1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phân tích quan điểm của trường phái trọng nông về ngành nông nghiệp. Vận dụng để nêu giải pháp cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay.

20 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 777,07 KB

Nội dung

Thành tựu đã đạt được của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn .... Lý do chọn đề tài Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

ĐỀ TÀI: Phân tích quan điểm của trường phái trọng nông về ngành nông nghiệp Vận dụng để nêu giải pháp cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt

Nam hiện nay.

Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 2021

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Giang Sinh viên thực hiện : Nông Thùy Linh Lớp : ECO06A25

Mã sinh viên : 23A4040068

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

4 Cấu trúc của tiểu luận 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN QUAN ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI TRỌNG NÔNG VỀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 3

1 Giới thiệu về chủ nghĩa trọng nông 3

2 Hoàn cảnh lịch sử 3

3 Những quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa trọng nông 4

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 7

1 Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay 7

1.1 Ngành nông nghiệp Việt Nam - một quá trình phát triển lâu dài 7

1.2 Tình hình ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay 8

2 Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 9

2.1 Vai trò của công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 9

2.2 Thành tựu đã đạt được của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 10

2.3 Hạn chế đối với nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay 11

2.4 Nguyên nhân của hạn chế 12

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ CÔNG NHIỆP HÓA -HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY 13

1 Đối với nhà nước 13

2 Đối với sinh viên 14

TỔNG KẾT 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nhất là những nước đang phát triển như nước ta hiện nay Một đất nước từng bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu Vì vậy mục tiêu chính của Đảng và Nhà nước đề ra là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng trước hết phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bởi 80% người dân sống bằng nông nghiệp Con người sáng tạo ra máy móc quản

lý và sử dụng hợp lý máy móc hiện đại để phục vụ và làm cho cuộc sống con

người trở nên dễ dàng hơn nên em đã chọn chủ đề: “Phân tích quan điểm của trường phái trọng nông về ngành nông nghiệp Từ đó, vận dụng để nêu giải pháp cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam hiện nay” Để hiểu rõ hơn về quá trình công nghiệp hóa - hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam Từ đó, đề xuất các giải pháp thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về công nhiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, phân tích quan điểm của trường phái trọng nông về ngành

nông nghiệp

Thứ hai, nêu lên thực trạng quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông

thôn ở Việt Nam

Thứ ba, nêu ra những giải pháp đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp,

nông thôn ở Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong bài luận là: phương pháp nhận thức khoa học; phép biện chứng duy vật học thuyết về những mối liên hệ; tổng hợp và phân tích đánh giá; khái quát hóa

Trang 5

4 Cấu trúc của tiểu luận

Mở đầu

Nội dung:

 Chương I: Khái quát lý luận về quan điểm của trường phái trọng nông

về ngành nông nghiệp

 Chương II: Thực trạng quá trình CNH-HĐH ngành nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam

 Chương III: Giải pháp cho quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay

Tổng kết

Tài liệu tham khảo

Trang 6

NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN QUAN ĐIỂM CỦA TRƯỜNG

PHÁI TRỌNG NÔNG VỀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1 Giới thiệu về chủ nghĩa trọng nông

Là một trong những trường phái kinh tế tiêu biểu, cho rằng nguồn gốc thuần túy của sự giàu có của mỗi quốc gia là từ sản xuất nông nghiệp hay các dạng phát triển đất đai khác

Đóng góp đáng kể nhất của những nhà kinh tế theo trường phái trọng nông là tạo nên một hệ tư tưởng về sản xuất tư bản chủ nghĩa Khác với trường phái ra đời sớm hơn - trường phái trọng thương, trong đó cho rằng sự giàu có gắn liền với tích lũy vàng hay kết quả khả quan của cán cân thương mại, trường phái trọng nông chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực giao thương sang lĩnh vực sản xuất, đặt nền móng cho phân tích khoa học vấn đề tái sản xuất và phân phối xã hội Điểm yếu cơ bản của chủ nghĩa trọng nông, theo quan điểm của kinh tế học hiện đại, là chỉ coi lao động nông nghiệp là có giá trị Các nhà kinh tế của CNTN nhìn nhận sản xuất hàng hóa và dịch vụ như là

