1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương.doc

60 387 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 591 KB

Nội dung

Kế toán cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương.doc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Qua hơn 50 năm xây dựng trưởng thành và phát triển, ngành Ngân hàngluôn luôn là một ngành quản lý tổng hợp, với chức năng hoạt động là trung tâmtiền tệ, tín dụng và thanh toán, ngành Ngân hàng đã thực hiện tốt chủ trương chínhsách của Đảng và nhà nước, thực sự trở thành công cụ thúc đẩy nền kinh tế liên tụcphát triển, góp phần đẩy lùi lạm phát, thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo vàthực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Thông qua hoạt động của kế toán Ngân hàng mang tính chất tổng hợp, vìsố liệu của kế toán ngân hàng không chỉ phản ánh tổng hợp các mặt hoạt động củangân hàng mà còn phản ánh đại bộ phận hoạt động của nền kinh tế Xuất phát từ vịtrí, vai trò quan trọng của công tác kế toán cho vay Trong những năm qua ngànhNgân hàng đã tập trung cải tiến, đưa công nghệ mới hiện đại như vi tính nối mạngvào công tác kế toán nên đã đem lại kết quả tốt, góp phần vào sự phát triển và hộinhập của ngành Ngân hàng cũng như nền kinh tế đất nước.

Hiện nay các Ngân hàng từng bước đổi mới nghiệp vụ tín dụng để hoànthiện hơn nữa mặt nghiệp vụ này nhằm đem lại hiệu quả cao cho Ngân hàng.Tuynhiên để thực hiện tốt nghiệp vụ tín dụng thì phải tổ chức tốt nghiệp vụ kế toáncho vay, bởi lẽ kế toán cho vay làm nhiệm vụ ghi chép, phản ánh toàn bộ kế toáncho vay, thu nợ, theo dõi dư nợ thuộc nghiệp vụ tín dụng.Xuất phát từ tầm quantrọng của kế toán cho vay nên trong những năm đổi mới, Nhà nước nói chung cũngnhư ngành Ngân hàng nói riêng đã tập trung giải quyết, hoàn thiện chế độ kế toáncho vay đối với nền kinh tế nên kế toán cho vay đã thu được những kết quả bướcđầu.

Tuy nhiên kế toán cho vay nói chung và kế toán cho vay hộ sản xuất nóiriêng hiện nay còn một số tồn tại cần phải giải quyết.Qua nghiên cứu thấy rõ đượctầm quan trọng của công tác kế toán cho vay, để phản ánh kết quả trong thời gian

học tập vừa qua tôi đã lựa chọn đề tài :"Một số vấn đề về kế toán cho vay hộ sản

Trang 2

xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương"để viết bản chuyên

Xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

CHƯƠNG I

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ KẾ TOÁNCHO VAY TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNGI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1 Sự ra đời của tín dụng Ngân hàng

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, xuất phát từ nhu cầuđi vay và cho vay giữa người thiếu vốn và người thừa vốn trong cùng một thờiđiểm đã hình thành nên quan hệ vay mượn lẫn nhau trong xã hội và trên cơ sở đóhoạt động tín dụng ra đời.

Khái niệm: Tín dụng Ngân hàng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng

giá trị từ người sở hữu sang cho người sử dụng, sau một thời hạn nhất định đượcquay lại người sở hữu với một giá trị lớn hơn ban đầu gồm cả gốc và lãi.

Tín dụng có nghĩa là sự tín nhiệm, tin tưởng, là phạm trù kinh tế có sảnxuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có hoạt động tín dụng.

Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng và khách hàng có hoàn trả.Tín dụng Ngân hàng là tín dụng bằng tiền được thể hiện một bên là Ngân hàng vớimột bên là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, các thành phần kinh tế.Trong đó, Ngân hàng đóng vai trò trung gian, vừa là người đi vay vừa là người chovay Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là đi vay để cho vay.

Trong nền kinh tế thị trường vốn bằng tiền của các đơn vị, các tổ chứckinh tế không giống nhau về cả số lượng và thời gian Trong cùng một thời gian,đơn vị này thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng đơn vị khác lại thừa vốn không sửdụng hết Trong khi đó các đơn vị hoạt động lại không phụ thuộc vào nhau Do vậysự thiếu vốn của đơn vị này và sự thừa vốn của đơn vị kia cùng một thời gian đềucó ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh.Nếu không có sự điềuhoà vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu thì nền kinh tế không thể phát triển được.

Trang 4

Do vậy cần thiết phải có một tổ chức đứng ra làm nhiệm vụ điều hoà vốntrong nền kinh tế Đó là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Ngân hàng nói chungvà tín dụng Ngân hàng nói riêng.

Nền kinh tế xã hội phát triển được từ giai đoạn này sang giai đoạn khác vàcho đến ngày nay cũng có phần đóng góp vai trò đáng kể của ngành Ngân hàng nóichung và tín dụng Ngân hàng nói riêng

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu là đi vay để cho vay, huyđộng mọi khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư với lãi suất quy định của Nhà nước đểcho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong xã hội có nhu cầu vayvốn với lãi suất cao hơn lãi suất huy động Đây là nghiệp vụ cơ bản và quan trọngcủa Ngân hàng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ thống Ngân hàng.

Trong cơ chế thị trường, vốn cho vay là tài sản chiếm tỷ trọng cao nhấttrong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vì vậy tín dụng Ngân hàng có một vịtrí hết sức quan trọng đối với bản thân Ngân hàng.

Cùng với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá, vai trò của tín dụngNgân hàng cũng phát triển và hoàn thiện Tín dụng Ngân hàng có một vai trò hếtsức quan trọng trong nền kinh tế xã hội.

2 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân.

Đứng trên góc độ kinh tế học, tín dụng Ngân hàng được hiểu như là quan hệkinh tế về sử dụng vốn tạm thời giữa Ngân hàng với các tổ chức, cá nhân theonguyên tắc hoàn trả, dựa trên cơ sở tín nhiệm, làm thoả mãn nhu cầu về vốn củacác doanh nghệp và cá nhân trong kinh doanh.Nghĩa là, trong nền kinh tế có nhiềungười có nguồn vốn nhàn rỗi, muốn đầu tư cho người khác vay với mục đích vừacó lợi nhuận, vừa đảm bảo an toàn đồng vốn.Bên cạnh đó lại có những người đầutư trực tiếp vào khâu sản xuất kinh doanh cần có vốn để sản xuất kinh doanh đểthu lợi nhuận.Họ rất muốn vay vốn từ những người tiết kiệm với mức chi phí thấpnhất.Từ những yêu cầu đó mà các tổ chức tín dụng đã xuất hiện làm trung gian đểtập trung vốn tạm thời nhàn rỗi, rồi trên cơ sở vốn đó sẽ phân phối lại cho ngườicần vốn, quan hệ này làm nảy sinh tín dụng ngân hàng.Như vậy, sự xuất hiện của

Trang 5

tín dụng ngân hàng là hết sức cần thiết và có vai trò to lớn trong việc phục vụ pháttriển kinh tế, nó thể hiện như sau :

2.1 - Tín dụng Ngân hàng góp phần thu hút số tiền nhàn rỗi trong xã hộivà nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng là một hoạt động kinhdoanh chủ yếu của Ngân hàng Thương mại Để thực hiện quá trình kinh doanh,Ngân hàng phải có nguồn vốn và trên cơ sở nguồn vốn đó để đáp ứng nhu cầu vayvốn ngày càng tăng của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

Nói cách khác Ngân hàng phải thực sự trở thành người đi vay để cho vay.Điều này là một thực tế khách quan.

