THỊTRƯỜNGBẤTĐỘNGSẢNNHÌNTỪTẦM
VĨ MÔ
Sau một thời gian dài trầm lắng, thịtrườngbấtđộngsản đã bắt đầu ấm trở
lại. Nhiều người dự đoán thịtrường sẽ hồi phục và tăng trưởng sau một hai
năm nữa. Có hai vấn đề hay được nói đến về thịtrườngbấtđộng sản: 1) Sốt
chu kỳ, từ nóng đến rét (trầm lắng, đóng băng); 2) Giá quá cao.
(*)
Vì sao thịtrườngbấtđộngsảntừ sốt đến rét?
Sốt là triệu chứng cung cầu mất cân đối. Khi cầu lớn hơn cung, hàng thiếu, thị
trường nóng, ngược lại, hàng thừa, thịtrường rét. Hiện nay thịtrườngbấtđộngsản
đang rét. Nhiều người cho rằng đó là hậu quả của đầu cơ. Thật vậy chăng? Theo
Bộ luật Hình sự, đầu cơ là một tội với hành vi trục lợi bằng cách thu gom và găm
giữ hàng hóa, gây khan hiếm giả tạo. Đó là dấu hiệu đặc trưng của đầu cơ và cũng
là đường ranh phân biệt đầu cơ với sở hữu nhiều nhà đất. Không nhận rõ đường
ranh này dễ dùng biện pháp chống đầu cơ làm biện pháp chống sở hữu nhiều nhà
đất.
Thực tế ở nước ta đã từng có nơi có lúc diễn ra cảnh người ta chen lấn, tranh giành
nhau ghi tên mua nhà dự án. Nhưng ngay khi thịtrường có vẻ nóng như thế, có
người đã cho rằng đó chỉ là những màn kịch, vì thấy hầu hết người tham gia chỉ
đóng vai “diễn viên”, người thật sự muốn mua nhà để sử dụng không nhiều. Chính
bởi thế, sau nóng nhất thời, thịtrường hạ nhiệt nhanh, rồi trở rét và trầm lắng dài
dài. Tình trạng đó chứng tỏ thịtrường không khan hiếm. Đầu cơ là có thực. Tuy
nhiên đầu cơ bấtđộngsản không dễ. Phải có vốn cực lớn đủ sức khuynh đảo thị
trường hoặc/và có những đặc quyền nào đó.
Vốn của các nhà đầu cơ bấtđộngsản chắc hẳn không hề nhỏ, nhưng vẫn cần đặt
câu hỏi: trong điều kiện thịtrường trầm lắng kéo dài, nếu chỉ dựa vào vốn của
mình, các nhà đầu cơ bấtđộngsản có đủ lực để một mặt tiếp tục các dự án đầu tư,
mặt khác vẫn giữ giá bấtđộngsản cao hay không? Phải chăng họ có những điều
kiện tài chính và hành chính thuận lợi để thu gom và găm giữ bấtđộng sản? Đây là
giả thiết cần chứng minh nếu muốn tìm giải pháp chống đầu cơ, ổn định thị
trường.
Một trong những câu trả lời có thể tìm thấy trong chính sách đất đai. Đến nay, dù
đã nhiều lần sửa đổi, Luật Đất đai vẫn chưa tạo được khuôn khổ pháp lý cho sự
vận hành của thịtrường đất (thường nói kín kẽ là thịtrường quyền sử dụng đất)
như một thị trường. Cơ chế chuyển nhượng đất vẫn bị ràng buộc bởi nhiều thủ tục
hành chính phiền hà, cứng nhắc, chậm chạp. Nhưng cũng nhờ thế, một khi nhà đầu
tư có dự án được duyệt, họ lại được giao đặc quyền sử dụng đất mà hầu như không
cần bỏ vốn vào đó. Và cũng nhờ có đặc quyền đó, nhà đầu tư có quyền định giá
bất độngsản cao. Cần thấy rằng chênh lệch quá xa giữa giá đền bù đất và giá bất
động sản mà nhà đầu tư bán ra là nguyên nhân sâu xa khiến dân khiếu kiện nhiều
về giá đền bù đất.
Cũng có thể tìm thấy câu trả lời trong chính sách tín dụng. Có ba đối tượng vay
vốn liên quan tới bấtđộng sản: 1) Nhà đầu tư sơ cấp, chủ các dự án đầu tư, cũng là
những con nợ lớn. Với cơ chế tín dụng nặng tính chất “hiệu cầm đồ”, nếu chưa
bán được, bấtđộngsản – vật thế chấp vẫn còn, có nghĩa là chủ đầu tư chưa buộc
phải trả nợ. Vậy tội gì vội bán mà không găm chờ giá; 2) Nhà đầu tư thứ cấp,
người mua buôn bấtđộngsản để bán buôn lại cho nhà đầu tư thứ cấp khác và bán
lẻ cho người tiêu dùng. Là nhà đầu tư nhỏ, chân rết của nhà đầu tư sơ cấp, họ cũng
có thể vay và cũng lấy ngay bấtđộngsản đã mua làm vật thế chấp để vay tiếp, để
rồi lại mua, lại thế chấp, lại vay nữa và mua nữa… Vốn vay cứ tích tụ lại, có thể
lớn hơn cả giá trị bấtđộngsản – vật thế chấp. Từng món vay của họ tuy không quá
lớn, nhưng cộng dồn lại rất lớn, và hơn nữa rất khó thống kê, tổng hợp, do đó cũng
khó kiểm soát; và 3) Người mua nhà để sử dụng. Họ chỉ có thể trả được nợ nếu
nguồn trả nợ nằm trong khả năng thu nhập thường xuyên ổn định của họ.
