Nhận xét sách giáo khoa ngữ văn các lớp 6,7,8,9 năm học 2008 2009 ( phần văn xuôi)

14 1.8K 0
Nhận xét sách giáo khoa ngữ văn các lớp 6,7,8,9 năm học 2008   2009 ( phần văn xuôi)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhận xét sách giáo khoa ngữ văn các lớp 6,7,8,9 năm học 2008 - 2009 ( Phần văn xuôi) Đoàn Thị Huệ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 01 Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Cao Đàm Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Đưa ra những nhận xét, đánh giá về các bài văn xuôi của sách Ngữ văn 6, 7, 8, 9 năm học 2008-2009 một cách khách quan nhất. Đối chiếu, so sánh thêm với sách cũ để tìm hiểu những ưu điểm, những hạn chế của sách năm học 2008-2009. Đưa ra được một số ý kiến đóng góp, kiến nghị để giúp một phần cho người soạn sách hoàn thiện bộ sách hơn, và là cứ liệu xác đáng nhất cho những người nghiên cứu sau này đi sâu hơn nữa về việc tìm hiểu, đóng góp ý kiến cho việc xây dựng bộ sách giáo khoa Ngữ Văn Trung học cơ sở được hoàn thiện và phù hợp nhất cho học sinh. Keywords. Ngôn ngữ học; Ngữ văn; Tiếng Việt Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau khi bộ sách Ngữ văn 6, 7, 8, 9 mới cải cách ra đời, đã có nhiều ý kiến tranh luận khen chê về bộ sách này. Trước đây môn Ngữ văn được chia làm 3 phần học (Văn, Tiếng Việt, và Tập làm văn) với 3 bộ sách tách biệt hẳn là Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn, nhưng hiện nay theo chủ trương của Bộ Giáo dục thì cả 3 phần học này được gộp lại thành một bộ sách chung và được gọi là môn Ngữ Văn, như tên gọi: Ngữ văn lớp 6, Ngữ văn lớp 7… Đã có rất nhiều những bài viết nhận xét, đánh giá, góp ý về các phần của bộ sách hiện nay cũng như bộ sách cũ (trước cải cách), nhưng hầu như chỉ là những bài báo, đóng góp nhỏ chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện về bộ sách này. Vì lí do trên, chúng tôi chọn đề tài này để xem xét một cách tương đối toàn diện về các sách giáo khoa Ngữ văn cấp 2 nói chung và phần văn xuôi ngữ văn cấp 2 của năm học 2008-2009 nói riêng (Trong thực tế, chúng tôi đã khảo sát các bộ sách của những năm trước và sau cải cách (xem phần thư mục)) – Vấn đề trọng tâm ở đây là chúng tôi muốn xem bộ sách này đã thực hiện được mục tiêu của chương trình dạy Ngữ Văn cho học sinh bậc Trung học cơ sở như thế nào. Đồng thời chúng tôi cũng có đối chiếu, so sánh với sách cũ để xem sách mới có điều gì cần nói thêm không. 2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những bài văn xuôi trong sách Ngữ văn 6, 7, 8, 9 năm học 2008-2009 của Nhà xuất bản Giáo dục (Trong thực tế, chúng tôi đã khảo sát các bộ sách của những năm trước và sau cải cách (xem phần thư mục)). - Đối tượng nghiên cứu: Tất cả những bài văn xuôi trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, 7, 8, 9 năm học 2008-2009 và năm 2000-2001. Ngoài ra chúng tôi có phỏng vấn giáo viên, học sinh của trường Trường Trung học cơ sở (THCS) Vũ Lễ - Kiến Xương – Thái Bình. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để Luận văn được hoàn thành một cách xuất sắc chúng tôi đã sử dụng kết hợp một số thủ pháp, phương pháp trong nghiên cứu ngôn ngữ học như: Thủ pháp Thống kê; Thủ pháp Phân tích; Phương pháp so sánh; Phương pháp miêu tả; và Phương pháp điều tra trắc nghiệm. 4. Mục đích và ý nghĩa khoa học của luận văn - Mục đích: Luận văn sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá về các bài văn xuôi của sách Ngữ văn 6, 7, 8, 9 năm học 2008-2009 một cách khách quan nhất. Dựa vào đó chúng tôi cũng muốn đối chiếu, so sánh thêm với sách cũ để tìm hiểu những ưu điểm và những hạn chế của sách năm học 2008-2009. - Ý nghĩa khoa học của luận văn: Từ những kết quả nghiên cứu khách quan của luận văn, chúng tôi chỉ mong muốn đóng góp phần nhỏ ý kiến của mình có thể giúp ích cho người biên soạn sách. Và cũng là cứ liệu xác đáng nhất cho những người nghiên cứu sau này đi sâu hơn nữa về việc tìm hiểu, đóng góp ý kiến cho việc xây dựng bộ sách giáo khoa Ngữ Văn Trung học cơ sở được hoàn thiện và phù hợp nhất cho học sinh. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XUNG QUANH ĐỀ TÀI 1.1 Đặc điểm của học sinh THCS (lớp 6, 7, 8, 9) 1.1.1 Đặt vấn đề tâm sinh lý. Học sinh THCS (từ lớp 6 - 9) có tuổi đời ứng với tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “tuổi khó bảo“,“tuổi bất trị”, “tuổi khủng hoảng”. Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện. 1.1.2 Đặt vấn đề về quá trình nhận thức Quá trình nhận thức của các em Học sinh Trung học cơ sở cao hơn các em ở bậc tiểu học rất nhiều cả về sách vở lẫn kiến thức ngoài cuộc sống. Môn Ngữ Văn có nhiều lợi thế để hình thành tư duy hình tượng cho học sinh vì chữ viết được xem là một biểu tượng. Học chữ là một trong những con đường để hình thành biểu tượng. Việc tích hợp dạy Ngữ Văn được xem là biện pháp để hình thành và phát triển tư duy hình tượng văn học cho các em. Các em được rèn luyện sẽ biết cách xử lý mọi tình huống và độc lập trong suy nghĩ, tự phát triển mình cả trong nhà trường và ngoài xã hội. 1.1.3 Đặt vấn đề về nhân cách Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi Trung học cơ sở là sự hình thành tự ý thức. Mức độ tự ý thức của các em cũng có sự khác nhau về nội dung và về cách thức. Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc. Vì lí do đó mà môi trường giáo dục, cách thức giáo dục trẻ rất quan trọng nhất là giai đoạn trẻ ở độ tuổi bướng bỉnh này. Cần có phương pháp hay định hướng cho các em để các em trở thành công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội. 1.1.4 Đặt vấn đề về năng khiếu Trẻ có năng khiếu không nhất thiết là chỉ có năng khiếu về âm nhạc, hội họa mà ngoài ra các em còn có năng khiếu về toán học, văn học, sử học… những năng khiếu này phải đến cấp Trung học cơ sở các em mới được bộc lộ rõ ràng. Nếu trẻ có năng khiếu về lĩnh vực nào thì giáo dục theo hướng phát triển về lĩnh vực đó đúng phương pháp, đúng sở trường của các em chỉ khi đó năng khiếu của các em mới được phát triển tối đa. Khi phát hiện ra trẻ có năng khiếu cả nhà trường và gia đình nên tạo điều kiện cho các em được phát triển theo đúng sở trường của mình, để lớn lên các em sẽ trở thành người tài giỏi giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội. 1.1.5 Đặt vấn đề về sự lĩnh hội, hình thành kỹ năng, kỹ xảo ở học sinh THCS. Những kiến thức học sinh Trung học cơ sở học càng ngày càng khó và những kiến thức này có ảnh hưởng quan trọng trong các cấp sau này nên học sinh càng phải nhớ nhiều và lâu hơn. Để có thể giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả nhất, người giáo viên cần truyền thụ những tri thức về phương pháp để học sinh biết cách học, biết cách suy luận, biết cách tìm lại những điều đã quên, và biết cách tìm tòi phát hiện kiến thức mới. Kỹ năng, kỹ xảo lĩnh hội tri thức được hình thành từ nội dung giáo dục quy định trong chương trình học như kĩ năng đọc, viết, tính toán,… Mỗi môn học đều tiềm ẩn một kĩ năng riêng, giáo viên phải hướng dẫn các em hiểu và khám phá được hướng đi đúng cho riêng mình. Các kĩ năng, kĩ xảo được học sinh vận dụng tri thức trong quá trình học tập lấy kiến thức bài hôm trước vận dụng bài hôm sau hoặc kiến thức trong sách vở được học sinh vận dụng vào trong cuộc sống đem lại kết quả tốt. 1.2 Giáo dục và Dạy học 1.2.1 Giáo dục Theo “Đề cương bài giảng Giáo dục học, Trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục, Hà Nội”: “Quá trình giáo dục là một quá trình có tính chất xã hội hình thành con người, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, căn cứ vào những mục đích và những điều kiện do xã hội quy định, được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục và học tập và được tiến hành trong các mối quan hệ xã hội giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người”. 