Mặt khác, trong nền kinh tế thường xuyên xuất hiện những nguồn vốnbằng tiền tạm thời chưa sử dụng thuộc các thành phần kinh tế Đồng thời, ở cácthành phần kinh tế khác lại xuất hiện, hiện tượng thiếu vốn tạm thời cần được giảiquyết Sự tham gia của tín dụng Ngân hàng được coi như một công cụ để giảiquyết mâu thuẫn trên đây về cung - cầu vốn tiền tệ như vậy, vốn tiền tệ trong nềnkinh tế có điều kiện mang đầy đủ nội dung kinh tế của phạm trù tư bản hoá giá trịthặng dư Lợi tức đi vay và cho vay của Ngân hàng luôn luôn là công cụ điềuchỉnh quan hệ cung - cầu vốn tín dụng Gắn liền với nền kinh tế thị trường là kinhdoanh và lợi nhuận Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là đi vay để chovay và như vậy nếu xảy ra điều rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp, cácthành phần kinh tế sẽ dẫn đến rủi ro của Ngân hàng, ngân hàng sẽ mất khả năngthanh toán.

Chính vì lẽ đó mà trong nền kinh tế thị trường, mỗi Ngân hàng trong môitrường cạnh tranh phải dựa vào nghệ thuật quản trị kinh doanh vào việc đổi mớicông nghệ và nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng, thông qua hoạt động MarkettingNgân hàng và việc nhanh chóng sử dụng thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm thuhút tối đa nguồn vốn tiềm tàng trong nền kinh tế để thực hiện kinh doanh đáp ứngyêu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế, tạo lợi nhuận cho Ngân hàng.

Trang 6

Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh các chính sách tài chính tiền tệ, sựhoạt động của thị trường tài chính, thị trường vốn, thị trường tiền tệ tín dụngngân hàng góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn Điều

đó vừa làm tăng trưởng khả năng tích luỹ tư bản (trong đó phần lợi nhuận) của các

ngân hàng, vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng kinh tế làmcho hệ thống Ngân hàng ngày càng lớn mạnh.

2.2 - Tín dụng Ngân hàng là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy quátrình mở rộng quan hệ lưu thông hàng hoá quốc tế:

Ngày nay, trong mối quan hệ kinh tế, sự hợp tác bình đẳng đôi bên cùngcó lợi giữa các nước trên thế giới và khu vực đang được phát triển rất đa dạng cảvề nội dung và hình thức, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Đó là nhân tố hết sứcquan trọng tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi nước, nhất là các nước đangphát triển như Việt Nam.

Đầu tư vốn ra nước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá là lĩnhvực hợp tác kinh tế quốc tế thông dụng Thông qua quá trình nhận và cho vay tàitrợ xuất nhập khẩu của các nước Cấp tín dụng cũng như các tổ chức tín dụng,cùng với sự tham gia trực tiếp vào quan hệ thanh toán quốc tế, tín dụng ngân hàngđã làm tăng mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước, đồng thời thúc đẩy hoạt động xuấtnhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Như vậy tín dụng sẽ là trợ thủ đắc lực về vốn cho các nhà đầu tư và kinh doanh xuấtkhẩu hàng hoá.

Gần đây với chủ trương nền kinh tế nhiều thành phần, với việc thực hiệnhệ thống ngân hàng hai cấp, với môi trường pháp luật ngày càng hoàn thiện và đivào đời sống kinh tế - xã hội và nhất là từ khi có luật Ngân hàng ra đời, vai trò củatín dụng ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ hơn nhằm góp phần tích cực vào mốiquan hệ kinh tế giữa nước ta và các nước trên thế giới.

2.3 - Tín dụng Ngân hàng tác động có hiệu quả đến nhịp độ phát triểnsôi động thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:

Trang 7

Trong nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ là công cụ kinh tế - xã hội Trong lĩnhvực sản xuất và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, mọi chu kỳ đều bắt đầu bằng tiền tệvà kết thúc bằng khối lượng tiền tệ lớn hơn, tạo điều kiện để tái mở rộng hoạtđộng.

Trong chu trình này, tăng nhanh vòng quay vốn tiền tệ là một trong cácyếu tố quyết định thành công trong sản xuất kinh doanh Để rút ngắn thời giannhằm tăng nhanh vòng quay vốn, mỗi chủ thể kinh doanh phải chủ động tìm kiếmvà thực hiện nhiều biện pháp như: Ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật,đổi mới công nghệ, hoàn thiện nghệ thuật quản trị kinh doanh, tìm kiếm thị trườngmới những việc làm này đòi hỏi một khối lượng lớn về vốn, tín dụng Ngân hàngsẽ là người đáp ứng nhu cầu đó.

Những quan hệ tín dụng nảy sinh việc vay vốn phải được hoàn trả đầy đủ

với một khoản lãi kèm theo (theo lãi suất quy định), trong thời hạn thoả thuận đã

được cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Trường hợp nguyên tắc tín dụng trên đây bị vi phạm tổ chức kinh tế phảichịu phạt lãi suất quá hạn cao hơn lãi suất thông thường hoặc bị tước quyền vayvốn hoặc thanh lý tài sản đã thế chấp để trả nợ Ngân hàng.

Khi vay vốn các chủ thể kinh doanh phải tìm mọi biện pháp để tăng nhanhvòng quay vốn, kinh doanh có lãi, thu hồi vốn để trả nợ và lãi vay Ngân hàng đúnghạn.

2.4 - Tín dụng Ngân hàng với việc điều chỉnh chiến lược kinh tế, gópphần chống lạm phát tiền tệ:

Nền kinh tế hàng hoá luôn luôn chuyển động theo hai chiều hướng: Pháttriển theo nhịp độ tăng trưởng hoặc giảm sút theo quy luật lạm phát Cả hai trườnghợp đó đều có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.

Tín dụng ngân hàng tạo nguồn vốn từ huy động các đồng tiền nhàn rỗi trongnền kinh tế thông qua lãi suất linh hoạt và phù hợp với chỉ số giá cả đánh giá hànghoá để thu hút được nguồn vốn đủ lớn cho việc đầu tư vào các công trình trọngđiểm mà chiến lược kinh tế đã đề ra Nếu không dùng công cụ tín dụng ngân hàng

Trang 8

để huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội dưới các hình thức thì có lúc Nhànước phải huy động trái phiếu, kỳ phiếu, thậm trí phải phát hành giấy bạc.

Hình thức huy động vốn bằng nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng có ý nghĩakinh tế to lớn nó không làm tăng thêm khối lượng tiền lưu thông nên không ảnhhưởng đến lưu thông tiền tệ và giá cả Ngược lại, nếu Nhà nước phát hành tiềngiấy cho ngân sách dù có đưa vào đầu tư phát triển các chương trình kinh tế mangtính chiến lược cũng dẫn đến tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông, gây lên lạmphát ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và đời sống xã hội.

