ màn che

Tường đông ong bướm đi về mặc ai”

- Sau khi miêu tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, tác giả đã khắc họa cuộc sống của hai chị em Chị emThúy Kiều được sống một cuộc sống đủ đầy phong lưu

- Hai nàng đã đến tuổi gả chồng “cập kê” nhưng vẫn giữ gìn khuôn phép không tơ tưởng gì đếnchuyện ong bướm yêu đương “Tường đông ong bướm đi về mặc ai”

-> Bốn câu thơ ngắn gọn, hàm súc, giàu hình ảnh ẩn dụ tượng trưng, tác giả đã làm toát lên vẻ đẹp

êm đềm hạnh phúc của hai chị em, đó là một cuộc sống đáng mơ ước, đáng khát khao.

III Tổng kết:

1 Nghệ thuật:

- Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã sử dụng ảnh thành công bút pháp ước lệ lấy vẻ đẹp thiên nhiên

để gợi tả vẻ đẹp của con người

- Đồng thời sử dụng thành công nghệ thuật đòn bẩy kết hợp với các điển tích để khắc họa rõ nét bứcchân dung của chị em Thúy Kiều

- Thành công ở sự kết hợp giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học đạt đến trình độ điêu luyện

2 Nội dung:

- Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” thể hiện rõ cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du Tác giả đã ca ngợi

vẻ đẹp của con người từ bên ngoài đến tài năng tâm hồn ở bên trong, qua đó dự cảm về số phận tàihoa bạc mệnh của người con gái

Trang 10

CÂU HỎI ÔN TẬP

Đề 1: Phân tích vẻ đẹp chân dung của Thúy Vân qua đoạn trích sau (Bốn câu) Từ đó em hãy nêu hiểu

biết của em về bút pháp ước lệ tượng trưng trong văn học cổ

Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều qua 12 câu thơ sau (….) Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du

được thể hiện như thế nào qua đoạn trích

Đề 3: Có ý kiến cho rằng: Với bút pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc của văn chương trung đại,

Nguyễn Du đã tạc dựng thành công bức chân dung nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều Hãy phân tích

những câu thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên?

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

(Trích Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du)

GỢI Ý:

1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm; nhận xét và trích dẫn ý kiến…; Giới thiệu đoạn trích…

2 Giải thích ý kiến:

- Ước lệ tượng trưng là gì?: Là tả theo khuôn mẫu có sẵn, cách thức có sẵn được người xưa thừa nhận

là hay và đẹp…(thường là lấy mẫu thiên nhiên cao quý để gợi tả vẻ đẹp con người…) -> Giải thíchchung ý kiến…

3 Phân tích đoạn trích làm sáng tỏ ý kiến:

a Đoạn trích tả Thúy Vân:

- Nguyễn Du sử dụng thành công bút pháp ước lệ tượng trưng: lấy hình mẫu thiên nhiên cao quý

(trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết…) để gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân…

- Phân tích các hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa…với các từ ngữ độc đáo được xen cài khéo léo khiến ngòibút ước lệ của tác giả thêm giàu sức gợi…

- Từ đó tác giả đã khắc họa thành công bức chân dung nhân vật với vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu, đoantrang…

- Dụng ý dự đoán của Nguyễn Du…

b Đoạn trích tả Thúy Kiều:

Trang 11

- Nguyễn Du dùng thủ pháp đòn bẩy (tả Vân trước, tả Kiều sau) kết hợp với bút pháp ước lệ tượngtrưng tài tình: Lấy các hình ảnh thiên nhiên đẹp (làn thu thủy, nét xuân sơn, hoa, liễu…) đã gợi tảthành công bức chân dung nhân vật…

- Phân tích các hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa, nói quá với các từ ngữ đặc sắc…

- Từ đó tác giả đã khắc họa sống động bức chân dung nàng Kiều với vẻ đẹp lộng lẫy, sắc sảo, mặn màcủa một tuyệt thế giai nhân có một không hai…

- Dụng ý dự đoán của Nguyễn Du…

4 Đánh giá:

- Khẳng định lại ý kiến…

- Mở rộng so sánh (có thể so sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân…)

- Khẳng định thành công của tác giả…

5 Khẳng định giá trị của đoạn trích… Nêu cảm nghĩ của bản thân…

Đoạn trích 2: “KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH”

(Mở bài: - Nguyễn Du là Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà nhân đạo chủ nghĩa

lớn ‘Truyện Kiều” là kiệt tác truyện thơ Nôm, có sức sống lâu bền vượt thời gian

- Nêu khái quát nội dung, xuất xứ đoạn thơ và trích thơ)

I Vị trí đoạn trích

*Đoạn trích nằm ở phần 2 Gia biến và lưu lạc Sau khi bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị Tú Bà ép tiếpkhách, Thúy Kiều tự tử không thành Nàng nghe lời Tú Bà ra tĩnh dưỡng ở lầu Ngưng Bích nhưngthực chất là bị Tú Bà giam lỏng, để chờ thực hiện một âm mưu thâm độc hơn

II Phân tích văn bản

*Đại ý: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã khắc họa cảnh ngộ xúc động, đáng thương, nỗi nhớ

và tâm trạng buồn lo của Thúy Kiều qua đó toát lên vẻ đẹp thủy chung cùng tấm lòng hiếu thảo củanàng

1 Sáu câu thơ đầu là bức tranh phong cảnh trước lầu Ngưng Bích và hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

*Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, ngôn ngữ giàu hình ảnh, sáu câu thơ đầu tác giả đã miêu tảthành công bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích mênh mông hoang vắng, nơi đó đang giamgiữ thân phận người con gái trong trắng, cô đơn, tội nghiệp, đó là nàng Kiều

- Ngưng Bích là tên của căn lầu, nơi Thúy Kiều đang ở, cũng có nghĩa là màu xanh ngưng đọng Đọclên ta thấy ngập tràn sự bế tắc, tù túng, thêm hai chữ “khóa xuân” nghĩa là giam giữ tuổi thanh xuân,càng cho chúng ta thấy Thúy Kiều đang bị rơi vào hoàn cảnh giam lỏng

- Cảnh trước lầu Ngưng Bích được miêu tả bằng những hình ảnh liệt kê “non xa, trăng gần, cát vàng,cồn nọ, bụi hồng” đây đều là những hình ảnh tượng trưng cho sự hoang vắng mênh mông, rợn ngợp.Lầu Ngưng Bích hiện ra chơi vơi, chênh vênh giữa mênh mông trời nước Từ láy “bát ngát” càng tô

Trang 12

đậm hơn cái vô cùng vô tận của không gian Cảnh vật như đang nuốt chửng con người trong sự vắng

vẻ quạnh hiu Cảnh vật ngổn ngang, phai nhạt sự sống, giống như sự ngổn ngang trong lòng Kiều

- Giữa không gian bao la, bát ngát ấy, Thúy Kiều chỉ thui thủi một mình, phải đối diện với chínhmình, sớm khuya làm bạn với mây với đèn

+ Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi nỗi hắt hiu trống vắng, gợi thời gian tuần hoàn khép kín, khắcsâu thêm nỗi cô đơn khắc khoải buồn tẻ

+ Hai tiếng “bẽ bàng” đặt ở đầu câu thơ như nhấn mạnh, tô đậm nỗi xấu hổ, tủi hờn vì tấm thân vừa

bị dọa đày làm nhục

+ Tình và cảnh như đang chia xé tâm can Thúy Kiều, nghĩ về tình thì dang dở với Kim Trọng, trông

ra cảnh thì ngao ngán mịt mù không biết nơi đâu là quê nhà Tất cả như đang xâm chiếm tâm tư củanàng Thúy Kiều thực sự đã rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối

-> Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, ngôn ngữ ước lệ giàu sắc thái biểu cảm, Nguyễn Du đã diễn tả xúc động nỗi cô đơn, tủi nhục đang nặng trĩu trong lòng Kiều trước cảnh lầu Ngưng Bích mênh mông rợn ngợp Nguyễn Du đã dùng “con mắt nhìn thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” để thấu hiểu tâm tư của Kiều mà viết lên những vần thơ còn mãi với thời gian.

3 Tám câu thơ giữa: Tác giả đã khắc họa chân thực, xúc động nỗi nhớ thương của Thúy Kiều

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

*Kq: Bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã hóa thân vào nỗi lòng của Thúy Kiều để nóilên tâm trạng nhớ thương của nàng với người yêu Kim Trọng và cha mẹ

a Đầu tiên, Thúy Kiều nhớ tới Kim Trọng:

- Tác giả để Thúy Kiều nhớ tới Kim Trọng trước, nhớ tới cha mẹ sau Điều đó rất phù hợp với quyluật tâm lý, chứng tỏ sự tinh tế, khéo léo trong ngòi bút của Nguyễn Du Trong hoàn cảnh Kiều vừa bị

Mã Giám Sinh làm nhục, bị Tú Bà ép tiếp khách, những tâm sự này chỉ có thể nói với người yêu bởilúc bước chân ra đi nàng chưa một lời từ biệt Kim Trọng còn với cha mẹ, Kiều đã phần nào trả đượcchữ hiếu

- Nhớ tới Kim Trọng, nàng là tới lời thề đôi lứa Chữ “tưởng” đứng ở đầu câu thơ có nghĩa là nhớ, cótác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ da diết đằm sâu, khắc khoải; nỗi nhớ không bao giờ nguôi ngoai Đó là

kỷ niệm dưới trăng hai người đã nâng chén rượu thề nguyền, tự do đính ước Nàng còn hình dungKim Trọng đang mỏi mòn ngóng trông mình mà xa xăm mờ mịt như tin sương

- Càng nhớ tới Kim Trọng bao nhiêu nàng càng xót xa cho thân phận mình bấy nhiêu, nàng cảm thấynhục nhã vì tấm thân đã bị vẩn đục, cảm giác bơ vơ trơ trọi giữa dòng đời choán ngợp, bao phủ lêntâm trạng của nàng

- Hình ảnh “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” thể hiện nỗi trăn trở day dứtcủa Kiều “Tấm son” ở câu thơ có hai cách hiểu:

+ chỉ tấm lòng trong sạch của Thúy Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm nhục biết bao giờ gột rửa sạch.+ chỉ tấm lòng thủy chung mà Thúy Kiều dành cho Kim trọng biết bao giờ phai mờ

-> Dù hiểu theo cách nào đi nữa, ta cũng thấy Thúy Kiều là một người có ý thức rất cao về nhân phẩm, đau đớn khi nhớ về người yêu, quên đi hoàn cảnh của bản thân để nhớ về Kim Trọng chứng tỏ Thúy Kiều là một người tình hết lòng thủy chung.

b Cuối cùng là nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều:

“Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Trang 13

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

*Kq: Nhớ về người yêu tác giả dùng từ “tưởng”, nhớ về cha mẹ tác giả dùng từ “xót” thật thích hợp.

- Thúy Kiều xót xa cảnh cha mẹ già yếu nơi quê nhà đang tựa cửa ngóng trông con

- Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” kết hợp với điển cố “Sân Lai, gốc tử” đã góp phần làm cho lời thơtrở nên sâu sắc, thấm thía, xúc động, lời ít ý nhiều; giúp khắc họa nổi bật và sâu sắc tâm trạng xótthương da diết, day dứt khôn nguôi và niềm băn khoăn trăn trở của Thúy Kiều về việc phụng dưỡngcha mẹ khi tuổi già, nàng luôn canh cánh trong lòng, lo lắng cảnh cha mẹ già yếu không ai quạt mátkhi hè đến, không ai ủ ấm cho cha mẹ khi đông về Thành ngữ và điển cố còn gợi được không gian,thời gian xa xăm, vời vợi nhớ thương; thể hiện tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều với cha mẹ; sự đồngcảm, thấu hiểu, ngợi ca của tác giả Nguyễn Du về vẻ đẹp nhân cách tâm hồn của Thúy Kiều

- Câu hỏi tu từ “những ai đó giờ?” đã lột tả tâm trạng day dứt về bổn phận làm con Cụm từ “biết mấynắng mưa” gợi bao thời gian xa cách khắc nghiệt của thời tiết, khiến cho cha mẹ ngày càng héo hon,gầy mòn mà nàng vẫn còn biền biệt ở nơi xa

-> Bằng thể thơ lục bát, cách miêu tả nội tâm tinh tế cùng ngôn ngữ độc thoại sinh động, tác giả đã khắc họa nổi bật những vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều.

