1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc

99 368 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 809 KB

Nội dung

Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nước ta hiện nay đang trên con đường đổi mới nền kinh tế, các doanh nghiệpđã vượt qua được những bỡ ngỡ ban đầu của một nền kinh tế chuyển đổi, tự tinhơn khi bước vào sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, chịu sự chi phốiđiều tiết của các quy luật kinh tế của kinh tế thị trường Song mỗi doanh nghiệpmuốn tồn tại và phát triển cần phải quan tâm tới yếu tố quản lý kinh tế một cáchhiệu quả Một trong những vấn đề cơ bản và đặc biệt quan trọng đối với các doanhnghiệp đó là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với mục tiêutiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và doanh thu chodoanh nghiệp thì không thể không quan tâm đến vấn đề này.

Với chức năng vốn có của nó là phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, là căn cứ để các nhà quản trị thực hiện quản lý hiệu quảtrong kinh doanh Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là mối quantâm hàng đầu của các doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng Nhà nướcthực hiện công tác quản lý kinh tế Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm có liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuấtkinh doanh Do đó, để đảm bảo hạch toán chi phí sản xuất và tính giá hành sảnphẩm chính xác kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ởmỗi doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán.

Nhân thức được vấn đề trên cùng với thời gian thực tập tại Nhà máy Thiết BịBưu Điện, được tìm hiểu thực tế tình hình hạch toán cũng như quản lý sản xuấtkinh doanh tại Nhà máy, cùng với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác tập

hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện côngtác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thiếtbị Bưu điện” làm luận văn tốt nghiệp của mình

Luận văn bao gồm các nội dung chính sau:

Trang 2

Phần I : Những lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm trong doanh nghiệp.

Phần II : Thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.

Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện.

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn sư giúp đỡvà hướng dẫn tận tình của Thầy Trần Quý Liên và các cô chú trong phòng kế toáncủa Nhà máy Thiết bị Bưu Điện

Hà nội Ngày 30 tháng 5 năm 2001 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Bích Nga

Trang 3

Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toản bộ hao phílao động sống và lao động vật hoá cần thiết mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hànhhoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.

Xác định nội dung chi phí sản xuất để thấy được bản chất của chi phí sản xuất làvấn đề có ý nghĩa quan trọng trong quản lý chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Chi phí sản xuất được hình thành do có sự chuyển dịch giá trị của các yếu tốsản xuất vào sản phẩm sản xuất ra và được biểu hiện trên hai mặt.

Về mặt định tính, đó là bản thân các yếu tố về vật chất phát sinh và tiêu hao nênquá trình sản xuất và đạt được mục đích là tạo nên sản phẩm.

Về mặt định lượng, đó là mức tiêu hao cụ thể của các yếu tố vật chất tham giavào quá trình sản xuất và được biểu hiện qua các thước đo khác nhau mà thước đochủ yếu là thước đo tiền tệ.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có đầy đủyếu tố cơ bản là: Lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Quá trình sửdụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệpphải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng: tương ứng với việc sử dụng tài sảncố định là chi phí về khấu hao tài sản cố định; tương ứng với việc sử dụng nguyênvật liệu, nhiên liệu là chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu; tương ứng với việc sửdụng lao động là tiền lương, tiền công, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinhphí công đoàn Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá và cơ chế hạch toán kinhdoanh, mọi chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn là biểu hiện

Trang 4

bằng tiền của hao phí lao động sống, chi phí về khấu hao tài sản cố định, nguyênvật liệu, nhiên liệu là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động vật hoá

Một doanh nghiệp sản xuất ngoài những hoạt động có liên quan đến sản xuất vàsản phẩm hoặc lao vụ, còn có những hoạt động kinh doanh khác có tính chất sảnxuất, ví dụ như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, các hoạt động mang tínhchất sự nghiệp Do đó, không phải bất cứ khoản chi phí nào của doanh nghiệpcũng được gọi là chi phí sản xuất mà chỉ những khoản chi phí cho việc tiến hànhsản xuất mới được gọi là chi phí sản xuất.

Thực chất chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanhnghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quátrình sản xuất.

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trìnhtồn tại và hoạt động của doanh nghiệp Nhưng để phục vụ cho quản lý và hạchtoán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán tập hợp theo từng thời kỳ:hàng tháng, quý, năm phù hợp với kỳ báo cáo Chỉ những chi phí sản xuất màdoanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.

1.2.Giá thành sản phẩm.

Xuất phát từ mục đính sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong nền kinh tế thịtrường mọi sản phẩm khi được tạo ra luôn được các doanh nghiệp quan tâm đếnhiệu quả do nó mang lại Để sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm thì doanh nghiệpphải tốn hết bao nhiêu chi phí, các loại chi phí và tỷ trọng của từng loại chi phí,khả năng để hạ thấp các loại chi phí này Chỉ tiêu thoả mãn được những thông tinmang nội dung trên chính là giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất tính cho mộtkhối lượng sản phẩm (công việc và lao vụ ) nhất định hoàn thành.

Việc giải quyết vấn đề giá thành sản phẩm bao giờ cũng phải gắn liền hai mặtvốn chứa đựng bên trong giá thành đó là:

- Chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ nội dung cơ bản của giá thành.

- Lượng giá trị sử dụng đạt được biểu hiện thành khối lượng sản phẩm, hìnhthức biểu hiện của các yếu tố vật chất mang trong nó lượng chi phí tiêu hao để cấuthành nên giá thành.

Trang 5

Hình thức và nội dung cấu thành giá thành là sự thống nhất thuộc bản chất củagiá thành Do vậy, việc nghiên cứu giá thành sản phẩm không bao giờ tách rời haivấn đề này mà luôn đặt nó trong mối tương quan giữa các đại lượng vốn nằm ngaytrong kết quả của một quá trình sản xuất nhất định.

Giá thành sản phẩm có các chức năng chủ yếu là bù đắp chi phí, lập giá và làđòn bẩy kinh tế.

Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra sẽ hoàn thành một khối lượng sảnphẩm, công việc lao vụ phải được bù đắp bằng chính số tiền thụ về tiêu thụ bán sảnphẩm Việc bù đắp chi phí đầu vào mới chỉ đảm bảo được quá trình tái sản xuấtgiản đơn Mục đính sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong cơ chế thị trường đòihỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo trang trải và bù đắp mọi chi phí đầu vào củaquá trình sản xuất và có lãi.

Do vậy, thông qua tiêu thụ, bán sản phẩm mà thực hiện giá trị sử dụng của hànghoá Thông qua giá bán sản phẩm mà đánh giá mức độ bù đắp chi phí và hiệu quảcủa chi phí.

2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.2.1.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý, công tác kế toán phù hợp với từng loại chi phí cầnthiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo tiêu thức phù hợp.Việc phân loại chi phí sản xuất kinh doanh là sắp xếp các chi phí khác nhau vàotheo từng nhóm, từng tiêu thức mang đặc trưng nhất định.

a.Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí.

Theo tiêu thức này thì các chi phí giống nhau được sắp xếp vào một yếu tố,không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nào, ở đâu Căn cứvào tiêu thức này, chi phí sản xuất được phân loại thành:

- Chi phí nguyên vật liệu.- Chi phí nhân công.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định.

Trang 6

- Chi phí dịch vụ mua ngoài.- Chi phí khác bằng tiền.