Trong thời gian qua trọng tâm của công tác tín dụng là tích cực huy độngvốn để cho vay Theo định hướng của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

là: "Ngân hàng phải đi vay để cho vay" Tập trung vốn vào các công trình trọng

điểm, các ngành sản xuất như: Nông nghiệp, sản xuất hàng hoá xuất khẩu Ngânhàng cũng như Kho bạc Nhà nước tích cực đa dạng hoá các hình thức huy độngvốn, chính vì vậy đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

Như vậy tín dụng Ngân hàng không chỉ là đòn bẩy kinh tế mà còn là côngcụ để Nhà nước điều tiết sản xuất, điều chỉnh chiến lược kinh tế, phân công laođộng xã hội, tiết kiệm phát hành tiền vào lưu thông, sử dụng có hiệu quả vốn tiềntệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, góp phần kiềm chế lạm pháp, ổn định sức muacủa đồng tiền Rõ ràng thông qua vai trò tín dụng với hoạt động của các Ngân hàngThương mại và các tổ chức tín dụng theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô củaNhà nước, tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần kiềm chếlạm phát.

Thông qua tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, cáctổ chức kinh tế, các cá nhân có vốn sản xuất kinh doanh thu được hiệu quả, gópphần phát triển nền kinh tế xã hội.

Đối với Ngân hàng tín dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản quantrọng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nhằm bổ sung vốn cho các doanhnghiệp, tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội để sản xuất kinh doanh Đây lànghiệp vụ sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại.

Trang 9

II VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CHO VAY.

Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản trong hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng nhằm bổ sung vốn cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, cácdoanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Đây là nghiệp vụsinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại, nó quyết định sự sống còn của Ngânhàng thương mại nó quyết định việc mở rộng hay thu hẹp chức năng trung gian tíndụng.Từ đó quyết định đến phạm vi, quy mô hoạt động của một ngân hàng thươngmại và cũng là nghiệp vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có của ngânhàng Đối với nền kinh tế nó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển,tăng tốc độ lưu thông tiền tệ

1.Vai trò của kế toán cho vay

- Kế toán cho vay giữ một vị trí quan trọng trong toàn bộ nghiệp vụ kế toáncủa Ngân hàng, vì thế kế toán cho vay tham gia trực tiếp vào quá trình cho vayvốn, nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Thông qua số liệu của kế toán cho vay, Lãnh đạo ngân hàng biết được tìnhhình sử dụng vốn, sự biến động vốn hàng ngày Từ đó, làm tham mưu cho lãnh đạođiều hành hoạt động tín dung của Ngân hàng một cách nhịp nhàng, đồng bộ, kịpthời để có chính sách phù hợp cho việc quản trị kinh doanh của Ngân hàng nhưmục tiêu đề ra: an toàn, lợi nhuận, và lành mạnh trong hoạt động kinh doanh củaNgân hàng.

- Kế toán cho vay được xác định là một bộ phận kế toán rất quan trọng bởikế toán cho vay phục vụ và hỗ trợ đắc lực cho nghiệp vụ tín dụng nó quyết định sựtồn tại của các Ngân hàng thương mại.

- Đứng ở góc độ kế toán khi thu nợ, thu lãi kế toán cho vay đã giúp cho Ngânhàng thu nợ gốc, lãi đầy đủ, chính xác, kịp thời.

- Thông qua kế toán cho vay, Ngân hàng cũng như bạn hàng của doanhnghiệp đánh giá được khả năng hấp thụ của doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quảkhông? Để từ đó đánh giá xu thế vận động của doanh nghiệp trên thị trường, giúp

Trang 10

cho ngân hàng và bạn hàng của các doanh nghiệp có chiến lược đầu tư phù hợp, cóhiệu quả.

- Kế toán cho vay là công cụ để đảm bảo an toàn tài khoản vốn vay củaNgân hàng, đồng thời hạn chế rủi ro, góp phần ổn định nguồn thu nhập của Ngânhàng Thông qua việc ghi chép quá trình cho vay, thu nợ, theo dõi kỳ hạn nợ hàngngày, lưu hồ sơ vay vốn thể hiện kế toán cho vay bảo vệ an toàn một khối lượngtài sản lớn của bản thân Ngân hàng và khách hàng.

2 Nhiệm vụ của kế toán cho vay

- Xác lập chứng từ kế toán cho vay một cách hợp lệ, hợp pháp nhằm tạocơ sở hành lang pháp lý giữa Ngân hàng và khách hàng.

- Mở đầy đủ các loại sổ sách (nội ngoại bảng) để hạch toán ghi chép, phảnánh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ các khoản cho vay, thu nợ, theodõi kỳ hạn nợ để thu nợ và hỗ trợ thu nợ kịp thời các món vay đến hạn, tính thu lãiđúng lãi suất, đúng thời gian quy định, theo dõi dư nợ thuộc nghiệp vụ tín dụngcủa Ngân hàng thương mại Trên cơ sở đó giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tiềnvay và tổ chức quản lý lưu trữ hồ sơ theo qui định đảm bảo an toàn tài sản củaNgân hàng.

- Kế toán cho vay phối hợp với bộ phận tín dụng quản lý các khoản cho vayđem lại hiệu quả cao của mỗi món vay cụ thể: kế toán cho vay cung cấp thông tinchính xác, kịp thời về số liệu những món vay đã quá hạn, sắp đến hạn để cán bộ tíndụng có kế hoạch đôn đốc thu nợ kịp thời, đồng thời cung cấp cho Lãnh đạo quảnlý, điều hành có hiệu quả.

-Như vậy, kế toán cho vay cùng với các nghiệp vụ kế toán Ngân hàng khácthông qua các hoạt động của mình giúp cho Ngân hàng vừa thực hiện được chứcnăng kinh doanh, vừa cung ứng vốn cho nền kinh tế, với vai trò quan trọng đó, hệthống kế toán Ngân hàng nói chung và kế toán cho vay nói riêng cần phải đượchoàn thiện hơn nữa để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của ngành Ngân hàng và nềnkinh tế thị trường.

Trang 11

III CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY, CHỨNG TỪ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN CHO VAY, THU NỢ

1.Các phương thức cho vay:

Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước: Có 9 phương thức cho vay.

Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vay của khách hàng và khảnăng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng, NHNo nơi cho vay thoả thuận với kháchhàng vay về việc lựa chọn phương thức cho vay sau đây:

1.1 -Phương thức cho vay theo từng lần (theo món):

Áp dụng phương thức tín dụng cho vay từng lần, khách hàng phải lậpgiấy đề nghị vay vốn theo từng lần, nộp vào Ngân hàng cùng với các thủ tụccần thiết khác để chứng minh cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh củakhách hàng, cũng như ước tính hiệu quả kinh tế đối với khoản tín dụng đó.

Trong trường hợp Ngân hàng chấp nhận cho vay, Ngân hàng cùng kháchhàng ký kết hợp đồng tín dụng, thoả thuận với các điều kiện, yếu tố về số tiền, mụcđối tượng, vốn vay, thời hạn trả nợ, lãi suất

Trên cơ sở hợp đồng tín dụng đã được ký kết, kế toán cho vay giải ngânphát tiền vay đồng thời hạch toán:

Nợ: TK cho vay khách hàng Có: TK tiền mặt

Có: TK tiền gửi khách hàng

Mỗi khoản vay đều được xác định thời hạn trả nợ cụ thể trên hợp đồng tíndụng Vì vậy để theo dõi thời hạn trả nợ, kế toán cho vay phải sắp xếp hồ sơ, khếước sao cho khoa học gọn gàng theo kỳ hạn trả nợ của khách hàng.

Để tiện lợi cho việc đôn đốc trả nợ, một khoản nợ có thể chia ra nhiều kỳhạn trả nợ khác nhau về nguyên tắc khi đến hạn khách hàng phải có nhiệm vụ trảnợ cho Ngân hàng đúng hạn.

