1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phân tích nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp? Bằng các quy định pháp luật đất đau hiện hành, anh chị hãy chứng minh biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này? Bằng những hiểu biết của mình và những quan sát thực tiễn thời gian qua, anh chị hãy

11 256 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 32,73 KB

Nội dung

Thì vai trò của đất nông nghiệp cũng hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của quốc gia, điều đó đã được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm nước ta.Việt Nam là nước có bình quân đầu người về đất nông nghiệp thuộc loại thấp trên thế giới. Trong khi bình quân chung của thế giới là 4000m²người thì ở Việt Nam chỉ khoảng 1000m²người. Là một nước còn chậm phát triển với hơn 70% dân số còn tập trung ở khu vực nông thôn, đất đai là điều kiện sống còn của một bộ phận lớn dân cư. Vì vậy để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội thì vấn đề bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Từ trước tới nay, các quy định của pháp luật đất đai luôn dành sự ưu tiên đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Pháp luật đất đai quy định về nguyên tắc này như thế nào, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu.

Trang 1

Đề bài:

Phân tích nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp? Bằng các quy định pháp luật đất đau hiện hành, anh chị hãy chứng minh biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này? Bằng những hiểu biết của mình và những quan sát thực tiễn thời gian qua, anh chị hãy đưa ra những nhận định, đánh giá về việc thực thi nguyên tắc này trên thực tế.

Trang 2

MỤC LỤC:

A Lời nói đầu

B Nội dung

I Nguyên tắc đặc biệt ưu tiên với nhóm đất nông nghiệp

1 Khái niệm và phân loại nhóm đất nông nghiệp

2 Vai trò của nhóm đất nông nghiệp

3 Thực trạng của nhóm đất nông nghiệp

4 Biện pháp để ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp

5 Ý nghĩa của nguyên tắc “Ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp”

II Biểu hiện cụ thể của Nguyên tắc ưu tiên nhóm đất nông nghiệp

III Nhận định đánh giá về việc thực thi Nguyên tắc đặc biệt ưu tiên với nhóm đất nông nghiệp

1 Thực tiễn hoạt động bảo vệ và ưu tiên phát triển nhóm đất nông

nghiệp

2 Nhận định, đánh giá

C Kết luận

D Tài liệu tham khảo

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Như chúng ta đã biết,đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên,với vòng quay lịch sử Việt Nam Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá Đất là tài nguyên sản xuất và việc sử dụng đất hiệu quả đem lại công ăn việc làm, tạo ra sản phẩm, thu nhập và là nguồn cung cấp cho chi tiêu của gia đình và kinh doanh Cùng với các chức năng của tài nguyên đất: là không gian sống, điều hòa khí hậu, điều hòa nguồn nước, kiểm soát chất thải, tồn trữ,… Thì vai trò của đất nông nghiệp cũng hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của quốc gia, điều đó đã được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm nước ta.Việt Nam là nước có bình quân đầu người về đất nông nghiệp thuộc loại thấp trên thế giới Trong khi bình quân chung của thế giới là 4000m²/người thì ở Việt Nam chỉ khoảng 1000m²/người Là một nước còn chậm phát triển với hơn 70% dân số còn tập trung ở khu vực nông thôn, đất đai là điều kiện sống còn của một bộ phận lớn dân cư Vì vậy để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội thì vấn đề bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong

sự nghiệp phát triển đất nước Từ trước tới nay, các quy định của pháp luật đất đai luôn dành sự ưu tiên đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Pháp luật đất đai quy định về nguyên tắc này như thế nào, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu

Trang 4

NỘI DUNG

I Nguyên tắc đặc biệt ưu tiên với nhóm đất nông nghiệp

1 Khái niệm:

- Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,

nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng

- Nhóm đất nông nghiệp được định nghĩa là tổng thể các loại đất có đặc tính

sử dụng giống nhau với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, khoanh nuôi, tu bổ, bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm

về đất nông nghiệp, lâm nghiệp

2 Phân loại:

- Căn cứ theo điều 10 Luật đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d)Đất rừng phòng hộ;

e) Đất rừng đặc dụng;

g) Đất nuôi trồng thủy sản;

h) Đất làm muối;

i)Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học

Trang 5

tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

3 Vai trò của nhóm đất nông nghiệp

- Sản phẩm lao động: con người tác động vào đất tạo ra các sản phẩm phục vụ

con người Đất vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm lao động của con người

- Xã hội: tài nguyên quốc gia quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là môi

trường sống, là địa bàn xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, an ninh và quốc phòng

- Kinh tế: là địa điểm, là cơ sở tiến hành các thao tác, là tư liệu sản xuất.

