Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.

Một phần của tài liệu Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc (Trang 64 - 66)

III. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN.

2.2.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.

2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

2.2.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, chi phí này chiếm khoảng 5-7% tổng chi phí sản xuất. Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện tiến hành áp dụng hai hình thức trả lương theo sản phẩm và lương theo thời gian.

Lương sản phẩm là hình thức tiền lương tính theo khối lượng sản phẩm công việc lao vụ đã hoàn thành, đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm.

Lương sản phẩm

= Số luợng sản phẩm đạt tiêu chuẩn

* Đơn giá lương cho một đơn vị sản phẩm.

Trong đó đơn giá lương được xác định cho từng loại, chi tiết sản phẩm..

Đơn giá tiền =

(giờ,phút…) x bậc lương x tối thiểu Hệ số x điều chỉnh lương Thời gian làm việc danh nghĩa của một

công nhân trong tháng ( giờ, phút…)

lương

Đơn giá lương sản xuất một vỏ điện thoại = 1,72 x 210.000 2 x x 2,2 26 x 8 x 60 = 142,373 đ/1đvsp.

Số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn là 2000 sản phẩm.

Tiền lương sản phẩm của 1 công nhân là: 2000 x 142,373 = 284.746 (đ )

Lương thời gian là số tiền được hưởng căn cứ vào cấp bậc lương và thời gian làm việc của công nhân trong tháng. Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện áp dụng phương pháp cho đối tượng hưởng lương là các nhân viên kinh tế, nhân viên kỹ thuật, nhân viên thống kê phân xưởng, nhân viên quản lý.

Lương thời = Hệ số cấp bậc lương Lương tối x thiểu điều chỉnh Hệ số x lương x Số ngày làm việc thực tế Gian Số ngày làm việc danh nghĩa

Quá trình tính lương cụ thể tiến hành theo các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1: Hàng ngày nhân viên kinh tế ở từng phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi số sản phẩm sản xuất của từng công nhân rồi ghi vào sổ theo dõi của mình. Từng công nhân tự ghi số sản phẩm, thời gian sản xuất để làm căn cứ so sánh kiểm tra kết quả lao động của mình. Định kỳ 2, 3 ngày nhân viên thống kê có nhiệm vụ kiểm tra, ghi chép của từng người, cuối tháng, nhân viên thống kê gửi bản chấm công, báo cáo tình hình sản xuất của phân xưởng lên phòng kế toán .

Giai đoạn 2: Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công của các phân xưởng, phiếu nhập kho sản phẩm, bảng cấp phát và quyết toán vật tư, phiếu thanh toán lương sản phẩm, phiếu thành toán lương thời gian đơn giá lương quy định (do bộ phận kế

hoạch lập ) và mức lương cơ bản của từng công nhân trong tháng kế toán sẽ tính tiền lương phải trả cho từng công nhân trong tháng.

Tiền lương phải trả một công nhân = Tiền lương sản phẩm một công nhân + Tiền lương thời gian ( nếu có ) + Các khoản phụ cấp ( nếu có )

Căn cứ vào tiền lương phải trả cho từng công nhân tại mỗi phân xưởng, kế toán sẽ lập bảng thanh toán lương cho từng phân xưởng.

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh cụ thể như sau:

- Bảo hiểm xã hội được trích 20 % theo quỹ lương cấp bậc, trong đó 15 % tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, 5% thu trực tiếp từ tiền lương phải trả công nhân viên.

- Bảo hiểm y tế được trích 3 % theo lương cấp bậc, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, 1% thu trực tiếp từ tiền lương phải trả cho công nhân viên.

- Kinh phí công đoàn được trích 2 % trong quỹ lương thực hiện vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Nhìn chung, Nhà máy đã thực hiện đúng chế độ lao động tiến lương chế độ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn với định mức lao động hợp lý, việc trả lương cho công nhân kịp thời, đảm bảo mức sống cho công nhân lao động. Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy nên toàn bộ chi phí về tiền lương phải trả công nhân viên được tập hợp trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh, không phân bổ cho từng phần xưởng, hay từng nhóm sản phẩm. Mặt khác, chi phí lương tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ được khống chế trên quỹ lương thực hiện trong kỳ.

Quỹ lương thực hiện

= Doanh thu thực hiện

Một phần của tài liệu Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.doc (Trang 64 - 66)