1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lấn, chiếm đất rừng đặc dụng và chặt phá cây rừng trái pháp luật tại khu rừng đặc dụng Vườn chim Bạc Liêu

21 53 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Hành Vi Lấn, Chiếm Đất Rừng Đặc Dụng Và Chặt Phá Cây Rừng Trái Pháp Luật Tại Khu Rừng Đặc Dụng Vườn Chim Bạc Liêu
Tác giả Nguyễn Trường Huyến
Trường học Trường Đại Học Bạc Liêu
Chuyên ngành Quản Lý Tài Nguyên
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bạc Liêu
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 160,5 KB
File đính kèm Tieu luan CVC 2021.rar (32 KB)

Nội dung

tiểu luận chuyên viên chính, Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lấn, chiếm đất rừng đặc dụng và chặt phá cây rừng trái pháp luật tại khu rừng đặc dụng Vườn chim Bạc Liêu. Hành vi lấn chiếm đất và chặt phá cây rừng diễn ra ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học.

Trang 1

MỤC LỤC

Lời nói đầu……… ……….………2

Phần I: Mô tả tình huống……… 4

Phần II: Mục tiêu xử lý tình huống……… ………6

I Mục tiêu xử lý tình huống……… 6

II Quan điểm xử lý hoặc giải quyết tình huống………6

III Các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng để giải quyết tình huống……… 6

Phần III Phân tích nguyên nhân và hậu quả……… ………… 10

I Nguyên nhân………10

1.1 Nguyên nhân chủ quan……… …….……….10

1.2 Nguyên nhân khách quan………… ……… 10

II Hậu quả……….… 10

Phần IV: Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết tình huống…… … 12

I Xây dựng các phương án xử lý tình huống……… … 12

II Lựa chọn phương án tối ưu 14

Phần V: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phương án 16

Phần VI: Kết luận và kiến nghị 18

I Kết luận 18

II Kiến nghị 19

Danh mục tài liệu tham khảo 21

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Rừng và đất rừng của tỉnh Bạc Liêu tuy không lớn, nhưng rất giàu tiềm năng

về tính đa dạng sinh học, nhất là Khu bảo tồn loài, sinh cảnh Vườn Chim Bạc Liêu

(Rừng đặc dụng Vườn chim Bạc Liêu), có vai trò quan trọng đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh, quốc phòng

Khu bảo tồn loài, sinh cảnh Vườn Chim Bạc Liêu được hình thành, tồn tại

đã gần một thế kỷ nay và chính thức được thành lập năm 1986 theo Quyết định

số 194/CT ngày 09/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng

Chính phủ) Đây là khu rừng nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của quốc gia, có

vai trò và tầm quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, bảo tồncác loài động vật rừng, hệ chim nước, bảo vệ môi trường, phục vụ nghiên cứukhoa học kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, góp phần phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh Bạc Liêu

Rừng đặc dụng Vườn chim Bạc Liêu có diện tích 125,8 ha, trong đó diện

tích có rừng 120,6 ha (rừng tự nhiên 74,4 ha và rừng trồng 46,2 ha) và đất

chuyên dùng 5,2 ha, độ che phủ rừng đạt 96,46 % diện tích vùng lõi, tuy quy môdiện tích không lớn nhưng có số lượng, thành phần loài và quần thể chim hoang

dã chiếm tỷ lệ rất cao, phong phú và đa dạng, cụ thể:

- Hệ thực vật có 184 loài, là rừng hỗn giao với nhiều loài cây rừng đặctrưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực Nam bộ như: Chà là, Cóc, Tra,Giá, Mắm, Đước và các loài cây bụi, dây leo chằng chịt Tất cả đan xen tạo nênmôi trường xanh thích hợp làm nơi cư trú và sinh sản cho những loài chim