- Nền ông nghiệp: Đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động mà còn

là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của sản xuất trồng trọt mà cung cấp thức ăn cho gia súc

+ Đất đai là đối tượng lao động: Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, con người với kinh nghiệm, khả năng lao động và các phương pháp canh táckhác nhau như: thâm canh, tăng vụ, tác động vào đất đai, làm thay đổi chất lượng đất đai nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi phù hợp với từng mục đíchsử dụng như đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất trồng hoa màu, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản,

+ Đất đai là tư liệu lao động: Trong quá trình lao động nông nghiệp, con người

đã sử dụng yếu tố đất đai như một tư liệu lao động không thể thiếu được Đất đai là điều kiện sống của cây trồng, vật nuôi cung cấp các chất dinh dưỡng, và các tinh chất khác để cây trồng và vật nuôi có thể sinh trưởng và phát triển

4 Thực trạng nhóm đất nông nghiệp

- Diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp: do sói mòn đất, sử

dụng, canh tác không đúng, chất thải sinh hoạt,…

- Theo kết quả thống kê diện tích đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho

thấy diện tích đất nông nghiệp có xu hướng biến động giảm dần theo từng năm:

+ Diện tích đất nông nghiệp năm 2015 là: 27.302.206 ha (Quyết định số 455/ QĐ- BTNMT)

+ Diện tích đất nông nghiệp năm 2016 là: 27.284.906 ha (Quyết định số 2311/ QĐ- BTNMT)

Trang 6

+ Diện tích đất nông nghiệp năm 2017 là: 27.268.580 ha (Quyết định số 3872/ QĐ- BTNMT)

- Việc dân số Việt Nam ngày càng tăng đã gây áp lực cho nhu cầu khai thác,

sử dụng đất nói chung, trong đó có đất nông nghiệp Trong khi đất nông nghiệp hiện còn rất manh mún, với khoảng 70 triệu thửa Những khu công nghiệp, đô thị đa phần đều sử dụng quỹ đất "bờ xôi, ruộng mật" Chính là lý

do trên mà nhà nước ta đã đưa ra 5 nguyên tắc để bảo vệ đất đai trong đó đặc biệt có nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp

5 Biện pháp để ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp

- Ngoài những nội dung cơ bản của nguyên tắc trên Nhà nước còn có những

quy định riêng về chính sách bảo vệ đất trồng lúa Việc thể chế hóa các quy định thể hiện nguyên tắc Ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp:

 Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất để sản xuất

 Đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp trong hạn mức sử dụng đất thì không phải trả tiền sử dụng đất, nếu sử dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và trả tiền sử dụng đất

 Việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác hoặc từ loại đất không thu tiền sang loại đất có thu tiền phải đúng quy hoạch

và kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

 Nhà nước có quy định cụ thể về đất chuyên trồng lúa nước, điều kiện nhận chuyển nhượng đất trồng lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển mục đích từ loại đất này sang sử dụng vào mục đích khác khi chưa được sự đồng

ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

 Nhà nước có quy định cụ thể về đất chuyên trồng lúa nước, điều kiện nhận chuyển nhượng đất trồng lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển mục đích từ loại đất này sang sử dụng vào mục đích khác khi iệpchưa được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

 Tích cực khai hoang mở rộng ruộng đồng từ vốn đất chưa có khả năng sử dụng trong nông nghiệp

 Sử dụng đất theo kế hoạch và quy hoạch chung

Trang 7

 Tận dụng mọi đất đai vào sản xuất nông nghiệp, khai thác đất đai có hiệu quả, khuyến khích mọi tổ chức cá nhân có đất trồng vào mục đích nông nghiệp…

6 Ý nghĩa của nguyên tắc “Ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp”

