1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm ppt

4 1,9K 43

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 54 KB

Nội dung

Rèn luyện nghiệp vụ phạm – Một việc làm nhằm góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục (08.06.2006, 05:00 pm GMT+7) Giáo dục là quốc sách là mục tiêu đầu tiên và cần thiết để phát triển đất nước. Một quốc gia chỉ có thể phát triển vững mạnh nếu có một nền giáo dục chất lượng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội. Để giáo dục thực sự vững mạnh và vững chắc thực sự thì cần có một đội ngũ nhà giáo có trình độ đảm bảo chất lượng và biết vận dụng các kiến thức của mình vào việc dạy học. Giáo dục phổ thông là một bậc thang quan trọng nhất của nền giáo dục quốc gia, vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của quốc gia đó. Để nền giáo dục phổ thông có chất lượng cao thì đội ngũ nhà giáo phổ thông phải đảm bảo được yêu cầu dạy và học ở trường phổ thông. Để thực hiện được điều đó thì việc rèn luyện nghiệp vụ phạm ở trường phạm là một việc làm rất cần thiết để dội ngũ nhà giáo khi ra trường có một tay nghề vững vàng trên bục giảng. Rèn luyện các kỹ năng phạm: 1/ Phương pháp đi dự giờ của GV: Dự giờ để theo dõi tiết dạy của các GV chính thức và qua đó học tập cách dạy là một việc làm rất cần thiết để nâng cao tay nghề của một sinh viên phạm sau khi ra trường. Để việc dự giờ được hoàn thành một cách tốt nhất thì trước hế người sinh viên phạm cần phải hiểu đầy đủ về tâm lý HS qua các môn học về tâm lý ở trường phạm; hiểu và nắm vững về giáo dục thông qua các môn có liên quan, đồng thời phải có một kiến thức rất vững về ngành của mình. Nếu sinh viên phạm không nắm vững các môn học này thì sẽ ngỡ ngàng trước cách dạy cũng như cách ứng xử của GV trong giờ dạy. Người dạy cho sinh viên dự giờ phải đảm bảo là một GV dạy có chất lượng thực sự và dạy những bài đại diện đầy đủ nhất của chương trình. Sinh viên dự giờ phải ghi chép, quan sát đầy đủ sau đó đúc kết kinh nghiệm từ tiết dạy. Chúng ta phải luôn tự đặt câu hỏi tại sao GV dạy như thế? Hành động như thế? Nếu mình đứng ở vị trí đó thì mình sẽ ứng xử như thế nào? . Trong khi dự giờ sinh viên cần theo dõi một số nội dung chủ yếu sau: - Mục tiêu bài giảng: mục tiêu kiến thức, mục tiêu kỹ năng, mục tiêu thái độ. - Những nội dung cơ bản của bài giảng. - Những phương pháp được lựa chọn để truyền đạt kiến thức. - Những biểu hiện của tư tưởng đổi mới phương pháp dạy học. - Mối quan hệ thầy – trò trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. - Chữ viết và phương pháp trình bày bảng của GV. - Việc sử dụng ngôn ngữ trong bài giảng. - Tính tích cực của HS trong khi lĩnh hội kiến thức. - Những đồ dùng dạy học được sử dụng trong giờ dạy. - Sự gắn liền lý luận với thực tiễn. - Khả năng tự đánh giá kết quả học tập của HS. - Việc thực hiện các bước lên lớp. - Sự phân phối thời gian cho các bước và tổng số thời gian thực hiện. - Những biểu hiện tâm lý của HS trong giờ học: chú ý quan sát , ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, ý chí, tình cảm, hứng thú… - Hiệu quả của giờ dạy. - Những điểm mới được thể hiện trong bìa giảng. Tạo trang in 2/ Luyện và sữa lỗi phát âm: Dạy học gắn liền với lời nói và lòi nói chính là phương tiện cần thiết để truyền đạt kiến thức từ GV đến HS nên việc phát âm chuẩn là điều rất cần thiết để nâng cao hiệu quả dạy học. Đối với sinh viên cần nhận thức rõ chữ viết nhằm ghi lại ngôn ngữ âm thanh. Nếu chúng ta phát âm sai sẽ đi đến viết sai và tiếp nhận thông tin sai. Để phát âm đúng chúng ta cần tham khảo các tài liệu về cách phát âm chuẩn và thống nhất vì như vậy chúng ta mới phát âm chuẩn được. Bên cạnh đó chúng ta cần chú ý