Cách phân loại này có ưu điểm giúp cho doanh nghiệp biết được kết cấu, tỷ trọngcủa từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong kỳ.

b.Phân loại theo mục đính và công dụng của chi phí.

Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đính và công dụngnhất định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này, căn cứvào mục đính và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mụcchi phí khác nhau Do vậy, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kì được chialàm các khoản mục chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính,phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đính trực tiếp sản xuất sản phẩm.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.

- Chi phí sản xuất chung: Đây là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuấtchung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếpở trên bao gồm các khoản sau:

+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tríchbảo hiểm cho nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên thống kê, thủ kho, kếtoán, tiếp liệu, công nhân vận chuyển, sửa chữa ở phân xưởng.

+ Chi phí vật liệu: Chi phí vật liệu sử dụng chung cho phân xưởng như vật liệu đểsửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định của phân xưởng, vật liệu văn phòng và nhữngvật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

+ Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí công cụ, dụng cụ cho nhu cầu sảnxuất chung ở phân xưởng, tổ sản xuất, như khuôn mẫu dụng cụ giá lắp, dụng cụbảo hộ lao động

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao củaTSCĐ hữu hình, vô hình, thuê ngoài sử dụng ở các phân xưởng

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: là chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài đểphục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất như chi phívề điện, nước, khí nén, hơi, điện thoại

Trang 7

- Định phí (chi phí cố định) : Là những chi phí không đổi về tổng số so với khốiluợng công việc hoàn thành Định phí trên một đơn vị sản phẩm lại thay đổi.

Phân loại theo khoản mục này tạo điều kiện thuận tiện cho công việc lập kếhoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để ra các quyết định kinh doanh Ngoài các cách phân loại chủ yếu trên phục vụ trực tiếp cho công tác quản lývà công tác kế toán, chi phí sản xuất kinh doanh còn có thể được phân loại theocác tiêu thức khác như căn cứ vào phương pháp tập hợp chi phí và mối quân hệ vớiđối tượng chịu chi phí có chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, theo nội dung cấuthành của sản phẩm có chi phí đơn nhất và chi phí tổng hợp.

2.2.Phân loại giá thành sản phẩm.

Để đáp ứng các yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng nhưyêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ khácnhau.

a Phân loại theo thời gian và nguồn số liệu tính giá thành sản phẩm thì giá thànhgồm:

- Giá thành kế hoạch: Việc tính toán, xác định giá thành kế hoạch sản phẩm được

tiến hành trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm do bộ phân kếhoạch thực hiện Giá thành kế hoạch của sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sảnxuất kế hoạch và được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở đểphân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thànhcủa doanh nghiệp.

- Giá thành định mức: Cũng giống như giá thành kế hoạch, giá thành định mức

cũng có thể thực hiện được trước khi sản xuất tạo sản phẩm dựa vào các định mức,dự toán chi phí Giá thành định mức được xem là thước đo chính xác để xác địnhkết quả sản xuất kinh doanh.

Trang 8

- Giá thành thực tế: Khác với hai loại giá thành trên, giá thành thực tế của sản

phẩm, lao vụ chỉ được xác định khi qua quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đãđược hoàn thành và dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tậphợp trong kỳ.

Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu củadoanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật để sảnxuất sản phẩm, là cơ sở xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có ảnhhưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp.

b Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí: Giá thành sản xuất bao gồm:

- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng ): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những

chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phânxưởng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phísản xuất chung tính cho những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành Đây làgiá căn cứ tính toán giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp ở các doanh nghiệp sảnxuất.

- Giá thành toàn bộ ( giá thành tiêu thụ ): Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ

được tính toán xác định khi sản phẩm, công việc và lao vụ được tiêu thụ Nó là căncứ tính toán và xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp Giá thành tiêu thụhay giá thành đầy đủ được tính như sau:

Giá thành toànbộ của sản phẩm

tiêu thụ.

Giá thành sảnxuất của sản

3 Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sảnxuất, có mối quân hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất vì đều là những haophí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quátrình sản xuất và chế tạo sản phẩm Tuy nhiên, giữa chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm lại không giống nhau về lượng Sự khác biệt của chúng thể hiện ở chỗ:

Trang 9

- Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kì nhất định, còn giá thành sản phẩmlại gắn liền với một loại sản phẩm, công việc hoặc lao vụ nhất định.

- Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phátsinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở các kỳ sau, nhữngchi phí đã ghi nhận là chi phí của kỳ này (chi phí phải trả ).

- Giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước chuyểnsang (chi phí về sản phẩm dở dang đầu kỳ ).

Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành được thể hiện rõ nét qua sơ đồ sau:

Sơ đồ số 1:

Chi phí sản xuấtdở dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳB DA Tổng giá thành sản phẩm,

hoàn thành

Chi phí sảnxuất dở dang

đầu kỳ

Chi phí sảnxuất phát sinh

trong kỳ

-Chi phí sảnxuất dở dang

cuối kỳ

Tóm lại, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai yếu tố có mối liên hệchặt chẽ trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, chúng giốngnhau ở chỗ đều là chi phí (về chất ) Tuy nhiên, có sự khác nhau về lượng do cóyếu tố sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ cũng như về sản phẩm hỏng Song nếutrong trường hợp doanh nghiệp có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhauhay không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sảnxuất phát sinh trong kỳ.

4 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm.

Trong công tác quản lý doanh nghiệp thì chi phí sản xuất là một trong nhữngchỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà doanh nghiệp đặc biệt quan tâm Thông qua

Trang 10

số liệu do bộ phận kế toán tập hợp được, các nhà quản lý có thể luôn biết đượchoạt động và kết quả thực tế, từ đó đề ra các biện pháp có hiệu quả, kịp thời nhằmhạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đề ra các quyết định phù hợp vớiphát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp.

Việc phân tích đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thểdựa trên giá thành sản phẩm chính xác Về phía mình giá thành sản phẩm lại phảichịu sự ảnh hưởng của kết quả tập hợp chi phí sản xuất Do vậy, tổ chức tốt côngtác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để đảm bảo xácđịnh đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm, lượng giátrị các yếu tố chi phí đã được chuyển dịch vào sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, vàcấp bách Bởi ta biết rằng trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ sản xuất kinhdoanh, tài chính, tín dụng ngày càng trở nên phức tạp Canh tranh càng ngày càngtrở nên gay gắt, doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường đòihỏi phải được quản lý điều hành một cách có hiệu quả Việc này có ảnh hưởng lớnđến hệ thống kế toán chi phí, công tác kế toán chi phí không những chỉ tuân theochế độ kế toán hiện hành mà còn phù hợp với yêu cầu quản lý để có thể ra quyếtđịnh kinh doanh một cách đúng đắn Điều này có liên quan đến yếu tố thời gian,tính kịp thời, chính xác vì thông tin có thể mặt giá trị nếu có sự chậm trễ và cácquyết định có thể bị sai lầm do thông tin không chính xác Xuất phát từ yêu cầuquản lý đòi hỏi kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiệntốt các nhiệm vụ sau:

- Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giáthành sản phẩm Để thực hiện tốt kế toán phải căn cứ vào đặc điểm quy trình côngnghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.

- Tổ chức kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xácđịnh và lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩmthích hợp.

