+ Không chỉ dừng lại ở phản ánh những thuộc tính bề ngoài mà quan trọng hơn phải phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng..
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
BÀI TẬP GIỮA KỲ MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
NĂM HỌC 2021-2022 Chủ đề: Tư duy Nhóm số 3: Nguyễn Thanh Tú (Nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Hoài Thương Nguyễn Thị Dinh
Lê Thị Phương Anh Hoàng Thanh Tâm Phạm Thị Minh Dương Hồng Hạnh Ngô Văn Huỳnh Nguyễn Tùng Lâm Hoàng Mỹ Hoa Trần Tùng Dương
Trang 2NỘI DUNG Phần 1 Phần lý thuyết
I Định nghĩa
II Đặc điểm
1 Tính có vấn đề
2 Tính gián tiếp
3 Tính trừu tượng và khái quát
4 Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
5 Tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính III Các giai đoạn của quá trình tư duy
1 Nhận thức vấn đề
2 Xuất hiện các liên tưởng
3 Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
4 Kiểm tra giả thuyết
5 Giải quyết vấn đề
IV Các thao tác của tư duy
1 Phân tích - tổng hợp
2 So sánh
3 Trừu tượng hóa và khái quát hóa
V Các loại tư duy và vai trò
1 Phương diện lịch sử hình thành và mức độ phát triển
2 Hình thức biểu hiện của nhiệm vụ và phương thức giải quyết nhiệm vụ
3 Mức độ sáng tạo của tư duy
VI Bài học rút ra về tư duy
Phần 2 Phần bài tập tình huống
Trang 3Phần 1 Phần lý thuyết
* Bối cảnh của sự xuất hiện tư duy
− Cảm giác, tri giác dù quan trọng, nhưng chỉ là cái phản ánh trực tiếp, không sâu xa Hiểu đơn giản: chỉ là thứ mà ta thấy, nghe, chạm… mà không có một
chút suy ngẫm nào về nó
− Vậy nên, để có thể cải tạo thế giới (một hoạt động mang tính vĩ mô, trừu
tượng, có thể coi là hoạt động mang tính kiến tạo bậc cao):
+ Không chỉ dừng lại ở nhận thức những cái hiện tại, mà còn phải là nhận thức với những cái diễn ra trong quá khứ và tương lai
+ Không chỉ dừng lại ở phản ánh những thuộc tính bề ngoài mà quan trọng hơn phải phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng
− Hiểu đơn giản, đó là cái nhìn nhận sâu xa, có tính suy luận trong sự vật, hiện tượng, vấn đề Tức là thay vì hỏi “cái gì?” trong cảm giác thì giờ đây ta sẽ hỏi
“Tại sao?/Như thế nào?/Sẽ ra sao?”
⇨ Đó là quá trình nhận thức lý tính của con người mà đặc trưng là QUÁ TRÌNH TƯ DUY
I Định nghĩa
− Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết
− Quá trình tư duy:
+ Mở đầu: là sự bắt gặp hoàn cảnh có vấn đề, những cái chúng ta chưa biết, những cái mâu thuẫn với kinh nghiệm của chúng ta, đòi hỏi phải giải quyết, phản ánh
+ Diễn biến: diễn ra các thao tác của tư duy: sự phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa… để giải quyết tình huống đặt ra + Kết thúc: Cho ta những suy lý, phán đoán: những sản phẩm của tư duy
− Có khả năng phản ánh được:
+ Những thuộc tính, bản chất của sự vật hiện tượng
+ Những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật
▪ VD: các mối liên hệ/ quy luật tự nhiên như đất đai, khí hậu, thiên tai,…; kinh tế như tiền tệ, đầu tư, thị trường…; xã hội như văn hóa, truyền thống…
Trang 4+ Các quy luật
+ Nguồn gốc, nguyên nhân của cơ sở tư duy vẫn từ hiện thực khách quan + Những cái mới khiến cho kho tàng nhận thức của con người luôn được
mở rộng
II Đặc điểm
1 Tính có vấn đề
− Tư duy chỉ xuất hiện khi gặp những tình huống "có vấn đề", chứa đựng mâu thuẫn, là những câu hỏi, thắc mắc chưa có đáp án mà bằng những kinh nghiệm vốn có chưa giải quyết được Muốn giải quyết những vấn đề đó con người phải tìm cách thức giải quyết mới Tức là con người phải tư duy
− Hoàn cảnh của vấn đề được cá nhân nhận thức đầy đủ và chuyển thành nhiệm
vụ cá nhân
− Ví dụ: Nếu đưa bài toán 1+1=? Cho học sinh lớp 12 thì không có tư duy nảy sinh ở đây Nhưng đề thi thpt mức vận dụng cao thì sẽ là trường hợp nảy sinh
tư duy, vận dụng những kiến thức đã có để giải quyết
2 Tính gián tiếp