Khi khách hàng trả nợ hạch toán ghi:

Trang 12

+ Nếu được Ngân hàng chấp thuận cho gia hạn hoặc điều chỉnh kỳhạn nợ thì kế toán cho vay điều chỉnh kỳ hạn nợ trong máy tính và lưu đơngia hạn hoặc điều chỉnh của khách hàng vào hồ sơ vay vốn.

+ Nếu không được ngân hàng chấp thuận việc khách hàng xin điềuchỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ của khách hàng thì kế toán căn cứ vào hồ sơkhế ước của khách hàng chuyển nợ quá hạn (sau 10 ngày) đối với món vay.Kế toán hạch toán ghi:

Nợ: TK nợ quá hạn

Có: TK cho vay trong hạn.

Các hồ sơ chuyển sang nợ quá hạn được lưu ở một cặp riêng để làm căn cứcho việc đôn đốc thu hồi nợ trong việc phân tích hoạt động tín dụng cũng như phântích phòng ngừa rủi ro.

1.2 - Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng (Cho vay bổ xung vốnlưu động):

Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là khách hàng cùng với Ngânhàng thoả thuận một hạn mức tín dụng trong một thời hạn nhất định hoặc theo chukỳ sản xuất kinh doanh trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu về vốncủa đơn vị.

Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thường áp dụng cho nhữngdoanh nghiệp có khả năng tài chính lành mạnh, sản xuất, kinh doanh ổn định vànhu cầu vốn vay, trả thường xuyên, có uy tín trong quan hệ tín dụng với Ngânhàng Ngân hàng cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng, thoả thuận hạn mức

Trang 13

tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định, điều kiện vay trả, mức lãi suất, cáchthức trả nợ cũng như quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi bên làm căn cứ.

Từng lần vay khách hàng không cần phải làm lại các thủ tục mà chỉcần, lập một giấy nhận nợ cùng với hợp đồng tín dụng đã lập lần đầu Khi pháttiền vay hạch toán ghi:

Nợ: TK cho vay khách hàng.Có: TK tiền mặt

Có: TK tiền gửi (nếu cho vay bằng chuyển khoản).

Kế toán cho vay phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, đảm bảo khôngvượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết.

Thu nợ theo thoả thuận trên hợp đồng tín dụng: áp dụng phương thức nàyNgân hàng không xác định được thời hạn trả nợ cụ thể theo từng khoản vay Màthoả thuận một kế hoạch nợ dựa trên cơ sở kỳ luân chuyển vốn của doanh nghiệpvà việc tính toán quản lý thời hạn trả nợ, có thể thông qua kế hoạch trả nợ từngtháng, từng định kỳ hoặc xác định vòng quay của vốn tín dụng.

Việc trả nợ của khách hàng được thực hiện trong suốt thời hạn giá trị củahợp đồng tín dụng, có thể trả trực tiếp bằng tiền từ bán hàng hoặc thoả thuận vớiNgân hàng trích từ tài khoản tiền gửi để thu nợ theo định kỳ.

Kế toán hạch toán khi thu nợ ghi Nợ TK tiền mặt.

Nợ TK tiền gửi (Nếu trả bằng chuyển khoản).

Có TK cho vay khách hàng.

Thu lãi cho vay thường được áp dụng thông qua việc thoả thuận giữakhách hàng và Ngân hàng để thu theo món, thu theo tích số hàng tháng hoặc theođịnh kỳ.

Việc tính thu lãi phải đảm bảo chính xác và phù hợp với mức lãi suất ghitrên hợp đồng tín dụng và tuỳ theo phương thức cho vay sự thoả thuận giữa Ngânhàng và khách hàng để thực hiện việc tính các khoản lãi chưa đến hạn phải thuhoặc thời hạn thoả thuận.

Trang 14

Trong quá trình vay vốn, trả nợ: nếu việc sản xuất, kinh doanh có thay đổivà doanh nghiệp có nhu cầu, khách hàng phải làm giấy đề nghị bổ xung hạn mứctín dụng, Ngân hàng xem xét nếu thấy hợp lý thì chấp thuận điều chỉnh hạn mứctín dụng và cùng khách hàng ký bổ sung hợp đồng tín dụng.

Việc ký kết hợp đồng tín dụng mới được thực hiện trước 10 ngày hạn mứctín dụng cũ hết hạn khách hàng gửi cho Ngân hàng kế hoạch vay vốn kỳ tiếp theo.

Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng và chu kỳ sản xuất, kinh doanhkế tiếp, Ngân hàng xác định hạn mức tín dụng và thời hạn cho vay mới

1.3 Cho vay theo dự án đầu tư:

 Ngân hàng nông nghiệp cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dựán đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụđời sống.

 Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay cùng khách hàng ký hợp đồng tíndụng và thoả thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án,phân định các kỳ hạn trả nợ.

 Ngân hàng thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án.

 Mỗi lần rút vốn, khách hàng lập giấy nhận nợ tiền vay trong phạm vimức vốn đầu tư đã thoả thuận; kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mụcđích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng.

 Trường hợp khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác đểchi phí cho dự án duyệt trong thời gian chưa vay được vốn

1.4 Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với

một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng: trong đó, có mộttổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.Việc cho vay hợp đồng vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quychế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng ban hành.

Trang 15

1.5 Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác

định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trảnợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

1.6 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam

kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụngnhất định.Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạnmức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

1.7 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:

Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trongphạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiềnmặt tại máy4/14/2003ha minh quan rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt làđại lý của tổ chức tín dụng Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổchức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ Ngânhàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

1.8 Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín

dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền cótrên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chínhphủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán.

1.9 Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp

với quy định tại quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tíndụng và đặc điểm của khách hàng vay.

2.Chứng từ kế toán cho vay

Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tếtài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành Phân loại chứng từ kế toán được thựchiện theo qui định 127/QĐ-NHNo - 04, ngày 13/03/2001 của NHNo&PTNT ViệtNam.

* Phân loại theo tính chất pháp lý chứng từ kế toán bao gồm:+ Chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ.

Trang 16

- Chứng từ gốc là những chứng từ được lập ngay sau khi nghiệp vụ kinh tếphát sinh đã hoàn thành Chứng từ gốc là căn cứ pháp lý để chứng minh 1 nghiệpvụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành.

- Chứng từ ghi sổ là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vàosổ sách kế toán, chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc kiêmchứng từ ghi sổ.

* Phân loại theo nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao gồm:

- Chứng từ tiền mặt gồm: Phiếu thu, phiếu chi, séc, giấy gửi tiền, giấy rúttiền, giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền.

- Chứng từ chuyển khoản gồm: Phiếu chuyển khoản, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệmthu, séc, TTD.

- Bảng kê các loại gồm: Bảng kê nộp séc, bảng kê số dư tính lãi, bảng kêquyết toán lãi cho vay, bảng kê thanh toán các loại:

Giấy báo chuyển tiền nội, ngoại tỉnh.

Lệnh chuyển tiền trong chuyển tiền điện tử.

Các chứng từ hạch toán tài sản và chứng từ ngoại bảng (như phiếu xuất tài sản,phiếu nhập tài sản).