1.2.2 Dạy học Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh. Sách giáo khoa cụ thể hóa về yêu cầu nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp. Tuy nhiên đối với môn Ngữ Văn cần phải đạt ba tiêu chuẩn sau cho học sinh: Trí dục, Đức dục và Mỹ dục. Các văn bản của nội dung dạy học là Kế hoạch giảng dạy; chương trình môn học; giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. 1.2.3 Bản chất và đặc điểm của hành động dạy học ở THCS Hoạt động dạy học ở Trung học cơ sở là theo từng môn học được chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của giáo viên bộ môn tương ứng. Điều này khác với hoạt động dạy học ở tiểu học, mỗi môn học được hướng dẫn bởi một giáo viên có phong cách, phương pháp, trình độ, … dạy học riêng nên tạo ra sự đa dạng trong dạy học. Vấn đề này cũng ảnh hưởng đến nhân cách của học sinh. Giáo viên cần cải tiến phương pháp cho phù hợp với đặc điểm môn mình đảm nhiệm cũng như đặc điểm từng học sinh. Trong quá trình dạy học giáo viên nên tìm hiểu tâm lý của học sinh, cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ, tưởng tượng, xúc cảm, tình cảm, nhu cầu, hứng thú, chú ý, trạng thái tâm lý. Đây là đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở. 1.3 Sách giáo khoa Ngữ văn 1.3.1 Sách giáo khoa lớp 6 Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 6 (gồm: Văn học, Tiếng Việt, và Tập làm văn) so với sách Văn học 6, Tiếng Việt 6, và Tập làm văn 6 có thay đổi như sau: - Thay đổi cách gọi từ “Tiết” sang “Bài”. - Thay đổi Cấu trúc bài giảng. - Thay đổi cách chia phần: Văn học có 03 phần (Văn học Dân gian; Văn học từ sau cách mạng tháng 8-1945 đến nay; và Văn học nước ngoài). Sách Ngữ văn 6 đã bỏ cách chia này. - Thêm nhiều bài mới và bỏ một số bài cũ để phù hợp với tâm lí học sinh và xã hội ngày nay. - Thêm Chương trình địa phương và Bảng tra yếu tố Hán Việt. 1.3.2 Sách giáo khoa lớp 7 Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 7 (gồm: Văn học, Tiếng Việt, và Tập làm văn) so với sách Văn học 7, Tiếng Việt 7, và Tập làm văn 7 có một số thay đổi như sau: - Thay đổi cách gọi từ “Tiết” sang “Bài”. - Thay đổi Cấu trúc bài giảng. - Thay đổi cách chia phần: Văn học có 03 phần (Văn học Dân gian; Văn học từ sau cách mạng tháng 8-1945 đến nay; và Văn học nước ngoài). Sách Ngữ văn 7 đã bỏ cách chia này. - Thêm nhiều bài mới và bỏ một số bài cũ để phù hợp với tâm lí học sinh và xã hội ngày nay. - Thêm Chương trình địa phương và Bảng tra yếu tố Hán Việt. 1.3.3 Sách giáo khoa lớp 8 Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 8 (gồm: Văn học, Tiếng Việt, và Tập làm văn) so với sách Văn học 8, Tiếng Việt 8, và Tập làm văn 8 có một số thay đổi như sau: - Thay đổi cách gọi từ “Tiết” sang “Bài”. - Thay đổi Cấu trúc bài giảng. - Thay đổi cách chia phần: Văn học có 02 phần (Văn học Việt NamVăn học nước ngoài). Sách Ngữ văn 8 đã bỏ cách chia này. - Chuyển một số bài ở lớp trên xuống và từ lớp dưới lên và ngược lại; Thêm nhiều bài mới và bỏ một số bài cũ để phù hợp với tâm lí học sinh và xã hội ngày nay. Ví dụ: Phần văn học + Bài 7: Tác phẩm “Sống chết mặc bay” (tác giả Phạm Duy Tốn) (Văn xuôi) của Văn học 8 (trước cải cách) chuyển xuống Ngữ Văn 7 tập II, bài 26. + Phần Tiếng Việt: Bỏ “Tiết 5: Hiển ngôn và hàm ngôn; …” - Thêm Chương trình địa phương và Bảng tra yếu tố Hán Việt. 1.3.4 Sách giáo khoa lớp 9 Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 9 (gồm: Văn học, Tiếng Việt, và Tập làm văn) so với sách Văn học 9, Tiếng Việt 9, Tập làm văn 9 có một số thay đổi sau: - Thay đổi cách gọi từ “Tiết” sang “Bài”. - Thay đổi Cấu trúc bài giảng. - Thay đổi cách chia phần: Văn học có 02 phần (Văn học Việt NamVăn học nước ngoài). Sách Ngữ văn 9 đã bỏ cách chia này. - Chuyển một số bài ở lớp 9 xuống và từ lớp dưới lên và ngược lại; Thêm nhiều bài mới và bỏ một số bài cũ để phù hợp với tâm lí học sinh và xã hội ngày nay. - Thêm Chương trình địa phương và Bảng tra yếu tố Hán Việt. CHƢƠNG 2: SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6, 7, 8, 9 NĂM HỌC 2008-2009. 