1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về dân chủ trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh tiền giang trong giai đoạn hiện nay

118 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Dân Chủ Trong Quá Trình Thực Hiện Quy Chế Dân Chủ Ở Cơ Sở Trên Địa Bàn Tỉnh Tiền Giang Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Tác giả Võ Thị Mỹ
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thái Sơn
Trường học Trường Đại Học Vinh
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 648,5 KB

Nội dung

Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thế chính trị - xã hội nhằm đảm bảo vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; nâng cao vai trò của

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ THỊ MỸ

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ

Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học

Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn Khoa học:

PGS.TS.NGUYỄN THÁI SƠN

Trang 2

Nghệ An, năm 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu, để hoàn thành được bản luận vănnày, với tình cảm chân thành và lòng kính trọng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơnđến quý Thầy, Cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt khoá học

Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thái Sơn, ngườiThầy đã tận tình hướng dẫn khoa học, dành cho tác giả những lời chỉ bảo ân cầnvới những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tác giả vững tin, vượt qua khókhăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn

Đồng thời, tác giả xin cảm ơn Khoa Giáo dục Chính trị, các Khoa, Phòngcủa Trường Đại học Vinh đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tác giả trong suốtquá trình học tập và nghiên cứu đề tài

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Liên đoàn Lao độngtỉnh đã tạo điều kiện cho tác giả học tập, nghiên cứu hoàn thiện luận văn

Và tác giả cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban nhândân tỉnh, Cục Thống kê tỉnh cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, độngviên, khích lệ, cung cấp tư liệu đóng góp ý kiến cho tác giả trong quá trình họctập nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do khả năng có hạn nên luận văn khôngthể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý Thầy, Cô giáo đóng góp, giúp đỡ

để luận văn được hoàn thiện hơn

Tiền Giang, tháng 5 năm 2017

TÁC GIẢ

Võ Thị Mỹ

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5

5 Đóng góp mới về khoa học của luận văn 6

6 Kết cấu của luận văn 6

B NỘI DUNG 7

Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ 7

1.1 Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 7

1.1.1 Khái niệm Dân chủ 7

1.1.2 Dân chủ ở cơ sở 10

1.2 Vai trò của dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh 11

1.2.1 Dân chủ là mục tiêu của sự phát triển xã hội 11

1.2.2 Dân chủ là động lực của sự phát triển xã hội 12

1.3 Bản chất của dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh 14

1.3.1 Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân 14

1.3.2 Tính giai cấp của dân chủ 15

1.4 Nội dung, phương thức và những điều kiện thực hiện dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh 18

1.4.1 Nội dung thực hiện dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh .18

1.4.2 Phương thức thực hiện dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh 28

1.4.3 Những điều kiện thực hiện dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh 30

Kết luận chương 1 38

Trang 5

Chương 2 : THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở

CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 39

2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tiền đề kinh tế, xã hội, chính trị của

tỉnh Tiền Giang 39

2.1.1.Điều kiện tự nhiên 39

2.1.2 Tiền đề về kinh tế - xã hội cho quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Tiền Giang 40

2.1.3 Về hệ thống chính trị - xã hội, cơ chế để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Tiền Giang 41

2.2 Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay ……… 44

2.2.1 Công tác tổ chức triển khai 44

2.2.2 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành văn bản 48

2.2.3 Hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ các cấp .53

2.2.4 Công tác phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể .54

2.3 Đánh giá chung về thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay 55

2.3.1 Kết quả đạt được 55

2.3.2 Nguyên nhân đạt được 63

2.3.3 Những hạn chế trong quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay 64

Trang 6

2.3.4 Nguyên nhân của hạn chế 66 2.4 Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay 68 Kết luận chương 2 71 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀO VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG HIỆN NAY 73 3.1 Quan điểm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay 73 3.1.1 Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn kết chặt chẽ với hoàn thiện pháp luật, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, để đảm bảo quyền làm chủ xã hội chủ nghĩa thực sự cho nhân dân trong xã hội văn minh, phát triển .73 3.1.2 Quán triệt phương châm: nói đi đôi với làm, nói đúng và làm đúng; xây đi liền với chống; dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra .75 3.1.3 Coi trọng và chăm lo an sinh xã hội, nâng cao dân trí, đời sống vật chất, tinh thần cho toàn dân .76 3.1.4 Đẩy mạnh việc thực hành dân chủ trong tổ chức đảng, chính quyền làm nền tảng và làm gương để phát huy dân chủ rộng rãi trong xã hội 78 3.2 Một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay 80 3.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với việc lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 80

Trang 7

3.2.2 Tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay 83 3.2.3 Chăm lo và đảm bảo lợi ích của nhân dân theo nguyên tắc công bằng

xã hội .85 3.2.4 Đảm bảo quyền con người và quyền công dân trong một xã hội dân chủ thật sự .87 3.2.5 Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh 88 3.2.6 Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thế chính trị - xã hội nhằm đảm bảo vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; nâng cao vai trò của nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh thực hành dân chủ, chống quan liêu, tham nhũng .91 3.2.7 Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, có phong cách làm việc dân chủ; đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới hoạt động của bộ máy chính quyền theo hướng dân chủ hóa, thực sự phục vụ nhân dân .94 3.2.8 Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, các cơ sở 97 Kết luận chương 3 ………

Trang 8

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Dân chủ là một hiện tượng lịch sử xã hội gắn liền với sự tồn tại và pháttriển của đời sống con người Vấn đề dân chủ đã được các nhà kinh điển Mác,Lênin nói đến rất nhiều, bởi dân chủ chính là bản chất, mục tiêu và động lực củachủ nghĩa xã hội Do đó, việc thực hiện dân chủ cũng đã được giới lý luận ở cácnước xã hội chủ nghĩa trước đây trong đó có Việt Nam chú trọng nghiên cứu vàvận dụng vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội

Hồ Chí Minh là nhà dân chủ vĩ đại của thế kỷ XX Người không chỉ đưa

ra một hệ thống các luận điểm về dân chủ, mà cao cả và vĩ đại hơn, Người đãđem cả cuộc đời mình thực hành dân chủ trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội và trong công tác lãnh đạo, quản lý Theo Người: “dân chủ là

thế nào?” là “dân làm chủ”[48, tr.375], nghĩa là dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ Người nhấn mạnh, dân chủ là của quý báu nhất trên đời của dân và

“thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”[52, tr.249]

Nhận thức được tầm quan trọng của dân chủ, từ khi bước vào công cuộcđổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến việc xây dựng vàphát huy dân chủ, nên đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quy chế nhằmđảm bảo thực hiện, phát huy dân chủ trong đời sống xã hội Quá trình thực hiệndân chủ ở cơ sở đã tạo nên chuyển biến tích cực trong nhận thức chính trị - xãhội và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Thực hiện vàphát huy dân chủ ở cơ sở đã, đang và sẽ trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽcông cuộc đổi mới toàn diện, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

Từ khi Đảng và Nhà nước ta ban hành các chủ trương, quy định về xâydựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cho đến nay, chúng ta đã triển khaithực hiện rộng khắp trong cả nước và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng

Trang 9

trên tất cả các mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Kếtquả đó đã chứng tỏ rằng, xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là chủtrương đúng đắn, hợp lòng dân, đáp ứng được nhu cầu bức thiết và lợi ích to lớn,trực tiếp của nhân dân, được nhân dân phấn khởi đón nhận và tích cực thực hiện.

Từ đó, người dân đã hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình; cán bộ,đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở ngày càng tôn trọng quyềnlàm chủ của nhân dân

Tuy nhiên, quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế.Trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ, đúngđắn về quy chế dân chủ ở cơ sở Một số địa phương, đơn vị tổ chức thi hànhpháp luật về dân chủ còn hình thức Việc xây dựng và thực hiện quy ước, hươngước ở nhiều khu dân cư còn rập khuôn, hình thức, chưa thành nề nếp Một số xã,phường, thị trấn chưa làm tốt việc công khai, dân chủ về quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất, giá cả đền bù khi chuyển mục đích sử dụng đất, chính sách tái định cư.Không ít cơ quan thiếu công khai, dân chủ về quản lý thu, chi tài chính công,nâng lương, quy hoạch, đào tạo, đề bạt cán bộ Phần lớn các doanh nghiệp tưnhân, cơ sở dịch vụ ngoài công lập và một số doanh nghiệp nhà nước chưa xâydựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thiếu công khai, dân chủ về sản xuất,kinh doanh, tiền lương, tiền thưởng và chưa thực hiện đúng quy định về chế độbảo hiểm đối với người lao động Một số nơi nội bộ lãnh đạo cấp ủy, chínhquyền mất đoàn kết; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưađược ngăn chặn, đẩy lùi; tình hình khiếu kiện của nông dân, đình công, bãi côngcủa công nhân ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sợ ổnđịnh, phát triển của xã hội và lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy đảng, chínhquyền