Điều đã rõ là đầu tưbấtđộngsản không thể thiếu vốn vay. Nhưng khi thịtrường
đã trầm lắng, rất cần xem lại tỷ số vốn vay/vốn có. Tỷ số này cần được xây dựng
hợp lý và coi là căn cứ chủ yếu điều tiết vốn tín dụng thay cho cơ chế thế chấp
bằng bấtđộng sản. Thực tế ở nhiều nước phát triển cao như Mỹ, Nhật… đầu tưbất
động sản chủ yếu dựa vào vốn vay sẽ dễ lâm vào tình trạng tăng trưởng bong
bóng. Khủng hoảng tài chính và kinh tế bắt nguồn từ đấy.
Những điều nêu trên cho thấy: sốt và đầu cơ bấtđộngsản không chỉ là vấn đề của
thị trườngbấtđộng sản, mà còn là vấn đề quản lý vĩ mô, trong đó chính sách đất
đai rất quan trọng. Sửa đổi Luật Đất đai đã nhiều lần được nêu ra tại diễn đàn
Quốc hội như một vấn đề kinh tế bức xúc. Song, được biết tới năm 2013 việc này
mới có thể thực hiện! Có nghĩa là nó chưa được đặt vào vị trí bức xúc cần có.
Hiện nay dự luật Thuế Nhà đất đang trong quá trình hoàn thiện để có thể trình
Quốc hội thông qua vào giữa năm 2010. Song dường như dự luật này đang đi lạc
hướng, khi mục tiêu chống đầu cơ bấtđộngsản được đặt lên hàng đầu, còn các
mục tiêu khuyến khích sử dụng hiệu quả đất, tăng nguồn thu ngân sách, điều tiết
hoa lợi thu được từ sử dụng đất dường như không được đề cập, mà đó mới chính
là những mục tiêu đích thực và là cơ sở để quyết định những nội dung cơ bản của
thuế nhà đất. Cứ theo hướng như thế, thuế nhà đất có thể trở thành công cụ phân
phối lại tàisản và hạn chế sở hữu nhà đất hợp pháp, trái với đường lối, chính sách
trong giai đoạn hiện nay, cũng trái với Hiến pháp hiện hành.
Vì sao giá bấtđộngsản quá cao
Theo đánh giá chung hiện nay, so với thu nhập của đa số dân cư và với giá ở nhiều
nước, giá bấtđộngsản ở ta quá cao. Điều này không có gì phải bàn cãi. Vấn đề là
xác định nguyên nhân. Trước hết có thể khẳng định mà không cần chứng minh
rằng nguyên nhân không phải do giá xây dựng cao. Cũng không phải do giá đền
bù đất cao. Hiện nay 80% số vụ khiếu kiện của dân liên quan tới đất đai, trong đó
chủ yếu là khiếu nại giá đền bù thấp. Theo Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 1-
10-2009 của Bộ Tài nguyên – Môi trường, giá đền bù đất (tính cả nhiều loại trợ
cấp khác) đã được nâng thêm. Cho nên chỉ có thể nói giá đền bù đất hiện hành
đang thấp.
Đã có nhận định cho rằng giá bấtđộngsản cao vì các nhà đầu tư dựa quá nhiều
vào vốn vay. Khi bấtđộngsản tiêu thụ chậm, lãi về vốn vay sẽ tích tụ lại, dẫn tới
chi phí ngày càng lớn. Điều này rất cần nghiên cứu vì nó liên quan tới tính bền
vững của thị trườngbấtđộng sản. Tuy nhiên, có một yếu tố cực kỳ quan trọng và
cần thiết cho việc đánh giá về giá bấtđộngsản lại chưa thấy ai nghiên cứu: tỷ suất
sinh lợi kinh doanh bấtđộng sản. Chưa tính được tỷ suất này, chưa đủ cơ sở để kết
luận giá nhà đất hiện hành có quá cao hay không?
Khi phân tích giá nhà đất còn phải tính tới ảnh hưởng liên thông giữa thị trường
bất độngsản với thịtrường chứng khoán, thịtrường vàng, thịtrường tiền tệ, bởi vì
bất độngsản không chỉ là nhà đất, mà còn là vật bảo tồn giá trị. Với chức năng
này, nó có giá trị sử dụng như vàng. Cho nên nghiên cứu về giá bấtđộngsản cần
tính tới nhiều nhân tố kinh tế – xã hội tác động đan xen, nhiều khi ngược chiều
nhau. Chớ nên suy nghĩ đơn giản, nhất là ở tầmvĩ mô.
. THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN NHÌN TỪ TẦM
VĨ MÔ
Sau một thời gian dài trầm lắng, thị trường bất động sản đã bắt đầu ấm trở
lại. Nhiều người dự đoán thị trường. hưởng liên thông giữa thị trường
bất động sản với thị trường chứng khoán, thị trường vàng, thị trường tiền tệ, bởi vì
bất động sản không chỉ là nhà đất,