+ Nàng là một người con hiếu thảo, luôn lo lắng cho cha mẹ và day dứt về bổn phận làm con;

+ Không những thế, nàng còn toát lên vẻ đẹp của một con người vị tha nhân hậu, giàu đức hi sinh, nàng đã quên đi cảnh ngộ đau đớn của bản thân để nghĩ cho cha mẹ Những vẻ đẹp tâm hồn đó của Thúy Kiều đều khiến cho chúng ta ngưỡng mộ và trân trọng.

3 Tám câu thơ cuối là bức tranh tâm trạng buồn lo của Thúy Kiều dược tác giả khắc họa sinh động qua bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cả dầu dầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

- Điểm ấn tượng đầu tiên trong tám câu thơ là điệp ngữ “buồn trông” kết hợp với hệ thống các từ láy

“xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh, ầm ầm” đã tạo cho đoạn thơ một âm hưởng trầm buồn, buồn

mà trông ra chi phối tâm trạng Thúy Kiều Tám câu thơ như một bản nhạc triền miên không dứt, mỗicặp câu chứa đựng một tâm trạng, một nỗi buồn sâu kín:

+ Trông cánh buồm thấp thoáng nơi cửa bể chiều hôm gợi trong lòng Kiều một nỗi buồn, một nỗi nhớnhà da diết Những từ “ai, thấp thoáng, xa xa” khiến ta liên tưởng đến một cái gì đó không cụ thể, xaxăm, mông lung, vời vợi, mờ ảo Phải chăng trong lòng Kiều đang khát khao có ngày được trở về sumhọp gia đình, người thân…

+ Cảnh thứ hai xuất hiện là nhìn cánh hoa trôi trên dòng nước sa, Thúy Kiều buồn đau cho số phậnchìm nổi, lênh đênh, vô định của mình Câu hỏi tu từ “Hoa trôi man mác biết là về đâu?” không có lờigiải đáp, rồi đây Thúy Kiều cũng không biết đi đâu về đâu Câu thơ đọc lên khiến ta buốt nhói,thương cho thân phận nàng Kiều

+ Tiếp theo, trông “nội cỏ rầu rầu”, Thúy Kiều thương cho cuộc đời tàn lụi héo úa của mình, đặc biệthình ảnh “chân mây mặt đất” hiện lên một màu xanh bao la, ngút ngàn gợi một tương lai mờ mịt vôvọng

+ Cuối cùng, nghe tiếng gió cuốn, tiếng sóng ầm ầm, gợi một tâm trạng hãi hùng ghê sợ trong lòngKiều Âm thanh của tiếng sóng như báo trước giông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy cuộc đời

Trang 14

Kiều, và ngay sau lúc này đây, Thúy Kiều đã bị mắc lừa Sở Khanh, để rồi cuộc đời Kiều vần vũ trongđau khổ nhục nhằn.

-> Có thể nói, cảnh ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh phong phú, nhiều màu sắc Nó được cảm nhậnqua cái nhìn chứa đầy tâm trạng của Thúy Kiều Cảnh được khắc họa từ xa đến gần; màu sắc từ nhạtđến đậm; âm thanh từ tĩnh đến đậm; nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, hãi hùng.Tất cả đều theo mức độ tăng dần

-> Đoạn thơ lục bát đã đạt được những thành công xuất sắc về cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình vô cùng điêu luyện Cảnh mang hồn người, trong cảnh có tình, mượn cảnh để phô diễn tâm trạng Chính Nguyễn Du đã từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

CÂU HỎI ÔN TẬP

Đề 1: Phân tích bức tranh trước lầu Ngưng Bích và hoàn cảnh của Thúy Kiều qua đoạn thơ sau (Trích

6 câu đầu)

Đề 2: Cảm nhận nỗi nhớ thương của Thúy Kiều với người yêu và cha mẹ qua tám câu thơ giữa của

đoạn trích Từ đó, em có suy nghĩ gì về đạo hiếu của con cái với cha mẹ

Đề 3: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/Người buồn cảnh có

vui đâu bao giờ” Làm sáng tỏ ý thơ trên bằng việc phân tích đoạn thơ sau: (Trích tám câu cuối đoạn

trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”)

Gợi ý:

1 Dẫn dắt, trích dẫn ý kiến, nêu nội dung vị trí và trích dẫn đoạn thơ;

2 Giải thích ý kiến;

3 Phân tích chứng minh;

4 Đánh giá thành công việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình

BÀI 2: “TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Trang 15

- 21 tuổi đỗ tú tài, 27 tuổi bị mù nhưng vẫn dạy học bốc thuốc chữa bệnh cho dân, sáng tác thơ văn đểkhích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân.

- Nguyễn Đình Chiểu sống ở thời kỳ xã hội phong kiến nhà Nguyễn chuyên chế, phản động, thực dânPháp vào xâm lược, nước mất nhà tan, nhân dân lầm than, nhiều cuộc khởi nghĩa bị đàn áp

- Khi Nam Kỳ rơi vào tay giặc, ông nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù và giữ lòng trung thànhvới tổ quốc cho đến lúc mất

b Con người:

- Ông sống nghèo khổ, bất hạnh, học hành dở dang, hôn nhân bị bội ước

- Nhưng ông lại là một tấm gương sáng về nghị lực sống và cống hiến cho đời

- Ông là một con người giàu lòng yêu nước, có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm

- Truyện được sáng tác vào những năm 50 của thế kỷ 19

- Đây là truyện thơ Nôm được viết theo thể lục bát, gồm 2082 câu

- Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc, là ngôi sao sáng chói trên bầu trời văn học Việt

Nam “Truyện Lục Vân Tiên” là một truyện thơ Nôm nổi tiếng được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích

- Nêu nhận xét khái quát về nhân vật )

2 Nhân vật Lục Vân Tiên, một biểu tượng đẹp của con người trẻ tuổi tài ba, dũng cảm trọng nghĩa khinh tài

*Khái quát: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã khắc họa rất sinh động hình ảnh Lục Vân Tiên - một con người trẻ tuổi tài ba, trọng nghĩa khinh tài.

- Lục Vân Tiên là một nhân vật lý tưởng trong tác phẩm, đây là một chàng trai vừa mới rời trường họcbước vào đời, lòng đầy hăm hở Gặp tình huống bất bình là cơ hội để thử thách tài năng và con ngườicủa chàng

a Trước tiên, vẻ đẹp tài ba dũng cảm của Lục Vân Tiên được khắc họa cụ thể qua hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.

Trang 16

- Lục Vân Tiên đơn độc chỉ có một mình, tay không, phải đối đầu, đánh nhau với cả bọn giặc PhongLai vừa đông, vừa có vũ khí, vừa hung hăng, táo tợn Chàng đã nhanh trí bẻ cây làm gậy nhằm làngxông vô, không đắn đo, không sợ hãi.

- Chàng còn dùng lời đe nẹt, cảnh cáo với thái độ vô cùng bất bình trước “thói hồ đồ hại dân” Bọngiặc mặt đỏ phừng phừng bao vây Lục Vân Tiên nhưng chàng không hề khiếp sợ

- Tác giả đã miêu tả hành động đánh giặc của Lục Vân Tiên vô cùng xông xáo Chàng đã “tả đột hữuxông” nghĩa là đánh vào bên trái xông thẳng vào bên phải một cách đầy linh hoạt Như vậy, bằnghành động nhanh gọn, ta thấy Lục Vân Tiên đã rất chủ động tung hoành khi vào trận

- Hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên trong trận đánh thật đẹp, tác giả đã so sánh Lục Vân Tiên với dũngtướng Triệu Tử Long thời Tam quốc, một dũng tướng tài ba của Tào Tháo đã tung hoành đánh giặc,cứu được con cho Lưu Bị

- Hành động của Lục Vân Tiên hết sức mạnh mẽ, xông xáo và quyết đoán, khiến ta khâm phục và hả

hê Kết cục, bọn giặc bị đánh tan vỡ như một bầy ong mất tổ

-> Hành động đánh cướp của Lục Vân Tiên đã chứng tỏ tài năng của một bậc anh hùng, dùng sức mạnh để bênh vực kẻ yếu, đó là cái đức của một con người vì nghĩa quên thân

b Sau cùng, Lục Vân Tiên còn hiện thân của một con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài nhưng cũng rất đỗi từ tâm và nhân hậu.

- Đoạn đối đáp với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh xong bọn giặc đã bộc lộ vẻ đẹp đáng trân trọng củaLục Vân Tiên:

+ Vân Tiên đã ân cần, hỏi han người ngồi trong xe Sau đó, thấy hai người hoảng sợ, chàng đã độnglòng và kịp thời trấn an: “Đáp rằng: Ta đã trừ dòng lâu la”

+ Khi Kiều Nguyệt Nga muốn xuống xe để tạ ơn chàng, chàng đã không câu nệ chuyện ân nghĩa màthẳng thắn gạt đi: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra Nàng là phận gái, ta là phận trai” Lục Vân Tiên đãgiữ đúng lễ giáo phong kiến nam nữ thụ thụ bất thân

+ Chàng còn hỏi thăm tên tuổi, quê quán của Kiều Nguyệt Nga với thái độ quan tâm, ân cần

+ Khi Kiều Nguyệt Nga mời chàng về nhà để trả ơn, Vân Tiên thể hiện rõ thái độ hào hiệp của mình:

“Làm ơn há dễ trông người trả ơn Nay đà rõ đặt nguồn cơn Nào ai tính thiệt so hơn làm gì” Đếnđây, ta thấy Lục Vân Tiên hết mực khiêm nhường, chàng tự coi việc giúp người là bổn phận, là lẽ tựnhiên không toan tính, so đo

- Ngược lại, chàng còn bộc lộ một quan niệm sống hết sức cao đẹp: thấy việc nghĩa mà không làm thìkhông phải anh hùng: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” Đây quả làmột lý tưởng sống hết sức cao đẹp của một bậc anh hùng hảo hán

-> Hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh lý tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm niềm tin, ướcvọng của mình Từ khi “Truyện Lục Vân Tiên” ra đời, nhân vật Lục Vân Tiên đã được nhân dân tayêu mến, hâm mộ và cảm phục Qua nhân vật này, đã truyền cho ta lòng thương người, ý chí quả cảm

và tinh thần vì nghĩa quên thân Đó là những nét đẹp trong truyền thống đạo lý dân tộc

3 Nhân vật Kiều Nguyệt Nga hiện lên là một con người hiền hậu nết na, ân tình

*Khái quát: Bằng giọng văn mang đậm chất Nam Bộ, đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã khắc họa ấn tượng những phẩm chất tốt đẹp của Kiều Nguyệt Nga, một người con gái tiết hạnh, hiền hậu, nết na, ân tình.

- Bên cạnh nhân vật Lục Vân Tiên sáng người về lòng trung hiếu, đoạn trích còn xây dựng KiềuNguyệt Nga mang những vẻ đẹp truyền thống Vẻ đẹp ấy, được bộc lộ sâu sắc qua những cử chỉ, lờinói của nàng:

- Trước hết ta thấy Kiều Nguyệt Nga là người con gái khuê các, có học thức:

+ Nàng xưng hô hết sức khiêm nhường, cung kính, gọi Lục Vân Tiên là “quân tử” và xưng mình là

“tiện thiếp”

Trang 17

+ Đến cách nói năng của nàng cũng rất văn vẻ, dịu dàng, mực thước: “Làm con đâu dám cãi cha Vídầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”

+ Khi được Lục Vân Tiên hỏi thăm, nàng cũng trả lời rõ ràng, đầy đủ bộc lộ một niềm chân thành,cảm kích xúc động:

“Trước xe quân tử tạm ngồi

Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”

- Kiều Nguyệt Nga là người chịu ơn, lại là một cái ơn trọng, không chỉ là ơn cứu mạng mà còn cứu cảđời trong trắng của nàng:

“Lâm nguy chẳng kịp giải nguy

Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”

- Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn cho chàng Dù hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng làchưa đủ: “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi” Bởi vậy, cuối cùng Kiều Nguyệt Nga đã tự nguyệngắn bó với Lục Vân Tiên và sau này dám liều mình giữ trọn lòng chung thủy với chàng Kiều NguyệtNga đã luôn luôn sống theo đạo lý tốt đẹp “ơn ai một chút chẳng quên”

-> Bằng những lời lẽ mềm mỏng, xúc động chân thành, ngôn ngữ mộc mạc giản dị mang đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã tô đậm vẻ đẹp của Kiều Nguyệt Nga Vẻ đẹp ấy đã chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân ta từ bao đời nay.