Trong thời kỳ mở cửa và hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, dân chủ và thực hành dân chủ ở cơ sở là vấn đề có tính

Trang 10

cấp bách, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội Thực hiệnquy chế dân chủ ở cơ sở luôn là vấn đề mang tính thời sự và đòi hỏi phát triểnkhông ngừng, đầy tính sáng tạo Vì thế, chúng ta vừa phải đi sâu nghiên cứu vànhận thức đúng đắn về lý luận, vừa phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, để tìm

ra hình thức, biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp ở từng địa phương, đơn vị,đưa quy chế dân chủ ở cơ sở thật sự đi vào cuộc sống

Thời gian qua, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu, các bài báo, luậnvăn, hội nghị, hội thảo,… bàn luận chuyên đề về vấn đề dân chủ và việc xâydựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Trong đó có các công trình, đề tài của

các tác giả như: Phạm Văn Bính (2003), Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ; Phạm Hồng Chương (chủ nhiệm) (1999-2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận dụng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, đề tài khoa học cấp Bộ; Nguyễn Thị Xuân Mai (2004), Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong các trường trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội hiện nay – thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ Chính trị học; Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2005), Thực hiện dân chủ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ

Các cuốn sách của các tác giả như: Phạm Thành - Nguyễn Khắc Mai

(1991), Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, Hà Nội; Thái Ninh Hoàng Chí Bảo (1991), dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội; Nguyễn Khắc Mai (1997), dân chủ - di sản văn hoá của Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Hà Nội; Lương Gia Ban (2003), Dân chủ và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Phạm Hồng Chương (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội; Đỗ Trung Hiếu (2004), Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Hoàng Chí Bảo (2006), Xây

Trang 11

-dựng cơ chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phạm Văn Bính (2007), Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; GS, TS Hoàng Chí Bảo (2010), Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới,

Nxb Chính trị quốc gia xuất bản lần thứ hai, Hà Nội; Nguyễn Phú Trọng (2011),

Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; PGS TS Phạm Hồng Chương - TS Doãn Thị Chín (Đồng chủ biên)(2016), Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Hội đồng Chỉ đạo xuất bản sách xã, phường, thị trấn - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật (2016), Hỏi

- Đáp về dân chủ ở cơ sở; TS Nguyễn Thế Phúc (2017), Tư tưởng Hồ Chí Minh

về văn hóa dân chủ trong hoạt động chính trị và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Các công trình nêu trên tập trung nhiều vào việc nghiên cứu những vấn đề

lý luận chung về dân chủ và tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh; đã hướng vào việcnghiên cứu sự vận dụng tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh trong công cuộc xâydựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hoặc trong từng lĩnh vực cụ thể Những kết quảnghiên cứu trên đã tạo tiền đề và gợi mở nhiều điều bổ ích cho tác giả trong việcnghiên cứu đề tài luận văn của mình Tuy nhiên, chưa có bất kỳ một nghiên cứunào đề cập một cách có hệ thống việc vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh vềdân chủ trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh TiềnGiang, nơi tác giả công tác

Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Khoa học

Chính trị

Trang 12

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và phân tích thực trạng thựchiện dân chủ cơ sở ở tỉnh Tiền Giang, luận văn đề xuất một số giải pháp vậndụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ

sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ: vai trò,bản chất, nội dung và điều kiện thực hiện dân chủ

- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trên địabàn tỉnh Tiền Giang

- Đề xuất các quan điểm và giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vềdân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Gianghiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh

về dân chủ và việc xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng tưtưởng đó vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh TiềnGiang, từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của BộChính trị (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đến nay

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

4.1 Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của luận văn là các nguyên lý của chủ nghĩa duyvật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ

Trang 13

Chí Minh, các quan điểm của Đảng ta về dân chủ và xây dựng thể chế dân chủ,đặc biệt trong thời kỳ đổi mới Luận văn còn kế thừa những kết quả và thành tựunghiên cứu của các tác giả đi trước thể hiện trong các công trình, đề tài đã công

bố ở nước ta trong thời gian gần đây

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài cơ sở lý luận và phương pháp luận nêu trên, tác giả còn sử dụngcác phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử - lôgic, thống kê, so sánh và tổngkết thực tiễn

5 Đóng góp mới về khoa học của luận văn

- Góp phần làm rõ những nội dung cơ bản và những giá trị đặc sắc về dânchủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nêu rõ các quan điểm, các giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng Hồ ChíMinh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnhTiền Giang hiện nay

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

3 chương, 11 tiết

Trang 14

B NỘI DUNG Chương 1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ 1.1 Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.1.1 Khái niệm Dân chủ

Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII - VI trước Côngnguyên Theo nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristote (384 - 322 tr.CN) thì Solon(khoảng 638 - 559 tr.CN) là người đầu tiên đặt nền tảng cho nguyên lý dân chủ.Solon cho rằng, muốn xây dựng một nhà nước trên cơ sở một nền dân chủ phảithông qua tuyển cử và hòa nhập sức mạnh với pháp luật

Hiểu theo từ nguyên, dân chủ có nguồn gốc từ tiếng Demokratia Trongtiếng Hy Lạp cổ, Demokratia là một từ ghép: Demos (nhân dân) với từ kratiain(cai trị) Nếu dịch sát nghĩa thì Demokratia sẽ là một mệnh đề hoàn chỉnh: nhândân cai trị Đến thế kỷ XVIII, người Anh đã dựa vào ngôn ngữ Hy Lạp cổ đểđưa ra thuật ngữ “democracy”, có nghĩa là “chính thể dân chủ”, một trong

những hình thức chính quyền với đặc trưng là chính quyền nhà nước phải thừa nhận quyền tự do và bình đẳng của công dân.

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: "Dân chủ, hình thức tổ chứcthiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc củaquyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do dân chủ cũng được vậndụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất

định"[72, tr 653]

Như vậy, “Dân chủ” có nghĩa là “toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân”.Quyền lực này bao quát một phạm vi rất rộng Quyền dân chủ là quyền tham giaquản lý xã hội, quyền tự khẳng định vai trò và trách nhiệm làm chủ của ngườidân với tư cách người chủ xã hội Họ đóng vai trò người chủ trong hoạt động xãhội

Trang 15

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên khái niệm dân chủ tuy ngắn gọn nhưng rấtsâu sắc, lột tả được bản chất của vấn đề Theo Người, dân chủ là “dân làm chủ”[48, tr.375] và “dân là chủ” [46, tr.515] Đây là một định nghĩa dân chủ cô đọng,súc tích, vừa khoa học, hiện đại vừa kế thừa và phát triển những hiểu biết củanhân loại về dân chủ, phản ánh đúng thực chất của dân chủ ở thời đương đại.Khi khẳng định dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh

đến vị thế và hành động của dân Là chủ biểu hiện vị thế xã hội, tính tích cực

chính trị và địa vị pháp lý của người dân Làm chủ, đó là hành động của dân,biểu hiện năng lực thực hành dân chủ, thước đo về trình độ phát triển ý thức dânchủ của dân với tư cách là chủ thể quyền lực, thực hiện sự ủy nhiệm chân chính củamình vào thể chế chính trị và thể chế nhà nước

Trong quan niệm dân chủ của Hồ Chí Minh, tính nhân văn và tính pháp lý

gắn chặt với nhau Người giải thích: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà

do nhân dân làm chủ” [47, tr.452], “chế độ ta là chế độ dân chủ Tức là nhân dân làm chủ” [50, tr.251] Người lại nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất

tr.698]

Qua đó ta thấy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, “Dân chủ” không táchrời quan niệm “Dân là gốc”, “Dân là chủ”, “Dân làm chủ” Nói đến dân chủ,Người đặc biệt nhấn mạnh đến lực lượng xã hội đông đảo, đóng vai trò chủ thể

Trang 16

là nhân dân, là quần chúng, đồng bào, chứ không phải chỉ là cá nhân từng người.Chữ “dân” trong “dân chủ” của Hồ Chí Minh là khái niệm mang hàm nghĩa rấtrộng và sâu sắc Đó chính là con người, là chữ “người”, mà theo Hồ Chí Minh

“Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn Nghĩa rộng là đồngbào cả nước Rộng hơn nữa là cả loài người ” [45, tr.644] Với quan niệm ấy, chữ

“dân”, trong tư tưởng Hồ Chí Minh dùng để chỉ đông đảo những người bị ápbức, những người lao động trong những ngành nghề khác nhau, là những conngười bình thường ở trong xã hội, không giữ chức quyền Họ luôn được đặt đốidiện với người cầm quyền trong xã hội

Khẳng định vai trò chủ xã hội của dân, Hồ Chí Minh đã xác định vị thế, tưcách chủ thể xã hội của nhân dân Nhưng quan trọng hơn thế, Hồ Chí Minh còn

khẳng định rằng, phải làm cho nhân dân được hưởng quyền làm chủ xã hội trên

thực tế Từ “dân là chủ” tiến lên thành “dân làm chủ” là một quá trình phấn đấu

vượt qua rất nhiều khó khăn trở ngại Phải làm sao để người dân có điều kiện và biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình đúng lúc, đúng

chỗ, dám nói, dám làm Để thực hiện quyền làm chủ, nhân dân không những

phải có quyền, mà điều quan trọng là nhân dân cần phải có năng lực làm chủ.

