Kết quả đo sai lệch về độ thẳng mẫu thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều chỉnh chương trình động học máy (Trang 61 - 64)

- Diện tích phần bề mặt làm việ c( bề mặt mài nghiền, đánh bón g) của miền vành khăn của dụng cụ ∆R

4. Gia công mẫu thí nghiệm

4.3. Kết quả đo sai lệch về độ thẳng mẫu thí nghiệm

Trong quá trình gia công cần tiến hành đo độ thẳng của mẫu, nhằm nhận biết được các vùng lồi hoặc lõm của phôi mài nghiền. Trên cơ sở đó thực hiện việc điều chỉnh chương trình động học mài nghiền chi tiết quang, nâng cao độ chính xác gia công.

Đo độ thẳng được tiến hành trong quá trình nghiền tinh bề mặt mẫu, việc đo độ thẳng theo phương pháp dùng đồ gá đo được thực hiện trên máy đo ểẩè 21 tại phòng thí nghiệm đo lường Bộ môn Cơ khí chính xác và Quang học, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Bách khoa Hà nội.

Sai lệch chỉ thị lớn nhất của đầu đo theo phương trượt chuẩn cho ta độ thẳng. 61

min max x x EFL= − A I II III II III I B

Hình 4.11: Sơ đồ nguyên lý đồ gá đo độ thẳng trên máy đo ểẩè 21.

Nguyên lý điều chỉnh đồ gá đo khi đo độ thẳng đường sinh trên máy đo ểẩè 21:

Chi tiết được gá trên đồ gá đo và được lắp trên bàn máy. Theo nguyên lý đo độ thẳng ta phải xác định được thẳng AB sao cho AB // DC. Để thực hiện được việc này làm như sau:

Chỉnh thô :

Dùng 2 bạc điều chỉnh và 2 bu lông để nâng bàn gá chi tiết lên tới khi bề mặt chi tiết tiếp xúc với đầu đo. Nhờ chuyển động của sống trượt của máy ểẩè 21

để chuyển động rà từ A sang B. Lấy chỉ số của đồng hồ ở A làm chuẩn và dịch chuyển đầu đo hết đường thẳng chuẩn đo sang B có sai lệch giữa chúng là ∆x

dùng bạc để điều chỉnh cho sai lệch còn 2

x

quay lại đầu A có sai lệch là ∆y

và lại dùng bạc điều chỉnh để cho sai lệch là 2

y

sau đó lại dịch chuyển đầu đo đến B và chỉnh như lần đầu. Sau n lần chỉnh được sai lệch chỉ thị ở hai đầu A và B là không còn nhiều thì bắt đầu chỉnh tinh.

Chỉnh tinh:

Trước khi chỉnh tinh dùng tay xiết chặt 2 bu lông ở trên bàn gá đo lại và lại tiến hành rà từ A đến B. Thực hiện điều chỉnh giống như làm ở khâu chỉnh thô nhưng chỉ khác ở đây là việc nâng hạ bàn gá đo nhờ vào sự biến dạng của đệm vênh. Sau một số lần diều chỉnh như vậy ta được chỉ thị của đầu A và đầu B là bằng nhau. Kết quả có được một đường thẳng AB// DC.

63

Hình 4.12: Đồ gá đo độ thẳng mẫu bằng đồ gá trên máy đo ểẩè 21.

KẾT QUẢ ĐO ĐỘ THẲNG BỀ MẶT MẪU SAU KHI ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG HỌC GIA CÔNG

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều chỉnh chương trình động học máy (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w