- Xác định chính xác chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giáthành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và

Trang 11

đúng kỳ tính giá thành đã xác định Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sảnxuất và giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành thực hiện phân tích tìnhhình thực hiện định mực, dự toán chi phí sản xuất, tình hình thực hiện giá thành kếhoạch để có những kiến nghị, đề xuất lãnh đạo doanh nghiệp có hướng giải quyếtcũng như phát hiện kịp thời tiềm năng và đề xuất các biện pháp có thể thực hiện,nhằm phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

II ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với nội dung kinh tếvà công dụng khác nhau, phát sinh ở những địa điểm khác nhau Mục đính bỏ chiphí ra là để tạo ra những sản phẩm cụ thể Từ đó các sản phẩm được tiêu thụ manglại lợi nhuận cho doanh nghiệp Những sản phẩm được sản xuất, chế tạo, thực hiệnở các phân xưởng, bộ phận khác nhau theo quy trình công nghệ sản xuất của doanhnghiệp Do đó, các chi phí phát sinh được tập hợp theo các yếu tố, khoản mục chiphí để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm Như vậy, việc xác định đối tượngkế toán tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc xác định phạm vi giới hạn sảnxuất mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp.

Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là một khâu rất quan trọngvà là khâu đầu tiên cần thiết của công tác tập hợp chi phí sản xuất Bởi chỉ có thểxác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách phù hợpvới đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, quá trình hoạt động sản xuấtvà đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp mới giúpcho tổ chức tốt nhất công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Trong doanh nghiệp sản xuất, đối tượng tính giá thành là kết quả của quá trìnhsản xuất và chế tạo sản phẩm thu được từ những sản phẩm, công việc, lao vụ đãhoàn thành và cần phải được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị Xác định đốitượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giáthành sản phẩm Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm phải được dựa trên những điều kiện sau:

- Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.

Trang 12

- Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.

- Địa điểm phát sinh chi phí, mục đính, công dụng của chi phí.- Yêu cầu trình độ quản lý doanh nghiệp.

Như vậy, dựa vào các căn cứ trên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành trong doanh nghiệp có thể là:

- Toàn bộ quá trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

- Từng giai đoạn, từng quy trình công nghệ riêng biệt, từng phân xưởng, tổ đội sản xuất.

- Từng nhóm sản phẩm, từng đơn đặt hàng, hạng mục công trình.- Từng bộ phận, chi tiết sản phẩm.

Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã quy định, hợp lý có tác dụngphục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho công táctính giá thành sản phẩm được kịp thời và đúng đắn.

2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

2.1.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống cácphương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trongphạm vi giới hạn của đối tượng chi phí Do vậy, việc xác định phương pháp hạchtoán chi phí sản xuất dựa trên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Nói chung,phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp như phươngpháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất theo chitiết bộ phận của sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất theo phân xưởng hay theođịa điểm phát sinh chi phí, hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ củaquy trình sản xuất sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng Nộidung chủ yếu của các phương pháp này là kế toán mở sổ (thẻ) chi tiết hạch toánchi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh cóliên quan đến đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã xác định, hàng tháng, quýtổng hợp chi phí theo từng đối tượng.

2.2.Phương pháp tính giá thành sản phẩm.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hoặc là một hệthống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó

Trang 13

mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.Nói chung, phương pháp tính giá thành sản phẩm bao gồm các phương pháp sau:

a Phương pháp giản đơn (trực tiếp ).

Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếpvào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuấttrong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩmvà theo công thức sau:

Tổng giá thànhsản phẩm

= Sản phẩm dởdang đầu kỳ

+Chi phí sảnxuất trong kỳ

-Chi phí dởdang cuối kỳ

Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất có quytrình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào cho tớikhi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng sản xuất ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuấtngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như một số doanh nghiệp thuộcngành công nghiệp khai thác, các công ty điện, nước.

b Phương pháp tính giá thành phân bước.

Phương pháp này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy trình côngnghệ phức tạp kiểu sản xuất liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn, nhiêubước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thànhphẩm và bán thành phẩm của bước này là đối tượng chế biến của bước tiếp theo.Do vậy, tuỳ theo đặc điểm, tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành trong cácdoanh nghiệp loại hình này có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùnghoặc bán thành phẩn ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối Chính vì sựkhác nhau về từng đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành phânbước được chia thành :

- Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.- Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm. Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.

Để tính giá thành của sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùngcần phải xác định được giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn trước và chi phí bánthành phẩm giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng với chi phí của giai

Trang 14

đoạn sau để tính ra giá thành bán thành phẩm của giai đoạn sau, cứ tuần tự như vậycho đến giai đoạn cuối cùng khi tính giá thành thành phẩm.

Quá trình này được thể hiện qua sơ đồ sau với doanh nghiệp sản xuất sản phẩmphải qua n bước:

Chi phíchế biến

bước 1

Giá trịsảnphẩm dở

dangbước 1

Giá thànhbán thành

phẩmbước 1

Giá thànhBTPbước 1chuyểnbước 2

Chi phíchế biến

bước 2

Giá trịsảnphẩm dở

dangbước 2

Giá thànhbán thành

phẩmbước 2

Chi phíchế biến

bước 3Giá

thànhBTPbước 2chuyển

Giá thànhBTPbước(n-1)

chuyểnbước n

Chi phíchế biến

bước nGiá trị

sảnphẩm dở

dangbước 3

Giá trịsảnphẩm dở

dangbước n

Tổnggiáthànhthànhphẩm

Trang 15

dùng làm thành phẩm bán ra ngoài Tuy nhiên trong thực tế phương pháp này ítđược sử dụng do tính phức tạp của nó.

Phương pháp phân bước theo phương pháp hạch toán không có bán thànhphẩm (kết chuyển song song ).

Trong trường hợp này đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở bước côngnghệ cuối cùng Do đó chỉ cần tính toán, xác định phần chi phí sản xuất của từnggiai đoạn nằm trong thành phẩm Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của từng giaiđoạn trong sản xuất sản phẩm Phương pháp này thường áp dụng trong nhữngdoanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩmchế biến ở từng bước không bán ra ngoài Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm được phản ánh qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 03:

c Phương pháp hệ số.

Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùngsử dụng các yếu tố đầu vào về nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị nhưnglại sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau về chất lượng, cỡ số quy cách … màngay từ đầu không thể hạch toán chi tiết chi phí cho từng sản phẩm được.

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là chi phí sản xuất tập hợp theo địa điểmphát sinh chi phí hay phân xưởng còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm từng

Chi phí vật liệu chính cho thành phẩmChi phí bước 1 tính cho thành phẩmChi phí bước tính cho thành phẩm

Chi phí bước n tính cho thành phẩm

hoànthành

Trang 16

loại theo cỡ số chất lượng, chất lượng sản phẩm, quy cách sản phẩm Quá trìnhhạch toán được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Quy đổi các sản phẩm khác nhau về chất lượng, cỡ số quy cách về sản

phẩm tiêu chuẩn.

Tổng số sản

phẩm tiêu chuẩn = (

Số lượng hoàn thànhcủa từng loại

sản phẩm.

Hệ số quy đổi của từng loại )

Trong đó: Hệ số quy đổi là do doanh nghiệp quy định hoặc nhà nước quy định.