Về nguyên tắc thì tất cả các chứng từ kế toán Ngân hàng (bao gồm chứng từ doNgân hàng lập và chứng từ do khách hàng lập) đều phải lập đúng mẫu và ghi đầyđủ các yếu tố theo quy định Chứng từ có thể lập trên máy tính (danh mục chứngtừ được phép lập trên máy tính theo quy trình giao dịch trực tiếp do tổng giám đốcquy định) Các chứng từ có nhiều liên phải được lập một lần trên tất cả các liênbằng máy chữ, máy tính hoặc viết lồng lót giấy than Phải ghi đầy đủ các yếu tốtheo quy định sau:

- Các yếu tố trên chứng từ phải viết bằng bút mực hoặc bút bi mầu tím,xanh, đen, không được viết bằng mực đỏ (trừ các chứng từ kế toán lập để điềuchỉnh sai sót) Không được viết bằng bút chì trên các loại chứng từ và không đượcviết bằng hai loại bút hai mâù mực khác nhau trên cùng một chứng từ, chữ viết

Trang 17

trên chứng từ phải rõ ràng, trung thực, chính xác không viết tắt, viết mờ hoặc nhoèchữ Không được tẩy xoá, sửa chữa bằng bất kỳ hình thức nào đối với các yếu tốtrên chứng từ.

- Số tiền trên chứng từ bắt buộc phải ghi số tiền bằng số (căn cứ mẫu chứngtừ) Chữ đầu của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng của dòng đầu tiên,

không được viết cách dòng, cách quãng giữa các chữ, không được viết thêm chữvào giữa hai chữ viết liền kề nhau trên chứng từ Nội dung nghiệp vụ ghi trênchứng từ phải rõ ràng, rễ hiểu, chữ ký của khách hàng và cán bộ Ngân hàng trên tấtcả các loại chứng từ kế toán đều bắt buộc phải ký tay từng tờ bằng bút tím, đen

3.Tài khoản dùng trong kế toán cho vay

Tài khoản phản ánh nghiệp vụ cho vay thuộc tài sản có của Ngân hàng, tàikhoản dùng để ghi chép, phản ánh toàn bộ số tiền vay của Ngân hàng đối vớingười đi vay, đồng thời cũng ghi chép, phản ánh số tiền vay trả nợ Ngân hàng theokỳ hạn nhất định.

Ứng với phương thức cho vay từng lần có tài khoản cho vay thông thường.Ứng với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng có tài khoản cho vay theohạn mức tín dụng.

3.1 Tài khoản cho vay từng lần

Khi các đơn vị tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp tư nhân có đủ điều kiệnvay vốn và được Ngân hàng cho vay thì kế toán Ngân hàng sẽ mở cho mỗi ngườivay một tài khoản cho vay thích hợp.

Tài khoản cho vay từng lần kết cấu như sau:

Bên nợ: Ghi có số tiền Ngân hàng cho khách hàng vay.Bên có: - Ghi số tiền khách hàng đã trả nợ Ngân hàng.

- Ghi số tiền chuyển nợ quá hạn (nếu có).

Trang 18

Dư nơ: Phản ánh số tiền người vay còn nơ Ngân hàng đến một thời điểm

nào đó.

3.2 Tài khoản cho vay theo hạn mức

Tuỳ theo sự thoả thuận giữa khách hàng và Ngân hàng Ngân hàng sẽ chokhách hàng vay theo 2 tài khoản (tài khoản cho vay theo hạn mức tín dụng và tàikhoản tiền gửi thanh toán).

Kết cấu của từng hình thức tài khoản trong cho vay theo hạn mức tín dụngnhư sau:

- Đối với những khách hàng mở 2 tài khoản: tài khoản cho vay theo hạnmức và tiền gửi thanh toán Quá trình hạch toán cho vay, thu nợ được thực hiệntrên tài khoản cho vay theo hạn mức có kết cấu:

Bên nợ: Ghi số tiền cho vay theo hạn mức tín dụng dã ký kết.

Bên có: Ghi số tiền Ngân hàng thu nợ trên cơ sở tiền bán hàng hay các

khoản thu nhập khác nộp vào.

Dư nợ: Phản ánh số tiền khách hàng còn nợ Ngân hàng.

Trường hợp hết số dư mà khách hàng vẫn nộp tiếp các khoản thu của mìnhcho Ngân hàng thì kế toán sẽ hạch toán vào tiền gửi thanh toán.

Trong quan hệ tín dụng giữa người vay và Ngân hàng không phải bao giờngười vay cũng trả nợ Ngân hàng đúng kỳ hạn.

Trường hợp đến hạn trả người vay không trả được nợ, cũng không đượcNgân hàng cho gia hạn nợ thì số nợ đó được chuyển sang tài khoản “Nợ quá hạn“để theo dõi thu hồi với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất vay bình thường.

Kết cấu tài khoản nợ quá hạn:

Bên nợ: Ghi số tiền chuyển sang nợ quá hạn.Bên có: Ghi số tiền thu nợ quá hạn.

Dư nợ: Thể hiện số dư nợ quá hạn chưa trả.

Trang 19

Các tài khoản cho vay, nợ quá hạn đều được mở theo từng loại nợ và theotừng đơn vị vay để theo dõi.

IV QUI TRÌNH KẾ TOÁN CHO VAY – THU NỢ1 Qui trình kế toán cho vay từng lần.

1.1 Kế toán giai đoạn cho vay

Mỗi lần vay người vay làm giấy đề nghị vay vốn gửi tới Ngân hàng để trìnhbày lý do xin vay Đây là căn cứ để Ngân hàng xem xét, tính toán, quyết định chovay và lập hợp đồng tín dụng.Nếu khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay thìbộ phận kế toán thực hiện việc hạch toán cho vay Bộ phận kế toán kiểm soát lại vàhướng dẫn khách hàng lập các chứng từ kế toán, nhận tiền vay theo qui định và ghiđầy đủ các yếu tố trên chứng từ.

Căn cứ vào chứng từ như giấy lĩnh tiền mặt (nếu giải ngân bằng tiền mặt)hoặc uỷ nhiệm chi (nêú giải ngân bằng chuyển khoản) kế toán vào sổ chi tiết hoặcnhập dữ liệu vào máy tính.

Nợ: - TK cho vay ngắn hạn của người vay

Có: - Tài khoản tiền mặt ( nếu giải ngân bằng tiền mặt )

-Tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng (nếu cho vay bằng chuyểnkhoản)

- Liên hàng đi - chuyển tiền điện tử (nếu người thụ huởng có tàikhoản ở các Ngân hàng khác).

Riêng các món vay có tài khoản thế chấp, cầm cố kế toán phải ghi nhập,xuất vào tài khoản ngoại bảng “ Tài sản thế chấp, cầm cố”.

1.2 Kế toán thu nợ, thu lãi

* Kế toán thu nợ

Sổ chi tiết của tài khoản cho vay của từng đon vị vay vốn do kế toán viêngiữ và theo dõi Hợp đồng tín dụng sau khi hoàn thành phát tiền vay sẽ được lưu

Trang 20

trữ trong hồ sơ vay vốn của người đi vay để theo dõi thu hồi nợ.hợp đồng tín dụngtrong hồ sơ vay vốn phải được sắp xếp một cách khoa học nhằm theo dõi một cáchchặt chẽ kỳ hạn thu nợ, thu lãi kịp thời khi đến hạn.

