Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
283,1 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Khoa Sư Phạm
Giáo trình
Giao TiếpSư Phạm
Biên soạn: Lê Thanh Hùng
Phần I: Những vấn đề chung về giaotiếpsư phạm
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO TIẾP
Cách đây không lâu, vào những năm 80 của thế kỷ XX, đài truyền hình thành
phố Hồ Chí Minh có truyền hình trực tiếp buổi giao lưu giữa Việt kiều yêu nước
về quê ăn tết với khán gỉa của đài truyền hình. Có một chị Việt kiều ở Cộng hòa
liên bang Đức (lúc đó còn hai nước Đức) tâm sự rằng : “Chị có một người bạn
Việt Nam lấy một người chồng ở Cộng hòa liên bang Đức, chị ấy không biết
tiếng Đức, chồng lại chỉ biết bập bõm tiếng Việt, chồng là công nhân đi làm suốt
ngày. Cả ngày chị ở nhà không biết nói chuyện với ai, dịch vụ viễn thông lúc đó
lại khó khăn. Mặc dù cuộc sống về vật chất đầy đủ, nhưng quá buồn nên chị
sinh bệnh rồi chết”. Giaotiếp không phải chỉ là hình thức trò chuyện với nhau,
nhưng giaotiếp bằng ngôn ngữ là một hình thức giaotiếp quan trọng nhất. Qua
ví dụ trên cho thấy giaotiếp có vai trò rất quan trọng trong đời sống và hoạt
động của con người.
Ngay từ trong bụng mẹ đứa trẻ đã có sựgiao tiếp. Cái bào thai sống và hoạt
động cùng với nhịp sống và hoạt động của người mẹ. Quan hệ giữa người mẹ
với thai nhi không chỉ đơn giản về mặt sinh học. Không chỉ đơn thuần là người
mẹ truyền dinh dưỡng cho đứa con qua rau thai mà còn có những ảnh hưởng về
mặt tâm lý của trẻ sau này do những biến động tâm lý của người mẹ khi mang
thai. Cho nên khi mang thai, người mẹ phải kiêng nói và làm những việc không
tốt, không được xúc động mạnh. Chẳng hạn, phong tục lúc người vợ có mang,
người chồng phải kiêng sát sinh “ Không được cắt cổ gà, thiến cổ chó”. Thậm
chí lúc có thai, người mẹ còn phải đi đứng nói năng nhẹ nhàng. Có như vậy sau
này đứa trẻ ra đời và lớn lên mới phát triển bình thường về thể chất và tinh thần.
Khi đứa trẻ ra đời, giaotiếp của nó được đặc biệt quan tâm. Có nhiều tập
quán truyền thống ảnh hưởng đến việc tiếp xúc của người mẹ với đứa trẻ. Có
địa phương và gia đình rất cẩn thận như : Không nói lớn, không để người lạ vào
phòng trẻ sơ sinh nhất là đứa trẻ dưới một tháng tuổi, sợ trẻ bị vía, bị đẹn. Thậm
chí khi cần phải bế bé đi xa, các bà già còn cẩn thận bôi nhọ vào mặt trẻ, cầm
dao, cầm kéo đi theo để tránh hơi độc, vía lạ. Như vậy, từ xa xưa, trong vốn
kinh nghiệm của các dân tộc, việc giaotiếp với đứa trẻ được coi trọng để cơ thể
và đời sống tinh thần của đứa trẻ được phát triển bình thường.
Suốt quãng đời thơ ấu, đứa trẻ không chỉ có nhu cầu ăn, nhu cầu dinh dưỡng
mà còn có những nhu cầu khác như : nhu cầu được cưng chiều, nâng niu, bế
ẳm, vỗ về
Mới sinh ra đứa trẻ đã biết nhiều lắm, đòi hỏi nhiều thứ, trước hết là đòi hỏi trao
đổi, giao tiếp. Chúng gọi ra, phát ra có kẻ khác đáp lại. Người mẹ không chỉ là
bao che, làm cái lá chắn, ngăn chặn , không để quá nhiều kích thích từ bên
ngoài tấn công vào các giác quan, vào cơ thể non nớt của con. Mẹ còn đáp ứng
lại những tín hiệu của con phát ra. Con đưa mắt mẹ cũng nhìn lại, con líu lo mẹ
cũng bi bô nói lại, con vặn mình mẹ cũng đổi tư thế ngồi nằm cho hai cơ thể
thoải mái, ôm ấp lấy nhau. Con nắm đồ vật gì ném ra, mẹ lượm trả lại Rồi con
chập chững biết đi, mẹ dang hai tay ra đón, bé cố đứng dậy bước năm, bảy
bước rỗi ngã vào lòng mẹ
Có thể nói rằng : “ Được áp vào lòng mẹ để bú, được mẹ bế bồng, địu lên lưng
là có dịp trao đổi, giaotiếp với mẹ. Mẹ hiểu con, con hiểu mẹ, không phải thông
qua lời nói, chữ viết như thường lệ mà qua những mối quan hệ phi ngôn ngữ,
đúng hơn là tiền ngôn ngữ qua “xác thịt”. Đó là quan hệ “ruột thịt” nền tảng đầu
tiên của mối quan hệ giữa người và người. Mối quan hệ thân thiết nhất, cơ bản
nhất. Không được bú mớm, bế bồng, ôm ấp, hú hí, chơi đùa với mẹ, đứa trẻ
không thể thành người.
