Triển khaiChínhphủđiệntửtạiViệtNam và vai
trò củanhàlãnhđạothông tin ( CIO )
Trong khoảng 10 nămtrở lại đây, khi trào lưu Chính PhủĐiệnTử (CPĐT) bắt
đầu, thì Internet đã mang đến cho ChínhPhủ (CP) các nước trên thế giới một loạt khả
năng về mặt lý thuyết để tạo ra các dịch vụ mới. Rất nhiều CP cố gắng hướng tới một
cuộc cách mạng trong mối quan hệ CP-Công Dân bằng công nghệ Web. Các nhà quản
trị, nhà khoa học, nhà công nghệ đã đầu tư rất nhiều công sức để nghiên cứu và phát
triển CPĐT. Kết quả là những sáng kiến khác nhau dẫn đến những thuật ngữ (và do đó
những cách hiểu) ít nhiều khác nhau: CP Số, CP làm việc trên Internet, CP Trực
Tuyến, CPĐT
Ba mô hình CPĐT
Trong khoảng 10 nămtrở lại đây, khi trào lưu Chính PhủĐiệnTử (CPĐT) bắt
đầu, thì Internet đã mang đến cho ChínhPhủ (CP) các nước trên thế giới một loạt khả
năng về mặt lý thuyết để tạo ra các dịch vụ mới. Rất nhiều CP cố gắng hướng tới một
cuộc cách mạng trong mối quan hệ CP-Công Dân bằng công nghệ Web.
Các nhà quản trị, nhà khoa học, nhà công nghệ đã đầu tư rất nhiều công sức để
nghiên cứu và phát triển CPĐT. Kết quả là những sáng kiến khác nhau dẫn đến những
thuật ngữ (và do đó những cách hiểu) ít nhiều khác nhau: CP Số, CP làm việc trên
Internet, CP Trực Tuyến, CPĐT
Chúng ta sẽ dùng thuật ngữ CPĐT với định nghĩa rất rộng, khá bất định và cũng
còn khá khó hiểu như sau (World Bank):
CPĐT là việc các cơ quan CP sử dụng một cách có hệ thống CNTT và viễn
thông (ICT- như mạng diện rộng, Internet, tính toán di động) để thực hiện các quan hệ
với công dân, với doanh nghiệp và với những cơ quan hành chính. Những công nghệ
này có thể cải thiện các dịch vụ bao gồm giao dịch với doanh nghiệp và công dân,
nâng cao hiệu quả quản lý. Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường
tính trong suốt, sự tiện lợi, sự tăng trưởng và giảm chi phí.
Từ định nghĩa này có thể thấy:
Việc xây dựng CPĐT là con đường rất dài! Vì CNTT-VT phát triển vô cùng
nhanh, để “sử dụng một cách có hệ thống CNTT và viễn thông”, CP đó phải luôn cập
nhật những công nghệ mới và do đó những dịch vụ mới!
Cách định nghĩa bóng bẩy thì nói rằng CPĐT là CP phục vụ người dân 24/24,
7/7, và bất kỳ người dân đang ở đâu.
Các nước tiên tiến về CNTT như Mỹ, Canada là những nước nói sớm nhất về
CPĐT. Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Họ đưa ra ý niệm CPĐT với mô hình 2 thành
phần và chủ yếu là hướng đến người dân.
Mô hình 2 thành phần của CPĐT
Các nước này thường sử dụng ngay định nghĩa “bóng bảy” nêu trên về CPĐT
(CP phục vụ người dân 24/24, 7/7, và bất kỳ người dân đang ở đâu). Nói cách khác, họ
quan niệm CPĐT là vấn đề G2C và G2B trên mạng.
G2C (Government to Citizen - ChínhPhủ với người dân) là việc giải quyết
thông qua mạng các quan hệ của người dân với các cơ quan CP. Người dân đóng thuế
thu nhập, đăng ký kết hôn, làm khai sinh qua mạng. Chúng ta hãy tưởng tượng sơ bộ
việc đăng ký kết hôn qua mạng để thấy đằng sau nó là những cơ sở dữ liệu (CSDL)
quốc gia vĩ đại đến chừng nào. Dịch vụ này không đơn thuần là nhận tờ khai đăng ký
kết hôn qua mạng mà là một hệ thốngthông tin tự động hóa dựa căn bản trên hệ CSDL
quốc gia về dân số.