Một trong những đặc điểm của phương thức cho vay từng lần là mỗi lần chovay đều phải xác định được thời hạn trả.Đến hạn người vay phải có trách nhiệm trảnợ Ngân hàng.Nếu đến kỳ hạn trả nợ người vay không đủ trả nợ cho Ngân hàng thìkế toán chủ động trích tài khoản tiền gửi của người vay để thu hồi nợ.

Nếu tài khoản của người vay đã hết số dư và tài khoản vay đó không đượcNgân hàng gia hạn thì kế toán làm thủ tục chuyển nợ quá hạn.

- Nếu thu nợ bằng tiền mặt: kế toán căn cứ vào giấy nộp tiền của ngườivayđể vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính, ghi:

Nợ: TK tiền mặt

Có: Tài khoản cho vay - tiểu khoản của ngưòi vay

- Nếu thu nợ bằng chuyển khoản: kế toán căn cứ uỷ nhiệm chi của ngườivay, hoặc lập phiếu chuyên khoản để vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máytính, ghi:

Nợ: TK tiền gửi - của người vay

Có: TK cho vay - tiểu khoản người vay

Đồng thời với việc hạch toán, kế toán xoá nợ trên hợp đồng tín dụngbằng cách ghi số tiền thu nợ vào cột "số tiền trả nợ", rút số dư.Hợp đồng tíndụng thu hết nợ (số dư bằng 0) được xuất khỏi hồ sơ tín dụng để đóng thành tậpriêng, hoặc đóng vào tập nhật ký chứng từ nếu số lượng hợp đồng tín dụng ít.

Đối với những khoản vay có thế chấp, kế toán làm thủ tục dể ghi xuất ngoạibảng, trả lại giấy tờ thế chấp tài sản cho người vay.

* Kế toán thu lãi

Tính thu lãi cho vay từng lần theo phương pháp tính lãi đơn Tiền lãi tínhmột lần khi thu nợ gốc Hàng tháng Ngân hàng vẫn tính lãi để hạch toán vào tài

Trang 21

khoản " tiền lãi tính dồn dự thu ", khi người vay trả nợ gốc và lãi sẽ tất toán tàikhoản này.

Công thức tính lãi:

Số tiền lãi = Số tiền vay (gốc) x Lãi suất cho vay x thời gian vay

Tính thu lãi theo kỳ hạn tháng hoặc năm thì chỉ tính ngày vay, không tính ngày trảnợ, tức là chỉ tính ngày đầu tiên chứ không tính ngày cuối trả nợ.

Hạch toán thu lãi cho vay: hàng tháng kế toán tính và hạch toán dự thu lãi,ghi:

Nợ: TK Tiền lãi tính dồn dự thuCó: TK Thu nhập - thu lãi cho vay

 Khi khách hàng vay trả lãi, Ngân hàng hạch toán:Nợ: -TK Tiền mặt (nếu trả bằng tiền mặt)

-TK Tiền gửi (nếu trích từ tài khoản tiền gửi của người vay)Có: TK Tiền lãi tính dồn dự thu.

Trường hợp số lãi phải thu đã hạch toán vào tài khoản của "tiền lãi tínhdồn dự thu" đối với những khoản cho vay trung hạn nhưng người vay khôngthanh toán được đúng hạn ghi trong hợp đồng tín dụng thì sau 90 ngày kể từngày đến hạn ghi trong hợp đồng; hoặc chưa đến 90 ngày nhưng khoản vay đãchuyển sang nợ quá hạn, nợ khó đòi thì kế toán lập phiếu chuyển khoản để ghigiảm thu toàn bộ số tiền lãi dự thu, ghi:

Nợ: TK Thu nhập - thu lãi cho vay Có: TK Tiền lãi cộng dồn dự thu Đồng thời hạch toán ngoại bảng:

Ghi nhập: TK lãi cho vay chưa thu được

Sau khi hạch toán ngoại bảng kế toán phối hợp với cán bộ tín dụng đôn đốcngười vay tiếp tục trả lãi Ngân hàng Khi người vay trả lãi hạch toán ghi :

Trang 22

Nợ: TK Tiền mặt (nếu trả bằng tiền mặt) TK Tiền gửi (nếu tính TK tiền gửi)Có: TK Thu lãi cho vay.

Ghi xuất ngoại bảng: Lãi cho vay chưa thu được.

Đồng thời tính phạt chậm trả lãi (tối đa bằng 5 % số lãi chậm trả)

1.3 Kế toán chuyển nợ quá hạn

Đến hạn trả nợ nếu người vay không trả được Ngân hàng và cũng khôngđược Ngân hàng gia hạn nợ thì kế toán lập phiếu chuyển khoản để chuyển sang tàikhoản nợ quá hạn.

Hạch toán:

Nợ: TK nợ quá hạn thích hợp Có: TK cho vay của người vay

(Áp dụng lãi suất quá hạn bằng 150% lần lãi suất cho vay thông thường) Các hhồ sơ đã được chuyển sang nợ quá hạn được lưu riêng.

-Khi người vay trả nợ quá hạn kế toán ghi:Nợ: TK Tiền mặt (nếu trả bằng tiền mặt) TK Tiền gửi của người vay

Có: TK Nợ quá hạn thích hợp

Trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ do kinh doanh thualỗ hoặc bị phá sản thì Ngân hàng có thể thanh lý tài sản của người vay để thu nợ.

2 Quy trình kế toán cho vay theo hạn mức tín dụng

Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được sử dụng dưới hình thức "thấuchi" Thấu chi là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt được thực hiện dựa trêncơ sở hạn mức tín dụng ghi trong hợp đồng tín dụng.

Áp dụng cho người vay có nhu cầu vay vốn, trả nợ thường xuyên, có khảnăng tài chính mạnh và có uy tín.

Trang 23

2.1 Kế toán cho vay

Hợp đồng tín dụng sau khi được ký kết để xác định hạn mức tín dụng và cácđiều kiện khác được chuyển cho kế toán để kiểm soát lại và theo dõi giải ngân.Mỗi lần giải ngân để đáp ứng yêu cầu chi trả của người vay, người vay lập cácchứng từ như séc, uỷ nhiệm chi gửi kế toán giữ tài khoản vãng lai của người vay.

Nếu chứng từ giải ngân thoả mãn các điều kiện thì kế toán vào sổ chi tiếthoặc nhập dữ liệu vào máy:

Nợ: TK Cho vay – TK vãng lai của người vay Có: TK thích hợp

- TK Tiền mặt (nếu chi trả bằng tiền mặt)

- Hoặc TK thanh toán của người thụ hưởng (nếu chi trả bằng chuyển khoản).

2.2 Kế toán thu nợ, thu lãi

Trong phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng việc trả nợ của kháchhàng dựa trên cơ sở vòng quay vốn tín dụng hoặc khách hàng trả nợ theo từngtháng như thoả thuận trong hợp đòng tín dụng Đơn vị vay phải nộp tiền bán hàngcũng như các khoản thu khác vào bên có của tài khoản cho vay để trả nợ Ngânhàng Nếu hết tháng đơn vị không hoàn thành kế hoạch trả nợ Ngân hàng và cũngkhông được xem xét để chuyển sang thu tiếp ở tháng kế tiếp thì kế toán chuyển sốtiền còn nợ đó sang tài khoản nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn

*Thu nợ gốc: Hạch toán thu nợ gốc theo số tiền bán hàng của đơn vị nộpvào Ngân hàng hằng ngày:

- Nếu thu bằng tiền mặt hạch toán:Nợ: TK Tiền mặt tại quỹ

Có: TK Cho vay theo hạn mức tín dụng - Nếu nộp bằng chuyển khoản hạch toán:

Trang 24

Nợ: -TK Tiền gửi của người chi trả (nếu thanh toán cùng NH)

-TK Thanh toán qua lại giữa các Ngân hàng (nếu thanh toán các NH)Có: TK Cho vay theo hạn mức.