Bước 2: Phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm:

Chi phí phân bổ chotừng loại sản phẩmcho từng khoản mục

Bước 3:

Tập hợp chi phí sản xuất phân bổ cho từng sản phẩm từ đó tính được tổng giáthành cho từng loại sản phẩm và tính giá thành đơn vị sản phẩm Tổng giá thànhthực tế của sản phẩm theo khoản mục.

Giá thành đơnvị sản phẩm

=

Tổng giá thànhSố lượng sản phẩm chưa

quy đổi

d Phương pháp tỷ lệ.

Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có cùng quy trìnhcông nghệ sản xuất, cùng sử dụng các yếu tố đầu vào và sản xuất ra các loại sảnphẩm khác nhau nhưng lại không quy đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn được Vì nhữngsản phẩm này có giá trị sử dụng khác nhau chẳng hạn như trong chế biến gỗ và cơkhí.

Trong loại hình doanh nghiệp này đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là chiphí tập hợp theo phân xưởng hoặc địa điểm còn đối tượng tính giá thành là sảnphẩm hoàn thành của từng loại Nội dung của phương pháp này như sau:

- Trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch giá thành cho từng loại sản phẩm.

Trang 17

- Cuối kỳ kế toán căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế để xác định tổng giá thành từng loại.

Tổng giá thành

kế hoạch = (

Số lượng sảnphẩm hoànthành thực tế

Giá thành đơn vị sản phẩm ) kế hoạch

Tiếp đó cuối kỳ kế toán tính được tổng giá thành thực tế của các sản phẩm.

Tổng giáthành thực tế

=Chi phí dởdang đầu kỳ

+Chi phí phátsinh trong kỳ

-Chi phí dởdang cuối kỳ

Sau đó tính ra được tỷ lệ giá thành:

Tỷ lệ giá thành

Tổng giá thành thực tếTổng giá thành

kế hoạch

x 100

Từ đó tính được giá thành thực tế cho từng sản phẩm.

Tổng giá thành thực tếcủa từng sản phẩm

=Tổng giá thànhKế hoạch của từng

sản phẩm

x Tỷ lệ giá thành

e Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

Việc tập hợp chi phí sản xuất được tiến hành theo từng đơn đặt hàng củakhách hàng Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặthàng Phương pháp tính giá thành tuỳ thuộc theo tính chất và số lượng sản phẩmcủa từng đơn đặt hàng mà sẽ áp dụng các phương pháp thích hợp chẳng hạn:phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp hệ số, phương pháp liên hợp… Việctính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoànthành nên kỳ tính giá thành thường không nhất chí với kỳ báo cáo.

f Phương pháp tính loại trừ giá trị sản phẩm phụ.

Trang 18

Áp dụng phương pháp này cho những doanh nghiệp mà trong cùng một quytrình sản xuất ra hai sản phẩm gồm sản phẩm chính là nhiệm vụ kinh doanh củadoanh nghiệp và sản phẩm phụ không phải nhiệm vụ kinh doanh của doanhnghiệp Để tính đúng giá thành sản phẩm chính phải loại trừ giá trị của sản phẩmphụ.

Theo phương pháp này thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất khối lượng màtập hợp theo phân xưởng hoặc địa điểm phát sinh chi phí Đối tượng tính giá chỉtính giá thành sản phẩm phụ chủ yếu trong các doanh nghiệp chế biến gỗ, thựcphẩm, sản phẩm nông nghiệp Sau đó tính giá thành sản phẩm chính :

Tổng giáthành sảnphẩm chính

Chi phí dởdang đầu kỳ +

Chi phíphát sinh

trong kỳ-

Chi phídở dangcuối kỳ

-Giá trịsản phẩm

Trong đó : Giá trị sản phẩm phụ được tính theo hai phương pháp :

- Tính theo giá trị ước tính không điều chỉnh: cách này đơn giản nhưng không chính xác.

- Tính theo giá trị thực tế trên thị trường: chính xác nhưng rất phức tạp.

g Phương pháp tính theo giá thành định mức.

Phương pháp này được áp dụng trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao vật liệu,lao động cũng như có dự toán về chi phí sản xuất chung (chi phí phục vụ và quảnlý sản xuất cho từng loại sản phẩm được sản xuất ra), kế toán xác định giá thànhđịnh mức của từng loại sản phẩm Đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, cácchênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản phẩm và phân tích toànbộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành 3 loại gồm theo định mức, chênh lệchdo thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức.

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong phương pháp này cũng là từng loạisản phẩm, từng phân xưởng hoặc giai đoạn sản xuất Đối tượng tính giá

thành là chi tiết sản phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh Công thức tính giá thành như sau:

Trang 19

Giáthànhthực tế

Giá thànhđịnh mức

Chênh lệchthay đổi định

Chênh lệch dothực hiện dịnh

Nói chung, phương pháp này cho phép phát hiện một cách nhanh chóng nhữngkhoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoảnmục, theo từng nơi phát sinh cũng như đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhândẫn đến những thay đổi này … những phát hiện này có được ngay trong quá trìnhphát sinh và hình thành các loại chi phí, ngay trong quá trình sản xuất Do đó giúpcho nhà quản lý có những căn cứ đề ra các quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiếtkiệm chi phí, giảm lãng phí, sử dụng có mục đính có hiệu quả nhằm hạ giá thànhsản phẩm.

h Phương pháp liên hợp.

Phương pháp này được áp dụng trong điều kiện mà có cùng một quy trình sảnxuất vừa tạo ra nhiều loại sản phẩm chính và có cả sản phẩm phụ nên phải kết hợpphương pháp hệ số hoặc phương pháp tỷ lệ với phương pháp loại trừ mới xác địnhđược giá thành của từng loại sản phẩm chính.

III TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.

A Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên.

1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

* Khái niệm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các chi phí về

nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trìnhchế tạo sản phẩm Các loại nguyên vật liệu này có thể xuất từ kho ra để sử dụng vàcũng có thể mua về đưa vào sử dụng ngay hoặc do tự sản xuất ra và đưa vào sửdụng ngay.

- Nguyên liệu, vật liệu chính sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưngkhông thể xác định trực tiếp mức tiêu hao thực tế cho từng loại mà phải tiến hành

Trang 20

phân bổ theo mức tiêu hao, hệ số phân bổ được quy định, tỷ lệ với trọng lượngsản phẩm được sản xuất …

Mức phân bổ chi phí về nguyên vật liệu chính dùng cho loại sản phẩm đượcxác định theo công thức sau:

Mức phân bổchi phí nguyên

vật liệu chínhcho từng đồi

Tổng trị giá nguyên vật liệuchính thực tế xuất sử dụng.Tổng số khối lượng của các đối

tượng được xác định theo mộttiêu thức nhất định.

Khối lượng của từngđối tượng được xác

định theo tiêu thứcnhất định

- Chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu xuất sử dụng cũng có thể liên quan đến nhiều đốitượng chịu chi phí và không thể xác định trực tiếp mức sử dụng cho từng đốitượng Do đó, để phân bổ chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu chuẩnphân bổ là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên liệu, vật liệu chính,khối lượng sản phẩm xuất ra

* TK sử dụng: TK 621 " Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp".

Nội dung và kết cấu như sau:

Bên Nợ: - Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ…

Bên Có: - Giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập kho - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp.