Người chỉ rõ: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phậncủa mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựngnước nhà” [44, tr.36] Qua đó có thể nhận xét, người dân muốn làm chủ, chẳng

những phải biết hưởng quyền làm chủ, mà còn phải biết dùng quyền làm chủ, đồng thời lại dám nói, dám làm Muốn vậy, Đảng và Chính phủ phải tạo ra cơ

chế thích hợp để người dân có được các yếu tố cơ bản để làm chủ Đó là trình độhiểu biết về dân chủ, phương pháp thực hành dân chủ và bản lĩnh thực hành dânchủ… Có như vậy, nhân dân mới có quyền làm chủ thực sự Đây là cái đích, làmục tiêu, thực sự nói lên bản chất của dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 17

1.1.2 Dân chủ ở cơ sở

Cơ sở ở đây, được hiểu là đơn vị ở cấp dưới cùng, nơi trực tiếp thực hiệncác hoạt động sản xuất, công tác… của một hệ thống tổ chức, trong quan hệ vớicác bộ phận lãnh đạo cấp trên [54, tr 27]

Trong hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội của nước ta có nhiều loại hình

cơ sở Đối với hệ thống tổ chức hành chính 4 cấp: Trung ương, tỉnh (thành phố),huyện (quận) và xã (phường, thị trấn) của Nhà nước ta; xã, phường, thị trấn làcác đơn vị hành chính cơ sở (thường được gọi tắt là cơ sở) [67, tr 22]

Cơ sở là nơi các tầng lớp nhân dân sinh sống hàng ngày, nơi nảy sinhnhững nhu cầu đa dạng, bức xúc trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội; nơitrực tiếp thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước;đồng thời, cũng là nơi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nướctác động trực tiếp đến đời sống của người dân; nơi có tổ chức cơ sở của Đảng vàchính quyền thay mặt cho Đảng và Nhà nước lãnh đạo nhân dân, quản lý xã hội

Như vậy, dân chủ ở cơ sở có thể được hiểu là nhân dân ở cơ sở trực tiếptham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tham giaquản lý nhà nước, quản lý xã hội, giáo dục ý thức dân chủ, phát triển năng lựcdân chủ, thực hiện quyền làm chủ và thực hành dân chủ cho mọi tầng lớp nhândân nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhândân, xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh

Thực hiện dân chủ ở cơ sở là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất đểmọi công dân được hưởng quyền dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhất.Đây là động lực mạnh mẽ để đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dântrong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

Trang 18

1.2 Vai trò của dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1.2.1 Dân chủ là mục tiêu của sự phát triển xã hội

Kế thừa tư tưởng dân chủ của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin,Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề dân chủ Tưtưởng dân chủ chiếm một vị trí quan trọng và chủ đạo trong hệ thống tư tưởng

của Hồ Chí Minh Người khẳng định: Nước ta là một nước dân chủ và là dân chủ mới để tiến đến chủ nghĩa xã hội Quan điểm đó của Người được thể hiện

trong bản chất chế độ chính trị của nước ta, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòatrước đây cũng như nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay Xâydựng nhà nước dân chủ nhân dân, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản

để tiến đến xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vìdân thực chất là để đạt tới mục tiêu xây dựng nước ta là nước dân chủ theo HồChí Minh

Dân chủ chính là khát vọng của con người và cộng đồng xã hội hướng tớimột cuộc sống hạnh phúc, tự do Theo Hồ Chí Minh, độc lập của nước phải gắnliền với hạnh phúc, tự do của dân “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnhphúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [44, tr.56] Người chỉ rõ con

đường, mục tiêu, phương hướng cho cách mạng nước ta đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thông qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và

xây dựng chế độ dân chủ mới - nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dân chủ là mộttrong những mục tiêu cao cả, xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam.Chỉ khi nào giành được độc lập, xây dựng và phát triển đầy đủ chế độ dân chủthì người dân mới thực sự ở vào vị thế người chủ và làm chủ, được hưởng quyền

tự do dân chủ để phát triển toàn diện nhân cách Dân chủ, với ý nghĩa tất cả

quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ và làm chủ nhà nước và xã hội,

chính là mục tiêu của sự phát triển

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 năm 1945, thông qua tổng tuyển

Trang 19

cử, Hồ Chí Minh đã xác lập và xây dựng nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà một nhà nước của dân, do dân, vì dân, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và phápluật Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta từ địa vị bị áp bức lên địa vịlàm chủ đất nước, làm chủ xã hội, được hưởng các quyền tự do, dân chủ, đượcbình đẳng trước pháp luật, được tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, tự do tínngưỡng, cư trú, đi lại, và quan trọng hơn hết là người dân được tham gia bầu cử,ứng cử và bãi miễn đại biểu do mình bầu ra khi họ không làm tròn nhiệm vụ,không xứng đáng với sự tín nhiệm ủy quyền của dân Lịch sử đấu tranh giảiphóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong những thập niênqua đã chứng minh rằng, dân chủ, với tư cách là mục tiêu của cách mạng, mộtkhi được thể chế hóa bằng pháp luật và được đảm bảo thực thi trên thực tế, sẽtrở thành sức mạnh nội sinh quyết định mọi thắng lợi của cách mạng; ngược lại,nếu xa rời mục tiêu dân chủ, xem nhẹ dân chủ và hơn nữa vi phạm dân chủ, tấtyếu sẽ dẫn xã hội đến tình trạng trì trệ, kém phát triển.

-1.2.2 Dân chủ là động lực của sự phát triển xã hội

Dân chủ không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự phát triển xãhội Với tư cách là động lực, những thành quả dân chủ mà con người đạt đượctrong suốt quá trình đấu tranh vì sự sinh tồn, vì sự giải phóng chính bản thânmình đã trở thành nhân tố “đòn bẩy” thúc đẩy xã hội không ngừng vận động,phát triển theo chiều hướng tiến bộ, công bằng, bình đẳng và nhân văn Vai tròđộng lực to lớn của dân chủ được thể hiện khá rõ trong thực tiễn phát triển củacác quốc gia dân tộc hiện đại Đặc biệt là, đối với nước ta - một đất nước đã trảiqua hàng ngàn năm thiếu vắng dân chủ dưới chế độ phong kiến và thực dân,cuộc đấu tranh giành dân chủ, đem lại quyền làm chủ thực sự cho nhân dân đãtrở thành một động lực thúc đẩy xã hội phát triển và tiến bộ, một sức mạnh tolớn xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam

Dân chủ chính là giải pháp hữu hiệu để tạo nên sự nhất trí căn bản về lợi

Trang 20

ích của các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế và các giai tầng trong xã hội.

Sự nhất trí đó tạo nên nguồn nội lực mạnh mẽ đưa đất nước vượt qua khó khăn,thử thách Dân có thực sự làm chủ thì mới tiếp tục bắt tay vào “xây dựng mộtnước Việt Nam dân chủ mới” [46, tr.15], “thực hiện dân chủ mới, xây dựng điềukiện để tiến đến chủ nghĩa xã hội” [46, tr.174] Hơn ai hết, Hồ Chí Minh thấy rõdân chủ là sức mạnh để xây dựng một xã hội ấm no, hạnh phúc, tự do và bìnhđẳng Theo Người: “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất

cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên” [49, tr.592] Với quan điểm

đó, Người cho rằng phải “vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân

không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hànhnhững công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”

[45, tr.698] Người khẳng định: “Phải thực hành dân chủ, phải làm cho quần

chúng hiểu rõ, làm cho quần chúng hăng hái tham gia thì mới chắc chắn thànhcông Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng”[46, tr.495]

Theo Hồ Chí Minh, thực hành dân chủ có tác dụng thúc đẩy khả năngsáng tạo của nhân dân và trở thành động lực của sự tiến bộ và phát triển đối vớimỗi con người, với từng tập thể và với toàn xã hội Trái lại, trong cán bộ, nhân

dân “ít sáng kiến, ít hăng hái… vì nhiều lẽ Mà trước hết là vì: Cách lãnh đạo của ta không được dân chủ” [45, tr.243].

