1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Bộ mônDOANH NGHIỆP VÀ KINH DOANH

30 89 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 313,16 KB

Nội dung

Tổ chức, doanh nghiệp : Các tổ chức có những bộ quy tắc của riêng họ để các nhân viên,khách hàng và thậm chí cả đối tác nắm rõ, từ đó doanh nghiệp, tổ chức đó sẽ được xem xét có đảmbảo đ

Trang 1

Đại học UEH – Trường Kinh doanh UEH

Bộ môn DOANH NGHIỆP VÀ KINH DOANH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Họ và tên : Đào Ngọc Nhiên

MSSV: 31201026326

Lớp IB003 – Khóa 46 (CQ)

Chuyên ngành : Kinh doanh quốc tế

Giảng viên hướng dẫn : Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung

Trang 2

I- Mục lục: Trang

Phần II : Trả lời câu hỏi

Câu 1 3

Câu 2 11

Câu 3 17

Câu 4 23

Tài liệu tham khảo 29

“Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đại học UEH đã đưa môn học Doanh nghiệp và kinh doanh vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên

bộ môn – Cô Nguyễn Thị Hồng Nhung đã dạy dỗ và tâm huyết truyền đạt những kiến thức quý giá cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Doanh nghiệp và kinh doanh của cô, em đã trau dồi cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập nghiêm túc

và hiệu quả Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức có giá trị sâu sắc, là hành trang để em vững bước sau này

Bộ môn Doanh nghiệp và kinh doanh là môn học thú vị, bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng, giúp sinh viên có thể ứng dụng vào thực tế Tuy nhiên, do khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều hạn hẹp, kiến thức chưa sâu rộng Mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện và tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!”

Trang 3

II-Phần trả lời câu hỏi:

 Đạo đức trong kinh doanh ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ 20 - đầu thế kỉ 21 cũng đang làmối quan tâm hàng đầu của rất nhiều người dân Việt Nam Đặc biệt là sau khi đã mở cửa và thựchiện các chính sách đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa Nhiều phạm trùmới cũng đã xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, các quyền của người tiêu dùng, ; khái niệm đạo

Trang 4

đức trong kinh doanh cũng trở nên phổ biến và được biết đến rộng rãi Tuy nhiên, việc vi phạm đạođức trong kinh doanh lại là vấn đề gây “đau đầu” cho xã hội, đặc biệt là ngành chế biến lương thực,

thực phẩm Như một đại biểu Quốc hội đã phát biểu: “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao

giờ ngắn và dễ dàng như hiện nay!”.

 Một hoạt động kinh doanh được xem xét rằng có đạo đức hay không khi hành động kinh doanh đóđược chấp nhận bởi các yếu tố sau đây:

1 Tổ chức, doanh nghiệp : Các tổ chức có những bộ quy tắc của riêng họ để các nhân viên,khách hàng và thậm chí cả đối tác nắm rõ, từ đó doanh nghiệp, tổ chức đó sẽ được xem xét có đảmbảo đạo đức kinh doanh hay không Ngoài ra, em thường thấy xu hướng hiện nay của các tổ chức,công ty, doanh nghiệp thường có tổ chức các buổi học về vấn đề đạo đức trong kinh doanh cho thấyđạo đức trong kinh doanh đang ngày càng được chú trọng hơn và là một tiêu chí quan trọng để đánhgiá giá trị cốt lõi của một tổ chức, doanh nghiệp

2 Các nguyên tắc, chuẩn mực riêng của cá nhân: Khi các công ty có những quy định, quy tắcthì yếu tố quyết định tiếp theo sẽ là một phần trong số những người tuân theo quy tắc của công ty- làcác cá nhân như nhân viên, Họ là một cá thể, và có nguyên tắc của riêng mình, và dựa theo đó, các

cá nhân sẽ quyết định xem mình có nên làm việc này hay không? Đó có là một việc có đạo đức haykhông? Đôi khi, các công ty có nguyên tắc nhưng do lãnh đạo, văn hóa quản lí, nguyên tắc chuẩnmực bị ảnh hưởng hay bị “bẻ cong” mà các yếu tố cá nhân không đủ “cứng rắn” và kiên định thì rất

dễ bị sa đọa, lôi kéo vào những việc trái đạo đức, thậm chí là vướng vào vòng lao lý

3 Các khách hàng và nhóm lợi ích liên quan: Kinh doanh là để cung cấp các món hàng hóa,phụ vụ khách hàng, có thể là về vật chất hoặc là dịch vụ, tuy nhiên, nếu không có khách hàng thìviệc kinh doanh sẽ không thể xảy ra Chính vì thế, khách hàng và những người (nhóm) có lợi íchđến từ việc kinh doanh cũng là một thành phần quyết định, phán xét một tổ chức, doanh nghiệp vềđạo đức kinh doanh Một số câu hỏi có thể đượcc đặt ra như : Sản phẩm của Doanh nghiệp đó cómang lại giá trị gì, Giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp là gì? Sản phẩm của họ có đảm bảo an toànkhông, quyền lợi cho khách hàng không?

