III. Vai trò của FDI với đảm bảo phúc lợi xã hội cho con người 1 Tác động tới việc làm và chất lượng nguồn lao động
1. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút FD
Một là, cải thiện môi trường đầu tư, tăng sự hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng các giải pháp sau: Đơn vị %
2000 2001 2002 2003 2004 Tốc độ tăng của GDP 6,79 6,89 7,08 7,34 7,69 Tốc độ tăng của khu vực 11,44 7,21 7,16 10,52 11,09
có VĐT nước ngoài Tỷ trọng vốn FDI trong tổng VĐT phát triển của Việt Nam 18,0 17,6 17,5 16,3 15,5 Nền kinh tế 100 100 100 100 100 NN,LN,TS 25,53 23,24 23,03 22,54 21,76 CN,XD 36,73 38,13 38,49 39,47 40,09 ĐV 38,74 38,63 38,48 37,99 38,15
(1) Phát triển các dịch vụ phục vụ cho FDI như các trung tâm giới thiệu việc làm, giới thiệu công nhân có tay nghề, cán bộ kỹ thuật, các trung tâm cung ứng vật tư, các trung tâm điều hoà ngoại hối…Đồng thời coi trọng việc nâng cao chất lượng các mạng lưới dịch vụ (ăn, ở, đi lại, giải trí…) để các nhà đầu tư nước ngoài an tâm làm việc lâu dài với Việt Nam.
(2) Cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho đàu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh công cuộc xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất…
(3) Đẩy mạnh việc chống tham nhũng trong những số cán bộ, nhân viên trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc xét duyệt, thẩm định, thực hiện dự án đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài… Điều này tạo nên sự yên tâm cho các nhà đầu tư khi họ muốn đầu tư tại Việt Nam.
Hai là, cải cách thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính rắc rối, phiền hà được xem như là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Vì vậy, muốn thu hút được dòng vốn FDI cần phải tiến hành cấp giấy phép đàu tư, đẩy nhanh tiến độ cải cách thủ tục hành chính, khắc phục những trì trệ trong những cơ quan nhà nước, đơn giản hoá các thủ tục hành chính theo nguyên tắc ''một cửa'', ''một đầu mối''. Các cơ quan phụ trách hợp tác và đầu tư là cơ quan duy nhất tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các công việc tiếp theo, đồng thời thay mặt nhà đầu tư đi liên hệ với các cơ quan hữu quan rồi trả lời cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho họ đăng ký về hồ sơ, cấp giấy phép đầu tư, các cơ quan chức năng phải thông báo công khai các loại giấy tờ cần thiết.
Ba là, cần phải triển khai hệ thống dịch vụ hỗ trợ hiệu quả. Thực tế cho thấy các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay còn ở mức thấp và kém hiệu quả, mặc dù so với những năm 90 nó đã được cải thiện rất nhiều song vẫn còn rất chậm so với các nước trong khu vực nhất là trong lĩnh vực giao thông, viênc thông và cơ sở hạ tầng. Giá hàng hoá và dịch vụ, đặc biệt là các yếu tố đóng vai trò là chi phí đầu vào của sản xuất như điện, nước, viễn thông, đất,… của Việt Nam cao hơn hiều so với các nước trong khu vực. Để tăng tính hấp dẫn của việc thu hút FDI, cần phải có những cải thiện tích cực hơn để giảm bớt chi phí, tăng thêm các ưu đaic cho các nhà đầu tư.
Bốn là, xây dựng hệ thống bảo hiểm đủ tin cậy đa dạng hoá các sản phẩm bảo hiểm trong đầu tư. Điều này xuất phát từ một thực tế là dù có phòng ngừa, hạn chế thì rủi ro vẫn xảy ra bất ngờ vào lúc mà mọi người ít ngờ nhất. Để tránh những thiệt hại lớn mà chủ đầu tư phải hứng chịu thì cần phải có một hệ thống bảo hiểm đủ khả năng về tài chính và đa dạng hoá các
sản phẩm bảo hiểm theo các danh mục rủi ro thường xảy ra trong các dự án FDI để tạo sự yên tân cho các nhà đầu tư.
Năm là, xây dựng và triển khai hiệu quả các dự án gọi vốn đầu tư. Để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư cần có chiến lược quy hoạch và danh mục dự án gọi vốn đầu tư, đây là cơ sở thực hiện chương trình vận động đàu tư. Tất cả những thông tin về mục tiêu, địa điểm, hình thức, đối tác thực hiện dự án trong danh mục phải có độ chính xác và tin cậy cao., vì đây là thông tin mà nhà đầu tư cần để đưa ra quyết định lựa chọn. Danh mục các dự án nên tập trung vào các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều tiềm năng như các dự án có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao (tài chính, ngân hàng, marketing, phân phối), các dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, các dự án sử dụng công nghệ và nhân công có trình độ chuyên môn cao hoặc các dự án du lịch, thương mại, giải trí…
Sáu là, tu sưả và xây dựng mới kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. kết cấu hạ tầng của nền kinh tế giữ vai trò quan trọng, nó là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư nước ngoài đưa ra quyết định đầu tư, từ đó tạo ra sự chuyển biến căn bản cơ cấu kinh tế đặc biệt là trong công nghiệp xây dựng và dịch vụ, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân. Vì vậy, cần phải tập trung cốn cho việc tu bổ, xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở các vùng trọng điểm quyết định tới việc tăng trưởng kinh tế.