− Chỉ cần thông qua dấu vết, tín hiệu, điều kiện, phương tiện, ngôn ngữ…tư duy vẫn phản ánh được sự vật, hiện tượng nhằm:
+ Mở rộng khả năng nhận thức của con người
+ Giúp phản ánh được quá khứ, hiện tại và tương lai
+ Hình thành khả năng dự đoán chiều hướng phát triển
+ Ví dụ: Muốn biết nhiệt độ của nước, chúng ta có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt
độ, sở dĩ có thể nhận thức được gián tiếp vì giữa các sự vật hiện tượng mang tính quy luật
3 Tính trừu tượng và khái quát
a Trừu tượng
− là quá trình con người sử dụng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố
cần thiết để tư duy
− Ví dụ: Khi người ta nghĩ tới “cái ghế” là một cái ghế nói chung chứ không chỉ
nghĩ đến cụ thể là cái ghế đó to hay nhỏ làm bằng gỗ hay song mây…
b Khái quát
− Là quá trình con người dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau có chung thuộc tính liên hệ, quan hệ nhất định thành một nhóm một loại
Trang 5− Ví dụ: Khái quát gộp tất cả những đồ vật có những thuộc tính cơ bản như hình trụ, dùng để đựng nước uống dù làm bằng nhôm, sứ, thủy tinh…có màu xanh hay vàng…tất cả điều xếp vào một nhóm "cái cốc"
4 Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
− Tư duy và ngôn ngữ thống nhất với nhau như “nội dung” và “hình thức”
− Tư duy mang chức năng nhận thức thế giới
− Ngôn ngữ mang chức năng biểu đạt tư duy
⇨ Ngôn ngữ là phương tiện tất yếu của tư duy
− Ví dụ: Khi tiến hành lập trình PASCAL, người ta dùng ngôn ngữ để ghi lại
để có một chương trình lập trình hoàn chỉnh Nếu không có ngôn ngữ để ghi lại thì cả chủ thể lẫn người học đều không thể tiếp nhận được trọn vẹn tri thức
5 Tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
− Nếu không có tài liệu của nhận thức cảm tính mang lại, sẽ không có cơ sở để
tư duy
⇨ Nhận thức cảm tính là nguyên nhân sâu xa, là điều kiện của tư duy Cũng là phương tiện để kiểm nghiệm tính chính xác của tư duy
− Tư duy cũng ảnh hưởng, giúp cho nhận thức cảm tính được chính xác hơn
− Ví dụ: Ở trò chơi dân gian “Bịt mắt bắt dê”, khi người bị bịt mắt bắt được một trong số những người chơi còn lại, người đó sẽ chạm, sờ vào khuôn mặt, tay, áo…(biểu hiện của nhận thức cảm tính) và sau đó trong đầu hình thành tư duy
để nhận biết xem đó là đặc điểm liên quan đến người chơi nào trong trò chơi
* Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người có thể tạo
ra những máy móc biết tư duy – người máy (Rô-bốt)
− Mặc dù người máy có thể tư duy giải quyết công việc nhanh và chính xác hơn con người, nhưng đó lại là sản phẩm tư duy của con người, nso chỉ giải quyết những công việc do con người lập trình và cài đặt cho nó Nếu không có sự điều khiển của con người thì người máy không thể tự tư duy để giải quyết vấn
đề thực tiễn đặt ra, dù là những công việc đơn giản nhất
− Tóm lại, tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng khách quan
mà trước đó ta chưa biết
III Các giai đoạn của quá trình tư duy
1 Nhận thức vấn đề
Trang 6− Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được tình huống Tình huống là điều kiện quan trọng của tư duy Song, không phải tình huống nào cũng nảy sinh tư duy Chỉ có những tình huống mà con người nhận thức rằng “có vấn đề” và cần phải giải quyết nó để thỏa mãn nhu cầu thì trong tình huống đó tư
duy mới nảy sinh
o Ví dụ: Một bài toán nhân sẽ là vấn đề với một học sinh lớp hai nhưng
không phải là một vấn đề đối với sinh viên đại học
− Mỗi người sẽ nhìn nhận vấn đề một cách khác nhau tùy vào kiến thức, kinh nghiệm và nhu cầu cá nhân Một người càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực nào đó càng dễ dàng nhìn ra một cách đầy đủ các mâu thuẫn
− Và nhu cầu của mỗi người cũng rất quan trọng Nếu người nào có nhu cầu cao trong vấn đề đó thì sẽ nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn những người có nhu cầu