Như vậy, thực hành dân chủ theo Hồ Chí Minh có tác dụng kích thích vàphát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân, biến nó thành động lực của tiến bộ vàphát triển Thực hành dân chủ không chỉ khẳng định quyền làm chủ của nhândân lao động mà còn tạo điều kiện phát huy sáng tạo cá nhân và tập trung đượctrí tuệ của toàn dân Đây là quá trình tạo ra những tiền đề chính trị đưa xã hộitiến lên trạng thái mới, phát triển hơn nữa nền dân chủ xã hội

Vai trò động lực của dân chủ được thể hiện rất rõ trong tiến trình cách

Trang 21

mạng Việt Nam Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám với sự ra đời củanước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập,

tự do, hạnh phúc, đem lại quyền làm chủ cho nhân dân Các quyền dân chủ đóđược thể chế hóa trong Hiến pháp 1946, càng chứng tỏ dân chủ thực sự là độnglực, là một trong những nhân tố quyết định thành công của cách mạng; làphương thức cơ bản để giữ vững độc lập dân tộc, mang lại tự do, hạnh phúc chonhân dân

Như vậy, dân chủ - theo quan niệm Hồ Chí Minh - vừa là mục tiêu đồngthời cũng chính là động lực của sự phát triển xã hội Vai trò quan trọng ấy của

dân chủ được Hồ Chí Minh tổng kết: “Thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn

năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [52, tr.249]

1.3 Bản chất của dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1.3.1 Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Dân chủ được hiểu là quyền lực thuộc về nhân dân và do chính nhân dân

thực hiện quyền lực của mình trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.Quyền lực trước hết là quyền uy và sức mạnh của con người được thể hiện trongnhững tổ chức xã hội nhất định Trong các xã hội có giai cấp, có nhà nước,quyền lực ấy được thể chế hóa vào nhà nước và pháp luật Trong bối cảnh lịch

sử này, dân chủ mang tính giai cấp Tính giai cấp của dân chủ là một thực tế lịch

sử Chừng nào xã hội còn tồn tại các giai cấp và nhà nước thì bản chất giai cấpcủa chế độ dân chủ vẫn còn tồn tại Khi nghiên cứu một chế độ dân chủ thì câuhỏi: “Chế độ dân chủ đó thuộc về giai cấp nào, nó hướng tới lợi ích của ai, cho

ai, vì ai trong xã hội”[60, tr.45] luôn được đặt ra C.Mác cho rằng, chế độ dânchủ… là bản chất của bất kỳ nhà nước nào… Dưới chế độ dân chủ, không phảicon người tồn tại vì pháp luật, mà pháp luật tồn tại vì con người Khi nói về bảnchất đích thực của dân chủ tư sản, C.Mác đã viết: “Người ta cho phép nhữngngười bị áp bức cứ mấy năm một lần, lại được quyết định xem trong số đại biểu

Trang 22

của giai cấp áp bức, người nào sẽ thay mặt họ và sẽ chà đạp lên họ ở nghịviện”[13, tr.334] Nói tới bản chất giai cấp của dân chủ là nói trực tiếp vào dân

chủ chính trị, vào thể chế, chế độ dân chủ được xây dựng, được bảo vệ

1.3.2 Tính giai cấp của dân chủ

Tính giai cấp của dân chủ “chi phối, tác động tới các nội dung khác của

dân chủ như dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong văn hóa, trong xã hội” [60,tr.45] Sự lảng tránh một cách có dụng ý tính giai cấp của dân chủ, làm cho tínhlịch sử - cụ thể của dân chủ, tự do, nhân quyền bị lu mờ đi, chỉ còn là những cái

vỏ trừu tượng, trống rỗng của các khái niệm đã mất sinh khí hiện thực là một thủđoạn chính trị và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản từ xưa nay vẫn thường dùng đểtấn công vào chủ nghĩa xã hội

Lịch sử đã chứng minh không có một tư tưởng nào ra đời từ một mảnh đấttrống không, mà nó ra đời trên nền tảng của những tư tưởng đã có trước đó Kếthừa tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh xác định: Nhànước ta là nhà nước dân chủ, nghĩa là nhà nước do dân làm chủ Như thế, HồChí Minh đã khẳng định bản chất dân chủ của Nhà nước ta Theo Hồ Chí Minh,nền dân chủ ở nước ta được thiết lập là nền dân chủ của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân - đó chính là nền dân chủ mới Khẳng định điều này, Người đã

xác định trên thực tế địa vị người chủ của nhân dân đối với xã hội Đây là sự

khẳng định quan trọng thể hiện sự thay đổi cơ bản trong vị thế, tư cách của nhândân trong đời sống xã hội

Người viết: “Đánh tan thực dân, giải phóng dân tộc, tranh lại thống nhất

và độc lập, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ mới”[46, tr.15] Đây là tưtưởng hết sức quan trọng của Hồ Chí Minh, khẳng định bản chất nền dân chủ xã

hội chủ nghĩa - một nền dân chủ vì lợi ích và quyền lực của nhân dân lao động

đã được giải phóng khỏi tình trạng bóc lột, áp bức và nô dịch Hồ Chí Minhquan niệm, nền dân chủ ở nước ta được thiết lập trong thời đại mới - thời đại độc

Trang 23

lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, do đó có thực hiện dân chủ mới, mới cóđiều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội Theo Hồ Chí Minh, bản chất của nền dânchủ mới để tiến đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản thể hiện trong tínhnhân dân của nền dân chủ thông qua phương thức tổ chức hệ thống chính trị mà

quan trọng nhất là trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Quán triệt quan điểm dân chủ của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minhđặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xây dựng chế độ dân chủ, thể chếchính trị và thể chế nhà nước dân chủ, trong đó, đặc biệt quan trọng là thể chếdân chủ trong Đảng, nhất là khi Đảng đã cầm quyền Xây dựng thể chế trước hếtphải xây dựng chính quyền nhà nước Chính quyền đó phải là chính quyền dânchủ mà người chủ thực sự không ai khác chính là quần chúng nhân dân Ngườikhẳng định:“Chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làmchủ”[46, tr.365] Để thực hiện vai trò làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ rõphương thức tổ chức, đó là “Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và củaĐảng, các giai cấp ấy đoàn kết lại, bầu ra chính phủ của mình Đối với nội bộ

nhân dân thì thực hành dân chủ Đối với đế quốc, phong kiến và lũ phản động, thì thực hành chuyên chính chống lại chúng, đàn áp chúng” [47, tr.217]

Khẳng định nhân dân là người chủ nước nhà không chỉ là khẳng định vềmột quan điểm, một tư tưởng chính trị mà nó còn phải thể chế hóa thành luật,bằng luật, trước hết là Hiến pháp - Bộ luật cơ bản của Nhà nước Người xác địnhvai trò của Hiến pháp là phải bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho các tầnglớp nhân dân, trên cơ sở liên minh công-nông do giai cấp công nhân lãnh đạo;đồng thời, phải thực sự bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ, bình đẳnggiữa các dân tộc

Hồ Chí Minh không chỉ đề cập đến vai trò của nhà nước nói chung màcòn nhấn mạnh vai trò của Chính phủ Một Chính phủ tốt, xứng đáng với sự ủythác, tin cậy của dân chúng là một Chính phủ hành động vì lợi ích của dân, do

Trang 24

dân tổ chức nên, do dân đôn đốc, kiểm soát và phê bình, biết dựa vào ý kiến củadân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức Pháp luật phải là pháp luật thực sựdân chủ, có đủ hiệu lực để bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi của nhân dân laođộng.

Giá trị đích thực của dân chủ xã hội chủ nghĩa là ở chỗ nó giành về chođại đa số nhân dân lao động những quyền lực của chính họ thông qua đấu tranhcải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới Đó là quyền dân chủ, quyền tự do,công bằng, bình đẳng thực sự của quần chúng nhân dân Chính vì vậy, trong

suốt cuộc đời hoạt động chính trị của mình, Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm cho nước nhà độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào

ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành Người đã rút ra một chân lý

không chỉ cho dân tộc mà còn cho cả nhân loại “Không có gì quý hơn độc lập tựdo” Trong “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa,Người đã thể hiện ý chí và quyết tâm của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độclập tự do: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thànhmột nước tự do, độc lập Toàn dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần vàlực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [44, tr.4]

Đó chính là tuyên ngôn về dân chủ gắn liền với tự do, bình đẳng và công bằng

xã hội

Thấm nhuần quan điểm thực tiễn, quan điểm nhân dân, thấu hiểu cuộcsống, tâm trạng, nguyện vọng của dân, Người nhấn mạnh rằng, “nếu nước độclập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[44, tr.56] Vì vậy, tiêu ngữ “Việt Nam dân chủ Cộng hòa Độc lập - Tự do -Hạnh phúc” có một ý nghĩa lịch sử thiêng liêng Nó là mục tiêu phấn đấu của cảdân tộc Việt Nam Giải phóng con người, thực hiện tự do và hạnh phúc cho conngười, đó là mục tiêu phấn đấu cao nhất thường xuyên chi phối mọi suy nghĩ vàhành động của Hồ Chí Minh Khi đặt câu hỏi: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là

