1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf

98 419 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 278,69 KB

Nội dung

1 = 1 = MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường là một bước ngoặt lớn có tinh chất cơ bản để nền kinh tế nước ta có thể đứng vững và phát triển kịp với kinh tế khu vực và thế giới. Sự chuyển đổi này đã kéo theo sự chuyển hướng trong việc lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Cơ chế mới này đã mở ra một thời kỳ mới đầy cơ hội phát triển nhưng cũng không ít thách thức lớn đối với nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp ở Việt Nam. Hoạt động trong cơ chế thị trường, đòi hỏi bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự mình vận động, tự quyết định mọi vấn đề về kinh doanh của mình, không có sự phân công, chỉ đạo trực tiếp như trong cơ chế cũ. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh linh hoạt và phù hợp. Chính vì sự sống còn và phát triển của mỗi doanh nghiệp mà đã có sự cạnh tranh với nhau. Khi nền kinh tế càng phát triển, các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng, số lượng các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều thì cạnh tranh lại càng gay gắt hơn. Nên để đảm bảo cho sự tồn tại của mình, mỗi doanh nghiệp đã đưa ra những chiến lược cạnh tranh riêng, nhằm không ngừng tăng cường khả năng cạnh tranh cho chính mình. Đặc biệt là khi nước ta đã là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), cũng như là thành viên của tổ chức ASIAN thì áp lực cạnh tranh lại càng gay gắt và khắc nghiệt hơn nhiều. Vả lại, trong thời gian vừa qua, nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những “di chứng” của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu để lại. Các quốc gia đang cố gắng khắc phục để vươn lên về mọi mặt. Hoạt động sản xuất kinh doanh khoáng sản cũng không ngoại lệ là phải gánh chịu tác động từ cuộc khủng hoảng này. Có thể nói rằng đây là một trong những lĩnh vực kinh doanh thuận lợi nhưng cũng không kém phần khó khăn và rủi ro, đặc biệt là sự cạnh tranh của các đổi thủ cũng như những sản phẩm 1 2 = 2 = thay thế. Không chỉ trên thị trường quốc tế mới có cạnh tranh mà trên thị trường nội địa cũng không kém phần gay gắt và khốc liệt. Để đứng vững được trên những thị trường với điều kiện cạnh tranh rất khốc liệt thì đòi hỏi bản thân mỗi doanh nghiệp phải luôn hoàn thiện mình và xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh phù hợp với điều kiện thị trường và khả năng của chính doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết. Quan trọng hơn là xây dựng cho mỗi sản phẩm mà mình đang sản xuất kinh doanh một chiến lược cạnh tranh hợp lý riêng. Xuất phát từ tầm quan trọng của cạnh tranh đối với mỗi doanh nghiệp cũng như đối với từng sản phẩn, cùng với quá trình tìm hiểu thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa, em đã chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm đá Granite của Công ty Cổ Phần Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa" làm đề tài cho chuyên đề thực tập giáo trình của mình. 2. Mục tiêu của đề tài Tập vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn nhằm cũng cố kiến thức, bổ sung và nâng cao kiến thức bản thân. Đồng thời vận dụng những kiến thức đã học ở nhà trường vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống kinh tế xã hội. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh trong Công ty. Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh cũng như chiến lược cạnh tranh của Công ty, chỉ ra những thành tựu cũng như những mặt còn tồn tại và tìm nguyên nhân của chúng. Đồng thời, đề ra giải pháp để khắc phục và xây dựng chiến lược cạnh tranh nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu − Đối tượng nghiên cứu: Đề tài của em đi sâu nghiên cứu công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng khả năng cạnh tranh tại công ty Cổ Phần Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa. − Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa. Công ty hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng do thời gian cũng như khả năng có hạn nên em chỉ nghiên cứu trong phạm vi thị trường Khánh Hòa và một số tỉnh lân cận. 2 3 = 3 = 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nội dung của đề tài, em đã sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hệ thống hoá - Phương pháp so sánh số chênh lệch • So sánh bằng số tuyệt đối • So sánh bằng số tương đối - Phương pháp phân tích chi tiết • Phân tích theo các bộ phận cấu thành • Phân tích theo thời gian 1. Phân tích theo các nhân tố ảnh hưởng 2. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu tại công ty thông qua các báo cáo tài chính, các sổ sách chứng từ khác tại công ty. Ngoài ra, còn cập nhật thông tin từ bên ngoài trên các phương tiện thông tin như: sách báo, tạp chí, internet,… 5. Nội dung và kết cấu đề tài Đề tài gồm hai phần: Phần I: Báo cáo tổng hợp Chương I : Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu Tư Khánh Hòa Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu Tư Khánh Hòa Phần II: Báo cáo chuyên đề Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Thực trạng sức cạnh tranh sản phẩm đá Granite của Công ty Cổ Phần Khoáng Sản và Đầu Tư Khánh Hòa Chương III: Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm đá Granite cho Công ty Cổ Phần Khoáng Sản và Đầu Tư Khánh Hòa Do thời gian, kiến thức và kinh nghiệp thực tập còn nhiều hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi sai, thiếu sót. Mong được sự góp ý của các thầy cô và các cán bộ 3 4 = 4 = công nhân viên trong Công ty để đề tài được hoàn chỉnh hơn. PHẦN I: BÁO CÁO TỔNG HỢP 4 5 = 5 = CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN VÀ ĐẦU TƯ KHÁNH HÒA 1. Khái quát tình hình tổ chức kinh doanh của công ty 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tên phát hành: Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa Tên giao dịch: Khanh Hoa Mining and Investment Joint Stock Company Tên viết tắt: MINEXCO Trụ sở chính: 248 Thống Nhất, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam Tel: (84.58) 821282 – 821283; Fax: (84.58) 823846 Logo: Email: minexcokh@minexco.com.vn ; Website: http://www.minexco.com.vn Vốn điều lệ: 140.000.000.000 đồng Số lượng cổ phần bán đấu giá : 3.262.900 cổ phần Giá khởi điểm: 10.800 đồng/cổ phần Giấy ĐKKD: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3704000002. Phương châm hành động của Công ty: “THẤU HIỂU VÀ TÔN TRỌNG KHÁCH HÀNG”. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty MINEXCO được thành lập từ hai xí nghiệp đó là, Xí Nghiệp Khai Thác Khoáng Sản trực thuộc Sở Công Nghiệp Phú Khánh và Xí Nghiệp Cát Trắng Cam Ranh trực thuộc Tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Dịch Vụ Đầu Tư Và Vận Tải Biển (ISEI CORP). Ngày 04/04/1985, Tỉnh ủy Phú Khánh ra quyết định số 510/QĐ-TV thành lập Xí Nghiệp Sa Khoáng và Chế Biến Men Gốm Sứ lấy tên là Xí Nghiệp SK 85 trực thuộc Ban Tài Chính Tỉnh ủy, nhiệm vụ của Xí Nghiệp là chế biến men gốm sứ từ nguồn tài nguyên địa phương và tổ chức khai thác tuyển chọn các thành phần có trong sa khoáng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ. Ngày 21/07/1988, UBND Tỉnh Phú Khánh ra quyết định số 1159/QĐUB chuyển giao xí nghiệp SK 85 cho Sở Công Nghiệp quản lý. Sau đó, ngày 02/11/1988, Xí 5 6 = 6 = Nghiệp được đổi tên thành Xí Nghiệp Khai Thác Và Chế Biến Khoáng Sản thông qua quyết định số 1757/UB của UBND Tỉnh Phú Khánh. Nhiệm vụ của xí nghiệp là tổ chức quản lý các vùng có khoáng sản trong tỉnh, khai thác tuyển chọn và chế biến khoáng sản nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Ngày 01/07/1989, Tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Dịch Vụ Đầu Tư Và Vận Tải Biển (ISEI CORP) được thành lập sau khi Phú Khánh được tách làm hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Nhiệm vụ chính của công ty vẫn là khai thác và xuất khẩu cát Cam Ranh. Giữa tháng 07, ban xuất khẩu cát ra đời, đến tháng 01/1990, Xí Nghiệp Cát Cam Ranh thành lập trên cơ sở Ban Xuất Khẩu Cát trực thuộc Tổng Công ty ISEI CORP. Ngày 11/05/1990, tỉnh Khánh Hòa ra quyết định số 556/UB chuyển giao Xí Nghiệp Khai Thác Và Xuất Khẩu Khoáng Sản trực Thuộc Sở Công Nghiệp Khánh Hòa sang Tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Dịch Vụ Đầu Tư và Vận Tải Biển Khánh Hòa. Ngày 28/05/1990, UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định số 646/QĐUB V/v sát nhập Xí Nghiệp Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản vào Xí Nghiệp cát Cam Ranh rồi lấy tên là Công