1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu CÔNG TÁC QUẢN LÝ BUỒNG BỆNH doc

11 4,1K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 185,85 KB

Nội dung

CÔNG TÁC QUẢN BUỒNG BỆNH Mục tiêu 1.Trình bày được tầm quan trọng của công tác quản buồng bệnh. 2.Mô tả được cách thay đổi không khí, sự cung cấp nước, ánh sáng trong buồng bệnh. 3.Phân tích được yêu cầu của một buồng bệnh. 1.Tầm quan trọng của công tác quản buồng bệnh Buồng bệnh là nơi điều trị bệnh đồng thời cũng là nơi tĩnh dưỡng cho bệnh nhân nên việc xây dựng nhất thiết phải có kế hoạch chu đáo. Tuy phải hết sức đơn giản nhưng cần phải có đầy đủ điều kiện vệ sinh cần thiết, đảm bảo cho bệnh nhân được thoải mái, an toàn. Khung cảnh buồng bệnh hết sức quan trọng đối với tinh thần người bệnh, giúp cho bệnh nhân điều trị có kết quả nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Quản buồng bệnh là một phần công việc hàng ngày của nhân viên y tế. Các nhân viên y tế phải thấy rõ một buồng bệnh sạch sẽ, ngăn nắp sẽ tạo ra cảm giác thoải mái an toàn khi làm việc. Nhưng bệnh viện hiện nay thường chưa thỏa mãn được yêu cầu của người bệnh nên điều dưỡng cần dựa vào khả năng hiểu biết của mình, căn cứ vào tình hình của bệnh nhân và kế hoạch điều trị của thầy thuốc, tạo những điều kiện thuận lợi và có ích nhất trong việc điều trị và chăm sóc người bệnh. 2.Cách thay đổi không khí trong buồng bệnh 2.1.Nhiệt độ Nhiệt độ tưởng là vào khoảng 18-22 0 C vừa phải không lạnh đồng thời cũng không làm đổ mồ hôi. Trong trường hợp đặc biệt phải thay đổi nhiệt độ cho phù hợp. Đối với trẻ em và người già nhiệt độ có thể để hơi tăng. Đối với bệnh nhân sốt nóng nhiệt độ cần giảm xuống một ít. Mùa rét cần ấm hơn. Để tránh nhiệt độ thay đổi bất ngờ mỗi buồng bệnh nên có một hàn thử biểu đề thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong buồng bệnh. Mùa đông tốt nhất là có hơi ấm để cho buồng bệnh ấm áp. Tốt nhất là dùng máy điều hòa nhiệt độ vì không có tro, khói, khí CO 2 và mùi khét. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay chưa thể sử dụng máy điều hòa nhiệt độ rộng rãi, ta có thể dùng lò sưởi điện, lò sưởi than Nếu dùng lò sưởi nhất thiết phải làm ống khói để carbon oxyd, khí carbonic được hút ra ngoài. Dùng lò sưởi điện thường tốn kém, dùng chậu than sưởi thì dễ xảy ra nạn cháy, nếu không có ống khói thì dễ ngộ độc vì hơi than nhất là khi buồng bệnh đóng kín cửa. ở những bệnh viện hiện đại người ta sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, dễ dùng cho các bệnh nhân nặng hoặc những bệnh nhân hậu phẫu. 2.2.Độ ẩm Có hai loại độ ẩm: Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối. 2.2.1.Độ ẩm tuyệt đối: Là tỷ lệ hơi nước ở mọt nhiệt độ nhất định trong một thể tích không khí nhất định lượng hơi nước đã được bão hòa. 2.2.2.