III Tổng kết

1 Nghệ thuật:

- Tác giả đã khắc họa thành công tính cách nhân vật thông qua việc miêu tả hành động và lời nói

- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị mang đậm chất Nam Bộ

2 Nội dung:

- Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả qua việc khắc họa những phẩm chất tốtđẹp của hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài Kiều Nguyệt Ngahiền hậu, nết na, ân tình

CÂU HỎI ÔN TẬP

Đề 1: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và Truyện Lục Vân Tiên.

Đề 2: Cảm nhận về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của

Nguyễn Đình Chiểu Từ những lời nói khảng khái, chân tình của Lục Vân Tiên, em có suy nghĩ gì về

quan niệm sống đẹp của ông cha ta.

GỢI Ý:

1 Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nhận xét chung về nhân vật, vấn đề nghị luận

2 Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên:

- Nhân vật lí tưởng

- Hành động đánh cướp bộc lộ tính cách anh hùng tài năng và tấm lòng vì nghĩa của chàng Chàng chỉ

có một mình, hai tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ Vân Tiên bẻ cây bênđường xông vào đánh cướp

Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh cướp được miêu tả thật đẹp- vẻ đẹp của người anh hùng Hành

động của chàng chứng tỏ cái đức của con người vị nghĩa vong thân.

- Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ con người chính trực, hào hiệp, trọngnghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu

3 Nội dung lời nói của Lục Vân Tiên thể hiện quan niệm sống đẹp:

Trang 18

- Sống vì người khác, sẵn sàng giúp đỡ cưu mang người gặp khó khăn, hoạn nạn một cách vô tưkhông nghĩ đến lợi danh.

- Quan niệm sống của Lục Vân Tiên bắt nguồn từ đạo đức Nho giáo thấy việc nghĩa mà không làm thìkhông phải là người anh hùng Quan niệm này cũng phù hợp với quan niệm đạo đức của người dân

lao động, thể hiện truyền thống yêu thương nhân ái, “ Thương người như thể thương thân”.

- Quan niệm sống đẹp ấy đã đi vào cuộc sống của nhân dân ta, làm nên truyền thống yêu thương nhân

ái, làm nên nền tảng đạo đức trong quan hệ giữa con người với con người

Đề 3: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều

- Với ngôn ngữ giản dị, cô đọng, bài thơ đã diễn tả cảm động tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơncủa những người lính trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

B Thân bài

*Khái quát:

- Ý nghĩa nhan đề: “Đồng chí” là để chỉ con người cùng chung lí tưởng, cùng chung chí hướng.

Đồng chí cũng là cách xưng hô trong một đoàn thể hay tổ chức chính trị Đặt tên cho bài thơ là “Đồngchí”, tác giả nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạngtrong thời kì kháng chiến chống Pháp nhiều gian khổ thiếu thốn Tình đồng chí vừa là tình chiến đấu,vừa là tình thân thiết gắn bó Đó là tiếng gọi sâu thẳm thiêng liêng kết tinh những tình cảm cao đẹpcần gìn giữ, trân trọng và nâng niu

- Bài thơ “Đồng chí” có nhịp điệu tâm tình, lạc quan ấm áp; có ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, dường

như bài thơ đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hi vọng, lòng cảm

thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng

*Phân tích

1 Đoạn 1: Bảy dòng thơ đầu, tác giả lí giải sâu sắc cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

a Cội nguồn đầu tiên của tình đồng chí bắt đầu từ hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Trang 19

- Mở đầu đoạn thơ ta bắt gặp một giọng điệu tự nhiên, tâm tình giản dị, hai câu thơ sóng đôi đối xứng

“quê hương anh, làng tôi” kết hợp việc sử dụng thành ngữ “nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá”gợi lên những vùng đồng bằng chiêm trũng quanh năm úng lụt chua phèn hay những miền trung dumiền núi đất đai cằn cỗi Chính hoàn cảnh xuất thân nghèo khó ấy mà những người lính dễ đồng cảmvới nhau “Anh với tôi” đều là những người nông dân mặc áo lính

b Tình đồng chí, đồng đội là cùng chung lý tưởng yêu nước, cùng sát cánh bên nhau trong chiến đấu.

- Từ những con người xa lạ, nhờ sự đồng cảm về giai cấp, nhờ cùng chung một lý tưởng cứu nước mà

họ trở nên quen nhau:

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu”

+ “Súng bên súng” là cách nói đầy hình tượng, gợi nhiệm vụ chiến đấu của các anh

+ “đầu sát bên đầu” là hình ảnh diễn tả sự tâm đầu ý hợp, lý tưởng chiến đấu của đôi bạn tâm giao.Chính cuộc sống chiến đấu đã giúp họ xích lại gần nhau hơn

->Những hình ảnh liệt kê: “súng, đầu” còn gợi lên hàng ngũ cách mạng trùng điệp, kết hợp với nhịp thơ ¾ chắc, khỏe đã thể hiện được ý chí quyết tâm, lòng kiên trung của người lính Vì cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu nên họ hiểu rằng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng cao đẹp nhất lúc này.

c Cuối cùng cội nguồn sâu thẳm của tình đồng chí chính là mối tình tri kỷ chia ngọt sẻ bùi

- Mối tình ấy được biểu hiện bằng một hình ảnh thơ giản dị “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

Câu thơ đọc lên ta thấy ấm lòng Một tấm chăn mỏng đắp chung không chỉ chia sẻ sự ấm áp để chốnglại cái giá lạnh mùa đông nơi chiến trường mà còn là sự cho đi nhận lại hơi ấm của tình người, tìnhđồng đội Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết, tình đồng chí chính là: “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắpcùng”

- Hình ảnh thơ giản dị mà hết sức gợi cảm, đầy ắp những kỉ niệm của một thời gian khổ, khó khăn,thiếu thốn Đó là cơ sở vững chắc làm nảy nở mối tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó

=> Họ - những người lính, đã biết đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi Từ “bên súng” đến “sát bên đầu”; từ “xa lạ” đến “quen nhau” và thành “tri kỉ” Đó là cả một hành trình xóa đi khoảng cách vời vợi của những phương trời, khiến cho tình đồng chí của họ cứ thắm dần lên, đượm dần lên mà gắn bó keo sơn.

*Kết thúc sáu dòng thơ đầu, tác giả viết câu thơ: “Đồng chí!”

- Câu thơ có cấu tạo đặc biệt chỉ với hai tiếng và một dấu chấm than, tạo nên một nốt nhấn, bất ngờvang lên như một tiếng reo vui

+ Xét về liên kết: Câu thơ như một bản lề khép lại sáu dòng thơ đầu và mở ra mười dòng thơ tiếptheo

+ Xét về nội dung ý nghĩa: Câu thơ như một tiếng gọi thân thương ấm áp, thật cô đọng, thật dồn nén.Hai tiếng “đồng chí” thiêng liêng! hai tiếng đơn sơ mà cảm động đến nao lòng Câu thơ đột ngột ngắnlại như một sự kết tủa, biểu hiện một chiêm nghiệm chín chắn và sâu sắc

-> Bằng thể thơ tự do, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, hình ảnh chân thực, gợi cảm, bảy dòng thơ đầu tác giả đã lý giải sâu sắc và ấn tượng về cội nguồn tình đồng chí đồng đội Đó là mối tình tri kỷ của những người nông dân mặc áo lính khiến chúng ta hôm nay vô cùng cảm phục và trân trọng.

2 Đoạn 2: Mười câu thơ giữa là những biểu hiện và sức mạnh cao đẹp của tình đồng chí

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

Trang 20

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

a Ba câu thơ đầu là ý chí quyết tâm lên đường đánh giặc và lời tâm sự của người lính về nỗi nhớ quê nhà yêu dấu.

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

- Hình ảnh “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa” là những hình ảnh thân thương gần gũi, gắn

bó với người nông dân Người lính ra đi vì quê hương tổ quốc, họ gửi lại những gì thân thương, quýgiá nhất của mình là căn nhà trống trải, là mảnh ruộng miếng vườn cho người thân trông nom, càycấy

- “Giếng nước gốc đa” là một hình ảnh hoán dụ ấn tượng, khiến ta nhớ đến quê hương, làng xóm,người thân của các anh Dường như họ cũng đang dõi theo bước chân của các anh trên đường ra trận

“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” là hình ảnh nhân hóa rất đẹp khiến ta vô cùng xúc động, nógiúp người lính diễn ta một cách hồn nhiên tinh tế tâm hồn mình, “giếng nước gốc đa nhớ người ralính” hay chính người lính vẫn không nguôi nỗi nhớ quê nhà Như vậy, giữa người lính và quê hương

đã có một mối giao cảm sâu sắc đậm đà Họ luôn luôn nhớ về nhau trong muôn vàn cách trở

- Các anh ra đi với thái độ “mặc kệ”, nghĩa là bỏ mặc không quan tâm gì hết, đặt tổ quốc lên trên Haichữ “mặc kệ” đã thể hiện ý chí quyết tâm ra đi giải phóng đất nước “Mặc kệ” là thái độ bên ngoàinhưng từ trong sâu thẳm trái tim họ hiểu hơn ai hết nỗi chờ mong nhớ thương của người thân nơi quênhà Họ ngoảnh mặt ra đi mà trong lòng còn trĩu nặng một nỗi niềm sâu kín, giống như nhà thơNguyễn Đình Thi đã từng viết:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

b Đến sáu câu thơ tiếp theo, tác giả đã diễn tả chân thực cuộc sống chiến đấu gian nan thiếu thốn ngoài mặt trận của những người lính nhưng họ vẫn lạc quan để vượt qua.

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”

- Nhịp thơ trở lại với việc xưng hô “anh - tôi”, giúp ta cảm nhận được hai người lính đang cùng chia

sẻ, cùng trải qua những khó khăn gian khổ.

- Bằng chất liệu hiện thực lấy từ đời sống chiến trường như “cơn ớn lạnh, sốt run người, ướt mồ hôi”,tác giả đã khắc họa chân thực và gợi cảm những gian khổ, vất vả của người lính Câu thơ chân thựcđến xót lòng, khiến ta lo lắng cho các anh Cơn sốt rét ớn lạnh đến tận xương tủy đang hành hạ các

anh thật nghiệt ngã! (*Liên hệ: Sốt rét rừng là một trong những nguyên nhân khủng khiếp của người

lính thời chống Pháp Căn bệnh quái ác ấy cũng trở thành nỗi ám ảnh trong thơ của một thế hệ nhà thơtrưởng thành trong quân ngũ, như nhà thơ Tố Hữu từng viết:

“Giọt giọt mồ hôi rơi

Trên má anh vàng nghệ”

Trang 21

Còn nhà thơ Quang Dũng với cái nhìn lạc quan hóm hỉnh của người lính trẻ lại viết:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm”

Đến ‘Đồng chí của Chính Hữu đã diễn tả thật hơn, cụ thể hơn cái cảm giác đáng sợ ấy, bởi tácgiả đã chứng kiến bao đồng đội của mình bị sốt rét rừng hành hạ Bản thân ông cũng từng trải quanhững thời khắc sống chết ấy nên câu thơ của ông trở nên chân thực và xúc động vô cùng)

- Tác giả đã sử dụng câu thơ ngắn gọn, đối xứng nhau; vừa cụ thể vừa khái quát được những gian khổ,cực kì thiếu thốn của người lính ngoài mặt trận “áo rét, quần vá, chân không giầy” Câu thơ với giọng

kể, liệt kê những thiếu thốn vật chất như áo, quần, giầy… Trang phục của các anh không đủ chống lạicái rét nơi chiến trường Việt Bắc Chúng ta khâm phục các anh và tự hào về thế hệ người lính - những

con người “Áo vải chân không đi lùng giặc đánh”.