G2B (Government to Business - ChínhPhủ với doanh nghiệp) là việc giải quyết
thông qua mạng các quan hệ của doanh nghiệp (DN) với các cơ quan CP. DN đóng
thuế, tham gia đấu thầu các dự án của CP, xin các loại giấy phép (chẳng hạn giấy phép
nhập khẩu) qua mạng. Hãy tưởng tượng các dự án của CP đều được tổ chức đấu thầu
qua mạng thì trình độ CNTT-VT trong các cơ quan CP phải cao đến cỡ nào. Đúng như
vậy, các quốc gia này khi khởi xướng vấn đề CPĐT đã tin học hóa cao độ các cơ quan
CP, xây dựng hạ tầng thông tin quốc gia bao gồm hàng loạt CSDL quốc gia (như
trường hợp CSDL dân số nói trên) làm nền tảng cho các dịch vụ trực tuyến tự động, họ
đã làm việc trên mạng ngay cả khi Internet chưa phổ biến. Dĩ nhiên họ cũng còn nhiều
việc cần làm để hoàn thiện công việc tin học hóa cao độ các cơ quan CP, liên kết các
cơ quan CP trong thời đại Internet. Tuy nhiên họ đã hoàn tất về căn bản cái mà sau này
các lý thuyết về CPĐT đã bổ sung vào, đó là thành phần G2G (Government to
Government - ChínhPhủ với Chính Phủ), tạo nên mô hình CPĐT 3 thành phần.
Mô hình 3 thành phần của CPĐT
Các nước trung bình như Hàn Quốc, Đài Loan bắt đầu bước vào tiến trình xây
dựng CPĐT vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Nói đến CPĐT người ta
nói đến 3 việc chính: sử dụng ICT mà chủ yếu là Internet để tổ chức mối quan hệ giữa
các cơ quan CP (gọi là G2G), giữa các cơ quan hành chính với công dân (G2C) và với
các DN (G2B), như đã nêu trên. Vào những năm cuối thập kỷ 90, Internet đã tạo ra
một môi trường hết sức thuận lợi để các quốc gia mới phát triển xây dựng các CSDL
quốc gia. Lịch sử CSDL quốc gia về dân số ở Thái Lan là một minh chứng rất sinh
động về những khó khăn to lớn, đầu tư tốn kém như thế nào trước khi có Internet và
thoát khỏi khó khăn như thế nào sau khi có Internet. Nghĩa là cùng với Internet, các
quốc gia mới công nghiệp hóa đã có cơ hội nêu lên và giải quyết khá gọn gàng các vấn
đề lớn của bài toán G2G mà kết quả chính là các CSDL quốc gia, làm nền tảng cho
dịch vụ G2C, G2B khởi xướng từ các nước phát triển. Cùng với thành phần G2G, họ
đang đẩy nhanh các tiến trình G2C và G2B. Trong thực tế, nếu thành phần G2G chưa
thật tốt thì không thể triểnkhai tốt các yếu tố G2C và G2B. Lý do cơ bản là vì để thực
hiện một dịch vụ trực tuyến nào đó trong các thành phần G2C hoặc G2B thì thường
phải có sự liên kết nhiều cơ quan quản lý nhà nước và dựa trên một hệ thống các
CSDL được liên kết rất hoàn chỉnh. Nói cách khác, G2G thường là yếu tố hậu trường
(Back-End) của G2C và G2B. Dĩ nhiên cũng có thể thực hiện một vài dịch vụ đơn giản
nào đó, hoặc những phân đoạn thủ tục hành chính on-line trong khi chưa tổ chức tốt
G2G. Mặt khác, cũng cần thấy rằng các quốc gia này đã qua 2 giai đoạn sử dụng máy
tính trong từng cơ quan hành chính. Đó là giai đoạn sử dụng đơn lẻ từng người và sử
dụng mạng cục bộ trong từng cơ quan. Họ đã đạt đến trình độ các nhân viên trong từng
cơ quan làm việc với nhau thông qua mạng máy tính và cùng xây dựng, chia sẻ nguồn
lực thông tin chung. Việc này họ hoàn tất vào các năm 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ
20. Chúng ta thì chưa có những thành tựu này. Không qua giai đoạn này thì không thể
làm được cái gọi là G2G thực sự. Từ đây ta phải nói đến thành phần thứ 4 của CPĐT.
Mô hình 4 thành phần của CPĐT
Với những quốc gia có trình độ ứng dụng CNTT thấp thì còn một giai đọan khó
khăn nhất phải làm là đưa CNTT, bao gồm chủ yếu MTĐT và mạng máy tính vào các
hoạt động hành chínhcủa từng cơ quan ở mức độ khá cao so với những gì ta quan sát
thấy ở nước ta. Công việc này gọi là G2E (Government to Employee - ChínhPhủ với
công chức) gồm 3 nội dung chính:
1. Máy tính trở thành công cụ làm việc như giấy bút cho công chức.
2. Mỗi công chức với máy tính của mình tạo dần nên các CSDL nghiệp vụ tích
hợp các loại thông tin thuộc trách nhiệm.