Vì vậy, toàn bộ nội dung tiếp xúc với đứa trẻ của người mẹ, người thân trong
gia đình từ khi lọt lòng đến toàn bộ thời thơ ấu và sau này trẻ đến trường học là
tiến trình xã hội hóa của một cá nhân thành nhân cách. Trong quá trình xã hội
hóa của một cá nhân, giaotiếp là hạt nhân, là điều kiện cần thiết để phát triển
tâm lý, nhân cách của mỗi người.
Đời sống tâm lý của mỗi người, của mỗi nhóm xã hội phải lấy giaotiếp làm cơ
sở. Không có giaotiếp đứa trẻ sẽ không thành người, không có giaotiếp nhiều
chức năng tâm lý người, nhiều phẩm chất tâm lý cá nhân không được hình
thành và phát triển. Trong quá trình lao động, cải tạo tự nhiên, xã hội bản thân
con người luôn luôn lấy sựtiếp xúc tâm lý giữa con người và con người, con
người với quan hệ xã hội làm trung tâm. Cho đến nay, trong phong tục của một
số ít bộ lạc Châu Phi vẫn còn tồn tại một hình phạt cao nhất cho những ai vi
phạm “ Luật lệ của bộ lạc là đuổi ra khỏi cộng đồng không cho tiếp xúc với con
người, phạm nhân phải sống trong rừng với thiên nhiên và hoang thú.
Sựgiaotiếp giữa con người được phát triển cùng với sự phát triển nền kinh
tế xã hội. Ngày nay do sự phát triển của khoa học, kỹ thuật. Dịch vụ viễn thông,
mạng Internet phát triển làm cho chúng ta có thể giaotiếp được với nhau một
cách dễ dàng. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu, các nhà khoa học xã hội cũng đã
khái quát các sự kiện giaotiếp của con người qua hai xu thế chung nhất :
Nhìn chung, các loại hình giaotiếp của con người tăng lên, đặc biệt là giao
tiếp không chính thức, đó là những kiểu giaotiếp diễn ra trong những hoàn cảnh
cụ thể như : đi tàu xe, cùng nhau xem phim, xem biểu diễn văn nghệ, thực hiện
một nhiệm vụ cùng nhau, một công việc cùng nhau trong một thời gian nhất
định mà các đối tượng giaotiếp không nhất thiết phải cùng một cơ quan hoặc
hiểu biết nhau, thậm chí cũng không cần nhớ tên, tuổi, địa chỉ của nhau. Loại
giao tiếp này có đặc điểm :
Giaotiếp theo vụ việc.
Nhất thời, không liên tục.
Giaotiếp cá nhân mỗi người có chiều hướng co hẹp lại về phạm vi và mức
độ, con người ít cởi mở với nhau, người ta giải thích rằng những hoạt động
“cộng đồng”, “tập thể”, dường như giảm đi, cuộc sống thu vào các căn hộ gia
đình. Gia đình cũng có xu hướng thu nhỏ lại (hai thế hệ thay vì ba, bốn thế hệ
như gia đình trước đây.
Giao tiếp là gì?
Hiện nay tồn tại nhiều khái niệm giaotiếp khác nhau, đứng trên các quan điểm
khoa học xã hội, kinh tế , tâm lý học thậm chí ngay trong khoa học tâm lý cũng
tồn tại nhiều khái niệm giao tiếp.
Để hiểu giaotiếp là gì, chúng ta có thể xem xét giaotiếp qua các đặc trưng như
sau :
1. Giaotiếp là một quá trình con người ý thức được mục đích, nội dung và
những phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác. Trong quá trình
giao tiếp thì cả đối tượng và chủ thể giaotiếp đều ý thức được những nội dung
và diễn biến tâm lý của mình trong giao tiếp. Nhờ đặc trưng này, chúng ta dễ
dàng nhận ra được mục đích của quá trìnhgiao tiếp, giaotiếp để làm gì ? nhằm
mục đích gì ?
2. Giaotiếp diễn ra nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan,
nhân sinh quan, nhu cầu của những người tham gia vào quá trìnhgiao tiếp.
Đặc trưng này có vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách con
người.
Giúp cho mỗi người tự hoàn thiện mình theo yêu cầu đòi hỏi của nghề nghiệp,
của các quan hệ xã hội mà họ là thành viên.