- Ta tiếp tục được bắt gặp lại hai hình ảnh sóng đôi của “anh và tôi”: “Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá”, vẫn là “anh với tôi” chúng ta cùng gắn bó, cùng nếm trải các khó khăn, gian khổ trong giá lạnh Sáng lên trong đoạn thơ là hình ảnh “Miệng cười buốt giá” Nụ cười trong giá rét giúp người

lính vượt lên mọi khó khăn gian khổ để đi đến chiến thắng; có sức mạnh vô hình xua đi cái giá lạnhcủa mùa đông nơi chiến trường Câu thơ đã tỏa sáng tinh thần lạc quan, yêu đời của người lính vệ

quốc Chính vì vậy, nhà thơ Vũ Quần Phương đã từng khẳng định: “Câu thơ “Miệng cười buốt giá”,

dồn nén bên trong cả một cái tình”

c Và cuối cùng, điều cốt lõi làm nên sức mạnh của người lính chính là tình thương “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

- Câu thơ có cách viết rất giản dị, gợi cảm Hai từ “thương nhau” nghe giản dị biết mấy Nó được đặt

ở đầu câu thơ với ý nghĩa nhấn mạnh tình cảm thương yêu, sự gắn bó của các anh

- Hình ảnh cảm động nhất là “tay nắm lấy bàn tay” Chỉ qua cái nắm tay thầm lặng các anh đã traocho nhau tình yêu thương, truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh tình đoàn kết; động viên nhau vượt quanhững khó khăn, quyết tâm đi đến chiến thắng Tình thương là vị muối của tình người, là cội rễ củađức hi sinh Thương nhau người ta mới có thể bao bọc cho nhau và sống chết vì nhau Chính tình yêuthương mới làm nên sức mạnh giúp người lính vượt qua mọi khó khăn gian khổ Câu thơ cuối củađoạn thơ như một khúc ngân của bản đàn về tình đồng chí nên nó chứa đựng nhiều dư ba sâu lắngkhông cùng

-> Mười câu thơ ngắn gọn, hàm súc đã đem lại cho người đọc một ấn tượng khó quên về những gian khổ thiếu thốn của người lính trong kháng chiến chống Pháp Nhà thơ Chính Hữu cũng đã từng là người lính nên mới thực sự thấm thía mà viết được những câu thơ chân thực và bi tráng đến như vậy.

3 Ba câu thơ kết là bức tranh tuyệt đẹp về tình đồng chí đồng đội, một biểu tượng tuyệt đẹp về cuộc đời người chiến sĩ trong một đêm chờ giặc

“Đêm nay rừng hoang sương muói

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

*Có thể nói 17 dòng thơ đầu chính là sự dọn đường để đi đến ba câu kết Ba câu kết như một bứctranh vừa thâu tóm được cảm xúc vừa làm nổi bật được chủ đề tư tưởng của bài thơ

- Mở đầu đoạn thơ là không gian và thời gian nghệ thuật:

+ Thời gian là buổi đêm vắng vẻ, không gian là rừng hoang sương muối Làn sương bao trùm toàn núirừng càng tô đậm cái hoang vu, tịch mịch của cảnh rừng Việt Bắc

+ Chỉ một câu thơ ngắn gọn, tác giả đã khái quát được những gian khổ khắc nghiệt của thời tiết Baonhiêu thử thách đang đe dọa, rình rập các anh

- Tác giả đã lấy cái gian khổ, hiểm nguy làm nền cho tư thế của người lính cách mạng “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”:

Trang 22

+ Bốn tiếng “đứng cạnh bên nhau” đọc lên ta thấy ấm lòng, nó gợi về hình ảnh những người lính đang

kề vai, sát cánh bên nhau trong tư thế chủ động, sẵn sàng chờ giặc

+ “Đứng cạnh bên nhau” làm ấm tình đồng đội, xua tan khó khăn, tạo nên sức mạnh của tình đoànkết

- Cùng với người bạn chiến đấu các anh có khẩu súng trên vai và vầng trăng trên cao: “Đầu súng trăng treo”.

- Câu kết vừa bất ngờ vừa đặc sắc dồn nén, “súng và trăng” tưởng như đối lập nhưng lại đi vào thơcủa Chính Hữu, tạo thành câu thơ tuyệt đẹp, khơi gợi những liên tưởng thú vị bất ngờ

+ Trăng gắn liền với sự sống, bình yên và hạnh phúc

+ Súng gắn liền với chiến tranh, chết chóc và hủy diệt

- Súng và trăng, gần và xa, chiến sĩ và thi sĩ, chất chiến đấu và chất trữ tình, hiện thực và lãng mạn.Tâm hồn người lính trong chiến tranh khốc liệt nơi núi rừng tưởng như khô khan chai sạn, vậy mà các

anh vẫn lãng mạn tìm thấy ở ánh trăng niềm thư thái lạc quan hiếm có Khẩu súng và vầng trăng là

hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoamuôn thuở Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng đã hòa quyện lẫn nhau tạo nên hìnhtượng thơ để đời…

- Có người cho rằng bốn tiếng “Đầu súng trăng treo” đã nén lại, dồn vào bên trong, tạo ra một cái kếtkhông lời Còn tác giả Chính Hữu thì tâm sự: “Ngoài hình ảnh những chữ này, còn có nhịp điệu nhưnhịp lắc của một cái gì chông chênh trong sự bát ngát”

-> Có thể nói, ba câu thơ cuối của bài thơ là những câu thơ hay nhất viết về anh bộ đội cụ Hồ trong nền thơ ca kháng chiến chống Pháp Đoạn cuối là bức tranh tuyệt đẹp với ngôn ngữ hàm súc, chứa đựng nhiều dư ba sâu lắng.

- Bằng những hình ảnh thơ vừa chân thực, vừa lãng mạn, giàu ý nghĩa biểu tượng, bài thơ “Đồng chí”

đã tập trung ca ngợi sức mạnh tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn của những người lính trong thời

kì kháng chiến chống Pháp

- Với bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu xứng đáng có vị trí danh dự trong nền thơ ca Việt Nam viết về

đề tài người lính và chiến tranh cách mạng

CÂU HỎI ÔN TẬP

Đề 1: Cảm nhận đoạn thơ sau:

(Trích 7 dòng thơ đầu: tác giả lý giải sâu sắc cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính)

Đề 2: Phân tích vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ sau; chỉ ra điểm khác nhau giữa người lính

trong bài thơ “Đồng chí” với người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

(Trích hai khổ thơ cuối: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí, biểu tượng đẹp của ngườichiến sĩ trong đêm chờ giặc)

Gợi ý:

- Điểm khác nhau:

Trang 23

+ Bài thơ " Đồng chí " viết về người lính kháng chiến thời chống Pháp, bài thơ chủ yếu đề cao tìnhđồng chí mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, giản dị của người lính xuất thân từ nông dân;

+ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" viết về người lính thời chống Mỹ, đó là những người lính trẻtrung, sôi nổi, vui nhộn, hóm hỉnh… với khí thế mới và tinh thần thời đại mới

Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.”

- Học sinh nắm được phương pháp làm bài nghị luận văn học một cách thuyết phục, mạch lạc

- Bài viết cần đạt được các ý sau:

1 Mở bài

Giới thiệu:

- Tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh ra đời

- Nêu nội dung đoạn thơ

2 Thân bài

Thí sinh có thể kết cấu bài viết một cách linh hoạt song việc trình bày cảm nhận về tình đồngchí trong đoạn thơ phải dựa trên những phân tích, nhận xét, đánh giá về nội dung cảm xúc, về ngôn

từ, hình ảnh, giọng điệu… Sau đây là các ý cơ bản cần đảm bảo:

a Khái quát : HS khái quát hoàn cảnh lịch sử đất nước, hình tượng người lính thời chống Pháp

trong thơ ca

b Phân tích đoạn thơ:

Ý 1 Sự thể hiện tự nhiên, bình dị mà sâu sắc của tình đồng chí trong hoàn cảnh gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính

- Hoàn cảnh gian lao thiếu thốn của đời sống quân ngũ (Thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh

chân thực: "sốt run người", "trán ướt mồ hôi", "áo rách vai, quần có vài mảnh vá", "chân không giày" )

Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác để nhấn mạnh tính chất khắc nghiệt của chiến tranh và tính chân thựccủa hình ảnh thơ

- Chính hoàn cảnh khó khăn càng làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí Đồng chí là gắn bó,

đồng cảm, sẻ chia (chú ý nghệ thuật sóng đôi "anh với tôi", "áo anh /quần tôi "); là "thương nhau"

mộc mạc, chân thành Tình đồng chí mang đến cho người lính niềm lạc quan, nghị lực và sức mạnh

vượt lên hoàn cảnh (hình ảnh "miệng cười buốt giá" và "tay nắm bàn tay")

Trang 24

Ý 2 Bức tranh đẹp về tình đồng chí: thể hiện sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính

- Hình ảnh những người lính sát cánh bên nhau với tư thế sẵn sàng chiến đấu trong hoàn cảnh

hết sức khắc nghiệt (đêm khuya, "rừng hoang, sương muối") đã thể hiện sức mạnh của tình đồng chí.

Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng người lính, tiếp thêm cho các anh ý chí, nghị lực

- Hình ảnh "đầu súng trăng treo" vừa hiện thực vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng phong phú

sâu xa, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lính và ý nghĩa cao cả của cuộc chiến đấu

* Suy nghĩ về những người lính trong kháng chiến và trong cuộc sống hôm nay

- Trong mọi thời đại, người lính cụ Hồ luôn lạc quan, đoàn kết sát cánh bên nhau vượt qua mọi

khó khăn thử thách hoàn thành nhiệm vụ

- Trong kháng chiến: Người lính cụ Hồ luôn chiến đấu anh dũng, sẵn sàng hi sinh để dành lạihòa bình độc lập cho dân tộc

- Trong cuộc sống hòa bình: phát huy truyền thống của anh bộ đội năm xưa, các anh vẫn luônkhắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnhthổ Liên hệ những người lính biên phòng, trên đảo xa ngoài việc bảo vệ biên giới, biển đảo còngiúp dân nhiều việc

- Bày tỏ thái độ biết ơn các thế hệ người lính

Đề 4: “ Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lý được khắc họa bằng tất cả tài nghệ

của nhà văn Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thựcbằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo.” (Ra-xun Gam-ma-tốp)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào?

Phân tích bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục ViệtNam) làm sáng tỏ ý kiến ấy

+ Chân lý trước hết là hiện thực cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, khó khăn, thiếu thốn của ngườilính thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (thông qua hình ảnh chân thực, sinh động, chọn lọc:

‘đêm rét chung chăn, áo rách quần vá ”;

+ Chân lý sâu sắc, cảm động hơn cả chính là vẻ đẹp tình đồng chí đồng đội của những người lính ;

*Phân tích chứng minh:

- Cơ sở hình thành tình đồng đội

- Những biểu hiện cụ thể cảm động về sức mạnh

- Biểu tượng đẹp của tình đồng chí trong đêm chờ giặc

- Tài nghệ của nhà thơ không chỉ tập trung ở cách xây dựng hình ảnh thơ tự nhiên, chân thực giản dị(như đã phân tích ở trên) còn thể hiện ở cách lựa chọn thể thơ tự do, cách cấu trúc bài thơ một cách

Trang 25

sáng tạo (từ “đồng chí” vừa làm nhan đề, vừa làm một dòng thơ riêng biệt trong bài, như bản lề đóng

mở hai nửa bài thơ)

*Đánh giá ý kiến:

- Ý kiến của Gam-ma-tốp đề cập đến vấn đề cốt tủy của văn chương, đó là tính chân thực và tính nghệthuật: văn học trước hết phải là tấm gương trung thành soi chiếu con người và thời đại mà nó ra đời.Bởi vì văn học nghệ thuật bao giờ cũng bắt rễ từ đời sống hằng ngày, lấy vật liệu thực trong cuộc

sống xung quanh (ý Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ) Để tác phẩm hấp dẫn được người

đọc, nhà văn nhất thiết phải có tài năng, phải thể hiện được linh hồn của thời đại mình sống bằng hìnhtượng nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo Và xây dựng những hình ảnh tự nhiên, chân thực, không giả tạochính là một phương diện thể hiện tài nghệ của người viết, bên cạnh những phương diện khác: cáchxây dựng kết cấu, tạo thi tứ, tình huống, chi tiết, sử dụng ngôn từ, thể loại

Bài 2: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

CỦA PHẠM TIẾN DUẬT

A Mở bài

- Phạm Tiến Duật là nhà thơ, chiến sĩ Thơ ông thường tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ ViệtNam thời chống Mỹ cứu nước với giọng thơ sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch và sâu sắc

- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn

ra vô cùng khốc liệt Bài thơ được in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”

- Có thể nói bài thơ đã tạc vào nền văn học chống Mĩ một bức tượng đài vĩ đại về người lính lái xeTrường Sơn hiên ngang và dũng cảm, trẻ trung và sôi nổi, sục sôi ý chí chiến đấu giải phóng miềnNam, thống nhất đất nước

B Thân bài

*Kq: Nhan đề: Thoạt nhìn nhan đề có vẻ dài và thừa, nhưng lại thu hút người đọc ở vẻ lạ và độc đáo:

+ “Xe không kính” là phát hiện thú vị, mới mẻ Chứng tỏ tác giả là người rất am hiểu và gắn bó vớihiện thực khốc liệt của chiến tranh

+ Hai từ “bài thơ” gợi lên chất thơ, chất trữ tình lãng mạn Đây là cách khai thác hiện thực của tác giả,

là chất thơ của tuổi trẻ hiên nganh sôi nổi, vượt lên trên sự khốc liệt của chiến tranh

1 Hai khổ thơ đầu: Tác giả đã lý giải những chiếc xe không có kính đồng thời khắc họa ấn tượng

tư thế và cảm giác của người lính khi ngồi trên xe.