4 Đối thủ cạnh tranh: Hoạt động kinh doanh không tránh khỏi cạnh tranh, tuy nhiên dù làcạnh tranh cũng không thể tách rời các giá trị đạo đức trong kinh doanh Giữa các doanh nghiệp, tổchức với nhau nên có những hành vi cạnh tranh lành mạnh và mang tính chất công bằng, không nêndìm ép, bôi nhọ, ảnh hưởng uy tín đối thủ vì chính các đối thủ là những người có thể đánh giá đạođức của tổ chức, doanh nghiệp

Trang 5

5 Các cơ quan quản lý Nhà nước, Pháp luật: Kinh doanh là một tập hợp các hoạt động cónhiều thành phần tham gia, ảnh hưởng rất lớn đến Kinh tế, Xã hội, Vì thế sự can thiệp của các Cơquan quản lý Nhà nước, các bộ Luật, dànhh riêng cho lĩnh vực này là tất yếu Dựa trên các luật lệ,các quyền, do Nhà nước đặt ra, những hành vi có đạo đức và phi đạo đức có thể dễ dàng được xácđịnh và đánh giá hơn.

Tuy nhiên, có một vấn đề rất dễ gây nhầm lẫn và khó để phân biệt chính là Liệu rằng các hành vi

phi đạo đức đều là những hành vi trái pháp luật không?.

Theo em, từ kiến thức được học trên giảng đường và kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống, em xinphép cho câu trả lời là:

Không phải bất cứ hành vi nào phi đạo đức cũng là vi phạm pháp luật Đơn cử một trường hợp thực

tế rất quen thuộc với những người mẹ Khi họ cần mua một thiết bị như nồi cơm điện hay bất cứ đồgia dụng nào đó Họ thường sẽ chọn cách đến trực tiếp các cửa hàng chuyên bán các thiết bị giadụng để có thể được nhìn trực tiếp và tư vấn các chức năng, cách sử dụng của một thiết bị Các nhânviên bán hàng sẽ là những người luôn niềm nở đón tiếp và giới thiệu cho các mẹ nội trợ các sảnphẩm Dễ thấy rằng họ thường sẽ nói rất nhiều về các ưu điểm, đặc điểm, tính năng đặc biệt của cácthiết bị một cách trơn tru và hấp dẫn Và tất nhiên, các món hàng cần được bán sớm để đạt chỉ tiêuhoặc các món hàng có mức giá cao hơn thường sẽ được đề xuất ngay lập tức Với một số ngườikhông cần thiết đến mức phải chi ra một số tiền lớn như vậy để mua một thiết bị mà trong đó có một

số chức năng vượt trội nhưng không cần đến hoặc có một số chức năng rất khó để sử dụng hoặc cónhững nhược điểm lớn thì có lẽ, đến khi đã sở hữu và sử dụng thì các bà mẹ mới nhận ra là mìnhnhư đã bị “ lừa ” bởi các nhân viên bán hàng Tất nhiên, tùy môi trường, tùy nhân viên bán hàng sẽlựa chọn, nhưng đó cũng có thể xem như một hành vi phi đạo đức và khách hàng sẽ đánh giá kém,ảnh hưởng đến uy tín của nhân viên và cửa hàng kinh doanh đó Và tình huống trên cũng chỉ dừnglại ở một khía cạnh của đạo đức Pháp luật không có quy định về việc phải tiết lộ toàn bộ sự thật vàlựa chọn món hàng tiết kiệm nhất, phù hợp nhất với khách hàng nên đấy không phải là hành vi phipháp Nếu có thì những quy định trên sẽ do Doanh nghiệp, tổ chức quy định, phổ biến cho nhân viêncủa mình về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp để nâng cao giá trị và niềm tin của khách hàngdành cho họ

Có thể thấy, không hẳn là hoàn toàn không thể rạch võ ranh giới giữa đạo đức và pháp luật Lí do haikết quả này dễ bị nhầm lẫn với nhau có lẽ do tần suất xuất hiện các hành vi phi đạo đức nghiêmtrọng dẫn đến vi phạm pháp luật là quá cao Ví như các kế toán thay đổi những con số trên sổ sách,

Trang 6

thành công trốn thuế nộp cho Nhà nước đến tận mấy chục tỷ đồng hay việc bơm (tiêm) các chất hóahọc độc hại vào tôm, hải sản, nhầm tăng tỉ trọng gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng , tất cảnhững hành động phi đạo đức dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là vi phạm pháp luật có lẽ đều đến từ “lòng tham không đáy” của những người trong cuộc, chỉ vì tiền bạc, vì giàu sang làm “mờ” đi đạođức, nhân cách và giá trị của mình khiến họ sa đọa vào vòng lặp vừa phi đạo đức, vừa trái pháp luật.