sự tiêu thụ các giá trị thặng dư trong nông nghiệp, trong khi các nhà kinh tế học hiện đại lại coi chúng là hoạt động sản xuất tăng thêm giá trị thu nhập

quốc gia

2 Hoàn cảnh lịch sử

Từ thế kỉ 18, khi các nước tư bản chủ nghĩa đang lần lượt ra đời và phát triển như một hệ thống thế giới về mặt kinh tế, thì tư tưởng kinh tế của trường phái trọng thương không còn phù hợp về mặt lý luận trong hoàn cảnh phát triển của tư bản chủ nghĩa Lúc này các công trường thủ công ngày càng được

mở rộng đòi hỏi phải có những lý thuyết kinh tế mới về tổ chức sản xuất nhằm đạt được những năng suất lao động xã hội cao hơn

Chủ nghĩa trọng nông Pháp ra đời năm 1756 và tồn tại 21 năm cho đến năm 1777, đó là thời kỳ phồn thịnh của chủ nghĩa trọng nông CNTN ra đời

Trang 7

trước cách mạng tư sản Pháp trong điều kiện suy tàn của nông nghiệp do các chính sách kinh tế theo quan điểm trọng thương

Do đó, CNTN là hệ thống quan điểm kinh tế mang tư tưởng giải phóng kinh tế nông dân khỏi những quan hệ phong kiến Các tư tưởng trọng nông thực sự là một trường phái một chủ nghĩa có cấu trúc có tính hệ thống Mác

đã đánh giá về họ như sau: Công lao to lớn của họ là xem xét các hình thức của phương thức sản xuất như hình thức sinh học của xã hội, bắt nguồn từ chính bản chất của sản xuất và độc với ý chí và chính trị, Đó là những quy luật vật chất ở một giai đoạn nhất định như một quy mô chi phối một cách giống hệt nhau tất cả các xã hội

3 Những quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa trọng nông

a Chủ nghĩa trọng nông phê phán chủ nghĩa trọng thương

Phê phán sự đề cao của tiền tệ: họ cho rằng “Tiền giống như một tên đao phủ, nó có thể tuyên chiến với toàn thể nhân loại”

Nguồn gốc của sự giàu có: họ cho rằng không phải là “Phi thương bất phú” với lý do: hoạt động thương nghiệp chỉ là hoạt động phục vụ tiêu dùng chứ không làm tăng thêm giá trị, nghĩa là không đem lại sự giàu có cho xã hội

Về tự do thương mại: Vì theo họ thương mại chỉ đơn thuần là “việc đổi những giá trị này lấy những giá trị khác ngang như thế” và trong quá trình trao đổi thì cả người mua lẫn người bán chẳng có gì để mất hay được cả Thương nghiệp không sinh ra được của cải “Trao đổi không sản xuất ra được gì cả”

Vai trò kinh tế của Nhà nước: họ cho rằng Nhà nước không nên can thiệp vào quá trình kinh tế Nhà nước chỉ đặt ra các điều luật cần thiết phù hợp với

“quy luật tự nhiên” và sau đó các chức năng của Nhà nước sẽ phai mờ dần

b Cương lĩnh chính sách kinh tế của chủ nghĩa trọng nông

Trong cuộc đấu tranh với CNTT, phái trọng nông đã đề ra cương lĩnh

Trang 8

chính sách kinh tế của họ Cương lĩnh này được trình bày đầy đủ hơn cả trong tác phẩm Những nguyên lý chung của chính sách kinh tế của một quốc gia nông nghiệp Trong đó có tuyên bố rằng "chính quyền tối cao phải là một chính quyền duy nhất đứng trên tất cả mọi thành viên xã hội" và việc một trong những đẳng cấp chiếm lấy chính quyền là điều không chính đáng

Cương lĩnh chính sách kinh tế của trọng nông đòi hỏi tổ chức sản xuất tư bản chủ nghĩa phải có ngành kinh tế chủ yếu để làm chỗ dựa cho chế độ phong kiến Đó là ngành nông nghiệp Họ tìm khả năng thỏa hiệp giữa chế độ phong kiến với chủ nghĩa tư bản

Về thực chất cương lĩnh là những quan điểm, những chiến lược và chính sách nhằm phát triển kinh tế, trước hết và chủ yếu là phát triển nông nghiệp:

 Quan điểm về nhà nước: Họ cho rằng nhà nước có vai trò tối cao đứng trên tất cả các thành viên xã hội, nhà nước có xu thế toàn năng, bênh vực quyền lợi cho quý tộc, địa chủ và nhà buôn

 Quan điểm ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp: Họ quan điểm, chỉ sản xuất nông nghiệp mới sản xuất ra của cải hàng hóa do đó chi phí cho sản xuất nông nghiệp là chi phí cho sản xuất, chi phí sinh lời, do vậy chính phủ cần phải tăng chi phí cho nông nghiệp

 Chính sách cho chủ trang trại được tự do kinh doanh, lựa chọn súc vật chăn nuôi, có ưu tiên về cung cấp phân bón

 Chính sách đầu tư cho đường xá, cầu cống: mở rộng đầu tư xây dựng đường xá, cầu cống để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

 Tăng diện tích canh tác và cải tiến phương pháp trồng trọt

 Xóa bỏ các ràng buộc trước đó đã kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp

 Thực hiện mô hình phát triển kinh tế mới trong nông nghiệp: mô hình trang trại

c Học thuyết về trật tự tự nhiên

Trang 9

Lý luận giá trị xuất phát từ năng suất của nông nghiệp, chu kỳ kinh tế và ảnh hưởng của chu kỳ nông nghiệp Có thể dùng ẩn dụ về tổ ong để định nghĩa

sự thống trị của tự nhiên với kinh tế: “những con ong tự tuân theo một thỏa thuận chung và vì lợi ích riêng của chung là tổ chức tổ ong”

Quan niệm về tổ chức kinh tế báo trước một niềm tin vào cơ chế tự phát của thị trường: Họ tin vào sự hài hòa tất yếu được nảy sinh từ tự nhiên, như một trật tự tất yếu, chính quan điểm này làm cho CNTN khác xa với chủ nghĩa trọng thương: nếu CNTT cho rằng: kinh tế học buôn bán của nhà vua thì CNTN lại cho rằng: Phát triển kinh tế là một trật tự tự nhiên, kinh tế học không chỉ phục vụ cho kẻ hùng mạnh mà còn phục vụ cho những người sản xuất và cho các công dân

Ngoài ra CNTN cho rằng, quyền con người cũng có tính chất tự nhiên Quyền của con người phải được thừa nhận một cách hiển nhiên bằng ánh sáng của trí tuệ, không cần cưỡng chế của pháp luật từ đó họ phê phán chủ nghĩa phong kiến đã đưa ra pháp chế chuyên quyền độc đoán là làm thiệt hại cho quyền con người

Tuy vậy, lý thuyết về trật tự tự nhiên còn hạn chế ở chỗ, mặc dù luôn tôn trọng con người, đề cao việc giải phóng con người, song chỉ phê phán đánh

đổ phong kiến thì chưa đủ, chưa thoát khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền

tư sản

d Học thuyết trọng nông về sản phẩm ròng

Học thuyết này là trung tâm của các học thuyết kinh tế trọng nông, đây

là bước tiến quan trọng trong lý luận kinh tế của nhân loại và là biểu hiện độc đáo nhất của các tư tưởng kinh tế mà họ đã phát minh

Những người trọng nông cho rằng sản phẩm thuần tuý chỉ được tạo ra trong nông nghiệp Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất duy nhất, còn công nghiệp thì "chỉ có tiêu dùng chứ hoàn toàn không có sản xuất" Công nghiệp chẳng qua là chế biến lại nguyên liệu của nông nghiệp Trong công nghiệp

Trang 10

người ta không tạo ra chất mới, chỉ là sự kết hợp nhiều nguyên tố của các chất khác nhau đã tồn tại từ trước Trong nông nghiệp không có sự kết hợp mà chỉ

có sự tăng thêm về chất, tạo ra sản phẩm thuần tuý mới

Từ lý luận về sản phẩm ròng đi đến lý luận về giá trị lao động Theo họ lao động tạo ra sản phẩm ròng mới là lao động sản xuất, còn các lao động khác không sinh lời và không tạo ra sản phẩm ròng

Từ lý luận lao động sản xuất, CNTN đưa ra lý luận giai cấp trong xã hội,

có 3 giai cấp: gia cấp sản xuất (tạo ra sản phẩm ròng hay sản phẩm thuần túy) gồm có tư bản và công nhân nông nghiệp, giai cấp sản xuất (giai cấp chiếm hữu sản phẩm thuần túy tạo ra) là chủ ruộng đất và giai cấp không sản xuất gồm có tư bản và công nhận ngoài lĩnh vực nông nghiệp