Cuối kỳ TK 621 không có số dư.

* Phương pháp hạch toán :

(1) Khi tiến hành xuất kho nguyên vật liệu để sử dụng sản xuất trực tiếp sản phẩm,căn cứ vào phiếu xuất kho để tính trị giá gốc và tập hợp để ghi sổ.

Nợ TK 621 : Chi tiết theo từng đối tượng

Có TK 152 : Giá thực tế xuất kho theo từng loại.

(2) Trường hợp nguyên vật liệu không nhập kho mua về dụng ngay cho sản xuấttrực tiếp sản phẩm căn cứ vào hoá đơn mua và các chứng từ trả tiền liên quanđể ghi sổ.

Trang 21

Nợ TK 621 : Chi tiết theo từng đối tượng.

Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có )Có TK 111, 112, 331: Đối với vật liệu mua vào.Có TK 441: Nhận cấp phát, nhận liên doanh.Có TK 154: Vật liệu thuê ngoài gia công chế biến.Có các TK khác (311, 336, 338 ).

(3) Cuối kỳ nếu có nguyên vật liệu chưa sử dụng hết nhập lại kho hay chuyển kỳ sau:

Nợ TK 152 ( chi tiết vật liệu).

Có TK 621 ( chi tiết theo từng đối tượng).

(4) Cuối kỳ tiến hành kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo đốitượng để tính giá thành:

Nợ TK 154 (Chi tiết theo từng đối tượng ) Có TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng).

Trường hợp giá trị vật liệu còn lại kỳ trước không nhập kho mà để lại tại bộphận sử dụng sẽ được kế toán ghi vào đầu kỳ sau bằng bút toán sau:

Nợ TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng )

Có TK 152 (Giá thực tế xuất dùng không hết kỳ trước) Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể được phản ánh qua sơ đồsau:

Sơ đồ 04: Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.( phương pháp kê khai thường xuyên)

TK 152 TK 621 TK 154

Xuất kho vật liệu Kết chuyển chi phí

Nguyên vật liệu trực tiếp TK 151 TK 152 Hàng đi đường kỳ Vật liệu dùng không hết

Tập hợpchi phívật liệudùngtrực tiếp

chế tạosảnphẩm

Trang 22

trước kiểm nhận, nhập kho hay chuyển xuất dùng trực tiếp kỳ sau.

TK 331,111, 112 … TK 1331 Giá mua

không thuế

Thuế GTGT đầu vào 2.

2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.

* Khái niệm : Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên

quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công,các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương về BHXH, BHYT và KPCĐ và chiphí theo quy định.

Chi phí nhân công trực tiếp, chủ yếu là tiền lương công nhân trực tiếp đượchạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí Tuy nhiên, nếu tiền lương côngnhân trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định mộtcách trực tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thứcphù hợp chẳng hạn như: theo định mức tiền lương của các đối tượng, hệ số phânbổ được quy định, số giờ hoặc ngày công tiêu chuẩn… mức phân bổ được xác địnhnhư sau:

Mức phân bổ chi phítiền lương của công

nhân trực tiếp chotừng đối tượng.

Tổng số tiền lương công nhântrực tiếp của các đối tượng.Tổng khối lượng phân bổ theo

tiêu thức sử dụng

Khối lượngphân bổ của

từng đốitượng.

Tổng giá thanh toán của nguyênvật liệu sử dụngtrực tiếp

Trang 23

Trên cơ sở tiền lương được phân bổ sẽ tiến hành trích BHXH, BHYT và KPCĐtheo tỷ lệ quy định để tính vào chi phí.

* TK sử dụng: TK 622 " Chi phí nhân công trực tiếp"

TK này được sử dụng để tập hợp tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phậnlao động trực tiếp sản xuất sản phẩm lao vụ (tiền lương, tiền công, các khoản phụcấp, các khoản trích theo lương ).

Nội dung và kết cấu của TK 622:

Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 622 không có số dư cuối kỳ.

* Phương pháp hạch toán

(1) Tính ra tổng số tiền công, tiền lương và phụ cấp phải trả trực tiếp cho côngnhân sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ:

Nợ TK 622 ( Chi tiết theo đối tượng).

Có TK 334: Tổng số tiền lương, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp.

( 2) Trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định, theo quy định phần tríchnày là 19 %.

Nợ TK 622 ( chi tiết theo đối tượng)(19% )Có TK 338 ( 19%)

TK 3382 ( BHYT trích 2%) TK 3383 (BHXH trích 15% ) TK 3384( KPCĐ trích 2%)

(3) Tiền lương trích trước vào chi phí (với các doanh nghiệp sản xuất mang tínhthời vụ ) và các khoản tiền lương trích trước khác (ngừng sản xuất theo kế hoạch,lương phép )

Nợ TK 622 : (Chi tiết theo đối tượng ) Có TK 335: Tiền lương trích trước.

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành theotừng đối tượng.

Trang 24

Nợ TK 154 (Chi tiết theo đối tượng) Có TK 622 (Chi tiết theo đối tượng).

Quá trình hạch toán chi phí nhân công TT có thể được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 05: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp.( Phương pháp kê khai thường xuyên)

3. Hạch toán các chi phí trả trước.

* Khái niệm: Chi phí trả trước (còn gọi là chi phí chờ phân bổ ) là các khoản chi

phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh củakỳ này mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán sau đó Thuộc chi phí trảtrước có thể gồm các khoản sau:

- Giá trị công cụ, dụng cụ nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần (từ 2lần trở lên).

- Giá trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch.

- Tiền thuê TSCĐ, phương tiện kinh doanh … trả trước, bao bì luân chuyển, đồ dùng thuê, dịch vụ mua ngoài…

Trang 25

* TK sử dụng: TK 142" chi phí trả trước"

Để theo dõi các khoản chi phí trả trước, kế toán dùng tài khoản này để theo dõi.Nội dung và kết cấu:

Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước thực tế.

Bên Có: Các khoản chi phí trả trước đã phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước thực tế đac phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh.

TK 142 được chi tiết làm 2 tiểu khoản:

- TK 1421: Chi phí trả trước.

- TK 1422 : Chi phí chờ kết chuyển.

Về nguyên tắc: Các khoản chi phí trả trước phải được phân bổ hết cho các đốitượng chịu chi phí trong năm (trừ trường hợp chi phí trả trước phát sinh ở thángcuối năm hoặc còn liên quan đến các kỳ kinh doanh của năm sau ) Do đó, việctính và phân bổ chi phí trả trước đã phát sinh vào các kỳ hạch toán phải được kếhoạch hoá chặt chẽ trên cơ sở các dự toán chi phí và kế hoạch phân bổ chi phí.

Có TK 342: Số lãi thuê tài sản cố định phải trả Có TK 331: Các khoản phải trả trước khác.

(2) Hàng tháng (kỳ ) tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí (theo kế hoạch ):

Nợ TK 241: Tính vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.Nợ TK 627: Tính vào chi phí sản xuất chung.

Nợ TK 641: Tính vào chi phí bán hàng.

Trang 26

Nợ TK642: Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 1421: Phân bổ dần chi phí trả trước.

Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, để bảo đảmnguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu, toàn bộ chi phí bán hàng, chi phíquản lý chi ra trong kỳ sau khi được tập hợp sẽ kết chuyển vào bên Nợ TK 142(1422 ) Số chi phí này sẽ được chuyển dần vào tài khoản xác định kết quả kinhdoanh ( TK 911).

- Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý:

Nợ TK 142 ( 1422- Chi tiết từng loại ) Có TK 641, 642

- Kết chuyển dần (hoặc một lần ) vào TK 911 (tuy thuộc vào doanh thu lớn hay nhỏ).

phát sinh trước vào các kỳ hạch toán

TK 641, 642 TK 911

Kết chuyển chi phí Kết chuyển chi phí bán hàng bán hàng, chi phí quản lý chi phí quản lý vào TK xác định kết quả

Trang 27

4. Hạch toán chi phí phải trả.

* Khái niệm : Đối với các chi phí đã ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong

kỳ nhưng thực tế chúng chưa phát sinh, chúng được trích trước vào chi phí sảnxuất trong kỳ tính theo kế hoạch nhằm làm cho chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm ít bị biến động giữa các kỳ.

Chi phí phải trả trong doanh nghiệp thường bao gồm: Tiền lương nghỉ phép củacông nhân sản xuất, chi phí sửa chữa tài sản cố định trong kế hoạch, thiệt hạingừng sản xuất trong kế hoạch, chi phí bảo hành sản phẩm trong kế hoạch…

* Tài khoản sử dụng: TK 335 " Chi phí phải trả" Nội dung và kết cấu:

Bên Nợ : Chi phí phải trả thực tế phát sinh.

Bên Có : Các khoản chi phí phải trả được ghi nhận (đã tính trước) vào chi phí trong kỳ theo kế hoạch.

Dư Có : Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.

Về nguyên tắc: TK 335 cuối năm không có số dư (trừ trường hợp một số khoản chiphí phải trả có liên quan đến nhiều niên độ kế toán như chi phí sửa chữa TSCĐ, lãitiền vay dài hạn… được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận ).

Trang 28

Khi phát sinh các khoản chi phí phải trả thực tế về tiền lương phép, về chi phí sửachữa, bảo hành, lãi vay:

Nợ TK 335 ( Chi phí phải trả thực tế phát sinh)Nợ TK 133 ( GTGT đầu vào nếu có )

Có TK 334 (Tiền lương phép CNSX thực tế phải trả ).Có TK 331 (Các khoản phải trả với bên ngoài ).

Có TK 241 (2413) : Chi phí sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch Có các TK khác.

- Trong trường hợp mà chi phí thực tế phải trả lớn hơn số đã trích trước thìkhoản bổ sung ghi tăng chi phí:

Nợ TK liên quan (622, 667, 642 ) Có TK 335.

- Trong trường hợp chi phí ghi nhận trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinhkhoản chênh lệch được ghi tăng thu nhập bất thường.

Nợ TK 335

Có TK 721 (thu nhập bất thường ).

Sơ đồ hạch toán khái quát chi phí phải trả được thể hiện qua sơ đồ 7

Sơ đồ 07: Hạch toán tổng hợp chi phí phả trả.

TK 334 TK 335 TK 622 Tiền lương phép, lương Tính trước lương phép ngừng việc thực hiện lương ngừng việc của phải trả công nhân sản xuất.TK 241, 331, 111,112

Chi phí phải trả thực tế TK 627, 641, 642 phát sinh

Tính trước chi phí phải

Trang 29

TK 721 trả khác vào chi phí Chi phí trích trước > kinh doanh trong kỳ chi phí phải trả thực tế

5. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất.

Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng.

Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượngvà đặc điểm kỹ thuật của sản xuất Tuy theo mức độ hỏng mà sản phẩm hỏng đượcchia làm 2 loại có thể sửa chữa được và không thể sửa chữa được và chúng lạiđược chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức.

Sản phẩm hỏng trong định mức: thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức baogồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và phần tái chế trừ đi giá trị thuhồi (nếu có ) Phần thiệt hại này được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm.

Sản phẩm hỏng ngoài định mức: Đây là những sản phẩm nằm ngoài kế hoạchchúng sẽ được theo dõi riêng, đồng thời xem xét từng nguyên nhân gây ra sảnphẩm hỏng dể có biện pháp xử lý kịp thời.

Quá trình hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng được phản ánh qua sơ đổ 08.

Sơ đồ 08: Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức.

TK 152, 153, 334… TK 1381 TK 821, 415 Chi phí sửa chữa giá trị thiệt hại thực về sản

phẩm hỏng ngoài định mức

TK 154, 155… TK 1388, 152…

Trang 30

Giá trị sản phẩm hỏng Giá trị thu hồi, bồi thường ( nếu có) Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất.

Trong sản xuất kinh doanh vì lý do chủ quan hay khách quan có thể phảingừng sản xuất, trong thời gian đó các khoản chi phí để doanh nghiệp duy trì hoạtđộng như tiền công lao động, khấu hao, chi phí bảo dưỡng…gọi là thiệt hại ngừngsản xuất Với các khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toánđã theo dõi ở TK 335, còn ngừng sản xuất bất thường được theo dõi trên TK 142do trong thời gian này các chi phí bỏ ra không được chấp nhận Cuối kỳ trừ điphần thu hồi giá trị thiệt hại được quyết định tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây thiệthại Quá trình hạch toán thể hiện qua sơ đồ 09.

Sơ đồ 09:

Hạch toán tổng hợp thiệt hại ngừng sản xuất.

TK 334, 338, 152, 214… TK 335 K 627, 642 Chi phí thực tế ngừng Trích trước chi phí về

sản xuất trong kế hoạch ngừng sản xuất theo KH

TK 142 TK 138, 334 Chi phí thực tế phát sinh Giá trị bồi thường

do ngừng sản xuất TK 821 ngoài KH Tính vào CP bất thường

6. Hạch toán chi phí sản xuất chung.

Trang 31

* Khái niêm: Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn

liền với từng phân xưởng sản xuất Chi phí sản xuất chung là chi phí tổng hợp baogồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ dùng ởphân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng, chi phí dịch vụ muangoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng…

* Phân bổ chi phí sản xuất chung:

Nếu ở phân xưởng chỉ có một loại sản phẩm được sản xuất thì toàn bộ chi phísản xuất chung ở phân xưởng phát sinh được kết chuyển toàn bộ vào chi phí sảnxuất sản phẩm.

Nếu ở phân xưởng sản xuất có từ 2 loại sản phẩm trở lên thì phải tiến hành phânbổ chi phí sản xuất chung theo các tiêu thức có thể như: Tỷ lệ lương công nhân sảnxuất, tỷ lệ với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tỷ lệ với số giờ máy chạy, vớinhiên liệu tiêu hao… để xác định mức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí sửdụng công thức :

Mức phân bổchi phí sản xuấtchung cho từng

tính theo tiêuthức được lựa

* TK sử dụng: TK 627 " Chi phí sản xuất chung "TK này được mở chi tiết theo

từng phân xưởng, bộ phân sản xuất Kết cấu TK 627:

Bên Nợ : Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh Bên Có : Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung Phân bổ và kết chuyển chi phí SXC.

TK 627 cuối kỳ không có số dư.

Tài khoản 627 được quy định gồm nhiều tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết nộidung các khoản chi khác nhau;

- TK 6271 " Chi phí nhân viên phân xưởng".