Nếu giáo viên không tự học, tự bồi dưỡng mà chỉ bằng lòng với kiến thức học
4 năm ở trường Đại học thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nghề
nghiệp.
Qua giaotiếp mà những phẩm chất tâm lý của con người, những hành vi ứng
xử của con người được nảy sinh và phát triển.
Nhờ giaotiếp mà quá trình xã hội hóa mới thực chất hòa nhập mỗi cá nhân
vào các hoạt động của nhóm, cộng đồng, dân tộc, địa phương.
3. Qua giaotiếp giúp con người nhận thức, hiểu biết lẫn nhau. Sự nhận thức,
hiểu biết lẫn nhau vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả, phải nhận thức dù là ít ỏi
về đối tượng giaotiếp của mình. Có như vậy kết quả giaotiếp mới thành công.
Có nhận thức được nhau mới hiểu biết lẫn nhau. Nếu thầy giáo không hiểu học
sinh thì việc xử lý học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn. Thầy giáo không hiểu học
sinh thì việc xử lý học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn.
Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện trong giaotiếp giữa con người với con
người. Con người vừa là một thành viên tích cực của các quan hệ xã hội với tư
cách tạo lập nên các quan hệ xã hội như pháp quyền, kinh tế, văn hóa với tư
cách vừa là hoạt động tích cực cho nên tồn tại và phát triển của chính các quan
hệ xã hội đó.
Chẳng hạn, trong dạy học và giáo dục quan hệ giữa thầy giáo và học sinh là
một quan hệ xã hội đích thực, một tồn tại xã hội khách quan do cả hai phía thầy
và trò tạo dựng. Thiếu vắng thầy, học trò sẽ không có quá trình dạy học và giáo
dục. Quá trình này được tiến hành trong hoạt động giaotiếp giữa thầy giáo và
học sinh được quy định rõ ràng qua nội quy học sinh, qua những quy định,
quyền hạn và trách nhiệm của thầy giáo.
5. Giaotiếp được tiến hành trong một thời gian, không gian và các điều kiện cụ
thể. Nói cách khác, giaotiếp cá nhân mang tính chất lịch sử phát triển lịch sử xã
hội loài người.
6. Cá nhân trong giaotiếp vừa là chủ thể vừa là khách thể của giao tiếp. Trong
quá trình dạy học, học sinh vừa là khách thể, vừa là chủ thể. Qua phân tích
trên, ta có thể hiểu : Giaotiếp là một quá trìnhtiếp xúc giữa con người với con
người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn kinh nghiệm sống, kỹ
năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
Giao tiếp là một phương thức tồn tại của con người
Khi nghiên cứu học phần tâm lý học đại cương, chúng ta đã gặp khái niệm cá
nhân. Cá nhân là một con người cụ thể với tư cách là một thành viên của một
xã hội nhất định, sống và hoạt động trong những điều kiện xã hội và lịch sử nhất
định, có nghĩa vụ và quyền lợi nhất định. Rõ ràng, khi nói đến con người cụ thể,
họ phải có tên gọi, nghề nghiệp, giới tính, gia đình. Sống và hoạt động ở trong
một nhóm xã hội nhất định có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định. Họ có những giá
trị vật chất (nhà cửa, ruộng vườn, xí nghiệp ) và giá trị tinh thần (dòng họ, vị trí
xã hội, trình độ văn hóa, chuyên môn )
Về đời sống tâm lý, họ có ý thức, ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, niềm tin cá
nhân. Cũng ở phần tâm lý học đại cương đã khẳng định con người không thể
tồn tại và phát triển được nếu con người bị tách khỏi xã hội loài người. Điều này
đã được xã hội loài người thử nghiệm với mục đích khác nhau :
Ví dụ : Từ thế kỷ XII một quốc vương gần chân núi Hymalaya (vùng Aán Độ)
nhà vua cho rằng tín ngưỡng là bẩm sinh đối với con người. Quần thần không
tin vào lời phán truyền của vua, để chứng minh niềm tin của mình, nhà vua đã
bắt 4 đứa trẻ sơ sinh cho vào một tu viện nuôi, cắt đứt mọi quan hệ xã hội.
Mười hai mùa xuân trôi qua, 4 đứa trẻ được nuôi sống không được tiếp xúc với
mọi người. Kết quả chúng đi bằng 4 chân, hú, gào, nhìn thấy nhà sư những đứa
trẻ này cũng phản ứng như đối với với mọi người – mắt nhìn sợ hãi, cùng với
tiếng hú dài Thế là niềm tin vào tôn gíao ( đạo Phật ) không bẩm sinh mà ra
rồi trường hợp bé nia và Kamala ở Aán Độ không may vừa sinh ra bị rơi ngay
vào bầy chó sói. Những đứa trẻ này không biết nói, đi bằng 4 chân, ăn, ngũ như
sói con vậy.
