NHNO&PTNT HUYỆN NINH GIANG
1. Về hồ sơ cho vay
Thủ tục hồ sơ còn rườm rà, còn liệt kê quá nhiều về tài sản, về đồng sở hữu tài sản, nhất là những hộ vay số tiền lớn từ 10 triệu đồng trở lên còn phải ký quá nhiều chữ ký, nhiều loại giấy tờ, có nhiều loại giấy tờ chưa phù hợp với tình hình thực tế.
- Việc dùng sổ vay vốn sử dụng cho cả quá trình vay trong vài năm, vì vậy việc lưu trữ hồ sơ tăng lên, khối lượng lớn (bao gồm sổ đang lưu hành và sổ đã trả
hết nợ), do vậy khi thu nợ, thu lãi hoặc khi khách hàng trả hết nợ, sau đó vay lại, đi
tìm sổ mất rất nhiều thời gian.
- Đối với bảng kê thu nợ theo tổ lưu động chưa phù hợp với thực tế như hộ vay trung, dài hạn có nhiều kỳ hạn khi có nợ quá không thể thu chung một bảng kê.
2. Kiểm tra giám sát các món vay
Chưa được chú trọng tới công tác kiểm tra sau khi cho vay, mới chỉ là hình thức, chưa tiến hành thường xuyên đều đặn, dẫn đến người vay sử dụng vốn vay sai mục đích mà không phát hiện được kịp thời dẫn đến nợ quá hạn và khó thu hồi vốn.
3. Thời hạn cho vay
Việc định kỳ hạn nợ còn chưa phù hợp: khi quá ngắn, khi quá dài, chưa sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh, thường định theo nhu cầu của người vay. Do định kỳ như vậy dẫn đến ảnh hưởng tới công tác thu hồi vốn, ảnh hưởng tới vòng quay vốn tín dụng và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Còn cho vay những đối tượng chưa phù hợp, hiệu quả chưa cao.
4. Vấn đề giải quyết nợ quá hạn
Dư nợ quá hạn:
- Năm 2001là: 148 triệu đồng. - Năm 2002 là: 123 triệu đồng.
Nợ quá hạn năm 2002 so với năm 2001 giảm 25 triệu đồng.
Do việc đôn đốc và xử lý nợ quá hạn chưa thực hiện nghiêm túc cho đến ngày 31/12/2002 dư nợ quá hạn của NHNo&PTNT huyện Ninh Giang vẫn còn ở mức 0,21%.
5. Vấn đề thế chấp tài sản
Đây là vấn đề còn nan giải và cần phải bàn. Đối với hộ sản xuất nông lâm ngư diêm nghiệp có đất sản xuất vay dưới 10 triệu đồng không cần phải thế chấp nhưng nếu không quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khách hàng có thể vay ở nhiều nơi, khi khách hàng gặp khó khăn rất khó thu hồi vốn, không có cơ sở để thanh lý tài sản.
Trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản thủ tục còn rườm rà, phức tạp nhiều loại giấy tờ khiến cho người đi vay và người cho vay đều thấy khó khăn phức tạp.
6. Về thu lãi cho vay
Trong cùng một thời điểm áp dụng quá nhiều mức lãi suất, do vậy khách hàng có thể trả nợ món vay có lãi suất cao, xin vay lãi suất thấp, dẫn đến tăng khối lượng công việc mà dư nợ không tăng, số lãi thu được giảm đi ảnh hưởng lớn đến thu nhập.
-Do hạch toán lãi dự thu khối lượng công việc tăng lên mà số lãi thu được không tăng như hàng tháng phải tính lãi dự thu nhập ngoại bảng. Đến khi thu được thì phải thu 2 phiếu thu, một phần lãi hạch toán có cho tài khoản dự thu (số lãi đã tính nhập vào tài khoản dự thu từ trước), còn một phần hạch toán có cho tài khoản
thu lãi thích hợp (số lãi đến hạn). Cùng một số tiền thu phải hạch toán 2 tài khoản nội bảng và 1 tài khoản ngoại bảng (nếu có) cho nên khối lượng chứng từ cũng tăng lên, việc tính toán rất mất thời gian.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP NINH GIANG- TỈNH HẢI DƯƠNG.