Trang 25

gì?” Người đã trả lời: “Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừng nâng

cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”

[50, tr.271]

Bao giờ Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh phải chăm lo đến con người, tạođiều kiện cho con người có những khả năng và điều kiện tốt nhất để phát triển,chăm lo tới cuộc sống của con người Đó là chiều sâu giá trị nhân văn của dânchủ, theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1.4 Nội dung, phương thức và những điều kiện thực hiện dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1.4.1 Nội dung thực hiện dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

1.4.1.1 Dân chủ trong lĩnh vực chính trị

Tư tưởng dân chủ trong lĩnh vực chính trị được Hồ Chí Minh luận giải rất

rõ ràng, thiết thực và sâu sắc Dân chủ trong lĩnh vực chính trị đó là sự thừanhận quyền lực của đa số nhân dân lao động trong việc xây dựng, bảo vệ và sửdụng quyền lực nhà nước Đây còn là ý chí tự chủ, tự do của người dân được thểhiện và thực hiện thông qua tổ chức nhà nước

Người khẳng định quyền lực của nhân dân được ghi trong Hiến pháp vàpháp luật; quyền lực đó còn được đảm bảo trong việc tổ chức ra nhà nước dânchủ mới của dân, do dân, vì dân Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ ChíMinh đã phê phán một cách quyết liệt và vạch trần bản chất xấu xa của bộ máynhà nước thực dân Qua đó, Người chuẩn bị những cơ sở lý luận và thực tiễn đểhình thành tư tưởng về một nhà nước kiểu mới, thật sự dân chủ Trong tác phẩm

“Đường Kách mệnh”, một tác phẩm lý luận đặc sắc để truyền bá chủ nghĩa Lênin vào Việt Nam từ khi Đảng chưa ra đời, Người viết: “Chúng ta đã hy sinhlàm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thìquyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người Thế mớikhỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” [42, tr.270] Quan

Trang 26

Mác-điểm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân làcốt lõi và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước: “Nhân dân là

ông chủ nắm chính quyền Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy Thế là dân chủ” [47, tr.218-219] Đây là quan điểm nhất quán

trong tư duy dân chủ của Hồ Chí Minh

Quyền lực nhà nước là của dân trở thành một nguyên tắc căn bản trong tổchức, xây dựng nhà nước kiểu mới ở nước ta Dân chủ là đặc trưng nổi bật củachính quyền nhà nước kiểu mới, trong đó nguồn gốc, sức mạnh và chủ thể quyềnlực nhà nước mới là ở nhân dân lao động, nhân dân là người nắm giữ mọi quyềnlực, còn các cơ quan nhà nước do nhân dân bầu ra, được sự ủy thác của dân,thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân; viên chức nhà nước chính là “côngbộc” của nhân dân

Hồ Chí Minh thường sử dụng khái niệm “ủy thác” để nói đến việc nhândân trao một phần quyền lực của mình cho nhà nước Quyền lực của nhà nước

từ Trung ương đến địa phương, từ Chủ tịch nước đến cán bộ xã đều do nhân dân

“ủy thác” cho Khi hết nhiệm kỳ, Chính phủ sẽ phải trao lại quyền cho nhân dân,

và nhân dân sẽ trao quyền ấy cho một Chính phủ ở nhiệm kỳ mới do dân “tuyểncử”

Hồ Chí Minh viết: “Hiến pháp bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho cáctầng lớp nhân dân, trên cơ sở công nông liên minh và do giai cấp công nhân lãnhđạo Nó phải thật sự bảo đảm nam nữ bình quyền và dân tộc bình đẳng,v.v ”[48, tr.322] Điều 1 Hiến pháp 1946 đã xác định: “Nước Việt Nam là một nướcdân chủ cộng hòa Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân ViệtNam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”[56,tr.8] Điều 4 của Hiến pháp 1959 ghi rõ: “Tất cả quyền lực trong nước Việt Namdân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân Nhân dân sử dụng quyền lực của mìnhthông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu

Trang 27

trách nhiệm trước nhân dân” [56, tr.33].

Quyền làm chủ của nhân dân còn thể hiện ở chỗ, nhân dân có quyền kiểmsoát nhà nước Đó là quyền kiểm soát, giám sát và bãi miễn đại biểu Quốc hội,đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi những người được bầu không hoànthành nhiệm vụ do nhân dân giao phó, không xứng đáng với sự tín nhiệm củanhân dân Người cho rằng: “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chínhphủ” [47, tr.368]

Song song với việc xác định quyền làm chủ, trong quan niệm Hồ Chí Minh, dân chủ còn là sự thể hiện trách nhiệm làm chủ của người dân Quyền

làm chủ và trách nhiệm làm chủ là hai mặt thống nhất chặt chẽ với nhau Ngườicho rằng, các đoàn thể, như Hội đồng nhân dân, Mặt trận, Công đoàn, Hội nôngdân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc… là những tổ chức của nhân dân, liên lạc mậtthiết giữa nhân dân với Chính phủ Bởi vậy, đồng bào cần hiểu rõ và khéo dùngquyền dân chủ của mình Quyền lợi luôn gắn liền với nghĩa vụ, “cho nên mọingười cần phải hăng hái làm tròn nghĩa vụ của mình trong mọi công việc khángchiến, cứu quốc, xây dựng nước nhà” [47, tr.219]

Hồ Chí Minh không chỉ nói rõ sự khác biệt giữa nhà nước dân chủ màchúng ta xây dựng với các kiểu nhà nước đã tồn tại ở Việt Nam trước đó, mà

còn chỉ rõ bản chất của nhà nước dân chủ là hoạt động vì mục đích mang lại quyền lợi cho nhân dân Một nhà nước vì dân phải biết mang lại quyền lợi cho

dân, đồng thời cũng phải biết bảo vệ quyền lợi của dân, thực hiện chức năngchuyên chính, trấn áp của mình Theo Người, dân chủ là của quý báu nhất củanhân dân, chuyên chính là cái khoá, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòmkhông có khoá, nhà không có cửa thì sẽ mất cắp hết Cho nên có cửa phải cókhoá, có nhà phải có cửa Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữgìn lấy dân chủ [48, tr.279 - 280]

Một nhà nước vì dân cũng là một nhà nước biết chống đặc quyền, đặc lợi

Trang 28

và các tiêu cực, tệ nạn khác để giữ cho bộ máy trong sạch, có hiệu lực Từ rấtsớm, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra những căn bệnh có thể phát sinh trong bộmáy chính quyền nhà nước từ Trung ương đến cơ sở Người nói rõ, nhà nước takhông phải là bộ máy áp bức dân, cán bộ viên chức nhà nước không phải là

“quan cách mạng”, “bóc lột dân”, “kéo bè, kéo cánh để thu vén lợi ích cá nhân”

Vì vậy, một nhà nước vì dân trước hết phải biết chống lại những bệnh đặcquyền, đặc lợi, chống quan liêu, lãng phí, tham ô, tham nhũng

1.4.1.2 Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế

Dân chủ chỉ xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp và tổ chức thànhnhà nước Do đó, thông thường, trong đời sống xã hội, dân chủ được hiểu là dânchủ trong lĩnh vực chính trị Tuy nhiên, sự phát triển của dân chủ trong lịch sửlại là kết quả được tạo ra từ hoạt động thực tiễn của con người trong những điềukiện xác định về kinh tế, chính trị, văn hóa, cùng với những hình thức, phươngpháp tổ chức quản lý xã hội tương ứng với những điều kiện đó Khát vọng củacon người về dân chủ cũng như những cuộc đấu tranh cho dân chủ của họ khôngchỉ là đấu tranh giành và giữ quyền lực chính trị, mà chủ yếu là giành và giữquyền lực kinh tế Dân chủ trong lĩnh vực chính trị phải lấy dân chủ trong lĩnhvực kinh tế làm cơ sở Dân chủ của nhân dân trong lĩnh vực chính trị chỉ đượcthực hiện thực sự khi họ là chủ thể trong lĩnh vực kinh tế Chính vì vậy, dân chủtrong lĩnh vực kinh tế có vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện dân chủ;đồng thời, nó giữ vị trí hàng đầu trong quá trình dân chủ hóa

Nhận thức rõ điều đó, ngay sau khi giành độc lập, Hồ Chí Minh bắt tay

ngay vào việc thực hành dân chủ trong lĩnh vực kinh tế Trong quan niệm Hồ

Chí Minh, người dân chỉ hiểu được giá trị của độc lập tự do khi nào dân được ăn

no mặc ấm, có đủ những điều kiện sinh hoạt và được học hành Trước muôn vànkhó khăn sau khi vừa giành chính quyền, Hồ Chí Minh đã đề ra 3 nhiệm vụ cấpbách, trong đó nhiệm vụ chống giặc đói là nhiệm vụ hàng đầu Người chỉ thị cho

