MỤC LỤC
Nói chung, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp như phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết bộ phận của sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất theo phân xưởng hay theo địa điểm phát sinh chi phí, hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ của quy trình sản xuất sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng. ♦ Phương pháp phân bước theo phương pháp hạch toán không có bán thành phẩm (kết chuyển song song ). Trong trường hợp này đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. Do đó chỉ cần tính toán, xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong sản xuất sản phẩm. Phương pháp này thường áp dụng trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh qua sơ đồ sau:. Phương pháp hệ số. Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng các yếu tố đầu vào về nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị nhưng lại sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau về chất lượng, cỡ số quy cách … mà ngay từ đầu không thể hạch toán chi tiết chi phí cho từng sản phẩm được. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là chi phí sản xuất tập hợp theo địa điểm phát sinh chi phí hay phân xưởng còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm từng loại theo cỡ số chất lượng, chất lượng sản phẩm, quy cách sản phẩm. Quá trình hạch toán được thực hiện theo các bước sau:. Chi phí vật liệu chính cho thành phẩm Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm Chi phí bước .. tính cho thành phẩm. Chi phí bước n tính cho thành phẩm. Tổng giá thành. Bước 1: Quy đổi các sản phẩm khác nhau về chất lượng, cỡ số quy cách về sản phẩm tiêu chuẩn. Tổng số sản. Số lượng hoàn thành của từng loại. Hệ số quy đổi của từng loại. ) Trong đó: Hệ số quy đổi là do doanh nghiệp quy định hoặc nhà nước quy định. Bước 2: Phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm:. Chi phí phân bổ cho từng loại sản phẩm cho từng khoản mục. Chi phí sản xuất theo từng khoản mục. Σ số sản phẩm tiêu chuẩn. Số sản phẩm quy đổi hoặc. Tập hợp chi phí sản xuất phân bổ cho từng sản phẩm từ đó tính được tổng giá thành cho từng loại sản phẩm và tính giá thành đơn vị sản phẩm. Tổng giá thành thực tế của sản phẩm theo khoản mục. Giá thành đơn vị sản phẩm. Tổng giá thành Số lượng sản phẩm chưa. Phương pháp tỷ lệ. Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có cùng quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng các yếu tố đầu vào và sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau nhưng lại không quy đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn được. Vì những sản phẩm này có giá trị sử dụng khác nhau chẳng hạn như trong chế biến gỗ và cơ khí. Trong loại hình doanh nghiệp này đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là chi phí tập hợp theo phân xưởng hoặc địa điểm còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành của từng loại. Nội dung của phương pháp này như sau:. - Trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch giá thành cho từng loại sản phẩm. - Cuối kỳ kế toán căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế để xác định tổng giá thành từng loại. Tổng giá thành. Số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế. Giá thành đơn vị sản phẩm ) kế hoạch.
* Khái niệm : Đối với các chi phí đã ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chúng chưa phát sinh, chúng được trích trước vào chi phí sản xuất trong kỳ tính theo kế hoạch nhằm làm cho chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ít bị biến động giữa các kỳ. Theo phương pháp này thì chỉ có chi phí nguyên vật liệu chính mới tính cho sản phẩm dở dang còn các chi phí chế biến khác bao gồm : chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung không tính cho sản phẩm dở dang mà tính hết vào sản phẩm hoàn thành.
• Đối với doanh nghiệp ỏp dụng hỡnh thức Nhật ký- Chứng từ : Theo dừi chi phớ sản xuất kinh doanh kế toán sử dụng các bảng kê như bảng kê số 4, 5, 6 bảng phân bổ và Nhật ký - Chứng từ số 7 và hệ thống sổ Cái các TK chi phí. THỰC TẾ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN.
Qua hơn 40 năm hoạt động với đường lối, chính sách đúng đắn của ban lãnh đạo nhà máy, từ một doanh nghiệp có nguy cơ giải thể trong thời kì bao cấp nay nhà máy đã trở thành một trong những cơ sở sản xuất công nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các loại thiết bị phục vụ cho ngành Bưu chính Viễn Thông và đã đạt được những thành công to lớn. Quy trình công nghệ và đặc điểm sản xuất của mỗi doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định quy trình quản lý hạch toán sản xuất kinh doanh, ở mỗi doanh nghiệp có đặc điểm quy trình công nghệ riêng do đó để xác định được đối tượng hạch toỏn cần hiểu rừ quy trỡnh cụng nghệ tại doanh nghiệp đú. Nhà máy hiện nay có 575 cán bộ công nhân viên và nhìn chung có nhiều cán bộ trẻ có trình độ tay nghề cao, về mặt tổ chức bộ máy thì Nhà máy bao gồm có Giám đốc Phó giám đốc sản xuất kinh doanh, Phó giám đốc kỹ thuật,12 phòng ban nghiệp vụ và 12 phân xưởng sản xuất, tổng số cán bộ phòng ban phân xưởng gồm 29 người trong đó có 7 nữ: Trưởng đơn vị 4 người và Phó đơn vị có 3 người.
- Kế toán tiền lương: Thực hiện tính lương trên cơ sở đơn giá tiền lương do phòng tổ chức lao động tiền lương gửi lên, hạch toán tiền lương và trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định, thanh toán lương, phụ cấp cho công nhân viên trong nhà máy. - Kế toán tiền mặt và tiền gửi: Thực hiện công việc giao dịch với ngân hàng để huy động vốn, mở tài khoản tiền gửi tiền vay, tiến hành các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng, các hoạt động nhập xuất căn cứ vào các phiếu thu và phiếu chi, kiêm thủ quỹ bảo quản tiền mặt của nhà máy. Từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của nhà máy với số lượng các nghiệp vụ lớn, do đó từ đầu năm 2000 nhà máy đã chuyển từ hình thức sổ Nhận kí chung sang hình thức Nhật ký- chứng từ bên cạnh đó nhà máy cũng đã trang bị hệ thống máy vi tính, hiện đại hoá công tác kế toán điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán.
Việc lựa chọn hình thức sổ sách kế toán có vai trò rất quan trọng điều này giúp cho việc hệ thống hoá và xử lý thông tin ban đầu. Về hạch toán hàng tồn kho: áp dụng phương pháp kiểm kê định kì đối với bán thành phẩm còn lại là theo phương pháp kê khai thương xuyên và việc hạch toán chi phí sản xuất ở nhà máy cũng theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Hơn nữa, Nhà máy đã xác định đối tượng của tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất đẫn đến việc tính giá thành sản phẩm phải dựa trên đặc điểm này có nghĩa là Nhà máy tổ chức tính giá thành sản phẩm cho loại sản phẩm được sản xuất ra trong kỳ. Phương pháp tính giá thành của Nhà máy là phương pháp tỷ lệ đối với tất cả các loại sản phẩm trên cơ sở tổng giá thành thực tế toàn Nhà máy với tổng giá thành kế hoạchcủa tất cả các sản phẩm của Nhà máy, phương pháp này tương đối đơn giản, dễ thực hiện nhưng không tính được giá thành sản xuất thực tế của từng loại sản phẩm một cách chính xác. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu như hạt nhựa ABS, quặng FERIT, các chi tiết cơ khí, dây êmay, keo và nam châm dùng để sản xuất vỏ máy điện thoại, ống nghe, tai nghe, bàn phím và loa… Nói chung, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khoảng 80% trong tổng giá thành sản xuất do đó việc quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Trong kỳ Nhà máy đã chi tiền công thuê ngoài gia công và đã thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.