cơ bản
o Ví dụ: Nhà quản lý có kiến thức cao, từng làm việc có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề thì sẽ nhìn vấn đề một cách sâu sắc và toàn diện hơn nhà quản lý có kiến thức thấp mới đi làm và không
có mong muốn giải quyết vấn đề
− Trong giai đoạn này cần chú ý tránh xác định chệch hướng vấn đề Nếu xác định sai sẽ ảnh hưởng đến những bước sau và có thể không tìm ra phương pháp
giải quyết
− Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng của quá trình tư duy
2 Xuất hiện các liên tưởng
− Chủ thể tư duy huy động các tri thức kinh nghiệm liên quan đến vấn đề cần giải quyết từ đó xuất hiện các liên tưởng Sau khi xác định vấn đề chủ thể tư duy bắt tay vào việc tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau và tập hợp những kinh nghiệm của bản thân hoặc kinh nghiệm học hỏi từ người đi trước
có liên quan đến vấn đề, từ đó liên tưởng trong đầu những nội dung có liên quan đến vấn đề
3 Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
− Các tri thức kinh nghiệm thoạt đầu mang tính chất rộng rãi, bao trùm nên cần được sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ Chủ thể tư duy tìm kiếm thông tin từ nhiều phía nên lượng thông tin thu được rất lớn nhưng không phải thông tin nào cũng chính xác, cần phải lựa chọn những thông tin phù hợp và đáng tin cậy để đưa vào giải quyết vấn đề
− Ví dụ: Sau khi thu thập thông tin về một vấn đề tâm lý nào đó thông qua những
tờ trắc nghiệm người ta không dùng thông tin của tất cả các phiếu mà chỉ dùng những phiếu có nội dung chân thực để sử dụng
− Từ cơ sở dữ liệu vừa thu được hình thành một số phương án có thể có để giải quyết nhiệm vụ nhanh chóng và tiết kiệm
4 Kiểm tra giả thuyết
Trang 7− Nên trải qua một quá trình kiểm tra trước khi thực hiện các phương án Cần kiểm tra xem phương án nào tương ứng với điều kiện và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất Nếu:
+ Phương án được khẳng định thì sẽ đi đến giải quyết vấn đề bằng phương án đó
+ Phương án bị phủ định thì hình thành một quá trình tư duy mới tìm ra phương án mới phù hợp hơn để giải quyết vấn đề
− Trong giai đoạn này sau khi kiểm tra các phương án đôi khi chủ thể tư duy sẽ phát hiện ra một số nhiệm vụ mới cần giải quyết
5 Giải quyết vấn đề
− Là khâu cuối cùng của quá trình tư duy
− Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định thì sẽ được thực hiện, nghĩa là
đi đến câu trả lời cho vấn đề được đặt ra
− Sau khi giải quyết vấn đề đôi khi một số vấn đề mới lại nảy sinh Lúc đó, một quá trình tư duy mới lại bắt đầu
− Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ, con người thường gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân Có 3 nguyên nhân thường gặp:
+ Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện của bài toán (nhiệm vụ) + Chủ thể đưa vào bài toán một điều kiện thừa
+ Tính chất cứng nhắc, khuôn sáo của tư duy
Trang 8* Sơ đồ quá trình tư duy của K.K.Platônôv
− Ví dụ về quá trình tư duy:
Trong đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề, trong
đó có dịch vụ ăn uống (F&B) Một doanh nghiệp nọ cũng gặp phải vấn đề như vậy: không thể mở cửa đón khách, dẫn đến tình trạng dần dần không còn đủ ngân sách để chi trả cho nhân viên, mà không biết đến bao giờ mới có thể mở cửa đón khách trở lại Và CEO của doanh nghiệp lúc này, phải giải quyết bài toán lớn đó Qua đánh giá tình hình, anh ta đã có những phương án khắc phục tình trạng trên như sau:
+ Vay nợ ngân hàng để quyết toán nốt phần lương của nhân viên và chờ
khi nào hết dịch thì mở cửa trở lại
+ Cho mở dịch vụ bán mang về, liên hệ với các công ty có dịch vụ giao
hàng công nghệ Sau đó, vị CEO này đã cùng đội nhóm của mình kiểm tra tính khả thi của 2 phương án:
Nhận thức vấn đề
Xuất hiện các liên tưởng
Phủ định
Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới
Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết
Kiểm tra giả thuyết
Trang 9+ Phương án 1: Có thể vay vốn ngân hàng được nhưng chỉ là giải pháp
tạm thời giải quyết vấn đề nợ lương, không có tính lâu dài
+ Phương án 2: Khả thi, nhưng chưa đủ ngân sách để mua nguyên liệu
chế biến
Và cuối cùng CEO này quyết định vận dụng cả 2 phương pháp Với chính sách giảm lãi suất cho vay của ngân hàng, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn, vừa
có thể giải quyết được vấn đề nhập nguyên liệu và bán hàng theo hình thức mới, vừa
có thể ổn định được doanh thu trong bối cảnh đại dịch và lúc này CEO cùng đội nhóm của mình tìm hiểu cách thức để có thể vận hành với nhiều đơn vị giao hàng một cách trơn tru
IV Các thao tác của tư duy
Các thao tác của tư duy được xem là những “hành động trí tuệ” căn bản để thực hiện quá trình tư duy Vì vậy, các thao tác của tư duy còn được xem như các quy luật bên
trong của tư duy
1 Phân tích - tổng hợp
a Phân tích
− Là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các "bộ phận", các thành phần khác nhau
b Tổng hợp
− Là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời nhờ sự phân tích một cách cụ thể
⇨ Phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau: sự phân tích được tiến hành theo hướng tổng hợp, còn sự tổng hợp được thực hiện theo kết quả của phân tích
2 So sánh
− Là thao tác trí tuệ dùng trí óc để xác định sự giống nhau và khác nhau giữa
các sự vật hiện tượng
− Đặt sự vật này “bên cạnh” sự vật kia để đối chiếu, tìm mối liên hệ và phân
biệt chúng…
− Ngoài ra, so sánh còn đòi hỏi sự tương tác hay mối quan hệ giữa hai đối tượng
ở một chừng mực
3 Trừu tượng hóa và khái quát hóa
a Trừu tượng hóa
− Gạt bỏ những thuộc tính, những bộ phận, những quan hệ không cần thiết về một phương diện nào đó và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết để tư duy
b Khái quát hóa
Trang 10− Thao tác chủ thể tìm ra một thuộc tính chung cho vô số hiện tượng hay sự vật
⇨ Trừu tượng và khái quát hóa có mối liên hệ mật thiết
* Tóm lại
- Giữa các thao tác tư duy này có mối quan hệ mật thiết với nhau
- Để giải quyết một vấn đề, chủ thể sẽ thực hiện thao tác tư duy tương ứng chứ không nhất thiết thực hiện theo một trình tự nhất định
- Tùy hoàn cảnh, các thao tác sẽ được thực hiện có chọn lọc và có điều chỉnh để đạt được hiệu quả cao nhất nhưng tiết kiệm nhất và hứng thú nhất
V Các loại tư duy và vai trò
1 Phương diện lịch sử hình thành và mức độ phát triển
a Tư duy trực quan hành động
− Đây là loại tư duy xuất hiện sớm nhất về phương diện phát sinh chủng loại cũng như về phương diện phát sinh cá thể
− Ví dụ: Học sinh lớp 1 thực hiện phép cộng bằng các que tính
b Tư duy trực quan hình ảnh
− Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ dựa trên bình diện hình ảnh Đặc biệt có ở trẻ nhỏ
− Ví dụ: Trẻ em chơi trò chơi xếp hình trí óc em chuyển hóa hình ảnh theo mẫu thành biểu tượng lưu trữ trong não bộ, đồng thời, dựa vào biểu tượng đó, bé tiến hành xếp các khối hình
c Tư duy trừu tượng
− Là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên việc sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ
− Ví dụ: Bộ môn triết học luôn luôn đi cùng với những khái niệm liên kết với nhau rất chặt chẽ đòi hỏi người học phải có khả năng liên hệ, tìm mối liên hệ giữa các sự vật
2 Hình thức biểu hiện của nhiệm vụ và phương thức giải quyết nhiệm vụ
a Tư duy thực hành
− Là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách trực quan, dưới hình thức cụ thể Phương thức giải quyết là các hành động thực hành
− Ví dụ: Người ta dùng sa bàn, bản đồ hoặc xuống hẳn thực tế ruộng đồng và
có những hành động cụ thể để tìm ra phương án làm mương tưới tiêu nước tốt nhất cho một địa phương nào đó
b Tư duy hình ảnh cụ thể