Trang 26

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái”

a Khổ 1: Hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế của người lính lái xe:

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.

- Bằng giọng điệu thản nhiên tâm tình, gần với khẩu ngữ, hai câu thơ đầu tác giả đã lý giải nguyênnhân vì sao những chiếc xe không có kính, đó là do bom đạn của kẻ thù

+ Những điệp từ “bom, không có” trong hai câu thơ, kết hợp với các động từ “giật, rung” đã gợi lên

sự khốc liệt của chiến trường trong những năm đánh Mỹ

+ Những chiếc xe hiện lên thật kì lạ, nó kì lạ bởi nó khác thường; nó kì lạ bởi nó chân thực đến trầntrụi Đó là những chiếc xe không kính đang lao mình dũng mãnh trong bom đạn của chiến tranh và trởthành hình tượng độc đáo, tỏa sáng chất thơ của toàn bài

- Trên cái nền của bom giật bom rung ấy, tác giả đã khắc họa thật ấn tượng tư thế ung dung, hiênngang của người lính lái xe

+ Từ “ung dung” được đặt lên đầu câu thơ, phép đảo ngữ kết hợp với điệp từ “nhìn” được nhắc đinhắc lại 3 lần có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định tư thế hiên ngang ung dung, bình tĩnh tự tin tự chủcủa người lính

+ Đại từ xưng hô “ta” ẩn chứa một chất lính đầy khí phách tự hào và lãng mạn

+ Vì không có kính, ngồi trong xe các anh nhìn thấy tất cả bên ngoài Phép liệt kê “đất, trời” gợikhông gian bao la rộng mở, bát ngát Đặc biệt, cái “nhìn thẳng” đâu chỉ là cái nhìn đường để lái xe.Hình ảnh ẩn dụ “nhìn thẳng” còn có nghĩa là nhìn về phía trước , nhìn về chiến trường miền Nam, mộtcái nhìn chứa chan ý chí quyết tâm ra đi cứu nước mà lòng không hề xao động

-> Có thể nói, khổ thơ đầu tác giả đã khắc họa thật chân thực và sinh động hình ảnh những chiếc xe không kính và những chiến sĩ lái xe đang ung dung tự chủ đang lái những chiếc xe tiến về phía trước.

b Khổ 2: Tác giả diễn tả cảm giác của người lính khi ngồi trên xe.

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái”

- Khổ thơ thứ 2, tác giả đã ghi lại cảm giác của người lính với rất nhiều hình ảnh giàu tính hiện thực.+ Điệp từ “nhìn thấy, như” đã nhấn mạnh mọi thứ bên ngoài như đang ùa vào buồng lái

+ Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Nhìn thấy rõ vào xoa mắt đắng” đã diễn tả thật sinh động và chân

thực cảm giác của người lính khi ngồi trên xe Không có kính chắn gió nên người lính có cảm giáccay mắt bởi gió, và thấy rợn ngợp khi con đường lao thẳng vào tim

+ Tác giả đã nhân hóa hình ảnh “con đường chạy thẳng vào tim” gợi cho ta những liên tưởng thú vị.Con đường ấy chính là con đường Trường Sơn máu lửa, con đường giải phóng miền Nam thống nhất

Trang 27

đất nước Phép liệt kê “gió, sao trời, cánh chim” gợi một không gian cảnh vật đầy lãng mạn, đầy thi

vị Tất cả như đang dồn vào buồng lái của các anh và tâm hồn của các anh dường như cũng đang rộng

mở để đón nhận những vang động ở bên ngoài

- Phép điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ kết hợp với những động từ mạnh như “sa, chạy, ùa” đã có tác dụngnhấn mạnh một cách chân thực tốc độ chạy của xe, khiến người đọc cũng có cảm giác như đang ngồitrên xe

- Tác giả không hề né tránh những gian khổ hiểm nguy ngoài mặt trận nhưng những lời thơ ấy lại cấtlên thật hào sảng, thật lãng mạn chứ không phải là những lời ca thán

- Không gian bên ngoài trở thành không gian bầu bạn, chia sẻ với các anh, còn các anh ngồi trong xe

cứ bình thản mà khám phá Và chính trong hoàn cảnh thiên nhiên kỳ vĩ bao la ấy lại làm cho các anhtrở nên đáng yêu hơn

-> Có thể nói, cả khổ thơ đã vẽ lên một bức tranh ấn tượng về chiến trường Ở đó hình ảnh người lính hiện lên thật lãng mạn, thật thi vị, khiến chúng ta khâm phục tinh thần chiến đấu và tâm hồn đầy

mơ mộng của các anh.

2 Khổ 3 và 4: Bằng giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hóm hỉnh, lạc quan, đầy chất lính của tuổi trẻ Trường Sơn, tác giả đã khắc họa sinh động thái độ ngang tàng, bất chấp mọi khó khăn gian khổ trên đường ra trận của người lính lái xe.

“Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”.

a Khổ 3: Tác giả đã tái hiện thật cụ thể những khó khăn vất vả của người lính bằng một giọng điệu ngang tàng; thái độ bất chấp, thản nhiên, coi thường gian khổ

“Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”

Khi trời hanh khô con đường Trường Sơn thực sự là một biển bụi, người lính lái xe phải chịu cảnh:

“ Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già”

- Tác giả sử dụng hình ảnh “bụi phun”giúp ta liên tưởng đến những gian khổ mà người lính phải chịu

đựng Động từ “phun” càng nhấn mạnh tốc độ của bùn đất khi chiếc xe lao nhanh Họ lái xe mà đang

đi giữa biển bụi mịt mờ và mái tóc xanh bỗng chốc bạc trắng như người già Tác giả sử dụng hình ảnh

so sánh thật độc đáo vừa khắc họa rõ nét những gian khổ nhưng cũng vừa thể hiện được sự hóm hỉnh,tếu táo đến mức vui nhộn của những anh lính mới bước ra khởi cổng trường và giảng đường đại học

Bên cạnh đó còn xuất hiện các từ “ừ thì”, “chưa cần” đậm chất khẩu ngữ tô đậm thái độ thản nhiên,

sẵn sàng đón nhận mọi khó khăn gian khổ của người lính lái xe Câu thơ đầy ắp những chi tiết hiệnthực về đời sống gian khổ nơi chiến trường của những người lính lái xe Trường Sơn năm xưa

- Cử chỉ phì phéo châm điếu thuốc thật độc đáo vừa thể hiện được thái độ ung dung, bình thản vừathể hiện chút ngang tàng của người lính Đi kèm với cử chỉ ấy là âm thanh tiếng cười “ha ha” tràn đầy

sự sảng khoái, vô tư, đậm chất lính Chính những khó khăn gian khổ lại góp phần làm sáng lên niềm

Trang 28

lạc quan ở người lính Bởi vì, “Trường Sơn đông nắng tây mưa/ Ai chưa đến đó thì chưa biết mình”,

với các anh, Trường Sơn chính là nơi thử thách của chí làm trai

- Câu thơ giúp ta nhớ đến hình ảnh “Miệng cười buốt giá” trong bài thơ “Đồng chí” - Chính Hữu.Cùng là âm thanh tiếng cười cất lên từ trong gian khổ nhưng nụ cười trong thơ Chính Hữu có cái gì

đó thâm trầm, kín đáo của những con người đã trải qua nghèo khó, lam lũ Ngược lại nụ cười củangười lính lái xe lại chứa đựng biết bao vui nhộn, tếu táo Dường như các anh đã mang cả một thờituổi trẻ hồn nhiên, vô tư vào trong chiến trận.Và chính nụ cười ấy đã góp phần xua đi khó khăn, giankhổ để người lính vững tin vào phía trước

b Khổ 4: Vẫn với giọng điệu ngang tàng thái độ bất chấp khó khăn gian khổ, tác giả tiếp tục đưa thêm những chi tiết hiện thực chiến trường vào trong thơ:\

“Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”.

- Không có kính những cơn mưa cứ thế tuôn xối, tạt thẳng vào cabin rất mạnh, khiến quần áo các anhướt sũng rất khó chịu Hiện thực chiến trường thật là khắc nghiệt với các anh., Thế nhưng, bất chấpđiều ấy, các anh vẫn chắc tay lái, vẫn “lái trăm cây số nữa” bởi phía trước, miền Nam đang đợi các

anh Các anh có một niềm tin, niềm lạc quan không bao giờ thay đổi “Mưa ngừng gió lùa, khô mau thôi” Từ cái tặc lưỡi phớt lờ “Ừ thì, chưa cần” đến “khô mau thôi” đã góp phần diễn tả một cảm

giác rất đỗi ung dung, tự chủ; rất đỗi yêu đời của những chàng lính trẻ

- Những động từ mạnh như “tuôn, xối”, phép so sánh cùng với ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ đã làmtoát lên chất lính hồn nhiên, hiên ngang giữa chiến trường khốc liệt

-> Bằng những điệp từ, điệp ngữ, những hình ảnh giàu giá trị hiện thực kết hợp với giọng thơ trẻ trung, tinh nghịch, tác giả đã tập trung thể hiện ấn tượng khí phách anh hùng của những chiến sĩ lái

xe một thời máu lửa Con đường Trường Sơn năm xưa chính là nơi thử thách của tuổi trẻ; là nơi của những hẹn hò mộng mơ Bởi vậy chính nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết những câu thơ hào sảng:

“Đường ra trận mùa này đẹp lắm!”

3 Khổ 5 và 6: Hai khổ thơ 5 và 6 đã khắc họa thành công bức tranh sinh hoạt nơi chiến trường của những người lính lái xe Qua đó làm nổi bật tình đoàn kết gắn bó ấm áp của những người lính.