3. Các công chức trong một cơ quan được kết nối máy tính với nhau để nhờ
công cụ mạng thực thi một phần các giao tiếp với đồng nghiệp, với cấp trên và đặc biệt
là thực hiện việc chia sẻ thông tin trong các CSDL nghiệp vụ. Do quá trình chia sẻ
này, một công việc cực kỳ quan trọng là làm cho các CSDL của riêng kết nối lại với
nhau, loại bỏ các trùng lặp và mâu thuẫn. Từ đây tạo ra các CSDL, các nguồn thông
tin nghiệp vụ chung của toàn cơ quan, một thực thể mới của công nghệ quản lý với
CNTT (máy tính và mạng cục bộ) ra đời.
Không cơ bản hoàn thành G2E thì không thể nói về G2G một cách nghiêm túc.
Như vậy ta có lược đồ dưới đây biểu diễn mô hình CPĐT 4 thành phần và tiến
trình hợp lý của nó.
Tuyến CPĐT ở nước ta như trong lược đồ có thể so sánh với xếp hạng của Liên
Hợp Quốc về vấn đề này (xem bài “LHQ xếp hạng CPĐT: Có phải ViệtNam đứng thứ
90/191?”, trang 8 trong số này). Các quốc gia bắt đầu từ mô hình 3 thành phần thường
phải giải quyết không ít những khó khăn do việc triểnkhai thành phần G2E từ sớm
vào những năm 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Khi đó các ý niệm về thành phần
G2G chưa chín muồi, và các CSDL cũng như các yếu tố công nghệ được kiến tạo và
sử dụng chưa liên kết với nhau. Trong chuyến thăm ViệtNam gần đây nhất vào đầu
tháng 11/2003, bộ trưởng Bộ Thông Tin và Viễn Thông Hàn Quốc đã khuyến cáo
chúng ta về bài học phải trả giá này của Hàn Quốc. Chúng ta có thể tránh sai lầm này
với điều kiện tuân thủ một lộ trình nghiêm túc triểnkhai CPĐT.
Vai tròcủa các nhàlãnhđạothông tin (CIO)
Làm sao có được một lộ trình nghiêm túc cho cả nước, cho từng địa phương,
cho từng bộ, ngành triểnkhai CPĐT?
Trước hết, chúng ta cần hiểu sơ bộ bản chất của một lộ trình như vậy gồm
những nội dung chủ yếu gì?
Như trên đã phác họa 4 tiến trình vừa tuần tự, vừa song song và quan hệ rất mật
thiết của chúng trong toàn bộ việc xây dựng CPĐT. Triểnkhai CPĐT là việc đặt 4 tiến
trình này trong 5 giai đoạn, hay còn gọi là 5 mức độ của CPĐT: thông tin, đối thoại,
giao dịch, tích hợp và trí tuệ.
Như vậy, bản chất của lộ trình thực hiện CPĐT của một tổ chức là kế hoạch
thực hiện 4 tiến trình G2E, G2G, G2C, G2B trong thang bậc 5 mức độ của CPĐT. Nói
như vậy tương đối khó hiểu. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản hơn, đó là kế hoạch xây
dựng từng bước hạ tầng thông tin của tổ chức (lại được xem xét trong một tổ chức lớn
hơn) và việc vận dụng hạ tầng thông tin này cùng với các quy tắc hành chính để quản
lý, điều hành và làm dịch vụ hành chính cho nhân dân.
Không thể có lộ trình như vậy nếu không có các nhà “lãnh đạothông tin”
(CIO), không có các “văn phòng lãnhđạothông tin” ở cấp quốc gia, cấp bộ, ngành và
cấp tỉnh, thành phố.
Có một thời, chúng ta phát triển đô thị mà không cần quy hoạch, cứ xây nên
những con đường, những cây cầu, những ngôi nhà mà không cần thiết kế tổng thể.
Không thể táidiễn như vậy với các hệ thốngthông tin, đặc biệt là các hệ thống CPĐT
khi mà chúng ta đã thấy rất rõ tính hệ thống cao độ của chúng và đã thấy kinh nghiệm,
thấy giá phải trả của những người đi trước. Các kiến trúc sư thông tin không ai khác
chính là những “nhà lãnhđạothông tin” (CIO) có tri thức về vấn đề này.
. Triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam và vai
trò của nhà lãnh đạo thông tin ( CIO )
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, khi trào lưu Chính Phủ Điện. này của Hàn Quốc. Chúng ta có thể tránh sai lầm này
với điều kiện tuân thủ một lộ trình nghiêm túc triển khai CPĐT.
Vai trò của các nhà lãnh đạo thông