Có thể thấy, chúng ta trước khi làm gì, quyết định bất cứ thứ gì trong kinh doanh cũng nên suy xétthật kĩ lưỡng, soi qua từng mặt của lăng kính đạo đức ( pháp luật, quy tắc của tổ chức, tiền đề cáctình huống tương tự trong cùng lĩnh vực, đồng nghiệp và giá trị cá nhân) để tránh những hậu quảđáng tiếc xảy ra

Câu 1b:

 Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp (CSR) là nghĩa vụ của bất kì tổ chức, doanh nghiệp nhằmtối đa hóa các tác động tích cực Đó có thể là lợi ích cho đất nước như tạo việc làm, giá trị kinh tế,sựthịnh vượng Bên cạnh đó, việc giảm thiểu tối đa các hoạt động tiêu cực đối với xã hội cũng là tráchnhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội như: giảm chất thải gây ô nhiễm môi trường, các bất ổn vềtài chính,

 CSR đã được rất nhiều Doanh nghiệp, tổ chức xem như một thành phần cần thiết trong quá trình xâydựng hình ảnh và thương hiệu Vì sao? Vì nếu những Doanh nghiệp được công nhận có trách nhiệmvới xã hội thì họ có xu hướng giữ được khách hàng của mình lâu dài, các nhân viên cũng có độnglực làm việc hiệu quả hơn Danh tiếng của Doanh nghiệp cũng như sự nhận dạng thương hiệu củaDoanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh sẽ được nâng cao từ đó thu hút được càng nhiều nhân viên

có tài năng và sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng có quan tâm đến các khía cạnh bền vữngcủa xã hội Được biết, hơn một nửa lực lượng lao động và khách hàng tiềm năng trong tương laiđược tạo thành từ thế hệ thiên niên kỷ ( thế hệ Y) và đặc biệt là thế hệ Z, đây là hai thế hệ có ý thức

về xã hội rất cao, họ quan tâm sâu sắc đến môi trường, sự công bằng, các vấn đề xã hội và có xuhướng tìm đến những doanh nghiệp có giá trị xã hội lớn lao

 Dù có cùng trường nghĩa nhưng giữa đạo đức cá nhân và trách nhiệm xã hội vẫn phải có sự táchbạch

Có thể nói đạo đức vẫn chỉ gói gọn trong một cá nhân hoặc tổ chức, về quy mô thì vẫn là nhỏ hơn sovới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tác động của trách nhiệm xã hội vẫn là lớn hơn rất nhiều

và tầm ảnh hưởng là vô cùng tận, thường mang tính dài hạn

Trang 7

Đạo đức trong kinh doanh Trách nhiệm xã hội (CSR)

Định nghĩa

Đạo đức trong kinh doanh sẽchứa đựng những gì mà mộtdoanh nghiệp cần thuân theo

để mang lại lợi nhuận, lợi íchcho nhân viên và các bên liênquan mà không tác động xấuđến bất kì ai

CSR đảm bảo tất cả các chuẩnmực của xã hội được tuân theomột cách đúng đắn khi xâydựng doanh nghiệp nhằm tối

của kinh doanh

Bất kì môi trường nào cũng cóthể sử dụng

Liên quan Đến kinh doanh và công ty Liên quan đến toàn xã hội và

một cá nhân

Nội dung

Biết được những gì nên làm

và không nên làm trong kinhdoanh

Nhận thức được, lưu giữ trongtâm trí được các giá trị đạođức của xã hội và trách nhiệmcủa mỗi cá nhân đối với xãhội

 Bốn khía cạnh và ví dụ tương ứng của trách nhiệm xã hội là:

1 Về kinh tế: Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp về mặt kinh tế là tạo ra công ăn việclàm cho nhân dân của một quốc gia, để ai cũng có một công việc, một nguồn kiếm sống Bên cạnh

đó, việc vận hành, kinh doanh có lợi nhuận tạo ra rất nhiều giá trị về của cải vật chất, tạo ra giá trịvốn liếng cho xã hội Nói chung, tìm cách giảm chi phí và đạt được doanh thu đã đề ra nhưng khôngảnh hưởng đến cộng đồng chính là khía cạnh kinh tế của CSR Ví dụ như: Mục tiêu của kinh doanhluôn là vì muốn đạt được lợi ích như: có lợi nhuận cao, đem lại giá trị cao cho khách hàng, Chính vì

Trang 8

vậy, một doanh nghiệp, tổ chức cần cố gắng đạt được kết quả tốt mang lại lợi ích cho công ty ( cóthể là có lợi nhuận để chia cho các cổ đông) hoặc nếu kinh doanh tốt (Nhà nước có thêm nguồn thuế

để đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển Đất nước, )