“Những chiếc xe từ trong bom rơi

Ðã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm”.

a Khổ 5: Tình đồng chí đồng đội gắn bó qua cái bắt tay đầy ấm áp

“Những chiếc xe từ trong bom rơi

Ðã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

- Tác giả thật tinh tế và nhạy cảm khi phát hiện ra những chiếc xe trần trụi, thô ráp đi ra từ trong bomrơi đạn nổ nay tụ họp về đây, tạo thành một đội quân hùng dũng, hiên ngang

Trang 29

- Hình ảnh nhân hóa “những chiếc xe họp thành tiểu đội” gợi ta liên tưởng đến những người lính đangxếp hàng chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới Một hình ảnh rất ấn tượng là vì xe không có kính nên các anhchỉ cần đưa tay ra là có thể gặp được đồng đội Hình ảnh cái bắt tay qua cửa kính vỡ hiện lên thật hómhỉnh, giàu ý nghĩa; một cử chỉ giản dị, không lời; thay cho lời chào, lời chúc mừng của những ngườiđồng đội khi họ vượt qua gian khổ, nguy hiểm mà vẫn an toàn, đồng thời tiếp thêm cho nhau sứcmạnh, nghị lực, chia sẻ với nhau những khó khăn trên đường dài Thật là cái bắt tay ấm nóng tìnhđồng đội Có thể nói, đây là những giây phút gặp gỡ hiếm hoi của lính đã trở thành giây phút chanchứa nghĩa tình đồng đội Hay nói khác đi, chính con đường cách mạng đã gắn kết những con người

- Hai câu thơ đầu giọng điệu trầm xuống, lắng sâu, lời thơ tựa như lời: “Nào! ta hãy cùng chung vui bữa cơm giữa chiến trường ác liệt” “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” - một chi tiết chỉ đơn

giản vậy thôi nhưng nó lại là một biểu hiện đẹp nhất của tình gia đình Ba tiếng “gia đình đấy” đọc lên

ta thấy thật gần gũi thân thương, ấm áp Với chi tiết “chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”, tác giả đã

ghi lại chân thực, điển hình cuộc sống của người lính giữa chiến trường khốc liệt

- Nếu như hai câu thơ trên là những tín hiệu gọi các anh về sum họp thì đến hai câu thơ sau xuất hiện

hình ảnh “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” gợi cảm xúc chênh vênh lắc lư Đây là những giây

phút nghỉ ngơi hiếm hoi của các anh, để rồi sau đó, các anh lại tiếp tục cuộc hành trình đi về phíatrước

- Điệp từ “lại đi” được nhắc lại 2 lần để khẳng định khí phách niềm tin vững vàng của các anh, vàkhông gian phía trước là một bầu trời xanh, tràn đầy hy vọng đang mở ra

+ Câu thơ “Lại đi, lại đi trời xanh thêm” rắn rỏi mà vẫn chất chứa sự lãng mạn, đầy mộng mơ củanhững người lính lái xe

+ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm”, đó là bầu trời của lý tưởng, niềm tin và khát vọng về một tươnglai tươi đẹp, hòa bình đang vẫy gọi các anh Hình ảnh thơ này đã góp phần khắc họa tinh thần lạcquan, tràn đầy nhiệt huyết của những người cầm lái Câu thơ giúp ta liên tưởng tới hình ảnh bầu trờiphơi phới tự hào khi làm chủ cuộc đời, làm chủ quê hương đất nước trong thơ của Nguyễn Đình Thi:

“Trời xanh đây là của chúng ta/Núi rừng đây là của chúng ta”

-> Có thể nói, chính tình đồng chí đồng đội của những người lính đã giúp các anh thắp lên trong mình ngọn lửa của lòng tin, lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước Đọc hai khổ thơ ta càng yêu mến, quý trọng các anh.

4 Khổ cuối: Tác giả tiếp tục khắc họa hình ảnh những chiếc xe không kính và lòng quyết tâm, ý chí sục sôi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của người lính lái xe.

“Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

*Kq: Điều làm nên sức mạnh để người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và sự khốc liệt của chiếntranh đó là tình yêu đất nước, khát vọng giải phóng dân tộc

Trang 30

- Hai câu thơ đầu tác giả đã khắc họa sự tàn phá của chiến tranh khiến cho những chiếc xe trở nên trơtrụi, biến dạng Phép liệt kê “không kính, không đèn, không mui, thùng xước” càng làm nổi bật lênđiều đó.

- Mặc cho chiến tranh ngày một ác liệt, mặc cho mưa bom bão đạn, những chiếc xe vẫn băng băng rangoài mặt trận bằng động cơ tinh thần đang thôi thúc đó chính là vì miền Nam phía trước

- Đặc biệt ở khổ thơ cuối, tác giả đã sử dụng điệp từ “không” được lặp đi lặp lại, ba cái “không” đãlàm nên một cái “có” Đó là có một trái tim Đây là một hình ảnh hoán dụ đẹp, dùng để chỉ nhữngngười chiến sĩ lái xe anh dũng, kiên cường; gợi liên tưởng đến ý chí sục sôi giải phóng miền Nam củacác anh Có người cho rằng chính trái tim của các anh đang cầm lái đã góp thêm sức mạnh để chiếc xebăng băng ra ngoài mặt trận

- Hình ảnh trái tim cầm lái, khép lại toàn bộ bài thơ cũng gợi bao suy ngẫm Trước hết ta nhận thấysức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí công cụ mà là những con người giàu ý chí nghị

lực, anh hùng, lạc quan, quyết thắng Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi: “Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí/ Sống chẳng cúi đầu chết vẫn ung dung”.

- Bốn câu thơ có sự tương phản giữa vật chất và tinh thần, giữa bên ngoài và bên trong, giữa cáikhông có và cái có Sự đối lập tương phản này càng làm tôn lên vẻ đẹp tinh thần, ý chí sắt gan của

người lính lái xe - những con người “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

-> Bằng những hình ảnh thơ giản dị, chân thực; giọng điệu thơ tự nhiên gần với khẩu ngữ, khổ thơ cuối đã góp phần làm tỏa sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong thơ, để lại những ấn tượng sâu sắc về tuổi trẻ Việt Nam những năm đánh Mỹ.

5 Đánh giá:

- Nghệ thuật:

+ Bài thơ giàu chất liệu hiện thực của cuộc sống chiến trường

+ Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên và hóm hỉnh

- Nội dung:

+ Hình ảnh những chiếc xe không kính được khắc họa độc đáo và giàu ý nghĩa

+ Hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn hiện lên với vẻ đẹp thật đáng trân trọng, họ tiêu biểu chothế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước:

->ung dung, tự chủ;

-> tâm hồn lãng mạn, khát khao đón nhận cảnh vật bên ngoài;

-> thái độ ngang tàng, bất chấp mọi khó khăn gian khổ trên đường ra trận;

-> cùng tinh thần lạc quan đoàn kết yêu thương;

-> ý chí sục sôi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

C Kết bài

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là bức tượng đài đẹp nhất về người lính Trường Sơn trongnhững năm tháng hào hùng của đất nước Chiến tranh đã đi qua, tác giả của bài thơ, “con chim lửacủa Trường Sơn huyền thoại cũng đã bay về với Trường Sơn hùng vĩ” nhưng những vần thơ củangười chiến sĩ ấy vẫn còn lay động trái tim mọi thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau

CÂU HỎI ÔN TẬP

Đề 1: Phân tích 4 khổ thơ đầu Từ nội dung đoạn thơ, em thấy mình cần có trách nhiệm gì trong việc

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay

Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ.

GỢI Ý:

*Cần triển khai thành các luận điểm sau:

Trang 31

-Tư thế ung dung hiên ngang, bình tĩnh tự chủ;

- Cảm giác bay bổng lãng mạn, sẵn sàng đón nhận không gian bên ngoài;

- Tinh thần lạc quan, sôi nổi trẻ trung, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm trên đường ra trận;

- Tinh thần đoàn kết gắn bó, yêu thương;

- Ý chí sục sôi cứu nước giải phóng miền Nam

Đề 3: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính lái xe vận tải Trường Sơn trong đoạn thơ sau:

“Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập một)

Từ cảm nhận đó hãy liên hệ với bài thơ sau để chỉ ra điểm khác nhau cơ bản của hình ảnh người línhtrong thơ của Phạm Tiến Duật

Nhớ Cái vết thương xoàng mà đưa viện Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.

BÀI 3: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

CỦA HUY CẬN

A Mở bài

- Huy Cận là đại biểu xuất sắc của nền thơ ca hiện đại Việt Nam, trước Cách mạng tháng Tám ông nổitiếng trong phong trào Thơ mới với tiếng thơ sầu não, sau cách mạng thơ ông phơi phới niềm tin yêu

Trang 32

- Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, sáng tác năm năm 1958, lúc miền Bắc đang trong không khí xâydựng Chủ nghĩa xã hội Bài thơ là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng biển Quảng Ninh và được introng tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”.

- Với âm hưởng vui tươi khỏe khoắn, cả bài thơ như một khúc tráng ca của người đi biển, ca ngợicuộc sống lao động, ca ngợi biển trời quê hương với một cảm hứng phơi phới tin yêu

B.Thân bài

* Khái quát: Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa hai nguồn cảm hứng: Cảm hứng lãng mạn tràn đầy

niềm vui trong thời kì miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, vốn là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận Sự gặp gỡ phối hợp giữa hai cảm hứng đó đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn tráng lệ, lung linh huyền ảo.

1 Hai khổ đầu: Tác giả đã khắc họa ấn tượng cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá lúc hoàng hôn buông xuống trên mặt biển.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”

a Khổ một là cảnh đoàn thuyền náo nức ra khơi đánh cá lúc hoàng hôn

- Hai câu thơ đầu là cảnh hoàng hôn trên biển đầy lãng mạn, đầy thi vị:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

- Bút pháp vừa tả cảnh vừa mang tính ẩn dụ tượng trưng đã khắc họa cảnh hoàng hôn trên biển hiện ravừa gần gũi vừa yên ả Ấn tượng nhất là hình ảnh nhân hóa, so sánh “Mặt trời xuống biển như hònlửa”:

+ Nhà thơ hẳn đang đứng ở vị trí lênh đênh trên biển hoặc ngoài đảo xa thì mới có cái nhìn bao quátcảnh mặt trời xuống biển như vậy

+ Mặt trời như hòn lửa đỏ rực, đang chìm xuống dòng nước trong xanh, hàng ngàn con sóng nhưnhững chiếc then cài, màn đêm như một cánh cửa nặng trĩu khổng lồ đang từ từ hạ xuống, che khuấtkhông gian, vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi

- Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa được sử dụng rất hiệu quả trong câu thơ, tạo ra một cảnhtượng sống động, cảnh mặt trời đỏ rực đang nhuộm đỏ không gian biển lúc chiều tà Đây là một cảnhtượng hiếm có trong thơ Cảnh mặt trời lúc chiều tà, lúc cuối ngày thường đượm vẻ buồn thương, dadiết, nhưng mặt trời lúc cuối ngày trong thơ Huy Cận lại mang đến niềm vui, ấm áp…

- Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, con người đi trong biển đêm mà như đi trong chính ngôi nhà của mình

-> Như vậy, bức tranh thiên nhiên của biển lúc hoàng hôn mang một vẻ đẹp kỳ vĩ tráng lệ, nên thơ Không gian thiên nhiên lúc này vừa êm đềm thơ mộng, gần gũi vừa ẩn chứa bao điều huyền bí thách thức.

*Đến hai câu thơ sau ta thấy đối lập với trạng thái nghỉ ngơi của thiên nhiên, con người bắt tay vàocông việc lao động, nhịp thơ sôi nổi hào hứng dồn dập diễn tả sinh động không khí ra khơi đầy vuitươi khỏe khoắn của đoàn thuyền

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Trang 33

- Ở đây không phải là một con thuyền lẻ tẻ, đơn độc mà cả một đoàn thuyền hùng dũng đang tiến rakhơi xa Hình ảnh này khiến ta liên tưởng đến không khí lao động tập thể ở miền Bắc những năm đầuxây dựng Chủ nghĩa xã hội.

- Từ “lại” trong tiếng thơ “lại ra khơi” khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổnđịnh nề nếp, thường xuyên, đồng thời gợi sự đối lập giữa thiên nhiên và hoạt động của con người

- Ngòi bút lãng mạn cùng trí tưởng tượng bay bổng, phóng khoáng kết hợp với hình ảnh ẩn dụ “câuhát căng buồm” câu hát có sức mạnh thổi căng cánh buồm đẩy đoàn thuyền tiến nhanh ra khơi xa, câuhát cất lên trước một công việc nặng nhọc đã gợi niềm vui, niềm lạc quan tin yêu phơi phới Nhà thơ

đã xây dựng được cặp ba hình ảnh độc đáo “câu hát, cánh buồm, gió khơi” Ba hình ảnh tưởng nhưtách rời nhưng nhờ từ “căng” và từ “cùng” mà ba hình ảnh ấy bỗng hòa vào nhau trong một câu thơ,tạo nên hình ảnh thơ tuyệt đẹp, gợi những liên tưởng thú vị về niềm vui, niềm lạc quan của con ngườitrong cuộc sống lao động mới

=>Khổ thơ đầu đã khắc họa bức tranh thiên nhiên tráng lệ lúc hoàng hôn cùng không khí sôi nổi hào hứng, say mê tràn đầy niềm vui phơi phới và lòng quyết tâm của ngư dân khi bắt tay vào công việc.

b Khổ hai: Theo mạch cảm xúc ra khơi, khổ thơ thứ hai diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động gửi trong câu hát.