Độ ẩm tương đối: Là tỷ lệ hơi nước ở một nhiệt độ nhất định trong một thể tích không khí nhất định so với lượng hơi nước bão hòa (tính là 100). Nếu lượng hơi nước thực tế chỉ bằng một nửa lượng bão hòa thì độ ẩm tương đối là 50%. Bảng độ ẩm nói chung đều chỉ độ ẩm tương đối. Độ ẩm trong buồng bệnh thích hợp nhất là 60% nhưng đối với một số bệnh nhân như viêm phế quản cần độ ẩm cao hơn, có thể nâng tới 80%. Trái lại trong buồng bệnh nhân hen xuyễn thì cần không khí khô ráo hơn, có thể giảm độ ẩm xuống 20% đến 10%. Chúng ta có thể điều hòa độ ẩm trong buồng bệnh cho thích hợp như mùa đông làm ẩm bằng cách nhân tạo. Trong buồng bệnh thường bị khô quá có thể đặt ấm nước trên lò sưởi để nước bốc hơi. Mùa hè nóng bức có thể treo rèm vải ướt ở cửa sổ làm cho không khí trong buồng mát mẻ vì nước dễ bốc hơi. Điều hòa nhiệt độ và độ ẩm được đúng mức, không khí trong buồng sẽ ấm áp dễ chịu rất có lợi cho sức khỏe. 2.3.Không khí lưu thông và trong sạch Khi chen chúc trong phòng đông người, ta thường thấy khó chịu vì nhiệt độ và độ ẩm trong phòng lên cao, tình trạng này ở buồng bệnh lại càng khó chịu hơn, vì ngoài hơi người trong buồng bệnh còn có mùi của các chất bài tiết (nước tiểu, phân ) dễ có mùi tanh, hôi nên việc thay đổi không khí trong buồng bệnh có tầm quan trọng rất lớn. Muốn vậy cần: 2.3.1.Yêu cầu về diện tích, không khí Mỗi người bệnh phải có 30m 3 không khí và 6-7m 2 diện tích. Mỗi giường cách nhau 2.4m, bệnh nhân truyền nhiễm phải cho nằm buồng bệnh để đề phòng nước bọt hoặc bụi có vi khuẩn truyền bệnh. 2.3.2.Cửa sổ và ống thông hơi Buồng bệnh phải có nhiều cửa số, cửa chớp để không khí lưu thông dễ dàng, nhưng không được kê giường bệnh sát cửa sổ để tránh gió lùa. Buồng bệnh cần có hệ thống thông hơi để không khí mới lùa vào, mở một cửa thông hơi ở chỗ cao để hơi nóng trong buồng bay ra vì về nguyên tắc không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh nên không khí nóng sẽ bay lên cao và thoát ra qua cửa thông hơi, làm không khí lưu chuyển, do đó không khí được lưu thông, trong sạch. 2.3.3.Quạt điện Về mùa nóng dùng quạt điện nên dùng quạt trần nhẹ, không để quạt thẳng vào bệnh nhân. Nhưng dù áp dụng cách nào, khi thay đổi không khí cũng cần phải chú ý không nên để không khí lưu chuyển quá nhanh hay để gió thổi vào bệnh nhân vì như thế dễ bị cảm lạnh. 2.3.4.Giờ giấc thực hiện Thường thay đổi không khí sau giờ vệ sinh buổi sáng, trước khi ngủ trưa và ngủ tối hoặc khi có mùi hôi thối trong buồng bệnh. Về mùa rét cần đóng kín cửa buồng bệnh, trời lạnh mỗi ngày phải mở cửa thông gió 3-4 lần mỗi lần 15 phút. Khi làm thoáng khí phải đề phòng bệnh nhân cảm lạnh, người ta bảo vệ cho bệnh nhân khỏi bị cảm lạnh bằng cách đắp thêm chăn, đặt túi chườm nóng, để bình phong che gió lùa 3.Ánh sáng trong buồng bệnh 3.1.