- Đất nông nghiệp là sản phẩm tự nhiên có trước lao động và cùng với sựphát

triển của xã hội, là điều kiện chung của lao động Đất nông nghiệp quyếtđịnh đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người

- Do ảnh hưởng quan trọng của đất nông nghiệp nói riêng và ngành

nôngnghiệp nói chung tới toàn bộ nền kinh tế nước ta nên vấn đề bảo vệ sự pháttriển đất nông nghiệp cũng như nghành nông nghiệp luôn cần được chú trọngtrên cả phương diện pháp luật và thực tiễn Thêm nữa, đócũng là một định hướng quan trọng của nhà nước trong thời kì kinh tế nước tađang chuyển mình sang nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa

II Biểu hiện cụ thể của nguyên tắc ưu tiên nhóm đất nông nghiệp

- Nguyên tắc này đã được Luật Đất đai 2013 thể chế hóa trong các nội dung như sau:

Thứ nhất, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang sử

dụng với mục đích khác.Công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy người sử dụng đất chuyển đất nông nghệp sang các mục đích sử dụng khác( Khoản 1 Điều58 Luật Đất đai năm 2013 ) Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho quỹ đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp lại Tình trạng tranh chấp đất đai, khiếu nại tố cáo ở nhiều địa phương chưa được giải quyết thỏa đáng.Chính

vì lẽ đó luật đất đai khẳng định nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp, nhấn mạnh việc hạn chế chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng với mục đích khác Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng không được chuyển qua sử dụng với mục đích khác theo quy định tại điểm b khoản3 điều 131 Luật Đất đai

2013 Để thực hiện việc chuyển đổi cần phải cótầm nhìn xa và xem xét đến nhiều khía cạnh khác để giữ gìn và hạn chế đến mức thấp nhất quỹ đất nông nghiệp bị chuyển đổi

Thứ hai, đối với hộ gia đình và cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhà

nướcgiao đất nông nghiệp sử dụng trong hạn mức thì không phải nộp tiền sử dụng đất( Điều 54 Luật Đất đai 2013 ) Nội dung này thể hiện được sự quan tâm của nhànước trong việc khuyến khích người sử dụng đất sử dụng đất nông nghiêp vào

Trang 8

sản xuất Do đó việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp không phải nộp tiền sử dụng (Điều 129 Luật Đất đai năm 2013 ) có ý nghĩa rất cần thiết, tạo cho người sử dụng đất tâm lý tốt, khuyến khích được việc tăng gia sản xuất

Thứ ba, không được tùy tiện mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp, hạn chế việc lập mới trên đất trồng lúa ( Khoản 4 điều 143 Luật Đất đai 2013 ) Chỗ ở cho người dân nông thôn cần phải tận dụng khu dân cư sẵn có, hạn chế mở rộng khu dân

cư trên đất nông nghiệp Và đô thị hóa ngày càng cao dẫn tới việc thiếu đất ở do đó nông nghiệp phải có những biện pháp nhằm dung hòa và sắp xếp lại trât tự này, đảm bảo người dân có đủ đất để ở nhưng không lấn chiếm phần đất nông nghiệp

Cuối cùng,là Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích và tạo điêu kiện cho các

hộ gia đình, cá nhân, tổ chức khai hoang, phục hóa, lấn biển, để mở rộng diện tích đất nông nghiệp Nội dung này được quy định tại Khoản 2 điều9 Luật Đất đai năm

2013 như sau: ”Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động ,vật tư tiền vốn và thành tựu khoa học công nghệ vào các việc sau đây: Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo đúng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất”.Bởi vậy cho nên trong những năm qua nhà nước hỗ trợ tạo điều kiện khai hoang phục hóa, tạo ruộng bậc thang cho một số địa phương như Điện Biên, Hà Giang,… Việc thể chế hóa các quy định thể hiện nguyên tắc Ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp được thực hiện theo 3 hướng chủ yếu, gồm:

+ Thứ nhất, tích cực khai hoang mở rộng ruộng đồng từ vốn đất chưa có khả năng

sử dụng trong nông nghiệp

+Thứ hai, coi trọng việc thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên diện tích hiện có

+ Thứ ba, phát triển kỹ thuật nhằm khắc phục tình trạng đất nông nghiệp bị thoái hóa chất lượng