Trang 32

- TK 6272 " Chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng".

- TK 6273 " Chi phí dụng cụ sản xuất dùng cho quản lý phân xưởng" - TK 6274 " Chi phí khấu hao TSCĐ ".

- TK 6277 " Chi phí dịch vụ mua ngoài".- TK 6278 " Chi phí bằng tiền khác".

* Phương pháp hạch toán

Quá trình hạch toán chi phí sản xuất chung được tiến hành theo trình tự sau:+ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.

- Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng

Nợ TK 627 ( 6271- chi tiết phân xưởng, bộ phận) Có TK 334

Có TK 338 ( 3381, 3382, 3383 - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí theo tỷ lệ quy định)

- Chi phí về vật liệu dùng chung cho phân xưởng.

Nợ TK 627 ( 6272- Chi tiết từng phân xưởng, bộ phận ) Có TK 152.

- Chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất tại các phân xưởng, bộ phận.Nợ TK 627 ( 6273- Chi tiết từng bộ phận ).

Có TK 331, 111, 112… (Giá trị mua vào ).

- Chi phí phải trả khác (trích trước) được tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ: Nợ TK 627 (Chi tiết theo từng phân xưởng ).

Có TK 335.

Trang 33

- Chi phí trả trước tính cho chi phí sản xuất chung.Nợ TK 627

Có TK 142 (Chi tiết chi phí trả trước ).

- Các chi phí khác trong kỳ cho sản xuất chung (Tiếp khách, hội nghị…).Nợ TK 627 ( 6278- Chi tiết từng phân xưởng ).

Nợ TK 133 - Thuế GTGT ( nếu có ) Có TK 111,112.

+ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.Nợ TK liên quan ( 111,112, 152…) Có TK 627.

+ Cuối kỳ căn cứ vào kết quả phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phùhợp cho các đối tượng chịu chi phí.

Nợ TK 154 ( Chi tiết từng đối tượng ).

Có TK 627 ( Chi tiết theo từng tiểu khoản ).

Quá trình hạch toán chi phí sản xuất chung sẽ được phản ánh trên sơ đồ số 10

Sơ đồ số 10:

Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung

( theo phương pháp kê khai thường xuyên)

TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152… Chi phí nhân viên Các khoản ghi giảm

chi phí sản xuất chung TK 152, 153

TK 154 Chi phí vật liệu, dụng cụ

TK 1421, 335 Phân bổ (hoặc kết chuyển Chi phí theo dự toán chi phí SXC

Trang 34

TK 331, 111, 112… TK 1331

Thuế GTGT đầu vào (nếu có)

7. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm dở dang.

7.1.Tổng hợp chi phí sản xuất.

Các chi phí bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp, chi phí sản xuất chung vào cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển sang TK 154" Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang " Để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất phátsinh trong kỳ và trước khi tính giá thành phải trừ đi :

- Giá trị vật liệu thu hồi

- Giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được.

TK 154 được dùng để tổng hợp chi phí sản xuất và tổng hợp giá thành sản xuất,TK này được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí haytừng loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ… của các bộ phậnkinh doanh chính, phụ.

Nội dung và kết cấu của TK như sau: Bên Nợ : - Tổng hợp chi phí sản xuất.Bên Có : - Giá trị phế liệu thu hồi.

- Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.

- Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc đem bán.Dư Nợ : - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.

trả

Trang 35

Nợ TK 154: Chi tiết đối tượng Có TK 622.

+ Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung.

Nợ TK 154: Chi tiết từng đối tượng Có TK 627.

+ Giá trị ghi giảm chi phí:- Phế liệu thu hồi:

Nợ TK 155 : Nhập thành phẩm.

Nợ TK 157 : Gửi bán, ký gửi, gửi đại lý.Nợ TK 632 : Tiêu thụ thẳng không qua kho Có TK 154 : Chi tiết sản phẩm, dịch vụ.

+ Trong trường hợp sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ phục vụ chocác đối tượng, kế toán tiến hành ghi theo giá thành sản phẩm, dịch vụ phục vụ: Nợ TK 627 : Phục vụ cho sản xuất sản phẩm và các nhu cầu

khác ở phân xưởng.

Nợ TK 641, 642 : Phục vụ cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp.

Nợ TK 152, 153, 155 : Nhập kho vật tư, thành phẩm Nợ TK 632 : Tiêu thụ trực tiệp ra ngoài.

Có TK 154 ( Chi tiết từng hoạt động sản xuất kinh doanh phụ )

Quá trình hạch toán chi phí sản phẩm được thể hiện khái quát qua sơ đồ 11:

Sơ đồ 11: Hạch toán chi phí sản phẩm

Trang 36

(theo phương pháp kê khai thường xuyên )

TK 621 TK 154 TK 152, 111 Kết chuyển chi phí Các khoản ghi giảm

nguyên vật liệu TT chi phí sản phẩm

TK 622 TK 155, 152 Kết chuyển chi phí Nhập kho TP, VL

7.2.Tính giá sản phẩm dở dang.

Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa hoàn thành đầy đủ các bước gia công chếbiến trong quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được kiểm tra kỹthuật để nhập kho

Doanh nghiệp phải tính giá sản phẩm dở dang để tính đúng giá thành sản phẩmtrong kỳ Để tính được giá trị sản phẩm dở dang thì chúng ta phải tiến hành kiểmkê sản phẩm dở dang và xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm.Việc xác định

Trang 37

giá trị sản phẩm dở dang phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất của doanhnghiệp, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể ápdụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:

 Phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương.

Phương pháp này được xác định dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sảnphẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành Tiêu chuẩnquy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức Để đảm bảo tínhchính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phíchế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính xác định theo số thực tế đã dùng Nội dung của phương pháp này như sau:

Bước 1: Quy đổi sản phẩm dở dang về sản phẩm tương đương.

Số lượng sản phẩmtương đương

=Số lượng sảnphẩm dở dang

x Mức độ hoànthành

Chi phí NVLchính đầu kỳ.

Số lượng sảnphẩm hoàn thành

Chi phí NVL chínhphát sinh trong kỳ Số lượng sản phẩm dở

dang không quy đổi.x

Số lượngSP dở dang không quy đổi

Chi phí NGUYêN VậT LIệU phụ cho sản phẩm

Chi phí NVL phụđầu kỳ Số lượng sản phẩm

hoàn thành

Chi phí NVLphụphát sinh trong kỳ.Số lượng sản phẩm

tương đương

Số lượngsản phẩm tương đương

Trang 38

dở dang

Chi phí nhân côngtrực tiếp cho sản phẩm dở dang

Chi phí nhân côngtrực tiếp đầu kỳ.

Số lượng sản phẩmhoàn thành

Chi phí nhân côngphát sinh trong kỳ.Số lượng sản phẩm

tương đương

*Số lượng sản phẩm tương đương

Chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm dở dang.

Chi phíSố lượng sản

phẩm hoànthành.

xuất chungSố lượng sản

phẩm tươngđương.

Số lượngsản phẩm tương đương.

Bước 3: Tổng hợp chi phí sản xuất phân bổ cho sản phẩm dở dang là giá trị ởdang.

 Tính giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến.

Về cơ bản phương pháp này cũng giống như phương pháp tính giá trị sản phẩm dởdang theo sản phẩm tương đương nhưng để đơn giản hơn cho việc tính toán thìphương pháp này có sự khác biệt về mức độ hoàn thành sản phẩm tính theo quyước 50%.