2.1 Về chủ trƣơng của Bộ Giáo Dục đào tạo Bộ sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học cơ sở (THCS) được biên soạn theo chương trình THCS ban hành kèm theo Quyết Định số 03/2002/QĐ – BGD & ĐT, ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo, cụ thể theo hướng “tích hợp” ba phân môn Văn học, Tập làm văn và Tiếng Việt gộp làm một bộ sáchNgữ văn. Theo “Chương trình Trung học phổ thông môn Ngữ văn - Bộ GD&ĐT, năm 2002” về quan điểm “Tích hợp”: “Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học: từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý nghĩa và như vậy đào tạo mới có kết quả”. 2.2 Nhận xét về chủ điểm và nội dung các bài học 2.2.1 Nhận xét về cách đặt tiêu đề và phân đoạn bài học a) Cách đặt tiêu đề Những bài văn xuôi ở sách Ngữ Văn THCS đều được lấy của các tác giả là nhà văn hoặc những bài văn học của tác giả có uy tín. Vì vậy để đặt được những tiêu đề này, bản thân tác giả cũng phải cân nhắc rất kỹ. Tiêu đề của các bài văn xuôi được đặt theo 06 kiểu (K) dưới đây: - K1: Lấy tên nhân vật chính làm tiêu đề. Ví dụ: Lão Hạc (Ngữ Văn 8 tập I). - K2: Lấy đối tượng, sự vật được tập trung miêu tả làm tiêu đề. Ví dụ: Cô bé bán diêm (Ngữ Văn 8 tập I). - K3: Lấy nội dung, vấn đề chính của bài làm tiêu đề. Ví dụ: Cuộc chia tay của những con búp bê (Ngữ Văn 7 tập I) - K4: Lấy ý nghĩa của bài đọc làm tiêu đề. Ví dụ: Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn) (Ngữ Văn 8 tập I). - K5: Lấy cụm từ, câu nói mang ý nghĩa mấu chốt trong bài làm tiêu đề. Ví dụ: Sống chết mặc bay (Ngữ Văn 7 tập II). - K6: Lấy ngôi thứ nhất là người kể chuyện hay sự vật – hiện tượng liên quan đến ngôi thứ nhất là người kể chuyện, để đặt tên tiêu đề. Ví dụ: Tôi đi học (Ngữ Văn 8 tập I); Bức tranh của em gái tôi (Ngữ Văn 6 tập II). b) Cách phân đoạn bài học Hầu hết các bài đọc trong Ngữ Văn cấp 2 đều được chia thành 3 phần chính: Mở bài, thân bài và kết bài. Cả 3 phần bố cục chính này các em sẽ phải tự phân chia theo cách hiểu của mình. Ví dụ: “Bức tranh của em gái tôi” - Mở bài: Giới thiệu về em gái - Thân bài: Nêu mâu thuẫn nội tâm của người anh trai với em gái. Giải quyết những mâu thuẫn đó. - Kết bài: Nhận ra tình cảm anh em chân thành và đáng quý. + Khó phân đoạn theo Bố cục 3 phần: Mở, thân, kết Ví dụ: Tác phẩm “Cô Tô” tác giả Nguyễn Tuân, Ngữ văn 6 tập II. 2.2.2 Nhận xét về cách dùng từ ngữ a) Từ Hán Việt Để khảo sát tình hình sử dụng từ Hán Việt trong các bài văn xuôi sách Ngữ Văn Trung học cơ sở, chúng tôi dựa vào quan niệm về loại từ này của sách “Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt” của Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến. Trong các sách Ngữ Văn lớp 6, 7, 8, 9 đều có Bảng tra yếu tố Hán Việt ở cuối trang sách trong phần Phụ Lục ở tập II của các lớp. Ví dụ: Sách Ngữ văn 6 tập II BẢNG TRA CỨU YẾU TỐ HÁN VIỆT Thứ tự Yếu tố Hán Việt Bài Nghĩa Từ chứa yếu tố Hán Việt 1 Biệt 22 Xa cách nhau Tạm biệt, tiễn biệt (bài 14), từ biệt (bài 1), vĩnh biệt… 2 Chiến 27 Đánh nhau Chiến đâu (bài 26), chiến lợi phẩm, chiến mã (bài 27), chiến thắng, chiến tranh (bài 27), kháng chiến… Dưới Phụ lục có ghi chú rất rõ về Chữ in nghiêng chỉ Yếu tố Hán Việt cần ghi nhớ và Phần mở rộng chủ yếu dựa vào cuốn “Từ điến từ Hán Việt” của Phan Văn Các, NXB Giáo dục, 1994. b) Từ Ấn Âu Để khảo sát tình hình sử dụng từ Hán Việt trong các bài văn xuôi sách Ngữ Văn Trung học cơ sở, chúng tôi dựa vào quan niệm về loại từ này của sách “Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt” của Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến. Những