Hàng chục thử nghiệm đã chứng minh nếu không giaotiếp với con người, với
các quan hệ xã hội, đứa trẻ sẽ không trở thành người.
Dù muốn hay không muốn, mỗi cá nhân đều phải sống trong một hoàn cảnh
thiên nhiên, ở một địa phương nhất định, một xã hội nhất định, một giai cấp, một
tầng lớp, một gia đình nhất định. Cá nhân không thể tránh khỏi quan hệ này và
không thể không chịu ảnh hưởng của những quan hệ đó.
Trước hết, để có thể tham gia và các quan hệ xã hội, giaotiếp với người
khác, thì con người phải có một tên riêng, do gia đình ( ông, bà, cha, mẹ ) đặt
cho. Nói chung, cái tên gọi nó cũng gắ n với một ý nghĩa nhất định. Suy cho
cùng, tên gọi là đặc trưng rất cơ bản, khởi nguồn của con người xã hội. Lich sử
xa xưa của xã hội loài người cũng đã có thời kỳ gọi tên rất khác nhau, ở mức độ
khái quát đơn giản, chỉ nhằm phân biệt giới tính “ Cái hĩm”, “thằng cò”. Cùng với
sự phát triển của xã hội, tên gắn với bộ tộc, dòng họ, ám chỉ một cội nguồn xã
hội ra đời của đứa trẻ. Rồi tên gọi thời thơ ấu, lúc vào trường học, thời điểm đi
làm, lúc trưởng thành, sắp chết lại có một tên hiệu, “ tên cúng cơm”
Khi trưởng thành, con người có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp lại do xã hội
sinh ra và quy định. Muốn có nghề, phải hành nghề, phải có nghệ thuật giaotiếp
với mọi người thì mới thành đạt trong hoạt động. Chẳng hạn, để bán được hàng,
người ta có thể tăng hoặc giảm giá một mặt hàng nào đó.
Để có được giá trị vật chất, tinh thần riêng cho mình, thuộc về quyền sở hữu
của mình, cá nhân phải hoạt động tích cực với tư cách là một chủ thể có ý thức.
Một giá trị tinh thần chỉ có thể có được thông qua giao tiếp. Chẳng hạn, muốn
trở thành một nghệ sĩ ưu tú. Ngoài việc có giọng hát hay, có trình độ âm nhạc
còn phải say mê và có nghệ thuật biểu diễn trước công chúng. Không thể chỉ ở
nhà đóng cửa lại hát một mình mà có thể trở thành nghệ sĩ ưu tú.
Để có giá trị vật chất, con người phải lao động chân tay, lao động trí óc cộng
với sự giúp đỡ, kích thích, hướng dẫn của nhiều người. Không giaotiếp với mọi
người, ngay cả thức ăn cũng không đủ để cho sự tồn tại cho chính mình đừng
nói đến sự phát triển nhân cách một cách trọn vẹn.
Một phương tiện quan trọng để giao tiếp, một đặc trưng cho con người là
tiếng nói, ngôn ngữ. Đứa trẻ phải được học nói dưới sự hướng dẫn từng âm
thanh của mẹ, của mọi người tromng gia đình. “ Trẻ lên 3 cả nhà học nói”.
Chức năng và các loại giao tiếp
1. Chức năng giao tiếp:
Có nhiều cách khác nhau để phân chia các chức năng của giao tiếp.Ở góc độ là
một phạm trù của tâm lý học hiện đại thì giaotiếp có các chức năng như sau :
a. Chức năng định hướng hoạt động của con người. Người giáo viên trong quá
trình giảng dạy có thể chỉ nhìn vào nét mặt của học sinh, sự phản ứng của học
sinh trước lời giảng của mình mà nhận ra được mức độ nắm tri thức của học
sinh. Nhờ đo,ù giáo viên điều chỉnh lại cách dạy của mình để quá trình dạy học
đạt kết quả cao. Hay một học sinh có nhiều lần đi học trễ, một học sinh nhiều
lần không thuộc bài, em khác đi học thất thường, buổi đi, buổi nghỉ đều gợi lên
trong suy nghĩ của thầy giáo một hướng giáo dục tìm kiếm những thông tin
chính xác để có những biện pháp giáo dục thích hợp. Đứng về phía học sinh,
qua lời giảng của thầy, cô giáo, các em ý thức được trình độ chuyên môn,
những nét tính cách cơ bản của giáo viên đó. Nhờ đó, các em có những phản
ứng trả lời phù hợp với từng thầy, cô.
Ví dụ : Cô dạy Toán rất nghiêm, không làm bài tập về nhà là không được với cô
; thầy dạy Lý dễ tính có thể quên làm bài tập ở nhà cũng được ; cô dạy Văn thì
muốn thế nào cũng được cô đồng ý
Trong cuộc sống đời thường, nhất là đối với những người lạ chưa quen biết, lần
tiếp xúc đầu tiên thường là vừa giao tiếp, vừa thăm dò để hiểu đối tượng tiếp
xúc của mình. Mỗi lời nói, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười đều bao hàm những khía
cạnh thông tin quan trọng để giúp chúng ta giaotiếp có hiệu quả.