2 Về hệ thống luật pháp: Kinh doanh phải đúng với pháp luật quy định, có thể với mỗingành nghề khác nhau, mỗi địa phương khác nhau sẽ có những quy định riêng và việc nắm bắt cácquy định, luật lệ đó là nghĩa vụ của công ty Ngoài ra, đảm bảo nộp thuế đúng và đủ, không xâmphạm đến các quyền của các bên liên quan trong quá trình kinh doanh, đảm bảo quyền lực của Nhànước và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng là trách nhiệm về pháp lý của mỗi doanh nghiệp

Ví dụ: Kinh doanh nếu có lợi nhuận thì phải nộp thuế theo quy định của Pháp luật; phải trả cáckhoản nợ đến từ trái phiếu, nợ vay ngân hàng và sau đó chia lợi tức dựa trên cổ phiếu của các cổđông theo quy định về trình tự, cách thức cho các bên

3 Về đạo đức: Trách nhiệm xã hội gắn liền với giá trị đạo đức của cá nhân, không thể táchrời nhau Các giá trị đạo đức là cốt lõi trong kinh doanh cần được giữ vững và phát huy Suy chocùng, con người cũng là nhân tố quan trọng nhất tham gia trong quá trình kinh doanh vì vậy, giá trịđạo đức cá nhân của bất kì ai cũng nên được giữ vững Ví dụ như: Nếu là một doanh nghiệp có tráchnhiệm xã hội đảm bảo không thải chất thải độc hại ra môi trường nhưng lại bán cho khách hàngnhững sản phẩm kém chất lượng so với giá tiền hay thậm chí gây hại sức khỏe thì “trách nhiệm xãhội tốt” mà doanh nghiệp đó tự dán nhãn cho mình cũng chỉ là hư vô, không có giá trị

4 Tâm thiện nguyện: Hãy là một cư dân tốt, sống hết mình vì tâm tốt đẹp luôn nghĩ cho xãhội và mọi người Ví như có một số doanh nghiệp, tổ chức lớn như Vingroup, họ giàu có về tiền bạc,

và tràn đầy tình yêu với đồng bào, họ sẵn sàng quyên góp một phần doanh thu của mình cho ngườidân miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt Hay gần đây nhất, dù gặp khó khăn trong Đại dịch Covid-19nhưng Vingroup đã hổ trợ 279 tỷ đồng trang thiết bị phòng chống dịch cho thành phố Hồ Chí Minhvượt qua thời kì bùng dịch dữ dội

 Một số vấn đề liên quan Trách nhiệm xã hội mà các nhà quản lí phải xem xét trong dài hạn mangtính bền vững:

 Môi trường là chủ đề được quan tâm nhất gần đây Ngày càng có nhiều hiện tượng cực đoan thể hiện

sự phẫn nộ của “Thiên nhiên” đối với con người của chúng ta khi việc phát triển kinh tế, xã hội lại điđôi với việc gây phá hoại, tổn thất nhiều hơn cho Thiên nhiên, môi trường sống Các Doanh nghiệp,đặc biệt là các nhà quản lí đang cần xem xét kĩ càng hơn về vấn đề “xanh hóa doanh nghiệp” Xuhướng hiện nay là người tiêu dùng, khách hàng đang dần quan tâm nhiều hơn đến tác động của sản

Trang 9

phẩm họ nhận được có đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường hay không Bởi lẽ, môi trường

là nơi con người đang sinh sống, vấn đề Môi trường không phải cứ một và năm là có thể hoàn toànđược giải quyết, chính vì vậy, trong dài hạn, các nhà quản lí cần xem xét lại quy trình sản xuất củamình có gây hại đến môi trường hay không và đó đang là trách nhiệm xã hội được nhiều người quantâm nhất Tái chế các chai nhựa, thủy tinh hoặc sử dụng các nguyên liệu xanh, nguồn năng lượngxanh có sẵn để sản xuất là một số đề xuất dành cho các nhà quản lí có thể cân nhắc áp dụng Bêncạnh đó, nếu có hẳn một bộ phận chuyên môn về môi trường trong doanh nghiệp, tổ chức để theo dõi

và đưa ra những đề xuất phù hợp Theo em tìm hiểu được thì “Theo Khoản 2 Điều 51 Luật Bảo vệmôi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất,kinh doanh, dịch vụ tập trung có yêu cầu rằng : “đối với các khu công nghệ cao của tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương thì phải có bộ phận chuyên môn bảo vệ môi trường và có nhân sự phụ tráchđược đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực phù hợp.” Tất nhiên, việc quan tâm, thay đổisao cho thân thiện, an toàn với môi trường chắn hẳn sẽ cần bỏ ra một lượng chi phí rất lớn Đối vớicác tổ chức, doanh nghiệp lớn, có thể các nhà quản lí sẽ có cách để quản lý tài chính cho phù hợp,tuy nhiên, với các doanh nghiệp nhỏ thì cần sự quan tâm và thúc đẩy, hổ trợ từ Nhà nước Một nhãnhiệu, logo, mã vạch, mã QR code, tiêu chí đặc biệt dành cho các sản phẩm xanh - sạch với môitrường có lẽ là cần thiết Vừa là minh chứng cho sản phẩm an toàn với môi trường, vừa có thể tăngnhẹ giá thành của sản phẩm để hoàn vốn cho các doanh nghiệp đã đầu tư cho trách nhiệm với môitrường mà vẫn được người tiêu dùng yên tâm lựa chọn, cũng như biết đến nhiều hơn về trách nhiệmtuyệt vời của Doanh nghiệp đó đối với môi trường Từ đó Doanh nghiệp tạo dựng được niềm tin và