 Tính giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính.

Theo phương pháp này thì chỉ có chi phí nguyên vật liệu chính mới tính cho sảnphẩm dở dang còn các chi phí chế biến khác bao gồm : chi phí nguyên vật liệu phụtrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung không tính cho sảnphẩm dở dang mà tính hết vào sản phẩm hoàn thành.

 Tính giá sản phẩm dở dang theo định mức hoặc kế hoạch.

Phương pháp này dựa trên cơ sở định mức tiêu hao cho các khâu, các bước côngviệc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.

Trang 39

Ngoài ra, trên thực tế, người ta có thể áp dụng các phương pháp khác để xác địnhgiá trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháptính theo chi phi nguyên vật liệu chính và phụ nằm trong sản phẩm dở dang…

B TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ và phươngpháp kê khai thường xuyên khác nhau ở chỗ :

- Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng tồn kho khôngđược ghi sổ một cách liên tục mà cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kêtất cả các loại hàng tồn kho để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành, củahàng hoá bán ra.

- Chi phí nguyên vật liệu được xác định căn cứ vào nguyên vật liệu tồn đầu kỳ, giá trị thực tế nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ theo công thức sau:

Giá thực tếnguyên vật liệu

xuất dùng.

Giá thực tếnguyên vậtliệu đầu kỳ.

Giá thực tếnguyên vật liệu

nhập trong kỳ-

Giá thực tếnguyên vật liệu

tồn cuối kỳ.

- TK 621 " Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp " TK này được chi tiết theo từngđối tượng hạch toán chi phí và chi phí không được ghi theo từng chứng từ xuấtmà một lần vào cuối kỳ hạch toán dựa trên kết quả kiểm kê Đây cũng chính lànhược điểm của phương pháp nay vì nhìn vào TK ta không biết được tình hìnhcụ thể xuất dùng, sử dụng nguyên vật liệu như thế nào.

- Tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này là TK631 được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí và theo loại, nhóm, chi tiết sảnphẩm, lao vụ… với kết cấu như sau:

Bên Nợ :

- Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ - Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ.

Bên Có :

Trang 40

- Giá trị phế liệu thu hồi.

- Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được - Giá thành sản xuất hoàn thành.

- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Cuối kỳ TK 631 không có số dư, còn TK 154 chỉ dùng để phản ánh giá trị sảnphẩm dở dang lúc đầu kỳ và cuối kỳ dựa vào kết quả đánh giá sản phẩm dở dang.Theo phương pháp quá trình hạch toán được phản ánh qua các sơ đồ sau:

Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Sơ đồ12: Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

( theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

TK 331,111, 112… TK 6111 TK 621 TK 631 Giá trị vật liêu, Giá trị NVL dùng Kết chuyển

tăng trong kỳ sản xuất trong kỳ chi phí NLV TT

TK 151, 152 Giá trị vật liệu

TK 1331 chưa dùng cuối kỳ.

Thuế GTGT của hàng mua vào trong kỳ.

Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.

Ngày đăng: 21/11/2012, 16:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ số 1: - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Sơ đồ s ố 1: (Trang 9)
Sơ đồ 02: - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Sơ đồ 02 (Trang 14)
Sơ đồ 03: - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Sơ đồ 03 (Trang 15)
Sơ đồ 04:     Hạch toán tổng hợp chi phí  nguyên vật liệu trực tiếp. - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Sơ đồ 04 Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trang 21)
Sơ đồ 05:         Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp. - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Sơ đồ 05 Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp (Trang 23)
Sơ đồ 06: - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Sơ đồ 06 (Trang 26)
Sơ đồ hạch toán khái quát chi phí phải trả được thể hiện qua sơ đồ 7 - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Sơ đồ h ạch toán khái quát chi phí phải trả được thể hiện qua sơ đồ 7 (Trang 28)
Sơ đồ 08: Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức. - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Sơ đồ 08 Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức (Trang 29)
Sơ đồ số 10: - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Sơ đồ s ố 10: (Trang 33)
Sơ đồ 11: Hạch toán chi phí sản phẩm - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Sơ đồ 11 Hạch toán chi phí sản phẩm (Trang 35)
Sơ đồ 13: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp. - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Sơ đồ 13 Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp (Trang 40)
Sơ đồ 14: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất . - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Sơ đồ 14 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất (Trang 41)
Sơ đồ 16: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Nhà máy Thiết Bị  Bưu Điện. - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Sơ đồ 16 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện (Trang 46)
- Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ theo từng kho - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
to án nguyên vật liệu: theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ theo từng kho (Trang 51)
Sơ đồ 18: Tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Sơ đồ 18 Tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy (Trang 51)
Bảng phân bổ - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Bảng ph ân bổ (Trang 52)
Bảng phân  bổ - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Bảng ph ân bổ (Trang 52)
Sơ đồ 19: Trình tự hạch toán chung cho sổ kế toán  theo hình thức NKCT - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
Sơ đồ 19 Trình tự hạch toán chung cho sổ kế toán theo hình thức NKCT (Trang 52)
Cuối quý, căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiết vật tư, kế toán lập Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
u ối quý, căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiết vật tư, kế toán lập Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu (Trang 57)
BẢNG KÊ SỐ 3 - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
3 (Trang 59)
BẢNG KÊ SỐ 3 - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
3 (Trang 59)
Biểu 04: BẢNG PHÂN BỔ - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
i ểu 04: BẢNG PHÂN BỔ (Trang 62)
Lương sản phẩm là hình thức tiền lương tính theo khối lượng sản phẩm công việc lao vụ đã hoàn thành, đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định và đơn giá tiền  lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm. - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
ng sản phẩm là hình thức tiền lương tính theo khối lượng sản phẩm công việc lao vụ đã hoàn thành, đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm (Trang 64)
Giai đoạn 2: Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công của các phân xưởng, phiếu nhập kho sản phẩm, bảng cấp phát và quyết toán vật tư, phiếu thanh toán lương sản  phẩm, phiếu thành toán lương thời gian đơn giá lương quy định (do bộ phận kế  - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
iai đoạn 2: Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công của các phân xưởng, phiếu nhập kho sản phẩm, bảng cấp phát và quyết toán vật tư, phiếu thanh toán lương sản phẩm, phiếu thành toán lương thời gian đơn giá lương quy định (do bộ phận kế (Trang 65)
Biểu12: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG NGÀY 31/12/2000 - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
i ểu12: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG NGÀY 31/12/2000 (Trang 79)
Biểu12: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
i ểu12: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG (Trang 79)
sản xuất kinh doanh. Thêm nữa, hình thức sổ Cái TK 154 của Nhà máy đang dùng không phù hợp với hình thức NKCT chính vì thế Nhà máy nên có sự  thay đổi theo  đúng hình thức NKCT theo mẫu Biểu 14 - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
s ản xuất kinh doanh. Thêm nữa, hình thức sổ Cái TK 154 của Nhà máy đang dùng không phù hợp với hình thức NKCT chính vì thế Nhà máy nên có sự thay đổi theo đúng hình thức NKCT theo mẫu Biểu 14 (Trang 96)
BẢNG PHÂN BỔ LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng ..... năm......... - Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc
h áng ..... năm (Trang 96)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w