đến cách phát âm của từng vùng, từng miền, và từng địa phương ( tiếng địa phương ). Ví dụ : - Phụ âm “tr” là phụ âm tắc, khi phát âm phỉa uốn lưỡi, đặt đầu lưỡi vào khoảng giữa mặt bên trong của hàm trên: trái, trưa,… - Phụ âm “ch” là phụ âm tắc nhưng khi phát âm không uốn lưỡi mà để mặt lưỡi áp vào mặt trong của hàm trên: cho, cháu…. - Phụ âm “s” là phụ âm xát, đầu lưỡi ngạc cứng, khi phát âm phải uốn lưỡi: sung sướng, sẵn sàng…. - Phụ âm “x” là phụ âm xát, đầu lưỡi răng, khi phát âm không uốn lưỡi: xa xôi, xuề xòa, xấp xỉ… Để khắc phục hiện tượng lệch phát âm giữa các miền chúng ta cần: - Luyên theo mẫu: Nhìn miệng người phát âm chuẩn rồi bắt chước đọc theo. - Phải có kiến thức ngữ âm thật tốt để bíet cách cấu âm của âm vị mắc lỗi so sánh với cấu âm chuẩn để phát âm cho đúng. - Phát âm đúng theo chữ viết chính tả. - Dùng các mẹo chính tả để nhận biết phát âm sai sửa lại cho đúng. 3/ Tập chữ viết và trình bày bảng: Chữ viết là một phương tiện rất quan trọng để trình bày kiến thức và kích thích hứng thú học tập của người học. Chữ đẹp, trình bày rõ ràng khoa học là phương tiện cần thiết để kích thích hứng thú học tập của học trò và nhờ đó mà thầy cô tự tin hơn trong tiết dạy. Cách viết và cách trình bày bảng có ảnh hưởng rất lớn đến học trò thậm chí chúng có thể bắt chước theo. Cao Bá Quát ngày xưa vì bị quan huyện chê là chữ xấu nên không xử kiện khiến ông ân hận và nhận ra rằng dẫu cho văn hay mà chữ xấu thì chẳng làm được gì nên ông đã quyết tâm rèn luyện chữ viết của mình để trở thành thần siêu Cao Bá Quát. Cho nên nếu chúng ta quyết tâm rèn luyện thì chắc chắn sẽ có chữ đẹp như Cao Bá Quát, cho nên việc rèn luyện chữ viết là một việc làm rất cần thiết để phục vụ việc dạy học. Trình bày bảng cũng là rất cần thiết để thu hút HS, viết bảng cũng cần phải trình bày đều đặn và khoa học. Muốn vậy cần: - Chuẩn bị bảng và phấn một cách cẩn thận: trình bày phối hợp các màu phấn để làm nổi bật phần trọng tâm của bài học. - Tư thế khi viết bảng và những yêu cầu khi viết bảng: cần tránh che khuất tầm nhìn của HS , đồng thời chú ý cách cầm phấn để viết một cách tốt nhất. Ngoài ra còn phải tiếp cận bảng chữ cái và các mẫu tự để viết đúng theo mẫu và đảm bảo tính khoa học. 4./ Tập luyện một số kỹ năng dạy học ở các bộ môn được đào tạo: Nghiên cứu sách giáo khoa phổ thông Để hoàn thiện khả năng dạy học đòi hỏi ta phải nắm vững chương trình sách giáo khoa mà ta đang giảng dạy. Phải tìm hiểu mối liên hệ giữa các phần trong chương trình, liên hệ như thế nào và liên hệ ở phần nào. Chúng ta phải biết phần đang dạy ở vị trí nào trong chương trình, mức độ quan trọng ra sao. Việc nắm vững chương trình sách giáo khoa sẽ giúp cho GV liên hệ giữa các phần một cách chặt chẽ, chính xác hơn gây hứng thú cho HS học tốt hơn và giúp cho chúng có kiến thức tổng quát về phần mà mình đã học. Ví dụ: Khi dạy bài về HNO 3 thì ở đây N có số oxi hóa là +5 thì ta có thể liên hệ với bài oxi hóa đã học ở lớp 10 để nhận biết tính oxi hóa của HNO 3 và cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử. Thiết kế bài giảng ( soạn giáo án ): Giáo án chính là cách thức để GV trình bày cho HS hiểu được vấn đề; cho nên việc soạn giáo án là rất quan trọng để giảng dạy. Nếu GV soạn giáo án một cách tốt nhất sẽ nâng cao hiệu quả giảng dạy của mình. Người GV cần quán triệt các yêu cầu sau khi soạn bài giảng: - Quán triệt mục tiêu của bài giảng về: kiến thức, kỹ năng, thái độ. - Nắm được các yêu cầu đổi mới trong việc thiết kế bài giảng. - Có khả năng hiểu biết sâu sắc nội dung của bài giảng, trên cơ sở đó xác định đúng đắn phần trọng tâm của bài. - Biết lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực theo tinh thần đổi