- Việc áp dụng nguyên tắc này đã đem lại những hiệu quả rõ rệt như sau:

Trước hết, nhờ nguyên tắc này nên nước ta đã hạn chế đến thấp nhất việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác Và cuối cùng, việc bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp một phần cũng góp phần phủ xanh đất trồng đồi trọc, giúp cải thiện bảo vệ môi trường của chúng ta

- Bên cạnh những điểm tích cực nêu trên thì cũng có những rào cản nhất định

trong việc áp dụng, cụ thể: Quá trình đô thị hóa khiến nhiều hộ gia đình, cá

Trang 9

nhân tự ý chuyển đất nông nghiệp thành đất ở Bảo vệ và phát triển đất nông nghiệp cốt lõi vẫn là một chủ trương cấp thiết của nước ta Tuy nhiên việc linh hoạt sử dụng nguyên tắc này mới là điều cần được chúng ta lưu tâm, mục đích cuối cùng là không được để cho tài nguyên đất bị bỏ không, chi phí

cơ hội phải trả cho một tấc đất bỏ không là vô giá

IV Nhận định đánh giá về việc thực thi Nguyên tắc đặc biệt ưu tiên

với nhóm đất nông nghiệp

1 Thực tiễn hoạt động bảo vệ và ưu tiên phát triển nhóm đất nông nghiệp

- Các biện pháp được thực hiện theo ba hướng chủ yếu, gồm :

(1) Tích cực khai hoang mở rộng ruộng đồng từ vốn đất chưa có khả

năng sử dụng trong nông nghiệp

(2) Coi trọng việc thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên

diện tích hiện có

(3) Phát triển các kĩ thuật nhằm khắc phục tình trạng đất nông nghiệp bị

thoái hóa chất lượng

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai các biện pháp nhằmnâng cao chất lượng đất như: Xây dựng thành công quy trình ủ phân hữu cơvi sinh bã bùn mía, phân hữu cơ vi sinh mụn dừa… có hiệu quả cao về cảithiện độ phì nhiêu đất; Quản

lý dinh dưỡng đất bền vững, cung cấp dinhdưỡng vô cơ cân đối, cải thiện chất lượng đất tăng cường chất hữu cơ trongđất; Cải thiện các đặc tính bất lợi trong đất canh tác lúa ba vụ Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn nàyngày càng đi vào thực chất, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất nói chungvà đất sản xuất nông nghiệp nói riêng hợp lý và có hiệu quả rõ nét

2 Nhận định, đánh giá

- Với các quy định nêu trên, bên cạnh việc hạn chế tới mức tối đa mọi hành vi

chuyển mục đích sử dụng đất nôngh nghiệp sang mục đích khác thì việc khuyến khích mở rộng thêm từ vốn đất chưa sử dụng vào mục đích nông nghiệp là rất quan trọng

Tóm lại, để bảo vệ vốn đất nông nghiệp tacó thể nhận thấy điều này phải xuất phát

từ hai phương diện:

Trang 10

Thứ nhất, cần coi trọng việc thâm canh, xen canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ

cấu mùa vụ trên diện tích hiện có

Thứ hai, tích cực khai hoang, mở rộng ruộng đồng từ vốn đất chưa sử dụng

có khả năng nông nghiệp

Kết lu ận

Cùng với chiều dài của lịch sử Việt Nam, sự biến động về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đang dần có sự ổn định và đất nông nghiệp được sử dụng đúng mục đích hơn Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi dân tộc, trải qua bao thế hệ, các ông cha ta đã có công tạo lập và bảo vệ vốn đất đai ngày nay Vai trò của nhóm đất nông nghiệp vô cùng to lớn, vì vậy các nguyên tắc ưu tiên phát triên nhóm đất nông nghiệp càng được nhà nước chú trọng và phát triển hơn Để các nguyên tắc này trên thực tế được thực hiện một cách tốt hơn thì mọi cá nhân, tổ chức và nhà nước cần phải thực hiện đúng và tuân thủ các nguyên tắc trên để khai thác hợp lý đồng thời giữ gìn vẻ đẹp sinh thái hoàn chỉnh vốn có của đất đai

Ngày đăng: 03/03/2022, 12:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w