Qua phân tích trên, chúng ta có thể rút ra kết luận :
Quá trìnhgiaotiếp giúp chúng ta khả năng xác định các mức độ nhu cầu, tư
tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm của đối tượng giao tiếp. Nhờ đó, chủ
thể giaotiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.
b. Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi.
Giao tiếp là quá trìnhtiếp xúc có mục đích, nội dung và nhiệm vụ cụ thể. Nói
một cách khác con người ý thức được cần phải làm gì ? Cần đạt được những gì
? Đó là mặt nhận thức. Trong thực tiễn khi tiến hành giaotiếp không ít trường
hợp chủ thể giaotiếp phải linh hoạt, tùy điều kiện, thời cơ mà thay đổi, lựa chọn
phương tiện ( kể cả ngôn ngữ, cách diễn đạt, giọng điệu ) tùy đối tượng giao
tiếp mà ứng xử.
Chẳng hạn, có lần Khổng Tử ( 551 – 479 TCN ) đang dạy học, học trò Tử Lộ hỏi
thầy “một việc tốt có nên làm ngay không ?” Khổng Tử trả lời “Bàn bạc với
người lớn chút đã rồi hãy làm !”. Lần khác học trò Nhiễm Hữu cũng hỏi thầy câu
hỏi trên. Ông trả lời “ Đương nhiên nên làm ngay đi !”.Tại sao cùng một câu hỏi
mà Khổng Tử lại trả lời mỗi trò một khác ? Bởi vì, Tử Lộ làm việc hay dông dài,
bộp chộp, vội vàng, hấp tấp, còn Nhiễm Hữu trước việc làm gì vẫn thường nhút
nhát, do dự, không dám làm nên Khổng Tử cổ vũ anh ta mạnh bạo làm ngay.
Phương pháp giáo dục cá biệt thể hiện rất rõ chức năng này của giao tiếp. Giáo
dục phải phù hợp trong hoàn cảnh cụ thể, từng con người cụ thể, từng công
việc, từng loại tiết học mới có thể đạt được chất lượng, hiệu quả cao. Phải qua
giao tiếp với học sinh, chúng ta mới điều chỉnh được các biện pháp giáo dục
của mình phù hợp với từng học sinh. Trong đời sống sinh hoạt thường ngày, có
biết bao nhiêu điều chúng ta đã trãi qua, cảm nhận do không xem xét linh hoạt,
mềm dẻo trong giaotiếp mà xảy ra những chuyện hiểu nhầm trong tình cảm
thầy trò, đồng nghiệp thậm chí ngay cả đối với vợ con, cha mẹ
Giao tiếp còn có chức năng đặc thù xảy ra chính trong khi tiếp xúc giữa con
người và con người. Các nhà tâm lý học B.Ph.Lomov ; A.A.Bodaliov đã chia
giao tiếp làm ba loại chức năng :
a. Chức năng thông tin ( thông báo, truyền tin )
Chức năng này có cội nguồn sinh học, để thông báo cho nhau một tin tức gì
đó. Ở động vật thường phát ra âm thanh (ở mức độ tín hiệu đơn giản, bản năng,
ăn uống, tự vệ, sinh đẻ, bảo toàn giống loài)
Ví dụ : tiếng ré lên của con khỉ đầu đàn khi gặp con trăn – cả đàn bỏ chạy tán
loạn.
Ở người nội dung thông tin rất phức tạp, rất xã hội. Chẳng hạn, Thầy giáo
nhận được một lá thư của một em học sinh cũ của trường thông báo về sự
trưởng thành của em trong quân đội. Thầy hồi tưởng lại quá khứ 10 năm về
trước bóng dáng mảnh mai của cậu học trò nghịch ngợm
Chức năng thông tin có cả ở hai phía của quá trìnhgiaotiếp ( chủ thể – đối
tượng giaotiếp ) Chẳng hạn, Nhà nước ban hành một chế độ mới, nhà nước
cũng phải nắm thông tin phản hồi của dân chúng để điều chỉnh chế độ, chính
sách.
Muốn quản lí, điều hành một nhóm xã hội, một lớp học, lớn hơn nữa là một
huyện, một tỉnh, cấp nhà nước phải có thông tin. Có thông tin đúng, chính xác,
nhanh mới điều hành có hiệu quả.
Để đạt được mục đích điều hành trong quản lí, tổ chức trong nhóm xã hội
nhất thiết phải thông qua giaotiếp ( giaotiếp trực tiếp, gián tiếp thông qua các
phương tiện thông tin khác nhau).
b. Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi (như đã nêu và phân tích ở phần
trên ).
c. Chức năng đánh giá thái độ của giao tiếp.