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM

1 Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay

1.1 Ngành nông nghiệp Việt Nam - một quá trình phát triển lâu dài

Việt Nam ta được biết đến là một nước có nền sản xuất nông nghiệp từ ngàn đời Hơn 4000 năm trồng lúa nước với bao nhiêu kinh nghiệm được đúc rút từ thế hệ này sang thế hệ khác Theo từng giai đoạn lịch sử, những thời kì phát triển của đất nước mà nền nông nghiệp có những chuyển biến đổi mới để phù hợp với tình hình nước nhà Trước đây, nông nghiệp được coi là ngành kinh tế chủ chốt Đóng một vai trò hết sức to lớn phục vụ cho đời sống của nhân dân và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của đất nước, mọi người dân trong nước trước đây đều tham gia sản xuất nông nghiệp Nước ta nằm trong vùng điều kiện địa lý thiên nhiên vô cùng thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp Nông nghiệp của nước ta mở ra nhiều ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi nông nghiệp được nhà nước đầu tư chú trọng phát triển trong mọi lĩnh vực, dần được đổi mới theo hướng CNH-HĐH Nền nông nghiệp đang

Trang 11

từng bước chuyển mình phát triển theo hướng gia tăng sản xuất hiệu quả, năng suất cao và có chất lượng, để thúc đẩy nền kinh tế đất nước giàu mạnh

1.2 Tình hình ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay

a Công cuộc đổi mới đã đưa nước ta từng bước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài

Nước ta vốn đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh Nền kinh tế mang nặng tính chất tự cấp Công cuộc đổi mới được triển khai từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến nay

đã đưa nước ta từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế Tuy nhiên, những đổi mới trong nền kinh tế còn chậm, tốc độ tăng trưởng trong một số ngành còn chưa thực sự vững chắc Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ

lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn khá trầm trọng

b Sự chuyển dịch cơ cấu ngành

Có xu hướng lớn:

 Chuyển dịch từ khu vực sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ Xu hướng này thường diễn ra ở các nước có nền kinh tế phát triển cao, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại

 Chuyển dịch trong nội bộ khu vực sản xuất vật chất, chủ yếu là chuyển dịch cơ cấu từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp Xu hướng này chủ yếu ở các nước đang phát triển, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa

 Với điều kiện của nước ta, đang trong quá trình công nghiệp hóa, mở cửa nền kinh tế, với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và do tác động của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại, chúng ta có thể thực hiện cùng một lúc hai bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên, rút ngắn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại Sự chuyển dịch kinh tế thể hiện khá

Trang 12

rõ: Trong nông nghiệp, nhờ giải quyết tốt hơn lương thực cho người và thức

ăn cho gia súc mà ngành chăn nuôi đã phát triển khá, đạt hiệu quả cao

c Sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ

Cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế đang chuyển dịch tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành Trong nông nghiệp đang hình thành và phát triển các vùng nông nghiệp sản xuất hành hóa (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và miền núi, trung du phái Bắc chuyên môn hóa về trồng và chế biến cây công nghiệp; đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng chuyên môn hóa về lương thực- thực phẩm) Trong công nghiệp đang phát triển các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất, các công trình kết cấu hạ tầng, nguồn lao động kỹ thuật Các trung tâm công nghiệp mới đang hình thành

2 Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

2.1 Vai trò của công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa được coi là một quy luật có tính phổ biến trong phát triển của tất cả các quốc gia Còn CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận hợp thành của quá trình CNH-HDH Song vị trí đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng cả về nền kinh tế và xã hội, cũng như những đặc thù của khu vực nông nghiệp, nông thôn bởi thành công ở khu vực này có tác động tạo nền tảng và thúc đẩy nhanh, có hiệu quả và bền vững tiến trình CNH-HĐH đất nước; ngược lại, sự trục trặc trong khu vực này chắc chắn sẽ gây nên những tác động tiêu cực khôn lường cả về kinh tế, chính trị và xã hội Trong 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn coi “CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn

là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu” Đảng và nhà nước khẳng định ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn

Ngày đăng: 08/02/2022, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w