Nâng caochấtlượngbáo in phụcvụđồngbào
dân tộcthiểusố(Khảosáttrườnghợpngười
Thái ởTươngDương,NghệAn)
Lữ Thị Ngọc
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01
Người hướng dẫn: TS. Đặng Thị Thu Hương
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Tìm hiểu về vai trò của công chúng trong quy trình truyền thông, đặc biệt là
vai trò của công chúng báo chí với hiệu quả của quá trình truyền thông. Nghiên cứu về
diện mạo báo chí dành cho đồngbàodântộcthiểu số, những thành công và hạn chế
của báo chí dành cho đồngbàodântộcthiểu số, và đặc biệt nghiên cứu tìm hiểu tờ
„Dân tộc và Phát triển‟ để đưa ra đánh giá về ưu, nhược điểm của tờ báo đối với công
tác thông tin tuyên truyền cho đồngbàodântộcthiểu số. Đánh giá nhu cầu, thói quen
và khả năng tiếp nhận thông tin của đồngbàodântộcthiểu số. Thu thập và tìm hiểu
những nhận xét, đánh giá của đồngbàodântộcthiểusố về những ấn phẩm dành riêng
cho họ, đặc biệt là tờ báo “Dân tộc và Phát triển”.
Keywords: Báo chí học; Dântộcthiểu số; Người Thái; Báoin
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Báo chí có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của đồngbàodântộc vùng sâu,
vùng xa. Nhận thức rõ vai trò của báo chí trong công tác tư tưởng đối với vùng đồngbàodân
tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này. Ngày 31 tháng 12 năm
2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1637/QĐ-TTg về việc cấp một số loại báo, tạp
chí cho vùng đồngbàodântộcthiểusố và miền núi, đến ngày 20 tháng 7 năm 2006, Thủ
tướng Chính phủ tiếp tục ban hành quyết định số 975/QĐ-TTg thay thế quyết định 1637/QĐ-
TTg về việc cấp miễn phí 18 sốbáo và tạp chí cho đồngbào vùng dântộcthiểusố và miền
núi.
2
Đây là một chủ trương đúng đắn thể hiện sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà
nước đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân vùng đồngbàodântộcthiểu số.
Cùng với báo chí cả nước, báo chí dành cho đồngbàodântộcthiểusố đã có nhiều
cố gắng, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, làm tốt công tác tuyên truyền, phản ánh kịp
thời những vấn đề, sự kiện lớn ở vùng dântộc và miền núi (DT&MN). Theo đó, báo chí dành
cho đồngbàodântộcthiểusố đã góp phần tích cực vào việc chuyển tải chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo,
giữ vững an ninh chính trị vùng DT&MN, biên giới, hải đảo; giữ gìn, phát huy bản sắc văn
hóa các dân tộc; đồng thời bài trừ mê tín, dị đoan, các phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng
đời sống văn hóa tiến bộ; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tuy được quan tâm đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thực tế của báo chí dântộcthiểusố
vẫn chưa cao và quá trình thực hiện chương trình còn nhiều vấn đề bất cập cần nghiên cứu
khắc phục.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong và ngoài nước thời gian qua có nhiều biến động,
nhất là ở vùng dântộc và miền núi, khi các thế lực thù địch đều hiểu được sức mạnh của khối
đoàn kết giữa các dântộc Việt Nam cũng như tầm quan trọng về địa bàn cư trú, vị trí, vai trò
của các dântộcthiểu số, nên luôn tìm mọi thủ đoạn để chia rẽ, phá hoại sức mạnh đó. Một
trong những thủ đoạn thâm độc mà các thế lực thù địch thường sử dụng là dùng báo chí để
kích động tư tưởng của các dântộcthiểusố để phụcvụ cho những toan tính chính trị của
chúng.
Việc nângcaochấtlượng và đưa thông tin báo chí đến vùng đồngbàodântộcthiểu
số là một vấn đề cấp thiết. Chất lượng thông tin báo chí tốt sẽ là nhân tố quan trọng góp phần
nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, giúp cho bà con đồngbàodântộcthiểusố hiểu rõ
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tự mình vươn lên xóa
đói giảm nghèo, nângcao đời sống, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.