Trong giaotiếp con người bao giờ cũng biểu hiện những thái độ nhất định như :
thiện cảm, thờ ơ, lãnh đạm, vồn vã, cởi mở, chân thành, dấu diếm, trung thực
Như trên đã phân tích giaotiếp bao giờ cũng được một con người cụ thể thực
hiện, thái độ của cá nhân bao giờ cũng được bộc lộ trong tiến trìnhgiao tiếp.
Trong quá trìnhgiao tiếp, đối tượng giaotiếp có kinh nghiệm dự đoán được
chủ thể giaotiếp của mình muốn gì qua giọng điệu, hành vi, cách ứng xử từ
ánh mắt, nụ cười, nhịp điệu ngôn ngữ nói ( ngập ngừng, mạch lạc, ngắn gọn,
đanh lạnh ) đều chứa đựng một thái độ, sắc thái khác nhau. Đại văn hào Nga,
Leptontôi đã tổng kết được trên 80 ánh mắt thể hiện các sắc thái khác nhau của
xúc cảm và tình cảm con người.
Ý nghĩa của việc đánh giá thái độ của nhau trong giaotiếp góp phần quan
trọng làm cho hiệu quả giaotiếp đạt mức cao. Chẳng hạn, trong dạy học, giáo
viên gặp tâm trạng sợ sệt của học sinh khi không thuộc bài. Nhìn ánh mắt lấm lét
của học sinh khi đang làm bài kiểm tra, sớm muộn cũng bộc lộ hành vi gian dối
Nhờ sự trung thực này trong giao tiếp, chúng ta hiểu nhau hơn, dễ dàng tiếp xúc
với nhau để hoàn thành những công việc chung của trường, lớp và xã hội.
Nếu xét chức năng giaotiếp trong một quá trìnhgiao tiếp, thường trong tâm lý
học xã hội, người ta chia làm các loại sau :
a. Chức năng liên kết (nối mạch – tiếp xúc)
Bản chất của chức năng này là nhờ có giao tiếp, con người hợp đồng được với
nhau để làm việc cùng nhau, hiểu nhau, liên hệ được với nhau. Xuất phát từ
nhu cầu tránh cô đơn của con người, nhu cầu giaotiếp sớm xuất hiện ở con
người, từng lứa tuổi cường độ nhu cầu này mạnh, yếu khác nhau. Đứa trẻ ( từ
lọt lòng đến một tuổi) rất cần được bế ẳm, vỗ về mà các nhà tâm lý học trẻ em
gọi là nhu cầu gắn bó với người mẹ. Đối với học sinh trung học cơ sở, nếu bị
hình phạt không cho tiếp xúc với những người xung quanh, thì hình phạt này
khủng khiếp biết chừng nào.
Cảm giác an toàn thôi thúc con người kết đoàn với nhau.
b. Chức năng đồng nhất.
Là sự hòa nhập của cá nhân vào nhịp sống và hoạt động của một nhóm xã hội (
gia đình, lớp học, tổ sản xuất ) con người cảm thấy mình là một phần máu thịt
của tổ ấm gia đình, tổ chuyên môn, hội đồng nhà trường
“ Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ ”
Các thành viên trong nhóm chia vui, san sẻ nổi buồn với nhau Nhờ chức năng
này mà con người thành đạt trong các quan hệ xã hội.
c. Chức năng đối lập, đối kháng.
Là sự bất đồng tâm lý của cá nhân với các thành viên trong nhóm, cộng đồng.
2 . Các kiểu loại giao tiếp
a . Căn cứ vào sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể và đối tượng
giao tiếp, người ta chia làm hai loại :
– Giaotiếp trực tiếp
Chẳng hạn, sựtiếp xúc của thầy giáo và học sinh trên lớp, sinh hoạt tổ chuyên
môn, sự gặp gỡ những người quen biết là giaotiếp trực tiếp.
Giao tiếp trực tiếp là loại giaotiếp được tiến hành đồng thời một thời điểm có
mặt cả đối tượng và chủ thể giao tiếp.
Loại giaotiếp này có đặc điểm :
Có thể sử dụng ngôn ngữ phụ ( giọng điệu, nhịp điệu, cường độ lời nói) và
những phương tiện ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ ) để nhấn mạnh hoặc
thể hiện thái độ.
Giaotiếp trực tiếp rất linh hoạt, mềm dẻo, tùy hoàn cảnh, tùy phản ứng của
đối tượng giaotiếp mà ta ứng xử cho phù hợp.
– Giaotiếp gián tiếp
Những trường hợp giaotiếp được thực hiện qua các phương tiện trung gian
( thư từ, báo chí, truyền thanh, truyền hình v.v ) là giaotiếp gián tiếp.