Trang 29

Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc phải thực hiện ngay:

- Làm cho dân có ăn

Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về dân chủ trong kinh tế là một trongnhững di sản quý báu về dân chủ mà Người để lại cho đời sau Vấn đề quan

trọng nhất trong lĩnh vực này được Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đó là quyền làm chủ về kinh tế của người lao động Chỉ khi nào người lao động nắm trong tay

quyền lực kinh tế thì khi đó họ mới trở thành lực lượng quyết định toàn bộ quátrình phát triển của xã hội

Làm chủ trong kinh tế phải đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích của cá nhân

và lợi ích của tập thể Người nói: “Không có chế độ nào tôn trọng con người,chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏamãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa” [49, tr.291] Bởi lẽ,trong chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân laođộng làm chủ, thì mỗi người là một bộ phận của tập thể, giữ một vị trí nhất định

và đóng góp một phần công lao trong xã hội Cho nên lợi ích cá nhân là nằmtrong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể Lợi ích chung củatập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện để đượcthỏa mãn [49, tr.291]

Hồ Chí Minh nhận rõ, đối với Việt Nam là nước nông nghiệp, với hơn90% dân số là nông dân thì dân chủ trong lĩnh vực kinh tế trước hết là phải

Trang 30

“Làm cho hàng chục triệu dân cày thành tư hữu, đều có ruộng, đều có quyền sở

hữu ruộng đất” [47, tr.210], điều đó có nghĩa là phải làm cho người cày córuộng Song, Hồ Chí Minh khẳng định “dân cày có ruộng chỉ là một chính sách

dân chủ” [47, tr.210] trong hệ thống các chính sách dân chủ kinh tế khác.

Xuất phát từ đặc điểm của một nước lạc hậu, chậm phát triển, lại quá độlên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chỉ rõ, Việt

Nam cần phải xây dựng chế độ dân chủ mới, với đặc điểm của nền kinh tế là sự

tồn tại của 5 loại hình kinh tế khác nhau, đó là: Kinh tế quốc doanh (thuộc chủnghĩa xã hội, vì nó là của chung của nhân dân); Các hợp tác xã (nó là nửa chủnghĩa xã hội, và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội); Kinh tế của cá nhân, nông dân vàthủ công nghệ (có thể tiến dần vào hợp tác xã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội); Tưbản của tư nhân; Tư bản của nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản tưnhân để kinh doanh) [47, tr.247-248]

Cùng với việc chỉ ra tính đa dạng của các thành phần kinh tế, Hồ ChíMinh còn chỉ rõ những hình thức sở hữu chính ở nước ta như: Sở hữu nhà nướctức của toàn dân; Sở hữu của hợp tác xã tức là của tập thể nhân dân lao động; Sởhữu của những người lao động riêng lẻ; Sở hữu của nhà tư bản

Việc xác định các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu được thểhiện trong Hiến pháp Việt Nam năm 1959, Hiến pháp 1946 - bản Hiến pháp đầutiên và đi vào lịch sử thể chế ở nước ta do Người đích thân tổ chức chỉ đạo việcsọan thảo Hiến pháp thừa nhận tồn tại kinh tế nhiều thành phần là sự bảo đảm

về mặt pháp lý cho sự bình đẳng trong sản xuất của các thành phần kinh tế Tôntrọng quyền sở hữu tư liệu sản xuất và bảo đảm sự bình đẳng trong sản xuất để

cho mọi công dân “dám làm” và thực hiện “quyền làm” là nội dung dân chủ

kinh tế cơ bản của Hồ Chí Minh

Theo Hồ Chí Minh, đã có quyền làm chủ trong kinh tế thì mọi người dân phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội, dân chủ đi đôi với kỷ luật Đây

Trang 31

là một quan điểm cần quán triệt để thực hiện dân chủ trong kinh tế Người khẳngđịnh: “Làm chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêuthì ăn, muốn làm bao nhiêu thì làm” [50, tr.479]; “đã có quyền hạn làm chủ, thì

phải làm tròn nghĩa vụ của người chủ Nghĩa vụ đó là: cần kiệm xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội” [50, tr.290].

1.4.1.3 Dân chủ trong lĩnh vực văn hoá - xã hội

Hồ Chí Minh có nhận thức rất sớm và đúng đắn về nội dung dân chủ

trong lĩnh vực văn hóa - xã hội Người chủ trương văn hóa phải phục vụ nhân

dân, phải lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu cho công tác văn hóa Điểm cốtlõi nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong văn hóa thể hiện trước hết ởchỗ, Người đánh giá đúng lực lượng và tài nghệ của nhân dân, họ thực sự là chủthể sáng tạo ra các giá trị văn hóa, kiểm nghiệm và hưởng thụ các sản phẩm vănhóa Quần chúng nhân dân không chỉ là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, là

cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội mà còn là chủ thể sáng tạo ra những giátrị tinh thần Nhân dân nuôi dưỡng các nhà hoạt động văn hóa và tạo điều kiệncho tài năng của các nghệ sĩ phát triển Nhân dân là nhân tố quyết định sự thànhcông của cách mạng, sự thành bại của văn hóa nghệ thuật Vì vậy, Hồ Chí Minhcăn dặn những nhà hoạt động văn hóa phải luôn trả lời câu hỏi: sáng tác cho ai?

về cái gì? Và Người chỉ rõ văn hóa phải phục vụ nhân dân, văn hóa phải trở vềvới sinh hoạt thực tại của con người, không có “nghệ thuật vị nghệ thuật, mà cầnnói rõ văn hóa phục vụ công nông binh” [49, tr.250] “Văn hóa phải thiết thựcphục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh củaquần chúng” [50, tr.59], phải lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ

sở

Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa-xã hội còn được thể hiện rõ trong xâydựng nền giáo dục và đời sống văn hóa mới Tố cáo chính sách ngu dân đi liềnvới chính sách đầu độc của thực dân Pháp ở Đông Dương, để làm cho dân ta

Trang 32

ngu, hèn, Hồ Chí Minh kết luận: “ta ngu hèn thì nó dễ trị, dễ ăn hiếp, dễ bóclột” Một xã hội với hơn 95% dân số mù chữ thì không thể có dân chủ Do đó,nội dung căn bản, bao trùm của dân làm chủ trong lĩnh vực văn hóa tinh thần,theo Hồ Chí Minh, dân phải có tri thức và việc nâng cao dân trí là điều kiện tiênquyết của quá trình dân chủ hóa xã hội; nhiệm vụ tiêu diệt “giặc dốt” cũng cấpthiết và quan trọng như diệt “giặc đói”, và “một trong những công việc phải thựchiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí” [44, tr.36]

Theo Người, “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình,bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xâydựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” [44, tr.36]

Rõ ràng, Hồ Chí Minh đã coi dân trí là điều kiện tiên quyết cho việc đảm bảo vàthực hiện dân chủ, nâng cao dân trí là “nâng cao ý thức làm chủ và năng lực làmchủ của nhân dân” Từ đó, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền giáo dục và

đời sống mới làm cơ sở cho nền dân chủ Người cũng đề ra phương châm: “Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn

kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữacác bộ, các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụđó” [52, tr.403]

Bên cạnh việc xây dựng nền giáo dục mới, Hồ Chí Minh chủ trương xâydựng đời sống mới, bao gồm ba nội dung có quan hệ mật thiết với nhau đó là

đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu Xây dựng đời sống mới, theo Hồ Chí Minh không có nghĩa là xóa bỏ tất cả cái cũ để xây dựng lại cái hoàn toàn mới Người cho rằng: “Cái gì cũ mà xấu, thì

phải bỏ… Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho

hợp lý… Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay, thì ta

phải làm…”[45, tr.94-95], tất cả đều nhằm mục đích là nâng cao đời sống củanhân dân ta về vật chất lẫn tinh thần Đây chính là mục đích của đời sống mới

Trang 33

1.4.1.4 Dân chủ trong công tác lãnh đạo, quản lý

Theo Hồ Chí Minh, trong lãnh đạo, quản lý, dân chủ chính là mỗi ngườicán bộ lãnh đạo không phải đứng trên tập thể mà phải gắn bó với tập thể, tôntrọng tập thể, đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể; không bao giờđặt mình cao hơn tổ chức, ở ngoài sự kiểm tra, giám sát của tổ chức mà luônluôn tranh thủ bàn bạc với tập thể để có được quyết định chính xác và kịp thờinhất Vì “chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do Tự do là thếnào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm

ra chân lý Đó là một quyền lợi, cũng là một nghĩa vụ của mọi người”[48,tr.216]