mới để trình bày các nội dung tương ứng. - Nắm chắc đặc điểm tâm lý của từng đối tượng HS trong quá trình nhận thức để có những tác động phù hợp. - Biết xây dựng và sử dụng khéo léo hệ thống câu hỏi cho từng đối tượng HS. - Có kiến thức thực tiễn phong phú để minh họa cho nội dung bài giảng. - Đảm bảo đầy đủ quy trình kỹ thuật các bước lên lớp. - Biết phân phối thời gian hợp lý cho từng nội dung bài giảng. - Thiết kế bài giảng một cách khoa học, sạch, đẹp rõ ràng. Tập các khâu lên lớp: Lên lớp chính là quá trình quan trọng nhất của dạy học, trên lớp là lúc mà mình thể hiệc các phần đã rèn luyện trước đó. Bởi thế việc tổng hợp các kỹ năng khi lên lớp là một điều rất quan trọng và chúng ta cần thực hành chúng một cách khoa học. Trong các khâu này thì việc tập giảng bài và xử lý tình huống là quan trọng nhất. Khi chúng ta tập giảng bài dạy trước khi lên lớp thì khi lên lớp chúng ta sẽ trở nên tự tin hơn, vững chải hơn trước HS của mình. Bên cạnh đó khi tập giảng trước bạn bè, đồng nghiệp thì họ sẽ góp ý cho mình góp phần làm cho bài giảng mình ngày càng hoàn thiện hơn. Kỹ năng xử lý tình huống cũng rất quan trọng trong dạy học. Việc bạn xử lý tình huống một cách khoa học sẽ đảm bảo cho bài giảng liên tục và mang tính thuyết phục hơn đối với HS của mình. Mặt khác khi xử lý tình huống tốt sẽ nâng cao uy tín trong dạy học và nâng cao tính giáo dục của bài học hơn. 5/ Tập viết một số văn bản hành chính: Các văn bản hành chính luôn gắn liền với công tác giáo dục và giáo dục làm cho các văn bản ngày càng hoàn chỉnh hơn. Là một GV chúng ta phải tiếp xúc với nhiều loại văn bản khác nhau nên việc rèn luyện viết các văn bản hành chính là một điều rất quan trọng. Sau đây là một số văn bản hành chính thường gặp: a/ Đơn từ: Đơn từ là một loại văn bản được dùng nhiều trong đời sống hằng ngày vì đây là văn bản của cá nhân hay tập thể trình bày ý kiến, nguyện vọng của mình lên cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết các ý kiến và nguyện vọng đó. Những lưu ý cần thiết khi viết đơn: cần trình bày cụ thể nội dung và đề nghị cụ thể tránh viết một cách chung chung. Chúng ta cần trình bày một cách chính xác, trung thực, rõ ràng không cắt xén nội dung. b/ Biên bản: Biên bản là một loại văn bản hành chính có nhiệm vụ ghi lại các ý kiến và kết luận trong các cuộc hội nghị hoặc ghi lại ngay tại chỗ một hiện tượng sự vật hay một sự kiện xảy ra trong một thời gian cụ thể nào đó. Những điều cần lưu ý khi viết biên bản: khi làm nhiệm vụ ghi biên bản, dù là loại biên bản nào cũng phải đảm bảo ghi một cách đầy đủ, chính xác và trung thực, chú ý làm nổi bật những vần đề quan trọng, những kết luận chủ yếu. c/ Báo cáo: Báo cáo là một loại văn bản hành chính nhằm trình bày những kết quả thu được, những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện nhhiệm vụ của nhà nước, của cấp trên giao cho một đơn vị, một cá nhân nào đó để cấp trên nắm tình hình, có biện pháp chỉ đạo cho hợp lý. Những việc cần lưu ý khi viết báo cáo: + Phải trung thực, chính xác. + Phải báo cáo cụ thể, có trọng tâm trọng điểm. + Báo cáo phải kịp thời đúng thời gian quy định. Tài liệu tham khảo: Rèn luyện nghiệp vụ phạm thường xuyên – Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lý. . Báo cáo phải kịp thời đúng thời gian quy định. Tài liệu tham khảo: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên – Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lý. . ở trường phổ thông. Để thực hiện được điều đó thì việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở trường sư phạm là một việc làm rất cần thiết để dội ngũ nhà giáo khi

Ngày đăng: 22/12/2013, 14:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w