Về nguyên tắc Ngân hàng chỉ thu nợ trong phạm vi số tiền Ngân hàng đãcho vay Nên đối với đơn vị vay theo hai tài khoản thì Ngân hàng chỉ thu nợ trongphạm vi dư nợ của tài khoản cho vay này Nếu đơn vị trả hết nợ rồi thì số tiền bánhàng của đơn vị sẽ ghi vào bên tiền gửi thanh toán của đơn vị Khi tài khoản vốnlưu động dư có tức là đơn vị kinh tế gửi vốn lưu động vào Ngân hàng, lúc nàyNgân hàng sẽ tính trả lãi cho dơn vị theo lãi suất phù hợp.

* Kế toán thu lãi:

Do tài khoản vãng lai có thể dư Nợ cũng có thể dư Có nên việc tính lãi củatài khoản này cũng phải xử lý một cách phù hợp:

- Nếu tài khoản vãng lai dư Nợ, Ngân hàng thu lãi theo lãi suất thấu chi.Việc thu lãi tiến hành hàng tháng theo phương pháp tích số.

- Việc tính lãi được dựa trên bảng số dư tính lãi Bảng kê tính lãi được dùnglàm chứng từ để hạch toán thu lãi, ghi:

Nợ: TK Cho vay - TK vãng lai của người vay.Có: TK Thu nhập - Thu lãi cho vay.

- Nếu tài khoản vãng lai dư Có thì có thể ngân hàng không trả lãi hoặc trảvới mức lãi suất thấp Nếu trả lãi kế toán lập bảng kê tính lãi, hạch toán:

Nợ: TK Chi phí - chi trả lãi

Có: TK Cho vay - TK vãng lai của người vay.

2.3 Kế toán chuyển nợ quá hạn

Đến kỳ hạn, đơn vị vay không hoàn thành kế hoạch trả nợ ngân hàng vàcũng không được xem xét để chuyển sang thu tiếp theo ở tháng kê tiếp, kế toán lậpphiếu chuyển khoản số tiền đơn vị còn nợ Ngân hàng sang tài khoản nợ quá hạn.

Nợ: Tk nợ quá hạn

Trang 25

Có: TK cho vay theo hạn mức

Số tiền đơn vị còn nợ Ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn từ thời điểm nàothì kế toán tính lãi suất nợ quá hạn từ thời điểm đó.

1 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Ninh Giang là huyện cửa ngõ phía Nam của thành phố Hải Dương Trungtâm huyện lỵ cách thành phố Hải Dương 30 km; phía bắc giáp huyện Gia Lộc; phíađông giáp huyện Tứ Kỳ; phía nam giáp huyện Quỳnh Phụ (Tỉnh Thái Bình), phíatây giáp huyện Thanh Miện Chiều dài của huyện là 15 km, chiều ngang ở phíaBắc rộng 12 km Diện tích tự nhiên toàn huyện là 13.543,7 ha, dân số 143.794người, sống trong 36.624 hộ gia đình.

Năm 2001, năm đầu của thiên niên kỷ mới, trên cơ sở quán triệt nghịquyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứXIII và Nghị quyết huyện Đảng bộ lần thứ XXII Dưới sự lãnh đạo của các cấpuỷ Đảng, chính quyền, các ngành, sự phấn đấu nỗ lực vượt qua khó khăn củanhận dân trong huyện, tình hình kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng huyệnNinh Giang tiếp tục phát triển, đạt vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra Cơ cấukinh tế nông thôn tiếp tục chuyển đổi theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng ngànhnông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản vàdịch vụ (nông nghiệp từ 67,3% giảm còn 62,5%; tiểu thủ công nghiệp - xâydựng cơ bản từ 13,5% lên 17%; dịch vụ từ 17,4% lên 20,5% Giá trị sản xuấtbình quân đầu người đạt 5,46 triệu đồng, tăng 6,6% so với năm 2000) Kết quảtrên đã tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế, khoa học kỹ

Trang 26

làm, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của các tầng lớp dân cư,đảm bảo ổn định chính trị xã hội, tạo đà phát triển cho những năm sau.

Bên cạnh những kết quả đạt được huyện Ninh Giang còn một số tồn tại:+ Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là chuyển dịch đất trũng sangtrồng cây ăn quả và nuôi thả cá, hình thành các vùng chuyên canh còn chậm

+ Sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé, tốc độ vẫn chưa tương xứngvới tiềm năng của địa phương, nhiều mặt hàng chưa đủ sức cạnh tranh trên thịtrường; việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuấttiểu thủ công nghiệp còn chem.

+ Hoạt động dịch vụ chưa phát triển, chưa tìm được thị trường ổn định choviệc tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm từ nông nghiệp có giá trị cao.

Đến nay huyện Ninh Giang có 1 doanh nghiệp nhà nước, 32 hợp tác xã vàtrên 4 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động Với vị trí địa lý tự nhiên và điềukiện kinh tế - xã hội của huyện đã tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hộicủa huyện Ninh Giang nói chung, đồng thời cũng tác động trực tiếp đến hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Ninh giang nói riêng

2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNThuyện Ninh Giang

2.1- Mô hình tổ chức:

Căn cứ quyết định số 198/1998/QĐ-NHNN5 Ngày 02/06/1998 của Thốngđốc Ngân hàng nhà nước Việt nam về việc thành lập các đơn vị trực thuộc củaNHNo & PTNT Việt nam, ngày 17/06/1998 Chi nhánh NHNo Tỉnh Hải Dươngchính thức được lấy tên là NHNo & PTNT Tỉnh Hải Dương, NHNo Huyện NinhGiang và 11 Huyện thị trực thuộc Tỉnh Hải dương cùng thời gian đó được chínhthức lấy tên là NHNo &PTNT Huyện Ninh Giang- Trụ sở giao dịch được đặt tạiThị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương

Hiện nay NHNo&PTNT huyện Ninh Giang có trụ sở làm việc đóng trên địabàn thị trấn Ninh Giang với chức năng, nhiệm vụ huy động vốn, cho vay các thànhphần kinh tế, làm dịch vụ thanh toán và có xu hướng mở rộng tới tất cả các dịch vụTài chính - Ngân hàng hiện đại

Trang 27

Về lao động: Tính đến 31/12/2002, tổng số có 35 người trong đó số ngườicó trình độ đại học, cao đẳng là 15 người chiếm 42,8%, trình độ trung học là 20người chiếm 57,2%, 1 người lái xe và được bố trí theo mô hình như sau:

Quan hệ chỉ đạo; Quan hệ tác nghiệp

+ Ban giám đốc có 4 người Giám đốc phụ trách chung, tổ chức Một phógiám đốc phụ trách tín dụng Một phó giám đốc phụ trách kế toán - ngân quỹ Mộtphó giám đốc kiêm giám đốc Ngân hàng người nghèo

+ Phòng tín dụng kinh doanh gồm 13 người có nhiệm vụ điều tra, thẩm địnhvà cho vay đối với khách hàng, tiếp thị khách hàng về công tác huy động vốn.