uy tín, giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp được nâng cao

 Đối với các tổ chức Giáo dục thì việc đảm bảo nâng cao trình độ, kiến thức, tay nghề, trình độ tư duycủa học sinh, sinh viên cũng là một mục tiêu, yêu cầu được đặt ra dành cho các nhà quản lí các tổchức đặc biệt này Mỗi năm, cần cập nhật thêm kiến thức mới, cần sáng tạo ra nhiều phương thứchọc tập mới mẻ, tiếp thu các cách tiếp cận kiến thức, cách truyền đạt kiến thức của các Tổ chức giáodục phương Tây phát triển và vận dụng sáng tạo cho phù hợp với Việt Nam Việc giảng dạy và họctập của Việt Nam vẫn còn rất nhiều bất cập như: từ cấp 1-2-3 luôn là giáo viên đọc cho chép, các bàiluôn có khuôn mẫu từ giáo viên khiến học sinh không thể sáng tạo, còn gượng ép và điểm số và

“thần thánh hóa” nó Ta có thể thấy, chỉ có các tổ chức như các trường đại học lớn như UEH mới có

đủ chi phí tạo ra nhiều sân chơi cho sinh viên, vừa chơi vừa học; đội ngũ giảng viên chất lượng vớinhiều cách giảng dạy, tạo cơ hội cho sinh viên tự do sáng tạo, rèn luyện cách làm việc nhóm, Mặc

Trang 10

dù thế, nhưng có lẽ vẫn là quá muộn khi đến Đại học thì sinh viên mới được tiếp cận những cách họcđấy.

 Các Doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm cần được quản lí chặt chẽ vàđảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất Bên cạnh đó, thành phần dinh dưỡngcho mỗi khẩu phần, nguyên liệu được sử dụng, dây chuyền sản xuất cũng cần được các nhà quản lýchú tâm hơn “ Có thực mới vực được đạo”, vấn đề lương thực, thực phẩm luôn là vấn đề được mọingười quan tâm, thành phần dinh dưỡng càng cao, càng dinh dưỡng thì người Việt Nam càng mạnhkhỏe, cao lớn, càng có khả năng lao động tốt hơn, nâng tầm giá trị lao động của cả nước Các nhàquản lí nên cân nhắc, đảm bảo tính dinh dưỡng và độ an toàn không chỉ cho người tiêu dùng mà là cảcho môi trường Nguồn nguyên liệu đầu vào luôn cần được đảm bảo an toàn, cơ sở chế biện sạch sẽ,đừng vì vài con số lợi nhuận mà lấy những nguồn nguyên liệu kém chất lượng gây ảnh hưởng đếnngười tiêu dùng

Trang 11

2:

 “Kinh doanh đa cấp” là từ khóa dường như là “hot search” của những năm 2015-2016 Môhình kinhh doanh này từ lúc xuất hiện ở Việt Nam, trở thành tiêu điểm của các bài báo, cáckênh truyền thông quốc gia như VTV với những từ khóa “ lừa đảo” , “tiền vào thì không thểra”, “mất trắng sau đầu tư trăm tỷ” thì trong tiềm thức của đa số người Việt Nam, mô hình kinhdoanh này trở thành một mô hình xấu xa, lừa bịp Tuy nhiên, mô hình “Kinh doanh đa cấp” đã

và đang được chấp nhận ở rất nhiều quốc gia, và được xem như một mô hình kinh doanh hợppháp, sáng tạo MLM ( Multilevel Marketing)-kinh doanh đa cấp, là một loại hình kinh doanh

mà ở đó, công ty sẽ không cần phải thông qua các kênh phân phối Marketing thông thường như: nhà phân phối, nhà bán lẻ, đại lí bán hàng mà chính khách hàng, những người đã từng sửdụng sản phẩm và hài lòng với sản phẩm đó sẽ là một “nhà phân phối” sản phẩm đến taynhững người khác và họ sẽ được nhận doanh thu từ đó Mỗi khách hàng (ở tuyến trên) giớithiệu được sản phẩm cho một người khác (ở tuyến dưới) thì khách hàng ở tuyến trên sẽ đượcnhận một khoảng tiền hoa hồng, cứ như thế, những người tuyến dưới tiếp tục giới thiệu sảnphẩm cho những người khác nữa, họ vẫn sẽ có doanh thu và từ đó tạo nên một mạng lưới ,chính vì vậy mô hình MLM còn được gọi là “kinh doanh mạng lưới”

 Mô hình kinh doanh này có một số ưu điểm như :

-Đối với công ty : Giảm chi phí trung gian có thể phát sinh như : thuê mặt bằng, chi phí vậnchuyển, chi phí tuyển dụng nhân viên bán hàng, quảng cáo,

-Đối với khách hàng: Vì nếu bạn mua sản phẩm từ công ty họ sẽ bán cho bạn số lượng sĩ vớigiá tiền đã được chiết khấu nên khách hàng vừa được sử dụng sản phẩm phù hợp với nhucầu ở mức giá thấp vừa tạo ra được doanh thu cho bản thân (+tiền hoa hồng) khi bán sảnphẩm cho những người khác

-Là mô hình khá thích hợp với những người chưa có kinh nghiệm cần học tập kinh nghiệmthêm từ nhiều người và mở rộng mối quan hệ Được trải nghiệm bán hàng tạo tiền đề chomột số người muốn đầu tư kinh doanh

 Chính vì thế có nhiều người rất muốn được khởi nghiệp bằng con đường này Ví như bạn đang sởhữu một doanh nghiệp non trẻ, sản xuất một sản phẩm mà thị trường đang cần và chưa bão hòa, vớichất lượng tốt hơn Tuy có chất lượng nhưng vấn đề tiền để đầu tư cho các kênh Marketing là không

Trang 12

đủ nên bạn có thể cân nhắc sử dụng mô hình này Vừa bán được nhiều sản phẩm, nhiều người biếtđến sản phẩm hơn, vừa có lợi nhuận cho doanh nghiệp mà không cần tốn quá nhiều chi phí Và nếubạn biết cách đầu tư, xoay vốn thì Doanh nghiệp non trẻ của bạn hoàn toàn có thể trở thành mộtDoanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh hơn trên thị trường

 Tuy nhiên, đây cũng là mô hình kinh doanh “hai lưỡi” Có một số nhược điểm khiến cho mô hìnhnày không quá được ưa thích như:

-Khi thị trường đã bão hòa Ví dụ như sản phẩm mới mà bạn sản xuất là sữa tươi Tuy nhiênbạn chỉ là một doanh nghiệp nhỏ nên tiền để đầu tư cho quảng cáo, Marketing là không thể.Với mức độ cạnh tranh rất cao, như thị trường sữa khi hầu hết các mọi nơi đều có nhà phânphối của những thương hiệu sữa nổi tiếng thì sản phẩm của bạn, nếu áp dụng theo hình thứcnày cũng chỉ có mạng lưới khách hàng rất ít và dẽ khiến cho doanh nghiệp không thể hoànvốn lại được

-Với số lượng lớn những nhà phân phối như thế, việc quản lí và kiểm soát dòng hàng vàdòng tiền là việc vô cùng khó khăn đối với Doanh nghiệp

-Có nhiều biến tướng gây ảnh hướng rất xấu đến nhiều khía cạnh của xã hội

+ Ở góc độ hàng hóa tiêu dùng: Một số khu vực nhạy cảm trong nền kinh tế là các sản phẩmphục vụ cho nông nghiệp như phân bón, sản phẩm nông nghiệp… Với cách làm này, phân bón, một

số sản phẩm phục vụ nông nghiệp kém chất lượng sẽ theo mạng lưới đa cấp sẽ tràn lan trong một sốkhu vực sản xuất nông nghiệp trong tương lai

+ Ở góc độ xã hội: Đẩy nhiều người dân nghèo vào cuộc sống ngày càng bần cùng hơn, cácgiá trị truyền thống : tình làng nghĩa xóm, các giá trị đạo đức bị đảo ngược khi bất đắc dĩ phải trởthành những người lừa dối với cả người thân nhất của mình

+Và đặc biệt, một mặt trái vô cùng xấu xí của mô hình này là những mô hình kinh doanhkhác như mô hình kinh doanh kim tự tháp đã biến chất đi mục đích từ đầu của mô hình kinh doanhnày Và thực tế, khi về đến Việt Nam, kinh doanh đa cấp bị biến tướng và gây ra hậu quả vô cùngkhủng khiếp Mô hình kinh doanh đa cấp này, khi về nước ta trở thành mô hình kinh doanh Kim tựtháp (Pyramid scheme) Đây là mô hình kinh doanh phi pháp và không bền vững khi lợi nhuận đầu

tư cho những người ở trên đỉnh của kim tự tháp được lấy từ những người thành viên tham gia đầu tưchung hoặc từ những người đầu tư trực tiếp vào khi họ nhẹ dạ cả tin vào những lời hứa sẽ tạo lợi

Trang 13

nhuận khổng lồ nếu mời gọi được thêm nhiều nhà đầu tư khác hoặc bị chèo kéo, ép buộc mua-bánsản phẩm

 Vậy vì sao kinh doanh đa cấp lại hấp dẫn đến như vậy? Và làm cách nào để lôi kéo nhiều người vàocon đường kinh doanh trái phép này? Em xin phép lấy một ví dụ thực tế để phân tích vấn đề này.Năm 2016, một công ty mang tên Công ty Cổ phần Liên kết Sản xuất Thương Mại Việt Nam, haycòn gọi là Công ty Cổ phần Liên kết Việt đã được “xướng” tên trên sóng truyền hình Việt Nam khimang danh mô hình kinh doanh đa cấp và chiếm đoạt, lừa đảo số tiền lên đến hơn 1.900 tỷ đồng mànạn nhân là vô cùng đa dạng: từ những người vùng Thái Nguyên khó khăn, cực khổ đến cả nhữngngười dân thủ đô Hà Nội, những ông bà lớn tuổi, Thủ đoạn của họ là đối với từng phân khúc “conmồi” họ sẽ có những cách lôi kéo và tẩy não khác nhau Đối với những người nghèo khổ trên vùngThái Nguyên, với lời hứa chỉ cần đầu tư vài trăm triệu, một tháng sau, tiền lãi sẽ gấp 3 đến 4 lần Đốivới người dân nghèo khổ,với kiến thức còn chưa đủ để hiểu về đa cấp, trước những món hời to lớnnhư vậy, mà lợi nhuận lại đến nhanh, số tiền thì lại lớn, đủ để họ hoàn vốn các khoản vay vừa dư dảchăm lo cho cuộc sống tốt hơn Chỉ với tờ hợp đồng và tờ biên lai, hàng trăm người dân vùng sâu,vùng xa ở Thái Nguyên đã bị một nhân viên tự xưng của công ty Liên kết Việt chào hàng đầu tưphân bón Tất nhiên, đó cũng là lần cuối cùng những người dân khổ cùng ấy thấy được và liên hệđược với người chào hàng đó “Tiền mất tật mang” cuộc sống vốn khó khăn, lại thêm khốn khổ khicác nhà cho vay nặng lãi mỗi ngày đến giục trả nợ mà lợi nhuận đầu tư thì chẳng thấy đâu Đối vớinhững người lớn tuổi ở Hà Nội, những nhân viên tự xưng là của công ty Liên kết Việt chào bán sảnphẩm máy tập vật lí trị liệu của Bộ Quốc phòng Những người lớn tuổi, luôn cần thiết những chiếcmáy tập thế này để chăm lo cho sức khỏe của mình, bên cạnh đó, nghe danh hiệu “ Bộ quốc phòng”dường như lòng tin giữa nhà bán hàng và “con mồi” được vun đắp, vững tin hơn và thế là lại hàngtrăm người bị lừa mua chiếc máy mang danh của Bộ quốc phòng này Tuy nhiên, chất lượng không

hề đi đôi với số tiền bỏ ra, hơn nữa, Bộ quốc phòng không hề có bất cứ hợp đồng hay liên kết gì vớisản phẩm vật lí trị liệu này của công ty Liên kết Việt và công ty này đã mạo danh Bộ quốc phòng đểtrục lợi Còn rất nhiều sản phẩm khác, rất nhiều nạn nhân khác đã bị lừa bởi công ty này Họ “tẩynão” bằng các cuộc diễn thuyết của những người tự xưng là chuyên viên bán hàng đa cấp với nhữnglời lẽ đanh thép “chỉ cần đầu tư, mỗi tháng không cần làm gì cũng có tiền về tới tay” hay nhữngkhoản hoa hồng cực lớn nếu bán được sản phẩm như “Chỉ cần mua một “gói” hoặc “bộ” sản phẩm(có thể ở dạng tiền đầu tư hoặc số lượng sản phẩm nhất định) thì tháng sau sẽ ngay lập tức nhận hoahồng, nếu kêu gọi đầu tư từ người khác và đạt được chỉ tiêu, với tỷ suất sinh lợi lên đến 4800%

Trang 14

Ta có thể thấy rõ cái hấp dẫn của mô hình biến tướng này, đó là “lợi nhuận cực lớn” Bản thân conngười ai cũng có lòng tham, hơn nữa cuộc sống hiện nay dường như đang được dẵn dắt bằng “ đồngtiền” nên những người nhẹ dạ cả tin, thiếu kiến thức như sinh viên mới vào đại học hay những nộitrợ, những ông bà lớn tuổi, những người muốn “ không cần làm gì mà vẫn có tiền vào túi” là nhữngngười bị thu hút nhất và là đối tượng mà các công ty đa cấp biến chất muốn hướng đến nhất Mượndanh những tổ chức uy tín như Bộ quốc phòng, giả mạo những bằng giấy khen cho Thủ tướng kí têntrao tặng, những cái tên bắt đắc dĩ được xướng lên như một ví dụ thành công vì đã tin tưởng trongmột buổi thuyết trình đầy âm mưu của những kẻ lợi dụng lòng tin, sự cần thiết tiền bạc, vật chất củangười dân mà trục lợi Bên cạnh đó là những tác động đánh vào tâm lý của những người cần tiền đểtrang trải mà không có kĩ năng hoặc không có thời gian Đó là cách họ lôi kéo, hết người này đếnngười khác bị lừa đảo, và cũng vì muốn lấy lại số tiền đã đầu tư sai trái đó mà họ - những con mồi,không ngần ngại lôi kéo thêm những người khác trở thành con mồi gây ra một kết cục thảm thương.

Từ mô hình kinh doanh đa cấp khi khách hàng có sử dụng sản phẩm và cảm nhận được chất lượngcủa sản phẩm mà từ đó họ nguyện ý giới thiệu cho người khác thì lại bị biến chất thành một cuộckêu gọi đầu tư với số tiền khổng lồ mà khách hàng ở các tuyến thậm chí còn chưa bao giờ sử dụngsản phẩm Đó không còn là kinh doanh nữa khi hàng hóa không hề luân chuyển và không hề cóngười tiêu thụ sản phẩm Vậy pháp luật Việt Nam và một số quốc gia khác kiểm soát mô hình kinhdoanh này như thế nào?

 Vì là một mô hình rất dễ để bị biến chất, “ lách” luật nên ở các nước trên Thế giới đều có những quyđịnh ngày càng chặt chẽ và nghiêm khắc hơn đối với mô hình kinh doanh này Có thể lấy ví dụ từ Mỹ,những người tiêu dùng phân phối nếu muốn không vây vào vòng pháp luật thì họ phải bán được ít nhất70% số hàng hóa họ đã thu mua từ công ty và chỉ nên bán cho những người thực sự có nhu cầu muốnđược sử dụng sản phẩm và tất nhiên là phải nằm ngoài mạng lưới đa cấp có sẵn Đơn cử ở Hàn Quốc,mức trả hoa hồng mà những người khách hàng sau khi tham gia mạng lưới phân phối được nhận thìkhông được quá 35%

 Vừa mới du nhập vào Việt Nam những năm đầu của thế kỉ 21, hành lang pháp lý cho mô hình này ởnước ta cũng không phải là quá chặt chẽ, tuy nhiên, Bộ Công thương luôn theo dõi và có những luậtmới được ban hành, sửa đổi sao cho phù hợp và hạn chế tối đa những hệ lụy phát sinh từ mô hình kinhdoanh này Có một số quy định đặc trưng và khác biệt:

- Trước hết là quản lí hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương Theo Điều 19 và Điều 40/2018/NĐ-CP:

Trang 15

20-“Điều 19: Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được coi là có hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phươngnếu thuộc một trong các trường hợp sau:

1 Doanh nghiệp có trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện có thực hiện chức năng liênquan đến hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương

2 Doanh nghiệp tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tại địa phương

3 Doanh nghiệp có người tham gia bán hàng đa cấp cư trú (thường trú hoặc tạm trú trong trườnghợp không cư trú tại nơi thường trú) hoặc thực hiện hoạt động tiếp thị, bán hàng theo phương thức

đa cấp tại địa phương

Điều 20 Đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương

1 Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký tại Sở Công Thươngtỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và chỉ được phép tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp sau khi

có xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bằng văn bản của Sở Công Thương tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương đó

2 Trường hợp không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương, doanh nghiệp bánhàng đa cấp có trách nhiệm ủy quyền cho một cá nhân cư trú tại địa phương làm người đại diện tạiđịa phương để thay mặt doanh nghiệp làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phươngđó

3 Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm lưu trữ, xuất trình hồ sơ, tài liệu liên quan đếnhoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền.”Theo đó, tóm gọn lại, doanh nghiệp nào muốn bán hàng theo mô hình kinh doanh này cần phải đăng

kí kinh doanh và được Sở Công Thương của tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận bằngvăn bản, cho phép Doanh nghiệp dó được hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương của Doanhnghiệp Điều này sẽ giúp Nhà nước dễ dàng theo dõi và kiểm soát hoạt động kinh doanh đa cấp củaDoanh nghiệp hơn, dễ dàng phát hiện những hiện tượng lôi kéo, ép buộc bán hàng và hủy giấy phépkinh doanh của Doanh nghiệp nếu cần thiết trong thời gian ngắn với hậu quả tối thiểu Nếu Doanhnghiệp hoạt động, bán hàng ở nơi chưa được cấp phép sẽ bị phạt hành chính theo như Pháp luật quyđịnh

Ngày đăng: 07/02/2022, 06:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w