II. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY THIẾT BỊ
3.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
+ Việc hạch toán khoản gia công, mua ngoài bán thành phẩm vào TK 154 là không hợp lý mặc dù về mặt tổng giá trị là không đổi. Theo nguyên tắc số liệu ghi bên Nợ TK 154 chỉ được tập hợp từ 3 khoản chi phí của các TK 621, TK 622, TK 627 để tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Về hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán của Nhà máy: Mậc dù Nhà máy áp dụng hình thức NKCT nhưng trên thực tế ghi chép thì chỉ mở một số NKCT ở các phần hành về thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp, các Bảng kê số 3 “ Bảng tính giá thành thực tế nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ “, bảng kê số 8 “Nhập, xuất, tồn kho thành phẩm TK 155, hàng hoá TK 156 ’’, Bảng kê số 9 “ Bảng tính giá thành thực tế thành phẩm, hàng hoá ”, bảng kê số 10 “ Bảng kê hàng gửi bán ”, Bảng kê số 11 “ Bảng kê thanh toán với người mua ” còn các phần hành khác vẫn thực hiện theo hình thức Nhật ký chung. Điều này không đảm bảo sự thống nhất trong ghi chép sổ sách, cũng như thực hiện đúng theo hình thức ghi chép mà Nhà máy đã đăng ký.
3. Nội dung và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.
3.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. phẩm.
Mục đích của kế toán tổng hợp chi phí sản xuất thực tế là xác định giá thành của sản phẩm, bảo đảm đúng về số lượng chi phí, hợp lý về kết cấu các khoản mục giá thành. Việc tính giá thành sản phẩm đúng, giúp cho kế toán có cơ sỏ để xác định giá vốn thành phẩm tiêu thụ và tính toán đúng kết quả sản xuất kinh doanh đúng. Mặt khác, khi tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo từng khoản mục giúp cho kế toán phân tích các nguyên nhân có ảnh hưởng xấu, tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung cấp thông tin có chất lượng cho công tác hạch toán kinh tế nội bộ và điều hành quản lý sản xuất kinh doanh.
Tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện để phù hợp với quy mô sản xuất cũng như đặc điểm của quy trình công nghệ thì việc tập hợp chi phí nên theo từng phân xưởng, từng loại sản phẩm và theo đơn đặt hàng đối với các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng. Cụ thể là đối với các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất, chi tiết từng nhóm sản phẩm cùng loại và theo đơn đặt hàng được sản xuất của mỗi phân xưởng. Còn chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như vậy cho phép Nhà máy có thể xác định được phân xưởng nào hoạt động có hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí sản xuất hơn điều này rất có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Nhà máy. Việc thay đổi này không gây khó khăn cho Nhà máy trong việc tổ chức thêm cán bộ thông kê ghi chép ở từng phân xưởng bởi các cán bộ này đã có sẵn tại Nhà máy. Việc ghi chép tại phòng kế toán sẽ chỉ bổ sung thêm các sổ (thẻ ) chi tiết cho các phân xưởng trên cơ cở đã được thống kê viên tại các phân xưởng ghi chép.