Dân chủ trong lãnh đạo, quản lý phải được thể hiện từ việc lớn đến việcnhỏ, ở tất cả các lĩnh vực; trong đó, người cán bộ lãnh đạo phải nhận tráchnhiệm cá nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thể giao phó và tuyệt đối tuânthủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách theo tinh

thần: "Tập thể lãnh đạo là dân chủ Cá nhân phụ trách, tức là tập trung Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung"[45, tr.505] Theo Hồ ChíMinh, "lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan.Kết quả là hỏng việc Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi,lộn xộn, vô chính phủ Kết quả cũng là hỏng việc Tập thể lãnh đạo và cá nhânphụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau"[45, tr.505], để “Đảng ta tuy nhiềungười, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người”[45, tr.553] Muốn làm đượcnhư vậy, phải đề cao vai trò của tập trung, để tạo sự thống nhất ý chí và hànhđộng, tạo thành sức mạnh to lớn trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Cùng vớitập trung, cũng luôn chú ý thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, làm cho Đảngtập trung được trí tuệ, tăng cường sức mạnh lãnh đạo của Đảng

Để có phong cách dân chủ trong công tác, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộphải thường xuyên hướng về cơ sở, tiếp xúc với quần chúng, nắm tâm tư,

Trang 34

nguyện vọng và thật sự quan tâm tới đời sống mọi mặt của quần chúng; đồngthời phải tin yêu, tôn trọng quần chúng, lắng nghe ý kiến đóng góp phê bình xâydựng của quần chúng Người yêu cầu mỗi cán bộ không chỉ giáo dục, cổ vũ,động viên quần chúng nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua, tăng gia sảnxuất, thực hành tiết kiệm mà còn phải học hỏi quần chúng và nêu gương choquần chúng noi theo Song trong khi lắng nghe, phải thấm nhuần nguyên tắc

"học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng"[45, tr.293]

Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở đội ngũ cán bộ, đảng viên phải phê phán

và đấu tranh khắc phục cách làm việc quan liêu, mệnh lệnh mà cơ sở của nó làtách quyền hành của mình khỏi quyền lợi và nguyện vọng của tập thể, của nhândân; trốn tránh trách nhiệm, làm việc không theo nguyên tắc, quy định chung

Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ lãnh đạo nói là phải làm, "nói ít, bắt đầu

bằng hành động" và "tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác

bắt chước"[45, tr.108] Đồng thời cũng yêu cầu cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở là cấpgần dân nhất, sát dân nên lãnh đạo muốn thành công phải "óc nghĩ, mắt trông,tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm", luôn sâu sát cơ sở, gắn bó với quầnchúng, để "hỏi dân, học dân và hiểu dân" Qua đó, mới có thể nắm được "dântâm, dân tình, dân ý"; mới kiểm nghiệm được sự sát đúng của các chủ trương,chính sách; mới phát hiện được những nhân tố mới, điển hình tiên tiến để ủng hộ

và nhân rộng

Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh là hệ thống toàn diện trên tất cả cáclĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và trong lãnh đạo, quản lý Quantrọng nhất là dân chủ trong kinh tế và chính trị, từ đó mà có dân chủ trong lĩnhvực văn hóa - xã hội, trong lãnh đạo, quản lý Phải đảm bảo công ăn, việc làm,đời sống cho người lao động, phân phối lợi ích phải đảm bảo công bằng theonguyên tắc phân phối theo lao động, đó là dân chủ trong kinh tế Quyền ứng cử,bầu cử của công dân, tự mình lựa chọn người xứng đáng là đại biểu cho mình,

Trang 35

do mình ủy quyền, tự nguyện tự giác tham gia gánh vác việc nước, đó là dân chủtrong chính trị Trong một chế độ dân chủ, người dân có quyền bày tỏ quan

điểm, chính kiến của mình Phải “làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”[52, tr.223].

1.4.2 Phương thức thực hiện dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1.4.2.1 Dân chủ gián tiếp

Dân chủ gián tiếp (Dân chủ đại diện) là hình thức thể hiện ý chí khôngtrực tiếp của chủ thể quyền lực mà thông qua các đại diện do chủ thể đó ủyquyền thực hiện Nhân dân giữ quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của đại biểu,

cơ quan đại diện Ở cơ sở, Hội đồng nhân dân đại diện có thể là tổ trưởng dânphố, đại diện các đoàn thể và đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp phường

Người cầm quyền, người lãnh đạo là được nhân dân ủy quyền Họ sửdụng quyền lực được ủy thác, nhưng lại cứ tưởng là quyền lực của cá nhân, bắtngười khác phải phục tùng, đó là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, là cách làmphản dân chủ Hồ Chí Minh nhiều lần phê phán cách làm thiếu dân chủ, tác

phong chuyên quyền, độc đoán trong cán bộ, đảng viên Nguyên nhân sâu xa

của căn bệnh ấy là do cán bộ xa dân, thiếu niềm tin ở quần chúng; đồng thời, cán

bộ đó cũng chưa đủ phẩm chất, năng lực làm việc theo cơ chế dân chủ, khôngsẵn sàng chịu sự kiểm tra, giám sát của dân Để chống quan liêu, xây dựng tácphong dân chủ, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi người phải quán triệt và thực hiện

theo đúng đường lối nhân dân với 6 điều là: “Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết; liên hệ chặt chẽ với nhân dân; việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, và hoan nghênh nhân dân phê bình mình; sẵng sàn học hỏi nhân dân; tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo”[46, tr.293].

Hồ Chí Minh coi 6 điều trên là 6 bài thuốc chống bệnh quan liêu, Người

đã 8 lần chỉ ra vị thuốc của mỗi bài thuốc là nhân dân Hồ Chí Minh cũng yêu

Trang 36

cầu cán bộ phải tự phòng bệnh và biết tự chữa bệnh bản thân bằng “đi sát cơ sở,nằm ở cơ sở” để “hỏi dân, học dân và hiểu dân”, để “học cách so sánh của nhân

dân”, “so đi sánh lại, phân tích rõ ràng là cách làm việc có khoa học”[45,

tr.297]

1.4.2.2 Dân chủ trực tiếp

Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân thực hiện quyền làm chủ củamình bằng cách trực tiếp thể hiện ý chí, nguyện vọng đối với những vấn đề về tổchức và hoạt động ở cơ sở Việc bầu đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thịtrấn; bầu trưởng thôn, tổ trưởng dân phố; góp ý xây dựng chính quyền; bàn vàquyết định mức đóng góp xây dựng công trình phúc lợi công cộng của thôn, của

tổ dân phố, xây dựng hương ước, qui ước làng, khu phố… là các hình thức dânchủ trực tiếp

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Nướcchia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương-Tỉnh chia thành huyện, thànhphố trực thuộc tỉnh và thị xã Thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận,huyện và thị xã Huyện chia thành xã, thị trấn Thành phố trực thuộc tỉnh, thị xãchia thành phường và xã Quận chia thành phường"[57, tr.184]

Trong bốn cấp chính quyền của bộ máy nhà nước, chính quyền phường,

xã là cấp cơ sở; là nền tảng của xã hội, là nơi đông đảo nhân dân sinh sống; lànơi nhân dân thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyếtcác công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư, là nơi nhân dân sản xuất, kinhdoanh, lao động, học tập; là nơi nảy sinh nhiều yêu cầu bức xúc hàng ngày, lànơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Dovậy, cũng là nơi nhân dân đang có nhiều đòi hỏi về quyền làm chủ; nơi diễn ra

sự tiếp xúc và thể hiện các mối liên hệ đan chéo nhau như: Đảng với dân, dânvới dân, các tổ chức, các đơn vị kinh tế, xã hội với dân Các phong trào hànhđộng cách mạng của quần chúng, các vấn đề dân sinh, dân chủ, dân an đều thể

Trang 37

hiện rõ nhất ở xã, phường Hồ Chí Minh khẳng định: "Nền tảng của mọi côngtác là cấp xã" và "Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xãlàm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi" [45, tr 317].