Để nângcao hiệu quả thông tin tuyên truyền cho đối tượngđồngbàodântộcthiểu
số ngoài việc nâng caochấtlượng thông tin, có các chế độ, chính sách ưu tiên… thì việc
nghiên cứu nhu cầu và thói quen và khả năng tiếp nhận thông tin của đồngbào các dântộc
thiểu số cũng như tìm hiểu đánh giá nhận xét của họ về chấtlượngbáo chí dành riêng cho
đồng bàodântộcthiểusố là một việc làm cần thiết. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà
3
hoạch định chính sách và các nhà truyền thông có thể tìm ra phương pháp, cách thức thông tin
phù hợp để đạt hiệu quả tuyên truyền cao nhất.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đã có một số khóa luận và luận văn nghiên cứu về đề tài báo chí dành cho đối tượng
đồng bàodântộcthiểusố như tìm hiểu về các ấn phẩm dành cho đối tượng là đồngbàodân
tộc thiểusố hay nghiên cứu về những nội dung cụ thể được phản ánh trên các ấn phẩm này.
Ví dụ:
- “Tin ảnh dântộc và miền núi với vấn đề bảo lưu và phát triển vốn văn hóa các
dân tộcthiểu số” của Âu Văn Vượng (K36).
- Phương pháp thể hiện tin trên “Tin ảnh Dântộc và Miền núi” của Phạm
Phương Thảo (K37).
- “Báo chí với vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đồngbàodântộc miền núi”
của Trần Thị Minh (1997) (Khảosát trên báo Nhân Dân và Tin ảnh Dântộc và Miền núi).
- “Thông tin kinh tế của tin ảnh Dântộc và miền núi với việc góp phần phát
triển kinh tế của đồngbào miền núi” của Nguyễn Thị Thu Hương.
- “Sự phản ánh công tác xóa đói giảm nghèo trên chuyên đề Dântộc và Miền
núi” của Nguyễn Thu Hiền (K41)
- Đặc biệt là gần đây nhất là luận văn: “Các ấn phẩm báo chí của Thông tấn xã
Việt Nam phụcvụđồngbàodântộcthiểusố và miền núi thời kỳ đổi mới” của Trương Văn
Quân.
Tuy nhiên, tất cả các luận văn, khóa luận nêu trên chỉ mới nghiên cứu một (hoặc một
số) khía cạnh về nội dung thông tin mà các nhà báo sáng tạo và cung cấp cho đối tượng tiếp
nhận – đồngbàodântộcthiểu số. Đồng thời, phần nhiều các công trình tập trung nghiên cứu
các ấn phẩm báo chí của Thông tấn xã Việt Nam, hoặc báo Nhân dân, chứ chưa có công trình
nghiên cứu nào ở cấp tương đương đi sâu tìm hiểu về tờ báo „Dân tộc và Phát triển‟ – cơ quan
ngôn luận của Ủy ban dântộc và diễn đàn của đồngbào các dântộc Việt Nam. Hơn thế, chưa
có công trình nào nghiên cứu về công chúng dântộcthiểu số, người tiếp nhận thông tin, một
4
nhân tố quan trọng trong việc xác định hiệu quả thực tế của những thông điệp mà nhà truyền
thông tạo ra.
Ngày 18 tháng 6 năm 2008, UB Dântộc và Miền núi Trung ương đã tổ chức hội
nghị sơ kết, đánh giá công tác báo chí dành cho đối tượngđồngbàodântộcthiểu số, trong đó
nội dung các tham luận đề cập đến những ấn phẩm dành riêng cho đối tượng này theo quyết
định 975/QĐ-TT của Chính phủ, những khó khăn trong quá trình thực hiện, các biện pháp
nhằm nângcao hơn nữa hiệu quả của việc cấp phát báo chí dành cho đối tượngđồngbàodân
tộc thiểu số. Tuy nhiên, chưa có báocáo nào đề cập đến công tác này từ góc độ người tiêu thụ
sản phẩm báo chí - công chúng đồngbàodântộcthiểu số.
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về công chúng
đồng bàodântộcthiểu số, tìm hiểu nhu cầu, thói quen và khả năng tiếp nhận thông tin cũng
như những nhận xét đánh giá của đồngbàodântộcthiểusố về những ấn phẩm được dành
riêng cho họ, từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm nângcaochất lượng,
hiệu quả của công tác này.