“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”

- Ở đây tác giả đã sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ như: liệt kê “cá bạc, cá thu”, điệp từ

“biển Đông”, hình ảnh so sánh “Cá thu như đoàn thoi”; những từ chỉ số nhiều như “muôn, đoàn”, gợi

sự giàu có, trù phú của biển cả đồng thời thể hiện ước mơ thầm kín có một chuyến ra khơi sóng yênbiển lặng, bội thu trở về

- Đặc biệt, Huy Cận đã sáng tạo ra một hình ảnh nhân hóa thật đặc sắc, mặt biển như một tấm lụa lớn,được dệt lên từ hàng ngàn, hàng vạn loài cá có giá trị ở vùng biển nước ta Đoàn cá bơi ngang bơi dọcnhư chiếc thoi cửi đang dệt lên tấm lưới, dệt nên muôn luồng sáng cho biển khơi, cho con người:

- Câu thơ cuối như một lời nhắn nhủ ân tình, một lời mời gọi bằng một giọng điệu thiết tha trìu mến

“Đến dệt lưới ta đoàn cả ơi!” Phải chăng, niềm tự hào, tình yêu biển đảo – kho báu vô tận trong lòng

biển cả bao la đã tạo nên niềm vui say náo nức của ngư dân nơi đây

-> Bằng cảm hứng về thiên nhiên và con người lao động mới, Huy Cận đã vẽ ra một bức tranh tráng

lệ, nên thơ, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống…

2 Bốn khổ thơ tiếp (K3,4,5,6) là cảnh đoàn thuyền hăng say đánh cá trên biển đêm lung linh huyền ảo.

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé, Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Trang 34

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, Biển cho ta cá như lòng mẹ, Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng, Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”.

a Khổ 3: Khổ thơ đã mở ra trước mắt người đọc cả một đoàn thuyền hùng dũng bước đi trên mặt biển, tìm luồng cá giữa biển trời trăng sao:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

- Ngay từ đầu khổ thơ đại từ “ta” đã vang lên phơi phới tự hào; khẳng định tư thế làm chủ của người

lao động mới, công việc tuy vất vả nhưng chứa đầy niềm vui

- Bằng giọng điệu ngợi ca tự hào, cảm hứng lãng mạn bay bổng cùng bút pháp khoa trương phóngđại, nhà thơ đã khắc họa con thuyền vừa như thực, vừa như mơ:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng”

+ Con thuyền ấy lấy gió làm lái lấy trăng làm buồm, trên có mây cao dưới có biển bằng, con thuyền

vươn mình sánh ngang tầm vũ trụ, nhẹ nhàng đi giữa biển khơi

+ Thuyền và người hòa nhập với kích thước rộng lớn của vũ trụ Đặc biệt việc sử dụng động từ “lướt”vừa thể hiện được tốc độ nhanh nhẹ và êm ái, đầy suôn sẻ của đoàn thuyền, vừa thể hiện được tâmtrạng phơi phới của người ngư dân trong công cuộc lao động mới

- Hai câu thơ sau ta bắt gặp hình ảnh con người lao động giữa biển khơi:

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng”

+ Hình ảnh người lao động nổi bật ở vị trí trung tâm của vũ trụ, lồng lộng giữa biển trời, trong tư thế

và tầm vóc làm chủ cuộc đời;

+ Ra ngoài khơi xa người dân chài khẩn trương, hối hả bắt tay luôn vào cuộc chiến đấu gian nan.Những hình ảnh tả thực ít gặp trong bài thơ, nhưng với cảm hứng lãng mạn bay bổng, câu thơ vẫnnằm trong mạch cảm hứng lãng mạn Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động, biến công nặngnhọc trên biển thành một cuộc chiến đầy hăm hở với khí thế đua tranh Những từ ngữ “dặm xa, dànđan, thế trận, vây giăng” khiến người đọc hình dung chuyến ra khơi của người dân như vào một trậnchiến đấu Người lao động trở thành người chiến sĩ với phương tiện là con thuyền, vũ khí là lưới, họbước vào cuộc đánh bắt cá trong tư thế chủ động sẵn sàng, tinh thần dũng cảm như bước vào cuộcchiến chinh phục biển cả Thiên nhiên như bừng tỉnh, như hòa vào sức mạnh của đoàn thuyền

=> Chỉ với 4 câu thơ tác giả đã xây dựng thành công và đầy ấn tượng hình ảnh con thuyền khổng lồ, thiên nhiên vũ trụ và con người lao động gắn bó hài hòa đến tuyệt diệu.

b Khổ 4: Tác giả tập trung miêu tả bức tranh biển đêm với sự giàu có, trù phú của biển cả quê hương.

“Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé, Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”.

Trang 35

- Hai câu đầu với giọng điệu nhịp nhàng, tác giả đã liệt kê hàng loạt các loại cá quý “cá nhụ, chim,đé”, gợi cho người đọc thấy được sự giàu có của biển cả quê hương, người đọc hình dung dưới lòngbiển khơi là cả một kho báu tài nguyên quý giá với nhiều loài cá

- Hình ảnh ẩn dụ “đuốc đen hồng” được tác giả dùng để miêu tả những con cá đen dài, mình lấmchấm những sắc đen sắc hồng làm cho bức tranh trở nên đẹp lộng lẫy Những con cá song lung linhlấp lánh rực rỡ như những ngọn đuốc thắp sáng trên biển Biển cả như vào một đêm hội của sắc màu

- Bức tranh biển đêm còn được vẽ bằng hình ảnh nhân hóa:

“Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”

+ Màu sắc vàng chóe của đuôi cá rất giàu màu sắc hội họa khiến nhà thơ xúc động cất lên tiếng gọi

“em” tha thiết tưng bừng, gọi cá bằng “em” thể hiện sự trìu mến, tình tứ hiếm có

+ Hình ảnh “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long” cũng là một hình ảnh độc đáo nhất bài thơ Nhà thơ

liên tưởng biển như một gã khổng lồ, hàng ngàn ngôi sao soi xuống sóng biển lăn tăn, tạo nên nhịpthở câu thơ, qua đây cho thấy sự tinh tế của tác giả trong quan sát và miêu tả

=> Như vậy cảnh biển trong đêm đẹp như một bức tranh sơn mài vừa tươi sáng rực rỡ vừa sinh động

có hồn Ai chưa một lần đến Hạ Long, đọc khổ thơ ta cũng thấy như một lần được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây qua trí tưởng tượng bay bổng lãng mạn của nhà thơ Huy Cận.

c Khổ 5: Người dân chài cất lên câu hát gọi cá vào lưới và bày tỏ lòng biết ơn biển cả

“Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, Biển cho ta cá như lòng mẹ, Nuôi lớn đời ta tự buổi nào’.

- Hai câu thơ đầu, với giọng điệu khỏe khoắn kết hợp với nghệ thuật nhân hóa giúp người đọc cảmnhận được sự hòa điệu của âm thanh câu hát với âm thanh của tiếng gõ thuyền Người dân chài hàohứng gọi cá vào lưới, ánh trăng soi xuống mặt nước, tạo thành nhịp Đến đây thiên nhiên và con ngườilao động bỗng trở nên thật gắn bó, thật hài hòa Ánh trăng tỏa sáng trên mặt biển, tiếng gõ thuyền rộnràng tạo nên một bức tranh đánh cá sống động, náo nhiệt

- Hai câu thơ sau đọc lên, ta thấy thiết tha trĩu nặng ân tình:

“Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”

Biển khơi được so sánh như lòng mẹ, giúp làm nổi bật sự ấm áp bao dung của biển cả đối vớicon người Người dân chài không quên tạ ơn mẹ biển quê hương, đã che chở nuôi sống họ từ bao đời,

bao thế hệ, cũng như nhà thơ Tế Hanh đã từng viết “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.

=> Đến đây ta thấy những người dân chài hiện lên với tấm lòng nhân hậu, có tình cảm chất phác, mộc mạc, họ luôn biết sống ân nghĩa, luôn biết ơn những gì biển đã mang đến cho mình.

d Khổ 6: Bức tranh đánh cá ngoài khơi được tác giả khắc họa bằng hình ảnh kéo lưới thật ấn tượng, thật khỏe khoắn.

“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng, Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”.

- Không gian lúc này đã có sự thay đổi, sao đã mờ, rạng đông đang hé dần lên cũng là lúc người dânchài kéo lưới:

+ Họ kéo lưới trong tư thế đầy tự hào, phấn khởi Hình ảnh kéo lưới cũng được khắc họa thật cụ thểsinh động, “xoăn tay” gợi một sức lực khỏe khoắn, mạnh mẽ vốn có của người dân chài

Trang 36

+ “Chùm cá nặng” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp, diễn tả một mẻ cá to như một chùm quả trĩu nặng đangđược kéo lên từ lòng biển khơi; “chùm cá nặng” biểu hiện một thành quả tốt đẹp của một chuyến rakhơi.

+ Từ những hình ảnh “vẩy cá, đuôi cá” lóe sáng dưới những ánh nắng sớm, ta thấy nhà thơ đã xâydựng được những hình ảnh vừa tả thực vừa ẩn dụ, biểu tượng cho thành quả lao động

+ Trường từ vựng chỉ màu sắc “bạc, vàng, hồng” biểu tượng cho cuộc sống ấm no hạnh phúc tươi đẹpcủa miền Bắc trong những năm đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội

3 Khổ cuối: Cảnh mặt trời đang lên thật rực rỡ kỳ vĩ, cũng chính là lúc đoàn thuyền lao nhanh trở về bến

“Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.

*Khái quát: Nếu đoàn thuyền ra khơi trong câu hát thì họ trở về cũng trong tiếng hát say mê Dù lúc

ra khơi hay khi trở về, tiếng hát cất lên, lúc nào cũng đầy lạc quan, khỏe khoắn Câu hát đã hòa vớigió khơi làm căng cánh buồm để cả đoàn thuyền băng băng lướt sóng trở về Có nhận xét cho rằngcảnh đoàn thuyền ra khơi và trở về vừa có sự lặp lại vừa có sự phát triển, quả đúng vậy:

+ Câu thơ đầu của khổ cuối lặp lại gần hết câu thơ cuối của khổ đầu chỉ thay từ “cùng” bằng từ “với”đem đến kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo sự hài hòa cân đối Cấu trúc lặp ấy trở thành điệp khúc ngânnga, nhấn mạnh sự mạnh mẽ, khẩn trương, cùng niềm vui, niềm phấn khởi trong lao động làm giàuđẹp quê hương Thiên nhiên và con người lao động luôn đặt trong tư thế gắn bó hài hòa đến tin yêu

- Hình ảnh đoàn thuyền được đặt trong tư thế đối sánh, chạy đua cùng mặt trời, còn mặt trời thì “độibiển” Đây là một hình ảnh nhân hóa rất đẹp, diễn tả được không khí lao động khẩn trương, gợi tảđược tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ công việc đánh cá của người đi biển Đúng như lời bình của

chính tác giả: “Bài thơ là cuộc chạy đua giữa con người với thiên nhiên và con người đã chiến thắng”

- Con thuyền nhỏ bé đã được tác giả nâng cao tầm vóc, sánh ngang với thiên nhiên vũ trụ bao la.+ Mặt trời hồng rực rỡ đang từ từ nhô lên thật kỳ vĩ, thật tráng lệ Hình ảnh này gợi liên tưởng đếncuộc sống bình yên, ấm áp đang lên ở miền Bắc nước ta khi bắt tay vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội

- Bút pháp khoa trương (nói quá) của tác giả đã mở ra trước mắt người đọc khung cảnh thật huyhoàng Trong khoang thuyền muôn vàn mắt cá ánh lên như muôn vàn tia nắng trải khắp một vùngrộng lớn bao la, dài tới “muôn dặm phơi” Câu thơ cuối đã mang đến cho người đọc một biểu tượngđẹp về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, huy hoàng; một tương lai tươi sáng đang sinh sôi, phát triển

=>Câu thơ khép lại khổ thơ và toàn bài thơ, gợi trong ta những liên tưởng phong phú và thú vị Từ câu hát trở về trong tư thế “chạy đua” cùng mặt trời lúc bình minh lên đến hình ảnh “mắt cá huy hoàng” đã cho ta thấy sức tưởng tượng của tác giả vô cùng phóng khoáng, sức sáng tạo của nhà thơ

vô cùng độc đáo Thiên nhiên và con người lúc nào cũng hòa nhịp một cách tuyệt vời Cả bài thơ là một khúc tráng ca của những người đi biển, là bài ca ca ngợi cuộc sống mới; là niềm tự hào của nhà thơ trước cuộc sống và đất nước.