từ ngữ Ấn Âu cũng là bộ phận quan trọng trong việc làm phong phú vốn từ ngữ của học sinh: Ví dụ: Gi – lê (phiên âm từ tiếng Pháp): áo chẽn kiểu Âu, không tay, không cổ, ngắn đến thắt lưng, thường để mặc ngoài áo sơ-mi. (Bài học đường đời đầu tiên, Ngữ Văn 6 tập II) c) Từ địa phương Để khảo sát tình hình sử dụng từ địa phương trong các bài văn xuôi sách Ngữ Văn Trung học cơ sở, chúng tôi dựa vào quan niệm về loại từ này của sách “Dẫn luận ngôn ngữ” của Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật. Trong chương trình dạy Ngữ Văn Trung học cơ sở, chủ yếu sách hướng các em đến với ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ toàn dân vì vậy các em ít được tiếp xúc với ngôn ngữ địa phương. Tuy nhiên trong các sách 6, 7, 8, 9 đều có bài ôn tập hướng dẫn các em luyện tập “Chương trình địa phương” trong đó có đủ cả phần Văn, Tiếng Việt và Tập Làm Văn được dạy lồng ghép trong bài học giúp các em hiểu về tiếng địa phương của mình so sánh với từ ngữ toàn dân. Ví dụ 1: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) (sách Ngữ văn 8, tập I). Tìm các từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân dưới đây: STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ đƣợc dùng ở địa phƣơng 1 Cha 2 Mẹ Ví dụ 2: tác phẩm “Chiếc lược ngà”, Ngữ Văn 9 tập I, dùng nhiều từ địa phương như: Nói trổng; Vô; Chén; Lòi tói; Anh Sáu; Chị Sáu; Thẹo; Miền Đông; Té… 2.2.3 Nhận xét về câu Các bài văn xuôi trong sách Ngữ Văn 6, 7, 8, 9 có câu đơn dễ hiểu, ngắn gọn ít sai cú pháp. Tuy nhiên, các câu phức cũng khó và phức tạp hơn, thậm chí còn dài nữa. Trong các sách Ngữ Văn 6, 7, 8, 9 có rất nhiều câu đơn chỉ có một thành phần không dài, không rườm rà giúp các em học sinh dễ hiểu: Ví dụ: “Cuộc chia tay đột ngột quá. Thủy nhƣ ngƣời mất hồn, mặt tái xanh nhƣ tàu lá. Em chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê đặt gọn vào trong đó.”. (Cuộc chia tay của những con búp bê, Ngữ Văn 7 tập I) Ngoài ra còn có các câu đơn có nhiều thành phần, chứa đựng nhiều thông tin giúp học sinh dễ dàng liên tưởng trong quá trình nhận thức một vấn đề nào đó: Ví dụ: “Càng đổ dần về hƣớng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chit nhƣ mạng nhện. Trên thì trời xanh, dƣới thì nƣớc xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá…”. (Sông nước Cà Mau, Ngữ Văn 6 tập II) Những câu phức trong các bài văn xuôi ở bậc Trung học cơ sở khó dần lên, ngoài những câu phức ngắn, có vế câu đơn giản thì còn có những câu phức rất dài, chứa đựng nhiều thông tin một lúc. - Ví dụ câu phức ngắn, có vế đơn giản dễ hiểu: “Ông Hai hì hục vỡ một vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sáng đến giờ, ông tính để trồng thêm vài trăm gốc sắn ăn vào những tháng đói sang năm. Có một mình, ông phải làm cố, hai vai ông mỏi nhừ.” (Làng, Ngữ Văn 9 tập I) - Ví dụ những câu phức dài, có vế câu phức tạp, khó hiểu, chứa nhiều thông tin: “Nhƣng chúng ta đọc các dòng cuối cùng rồi, chúng ta biết hết đầu đuôi câu chuyện rồi, chúng ta biết nàng Kiều mƣời lăm năm đã chìm nổi những gì, hay là An-na Ca-rê-nhi-na đã chết thảm khốc ra sao, chúng ta không còn cần biết gì thêm, mà vẫn còn ngồi mãi trƣớc trang sách chƣa muốn gấp, đầu óc bâng khuâng nặng những suy nghĩ, trong lòng còn vƣơng vất những vui buồn không bao giờ quên đƣợc nữa: chúng ta vừa nghe thấy lời gửi từ mấy trăm năm trƣớc của Nguyễn Du hay Tôn-xtôi.” (Tiếng nói của văn nghệ, Ngữ Văn 9 tập II) 2.2.4 Nhận xét về cách chú thích và giải nghĩa trong bài học Chú thích giải nghĩa có vị trí rất quan trọng để hiểu tác phẩm, bởi nó hướng đến đối tượng là giáo viên và học sinh. Do đó việc chú thích giải nghĩa các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố rõ ràng, chính xác sẽ giúp giáo viên và học sinh nắm được tác phẩm một cách toàn diện hơn, cũng như nắm được ý đồ tư tưởng, nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong đó. Một số ý kiến về giải thích chú giải như sau: - Trong cùng tác phẩm, sách trước cải cách có giải thích nhưng sách sau cải cách giải thích thêm nghĩa. - Thêm nhiều chú thích mới trong cùng câu chuyện ở sách sau cải cách so sánh với sách trước cải cách. - Giải thích sai lệch từ loại vốn có của từ ngữ. - Giải thích chưa chính xác. - Đặc biệt, sách sau cải cách có những từ chú thích được giải nghĩa mà sách trước cải cách không có: Ví dụ: Tôn sùng: Kính trọng đến mức sùng bái (Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu, Văn học 8 tập II) 2.2.5 Nhận xét cách đặt câu hỏi trong bài học Trong sách mới những câu hỏi xoay quanh vấn đề tâm lí, tính cách của nhân vật là những câu hỏi chủ chốt nhất trong sách Ngữ Văn trung học cơ sở. Ví dụ: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì? (Chuyện người con gái Nam Xương, Ngữ Văn 9 tập I) - Đặt câu hỏi nằm ngoài nội dung bài đọc, nhằm mở rộng tầm hiểu biết cũng như bắt học sinh phải suy nghĩ, thấu hiểu nội dung bài đọc cũng như hiểu biết thêm những tác giả khác, nhà phê bình khác và lĩnh vực ngoài xã hội. Ví dụ: Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái độ chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. (Tức nước vỡ bờ, Ngữ Văn 8 tập I) 2.3 Tiểu kết - Về tiêu đề: Hầu như các bài Văn bản đều là của những tác giả có tên tuổi, nên việc đặt tiêu đề của bài văn xuôi đó được coi là chính xác, xác thực với nội dung của bài. - Về câu, từ: Các bài văn xuôi trong sách Ngữ Văn 6, 7, 8, 9 có câu đơn dễ hiểu, ngắn gọn ít sai cú pháp. Tuy nhiên, các câu phức cũng khó và phức tạp hơn, thậm chí còn dài. - Về từ ngữ Hán Việt, Ấn Âu: Cung cấp không nhỏ những từ này, có sự giải thích rõ ràng theo từ điển. Ngoài ra trong mỗi lớp cuối sách đều có Bảng tra cứu yếu tố Hán Việt rất rõ ràng. - Về từ ngữ địa phương: Trong các bài văn xuôi hầu như đều dùng từ ngữ chuẩn, ít bài dùng từ địa phương. Ngoài ra mỗi lớp đều có bài “Chương trình địa phương”. - Về các chú thích, giải nghĩa và cách đặt câu hỏi: + Người biên soạn nên chú ý nhiều hơn đến từ là điển tích, điển cố, Hán Việt để giải thích cặn kẽ cho học sinh dễ tiếp thu. + Về cách đặt câu hỏi, sách sau cải cách đã tập trung đến dạng câu hỏi mở, giúp học sinh phát huy được trí tưởng tượng cũng như sự tìm hỏi hiểu sâu vấn đề. CHƢƠNG 3: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ SÁCH GIÁO KHOA 6, 7, 8, 9 NĂM HỌC 2008-2009 3.1 Phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm với giáo viên 3.1.1 Vể sách giáo khoa lớp 6 Phần trả lời của giáo viên có kinh nghiệm dạy 21 năm môn Văn cho thấy đòi hỏi học sinh phải nhớ kiến thức từ lớp dưới lên lớp trên và thông suốt trong quá trình học. Chương trình sách sau cải cách dùng phương án “tích hợp” cả ba phân môn Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn là hợp lí đối với giáo viên và học sinh hiện nay. 3.1.2 Về sách giáo khoa lớp 7 Theo kết quả điều tra cho thấy, đối với giáo viên có kinh nghiệm dạy 14 năm Đỗ Thị Hằng, chương trình sách sau cải cách khá phù hợp đối với học sinh và giáo viên. Tuy nhiên về phần câu, soạn giả nên chú trọng hơn, không nên đưa câu quá dài, quá nhiều thông tin vào văn bản. Ngoài ra, thơ Đường đối với các em học sinh lớp 7 là quá tầm nhận thức của các em. 3.1.3 Về sách giáo khoa lớp 8 Theo phần trả lời của cô giáo Nguyễn Thị Thủy có 17 năm kinh nghiệm. Học sinh lớp 8 cần được học và rèn luyện phần tiếng Việt để học sinh có thể nhuần nhuyễn trong quá trình sử dụng tiếng Việt. Về phần chọn văn bản, soạn giả nên chọn những văn bản phù hợp với tâm sinh lí của học sinh hơn. Chương trình “tích hợp” khá thuận lợi và dễ dạy đối với giáo viên và dễ học đối với học sinh. 3.1.4 Về sách giáo khoa lớp 9 Theo ý kiến của cô giáo Phạm Thị Dung có kinh nghiệm dạy 19 năm môn Ngữ văn, chương trình theo hướng “tích hợp” phù hợp với học