Chính vì vậy, trên cơ sở lí luận về báo chí học và khảo sát thực tế, tôi mạnh dạn
nghiên cứu về đề tài „Nâng caochấtlượng ấn phẩm báoinphụcvụđồngbàodântộcthiểu
số‟ (khảosáttrườnghợpngườiTháiởTươngDương,NghệAn) và chọn đây là đề tài luận
văn tốt nghiệp Thạc sỹ báo chí học của mình.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
Báo chí dành cho đối tượngđồngbàodântộcthiểusố là mảng báo chí quan trọng
trong công tác tư tưởng toàn dân được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Nghiên cứu đề tài
này, tôi mong muốn đưa ra bức tranh toàn cảnh về hệ thống báo chí dành cho đồngbàodân
tộc thiểu số. Đồng thời khảo sát thực tế nhu cầu, thói quen, khả năng tiếp nhận thông tin của
đồng bàodântộcthiếusố và đặc biệt là những nhận xét, đánh giá của họ về những ấn phẩm
dành riêng cho mình, từ đó đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm nâng caochấtlượng các ấn
phẩm này.
Để đạt được mục đích trên luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về vai trò của công chúng trong quy trình truyền thông, đặc biệt là vai trò
của công chúng báo chí với hiệu quả của quá trình truyền thông.
5
- Nghiên cứu về diện mạo báo chí dành cho đồngbàodântộcthiểu số, những thành
công và hạn chế của báo chí dành cho đồngbàodântộcthiểu số, và đặc biệt nghiên cứu tìm
hiểu tờ „Dân tộc và Phát triển‟ để đưa ra đánh giá về ưu, nhược điểm của tờ báo đối với công
tác thông tin tuyên truyền cho đồngbàodântộcthiểu số.
- Đánh giá nhu cầu, thói quen và khả năng tiếp nhận thông tin của đồngbàodân
tộc thiểu số.
- Thu thập và tìm hiểu những nhận xét, đánh giá của đồngbàodântộcthiểusố về
những ấn phẩm dành riêng cho họ, đặc biệt là tờ báo “Dân tộc và Phát triển”.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các ấn phẩm báo chí dành cho đồngbàodân
tộc thiểusố và công chúng đồngbàodântộcthiểusố - đối tượng tiếp nhận những ấn phẩm
thông tin này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu các ấn phẩm báoin dành riêng cho
đồng bàodântộcthiểusố kể sau khi có quyết định 975/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ,
đặc biệt là tờ “Dân tộc và Phát triển” (trong thời gian từ 2008-2010).
Đề tài khảo sátsát thói quen, nhu cầu và khả năng tiếp nhận thông tin của bà con dân
tộc Thái (Tương Dương,NghệAn) và những nhận xét, đánh giá của họ về các ấn phẩm báo
chí dành riêng cho đồngbàodântộcthiếu số, đặc biệt là tờ “Dân tộc và Phát triển”.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mac - Lênin và tư tưởng
của chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ sở lí luận báo chí truyền thông, các lí thuyết về công chúng,
chính sách báo chí của Đảng và nhà nước cho đối tượngđồngbàodântộcthiểu số.
Đề tài vận dụng và kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có phương
pháp điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu.
Đề tài đã thực hiện 200 phiếu điều tra, tỷ lệ nam/nữ là 50/50. Độ tuổi từ 18-50, vì
đây là độ tuổi của công chúng mà tờ báo „Dân tộc và Phát triển‟ hướng tới. Chúng tôi đã phát
6
bảng hỏi tới các đối tượng công chúng phân theo nhóm độ tuổi, giới tính, trình độ, nghề
nghiệp, địa bàn cư trú, điều kiện kinh tế… Đồng thời, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu
15 người, là những người đã tham gia trả lời bảng hỏi.
Người thực hiện đề tài đã khảo sát thực tế ở 6 xã, thị trấn: Yên Hoà, Tam Hợp, Tam
Quang, Thạch Giám, Xá Lượng và thị trấn Hoà Bình với hơn 30 thôn bản, thị trấn, và phát
200 phiếu điều tra (cụ thể: Uỷ Ban Dântộc và Miền núi tỉnh Nghệ An: 5 phiếu; Ủy ban Nhân
Dân huyện Tương Dương: 5 phiếu, xã Thạch Giám: 40; xã Yên Hoà: 30; xã Tam Hợp: 30; xã
Tam Quang: 30; xã Xá Lượng: 40; Thị trấn Hoà Bình: 20 phiếu).