ty Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Xuất Khẩu trực thuộc Tổng Công ty ISEI CORP. Nhiệm vụ của Công ty là khai thác cát Cam Ranh theo hợp đồng mà Tổng Công ty ISEI CORP đã ký với đối tác nước ngoài. Trong khoảng thời gian này Công ty hoàn toàn phụ thuộc vào Tổng Công ty, không được quyền chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến nảy sinh mâu thuẩn: Nhiệm vụ của Công ty là quản lý kinh doanh tổng hợp 11 đơn vị và Công ty thành phần trực thuộc. Mặt hàng cát vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận của Tổng Công, ty nhưng phần lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu này lại được lấy để bù lỗ cho các mặt hàng khác và trả nợ nước ngoài, do bộ máy tổ chức quản lý của Tổng Công ty cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, Công ty Khai Thác Chế Biến Xuất Khẩu Khoáng Sản không được đầu tư nhiều vốn để mua sắm máy móc thiết bị nhằm mở rộng hoạt động sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh. Mặc dù Công ty được hạch toán kinh doanh độc lập, được cấp chủ quyền mỏ nhưng không được quyền xuất khẩu cát trực tiếp cho khách hàng. Những hạn chế trên kìm hãm sự phát triển của Công ty. 6 7 = 7 = Do những tồn tại trên đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty, ngày 38/03/1991, UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định số 319/ QĐUB V/v tách Công ty Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Xuất Khẩu ra khỏi Tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Dịch Vụ Đầu Tư Vận Tải Biển, đến ngày 20/11/1991, Công ty được chuyển giao cho Sở Xây Dựng quản lý theo nghị quyết số 388/HĐBT. Từ đây Công ty đã có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc riêng, có con dấu riêng và tài khỏa riêng ở ngân hàng. Công ty được hạch toán kinh doanh độc lập, trực tiếp xuất khẩu cho khách hàng và tự chủ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngày 03/02/1993, theo Quyết định số 220/QĐ - UB của UBND tỉnh Khánh Hòa, MINEXCO chính thức được thành lập. Cho đến tháng 08/2000 Công ty thuộc sự quản lý của Sở Công Nghiệp Khánh Hòa, là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sự chỉ đạo của UBND tỉnh và được giao độc quyền khai thách ba mỏ cát lớn là Thủy Triều, Ba Ngòi và Đầm Môn. Từ ngày 01/01/2004, theo tinh thần Nghị quyết Trung Ương 3 khóa IX, MINEXCO đã được UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định chuyển đổi theo mô hình Công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và do UBND tỉnh Khánh Hòa làm đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước. Đến tháng 06/2006, quyền đại diện sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Ngày 14/07/2009, Công ty chính thức cổ phần hóa và đổi tên là Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty 1.2.1 Chức năng hoạt động MINEXCO là một trong những doanh nghiệp lớn của tỉnh Khánh Hòa, hạch toán kinh tế độc lập với chức năng chủ yếu là khai thác – chế biến – xuất khẩu các loại khoáng sản trong tỉnh thuộc sự quản lý của Công ty, đặc biệt là khoáng sản cát ở Cam Ranh và cát vàng ở Đầm Môn. Công ty được quyền xuất khẩu trực tiếp các loại khoáng sản thô cũng như các loại 7 8 = 8 = đã qua chế hay chế biến. Được quyền nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu chuyên dùng,… nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động động sản xuất và tiêu dùng. Tạo công ăn việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên và không ngừng nâng cao đời sống của họ. Công ty còn khai thác một số mặt hàng khác ngoài khoáng sản. Tổ chức dịch vụ xuất khẩu, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm tạo nguồn vốn, vật tư cũng như học hỏi kinh nghiệm quản lý để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành. Ngoài khai thác cát phục vụ cho xuất khẩu Công ty còn đồng thời sản xuất vật liệu xây dựng như gạch Terrazzo, các sản phẩm từ đá Granite phục vụ cho nhu cầu trong nước và quốc tế. 1.2.2 Nhiệm vụ Kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký và đúng mục đích kinh doanh. Thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp theo quy định của pháp luật Việt Nam, các thông lệ cũng như quy ước quốc tế. Tự chủ sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện tốt các nguyên tắc quản lý kinh tế, tài chính, chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần vào quá trình xây dựng và tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, của vùng cũng như nước nhà và khu vực. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với cơ quan chủ quản và đảm bảo hoành thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý lao động, góp phần giải quyết đúng đắn, hài hòa mối quan hệ giữa: lợi ích xã hội – lợi ích doanh nghiệp – lợi ích người lao động. Nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cũng như giáo dục về mặt nhận thức, tư tưởng cho CBCNV ý thức trách nhiệm của họ đối với xã hội, công ty và bản thân. Tạo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện nhiều mặt công tác xã hội như: ủng hộ các quỹ từ thiện, quỹ hỗ trợ tài năng trẻ,…. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mở rộng quy mô, hình thức hoạt động 8 9 = 9 = để xứng đáng là đơn vị chủ lực, tiên phong của tỉnh. Hoàn thành các chỉ tiêu đề ra như lợi nhuận, khấu hao tài sản,… Sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn vốn nhằm phát triển, bảo đảm có lãi cho tái sản xuất, đồng thời giải quyết mọi quyền lợi và lợi ích của người lao động. Tôn trọng và chấp hành đầy đủ các chính sách, pháp lệnh của Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ tài sản Công ty, bảo vệ môi trường và giữ gìn trật tự an ninh xã hội. 1.2.3 Quyền hạn Tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tự xác định quy mô sản xuất và thực hiện một số chỉ tiêu đối với Nhà nước. Tự chủ về tài chính, đươch quyền sử dụng vốn cố định trong kinh doanh và được quyền tạo vốn lưu độn. Được liên doanh liên kết với mọi hình thức sở hữu, quyền lựa chọn khách hàng trong mua bán và giao dịch với nhiều Ngân hàng cùng lúc. Tự chọn hình thức trả lương, tự xác định quỹ lương, thưởng theo năng suất lao động và trình độ các bộ công nhân viên. 1.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh Sau gần 20 năm hình thành và phát triển, cùng với định hướng tập trung nghiên cứu thị hiếu khách hàng và đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, sản phẩm và dịch vụ của Công ty đã đáp ứng những yêu cầu hết sức khắt khe về chất lượng của các nhà sử dụng có tên tuổi đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Philippin, Malaysia, Thái Lan Đến nay, MINEXCO đã dành được sự tín nhiệm và trở thành một trong những nhà cung cấp cát silic lớn nhất của Việt Nam và Châu Á. Sự tăng trưởng mạnh mẽ xuất khẩu cát silic, đồng thời đã thúc đẩy Công ty mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác. Bắt đầu từ năm 2000, MINEXCO đi sâu nghiên cứu các dự án cát nghiền, thủy tinh thạch anh, vật liệu xây dựng, bất động sản, du lịch Vịnh Vân Phong, du lịch Bãi Dài - Cam Ranh, … và tiếp tục phát triển các dự án khoáng sản khác như Diatomit, đá Granite,… kể cả đầu tư tài chính vào các Công ty cổ phần khác. Ngành nghề kinh doanh - Khai thác, chế biến khoáng sản. - Dịch vụ tư vấn địa chất và khai thác mỏ Lộ Thiên. - Dịch vụ khách sạn, du lịch và các dịch vụ phục vụ khách du lịch. - Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. - Kinh doanh bất động sản. - Xây dựng dân dụng. 9 10 = 10 = 1.4 Vai trò, vị trí của Công ty đối với địa phương và nền kinh tế 1.4.1 Đối với nền kinh tế Khai thác chế, biến khoáng sản ngoài việc tận dụng được sự ưu đãi của thiên nhiên, đặc biệt là loại nguyên vật liệu cát có thể sản xuất, chế biến ra nhiều mạt hàng cao cấp như thủy tinh, pha lê, gốm sứ,… phục vụ cho xuất khẩu. Việc đầu tư cho ngành còn nhằm phát triển công nghệ khai thác, giảm hao phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng tích lũy, nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ khoán sản trong và ngoài nước. Tóm lại, khai thác và chế biến xuất khẩu khoáng sản đã khẳng định được vị trí to lớn của mình trong nền kinh tế, đó là đòn bẩy tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đồng thời, từng bước thỏa mãn nhu cầu trong nước và quốc tế. 1.4.2 Đối với địa phương MINEXCO có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Tỉnh nhà, tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước thông qua kinh doanh xuất khẩu khoáng sản địa phương. Công ty cũng tạo ra cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác với các nước phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ hiện đại trong khai thác sản xuất khoáng sản, thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân lao động. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tại địa phương. 1.5 Cơ cấu tổ chức quản lý Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý 10 ĐAỊ HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM TỔNG GIÁM P. TỔNG GIÁM [...]... do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành Nếu không chú ý đến sản phẩm thay thế hiện tạisản phẩm thay thế tiềm ẩn, Công ty có thể sẽ bị tụt lại với thị trường nhỏ bé của mình Phần lớn các sản phẩm thay thế mới là kết quả của sự tác động do yếu tố công nghệ mang lại Do vậy chú ý đến các sản phẩm thay thế sẽ làm cho doanh nghiệp thêm chủ động ứng phó trong chiến lược sản xuất... loạt các máy ủi, máy đào, cẩu nâng hiện đại có công suất cao, đáp ứng yêu cầu của hoạt động khai thác và chế biến ở khu cực đá Tân Dân Cũng như khu vực đá Tân Dân, khu vực khai thác chế biến đá Granite Segai tại Suối Tiên được đầu tư mới máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến với năng lực khai thác đạt 5.000m3/năm, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy cưa xẻ đá Granite của Công ty con là Công ty Cổ... khóang sản không những trong tỉnh mà còn trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản, nhằm phát huy thương hiệu và uy tín của MINEXCO trên thị trường quốc tế Trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, Công ty tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh họat động khai thác dịch vụ du lịch nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch (khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí v.v ), nâng cao. .. người tiêu dùng chấp nhận bỏ ra một số tiền không nhỏ để đổi lấy những sản phẩm cao cấp, chất lượng cao hơn, mẫu mã hấp dẫn và đẹp hơn, tiện lợi và dễ sử dụng hơn, an toàn cao hơn và đặc biệt là để thể hiện đẳng cấp của mình Trong đó, những sản phẩm làm từ đá Granite (bàn, ghế, các đồ trang trí nội thất và vật liệu xây dựng) là những sản phẩm tiện lợi, dễ sử dụng và cũng không kém phần sang trọng Tuy nhiên,... 36.000m3/năm Đá chẻ 16.000m3/năm Sản phẩm chủ yếu: 35 36 = 36 = Đá khối loại 1: Đồng đều màu; Kích thước a 2.2m, b 1.05m, c 0.9m Đá khối loại 2: Không rạn nứt, gân; Kích thước a 1m, b 0.7m, c 0.5m Đá chẻ : Gồm 2 loại; Kích thước 20 x 20 x 20; 20 x 20 x 40 Đá mỹ nghệ (đá tinh): kích thước theo yêu cầu của khách hàng Đá Slab và đá Tile: được đưa vào sản xuất 2007 Trên cơ sở thiết lập dây chuyền cưa xẻ đá tại... nghiệp, đã tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 2.1.3 Các yếu tố văn hóa, xã hội Đồ dùng nội thất từ đá Granite tuy không phải là nhu cầu thiết yếu của con người nhưng nó là một trong những sản phẩm sang trọng của người tiêu dùng nói chung và của giới thượng lưu nói riêng Do đó, nhu cầu thể hiện mình của con người đã đẩy thị trường... tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp và của Công ty Nhà máy chế biến đá Tân Dân: gồm 42 nhân viên, được thành lập dựa trên cơ sở kế thừa và tổ chức lại của Nhà máy chế biến đá Granite Tân Dân thuộc Công ty TNHH một Thành Viên khai thác chế biến xuất khẩu Khoáng sản Khánh Hòa trước đây  Nhiệm vụ chính: - Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chế biến đá ốp lát theo quy cách, tiêu chuẩn quy định Đảm bảo đạt năng suất,... do cạnh tranh không lại, rủi ro sẽ xảy ra, khả năng hoạt động bị thu hẹp và có thể dẫn tới phá sản Vì vậy trong chiến lược kinh doanh cần phải có sự phân tích các đổi thủ cạnh tranh trong hiện tại và cả trong tương lai để đưa ra các phản ứng kịp thời trước đối thủ Sự am hiểu về các đối thủ cạnh tranh có tầm quan trọng đến mức có thể cho phép các nhà quản trị đưa ra các chiến thuật, chiến lược cạnh tranh. .. hình hoạt động sản xuât kinh doanh của công ty 2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính 2.1 Các đơn vị sản xuất là trực tiếp thực hiện các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản Bộ phận sản xuất của Công ty gồm 05 đơn vị chính: Thủy Triều, Đầm Môn, Cam thành bắc - Cam Ranh, Xí Nghiệp Sản Xuất Gạch Terrazzo Nha Trang và Xí nghiệp đá Granite Tân Dân mới đưa vào hoạt động tháng 10/2008 Tổ chức sản xuất trong... là quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất bao gồm mua sắm và quản lý các yếu tố đầu vào, vận hành hệ thống sản xuất để chuyển các yếu tố đầu vào thành sản phẩm cuối cùng và tiêu thụ sản phẩm, tích lũy tiền tệ Nói cách khác, đây là toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quá trình sản xuất của Công ty chủ yếu là quá trình khảo sát địa chất, quy hoạch mỏ, khai thác, . sức cạnh tranh sản phẩm đá Granite của Công ty Cổ Phần Khoáng Sản và Đầu Tư Khánh Hòa Chương III: Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm đá Granite. Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa, em đã chọn đề tài: " ;Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm đá Granite của Công ty Cổ Phần Khoáng sản và

Ngày đăng: 25/01/2014, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty hiện nay là theo mô hình trực truyến chức năng - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
c ấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty hiện nay là theo mô hình trực truyến chức năng (Trang 11)
BẢNG PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN QUA 03 NĂM (2006 -2008) - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
03 NĂM (2006 -2008) (Trang 28)
Qua bảng phân tích trên ta thấy: - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
ua bảng phân tích trên ta thấy: (Trang 30)
Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy: - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
b ảng phân tích số liệu trên ta thấy: (Trang 40)
Bảng phân tích thu nhập bình quân của người lao động - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
Bảng ph ân tích thu nhập bình quân của người lao động (Trang 42)
Bảng phân tích kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
Bảng ph ân tích kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương (Trang 45)
BẢNG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU QUA CÁC NĂM - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
BẢNG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU QUA CÁC NĂM (Trang 46)
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
h ình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter (Trang 64)
Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty từ 2006-2008 - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
nh hình kết quả kinh doanh của Công ty từ 2006-2008 (Trang 72)
Từ bảng thống kê trên ta thây: - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
b ảng thống kê trên ta thây: (Trang 73)
BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN QUA (2006 -2008) - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
2006 2008) (Trang 74)
Sau đây là bảng thống kê nguồn vốn cuối năm 2008 của một số đối thủ - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
au đây là bảng thống kê nguồn vốn cuối năm 2008 của một số đối thủ (Trang 75)
Qua bảng thống kê trên ta thấy nguồn vốn của Minexco là khá lớn, đứng thứ hai sau Công ty Cổ phần Phú Tài - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
ua bảng thống kê trên ta thấy nguồn vốn của Minexco là khá lớn, đứng thứ hai sau Công ty Cổ phần Phú Tài (Trang 76)
Qua bảng thống kê trên ta thấy: - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
ua bảng thống kê trên ta thấy: (Trang 79)
Bảng phân tích năng suất lao động của Công ty qua các năm - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
Bảng ph ân tích năng suất lao động của Công ty qua các năm (Trang 80)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP (31/12/ 2007) - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
31 12/ 2007) (Trang 90)
1. Tài sản cố định hữu hình 11,575,459,884 12,620,895,040 - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
1. Tài sản cố định hữu hình 11,575,459,884 12,620,895,040 (Trang 91)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP (31/12/ 2008) - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
31 12/ 2008) (Trang 93)
3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (Trang 93)
hình 18,783,596,517 11,575,459,884 - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
hình 18 783,596,517 11,575,459,884 (Trang 94)
3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố (Trang 97)
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đá Granite của MINEXCO pdf
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 97)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w