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là người giữ vai trò quyết định trêntất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, từ những chuyện nhỏ cóliên quan đến lợi ích của mỗi cá nhân đến những chuyện lớn như lựa chọn thểchế, lựa chọn người đứng đầu nhà nước Người dân có quyền làm chủ tập thể,làm chủ địa phương, làm chủ cơ quan, nơi mình sống và làm việc Người chorằng “mọi lợi ích là vì dân”, “mọi quyền hạn là của dân”, “mọi công việc dodân” Trong thiết chế của nền dân chủ ấy, nhân dân ở địa vị cao nhất và Ngườinói “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gìmạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [48, tr 276]

1.4.3 Những điều kiện thực hiện dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 38

mau chóng thành công, nhân dân phải được giác ngộ, tập hợp, đoàn kết tạothành sức mạnh

Xây dựng ý thức làm chủ trong nhân dân lao động trước hết là phải làmcho họ nhận thức về quyền lợi, bổn phận của mỗi người; phải làm cho “tất cảnhân dân ta phải hiểu sâu sắc rằng: nước nhà là nước nhà của nhân dân ta, nhândân ta là người chủ nước nhà”[50, tr.334] Từ đó “phải nhận rõ địa vị làm ngườichủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà”[50, tr.296] Với giai cấp công nhân,giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình trong cuộc đấu tranh giải phónggiai cấp mình đồng thời giải phóng tất cả nhân dân lao động Với giai cấp nôngdân, nhận thức rõ về lực lượng và vai trò của mình, hiểu rõ lợi ích thật sự củagiai cấp mình, lợi ích lâu dài và bền vững… để từ đó, nhận thức được sự cầnthiết phải thay chế độ áp bức bóc lột bằng một chế độ mới tiến bộ vì quyền lợicủa tất cả những người lao động - chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa Đó chính làxây dựng ý thức làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng

Ý thức dân chủ biểu hiện rõ ràng nhất ở trách nhiệm, bổn phận đấu tranh

chống lại những phản dân chủ, xóa bỏ những tiêu cực và tệ nạn xã hội Quần

chúng lao động thấy tiêu cực phải đấu tranh, không phải chỉ kêu la mà hết được

Hồ Chí Minh ví như “Nhà mình có rác thì phải cầm chổi mà quét chứ khôngphải kêu la mà nhà sạch được Kêu la mà không tự mình quét là thiếu tinh thầncách mạng, tinh thần làm chủ”[50, tr.167]

Dân chủ không phải là cái từ bên ngoài đem lại cho nhân dân lao động,xét trong toàn thể cũng như từng con người, mà là kết quả của quá trình vậnđộng, tranh đấu của con người tự ý thức, tự giải phóng, quá trình cải tạo xã hội

cũ, xây dựng xã hội mới mà C.Mác gọi là “nhân đạo hóa hoàn cảnh”, nâng caonhân cách con người Nó đòi hỏi phải có sự phát triển trí tuệ, đạo đức và văn hóa

ở mức độ nhất định Nhân dân lao động không thể ngay lập tức có được ý thức

và năng lực làm chủ và cũng không thể giải quyết tình trạng này bằng các sắc

Trang 39

lệnh của chính quyền mà phải bằng cải cách các chính sách xã hội để nâng caođời sống vật chất, tinh thần, bằng giáo dục.

Sự thực hiện quyền làm chủ phụ thuộc chủ yếu vào ý thức làm chủ vànăng lực làm chủ của nhân dân lao động Ý thức làm chủ và năng lực làm chủcủa người lao động lại phụ thuộc vào trình độ học vấn Vì vậy, Hồ Chí Minh coinâng cao dân trí là nội dung của giáo dục ý thức dân chủ và là một trong nhữngnhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên, xuyên suốt quá trình nâng cao năng lực làmchủ của người lao động Đây là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất củachính quyền mới

Nâng cao trình độ văn hóa có tác dụng nâng cao năng lực làm chủ củangười dân Việc nâng cao dân trí là việc sử dụng quyền làm chủ để tham gia xâydựng chính quyền, quản lý xã hội Đây là công việc phải được thực hiện với mọihình thức, phương tiện, biện pháp để mỗi người dân hiểu được, nắm được những

quyền, nghĩa vụ của công dân, tiến tới biết hưởng, biết dùng những quyền đó với

bản lĩnh của người làm chủ: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúpchúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ Nâng caotrình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước tathành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [48,tr.281-282]

1.4.3.2 Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân

Hành động của con người luôn luôn gắn với nhu cầu và lợi ích của họ.Trong thực tế, nhu cầu của con người không chỉ được thỏa mãn bằng lợi ích vậtchất mà còn bằng cả một hệ thống giá trị tinh thần - đạo đức của xã hội Do đó,khi tác động vào tính tích cực của con người, Hồ Chí Minh chú trọng trước hếtđến vai trò của các động lực chính trị - tinh thần, nhưng không vì thế mà Ngườicoi nhẹ hay bỏ qua vai trò của động lực vật chất

Là nhà mácxít sáng tạo, Hồ Chí Minh quan niệm đời sống vật chất quyết

Trang 40

định đời sống tinh thần, nhưng Người cũng thấy được sự tác động trở lại củanhân tố tinh thần đối với xã hội - lịch sử thông qua hoạt động của con người, đặcbiệt là những nơi, những lúc mà điều kiện vật chất còn thiếu thốn, chưa có khảnăng phát huy đầy đủ Hồ Chí Minh nói: “Vật chất cố nhiên là trọng, tinh thầncũng là trọng Có khi địch vật chất hơn ta mà ta tinh thần hơn nó, nên ta thắngnó”[48, tr.383] Thực tiễn của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đãchứng minh tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh Nếu xét về so sánh lựclượng, thì kẻ địch luôn luôn hơn ta về kinh tế, vũ khí…, nhưng ta lại hơn hẳnchúng về sức mạnh tinh thần, về ý chí, nghị lực, nên thắng lợi đã thuộc về ta.

Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân,… Cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân[47, tr.572] Chế độ kinh tế và

xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ

sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột theo chủ nghĩa tưbản được xóa bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày càng đượccải thiện Do đó, nhân dân ta có đủ điều kiện thực sự tham gia quản lý Nhànước[49, tr.592] Người lại nói: “Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách

xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự”[47,

tr.323]

Khi nhân dân chưa được đảm bảo về cơm ăn, áo mặc và học hành thìkhông thể nói tới dân chủ và thực hành dân chủ Chỉ có dân chủ thực sự khi đờisống nhân dân được đảm bảo về mọi mặt Như vậy, theo tư tưởng Hồ Chí Minh,phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân là điều kiệnhàng đầu để thực hành và phát triển dân chủ trên thực tế

1.4.3.3 Xây dựng Nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật

Hiến pháp 1946 và Hiến pháp sửa đổi 1959 do Người trực tiếp chỉ đạobiên soạn nhằm: “bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho các tầng lớp nhân dân,

Ngày đăng: 11/03/2022, 18:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Trịnh Ngọc Anh (2003), “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh”, Tạp chí Cộng sản, (số 11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xâydựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Trịnh Ngọc Anh
Năm: 2003
[2] Lê Trọng Ân (2004), “Dân chủ và phát huy dân chủ của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới”, Tạp chí Cộng sản, (số 24) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân chủ và phát huy dân chủ của nhân dântrong sự nghiệp đổi mới”", Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Lê Trọng Ân
Năm: 2004
[3] Lương Gia Ban (2002),“Chung quanh những vấn đề quy chế dân chủ ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (số 13) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chung quanh những vấn đề quy chế dân chủở nước ta hiện nay”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Lương Gia Ban
Năm: 2002
[5] Hoàng Chí Bảo (2007), Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trongtiến trình đổi mới
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
[6] GS, TS. Hoàng Chí Bảo(2010), Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn trong tiến trình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nôngthôn trong tiến trình đổi mới
Tác giả: GS, TS. Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2010
[7] Phạm Văn Bính (2003), Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủcủa Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam
Tác giả: Phạm Văn Bính
Năm: 2003
[8] Phạm Văn Bính (2007), Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh
Tác giả: Phạm Văn Bính
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 2007
[11] C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác - Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
[12] C.Mác - Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Tác giả: C.Mác - Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1983
[13]C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 17, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác - Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 1995
[14]Chính phủ(1998), Nghị định số 29/1998/NĐ-CP quy định về Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 29/1998/"NĐ-CP
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1998
[15]Chính phủ(1998), Nghị định số 71/1998/NĐ-CP quy định về Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan hành chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 71/1998/"NĐ-CP
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1998
[16]Chính phủ(1999), Nghị định số 07/1999/NĐ-CP quy định về Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 07/1999/"NĐ-CP
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1999
[18]Chính phủ(2015), Nghị định số 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế Nghị định số 71/1998/NĐ-CP) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định "số 04/2015/NĐ-CP
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2015
[19]Phạm Hồng Chương (chủ nhiệm) (1999-2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận dụng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ ChíMinh về dân chủ và sự vận dụng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay
[20]Phạm Hồng Chương (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ , Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
Tác giả: Phạm Hồng Chương
Nhà XB: NxbLý luận chính trị
Năm: 2004
[21]PGS.TS.Phạm Hồng Chương-TS. Doãn Thị Chín(Đồng chủ biên) (2016), Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh
Tác giả: PGS.TS.Phạm Hồng Chương-TS. Doãn Thị Chín(Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2016
[22]Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
[23]Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
[24]Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w