Ánh sáng thiên nhiên Ánh sáng mặt trời rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nó có tác dụng làm không khí ấm áp, diệt khuẩn mạnh. Ngoài ra tia ngoại tím trong ánh sáng mặt trời còn có tác dụng phòng bệnh còi xương, vì vậy buồng bệnh cần có đầy đủ ánh sáng. Muốn vậy, khi xây dựng phải chú ý sao cho diện tích cửa sổ phải bằng 1/4 diện tích mặt đất của buồng bệnh. Hàng ngày sáng, chiều cần mở cửa sổ và cửa ra vào cho buồng sáng sủa, một mặt để bệnh nhân được hưởng ánh sáng mặt trời, mặt khác để thuận lợi cho việc khám bệnh, điều trị và săn sóc bệnh nhân. Những buổi trưa sau bữa ăn cần khép cửa, buông rèm làm cho buồng tối lại để bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc ngủ trưa. 3.2.Ánh sáng nhân tạo Bệnh nhân phải có đủ ánh sáng nhân tạo để khám, chữa bệnh và làm các thủ thuật. Ánh sáng đèn tùy theo sự cần thiết mà bố trí sáng hay mờ. Đèn cho bệnh nhân không nên sáng quá để khỏi chói mắt và nên lắp ở chỗ cao phía sau đầu bệnh nhân. Ban đêm phải để ánh sáng mờ và lên chiếu ở dưới lên để ánh sáng không soi qua mép giường. Trong ánh sáng nhân tạo tốt nhất là ánh sáng điện vì đèn điện sáng trong và dễ sử dụng. Những nơi không có điện, có thể dùng đèn dầu hỏa nhưng phải chú ý thay đổi không khí trong buồng bệnh và phải đề phòng cẩn thận tránh hỏa hoạn. Ngoài ra người điều dưỡng cần có một đèn pin để dùng đến khi bất thường. 4.Cung cấp nước Ở những thành phố, thị xã việc sử dụng nước máy là một điều kiện thuận lợi cho công tác vệ sinh và ăn uống cho người bệnh. Nước ăn uống cần đảm bảo vô khuẩn. Cách sát khuẩn tốt nhất là đun sôi hoặc dùng thuốc sát khuẩn hoá chất như clorur vôi. Ở nông thôn không có nước máy, chỉ có nước giếng hoặc nước sông, khi sử dụng cần vận động nhân dân không rửa vật bẩn, không đổ phân, nước tiểu, rác rưởi xuống sông để giữ vệ sinh dòng nước. Trước khi dùng cần kiểm tra xem trong nước có vi khuẩn không, nhất là khi có bệnh đường ruột lan tràn như lỵ, thương hàn Thường kỳ phải lấy nước đi xét nghiệm kiểm tra các tiêu chuẩn nước sạch. 5.Yêu cầu của một buồng bệnh 5.1.Trang trí Buồng bệnh phải gọn gàng sạch sẽ, cần tạo cho khung cảnh của buồng bệnh vui tươi lành mạnh, phải tránh buồn tẻ vì sẽ làm cho bệnh nhân chán nản, vì vậy trang trí phòng cần hết sức đơn giản để tẩy uế tránh lây bệnh. Mặt khác, phòng cần được trang hoàng bằng những màu sắc tươi đẹp và đồ dùng xinh xắn. Tường quét màu ve nhạt hoặc vàng nhạt. Trên tường có thể treo một vài tranh ảnh sinh động, đẹp mắt và phải thay đổi luôn. Giường, bàn ăn, ghế, tủ đầu giường, lọ hoa cần được sắp xếp gọn gàng, trật tự sạch sẽ. 5.2.Vệ sinh Bệnh tật phần lớn là do tình trạng mất vệ sinh mà ra. Trong buồng bệnh thường xuyên có bệnh nhân nằm nhất là những người phải nằm liệt giường, ăn uống, ỉa đái đều ở tại giường nên càng dễ mất vệ sinh. Vì vậy việc tẩy uế là hết sức quan trọng. Thường kỳ phải giặt chăn, màn, chiếu, lau giường, tủ đầu giường. Khi bệnh nhân ra viện, bệnh viện phải giặt chăn màn, chiếu, phơi đệm và thay đệm khác. Nếu bệnh nhân tử vong phải tẩy uế lần cuối giường, màn, chiếu, chăn và cá vật dụng khác bằng các biện pháp lau