sinh cũng như giáo viên trong quá trình giảng dạy và học tập. Bởi giữa ba phân môn trên có sự hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên việc phân môn ở lớp 6, 7, 8 rõ ràng hơn còn lớp 9 chưa rõ ràng, thiếu thời lượng dạy. Các văn bản thuộc thơ Đường sách sau cải cách đã chuyển xuống lớp 7 là quá sức học đối với học sinh. Chú giải trong sách dễ hiểu, thích hợp, tuy nhiên vẫn còn chưa đầy đủ và nên chú trọng giải thích những từ cổ, từ mang khái niệm trừu tượng. Chương trình sách sau cải cách có nhiều ưu điểm như Bảng tra yếu tố Hán Việt, chương trình địa phương, có sự chọn lọc như bỏ văn bản không phù hợp xã hội, tâm sinh lí học sinh, và đưa văn bản phù hợp vào dạy. 3.2 Phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm với học sinh 3.1.1 Về sách giáo khoa lớp 6 Theo kết quả điều tra phần học sinh đều thích dạng câu hỏi mở và Bảng tra yếu tố Hán Việt. Các em chưa giải thích và lấy ví dụ được từ “Đảo ủy” và “Trẻ tráng”. Như vậy có nên chăng trong tác phẩm Cô tô, sách Ngữ văn 6 tập hai, soạn giả nên đưa những từ này vào trong phần chú thích của tác phẩm hay không? 3.1.2 Về sách giáo khoa lớp 7 Dựa vào kết quả điều tra, hầu hết các em đều có cùng chung câu trả lời cho cả bốn câu hỏi, chỉ có phần lấy ví dụ là các em lấy khác và cũng chưa được chuẩn xác. Điều này cho thấy các em chưa thực sự hiểu nghĩa từ các từ “Động tâm và Uy nghi”?. Mặc dù vậy, trong Ngữ văn 7, soạn giả lại không đưa các từ này vào trong phần chú giải? 3.1.3 Về sách giáo khoa lớp 8 Theo như phần trả lời của học sinh cho thấy, dạng câu hỏi mở và Bảng tra yếu tố Hán Việt, các em đều thích. Các em chỉ giải thích được từ “Cơn lặng cá và Hồi hiệu ốc” một cách tương đối. Tuy nhiên, trong tác phẩm Tắt đèn – tác giả Ngô Tất Tố, Ngữ văn 8 tập một lại không giải thích ở phần chú thích. 3.1.4 Về sách giáo khoa lớp 9 Theo như phần trả lời của học sinh cho thấy, dạng câu hỏi mở và Bảng tra yếu tố Hán Việt, các em đều thích. Vì từ “Hủi và “Cải chính” đều giải thích ở phần chú giả có trong tác phẩm Người con gái Nam Xương, tác giả Nguyễn Dữ, sách Ngữ văn 9 tập một (sau cải cách) nên các em cũng có giải thích và lấy ví dụ đúng. 3.3 Tiểu kết Qua điều tra cho thấy, chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở soạn theo hướng “tích hợp” nhìn chung khá phù hợp với học sinh và giáo viên, mặc dù sách có rất nhiều thay đổi nếu như không nói hoàn toàn về Văn bản cũng như mô hình cấu trúc, câu hỏi,… Học sinh và giáo viên đều thích hướng “tích hợp” của Ngữ văn Trung học cơ sở. Hướng “tích hợp” giúp giáo viên dễ soạn bài và giúp học sinh dễ học bài hơn vì cả ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn nội dung cả ba phân môn này đều có mối liên quan đến nhau. Sách sau cải cách có nhiều thay đổi như “Bảng tra Yếu tố Hán Việt” và “Chương trình địa phương”, … đã giúp ích rất nhiều cho học sinh trong quá trình học và tiếp nhận nghĩa của từ. Phần chú thích, ý kiến của giáo viên, soạn giả nên chú thích những từ là điển tích, điển cố… ở các văn bản rõ ràng để cho các em hiểu hơn trong quá trình học tập. CHƢƠNG 4: CÁC THAY ĐỔI CỦA SÁCH GIÁO KHOA 6, 7, 8, 9 NĂM HỌC 2008-2009 SO VỚI NĂM 2000-2001. 4.1 Thay đổi cấu trúc bài học Cấu trúc một bài học rất quan trọng đối với học sinh, vì chính cấu trúc bài học sẽ hướng dẫn các em cần phải học cái gì trước cái gì sau và nên ghi nhớ, tìm hiểu điều gì trong [...]