Giao tiếp gián tiếp là loại giaotiếp mà đối tượng giaotiếp không có mặt ở thời
điểm cần tiếp xúc. Loại giaotiếp không tận dụng được những ưu điểm của giao
tiếp trực tiếp nhất là qua ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc qua điện thoại
thì giọng điệu, cách phát âm giúp cho đối tượng giaotiếp ở xa hiểu thêm thái
độ của chủ thể giao tiếp.
b. Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ hoạt động của nhóm xã hội, cá nhân mà
người ta chia giaotiếp ra làm hai loại :
– Giaotiếp chính thức
Ví dụ : giaotiếp giữa vợ chồng, con cái, cha mẹ được luật hôn nhân và gia đình
qui định (tuổi kết hôn, quyền lợi, trách nhiệm ), giaotiếp giữa thầy giáo và học
sinh được pháp luật qui định là giaotiếp chính thức.
Giao tiếp chính thức là sựgiaotiếp giữa các thành viên trong một nhóm xã hội
hoặc các nhóm xã hội chính thức, nghi thức giaotiếp được dư luận xã hội hoặc
pháp luật, phong tục tập quán qui định.
– Giaotiếp không chính thức
Chẳng hạn, sựgiaotiếp giữa các cá nhân trên một chuyến xe, tàu ; những
người cùng xem phim, nghệ thuật, cùng mua hàng
Giao tiếp không chính thức là sựgiaotiếp giữa các cá nhân trong nhóm không
chính thức với nhau.
c. Trong tâm lý học xã hội, người ta chia giaotiếp thành ba loại :
– Giaotiếp định hướng – xã hội : Chẳng hạn, nhân viên sở địa chính đến khu
dân cư ven lộ để thông báo việc mở rộng lộ giới và vận động bà con tự giác di
dời. Như vậy, giaotiếp định hướng – xã hội là loại giaotiếp mà chủ thể giaotiếp
với tư cách là đại diện cho xã hội nhằm truyền tin, thuyết phụcặcccc kích thích
đối tượng giaotiếp hoạt động.
– Giaotiếp định hướng – nhóm: Là loại giaotiếp mà chủ thể giaotiếp với tư
cách là đại diện cho một nhóm xã hội nhằm mục đích giải quyết những vấn đề
do nhóm đặt ra trong học tập, sản xuất, kinh doanh, chiến đấu
– Giaotiếp định hướng – cá nhân: Là loại giaotiếp mà chủ thể giaotiếp không
đại diện quyền lợi cho nhóm xã hội nào cả mà hoàn toàn vì mục đích cá nhân,
xuất phát từ động cơ, nhu cầu, hứng thú, xúc cảm của cá nhân. Dựa vào
khoảng cách không gian để người ta đánh giá mức độ thân mật hay xã giao,
thân tình hay vì trách nhiệm. Khoảng cách không gian giữa chủ thể giaotiếp và
đối tượng giaotiếp ta thường gặp :
Từ 400 cm tở lên : giaotiếp xã giao
Từ 120 cm đến 400 cm : thân mật
Từ 45 cm đến 120 cm : tình cảm
Từ 45 cm trở xuống : rất tình cảm
Giao tiếp và sự phát triển nhân cách
1 . Giaotiếp giúp con người có dáng đi thẳng và cách ứng xử của con người.
Để cho trẻ biết đi đứng dáng người thì ông, bà, cha, mẹ và người lớn xung
quanh phải dạy cho trẻ tập đi. Không có những lần dắt tay bé đi, cho bé men
theo thành giường, bậc cửa thì làm sao trẻ biết đi giống người. Không có sự
tiếp xúc của người lớn, trẻ không có dáng đi của người.
Sau khi trẻ biết đi, người lớn làm mẫu dạy trẻ ai cho gì, cháu muốn lấy phải đưa
hai tay ra đón, miệng nói “ con cám ơn !”
Khi được ăn trẻ gián tiếptiếp xúc với con người qua sản phẩm của họ. Trước
khi ăn trẻ đều nhìn người lớn ăn, làm mẫu để chúng tập cầm muỗng, cầm đũa
ăn đúng như người lớn, phong cách ăn của người – con người có nhân cách.