rửa, ngâm thuốc sát khuẩn Khi lau chùi cần dùng khăn lau ướt để tránh bụi bay lên. Khi quét nhà cần vẩy nước trước khi quét, ở một số nước người ta sử dụng máy hút bụi để làm vệ sinh buồng bệnh. Sau khi quét cần dùng khăn khô lau nhà sau đó tẩy uế bằng dung dịch không mùi hoặc có mùi thơm dễ chịu như dầu sả. Nhất thiết không được dùng các chất thơm để làm át mùi hôi thối trước khi cọ rửa cho mất mùi. Các dụng cụ như bô, xô, đại tiểu tiện dùng xong phải đổ ngay vào nơi quy định, rửa sạch và có thể được khử khuẩn rồi mới đem về phòng. Trong buồng bệnh cần phải diệt: Ruồi, muỗi, rận, rệp, gián, chuột Mỗi buồng bệnh phải có một thùng rác có nắp đậy, đổ và rửa sạch hàng ngày. 5.3.Yên tĩnh Tiếng ồn có thể làm cho bệnh tật của người bệnh tăng lên. Ví dụ: - Cơn giật tăng lên. - Vết mổ đau thêm. - Bệnh nhân mất ngủ thêm. Cho nên phải làm thế nào để làm giảm tiếng động trong buồng bệnh, nhất là những tiếng động bất thình lình vì vậy cần: Tránh nói to, gọi nhau, cười đùa, đi guốc, đóng cửa mạnh và tiếng đồ dùng va chạm vào nhau Không những nhân viên y tế phải phục tùng nội quy buồng bệnh mà ngay cả bệnh nhân cũng phải đảm bảo đúng nội quy yên tĩnh trong buồng bệnh. Những bệnh nhân kêu la rên rỉ cần được nằm ở buồng riêng để tránh làm ảnh hưởng đến bệnh nhân khác. 5.4.An toàn Khi bị bệnh sức khỏe bị giảm sút, mắt hay bị mờ, đi lại mệt nhọc, dễ bị vấp ngã. Do đó để đảm bảo an toàn cho người bệnh cần thực hiện: - Mặt đất bằng phẳng. - Nhà cửa sáng sủa. - Không để những thứ có thể di chuyển được ở chỗ nhiều người qua lại. - Tủ đầu giường để ở sát giường và để đồ đạc ở chỗ bệnh nhân dễ lấy, đồng thời luôn luôn nhắc nhở bệnh nhân phải cẩn thận khi lấy đồ dùng ở cạnh giường để khỏi ngã. - Đối với bệnh nhân nặng cần có ổ bấm chuông điện ở đầu giường để báo cho nhân viên trực. - Giường trẻ em và bệnh nhân liệt, hôn mê co giật phải có thành cao. - Nếu chân giường có bánh xe, lúc thường không cần di động phải khóa lại. - Bệnh nhân nặng cần phải theo dõi để đề phòng bệnh nhân ngã, bệnh nhân tự tử. - Kê giường bệnh gần nơi làm việc của điều dưỡng và theo dõi chặt chẽ cả ngày lẫn đêm. - Không để bệnh nhân đến gần cửa sổ, gần những vật sắc như dao, kéo - Đồng thời phải động viên an ủi, nói năng thận trọng, giữ bí mật chuyên môn với người bệnh. - Có phương tiện phòng hỏa. - Các dụng cụ điện phải đảm bảo an toàn, dây điện phải được bọc kín. - Trong buồng bệnh không được hút thuốc để phòng hỏa hoạn, đồng thời giữ cho không khí trong buồng bệnh luôn trong sạch. - Các bình oxy phải được bảo quản tốt. . trong buồng bệnh. 3.Phân tích được yêu cầu của một buồng bệnh. 1.Tầm quan trọng của công tác quản lý buồng bệnh Buồng bệnh là nơi điều trị bệnh đồng. CÔNG TÁC QUẢN LÝ BUỒNG BỆNH Mục tiêu 1.Trình bày được tầm quan trọng của công tác quản lý buồng bệnh. 2.Mô tả được cách thay

Ngày đăng: 25/01/2014, 06:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w