- Khu hệ chim có 110 loài, trong đó có 10 loài nguy cấp, quý, hiếm nằm

trong sách đỏ Việt Nam như: 1 Đuôi cụt bụng đỏ, 2 Cò lạo Ấn Độ (Giang sen),

3 Cò Quăm đầu đen, 4 Cổ rắn (Điêng điểng), 5 Bồ nông chân xám, 6 Cốc đế,

7 Quắm Đen, 8 Chim khách đuôi xẻ, 9 Sả hung, 10 Cò nhạn (Cò ốc).

Trang 3

Thật ít nơi nào trên thế giới lại có một khu bảo tồn (Vườn chim tự nhiên)

hoang dã, nguyên sơ chỉ cách trung tâm thành phố Bạc Liêu 4km, là lá phổixanh của thành phố, giúp điều hòa không khí, cân bằng sinh thái cho môitrường, một không gian yên tỉnh, mát mẻ, trong lành, là điểm du lịch hấp dẫncủa du khách trong và ngoài tỉnh

Cộng đồng dân cư sống ở vùng đệm và giáp ranh giới với rừng đặc dụng

có hơn 250 hộ dân, với hơn 700 nhân khẩu, nằm trên địa bàn xã Vĩnh Hậu A,huyện Hòa Bình và phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu Nghề nghiệp và điềukiện sản xuất chủ yếu của các hộ dân là nuôi tôm công nghiệp trên đất nuôitrồng thủy sản, làm thuê, làm mướn

Trong những năm qua, Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ ven biển đãphối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện tốt chức năng, nhiệm

vụ về công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học Tuynhiên, từ đầu năm 2018 đến nay tại Bạc Liêu mô hình nuôi tôm siêu thâm canhphát triển nhanh và đạt được hiệu quả kinh tế cao Thấy được lợi nhuận lớn từviệc nuôi tôm khiến nhiều hộ dân sống trong vùng đệm khu rừng đặc dụng Vườnchim Bạc Liêu ngang nhiên lấn chiếm đất, chặt phá cây rừng để xây dựng ao

nuôi tôm siêu thâm canh Hành vi lấn chiếm đất và chặt phá cây rừng diễn ra

ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện làm ảnh hưởngđến công tác quản lý, bảo vệ rừng, ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học

Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả chọn đề tài “Xử phạt

vi phạm hành chính về hành vi lấn, chiếm đất rừng đặc dụng và chặt phá cây rừng trái pháp luật tại khu rừng đặc dụng Vườn chim Bạc Liêu” để góp phần

tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừngtại địa phương

Trang 4

PHẦN I

MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Vào lúc 20 giờ 45 phút, ngày 26 tháng 4 năm 2020, trong lúc tuần tra bảo

vệ rừng, nhân viên bảo vệ rừng đã phát hiện Ông Trần Văn A (là hộ dân sống

gần khu rừng đặc dụng, có phần đất nuôi trồng thủy sản diện tích 1,4 ha, có vị trí ranh giới phía Bắc giáp với rừng đặc dụng Vườn chim Bạc Liêu, thuộc địa bàn khóm Kinh Tế, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu) đã thuê xe ủi để cải

tạo ao tôm của ông, trong lúc xe ủi đang thi công ông A chỉ đạo cho người lái xe

ủi thi công lấn vào đất rừng đặc dụng, san ủi toàn bộ cây rừng trên diện tích bịlấn chiếm

Lúc này nhân viên bảo vệ rừng đề nghị chủ xe ủi dừng thi công và điệnthoại báo cáo ngay cho Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ ven

biển xin ý kiến xử lý và bố trí lực lượng trực tại hiện trường (Người lái xe ủi

dừng lại không thi công theo đề nghị của nhân viên bảo vệ rừng) Khi nhận

được tin báo Giám đốc và viên chức phòng Kỹ thuật lâm nghiệp đã trực tiếpxuống hiện trường xảy ra vụ việc Đồng chí Giám đốc điện thoại báo cho Ủyban nhân dân phường Nhà Mát, Trạm Kiểm lâm địa bàn và Trưởng khóm Kinh