+ Phòng kế toán - ngân quỹ Ngân hàng huyện gồm 13 người có nhiệm vụghi chép, theo dõi các nghiệp vụ về huy động vốn, cho vay, thu nợ đối với cácthành phần kinh tế, quản lý hồ sơ vay vốn theo qui định, thu chi tiền

+ Ngân hàng cấp 3 gồm 9 người có nhiệm vụ huy động vốn, cho vay, thu nợtrên địa bàn 9 xã

Có được đội ngũ cán bộ có khả năng thích ứng với mọi hoạt động trong nềnkinh tế thị trường như hôm nay là nhờ sự phấn đấu lỗ lực vươn lên trong nhiều lĩnh

Trang 28

vực hoạt động của Ngân hàng như đào tạo, đào tạo lại để phù hợp với nhiềunghiệp vụ khác nhau như: Kế toán, tín dụng, kho quỹ, hành chính, kiểm soát Dođó đội ngũ cán bộ cũng được bố trí theo từng nghiệp vụ cụ thể Riêng đối với cánbộ trực tiếp làm công tác tín dụng chiếm 54%, cán bộ làm công tác kế toán chiếm31%, số còn lại làm các công tác khác

Với sự quan tâm giúp đỡ của ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt nam,Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, các cấp các ngành cùng sự chỉ đạo chặt chẽ của banlãnh đạo và sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên năm 2002 Ngân hàngNông nghiệp và PTNT huyện Ninh Giang đã đạt được một số kết quả đáng khíchlệ

2.2 - Hoạt động huy động vốn:

Nhờ có đổi mới phong cách làm việc, thái độ phục vụ khách hàng, thực hiệnđúng khẩu hiệu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, đã thu hút được nhiềukhách hàng đến gửi tiền, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.

NHNo & PTNT Ninh Giang nhận thức được vai trò của nguồn vốn kinhdoanh, nguồn vốn chính là tiền đề cho hoạt động kinh doanh, là động lực chính, làcơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh Chính vì thế mà NHNo & PTNT NinhGiang đã tập trung khai thác mọi nguồn, coi công tác huy động vốn là của mọingười, mọi thành viên Đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu vay vốn của các hộsản xuất, hộ nghèo, hộ kinh doanh, các công ty thuộc các doanh nghiệp Nhà nướcvà doanh nghiệp ngoài quốc doanh NHNo & PTNT Ninh Giang đã huy động vốnbằng các hình thức sau:

Tiền gửi của các đơn vị tổ chức kinh tế.Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng.Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng.Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 9 tháng.Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng.

Trang 29

Tiền gửi tiết kiệm bậc thang.Kỳ phiếu 13 tháng.

Ngân hàng Nông nghiệp Ninh Giang là đơn vị đóng tại Trung tâm huyệnnên công tác huy động vốn có nhiều thuận lợi so với các tổ chức tín dụng khác ởhuyện Vì vậy kết quả huy động hàng năm luôn đáp ứng kịp thời cho các mục tiêu,chương trình phát triển kinh tế của địa phương Khuyến khích khách hàng truyềnthống, duy trì và nâng cao số dư tiền gửi, Ngân hàng Nông nghiệp Ninh Giang đãtừng bước tìm kiếm thêm khách hàng mới, để khơi tăng nguồn vốn tại địa phương

trọngSố tiềnTỷ

trọngSố tiềnTỷ

trọngSố tiền (%)I/Tổng nguồn vốn huy

25.951 100 41.951 100 46.302 100 +4.351 +10,37

1 Tiền gửi các tổ chứcKTế

7.007 27,0 17.074 40,7 17.269 37,3 +195 +1,14

2 Tiền gửi tiết kiệm 17.821 68,67 24.877 59,3 26.504 57,24 +1.627 +6,54- Tiền gửi không kỳ hạn 1.105 4,26 1.257 3,0 1.096 2,37 -161 -12,8-Tiền gửi có kỳ hạn 16.716 64,5 23.620 56,3 25.408 54,87 +1.788 +7,573.T/gửi kỳ phiếu, trái

Trang 30

Qua biểu số liệu trên, cho thấy kết quả huy động vốn tăng lên rõ rệt Kếtquả huy động vốn năm 2002 đạt 46.302 triệu đồng, tăng 10,37% so với năm 2001,tăng 78,42% so với năm 2000

Xét về cơ cấu nguồn vốn qua các kỳ ta thấy:

- Vốn huy động từ dân cư năm 2002 (gồm tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu,trái phiếu) đạt 29.033 triệu đồng, tăng 16,7% so với năm 2001; tăng 53,26% so vớinăm 2000

- Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế năm 2002 là 17.269 triệu đồng, tăng1,14% so với năm 2001; tăng 146,45% so với năm 2000

Vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn, chủ yếu là tiềngửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn dài hạn tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng cho vaytrung và dài hạn

Nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư là một trong những yếu tốquyết định mở rộng hay thu hẹp đầu tư của Ngân hàng Do vậy Ngân hàng đã huyđộng bằng nhiều hình thức phù hợp với từng thời kỳ

2.3 Về hoạt động sử dụng vốn:

Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn đầu tưtín dụng là yếu tố quyết định mở rộng hay thu hẹp đầu tư, là công việc nghiệp vụcó tính chất sống còn của ngân hàng, vì phần lợi nhuận mà ngân hàng thu đượcđều dựa trên việc đầu tư cho vay Nếu sử dụng vốn có hiệu quả sẽ bù đắp được chiphí cho huy động vốn và thu được lợi nhuận Nếu không sẽ gây ra nguy hại tới vốntự có của ngân hàng Vì thế Ngân hàng Nông nghiệp Ninh Giang đã và đang thựchiện tốt công tác tín dụng đồng thời chú trọng đến công tác huy động vốn theohướng " Đi vay để cho vay " đến mọi thành phần kinh tế Để đảm bảo công táctăng trưởng tín dụng về chất lượng tín dụng thì ngân hàng cũng được đặc biệt quantâm Tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo an toàn hiệu quả.

- Làm tốt việc phân loại khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khácnhau, để có hướng đầu tư phù hợp.

Ngày đăng: 21/11/2012, 16:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu số 1: Tình hình huy động vốn - Kế toán cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương.doc
i ểu số 1: Tình hình huy động vốn (Trang 29)
BIỂU SỐ 2: TÌNH HÌNH CHO VAY - THU NỢ - DƯ NỢ - Kế toán cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương.doc
2 TÌNH HÌNH CHO VAY - THU NỢ - DƯ NỢ (Trang 31)
BIỂU SỐ 3: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA HUYỆN - Kế toán cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương.doc
3 TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA HUYỆN (Trang 33)
BIỂU SỐ 4: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NINH GIANG - Kế toán cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương.doc
4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NINH GIANG (Trang 34)
BIỂU SỐ 5: TÌNH HÌNH CHO VAY - THU NỢ - DƯ NỢ HỘ SẢN XUẤT - Kế toán cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương.doc
5 TÌNH HÌNH CHO VAY - THU NỢ - DƯ NỢ HỘ SẢN XUẤT (Trang 40)
BIỂU SỐ 6: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN HỘ SẢN XUẤT - Kế toán cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương.doc
6 TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN HỘ SẢN XUẤT (Trang 45)
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HO TẠ ĐỘNG KINH DOANH NHNO NINH GIANG                                                                                                 ............................................................................................. - Kế toán cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương.doc
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HO TẠ ĐỘNG KINH DOANH NHNO NINH GIANG (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w