Hoàn thiện bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp ở Tây Ninh (Trang 26 - 30)

L ỜI MỞ ĐẦU

3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng khoa học,

3.3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ

- Ổn định về nhân sự và chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về Khoa học công

nghệở cấp huyện, thị xã theo tinh thần Nghị định 172/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính

phủ và thông tư liên tịch số 15/2003/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/7/2003 của Bộ Khoa học công nghệ và Bộ Nội vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về

Khoa học công nghệ cấp huyện, thị xã.

- Phân công, phân cấp rõ ràng trong xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ ứng

dụng Khoa học công nghệ cho các sở, ngành, huyện, thị xã.

- Xác định rõ các nhiệm vụ Khoa học công nghệưu tiên ở các ngành, các cấp.

- Các nhiệm vụ Khoa học công nghệ mang tính ứng dụng, xuất phát từ nhu

cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm, thực hiện cơ chế liên kết giữa tổ chức Khoa học công nghệ với cơ sở áp dụng kết quả nghiên cứu trong toàn bộ

quá trình từ xác định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện, đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn

3.3.2.2 Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư cho hoạt động Khoa học công nghệ:

- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho Khoa học công nghệ, khuyến khích mọi

thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tăng đầu tư vào các lĩnh vực

nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ;

- Xây dựng quy chế ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án sau khi

nghiệm thu;

- Xây dựng chế độ chi tiêu và phân bổ kinh phí đối với các nhiệm vụ Khoa học

công nghệ cấp sở, ngành, huyện, thị xã.

- Cải tiến việc xây dựng và triển khai kế hoạch nhiệm vụ Khoa học công nghệ hàng năm theo hướng xác định danh mục xong mới đưa vào kế hoạch năm.

3.3.2.3 Xây dựng và phát triển tiềm lực Khoa học công nghệ:

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm ứng dụng các tiến bộ

Khoa học công nghệ (các Trung tâm: Khuyến nông, Khuyến công, Trung tâm Giống và Nông nghiệp, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ,...); các đơn vị hoạt động

Khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng lực của các tổ chức này trong việc nghiên cứu

phát triển công nghệ, tiếp nhận thích nghi công nghệ mới và tổ chức chuyển giao vào sản

xuất và đời sống, phục vụ chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

- Củng cố và phát triển các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,

tổ chức dịch vụ Khoa học công nghệ theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức

khoa học và công nghệ công lập.

- Đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ Khoa học công nghệ và cán bộ quản lý

Khoa học công nghệ cấp tỉnh, huyện thị xã và cơ sở.

- Tăng cường sự phối hợp với các tỉnh, thành phố, đặc biệt các tỉnh, thành phố

trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh; phối hợp với các viện, trường đại học, trung tâm để đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ Khoa học công

nghệ trong công tác nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ Khoa học công nghệ.

3.3.3 Giải pháp về nhiệm vụ của Sở Khoa học và Công nghệ:

- Phối hợp với các sở, ban ngành, các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương,

Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã đẩy mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu

quả Chỉ thị 50-CT/TW của Ban Bí thư, Quyết định 188/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ, Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Là cơ quan đầu mối của Uỷ ban nhân dân tỉnh, có nhiệm vụ theo dõi việc triển

khai thực hiện các nội dung Chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân tỉnh tại các

sở, ngành và địa phương có liên quan, kịp thời tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong

quá trình thực hiện, định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính có trách nhiệm cân đối, phân bổ nguồn

vốn từ ngân sách nhà nước, đảm bảo kinh phí hàng năm thực hiện Chương trình, tăng cường đầu tư, trang bị và đào tạo cho các đơn vị ứng dụng công nghệ sinh học của tỉnh.

- Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp Sở Văn hóa Thông tin, Đài Phát thanh Truyền hình đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tạo sự chuyển biến

mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, công nhân, viên chức,... và toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghệ sinh học trong sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh

học trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020"

- Sở Y tế chủ trì xây dựng “Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

trong lĩnh vực y tế đến năm 2010”

- Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở

Khoa học công nghệvà các ngành, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng "Kế hoạch phát triển

và ứng dụng công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020".

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng "Kế hoạch phát triển và ứng

dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2020".

- Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng "Kế hoạch đào tạo và định hướng sử dụng nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học và ngành công nghiệp sinh học ở

Tây Ninh".

- Đề nghị Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể tham gia triển

khai và thực hiện Chương trình hành động trong phạm vi hoạt động của mình và đẩy

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, chúng ta thấy nền nông nghiệp Tây Ninh có bước những tiến triển mới. Việc áp dụng Khoa học kỹ thật vào sản xuất giúp được rất nhiều cho người làm nông, và tạo ra được những gặt hái rất lớn. Nhưng thực tế cho thấy, rất ít người áp dụng công nghệ cao vào trong sản xuất bởi lẻ họ không đủ kinh phí, hoặc là do họ không

được cung cấp thông tin đầy đủ, không được ai hướng dẫn. Do đó, tỉnh cần phải tuyên truyền, hướng dẫn cho những nông dân nghèo; hỗ trợ cho họ thiết bị, máy móc...

Chúng ta áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp là để thúc đẩy phát triển, tạo ra sản phẩm có chất lượng, cải thiện đời sống nhân dân. Nhưng người nông dân hiện giờ còn lệ thuộc quá nhiều vào các chất hoá học như: thuốc rầy, thuốc trừ sâu,thuốc bảo quản trái cây, thuốc kích thích tăng trưởng..., mục đích của họ là kiếm được lợi nhuận cao nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người khác, gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy, tỉnh còn phải thường xuyên cử cán bộ đi kiểm tra từng vùng, từng hộ về mức độ

sử dụng thuốc trong phạm vi cho phép và nên nghiêm cấm việc sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng nhanh. Như vậy sẽ dảm bảo được chất lượng mà còn an toàn cho sức khoẻ. Tất cả chỉ vì làm cho cuộc sống mọi người tốt đẹp hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1/ Tạp chí Nông thôn mới, số 192, 1/2007

2/ http:/khoahoc.com.vn/ 3/ http:/hnd.tayninh.gov.vn/ 4/ http:/tayninh.gov.vn/

5/ www.niengiamnongnghiep.com 6/ www.dongnai.gov.vn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp ở Tây Ninh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)