2 . Giaotiếp giúp con người hình thành và phát triển ngôn ngữ:
[...]... cách giaotiếpsưphạm và ý nghĩa của nó trong việc hình thành nhân cách của học sinh: a Phong cách giaotiếpsưphạm là gì? Phong cách giaotiếpsưphạm là toàn bộ hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối ổn định, bền vững của giáo viên và học sinh trong quá trìnhgiaotiếpsưphạm b Các loại phong cách giaotiếpsư phạm: b1 Phong cách dân chủ trong giaotiếpsư phạm: ... luyện mới có được ý thức đó, như vậy, thiếu giaotiếp với thầy cô, học sinh sẽ không có ý thức học tập nghiêm túc CHƯƠNG II: GIAOTIẾPSƯPHẠM Khái niệm về giaotiếpsưphạm 1 Giaotiếpsưphạm là gì ? Giaotiếp giữa con người với con người trong hoạt động sưphạm được gọi là giaotiếpsưphạm Vậy, hoạt động nào được gọi là hoạt động sưphạm ? Chúng ta biết rằng giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, nó... thành công 3 Vì sao phong cách giaotiếpsưphạm lại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quá trình dạy học? Cho ví dụ minh họa Các kỹ năng giaotiếpsưphạm 1 Kỹ năng giao tiếpsưphạm là gì? Kỹ năng giao tiếpsưphạm là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ phối hợp hài hòa, hợp lý của giáo viên nhằm đảm bảo cho sựtiếp xúc với học sinh đạt kết quả trong hoạt động sưphạm với sự tiêu hao năng lượng... hiệu quả cao : Giáo viên chủ động, gần gũi, động viên học sinh phải có lòng y thương trẻ Biết tạo những xúc cảm, tình cảm tích cực ở cả giáo viên và học sinh Học sinh phải biết kính trọng giáo viên, và thực hiện tốt những yêu cầu do giáo viên đề ra 2 Mục tiêu giao tiếpsưphạm a Mục đích của giao tiếpsưphạm Mục đích giaotiếpsưphạm nằm ngay chính trong khái niệm giaotiếpsưphạm : Nhằm truyền... quá trìnhgiaotiếp Thực chất là sự thành lập các thao tác trí tuệ cơ động, linh hoạt của chủ thể giaotiếp cho phù hợp với những thay đổi liên tục của thái độ, hành vi, cử chỉ, nội dung ngôn ngữ mà đối tượng giaotiếp phản ứng trong quá trìnhgiaotiếp Có thể định hướng trước và thời gian đầu tiếp xúc giống nhau, nhưng trong quá trìnhgiaotiếp do nhiều nguyên nhân khác nhau, đối tượng giao tiếp. .. tượng giaotiếp trong hoạt động sưphạm Biết điều khiển là người có khả năng linh hoạt, uyển chuyển, cơ động trong hành vi ứng xử của chủ thể cho phù hợp với những thay đổi nhỏ của đối tượng giaotiếp Để điều khiển tốt quá trìnhgiao tiếp, chủ thể giaotiếp còn phải biết lựa chọn thời cơ, giới tính, lứa tuổi, trình độ nhận thức của đối tượng giaotiếp e Kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp: Phương... quả cao Xúc cảm không chỉ định hướng và nảy sinh trong giaotiếpsưphạm mà ở thời điểm kết thúc quá trìnhgiaotiếpsưphạm cũng nảy sinh những xúc cảm mới Một xúc cảm dễ chịu, ấm áp tình người, sau khi tiếp xúc với thầy, cô giáo tăng thêm nghị lực cho học sinh vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập c Hành vi Hành vi trong giao tiếpsưphạm được hiểu là hệ thống những vận động của đầu, mình,... vi phạm nội quy học tập Phần II: Một số bài tập thực hành kỹ năng giaotiếp CHƯƠNG I: MỘT SỐ TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ LIÊN QUAN ĐẾN GIAOTIẾP Trước khi tự thực hiện bài tập rèn luyện kỹ năng giaotiếp Anh (chị) hãy làm một số thực nghiệm để tìm hiểu mức độ nhu cầu giao tiếp, mức độ cởi mở và khả năng giaotiếp của chính bản thân mình Trắc nghiệm nhu cầu giaotiếp a Mục đích: Thử tìm hiểu nhu cầu giao tiếp. .. động giáo dục chỉ diễn ra trong nhà trường, trong đó chủ yếu là sựgiaotiếp giữa giáo viên và học sinh Giáo viên là người tổ chức, điều khiển quá trìnhgiáo dục trong nhà trường được gọi là chủ thể giaotiếp với nghĩa chung nhất Học sinh là người lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp do giáo viên truyền đạt cho Với ý nghĩa này học sinh là khách thể trong hoạt động giaotiếpsư phạm. .. bố trên mặt của con người như : mắt, trán, miệng, ngôn ngữ sự vận động đó hợp thành hành vi giaotiếp xảy ra trong quá trìnhsưphạm gọi là hành vi giaotiếpsưphạm Những vận động riêng lẻ của từng bộ phận cơ thể, trên nét mặt của thầy giáo, học sinh đều có ý nghĩa định hướng nhất định trong giaotiếpsưphạm Chẳng hạn, người ta đã tìm thấy trong các tác phẩm văn học của L.N.Tolxtôi, chỉ riêng tiếng . GIANG
Khoa Sư Phạm
Giáo trình
Giao Tiếp Sư Phạm
Biên soạn: Lê Thanh Hùng
Phần I: Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO TIẾP
Cách. thiếu giao
tiếp với thầy cô, học sinh sẽ không có ý thức học tập nghiêm túc.
CHƯƠNG II: GIAO TIẾP SƯ PHẠM
Khái niệm về giao tiếp sư phạm
1 . Giao tiếp sư phạm