1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THẢO LUẬNMôn học: Quản Trị Ngân HàngChủ đề: Phân tích hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại trong năm 2014

30 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BÀI THẢO LUẬNMôn học: Quản Trị Ngân Hàng

Chủ đề: Phân tích hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại trong năm 2014

Lớp: Ca 1,2 Thứ 3

Giảng viên: Lê Hải Trung

Nhóm: The Four

1 Nguyễn Linh Chi

2 Nguyễn Thanh Hoàng Anh 3 Đặng Minh Hoàng

4 Nguyễn Thị Hải5 Trịnh Hồng Anh

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NĂM 2014 1

1.1 MỨC ĐỘ AN TOÀN VỐN (C – CAPITAL ADEQUACY) 1

1.1.1.Quy mô, cơ cấu nguồn vốn 1

1.1.2.Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: 3

1.2 CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN (A – ASSETS) 4

1.2.1.Chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ 5

1.2.2.Chỉ số nợ cần chú ý / tổng dư nợ 6

1.2.3.Chỉ số nợ quá hạn / tổng dư nợ 6

1.2.4.Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ bình quân (CPDPRRTD/TDNBQ) 7

1.3 CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ (M – MANAGEMENTS CAPABILITY) 7

1.4 KHẢ NĂNG SINH LỜI (E – EARNINGS) 8

1.4.1.Xu hướng biến động, cơ cấu thu nhập, chi phí: 8

1.4.2.Phân tích khả năng sinh lời 9

1.5 TÍNH THANH KHOẢN (L – LIQUIDITY) 11

1.5.1.Tỷ số khả năng chi trả 11

1.5.2.Khả năng thanh khoản ròng (NPL) 11

1.6 ĐỘ NHẠY CẢM VỚI THỊ TRƯỜNG (S – SENSITIVITY) 12

1.6.1.Rủi ro tỷ giá 12

1.6.2.Rủi ro lãi suất 13

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP 14

2.1 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: 14

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh nói chung và ngành ngân

hàng đầy biến động nói riêng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamBIDV là một trong số ít những ngân hàng giữ vững được vị thế của mình từ ngàythành lập Được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết ViệtNam, sau nhiều lần đổi tên, ngân hàng đã chính thức trở thành Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

BIDV là ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, với quy mô tổng tài sản

trong Top 3 Ngân hàng lớn nhất Việt Nam Tháng 12/2011, BIDV thực hiện chào báncổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCPvào tháng 5/2012 Kể từ tháng 5/2015, hệ thống ngân hàng MHB chính thức sáp nhậpvào BIDV và BIDV trở thành Ngân hàng có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, mạng lướikênh phân phối… thuộc Top 2 Ngân hàng lớn nhất Việt Nam BIDV là sự lựa chọn tincậy của các tổ chức quốc tế lớn như: World Bank, ADB, JBIC, NIB…

Trong phạm vi bài thảo luận này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, phân tích và đánhgiá hoạt động kinh doanh của BIDV trong các quý năm 2014 theo mô hình CAMELS

qua các báo cáo tài chính do chính BIDV công bố công khai.

Camels là phương pháp phân tích ngân hàng được xây dựng ở Mỹ những năm1980 bởi Ủy ban giám sát của Ngân hàng Thanh tra quốc tế Đây là một công cụ hữuích với các nhà tài chính, nhà đầu tư muốn phân tích tình hình hoạt động của ngânhàng, trước khi xem xét đầu tư hoặc tư vấn tài chính Theo mô hình này, nhà phântích phải phân tích tài chính của ngân hàng theo cả chỉ tiêu định tính và định lượng.Camels là viết tắt của 6 nhân tố ảnh hưởng tới tính lành mạnh và ổn định của một

ngân hàng Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng phân tích cụ thể 6 nhân tố C – A – M – E– L – S của BIDV qua các báo cáo tài chính của BIDV năm 2014

Trang 4

PHẦN I: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NĂM 2014

1.1.MỨC ĐỘ AN TOÀN VỐN (C – CAPITAL ADEQUACY)

Mức độ an toàn vốn là chỉ tiêu trong mô hình CAMELS, thể hiện lượng vốn màngân hàng dùng để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình Chúng ta sẽ cùngphân tích các chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu nguồn vốn (tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồnvốn, hệ số đòn bẩy tài chính, tỷ số tự tài trợ) cũng như các chỉ tiêu về tỷ lệ an toànvốn tối thiểu để làm rõ vấn đề này.

I.1.1.1. Quy mô nguồn vốn – Tỷ số tự tài trợ:

Tỷ số tự tài trợ là một chỉ tiêu quan trong cho ta thấy cơ cấu của nguồn vốn Không chỉ có vậy, tỷ số này còn gián tiếp phản ánh được sự phụ thuộc của tổ chức kinh doanh vào nguồn tài trợ bên ngoài Tỷ số tự tài trợ được tính theo công thức:

Tỷ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn

Năm 2014, quy mô vốn chủ sở hữu có biến động không nhiều Quý I vốn chủ

sở hữu đạt 33,450,450.57 triệu đồng, chiếm 5.84% trên tổng nguồn vốn của ngân

hàng Đến quý II và quý III, nguồn vốn chủ sở hữu đã có sự suy giảm lần lượt 0.95% và 4.19% so với quý I Mặc dù quy mô vốn chủ sở hữu giảm, nhưng tổng nguồn vốn lại tăng đều từ quý I đến quý III (tăng 1.12% từ quý I đến quý II và tăng 3.51% từ quý II đến quý III) Điều này cho thấy, BIDV chủ động thực hiện các chiến lược kinh

doanh để mở rộng nguồn vốn của mình Đồng thời, việc này cũng khiến tỷ số tự tàitrợ của BIDV giảm dần từ quý I đến quý III, đặc biệt giảm mạnh vào quý III Sang

quý IV, vốn chủ sở hữu tăng trở lại đạt 33,367,051.48 triệu đồng, nhưng tổng nguồnvốn lại tăng mạnh lên 650,363,736.77 triệu đồng, nghĩa là tốc độ tăng của vốn chủ sở

hữu quá ít so với tốc độ tăng của tổng nguồn vốn Chính vì lý do này mà tỷ số tự tàitrợ (vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn) không thể tăng lên, tiếp tục giảm và chỉ đạt

5.13% (xem thêm số liệu tại bảng 01 - phụ lục 01)

BACK

Trang 5

Tỷ số tự tài trợ của BIDV năm 2014 khá thấp Nếu đây là tổ chức kinh doanh trong ngành khác, có lẽ đây sẽ là một con số đáng báo động Nó cho thấy sự phụ thuộc quá nhiều của doanh nghiệp vào nguồn tài trợ từ bên ngoài Tuy nhiên, đối với ngành ngân hàng, với những đặc điểm đặc thù đặc trưng trong hoạt động kinh doanh, tỷ số này được cho là bình thường và hoàn toàn chấp nhận được Mặc dù vậy, nếu so sánh với những ngân hàng khác, ta có thể thấy, chỉ sỗ này khá thấp, khi mà cùng vào quý IV năm 2014, tỷ số tự tài trợ của VCB và Vietinbank lần lượt là 7.72% và 8.35%, cao hơn chỉ số của BIDV hơn 2%.

1.1.1.2 Hệ số đòn bẩy tài chính

Về cơ cấu nguồn vốn, BIDV luôn duy trì hệ số đòn bẩy tài chính (tổng nợ

phải trả/vốn chủ sở hữu) ở mức cao và trên 16 lần

Do hoạt động đặc thù của ngân hàng là kinh doanh trên nguồn vốn huy động,

nên hệ số đòn bẩy tài chính của bất kì ngân hàng nào cũng khá cao Các ngân hàng

cần cân đối và giữ tỉ lệ này ở mức vừa phải, để có thế ứng biến với những sự cố bất thường có thể xảy ra.

Nguồn hình thành tổng nguồn vốn chủ yếu đến từ nợ phải trả (trên 90%) trong đó tiền gửi khách hàng là chủ yếu (chiếm trên 70% tổng nợ phải trả) Nợ phải trả của BIDV trong năm 2014 liên tục tăng, đặc biệt tăng mạnh vào quý IV So với quý I, tổng nợ phải trả đã tăng 14.5%, trong khi đó vốn chủ sở hữu lại giảm 0.25%, khiến cho cán cân nguồn vốn lệch hẳn về phía nợ phải trả (hệ số đòn bẩy tài chính đạt 18.48 lần).

Với quy mô và cơ cấu nguồn vốn như vậy là một cơ hội cho BIDV trong việc chủ động mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, tăng cường đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, thúc đẩy tăng cường lợi nhuận, gia tăng hiệu suất sinh lời Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức cho Ngân hàng bởi nếu sử dụng không hợp lý đồng vốn chiếm dụng thì sẽ có nguy cơ gây khủng hoảng thanh khoản.

Trang 6

1.1.2 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:

Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) là một chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng, được quy định rõ trong luật lệ của giới ngân hàng quốc tế (chuẩn Basel) Ở Việt Nam, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% theo quy định tại Thông tư 13/2010 của Ngân hàng Nhà nước.

Hệ số CAR của BIDV giảm dần theo từng quý Đến cuối năm 2014, chỉ số này chỉ còn 9,47%, giảm 2,61% so với cùng kì năm ngoái Chỉ số này giảm là do tác động từ nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do vốn tự có của BIDV Có thể thấy, từ quý I đến

quý IV năm 2014, vốn tự có cấp 1 của BIDV biến động theo chiều hướng giảm (xemthêm bảng 02 – phụ lục 01) Những năm gần đây, BIDV ở rộng nhiều loại hình dịch

vụ và chấp nhận rủi ro nhiều hơn, vì thế vốn tự có đóng vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo an toàn hoạt động, tăng khả năng chống đỡ rủi ro, khẳng định năng lực tài chính của ngân hàng

Vốn tự có cấp 1 (tính theo thông tư 13/2010 của Ngân hàng Nhà Nước) của

BIDV năm 2014 chủ yếu giảm (ngoại trừ quý IV tăng nhẹ 0,146%), chủ yếu do lợi nhuận không chia giảm dần theo từng quý Mặc dù vốn điều lệ của BIDV trong năm

2014 không thay đổi (28.112.026,44 triệu đồng), nhưng việc trích lập các quỹ dự trữ,

đầu tư tăng lên, cùng với sự suy giảm của lợi nhuận sau thuế, đã làm chỉ tiêu lợi nhuận không chia giảm mạnh: từ quý I đến quý II giảm hơn 30%, từ quý II sang quý III giảm gần 35% Chỉ đến quý IV, tốc độ giảm của lợi nhuận không chia mới xuống dưới mức 10% Trong năm 2014, BIDV còn tăng cường các khoản đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết Điều này được thể hiện trên báo cáo tài chính hợp nhất của BIDV trong suốt 4 quý năm 2014, khi mà khoản mục đầu tư vào công ty khác của BIDV liên tục tăng Có thể thấy trong năm 2014, từ con số 3.890 nghìn tỷ đồng vào quý I, khoản

Trang 7

mục đầu tư vào công ty liên doanh liên kết của BIDV đã lên tới con số 4.305 nghìn tỷ vào quý IV Đặc biệt từ quý II đến quý III, khoản mục này tăng 9,875%.

Xem xét thêm về hệ số tạo vốn nội bộ (lợi nhuận không chia/vốn tự có cấp 1)

của BIDV trong năm 2014, có thể dễ dàng nhận ra, tốc độ giảm của lợi nhuận không chia nhanh hơn tốc độ giảm của vốn tự cố, đã làm hệ số này giảm dần theo từng quý

Hệ số tạo vốn nội bộ giảm thể hiện khả năng tăng vốn tự có từ lợi nhuận không chia của BIDV có sự giảm sút Nếu muốn tăng hệ số này BIDV cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả trong thời gian tới để đạt tăng trưởng về lợi nhuận.

Như vậy, vốn tự có cấp 1 của BIDV các quý năm 2014 đã tác động làm vốn tự có giảm, từ đó, chỉ số CAR của BIDV trong năm 2014 cũng giảm theo Tuy nhiên, BIDV vẫn duy trì tương đối tốt yêu cầu đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động của mình, khi đến cuối năm 2014 (quý 4), hệ số CAR vẫn đạt 9,47% Hệ số CAR như trên giúp BIDV có thể đảm bảo được việc hỗ trợ thanh toán các khoản nợ đến hạn, cũng như hỗ

trợ thêm các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng (xem thêm phụ lục 07-a)

1.2.CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN (A – ASSETS)

Tỷ lệ và tính chất nợ quá hạn, nợ xấu, mức độ tổn thất trong cho vay cũng nhưmức trích lập dự phòng về tổn thất cho vay là chỉ số quan trọng để đánh giá chấtlượng tín dụng Một ngân hàng có mức độ tín dụng xấu, tỷ lệ nợ xấu cao sẽ gây ranhững tổn thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, trong khi mức dự phòng trích lậpkhông đủ sẽ dẫn đến giảm sút vốn tự có và cuối cùng sẽ mất khả năng thanh toán.(Các số liệu xem thêm tại bảng 03 – phụ lục 02)

Trang 8

1.2.1 Chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay Đây là chỉ tiêu được quan tâm nhất trong nhóm các chỉ tiêu về nợ.

Tỷ lệ nợ xấu của BIDV có mức biến động theo quy mô nợ xấu năm 2014 Quý I, tỷ lệ nợ xấu giảm 0,24% so với cuối năm 2013 do quy mô nợ xấu giảm gần 800 tỷ đồng trong khi dư nợ lại tăng hơn 7 nghìn tỷ Tuy nhiên, đến quý II, tỷ lệ nợ xấu lại tăng thêm 0,28%, cao hơn cả mức 2,26% của cuối năm 2013 là 0,04% Nguyên nhân là do quy mô nợ xấu tăng đột biến hơn 1 nghìn tỷ lên mức 9.137.467 triệu đồng trong khi dư nợ lại giảm hơn 858 tỷ Quý III năm 2014, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh, chỉ còn 1,93%, giảm 0,37% so với quý II bởi quy mô nợ xấu giảm mạnh (hơn 1 nghìn tỷ) và tăng trưởng tín dụng hơn 5 nghìn tỷ Vào thời điểm cuối năm 2014, tuy nợ xấu tăng 600 tỷ đồng nhưng do dư nợ tăng cực mạnh (33 nghìn tỷ) nên tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm 0,01% xuống mức 1,92% Tại thời điểm cuối năm 2014, BIDV là ngân hàng có

quy mô nợ xấu lớn nhất (xem thêm phụ lục 07- b)

Tuy nhiên, với quy mô cho vay lớn và liên tục tăng trong năm 2014 (từ 391 nghìn tỷ lên 445 nghìn tỷ) thì với khối lượng nợ xấu như vậy thì không có gì quá đáng ngại về mức độ an toàn của BIDV Bằng chứng là tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức thấp, luôn ở dưới mức 3%, 1 trong các điều kiện để được cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu cũng như nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác So với trung bình ngành, tỷ lệ nợ xấu của BIDV ở mức rất thấp Thậm chí, vào thời điểm cuối năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của BIDV còn được đưa về mức 1,92% và là 1 trong 3 ngân hàng niêm yết có tỷ lệ nợ xấu dưới

2% cùng với Vietinbank và Sacombank (xem thêm biểu đồ 04 – phụ lục 02)

Đáng chú ý là sự thay đổi về quy mô nợ xấu của BIDV, đầu năm giảm nhưng giữa năm 2014 lại tăng mạnh và phải nhờ động thái bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản - VAMC thì quy mô nợ xấu mới giảm Tại Đại hội cổ đông BIDV, Chủ tịch

Trang 9

HĐQT BIDV ông Trần Bắc Hà cho biết, tính riêng năm 2014 BIDV đã bán 6.166 tỉ đồng nợ xấu trên sổ sách cho VAMC Điều này cho thấy công tác xử lý của BIDV chưa thực sự tốt.

1.2.2. Chỉ số nợ cần chú ý / tổng dư nợ

Đây là chỉ số bổ sung cho việc xác định tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Tỷ lệ này càng cao thì càng chứng tỏ công tác tín dụng tại ngân hàng chưa tốt, độ an toàn vốn của ngân hàng thiếu sự ổn định.

Trong năm 2014, tỷ lệ nợ cần chú ý của BIDV cũng liên tục giảm từ 6,48% xuống 4,27% Nguyên nhân là do nợ nhóm 2 giảm qua các quý, giảm hơn 6 nghìn tỷ từ hơn 25 nghìn tỷ đồng xuống còn 19 nghìn tỷ đồng, cùng với đó tổng dư nợ tín dụng cũng tăng hơn 54 nghìn tỷ từ 391 nghìn tỷ lên hơn 445 nghìn tỷ Việc tỷ lệ nợ cần chú ý giảm do sự giảm của nợ nhóm 2 cùng với việc tăng trưởng tín dụng là dấu hiệu tốt trong hoạt động tín dụng của BIDV.

1.2.3. Chỉ số nợ quá hạn / tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của một ngân hàng và khả năng sử dụng vốn của ngân hàng đó Đây được xem là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàng Tỷ lệ Nợ quá hạn bằng tổng Tỷ lệ Nợ xấu và Tỷ lệ Nợ cần chú ý nên mọi biến động của Nợ xấu và Nợ cần chú ý đều tác động đến Nợ quá hạn.

Trong năm 2014, tỷ lệ Nợ quá hạn liên tục giảm, đến cuối năm 2014 chỉ còn 6,19%, giảm 2,55% so với cùng kì năm 2013, trong đó, tỷ lệ Nợ cần chú ý giảm 2,21% và tỷ lệ Nợ xấu giảm 0,34% Trong khi Tổng dư nợ tín dụng tăng mạnh thì khối lượng Nợ quá hạn lại giảm, cả năm 2014 giảm 6.582.286 triệu đồng từ 34.177.708 triệu đồng xuống còn 27.595.422 triệu đồng.

Đi sâu vào từng quý, quý I/2014, tỷ lệ Nợ quá hạn giảm 0,77% (từ 8,74%

xuống 7,97%), trong đó tỷ lệ Nợ cần chú ý giảm 0,53% và Nợ xấu giảm 0,24% Quý

II, Nợ quá hạn giảm nhẹ, chỉ 0,18% là dù Nợ cần chú ý giảm 0,46% nhưng Nợ xấu lại tăng 0,28% Sau nửa đầu năm có sự biến động khác nhau thì nửa cuối năm 2014, tỷ lệ Nợ cần chú ý và Nợ xấu đồng loạt giảm, làm giảm tỷ lệ Nợ quá hạn Tuy nhiên, mức giảm Nợ quá hạn chủ yếu là do Nợ cần chú ý giảm (quý III giảm 0,59%, quý IV giảm 0,63%, con số này của Nợ xấu là 0,37% và 0,01%)

Việc tỷ lệ Nợ quá hạn, Nợ cần chú ý, Nợ xấu của BIDV luôn ở mức thấp cho thấy chất lượng tín dụng của BIDV tốt, mức độ rủi ro không cao, khả năng quản lý các khoản cho vay tốt Tuy nhiên, ngân hàng vẫn cần chú trọng nhiều hơn tới việc quản lý nợ xấu và đưa ra các giải pháp để giải quyết nợ xấu, không nên quá phụ thuộc vào việc bán nợ xấu cho VAMC.

Trang 10

1.2.4. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ bình quân.(CPDPRRTD/TDNBQ)

Tỷ lệ này của BIDV biến động thất thường trong năm 2014 Quý I năm 2014, tỷ lệ này rất thấp, chỉ 0,176% do CPDPRRTD chỉ đạt 694.876 triệu đồng Nhưng sang đến quý II, con số về chi phí dự phòng này là 2 183020 triệu đồng, trong khi đó TDNBQ của 2 quý đầu năm không chêch lệch nhiều (quý II tăng 3.196.687 triệu đồng) Điều này làm tỷ lệ chi phí dự phòng/tổng dư nợ tăng mạnh lên 0,549% vào quý II Sang quý III, CPDPRR giảm hơn 50%, còn 1.046.935 trong khi TDNBQ tăng 7.073.377 triệu đồng làm tỷ lệ này giảm chỉ còn 0,259% Tỷ lệ này tăng ấn tượng trong quý IV, đạt 0,687% dù TDNBQ có tăng 24.132.338 triệu đồng nhưng DPDPRR

lại tăng gần gấp 3 lần, dẫn đến giai đoạn cuối năm, tỷ lệ CPDPRRTD ở mức cao (xem

thêm tại bảng 05 – phụ lục 02)

Có thể thấy tỷ lệ CPDPRRTD có sự biến động theo tỷ lệ nợ xấu Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối năm, tỷ lệ nợ xấu giảm 0,01% thì CPDP lại tăng, cho thấy mức độ an toàn nhất định của ngân hàng Đặc biệt mức DPRRTD của BIDV trong 9 tháng đầu năm 2014 là lớn nhất trong toàn ngành Trong giai đoạn nợ xấu là mối lo ngại chung của ngành ngân hàng thì việc có một khoản dự phòng lớn lại đem lại sự an tâm cho

khách hàng, nâng cao vị thế của ngân hàng (xem thêm biểu đồ 06 – phụ lục 02)

1.3.CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ (M – MANAGEMENTS CAPABILITY)

BIDV hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần với cơ cấu bộ máy quản lí hiện đại, Hội sở chính BIDV được tổ chức theo 8 khối chức năng, mỗi

khối lại được phân thành các ban chuyên trách (xem thêm sơ đồ 07 – phụ lục 03).

BIDV là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quản lí chất lượng ISO 9000 Lãnh đạo của BIDV đã chủ trương thực hiện các chính sách quản trị hợp lý, nhằm nâng cao năng suất lao động, cũng như cập nhật kịp thời các công nghệ khoa học tiên tiến, để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đem về lợi nhuận tối đa cho

Trang 11

BIDV Chính sách tuyển chọn nhân sự đầu vào khắt khe, chính sách đào tạo bài bản đã giúp BIDV sở hữu nguồn nhân lực trình độ cao, gây dựng văn hóa BIDV.

Tuy nhiên, rủi ro trong quản lý là không thể loại bỏ hoàn toàn Bên cạnh việc nâng cao chất lượng quản lý, BIDV còn nâng cao các hoạt động giám sát, kiểm soát,

nhằm hạn chế tối đa rủi ro do hoạt động quản lý mang lại (xem thêm phụ luc 07-c).

1.4.KHẢ NĂNG SINH LỜI (E – EARNINGS)1.4.1. Xu hướng biến động, cơ cấu thu nhập, chi phí:

1.4.1.1. Biến động thu nhập, chi phí, lợi nhuận:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2014 tăng dần theo từng quý Trong quý I, con số này là hơn 2,5 nghìn tỷ; sang quý II con số này tăng hơn 0,2 nghìn tỷ lên đến 2,7 nghìn tỷ Chỉ trong 2 quý cuối năm, con số này đã tăng

lên 3 nghìn tỷ trong quý III và đến quý IV đã là 4,8 nghìn tỷ (xem thêm bảng 08 – phụlục 04)

Điều đáng chú ý ở đây, là cả thu nhập hoạt động và chi phí hoạt động đều biến động thất thường, tuy nhiên, tốc độ tăng (hoặc giảm) của thu nhập luôn nhỏ hơn tốc độ biến động của chi phí Từ quý I đến quý II, thu nhập hoạt động chỉ tăng hơn 17%, trong khi chi phí hoạt động đã tăng tới 36,66% Không cùng diễn biến như vậy, từ quý II sang quý III, thu nhập hoạt động giảm hơn 9%, còn chi phí hoạt động giảm gần 30% Tuy nhiên, sang đến quý IV, thu nhập hoạt động bất ngờ tăng mạnh 56,71%, trong khi chi phí chỉ tăng 53,67% Thu nhập hoạt động tăng mạnh là điều đáng mừng, tuy nhiên, có sự tăng mạnh này là do trên báo cáo tài chính quý IV năm 2014 của BIDV, khoảng mục “lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư” được ghi nhận theo nội dung của

thông tư mới: TT49/2014 của Ngân hàng Nhà nước (trong phạm vi bài thảo luận này,chúng ta sẽ tạm thời không phân tích lý do này)

Mặc dù lợi nhuận thuần tăng đều, nhưng lợi nhuận trước thuế lại không biến động tương ứng Quý II năm 2014, lợi nhuận trước thuế đột ngột giảm mạnh (giảm khoảng 1,3 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 70%), nhưng sau đó, lợi nhuận trước thuế lại tăng lên hơn 1,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,65 lần, vượt ngưỡng 1,8 nghìn tỷ đồng của quý I Sự biến động này là do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng hơn 3 lần từ

quý I đến quý II, rồi sau đó, lại giảm 52% từ quý II đến quý III (xem thêm nguyênnhân tăng giảm CPDPRRTD tại phần phân tích CPDPRRTD ở chỉ tiêu “Chất lượngtài sản)

1.4.1.2. Cơ cấu thu nhập, chi phí:

a Thu nhập:

Quý I, thu nhập lãi đạt gần 10,94 nghìn tỷ đồng, sang quý II, con số này đã đạt mốc 11,43 nghìn tỷ đồng tăng 4.58% Nhưng sang đến quý III, thu nhập lãi giảm 2.7% còn khoảng 11,12 nghìn tỷ đồng Đến quý IV năm 2014, con số này giảm mạnh chỉ

Trang 12

còn khoảng 9,5 nghìn tỷ (xem thêm bảng 09 – phụ lục 04) Rõ ràng, tác động của việc

suy thoái kinh tế tới nền kinh tế Việt Nam vẫn còn, vì thế, dân chúng vẫn còn tâm lý lo ngại Rủi ro quá cao khi tình hình kinh tế đang bất ổn, cũng khiến doanh nghiệp không muốn mở rộng sản xuất Bên cạnh đó, hàng loạt vụ bê bối trong ngành cũng khiến dân chúng mất dần niềm tin vào ngân hàng, ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng Khi hoạt động tín dụng gặp khó khăn, thu nhập lãi biến động không ổn định, thì BIDV đã thực hiện chính sách mở rộng các hoạt động dịch vụ của mình Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của BIDV tăng dần theo từng quý (quý I là 6,907%, quý II 7,66% và đến quý IV là 9,18%), trong khi tỷ trọng thu nhập lãi giảm dần theo từng quý Có thể nói, đây là chiến lược đúng đắn của BIDV nhằm gia tăng lợi nhuận đạt được khi nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt.

b Chi phí

Tổng chi phí của BIDV từng quý trong năm 2014 tăng giảm không đều Quý II và quý IV năm 2014, mặc dù chi phí lãi – khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí – đều có xu hướng giảm so với các quý trước đó, nhưng chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro đều tăng rất mạnh, khiến tổng chi phí tăng lên rất nhiều

(xem thêm các số liệu tại bảng 10 – phụ lục 04) Quý III năm 2014, mặc dù thu nhập

lãi giảm so với quý II, nhưng chi phí lãi lại tăng gần 300 tỷ đồng, điều này chứng tỏ, trong quý III, BIDV đã quản lý chi phí lãi chưa thật sự tốt Điều này xảy ra cũng một phần do những biến động về tỷ giá, lãi suất trên thị trường Việt Nam tại thời điểm bấy giờ, khi mà Ngân hàng nhà nước đột ngột điều chỉnh tỷ giá vào tháng 06/2014

Nhìn chung, trong năm 2014, BIDV quản lý chi phí chưa thực sự tốt, khi để các con số ở quý IV (cuối năm) luôn cao hơn khá nhiều so với quý I (đầu năm) và không tương xứng với các biến động thu nhập Điểm sáng trong năm 2014, có lẽ là việc quản lý chi phí lãi của BIDV, khi mà BIDV đã cố gắng sử dụng nhiều chính sách, chiến lược để quản lý chi phí lãi tốt nhất.

1.4.2.Phân tích khả năng sinh lời

1.4.2.1. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM (thu nhập lãi thuần/ tổng tài sản có sinh lời)

trong năm 2014 của BIDV biến động thất thường khi tăng lên từ quý I đến quý II,

giảm từ quý II sang quý III rồi lại tăng mạnh ở quý IV lên đến 0,94% (xem thêm bảng11 – phụ lục 04) Cả tổng tài sản có sinh lời và thu nhập lãi thuần biến động đã gây ra

sự tăng giảm này Tuy biến động thất thường, nhưng đến quý IV, con số này cũng đã chạm mốc 0,94%, cao hơn so với quý I Như vậy, chính sách của BIDV đã phần nào

giúp ngân hàng tối đa hóa các nguồn thu từ lãi và cải thiện chi phí trả lãi (xem thêm sốliệu tại bảng 12 – phụ lục 04).

1.4.2.2. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản ROA

Trang 13

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản, ROA, của BIDV trong năm 2014 có sự giảm đột ngột trong 2 quý đầu Từ 0,28%, chỉ số ROA đã giảm 75% xuống còn 0,07% Tổng tài sản bình quân từ quý I đến quý II có tăng, nhưng với việc chỉ tăng gần 10,82 tỷ đồng (tương đương 1,9%) là không đủ để giữ ROA không giảm quá sâu Bởi vì lợi nhuận sau thuế trong quý II đã giảm rất mạnh (giảm 72,34% so với quý I) Lợi nhuận sau thuế giảm, là do ở quý II chi phí hoạt động tăng chủ yếu là chi phí lương và phụ cấp, chi dự phòng rủi ro khác Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng lên 2,183 tỷ đồng, do nợ xấu tăng thêm gần 300 tỷ Đặc biệt, trong cấu trúc nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn của BIDV tăng mạnh (khoảng 1.500 tỷ đồng) trong 6 tháng đầu năm Việc tăng chi phí hoạt động ở quý II nhưng không mang lại hiệu quả hoạt động đã làm giảm lợi nhuận đột biến ở quý II, gián tiếp làm lợi nhuận sau thuế giảm Sang nửa cuối năm 2014, ROA của BIDV đã được cải thiện khi tại quý III, chỉ số này đã tăng đạt mức gần bằng quý I Tuy nhiên, đến quý IV, ROA lại giảm xuống còn 0,23% Như vậy, rõ ràng hội đồng quản trị của BIDV đã làm chưa tốt trong việc chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.

1.4.2.3. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE

Chỉ số ROA của BIDV có biến động không tốt trong năm 2014 đã khiến thu nhập mà các cổ đông nhận được từ hoạt động giảm mạnh Cụ thể ROE quý I từ 4,72% giảm còn 1,28% quý II, nhưng lại tăng ở quý III và quý IV.

Mặc dù tốc độ tăng của nguồn thu từ lãi nhiều hơn chi phí nhưng chi phí ở quý II tăng mạnh do khả năng quản lí của ngân hàng giảm đặc biệt là việc quản lí chi phí hoạt động giảm khiến hiệu quả sử dụng vốn giảm, lợi nhuận trong quý II giảm mạnh Thêm vào đó, vốn chủ sở hữu bình quân lại tăng lên, khiến cho ROE quý II càng giảm

mạnh Điều đặc biệt là sang đến quý IV, mặc dù ROA giảm, nhưng chỉ số EM (tỷtrọng vốn chủ sở hữu) lại tăng rất mạnh Tỷ trọng vốn chủ sở hữu EM (tổng tài sản /tổng vốn chủ sở hữu) tăng lên mạnh là do BIDV tăng cường các hoạt động huy động

Trang 14

vốn, và chủ đích để cán cân vốn lệch về bên nợ phải trả Và điều này đã tác động tích cực tới chỉ số ROE Tuy nhiên, chính sách này của BIDV cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về tín dụng và cả tính thanh khoản.

1.5.TÍNH THANH KHOẢN (L – LIQUIDITY)

Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà ngân hàng nào cũng có nguy cơ gặp phải Và rủi ro này, chính là rủi ro khiến các ngân hàng dễ rơi vào tình trạng phá sản nhất.

1.5.1 Tỷ số khả năng chi trả

Tỷ số khả năng chi trả được xác định khi lấy tài sản có khả năng thanh toán ngay chia cho nợ phải trả Tỷ số này được Ngân hàng Nhà nước quy định tại thông tư 13/2010, trong đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động, các Ngân hàng thương mại phải giữ chỉ tiêu này ở mức tối thiểu là 15%.

Trong năm 2014 hệ số khả năng thanh toán ngay của BIDV có xu hướng giảm

dần, tuy nhiên vẫn trên mức 15% (xem thêm bảng 13 – phụ lục 05) Tốc độ tăng nhanh

của nợ phải trả so với tốc độ tăng của tài sản có khả năng thanh toán ngay là lý do khiến tỷ lệ này tăng từ quý I đến quý II, nhưng sau đó giảm vào quý III, IV Nếu điều này tiếp tục tiếp diễn, khách hàng có thể sẽ không cảm thấy sự an toàn khi gửi vốn vào ngân hàng, và BIDV sẽ có nguy cơ rơi vào khủng hoảng thanh khoản Sự suy giảm này xảy ra do trong năm 2014 Ngân hàng chủ động tăng cường các hoạt động tín dụng có tính rủi ro cao đồng thời tăng cường huy động nguồn tiền gửi.

1.5.2 Khả năng thanh khoản ròng (NPL)

Trạng thái thanh khoản ròng phản ánh mức chênh lệnh giữa dòng tiền ra và vào của ngân hàng (NLP= Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản) NLP > 0 là trạng thái thặng dư thanh khoản NLP = 0 là trạng thái cân bằng thanh khoản NLP < 0 là trạng thái thâm hụt thanh khoản.

Biểu đồ 08: Trạng thái thanh khoản ròng BIDV theo quý 2014Nguồn số liệu từ báo cáo thuyết minh BIDV theo quý năm 2014

Từ quý I đến quý IV mức chênh lệch thanh khoản ròng BIDV luôn đạt trạng thái thặng dư thanh khoản và dao động từ trên 41.000.000 triệu đồng đến gần 43.000.000 triệu đồng do cung thanh khoản luôn lớn hơn rất nhiều so với cầu thanh khoản Tuy nhiên ở quý III có sự sụt giảm so với các quý khác với trạng thái thanh

Trang 15

khoản ròng đạt 41.195.781,55 triệu đồng Do trạng thái thanh khoản ròng ở trung hạn với hạn đến một tháng, 1 – 3 tháng, 3 – 12 tháng bị thâm hụt và sự thặng dư với hạn

mức 1 – 5 năm, trên 5 năm không cao bằng các quý khác (Xem thêm biểu đồ 14 – phụlục 05).Vào quý IV trạng thái ngoại tệ ròng đạt hơn 42 nghìn tỷ đồng, cao hơn quý I,

nhưng vẫn thấp hơn quý II khoảng 397 tỷ đồng Điều này là do vào thời điểm cuối năm nhu cầu tiền mặt của dân chúng tăng lên, nên khách hàng sẽ rút các khoản tiền gửi tiền của mình Bên cạnh đó, chính ngân hàng cũng phải trả các chi phí vào cuối năm làm dòng tiền ra bị giảm.

Ngân hàng luôn giữ cho mình một mức thanh khoản ròng thặng dư Tuy nhiên, quá thặng dư thanh khoản cũng không phải là điều tốt với ngân hàng

Ở BIDV, năm 2014, trạng thái thanh khoản ròng luôn dương qua từng quý, ngay cả khi tỷ lệ khả năng chi trả có xu hướng giảm Điều này thể hiện rằng BIDV đang giữ trong tay quá nhiều tiền mặt (nghĩa là thặng dư thanh khoản quá nhiều), rằng BIDV đang sử dụng chưa hiệu quả nguồn vốn của mình Theo quan điểm của nhóm, BIDV nên thay đổi chính sách để khuyến khích khách hàng gửi tiền và trả nợ đúng hạn, tuyên truyền nội bộ nâng cao văn hóa phòng ngừa rủi ro cho toàn thể nhân viên… Các nhà quản trị BIDV phải bám sát các dòng tiền vào ra để điều phối các hoạt động huy động và sử dụng vốn hợp lý Đặc biệt chú ý đến các khoản thanh toán có tính mùa vụ như cuối năm để dự phòng bổ sung nguồn tiền hợp lý đúng lúc, tránh mất khả năng thanh toán vào cuối năm.

1.6.ĐỘ NHẠY CẢM VỚI THỊ TRƯỜNG (S – SENSITIVITY)

1.6.1 Rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá phát sinh từ những biến động bất lợi về tỷ giá hối đoái, gây ra sự sụt giảm giá trị đối với các tài sản mà BIDV nắm giữ Các hoạt động kinh doanh ngoại hối, góp vốn liên doanh, đầu tư ra nước ngoài của BIDV chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự biến động tỷ giá trên thị trường.

Quý IQuý IIQuý IIIQuý IV

Tài sản ngoại tệ quy đổiNợ ngoại tệ quy đồi

Biểu đồ: Sự biến động về tài sản và nợ ngoại tệ của BIDV các quý năm 2014Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của BIDV các quý năm 2014

Năm 2014, tài sản nợ ngoại tệ và tài sản có ngoại tệ đều có xu hướng tăng nhẹ

ở quý I và quý II, sau đó giảm mạnh ở quý III và quý IV (xem thêm bảng số liệu 15 –

Ngày đăng: 26/01/2022, 15:47

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    PHẦN I: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NĂM 2014

    1.1. MỨC ĐỘ AN TOÀN VỐN (C – CAPITAL ADEQUACY)

    1.2. CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN (A – ASSETS)

    1.2.1. Chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ

    1.2.2. Chỉ số nợ cần chú ý / tổng dư nợ

    1.2.3. Chỉ số nợ quá hạn / tổng dư nợ

    1.3. CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ (M – MANAGEMENTS CAPABILITY)

    1.4. KHẢ NĂNG SINH LỜI (E – EARNINGS)

    1.5. TÍNH THANH KHOẢN (L – LIQUIDITY)

    1.5.1. Tỷ số khả năng chi trả

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w