Tuy cùng trên địa bàn huyện TươngDương, nhưng các khu vực dân cư khác nhau thì
trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, tâm lí tiếp nhận cũng có sự khác biệt. Đây là lí do người
viết luận văn chọn 6 xã, thị trấn kể trên để khảo sát. Sáu xã này tiểu biểu cho các khu vực
khác nhau: xã Tam Quang đại diện cho các xã dọc đường quốc lộ, xã Tam Hợp đại diện cho
xã biên giới, xã Xá Lượng đại diện cho xã dọc sông, xã Yên Hoà là xã vùng sâu, xã Thạch
Giám là xã nằm gần trung tâm huyện và thị trấn Hoà Bình. Ngoài ra, đề tài cũng phát phiếu để
lấy ý kiến của Uỷ Ban dântộc và Miền núi tỉnh Nghệ An, cơ quan quản lí, giám sát chương
trình này ở địa phương.
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp, so
sánh….
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công chúng cũng như nghiên cứu về báo chí dành
cho đối tượng là đồngbàodântộcthiểusố nhưng đây là lần đầu tiên có một công trình nghiên
cứu về công chúng đồngbàodântộcthiểu số, và tìm hiểu những ý kiến, đánh giá của họ về
các ấn phẩm dành riêng cho mình.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tạo cơ sở cho các nhà hoạch định chính
sách báo chí, chính sách về đồngbàodântộcthiểusố có những chính sách hợp lí, mang lại
hiệu quả thiết thực.
Luận văn là một trong những nguồn tư liệu thực tế hữu ích để các cơ quan báo chí và
người làm báo tham khảo từ đó xây dựng những phương pháp, cách thức truyên truyền phù
hợp với tâm lí tiếp nhận của công chúng là đồngbàodântộcthiểu số.
7
Thông qua việc nghiên cứu công chúng đồngbàodântộcthiểu số, luận văn cũng
mạnh dạn đề xuất một vài kiến nghị, giải pháp để nângcao hiệu quả công tác báo chí dântộc
thiểu số, nâng caochấtlượng các ấn phẩm dành riêng cho đối tượng này.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Vai trò của công chúng trong quá trình truyền thông và vài nét về công
chúng dântộcthiểusốở Việt Nam
Trong chương này, tác giả khái quát, hệ thống lại những vấn đề về công chúng
truyền thông, và tìm ra những đặc trưng riêng về công chúng là đồngbàodântộcthiểusốở
Việt Nam, trong đó có đồngbàodântộcThái (Tương Dương) và quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta đối với đồngbàodântộcthiểu số.
Chương 2: Báo chí dành cho đối tượngđồngbàodântộcthiểusốở Việt Nam hiện
nay và ưu-nhược điểm của tờ báo „Dân tộc và Phát triển‟
Ở chương này, tác giả luận văn đưa ra bức tranh chung nhất về báo chí dành cho đối
tượng đồngbàodântộcthiểu số, đồng thời tập trung khảo sát tờ „Dân tộc và phát triển‟ trong
việc thông tin tuyên truyền phụcvụđồngbàodântộcthiểusố để chỉ ra ưu, nhược điểm của tờ
báo, xét trên hai bình diện về nội dung và hình thức thể hiện.
Chương 3: Nhu cầu, thói quen, khả năng tiếp nhận thông tin báo chí của đồngbào
dân tộcThái (Tương Dương) và đánh giá, nhận xét của họ về báo chí dành riêng cho mình
Qua khảo sát điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu trực tiếp đối tượngngườiThái
(Tương Dương,Nghệ An), ở chương này chúng tôi đưa ra những phân tích, đánh giá về nhu
cầu, thói quen và khả năng tiếp nhận thông tin của đồngbàongườiThái (ở TươngDương,
Nghệ An)đồng thời nêu lên những đánh giá, nhận xét của họ về báo chí dành riêng cho đồng
bào dântộcthiểu số, đặc biệt là tờ “Dân tộc và Phát triển”.
References
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 về công
tác dântộc
8
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng khoa X Nghị quyết Trung ương 5 về “Xây dựng
và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”
3. BCH Đảng bộ huyện TươngDương,Báocáo chính trị khoá XXIV, 2005 – 2010.
4. Lê Thanh Bình (2009) Quản lí nhà nước và pháp luật báo chí, Nxb Văn hóa Thông
tin
5. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Truyền thông lí thuyết và kỹ năng cơ bản,
Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội.
6. Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng (2008), Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 27 tháng 11 năm 1989 của
Bộ Chính trị về Một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền
núi.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam(2001) Văn kiện đại hội Đảng toàn tập, Nxb Chính trị
Quốc Gia.
9. Hà Minh Đức (1997), Báo chí những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc
Gia Hà Nội
10. Hà Minh Đức, (2000), Cơ sở lí luận báo chí: đặc trưng và phong cách, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
11. Ninh Viết Giao (1998), Dư địa chí huyện TươngDương, Nxb Nghệ An
12. Vũ Quang Hào (2007),Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
13. Đinh Thị Thu Hằng (2008), Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, Nxb Thông
tấn
14. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội
15. Đào Đăng Hy (2002), Địa lý nghệ an, Nxb Nghệ an
16. Nguyễn Thị Thu Hương (2003) “Thông tin kinh tế của tin ảnh Dântộc và Miền núi
với việc góp phần phát triển kinh tế của đồngbào miền núi” khóa luận tốt nghiệp
,trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
17. Nguyễn Thu Hiền (2001)“Sự phản ánh công tác xóa đói giảm nghèo trên chuyên
đề Dântộc và Miền núi”, khóa luận tốt nghiệp,trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
18. Hội đồng Bộ trưởng, Quyết định số 72/HĐBT ngày 13 tháng 3 năm 1990 Về một số
chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế -xã hội miền núi
9
19. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992
20. Hồ Chí Minh toàn tập (1999), Nxb Sự thật
21. Trần Thị Minh (1997) “Báo chí với vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đồngbào
dân tộc miền núi” khóa luận tốt nghiệp,trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn, (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
22. Đào Duy Nhất (2010), Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-
2010), Nxb Chính trị Quốc Gia
23. Trần Hữu Quang (2004), Xã hội học báo chí, Nxb trẻ TP Hồ Chí Minh
24. Trần Hữu Quang (2001) Chân dung công chúng truyền thông , Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh
25. Trương Văn Quân “Các ấn phẩm báo chí của Thông tấn xã Việt Nam phụcvụ
đồng bàodântộcthiểusố và miền núi thời kỳ đổi mới” , Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học khoa học xã hội và nhân văn, (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội
26. Tô Huy Rứa (2001), Thư tịch báo chí Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, HN
27. Dương Xuân Sơn (2008), Các thể loại báo chí Chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học
Quốc Gia Hà Nội
28. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, (2004), Cơ sở lí luận Báo chí
Truyền thông, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
29. Nguyễn Quý Thanh (2008) Xã hội học về dư luận xã hội, , Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
30. Nguyễn Minh Thái (2005), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí,
Nxb Đại học Quốc Gia
31. Cầm Trọng (2005), Những hiểu hiết về ngườiTháiở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà nội
32. Phạm Phương Thảo (1996), Phương pháp thể hiện tin trên “Tin ảnh dântộc và
Miền núi”, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn,(ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
33. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1637/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2001 về
việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng đồngbàodântộcthiểu số.
34. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2006 Về
việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dântộcthiểusố và miền núi, vùng đặc
biệt khó khăn.
10
35. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 124/2003/ QĐ-TTg ngày17 tháng 6 năm 2003
về việc Phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dântộcthiểusố Việt Nam
giai đoạn 2003-2010
36. Thủ tướng Chính phủ, Quyết địnhsố 170/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2003
về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá”
37. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg ngày 3/12/1998 Về việc đẩy
mạnh công tác văn hóa - thông tin ở miển núi, vùng đồngbàodântộcthiểu số.
38. Thủ tướng Chính phủ, Nghị Định số 51/2002/NĐ –CP ngày 26 tháng 4 năm 2002
quy định chi tiết thi hành luật Báo chí, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
báo chí
39. Uỷ Ban dân tộc(2010), Cộng đồng các dântộcthiểusố Việt Nam, Nxb Lao động –
xã hội
40. UB Dântộc và miền núi, Sổ tay công tác Dântộc và miền núi, Hà Nội, 2003.
41. Văn phòng UBND huyện TươngDương,Báocáo tình hình công tác dân tộc, năm
2010.
42. Âu Văn Vượng,(1995) “Tin ảnh dântộc và miền núi với vấn đề bảo lưu và phát
triển vốn văn hóa các dântộcthiểu số”, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn,(ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
43. www.vov.vn
44. www. Uybandantoc.org.vn
45. www. Nghe an.vn
46. www. Dangcongsan.vn
47. www.cpv.org.vn