4 Đánh giá:

* Nghệ thuật:

- Âm hưởng của bài thơ khỏe khắn, hào hùng, lạc quan

- Sử dụng thành công những hình ảnh giàu liên tưởng, tưởng tượng phong thú độc đáo với cảm hứngbay bổng, lãng mạn

* Nội dung:

Trang 37

- Hình ảnh thiên nhiên và con người lao động, được tác giả khắc họa ấn tượng, đặt trong mối tươngquan hài hòa, gắn bó:

+ Thiên nhiên: kì vĩ, tráng lệ, nên thơ.

+ Con người: lạc quan, vui tươi, khỏe khoắn, đầy tin yêu.

=>Có thể nói trên hành trình đi từ “thung lũng đau thương” đến “cánh đồng vui”, “Đoàn thuyền đánh

cá ” là một bài thơ hiện đại, cách tân đặc sắc của Huy Cận Với mạch cảm xúc ấy, bài thơ như một

món quà đăc biệt tác giả dành cho vùng mỏ Quảng Ninh nói riêng và cho quê hương đất nước ta nóichung

C Kết bài

Vẻ đẹp của thiên nhiên vũ trụ và con người lao động đã tạo nên những vần thơ tuyệt đẹp trongthơ Huy Cận Đọc bài thơ, chúng ta hôm nay càng thêm trân trọng và tin yêu cuộc sống, trân trọng tàinăng thơ ca của tác giả

CÂU HỎI ÔN TẬP

Đề 1: Theo ý kiến của nhà thơ Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá là một “khúc tráng ca, ca ngợi con

người trong lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui.”

(SGV, Ngữ văn 9, tập một, Nxb Giáo dục, 2005, tr.164)

Ý kiến trên thể hiện qua đoạn thơ sau như thế nào?

(Trích ba khổ đầu: 1,2,3)

Đề 2: Về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ là một khúc ca – một tráng khúc

về lao động và về thiên nhiên đất nước giàu đẹp” Hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến

trên: Mặt trời…ơi (trích 02 khổ đầu)

Đề 3: Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động qua đoạn thơ sau:

B TB

*Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề “Bếp lửa” là một hình ảnh độc đáo, sáng tạo vừa mang ý nghĩa thực vừa

mang ý nghĩa tượng trưng:

+ Bếp lửa là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình ở làng quê Việt Nam, được nhóm lên bằngnhiên liệu củi rơm, nó gắn bó với những năm tháng tuổi thơ gian khổ sống bên bà của tác giả

+ Bếp lửa là sự hóa thân của người bà, nó thể hiện tấm lòng yêu thương che chở, đùm bọc của bàtrong những năm tháng gian khổ của chiến tranh Bếp lửa thắp sáng niềm tin, ước mơ và là biểu tượngcủa tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước

Trang 38

*Bài thơ có mạch cảm xúc: rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng những năm tháng gian khổ sống bên bà và

bếp lửa đến thực tại khi đi xa; đi từ kỉ niệm tuổi thơ đến những suy ngẫm sâu sắc về bà và bếp lửa nênrất thấm thía và xúc động

1 Khổ 1: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc để người cháu nhớ về bà

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

- Mở đầu khổ thơ ta bắt gặp điệp ngữ “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần trong ba dòng thơ giốngnhư một khúc nhạc dạo đầu trong bản tình ca về nỗi nhớ quê hương

- Điệp ngữ “một bếp lửa” đã gây được ấn tượng, nhấn mạnh được hình ảnh trung tâm, hình ảnh khơinguồn cảm xúc cho toàn bài thơ “Bếp lửa”

- Nỗi nhớ quê hương bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa, và quan trọng hơn cả hình ảnh bếp lửa gắn liềnvới hình ảnh người bà thân thương

- Tác giả đã thành công khi sử dụng những từ ngữ giàu giá trị gợi hình gợi cảm:

+ “Chờn vờn trong sương sớm” gợi những làn sương buổi sớm đang nhè nhẹ bay quanh bếp lửa,

khiến cho hình ảnh thơ hiện lên vừa như thực, vừa như mơ

+ “Ấp iu nồng đượm” được sử dụng thật sáng tạo và đặc sắc Từ “ấp iu” được ghép từ hai từ “ôm ấp

và nâng niu” vừa gợi tả được sự khéo léo kiên nhẫn của đôi tay người nhóm lửa vừa gợi lên tấm lòngchi chút, nâng niu của người bà mỗi khi nhóm bếp

- Ngay từ những dòng đầu, tác giả đã cho người đọc cảm nhận được hơi ấm đang lan tỏa từ bếp lửaquê nhà

- Từ hình ảnh bếp lửa, tình cảm như được dồn nén, người cháu đã bộc lộ nỗi nhớ thương bà da diết,

mãnh liệt: “cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

+ Chữ “thương” đi với “bà” là hai thanh bằng đi liền nhau tạo ra âm vang như ngân dài xao xuyến,như nỗi nhớ trải dài của người cháu dành cho bà, đọc lên nghe xúc động thân thương

+ Khung cảnh “biết mấy nắng mưa” gợi cuộc đời tần tảo, âm thầm lặng lẽ hôm sớm của bà

-> Từ ngọn lửa chập chờn bập bùng, hình tượng thơ cứ thế tỏ dần và người cháu nhớ về bà Ba câu thơ ngắn gọn, hình ảnh giàu sức biểu cảm đã gợi lên trong lòng người đọc biết bao ấn tượng, biết bao cảm xúc sâu xa.

2 Ba khổ thơ tiếp: Kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ gian khổ thiếu thốn cùng tình yêu thương đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy, Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Mẹ cùng cha công tác bận không về, Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Trang 39

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà, Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

*Khái quát: toàn bộ đoạn thơ là mạch ký ức tuổi thơ được nhắc tới bằng những mốc thời gian cụ

thể, bằng những năm tháng chẳng thể nào quên.

a Khổ 2: Kỷ niệm về nạn đói khi cháu lên bốn tuổi

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy, Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

- Kỷ niệm được gợi về khi người cháu lên 4 tuổi đó là năm dân tộc Việt Nam phải gồng mình chốngchịu với nạn đói năm 1945 Nạn đói ấy đã trở thành nỗi ám ảnh ghê rợn trong lòng người cháu Nhà

văn Kim Lân từng viết: “Người chết như ngả rạ, người sống đi lại dật dờ như bóng ma”, còn nhà văn Nam Cao thì nhận xét: “Đến năm 2000, con cháu chúng ta còn nhắc lại để rồi rùng mình”.

- Khung cảnh nạn đói được Bằng Việt nhắc đến trong hình ảnh hết sức chân thực, khốn khổ và thươngtâm: “đói mòn đói mỏi”, đó là cái đói triền miên, dai dẳng, đói khiến con người kiệt sức “Mòn” và

“mỏi” kết hợp với điệp từ “đói” có tác dụng nhấn mạnh và diễn tả chính xác trạng thái đói lâu ngày,đói đến bủn rủn, đói đến chân tay không muốn cử động

- Hình ảnh “khô rạc ngựa gầy” càng nói rõ hơn sự tàn phá ghê gớm của nạn đói Từ con người đếncon vật đều trở thành nạn nhân thê thảm, xót xa của cái đói

- Những kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với bếp lửa lại hiện lên:

+ Bốn tuổi mới chỉ là một cậu bé con nhưng người cháu đã quen mùi khói Điều đó khiến ta hiểu vìsao hình ảnh bếp lửa lại gắn bó đến thế trong ký ức của người cháu

+ Và nỗi nhớ đằm sâu nhất là “khói hun nhèm mắt”, đây là một kỷ niệm chẳng thể nào quên Nhữnglúc trời mưa, củi ướt, cháu theo bà vào bếp cũng hứng trọn khỏi bếp, để chảy nước mắt nước mũi

- Câu thơ “nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” thật sâu sắc, thấm thía Nó gợi được cảm giác cay của

cậu bé khi bị khói cay nhèm mắt, gợi được cả cảm xúc của người cháu nhớ về bà, về quê hương mànước mắt chợt tuôn rơi

* Liên hệ, mở rộng:

- Tuổi thơ là quãng đời đẹp nhất của mỗi con người, với nhà thơ Tế Hanh: “Tuổi thơ tôi là những buổi trưa hè Tỏa bóng xuống lòng sông lấp lánh” Còn tuổi thơ của nhà thơ Giang Nam thì đầy mộng mơ trong sáng: “Tuổi ấu thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ” Với nhà thơ Bằng Việt, ký ức tuổi thơ là những năm tháng nhọc nhằn sống bên bà và bếp lửa,

nên bây giờ tác giả còn nhớ mãi không bao giờ nguôi quên

b Khổ 3: Tác giả gợi lại những kỷ niệm tám năm ròng sống bên bà và bếp lửa

“Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

Trang 40

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Mẹ cùng cha công tác bận không về, Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà, Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

- Âm thanh tiếng chim tu hú được nhắc lại 4 lần trong 10 dòng thơ mang rất nhiều ý nghĩa

- Nếu như trong dòng ký ức của người cháu lúc lên 4 tuổi là nỗi ám ảnh của khói bếp và nạn đói thìtrong hành trình 8 năm của tuổi thơ là nỗi khắc khoải về tiếng chim tu hú Tiếng tu hú đưa người cháutrở về những năm tháng sống gắn bó với bà Tiếng tu hú gợi nỗi nhớ quê nhà, gợi xứ sở thân thương

- Âm thanh tu hú kêu như song hành suốt cuộc đời tuổi thơ của người cháu, trong hoàn cảnh sống đơncôi chỉ có hai bà cháu, giữa đói nghèo và chiến tranh, tiếng tu hú vang vọng như để an ủi những kiếpngười đau khổ Tiếng tu hú còn gợi nên nỗi trống trải xa vắng của người bà nơi quê nhà

- Bằng giọng điệu thiết tha cùng với câu hỏi tu từ, cảm thán: “Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”, câu thơ đã gợi được bao nỗi niềm khắc khoải, nó còn như lời tự trách

mình của người cháu khi đi xa, để lại bà sống côi cút nơi quê nhà

* Khổ thơ thứ ba còn làm nổi bật hình ảnh người bà đôn hậu giàu đức hi sinh:

- Với hình thức ngôn ngữ độc thoại, câu hỏi tu từ: “Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà” đã mở đầu

đoạn tâm tình của hai bà cháu Dường như cháu đang cùng bà ôn lại những kỷ niệm về những nămtháng tuổi thơ sống bên bà

+ Điệp từ “bà” được nhắc lại tới 10 lần, điệp từ “cháu’ được nhắc lại 4 lần thể hiện tình cảm gắn bóquấn quýt, yêu thương của người cháu với bà; thể hiện nỗi nhớ thương bà đang cồn cào, da diết tronglòng cháu

+ Nghệ thuật điệp cấu trúc câu kết hợp với liệt kê được sử dụng nhịp nhàng, hiệu quả “Cháu ở cùng

bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học” Với tuổi thơ của cháu, bà là tất cả, bà là

người kể chuyện cho cháu nghe đêm đêm, là người chăm sóc cháu từ miếng ăn giấc ngủ, thay cha mẹdạy bảo cháu nhiều điều Bà luôn là chỗ dựa vững chắc cho cháu, thay thế và lấp đầy tất cả (cả khátkhao học hành và cả hình thành nhân cách) Tình cảm đôn hậu, tình yêu thương bao la của bà là sựkết hợp ca quý giữa tình cha, nghĩa mẹ và công thầy

+ Suốt một đời tuổi thơ cháu không khi nào vắng bóng hình của bà Bởi thế, câu hỏi tu từ ở cuối khổthơ đã gợi tâm trạng của người cháu nhớ mong về bà khi đi xa Người cháu mong mỏi tiếng tu hú sẽluôn chia sẻ với bà trong những lúc cô đơn, vắng vẻ

c Khổ 4: Khổ thơ đã gợi lại hình ảnh của người bà trong những năm tháng chiến tranh, giặc tàn phá xóm làng

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

- Hình ảnh gợi sự tàn khốc của chiến tranh đồng thời tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược “giặc dốt làngcháy tàn cháy rụi” Câu thơ đã không giấu nổi sự xót xa của người viết Ngọn lửa vốn gợi sự no đủ,

ấm êm trong mỗi gia đình, nay lại bị kẻ thù lợi dụng để phá hủy gia đình nhưng chẳng có ngọn lửa

Ngày đăng: 13/03/2022, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w