Tế đến phối hợp xử lý vụ việc

Sau khi nhận được tin báo, Ủy ban nhân dân phường Nhà Mát, TrạmKiểm lâm địa bàn và Trưởng khóm Kinh Tế có mặt và mời tất cả đến hiệntrường làm việc Qua kiểm tra các hồ sơ đất đai giữa Ban Quản lý rừng đặc dụng

- phòng hộ ven biển và hộ ông Trần Văn A, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phườngNhà Mát có ý kiến như sau:

- Phần đất rừng đặc dụng Vườn chim Bạc Liêu và phần đất của ông TrầnVăn A đều nằm trên địa bàn khóm Kinh Tế, phường Nhà Mát, thành phố Bạc

Liêu (Hiện nay, Ban Quản lý rừng đặc dụng – phòng hộ ven biển chưa thực

hiện được việc cắm mốc ranh giới)

Trang 5

Vì vậy, để xác định ranh giới giữa hai bên, xem xét ông Trần Văn A cólấn, chiếm đất và san ủi cây rừng đặc dụng thì phải có sự kết hợp đầy đủ các cơquan, đơn vị có liên quan

Uỷ ban nhân dân phường Nhà Mát đã chỉ đạo cho cán bộ lập biên bảnđình chỉ không cho hộ ông Trần Văn A tiếp tục thi công, giữ nguyên hiện trường

và hẹn một tuần sau sẽ đến làm việc và giải quyết cụ thể Đồng thời yêu cầu BanQuản lý rừng đặc dụng - phòng hộ ven biển có văn bản gửi Ủy ban nhân dânphường Nhà Mát, Trạm Kiểm lâm địa bàn, Phòng Tài Nguyên - Môi trườngthành phố Bạc Liêu để xác định cụ thể ranh giới giữa hộ dân và khu rừng đặcdụng

Đến ngày 04 tháng 5 năm 2020, đại diện các đơn vị chức năng đúng theonội dung văn bản của Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ ven biển đã gửi,các đơn vị đã có mặt đầy đủ tại hiện trường vụ việc để tiến hành làm việc xácđịnh ranh giới giữa hai bên Qua đối chiếu các hồ sơ, giấy chứng nhận quyền sửdụng đất của Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ ven biển và hộ ông TrầnVăn A kết hợp với đo đạc hiện trạng đất, Tổ công tác kết luận như sau:

- Về mặt pháp lý: Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ ven biển và hộông Trần Văn A đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp

- Đối với ông Trần Văn A đã lấn, chiếm phần đất rừng đặc dụng với diệntích là 280 m2 (chiều ngang 7 mét, chiều dài 40 mét)

- Ủy ban nhân dân phường Nhà Mát phối hợp với Trạm Kiểm lâm địa bàntiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi lấn, chiếm đất rừng đặcdụng và phá hoại cây rừng trái pháp luật đối với ông Trần Văn A và đề xuất xửphạt theo quy định của pháp luật

Trang 6

PHẦN II MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

- Kết hợp xử lý vi phạm với công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đốivới đối tượng vi phạm và người dân để ngày càng nâng cao ý thức bảo vệ rừngcủa người dân tại khu vực

- Thấy rõ những việc làm được và chưa được, những mặt yếu kém của cơquan quản lý hành chính nhà nước, chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản

lý, bảo vệ rừng

- Xử lý vi phạm hạn chế được tình trạng lấn chiếm đất rừng, chặt phá câyrừng của người dân sinh sống ở vùng đệm, góp phần làm giảm thiệt hại do lấnchiếm đất rừng, chặt phá cây rừng gây ra, góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện

có tốt hơn, nâng cao ý thức của người dân trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng

II QUAN ĐIỂM XỬ LÝ HOẶC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

- Hành vi vi phạm của đối tượng: Lấn, chiếm đất rừng, chặt phá cây rừng

đặc dụng trái pháp luật

- Thái độ trước sai phạm của đối tượng: Khi bị cơ quan chức năng pháthiện và lập biên bản đối tượng có thái độ chấp hành tốt

- Hậu quả hành vi của đối tượng: Lấn, chiếm đất rừng đặc dụng 280 m2

III CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Đề xuất xử lý hành vi vi phạm của ông Trần Văn A, áp dụng các văn bảnquy phạm pháp luật có liên quan, gồm:

Trang 7

- Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

- Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;

- Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp;

- Căn cứ Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủQuy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp;

- Căn cứ hành vi vi phạm của ông Trần Văn A lấn, chiếm đất rừng đặcdụng trái pháp luật, diện tích lấn, chiếm 280 m2 (dưới 4.000 m 2), chặt phá câyrừng, ông Trần Văn A sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm d, Khoản 1,Điều 7 và điểm d, Khoản 3, Điều 20 của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày25/4/2019 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcLâm nghiệp

- Nội dung điểm d, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, cụthể như sau: Hành vi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng hoặc chiếm rừng củachủ rừng khác; rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê, bị xử phạtnhư sau:

1 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong cáctrường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữlượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tíchdưới 5.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 3.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 2.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 1.000 m 2

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

- Nội dung điểm d, Khoản 3, Điều 20 của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP,

cụ thể như sau:

Trang 8

Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăndòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với

bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà

không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong cáctrường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữlượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phítrồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phươngtại thời điểm vi phạm hành chính

Như vậy: Đối chiếu hành vi vi phạm của ông Trần Văn An và quy định

xử phạt tại các Điều 7 và Điều 20 của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, để áp dụng

xử phạt, cụ thể như sau:

- Áp dụng điểm d, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP:Khung phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng về hành vi lấn, chiếm đất

Trang 9

rừng đặc dụng trái pháp luật dưới 1.000 m2 (Vi phạm của ông A là 280 m 2 ) Biện

pháp khắc phục hậu quả, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

- Áp dụng điểm d, Khoản 3, Điều 20 của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP:Khung phạt từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi, san ủi câyrừng Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phítrồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phươngtại thời điểm vi phạm hành chính

- Đồng thời áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong quá trình đưa

ra các quan điểm xây dựng các phương án xử phạt hợp tình, hợp lý nhưng đảmbảo theo đúng luật định

Trang 10

PHẦN III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

I NGUYÊN NHÂN

1 Nguyên nhân chủ quan

- Người dân địa phương sống trong vùng đệm rừng đặc dụng Vườn chimBạc Liêu do lợi nhuận trước mắt vẫn lén lút chặt phá cây rừng, lấn chiếm đất đểnuôi tôm Mặc dù đã được Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ ven biển

tuyên truyền, giáo dục (họp dân, phát tờ rơi, ký bản cam kết bảo vệ rừng…)

hàng năm nhưng ông Trần Văn A ý thức chưa cao, chưa nhận thức sâu sắc đượcrừng đặc dụng là tài sản của Nhà nước, không được lấn, chiếm Ông A chỉ thấylợi ích trước mắt từ nuôi tôm công nghiệp mang lại lợi nhuận cao nên đã nảysinh hành vi san ủi cây rừng, lấn chiếm đất rừng đặc dụng nhằm mở rộng diệntích ao để nuôi tôm công nghiệp làm thu hẹp và giảm diện tích đất rừng đặcdụng

- Ông Trần Văn A vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích và vai trò của rừngđặc dụng trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ sảnxuất chung của cộng đồng

2 Nguyên nhân khách quan

- Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ ven biển thường xuyên thực hiệncông tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và pháttriển rừng Tuy nhiên, công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến giáo dụcpháp luật hiệu quả chưa cao, do người dân sống trong vùng đệm có học vấn thấpcho nên việc tiếp cận những văn bản pháp luật đó là rất khó, từ nhận thức chưađúng nên ý thức bảo vệ rừng chưa cao, chưa ý thức được lợi ích của rừng là vôgiá nên phải có ý thức bảo vệ và giữ gìn Họ có suy nghĩ đất rừng là đất không

có chủ, luôn có ý định lấn chiếm để sử dụng

- Ban Quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ ven biển chưa thực hiện cắm mốcranh giới đất giữa rừng đặc dụng với các hộ dân giáp ranh

Trang 11

- Lực lượng trực tiếp thực thi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng còn mỏng.

- Việc xử lý một số vụ việc lấn, chiếm đất rừng tương tự trước đây của cơquan chức năng thiếu sự kiên quyết, chưa dứt điểm và chưa mang tính răn đe

cao (hầu hết là tuyên truyền vận động, giáo dục tại chỗ)

- Công tác phối hợp quản lý, kiểm tra của giữa Ban Quản lý rừng đặcdụng - phòng hộ ven biển và chính quyền cơ sở còn nặng tính văn bản, chưađược thực hiện thường xuyên

2 Hậu quả

- Hậu quả trước mắt có thể thấy đó là diện tích rừng bị lấn chiếm và câyrừng bị chặt phá gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, phần nào làm ảnh hưởngđến sự phát triển tự nhiên của rừng, điều hòa khí hậu trong vùng

- Gây bất bình trong người dân, làm phần nào ảnh hưởng tới lòng tin củangười dân đối với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trong lĩnh vựcquản lý, bảo vệ rừng

- Làm thiệt hại ngân sách Nhà nước cho việc trồng và khôi phục lại rừngtại khu vực đó và phải mất rất nhiều năm mới lại phục hồi lại được gần như banđầu

- Ý thức chấp hành pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ rừng của ngườidân sống trong vùng đệm chưa cao

Trang 12

PHẦN IV XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

I XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

(PHƯƠNG ÁN XỬ PHẠT)

Tình huống vi phạm của ông Trần Văn A xảy ra ở phạm vi nhỏ, tình tiếtchưa nghiêm trọng, đối tượng vi phạm lần đầu, có thái độ chấp hành tốt tronglúc bị phát hiện vi phạm và đoàn kiểm tra làm việc Tuy nhiên, đây là vụ viphạm đến rừng và đất rừng đặc dụng, vì vậy cần phải có phương án xử lý phùhợp, đảm bảo đúng pháp luật nhằm cảnh báo, giáo dục, răn đe và ngăn chặn triệt

để mọi hành vi gây ảnh hưởng bất lợi đến công tác quản lý, bảo vệ rừng đặcdụng

Từ đó tác giả đưa ra 03 phương án để xử lý tình huống trên như sau:

1 Phương án 1:

- Chuyển hồ sơ cho Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm ra quyết định xử phạt viphạm hành chính về hành vi lấn, chiếm đất rừng, san ủi cây rừng đặc dụng tráipháp luật đối với ông Trần Văn An Ngưng ngay hành vi lấn, chiếm đất rừng,san ủi cây rừng đặc dụng Mức xử phạt chính với số tiền là 1.000.000 đồng chohành vi lấn, chiếm đất rừng và 15.000.000 đồng cho hành vi san ủi cây rừng;

- Biện kháp khắc phục hậu quả là buộc ông Trần Văn A khôi phục lại hiện

trạng ban đầu diện tích rừng bị lấn chiếm (280m 2 ) và đồng thời buộc ông A trồng

lại rừng (hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất

đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính) đối với

diện tích rừng 280m2 đã san ủi

- Buộc ông Trần Văn A cam kết không tái phạm

1.1 Ưu điểm của phương án:

- Chấm dứt tình trạng vi phạm lấn, chiếm đất rừng xảy ra

Ngày đăng: 30/01/2022, 13:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w