... cho học sinh trung học cơ sở, Ngôn ngữ (1 /2000) 14 PGS.TS Nguyễn Đức Tồn, Vấn đề dạy và học từ ngữ trong sách giáo khoa tiếng Việt trung học cơ sở, Ngôn ngữ (1 1/2000) 15 Phạm Trọng Tân, Những bổ sung cơ bản khi dạy – học bài so sánh ở Tiếng Việt 6 (tập 2) và Ngữ văn 6 (tập 2) Sách giáo khoa thí điểm, Ngữ học trẻ 2002 16 Thái Kim Thành, Hướng giao tiếp trong dạy học phần Tiếng Việt ở sách Ngữ văn 6, Ngữ. .. Nguyễn Thành Long, Ngữ Văn 9 tập I (sau cải cách), đoạn đầu đã bị bỏ so với sách Văn học 9 tập II (trước cải cách) 4.5 Thay bài trong cùng chủ điểm 4.5.1 Thay đổi hợp lý Bài “Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh ở sách Văn học 8 tập I (trước cải cách) chỉ là bài đọc thêm, tuy nhiên ở sách Ngữ văn 8 tập I (sau cải cách) đã được tác giả biên soạn thành bài học chính và sắp xếp ở ngay bài học đầu tiên Sự sắp... bài học Do đó, thiết kế một cấu trúc bài học phù hợp với học sinh không phải là điều đơn giản Trong chương trình sách giáo khoa môn Văn ở Việt Nam trước cải cách (năm 2002) chủ yếu được cấu tạo theo hình thức bài học trên lớp, thuộc kiểu cấu trúc bài học truyền thống và khác hẳn với kiểu cấu trúc của sách sau cải cách Dưới đây là kết quả như sau: Sách Văn học Trung học cơ sở trước cải cách, gồm năm. .. thay đổi của sách sau cải cách so với sách trước cải cách có một số điểm đáng chú ý sau: Phần Văn bản” đã bỏ đi rất nhiều bài và thêm nhiều bài so với sách trước cải cách Có một số văn bản mới nếu chuyển lên lớp 9 học thì hiệu quả mang lại rất cao như bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” Và một số văn bản nên để ở chương trình lớp 9 học sẽ phù hợp với lực học của các em học sinh hơn như văn bản thơ... (2 006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 6 Bộ giáo dục – trung tâm biên soạn sách cải cách giáo dục (1 998), Những vấn đề ngôn ngữ sách giáo khoa (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội 7 Đỗ Hữu Châu, Xã hội Việt Nam hiện nay, tiếng Việt hiện nay và sự nghiệp giữ gìn sự trong sang của tiếng Việt, Ngôn ngữ (1 /2000) 8 Đoàn Thị Mỹ Dung, Từ Hán Việt trong Sách giáo khoa Ngữ văn 10, vominhhai.vnweblogs.com, 2011 9 Hoàng... việc cải cách sách giáo khoa lần này khá triệt để và rõ ràng: từ chỗ có 03 bộ sách Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, nay chỉ còn một bộ sách duy nhất là Ngữ Văn Định hướng chung của lần cải cách này là giảm tải phần lý thuyết tăng phần thực hành và gắn với đời sống trong tất cả các đơn vị của sách giáo khoa (mỗi bài học, mỗi bài luyện tập, mỗi chú thích, mỗi câu hỏi…) mà nét cải cách nổi bật nhất ở đây... thiệu về chuẩn mực và chuẩn mực ngôn ngữ, Ngôn ngữ (2 /1999) 10 Lê Xuân Mậu, Môn Văn ở nhà trường – Dạy nói, dạy viết, Dạy và học ngày nay (1 1 /2009) 11 Nguyễn Minh Thuyết, Mấy quan điểm cơ bản trong việc biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt (thử nghiệm) bậc tiểu học và bậc trung học cơ sở, Ngôn ngữ (4 /2001) 12 Nguyễn Thị Ly Kha, Dạy từ Hán Việt ở trường phổ thông, Ngữ học trẻ 2002 13 PGS.TS Đức Nguyễn,... văn 6, Ngữ học trẻ 2003 17 Đoàn Thị Kim Nhung, Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích cực, NXB Đại học quốc gia TPHCM, H, 2006 18 Lê Quán Tần, Tài liệu Phân phối chương trình THCS môn Ngữ văn (dùng cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên, áp dụng từ năm 2007 -2008) , NXB Giáo dục, 2007 19 Trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội, Đề cương bài giảng Giáo dục học, Hà Nội,... đổi về bài học, cấu trúc bài học và cách đặt tên mục của cấu trúc bài học, dạng câu hỏi so với sách cũ (sách trước cải cách) Bài học có những bài bỏ hẳn không dạy trong cùng một lớp hoặc không dạy trong bất kỳ một lớp nào cả, nhưng có những bài bỏ dạy ở lớp này nhưng lại dạy ở lớp khác Tuy nhiên hầu hết những bài này đều đã được sửa đổi Có bài sửa ít, chỉ là thay đổi dấu câu, tách đoạn văn nhưng có... này phù hợp với tâm lí học sinh và xã hội hiện nay lấy học sinh là trung tâm Ngoài ra còn có rất nhiều bài trong sách Ngữ Văn (sau cải cách) Trung học cơ sở đã bị bỏ hoàn toàn so với Văn học (trước cải cách) Ví dụ: + Lớp 6 như bài: “1 Thần trụ trời; 2 Đi san mặt đất”; “3 Sự tích dưa hấu; 4 Sự tích trầu cau” ; 5 “Mẹ vắng nhà”, 6 “Chú bé Tí hon”… 4.5.2 Thay đổi không hợp lý Ở Lớp 7 có bài “Cuộc chia

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan