1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số đặc điểm hình thái thể lực của sinh viên qua khám tuyển vào 10 trường đại học và cao đẳng năm 2002 2003

92 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI THỂ LỰC CỦA

SINH VIEN QUA KHAM TUYEN VAO 10 TRUONG DAI HOC VA CAO DANG NAM 2002-2003

LUẬN VĂN THẠC SỈ Y HOC

Trang 2

Loi cdm on

Dé hoan thanh luận én nay tééi xin chin thanh biét on:

- GSTS Od Đứa /MWốt, phó giám đốc 260e vitn Quan y, chic nhiém Bée môn, BSCKII Qigayén Odn Dhéim, Dhé chit nhitim độ môn cùng tập thể giáo vién va nhén vién BE mén Gidi phau Foe vitn Quan y da uhiét tinh gitp đỡ va tao điều kiện cho téi trong suét qua teinh hoe tap va thue hitn dé tai - TS Dé Dinh (Quân, tgười thầy trực tiếp lurớng đâu tơi, đã ln quan tâm ồ tậu từut giúp đỡ tôi trotg học tập aing uhu aghién aiu khoa hoe

- 1S Z6oàng (ăn Cương, người thâu hướng dẫu luậmu an, dé quan tam va tạo điều kiện thuận gi elo tôi teonag quá trình hoàn thành ludn van

Féé cang xin chan thanh biét on:

-PGS.TS £é Gia Vinh, TS £2 F6au Foung, TS Lé Van Minh, nhing người thâu da chi dén cho téi nhiing ¢ kith qui bdu dé uta chita cho lugn van dude hoa chinh hon

- Phong sau dai hee Foe vitn Quán ụ đã tậu tàu: hướng dẫu, giúp đã tôi trong qua teinh hoe tap va hoan thanh ludn van nay

- Ug ban Quée gia Dan 6, Gia dinh & Ged em Oikt Ham, hồng “Khóa hoe, Gong nghéi-Méi tring - Foe viin Quan ụ đã cung cấp tố liệu cho téi hoan thanh ludn van

- Ban gidm liệu tà tường nà tập thể Độ môn Qiải phẫu — Mô trường “Đại hee Ditu duéng Ham Dinh dé quan tam va tao moi diéu kign cho téi trong hoe tap va cbng tae

@uét eting tei xin té ling biết: ơn tới gia dành, chồng nà cúc eow tôi đã luén dong vitn, khich lé va gitp UE téi trong công, tác a trong euge “ống

Trang 3

MUC LUC

Ký hiệu những chữ viết tat

ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG I:_ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1, Tam quan trọng của thể lực

12, Tình hình nghiên cứu

12.1: Sơ lược lịch sử nghiên cứu nhân trắc trên thế giới

1835 Tình hình nghiên cứu nhân trắc ở Việt Nam

122.3 Các chỉ số về hình thái thể lực của sinh viên Việt Nam

1.3 So luge sự phát triển chiéu cao của người Việt Nam

14 Đặc điểm vùng sinh thái ở nước ta

CHUONG 2: DOI TUONG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2:1, Đối tượng nghiên cứu

22) Phương pháp nghiên cứu

Daal Nội dung nghiên cứu

Den 2 Các dụng cụ đo 2.2.3 Phương pháp đo

22:4 Phương pháp xử lý số liệu

CHUONG 3: KẾT QUÁ NGHIÊN CÚU

Trang 4

32:1; 3.22 393: 3.24 CHƯƠNG 4: 4.1 4.1.1 4.1.2 4.1.3 4.1.4 4.1.5 4.1.6 4.1.7 4.2 4.2.1 4.2.2 4.2.3 4.2.4 4.3 Chỉ số Pignet Chỉ số QVC Chỉ số BMI Chỉ số thân BÀN LUẬN So sánh một số kích thước, chỉ số hình thái thể lực của sinh viên giữa các vùng sinh thái Cân nặng Chiều cao Vòng ngực Chỉ số Pignet Chỉ số QVC Chỉ số BMI Chỉ số thân

So sánh một số kích thước, chỉ số HTTL của sinh

viên các vùng sinh thái ở các độ tuổi

Cân nặng

Chiều cao

Vòng ngực bình thường

Chỉ số BIM của sinh viên ở các độ tuổi

Trang 5

NHUNG CHU VIET TAT TRONG LUAN AN - BMI - BIB - CS - DHMT - DBSH - HSSHNVN-75 - HVQY - QVC - TB - TNB - VCTPC - VDP : Chi s6 khdi cơ thể : Bắc Trung bộ : Cộng sự :_ Duyên hải miễn Trung : Đông Bắc : Déng bằng sông Hồng : Đông Nam bộ : Hing sé sinh học người Việt Nam 1975 :_ Hình thái thể lực : Hoc vién Quân y Chỉ số Quay Vòng Cao : Tay Bắc : Tây Nam bộ : Vòng ngực trung bình :_ Vòng ngực bình thường

: Vong nguc hit vào hết sức : Vong cdnh tay phải co

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hình thái thể lực (HTTL) là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá

tình trạng sức khoẻ của con người Chúng được sử dụng không chỉ trong công tác

y tế để theo dõi, đánh giá tình trạng phát triển HTTL, dinh dưỡng và chẩn đoán

bệnh tật có liên quan mà còn trong nhiều ngành kinh tế quốc dân khác như: xây

dựng các tiêu chuẩn kích thước người để thiết kế máy móc, phương tiện sản xuất, sinh hoạt và trong tuyển quân, tuyển sinh v.v Vấn dé phát triển HTTL ở lứa tuổi

tuyển sinh vào các trường Đại học và Cao đẳng là một trong những vấn đề được

quan tâm trong chiến lược phát triển nguồn lực con người của mỗi quốc gia

Sự phát triển đặc điểm HTTL của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố,

nhiều nghiên cứu đã thống nhất nhận định mức độ ảnh hưởng lớn nhất đời với sự

phát triển HTTL là chế độ dinh dưỡng, di truyền, sự luyện tập thể dục thể thao yếu tố môi trường sống [dẫn theo 1]

Ở nhiều nước trên thế giới, chỉ số thể lực đã được xác định đầy đủ và hoàn thiện để đánh giá mức tăng trưởng về thể lực của dân tộc họ qua các giai đoạn

khác nhau

Ở nước ta, từ trước đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hình thái thể

lực của người Việt Nam nói chung, tuy nhiên số liệu đầu tiên đã được xác định

qua “Hằng số sinh học người Việt Nam” do Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên

(1975) [50] Tiếp theo là các số liệu cong b6 trong “Atlas nhdn trac học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động” của Võ Hưng và tập thể tác gid (1986)[21] Cuốn sách đã phần nào nêu lên các quy luật tăng trưởng HTTL của người Việt

Nam trưởng thành và có ý nghĩa tích cực trong việc nghiên cứu để làm sáng tỏ các

đặc điểm HTTL người Việt Nam trong điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội trong

giai đoạn đó

Trang 7

triển sức khoẻ của người dân, cải thiện chất lượng dân số Việt Nam [31],[58§] Lứa tuổi thanh niên nói chung và đối tượng tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng nói riêng là lực lượng chính cung cấp tài năng và sức lao động để xây dựng đất nước Theo quy định của nhà nước, hàng năm đối tượng tuyển sinh vào các

trường Đại học, Cao đẳng đều phải kiểm tra sức khoẻ trước khi bước vào học tập

Đã có nhiều nghiên cứu về các chỉ số HTTL của nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp, dân tộc, địa dư cho thấy tầm vóc người Việt Nam thuộc loại

trung bình thấp trên thế giới, và có sự cải thiện sức khoẻ tầm vóc của người Việt Nam trong khoảng thời gian 20 năm gần đây, sự cải thiện ở thành thị tốt hơn ở

nông thôn [4], [6], [7], [11], [21], [22], [39], [41], [42], [49], [51] Tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ tiến hành chủ yếu trên các đối tượng là trẻ em, công nhân, phụ nữ hoặc chỉ tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là sinh viên ở 1-2 vùng

sinh thái, mà chưa nghiên cứu đối tượng này một cách toàn diện và hệ thống ở các vùng sinh thái trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong khi HTTL của nhóm đối tượng

này có ý nghĩa lớn đối với chất lượng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội

Việc nghiên cứu HTTL của nhóm đối tượng sinh viên là cần thiết nhằm đánh giá đúng thực trạng về thể lực góp phần làm cơ sở cho việc để xuất các giải pháp

tăng cường sức khoẻ lứa tuổi đặc biệt này nói riêng và người Việt Nam nói chung

Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số đặc điểm hình thái thể

lực của sinh viên qua khám tuyển vào 10 trường Đại học và Cao đẳng năm

2002-2003” với những mục tiêu cụ thể sau:

q Xác định các kích thước và chỉ số hình thái thể lực của sinh viên qua khám

tuyển vào 10 trường Đại học, Cao đẳng năm 2002-2003

a Sơ bộ nhận định mối liên quan về các kích thước và chỉ số hình thái thể lực của sinh viên giữa các vùng sinh thái qua khám tuyển vào 10 trường Đại

Trang 8

CHUONG 1

TONG QUAN TAI LIEU

1.1 TAM QUAN TRONG CUA THE LUC

Có rất nhiều cách định nghĩa về sức khoẻ đã được đề cập với nhiều ý nghĩa khác nhau Mỗi định nghĩa về sức khoẻ cho ta cách nhìn nhận, cách phát hiện các vấn để sức khoẻ, tình hình cũng như xu hướng sức khoẻ và bệnh tật của con người Việc tiếp cận theo định nghĩa nào tuỳ thuộc người nghiên cứu nhưng mục đích để tìm ra các chính sách, kế hoạch can thiệp phù hợp nhằm bảo vệ và nâng

cao sức khoẻ cộng đồng

Trong tuyên ngôn Alma Ata năm 1982, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã

định nghĩa sức khoẻ như sau: “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn khoẻ mạnh về xã hội, thể chất và tâm thần chứ không đơn thuần là việc không mắc bệnh” Như

vậy một cơ thể khoẻ mạnh trước hết phải có thể chất tốt và không có bệnh, hay

nói cách khác hình thái thể lực (HTTL) và tình trạng bệnh tật là những chỉ số

quan trọng của sức khoẻ

Hình thái thể lực có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển Trong chiến lược phát triển xã hội Việt Nam, Đảng và Chính phủ ta luôn quan tâm tới yếu tố con người, coi con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là mục tiêu phấn đấu cao nhất Xây dựng nguồn nhân

lực đáp ứng được các yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất

nước thì việc nâng cao sức khoẻ con người là nhiệm vụ cấp bách Luật Bảo vệ sức

khoẻ nhân dân đã khẳng định trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân Nghị quyết 37/CP ngày 20/6/1996 của Chính phủ về định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ

Trang 9

2020 và chiêu cao trung bình của thanh niên Việt Nam đạt Im65 vào năm 2020”

[dẫn theo 60]

Để thực hiện những chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ nhân dân của Chính phủ đẻ

ra, hiện nay nhiều Bộ ngành đã triển khai một số chương trình, đề tài liên quan đến tăng cường và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân Tuy vậy việc xây dựng một chương trình đồng bộ, toàn diện với sự thực hiện phối hợp nhiều ngành nhiều cấp, để nâng cao tầm vóc và cải thiện tình trạng sức khoẻ của nhân dân là cần thiết

Sự phát triển về thể lực của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều nghiên cứu đã thống nhất mức độ ảnh hưởng lớn nhất đối với sự phát triển chiều cao là chế độ dinh dưỡng, di truyền, sự luyện tập thể dục thể thao và yếu tố môi

trường sống Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát

triển thể lực vì vậy xây dựng và hướng dẫn ăn uống hợp lý cho nhân dân cho từng lứa tuổi là nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ em và

tăng cường sức khoẻ cho nhân dân

Có nhiều nghiên cứu đã tiến hành trên các công nhân, các vận động viên cho

thấy các chỉ số HTTL (chiều cao, cân nặng ) là yếu tố quyết định cho năng suất

lao động của công nhân và thành tích của vận động viên [dẫn theo18]

Nhu vay HTTL là một trong những chỉ số quan trọng quyết định chất lượng

dân số và sự phát triển xã hội Điều đó càng quan trọng hơn đối với lứa tuổi bước

vào trường Đại học và Cao đẳng - lứa tuổi được coi là lực lượng lao động chính của xã hội [58]

4.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI THỂ LỰC

1.2.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu nhân trắc trên thế giới

Trang 10

nang nhu chi sé Broca, Quetelet, BMI có công thức gồm nhiều chỉ tiêu: chiều

cao đứng, cân nặng, vòng ngực như Pignet, QVC, Pignet Càng ngày các nghiên

cứu về HTTL càng đánh giá chính xác mối tương quan của của các chỉ số thể lực đến sức khoẻ của con người

Nhân trắc học là môn khoa học dùng các phương pháp toán học và thống kê để nhận định và phân tích kết quả đo đạc các kích thước của con người nhằm tìm

hiểu quy luật về sự phát triển HTTL Cuối thế kỷ XIX, Topinard là người đầu tiên

đưa ra thuật ngữ “nhán trắc học cơ thể” (anthropologie physique) đánh đấu một

mốc quan trọng trong lịch sử nghiên cứu của nhân trắc học [dẫn theo 68]

Tuy đã có từ rất lâu, nhưng nhân rrắc học chỉ thực sự phát triển ở đầu thế

kỷ XX khi Fisher xây dựng được thống kê toán học ứng dụng vào sinh học Đặc biệt vào năm 1919 Rudolf Martin, nhà nhân chủng học người Đức đã đề xuất những phương pháp và dụng cụ đo đạc các kích thước cơ thể người một cách hệ

thống qua hai tác phẩm “ Giáo trình về nhân học” và “ Chỉ nam đo đạc cơ thể và

thống kê” Sau đó nhân trắc học ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều

lĩnh vực khác nhau: tìm hiểu các đặc trưng sinh thái, chủng tộc của các cộng đồng

người (trong nhân chủng học), xác định được những biến đổi hình thái cơ thể bệnh lý (trong y học), trong thiết kế công nghiệp

Năm 1925, R.Martin đưa ra phương pháp đánh giá mới về thể lực Ông lập

bảng chuẩn nhiều đặc điểm hình thái cơ thể, đối với mỗi đặc điểm lại chia làm

nhiều loại Phương pháp này sau được Stephenco bổ sung, ông coi chiểu cao đứng, cân nặng và vòng ngực là ba đặc điểm biến đổi độc lập, trong khi thực tế

chỉ có chiều cao đứng biến đổi độc lập còn cân nặng và vòng ngực thì biến đổi

phụ thuộc vào chiều cao đứng [dẫn theo 11]

Năm 1941, Bunak qua nghiên cứu nhận thấy sự tăng trưởng của nam giới chỉ

dừng lại lúc 25 tuổi, còn theo Uroxonxa (1962) thì sự tăng trưởng của nữ giới lại

kết thúc ở độ tuổi 18 và của nam giới ở độ tuổi 19

Trang 11

Năm 1961, Nold và Volsuski nghiên cứu ảnh hưởng của địa lý đến sự tăng

trưởng chiều cao cơ thể trẻ em Cùng thời gian đó, Graef và Cone đã thống kẻ nhiều số liệu đã chứng minh rằng tình trạng dinh đưỡng và bệnh tật ảnh hưởng rõ

rệt đến sự gia tăng các kích thước và chỉ số cơ thể, đặc biệt là chiều cao và cân

nặng Năm 1962, Baskirov đã xuất bản cuốn “ Học thuyết về sự phát triển thể lực

con người”, trong đó tác giả nêu ra một số quy luật phát triển cơ thể dưới ảnh

hưởng của những điều kiện sống khác nhau [dẫn theo 1]

Nam 1964, F Vandervael [73] trong cuốn giáo khoa “Biométrie humaine”

(Nhân trắc học), đã trình bày tương đối toàn diện về các quy luật phát triển theo

giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và xây dựng các thang phân loại về thể lực với các

đặc trưng thống kê toán học

Trong khoảng 50 năm trở lại đây, ở Liên Xô (cũ), Đức, Hungari, Ba Lan,

Tiệp Khắc (cũ), Pháp, Nhật số lượng các công trình nghiên cứu hình thái học

tăng lên rất nhiều Các công trình này để cập đến sự tăng trưởng kích thước tổng thể và phát triển cơ thể của thanh thiếu niên ở các lứa tuổi Người ta nhận thấy trong thời gian gần đây có sự gia tăng về các chỉ số cơ thể của thanh thiếu niên

Đặc biệt ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, tại các nước này người

ta đã xác nhận một cách đây đủ, hoàn thiện về các chỉ số thể lực để đánh giá thực

trạng và mức tăng trưởng thể lực của dân tộc họ qua các giai đoạn khác nhau Ở Nhật, người ta đã đánh giá được mức tăng trưởng khá cao kể từ sau Đại chiến thế

giới lần thứ II và nhất là giai đoạn 20 năm gần đây [56],[61],[62].[63].[67].[74!]

1.2.2 Tình hình nghiên cứu nhân trắc ở Việt Nam

Ở nước ta, nhân trắc học được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 30 của thế kỷ trước bằnh một số công trình lẻ té về đo đạc một số kích thước như chiều cao,

cân nặng của học sinh Hà Nội của một số bác sĩ người Pháp và người Việt Nam (Bigot, Đỗ Xuân Hợp )[ dẫn theo 34] Các công trình này chưa vận dụng được

thống kê toán học vào nhận định kết quả đo đạc nên ý nghĩa phần nào bị hạn chế Sau đó một số tác giả như Đỗ Xuân Hợp (1943), Trần Nhật Úc (1959), Ngô Thế Phương (1960), Nguyễn Quang Quyền (1960 -1975) đã có những nghiên cứu có

giá trị về thể lực của người Việt nam trưởng thành Đặc biệt từ sau 1975 đã có

Trang 12

nhiều công trình nghiên cứu về HTTL của người Việt Nam trên nhiều nhóm đối

tượng như sinh viên, nông dân, công nhân Các nghiên cứu này phần nào cho ta

thấy những thay đổi về hình thái thể lực của người Việt Nam theo thời gian

Trong giai đoạn 1975-1986 có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhân trắc

học trên người Việt Nam của nhiều tác giả [20],[35],[39],[42],[54] Các kết quả nghiên cứu phần nào nêu bật được đặc điểm về mặt nhân trắc, HTTL của người Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử

Từ năm 1992, dựa trên “ Mô hình nghiên cứu điều tra một số chỉ tiêu nhân

trắc cơ bản để đánh giá tình trạng thể lực, dinh dưỡng và sự tăng trưởng của

người Việt Nam bình thường trong giai đoạn hiện nay ” do Trịnh Văn Minh [2§] thiết kế, rất nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành: Trịnh Văn Minh và

CS (1992) [30], Nguyễn Quang Quyển và CS (1994) [39], Nguyễn Quang

Quyền, Lê Gia Vinh (1997) [42] và nhiều tác giả khác Trong các công trình này

các tác giả đã nghiên cứu trên đối tượng lớn, với những phương pháp nghiên cứu chuẩn xác nên đã đưa ra được các kết quả đáng tin cậy và có sức thuyết phục Đó

là những công trình nghiên cứu nhân trắc học khá hoàn chỉnh, có ý nghĩa quan

trọng trong việc xây dựng các chỉ tiêu hình thái học người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Lê Nam Trà, Trịnh Văn Minh và CS năm 2000 trong “ Điều ra cơ bản

một số chỉ tiêu sinh học người Việt nam bình thường ở thập kỷ 90” đã đưa ra bang kết quả chiều cao đứng, chiều cao ngồi, chỉ số Skélie, cân nặng, vòng ngực bình thường theo năm tuổi của nam, nữ từ 16 đến 25 tuổi ở 5 vùng khác nhau là đồng

bằng miền Bắc, miền Trung, miền Nam, vùng rừng núi phía Bắc [S1]

* Các nghiên cứu trên sinh viên

Nguyễn Khải và CS vào năm 1977 đã nghiên cứu HTTL của sinh viên khu vực Huế và đã đưa ra nhận xét: nam sinh viên có tẩm vóc và thể lực tốt hơn

HSSHNVN-75 nhưng nữ sinh viên có chiều cao thấp hơn HSSHNVN-75 và có

tầm vóc - thể lực thấp hơn so với nông dân của cùng khu vực (xã Thuỷ Phù) [23]

Trang 13

Năm 1979, Nguyễn Thị Đoàn Hương, Lê Thị Tuyết Lan và CS [22] nghiên

cứu “Một số đặc điểm về thể lực của sinh viên học tại Thành phố Hồ Chí Minh

năm 1979” gồm 767 em học tại các trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thủ Đức (467 nam và 300 nữ ) tuổi từ 18-26 Kết quả nghiên cứu cho thấy đỉnh cao của sự

phát triển cơ thể và thể lực của nữ sinh viên là 17-19 tuổi, đặc biệt ở tuổi 19 (cao

đứng: 155,1+5,49 cm, cân nặng: 43,2+4,1 kg, VNBT: 70,1+4,3 cm, Pignet:

39,3+12,2) Nam sinh viên phát triển cao nhất ở lứa tuổi 20-23 (cao đứng: 164.5 +

5,6 cm, can nang: 48,0+ 5,7 kg, VNBT: 79,2+4,4 cm, Pignet: 38,4+12,2) So véi

HSSH người Việt Nam (1975) [50] thì hầu hết các trị số đo được của nam sinh

viên miền Nam đều cao hơn (vòng cánh tay co và chỉ số Pignet thì bằng nhau) Ở

nữ sinh viên thì các trị số lại nhỏ hơn (trừ chiều cao và Pignet lớn hơn và vòng đùi

bằng nhau)

Nguyễn Văn Lực và CS [27] năm 1980 đã tiến hành nghiên cứu 768 sinh viên khu vực Thái Nguyên (gồm 400 nam và 368 nữ) lứa tuổi từ 16-25 Các tác giả đưa ra mấy nhận xét cơ bản: tầm vóc (chiều cao, cân nặng) của sinh viên Thái Nguyên tốt hơn HSSHNVN-75, thể lực được xếp loại tốt trong thang phân loại người Việt Nam bình thường trong đó thể lực sinh viên nữ tốt hơn sinh viên nam

cùng lứa tuổi [27] Thể lực của nam sinh viên là: (cao đứng: 162,0 + 5,6 kg, cân

nặng: 51,0+5,9 kg, Pignet: 31,8+5,6, VNBT: 79,2+3,6 cm), thể lực của nữ sinh viên: (cao đứng: 153,4+ 4,5 cm, cân nặng: 49,5+5,5 kg, Pignet: 25,4+7,4, VNBT:

78,9+4,4 cm)

Nguyễn Văn Lực và CS (1985) lặp lại nghiên cứu trên 762 sinh viên Thái

Nguyên tuổi từ 16-25 cho thấy HTTL có xu hướng phát triển tốt hơn so với năm

1980 và các chỉ số này tốt hơn hẳn sinh viên Huế cùng lứa tuổi [27]

Cũng trong năm 1985, ở miền Trung Nguyễn Khải và CS đã nghiên cứu một cách khá toàn điện về tầm vóc thể lực của 882 sinh viên khu vực Huế (gồm 526 nam và 356 nữ) và so sánh với các đối tượng khác và với HSSHNVN Tác giả

nhận định so với HSSHNVN, tầm vóc thể lực của nam sinh viên Huế tốt hơn, nhưng của nữ sinh viên Huế lại yếu hơn [dẫn theo 36]

Trịnh Xuân Đàn (năm 1987) nghiên cứu trên 248 sinh viên mới nhập học

(gồm 124 nam và 124 nữ) Đại học Y Bắc Thái cho thấy các chỉ số về HTTL của

Trang 14

sinh viên Y Bắc Thái tốt hơn HSSHNVN-75 và sinh viên Huế nhưng kém hơn

sinh viên khu vực Thái Nguyên nghiên cứu thời điểm 1980-1985 [8]

Lê Gia Vinh và CS (1993) nghiên cứu HTTL của 165 sinh viên Y khoa Hà Nội năm thứ nhất niên khoá 1991-1992 (chọn một cách ngẫu nhiên) gồm 85 nữ

và 80 nam ở lứa tuổi 18-19 (phát triển bình thường) cho thấy cân nặng thuộc loại trung bình nhưng chiều cao cơ thể cao hơn so với thanh niên Việt Nam cùng lứa

tuổi (Atlas Nhân trắc học Việt Nam) Thể lực của nam sinh viên là: (cao đứng:

162,9+5,4 cm, cân nặng: 47,3+5,7 kg, VNBT: 78,9+6,0 cm, Pipnet: 36,7+7,5), thể lực nữ sinh viên là: (cao đứng: 155,1+4,5 cm, cân nặng: 42,7+4,7 kg, VNBT:

76,5+5,2 cm, Pignet: 35,9+6,8) [44]

Cũng trong thời gian trên (1992-1993) Bùi Văn Đăng, Đỗ Đức Hồng và CS

[9] nghiên cứu trên 1221 sinh viên (720 nam và 501 nữ) năm thứ nhất Đại học Y

Thái Bình gồm đủ các thành phần: học sinh phổ thông, bộ đội đi học, thanh niên xung phong, cả dân tộc ít người từ các tỉnh miền Bắc Các tác giả so sánh các kích thước (chiều cao, cân nặng), chỉ số Pignet và đưa ra nhận định: sinh viên Y Thái Bình có thể lực tốt hơn chút ít so với HSSHNVN-75 Các chỉ số của nam sinh viên là: (cao đứng: 162,4+4,2 cm, cân nặng: 48,3+4,7 kg, VNBT: 77,5+4,2 cm, Pignet:

36,6+5,3), thể lực của nữ sinh viên là: (cao đứng: 152,4+4,4 cm, cân nặng: 44,5+4,7 kg, VNBT: 70,0+4,2 cm, Pignet: 38,3+5,3)

Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Thế Hùng đưa ra nhận định thể lực của sinh

viên Đại học Y Hải Phòng có sự cải thiện hơn so với HSSHNVN-75 Thể lực của nam sinh viên là: (cao đứng: 162,9+5,4 cm, cân nặng: 48,6+5,1 kg, VNBT: 81,2+3,8 cm, Pignet: 33,1+5,8), thể lực của nữ sinh viên là:( cao đứng: 153,1+5,0

cm, cân nặng: 43,9+5,0 kg, VNBT: 79,4+4,6 cm, Pignet: 29,8+5,1) [19]

Năm 1995, Nguyễn Hữu Choáng, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Thái Bình nghiên cứu về thể lực của thanh niên quận Hồng Bàng, Hải Phòng cũng có nhận

Trang 15

* Các nghiên cứu trên học sinh

Từ năm 1980-1990, Thẩm Hoàng Điệp đã bên bỉ theo dõi sự phát triển

HTTL hoc sinh một trường phổ thông ở Hà Nội và đã rút ra một số quy luật phát

triển thể chất của học sinh từ 7-16 tuổi [11]

Trần Văn Dần và CS trong thời gian từ 1981 đến 1994 nghiên cứu tình hình

thể lực của học sinh từ 8 đến 14 tuổi cho thấy: Học sinh ở Hà Nội có thể lực tốt

hơn ở Vĩnh Phú và có sự cải thiện sau 10 năm theo dõi và sự cải thiện thể lực ở thành thị so với học sinh nông thôn [6]

Từ năm 1992 đến 1994, Nguyễn Duy Thiết và CS nghiên cứu về thể lực trẻ em từ 6 đến 17 tuổi cho thấy tỷ lệ trẻ em ở nông thôn gầy chiếm tỷ lệ khá cao

(trên 93%) [49]

Âu Xuân Đôn và CS [10] năm 1998 nghiên cứu d6i tuong hoc sinh 11-14

tuổi người Khơ-me ở An Giang cho thấy các chỉ tiêu về chiéu cao, cân nặng và chỉ số Quetelet ở cùng tuổi và giới tính nhưng các em học sinh người Khơ-me thời điểm 1998 tuy lớn hơn các em học sinh Vĩnh Phú nhưng vẫn nhỏ hơn các em

học sinh ở Hà Nội ở thời điểm năm 1993

Năm 1998, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Thái Bình đã nghiên cứu vé thể lực của học sinh quận Lê Chân, Hải Phòng từ 7-18 tuổi và phân chia theo từng lứa

tuổi Các tác giả nhận thấy kết quả thu được cũng tương tự như các số liệu khác

nghiên cứu tại Hải Phòng và trên toàn quốc, điều đó cho thấy các chỉ tiêu thể lực

của học sinh đã được cải thiện một bước so với HSSHNVN - 75 [4] * Các nghiên cứu trên công nhân và nông dân

Năm 1975 nhân một cuộc điều tra toàn diện về y tế cho dân cư một xã đồng

bằng tỉnh Hà Tây Nguyễn Quang Quyền và Lê Gia Vinh [37].[38].[40], đã tiến hành nghiên cứu tầm vóc thể lực của 2100 người (816 nam và 1284 nữ) tuổi từ

16-70 theo những kỹ thuật và phương pháp tiêu chuẩn trong nhân trắc học [34] Bằng cách phân chia theo bốn lớp tuổi các tác giả đã xây dựng những hình thái đồ

Trang 16

mm

các tác giả đã rút ra nhận định chính: So với các nhóm đối tượng khác được tiến hành trước đó khoảng 10 năm (1963-1966) thì thấy gần như không có quy luật

gia tăng về chiều cao[42] Nhận định này cũng phù hợp với nhận xét trong Dé cương dự thảo: “ Các biện pháp về dinh dưỡng nhằm nâng cao tâm vóc thể trạng

người Việt Nam góp phần phát triển giống nòi và phục vụ cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước” là: Trong suốt thời kỳ chiến tranh từ kháng chiến chống Pháp

đến kháng chiến chống Mỹ, chiều cao của người Việt Nam hầu như không thay

đổi nhưng từ 1975 đến nay chiều cao người Việt Nam đã từng bước được cải thiện

[60]

Nguyễn Quang Quyền và Lê Gia Vinh đã tiến hành nghiên cứu thể lực của

nhân dân xã Duyên Thái tỉnh Hà Tây vào năm 1976 cho thấy người dân ở dây xấp

xỉ chiều cao của các đối tượng nghiên cứu trong thời gian trước mặc dù chỉ số thể lực tổng hợp có tăng Nam thanh niên phát triển chậm hơn ở nữ thanh niên [40]

Năm 1977, Nguyễn Quang Quyền và CS đã tiến hành nghiên cứu trên 216 công nhân tiện tuổi từ 26 - 40 và nhận thấy chiều cao, cân nặng của nhóm đối

tượng nghiên cứu cũng tương tự như hằng số bình thường của người Việt Nam tuy

nhiên thể lực của họ (thể hiện ở các chỉ số Pignet và QVC) lại tốt hơn các nhóm đối tượng khác Trong công trình, các tác giả cũng đưa ra được các tiêu chuẩn về

HTTL làm cơ sở cho việc khám tuyển công nhân nói chung và công nhân ngành tiện nói riêng [41]

Võ Hưng và CS trong thời gian từ 1981 đến 1984 nghiên cứu trên 15 tỉnh

thành trong cả nước cho thấy: Thể lực người Việt Nam trong lứa tuổi lao động thuộc loại trung bình thấp của thế giới và có khuynh hướng tăng dần từ Bắc vào

Nam [21]

Nguyễn Khải và CS năm 1986 đã nghiên cứu HT1L của 2836 người tuổi từ

16- 60 ở xã Thuỷ Dương (ngoại thành Huế) Bốn năm sau (1990) các tác giả lại

tiến hành nghiên cứu đợt hai trên cùng một nhóm đối tượng nghiên cứu trước

nhận định: sự tăng trưởng về HTTLcủa nông dân xã Thuỷ Dương (Huế) là tương

Trang 17

ị ị

đối ổn định và cũng tương tự như các kết luận của Nguyễn Quang Quyền và Lê

Gia Vinh [37] nghiên cứu trên nông dân đồng bằng tỉnh Hà Tây Tuy nhiên HTTL của nam nông dân xã Thuỷ Dương kém hơn chút ít so với hằng số sinh học (1975), riêng nữ lại có HTTL xấp xỉ hoặc tốt hơn đôi chút so với hằng số sinh học

[23]

Nguyễn Hữu Cường và Đào Huy Khuê và CS năm 1993 nghiên cứu người xã Thắng Lợi (Hà Tây) cho thấy: Tầm vóc và thể lực có cải thiện so với số liệu của xã Duyên Thái năm 1975 [5]

Năm 1993, Nguyễn Văn Hoài và CS nghiên cứu công nhân các nhà máy, xí

nghiệp và nông dân tại xã Thắng Lợi ( Hà Tây) cho thấy: chỉ số thể lực của công

nhân và nông dân Việt Nam đã được cải thiện, chiều cao ở thanh niên là 161,7cm

và nữ là 152,3cm [14]

* Các nghiên cứu trên nữ giới

Lê Hữu Hưng và CS đã nghiên cứu tầm vóc-thể lực trên 548 nữ công nhân Liên hiệp xí nghiệp Mộc Châu tuổi từ 18-25 gồm dân tộc Kinh và các dân tộc

khác cho thấy: Tầm vóc của nữ công nhân Mộc Châu cũng tương tự như tầm vóc

phụ nữ Việt Nam nói chung cùng lứa tuổi, nhưng thể lực (cân nặng và các vòng)

tốt hơn các nhóm đối tượng khác [20]

Hà Thị Phương Tiến, Nguyễn Hữu Nhân và CS năm 1986 đã tiến hành

nghiên cứu trên 307 phụ nữ người Chill tuổi từ 18-55 cho thấy: thể lực của họ thuộc loại trung bình, trong khi đó tâm vóc của họ thuộc loại cao, nên thể tạng

của họ thuộc loại gầy [47]

Năm 1991, trong cuốn “ Máy vấn đê y sinh học về phụ nữ nông thôn Việt Nam”, các tác giả Hà Thị Phương Tiến, Trịnh Hữu Vách và Lê Gia Vinh nhận định về HTTL của phụ nữ nông thôn Việt Nam thông qua phụ nữ 6 tỉnh trên cả

nước: HTTL phụ nữ nông thôn Việt Nam không kém phụ nữ thành thị nhưng kém

hơn phụ nữ châu Âu, quy luật phát triển HTTL cũng tương tự quy luật phát triển của phụ nữ Việt Nam nói chung [48]

Trang 18

* Các nghiên cứu trên các dân tộc ít người

Ngoài nghiên cứu của Hà Thị Phương Tiến trên phụ nữ dân tộc Chill còn có

nghiên cứu của Mai Văn Thìn (1991) trên nam thanh niên dân tộc Ê-đê tuổi từ

18-25 cho thấy: nam thanh niên dân tộc Ê- đê có thể lực tốt hơn thanh niên dân tộc Kinh và các dân tộc ít người khác Các đặc điểm hình thái học cho thấy nam

thanh niên Ê-đê mang đậm tính Mongoloid thuộc tiểu chủng Đông Nam Á [46]

Nguyễn Yên và CS năm 1997 nghiên cứu so sánh thể lực của người Mường 6 tinh Ha Tay cho thấy: người Mường có tâm vóc tương tự như người Kinh nhưng thể lực tốt hơn Phụ nữ phát triển tối đa ở tuổi 19 và nam giới phát triển thể lực tối đa từ 20-29 tuổi [56]

Tất cả các nghiên cứu trên có thể cho ra một đánh giá chung:

- HTTL của người Việt Nam thuộc loại trung bình thấp trên thế giới

- Có sự cải thiện về HTTL của thanh niên Việt Nam trong 20 năm gần đây - Có sự khác biệt về HTTU giữa các vùng địa lý

1.2.3 Các chỉ số về hình thái thể lực của sinh viên Việt Nam * Chiêu cao đứng

- Chiều cao đứng là một đặc trưng điển hình nhất trong các đặc trưng hình

thể Thực tế cho thấy chiều cao có quan hệ mật thiết với hiệu quả của các hoạt động thể lực với các thành tích thi đấu của nhiều môn thể thao [61]

- Chiều cao đứng của người Việt Nam có sự thay đổi độ tuổi đạt chiều cao lớn nhất trong những năm cuối của thập kỷ 90 , năm 2000 độ tuổi đạt chiều cao

lớn nhất là 20 - 24, trong khi năm 1975 độ tuổi đạt chiều cao lớn nhất là 18 - 25

và sự chênh lệch là nam cao hơn 4,72 cm và nữ cao hơn 4 cm [Š1]

* Cân nặng

- Cùng với chiều cao đứng, cân nặng cũng là một trong những kích thước

Trang 19

- Cân nặng có liên quan mật thiết với chiều cao và phụ thuộc nhiều vào tình trạng dinh dưỡng của cơ thể Người ta thường đánh giá cân nặng thông qua các

chỉ số liên quan giữa cân nặng với các chỉ tiêu khác như: chiều cao, các vòng

Hiện nay người ta dùng chỉ số khối cơ thể BMI ( Body Mass Index ), chỉ số

Quetelet

- Chỉ số khối cơ thể BMI: Chỉ số này được xác định theo công thức sau:

BMI =P/T?

Trong đó: P là cân nang cơ thể được tinh bing kg T là chiều cao đứng được tính bằng m

Chỉ số này được xác định theo Davenport như sau:

+Rấtgây : Dưới 18,0 + Béo : 25,7 — 30,5 + Gay : 18,1-21,4 +Ratbéo : Trên 30,5

+ Trung bình : 21,5 - 25,6

- Chỉ số Quetelet : Là chỉ số đánh giá sức nặng của lcm chiều cao Người

càng nặng thì chỉ số này càng lớn, ở tuổi còn đang lớn, cứ sau mỗi tuổi trẻ em càng cao lên thì chỉ số này càng tăng và trong cùng tuổi, chiều cao càng lớn thì chỉ số Quetelet càng nhỏ Điều này đã được chứng minh trong nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau

Công thức tính chỉ số này như sau:

I = Cân nặng (g)/ Chiều cao đứng (cm)

Theo nghiên cứu của Ngô Thế Phương năm 1961 trên đối tượng là thanh

niên Việt Nam từ 18- 25 thì chỉ số này đạt cao nhất là lứa tuổi 25 với giá trị là

316, đạt giá trị thấp nhất là lứa tuổi 18 với giá trị là 290

* Chiêu cao ngồi

Chiều cao ngồi cũng được nhiều tác giả chú ý trong nghiên cứu các kích thước cơ thể Từ chiều cao đứng và chiều cao ngồi các tác giả đã đề xuất tính các

chỉ số như: Chỉ số thân, chỉ số Skélie

-_ Chỉ số thân = Cao ngồi (cm)/ Cao đứng (cm) x 100

Trang 20

Thang phân loại tính chỉ số này như sau:

+ Thân ngắn: < 50,9 + Thân dài: >53,0 + Thân vừa: 51,0 - 52,9

* Vòng ngực

Vòng ngực là một chỉ tiêu đánh giá thể lực và hình thể tốt, rất hay dùng trong nghiên cứu Ngoài ra vòng ngực còn phần nào đánh giá chức năng hô hấp của cơ thể Các chỉ tiêu đánh giá vòng ngực trong nghiên cứu này là:

- Vòng ngực hít vào hết sức - Vòng ngực thở ra hết sức

- Vòng ngực bình thường

Cùng với chiều cao và cân nặng, vòng ngực trung bình, vòng ngực hít vào hết sức, vòng cánh tay phải co, vòng đùi phải tham gia vào chỉ số Pignet, chỉ số QVC

Các chỉ số này được tính theo công thức:

- Chỉ số Pignet = Chiểu cao (cm) - [Can nang (kg) + VNBT (cm)]

Nguyễn Quang Quyền và CS (1970) đã xây dựng thang phân loại chỉ số này

trên thanh niên Việt Nam như sau:

+Cựckhoẻ : Dưới23,0 +Yếu : 41,1-47,0

+ Rất khoẻ : 23,0-28,9 + Rất yếu : 471-53,0

+ Khoẻ : 29,0—34,9 + Cực yếu : Trên 53,0

+ Trung bình : 35,0—41,0

- Chỉ số QVC: Là chỉ số được Nguyễn Quang Quyền và CS [34] đưa ra năm

1970 Chỉ số này cũng là một chỉ số góp phần đánh giá sự phát triển thể lực chung, đặc biệt là phát triển cơ bắp

Công thức tính chỉ số này được tính:

I = Cao ding (cm) - [ VNHVHS (cm) + VBP (cm) + VCTPC (cm)]

Nguyễn Quang Quyền và CS cũng đã xây dựng thang phân loại chỉ số này

Trang 21

+ Cực khoẻ : Dưới - 4 +Yếu : 14,1—20,0 + Rất khoẻ : -4-1,9 + Rat yéu : 20,1 -26,0 + Khoé : 2,0-7,9 + Cực yếu : Trên 26,0 + Trung bình : 8,0— 14,0

1.3 SƠ LƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Quá trình phát triển cơ thể người có hai giai đoạn phát triển nhanh nhất đó là

giai đoạn dưới 5 tuổi và giai đoạn dậy thì Giai đoạn dậy thì được chia làm 2 thời kỳ là thời kỳ tiền dậy thì và thời kỳ dậy thì 6 Việt Nam trong suốt thời kỳ chiến

tranh từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ, chiều cao của người

Việt Nam hầu như không tăng Nhưng từ năm 1975 đến nay chiều cao trung bình

người Việt Nam đã từng bước được cải thiện, cụ thể là:

- Năm 1975 thanh niên 18-25 tuổi chiều cao là 159 cm ở nam và 149 cm ở nữ

- Năm 1985 thanh niên 20-29 tuổi chiều cao là 162,lcm ở nam và 151,5cm ở nữ, cân nặng ở nam là 49,4 kg và ở nữ là 44,7 kg - Năm 1998 thanh niên 20-24 tuổi chiều cao là 163,7em ở nam và 153cm ở nữ, cân nặng ở nam là 52,1 kg và ở nữ là 44,6 kg - Nam 2001 thanh niên 20 tuổi chiều cao là 165,14cm ở nam và 153,88cem ở nữ, cân nặng ở nam là 53,1 kg và ở nữ là 45,7 kg

Như vậy sau 25 năm chiều cao trung bình người Việt Nam đã tăng 6,14 cm ở

nam và tăng 4,88 cm ở nữ Tính trung bình mỗi năm chiều cao tăng ở nam là

0,24cm, ở nữ là 0,20cm [dẫn theo 59]

Tuy vậy, so sánh với chiều cao của thanh niên ở một số nước trong khu vực

thì chiều cao của thanh niên Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn Năm 1988,

chiều cao thanh niên Singapor ở nam là 170cm, nữ là 160cm, Thái lan: nam là 166cm và nữ là 155cm So với thanh niên Nhật Bản, thanh niên Việt Nam thấp

hơn là 5,7 cm ở nam và 2,5 cm ở nữ [dẫn theo 59]

6 Việt Nam hiện nay, do chế độ ăn uống thiếu thốn và điều kiện sống còn thấp nên học sinh nông thôn thấp lùn và nhẹ cân hơn so với học sinh thành phố

Trang 22

ì

cùng lứa tuổi Điều đó cho thấy lứa tuổi học sinh khi được sống trong môi trường

phát triển và điều kiện sống thuận lợi thì chiều cao được cải thiện rõ hơn

Về mặt khoa học cần khẳng định "đáng vóc nhỏ bé không phải là đặc tính của người Việt Nam" Nếu được chăm sóc dinh đưỡng tốt và thế hệ nối tiếp thế hệ người Việt Nam có thể đạt được các chỉ số hình thái thể lực không khác nhiều các dân tộc tiên tiến trên thế giới [dẫn theo 60]

Trong cuốn "Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 - 20 tuổi (thời điểm

năm 2001)” Dương Nghiệp Chí và CS [2] đã nhận định: đến năm 2010, chiều cao

của thanh niên Việt Nam có thé tang them 10cm TT”

|

1.4 ĐẶC ĐIỂM VÙNG SINH THÁI ỞNƯỚCTA ' WV PA 2H/i5

Nước Việt Nam ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam châu A, thời tiết quanh

năm nóng ẩm mưa nhiều Do đặc điểm địa lý tự nhiên, đã hình thành tám vùng

sinh thái là: Đông Bắc, Tay Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ

Vùng Đông Bắc gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Bắc Giang,

Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ

Vùng Tay Bắc gồm các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hồ Bình

Vùng Đồng bằng sơng Hồng gồm các tỉnh và thành phố: Tỉnh Vĩnh Phúc,

Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh

Bình và 2 thành phố là Hà Nội, Hải Phòng

Vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng

Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Vùng Duyên hải miền Trung gồm các tỉnh và thành phố là: thành phố Đà

Trang 23

Vùng Đông Nam bộ gồm các tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh

Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tay Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa -

Vũng Tàu ,

Vùng Tây Nam bộ gồm các tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc

Liêu, Cà Mau

Năm 1986 đất nước ta đã đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ

nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường đã giải phóng sức sản xuất, tạo điều

kiện cho nền kinh tế phát triển Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển, diện tích, tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng đều từng năm, từ 14,6 triệu tấn/năm giai

đoạn 1981-1988, đã tăng 31,8 triệu tấn/năm 1998 và đạt 33 triệu tấn năm 1999,

Sản lượng bình quân đầu người/năm cũng tăng mặc dù dân số phát triển, từ 294 kg bình quân đầu người giai đoạn 1981-1985 đã tăng 407,9 kg bình quân đầu người năm 1998 Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc cải thiện đời sống nhân dân tại một đất nước mà có tới 4/5 số dân sống ở nông thôn [7]

Tuy nhiên sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp không đồng đều Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực bình quân đầu người rất cao tới 914 kg, trong khi tại các vùng, Tây Bắc, Bắc Trung bộ và Tay Nguyên chưa đạt tới sản lượng bình quân 300kg Đây cũng là vùng đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Đặc biệt tại nhiều tỉnh vùng núi phía Bắc (như Cao Bằng, Bắc Cạn ), do thiếu diện tích đất canh tác lại gặp nhiều khó khăn về nguồn nước đã dẫn đến hiện tượng đi dân vào các tỉnh vùng Tay Nguyên, một số dân tộc ở vùng núi phía Bắc đa số vẫn sống du canh du cư Hậu quả của việc di dân tự do là rừng bị tần phá, đời sống không được cải thiện, tình trạng dinh dưỡng kém, do đó điều kiện kinh

tế và địa lý cũng một phần ảnh hưởng đến hình thái và thể lực của cộng đồng dân

Trang 24

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu được tiến hành trên 16.909 sinh viên gồm 7.260 nam và 9.649 nữ khi khám tuyển sinh vào 10 trường Đại học và Cao đẳng năm học 2002 ở 8

vùng sinh thái, tuổi từ 18-21

- Tiêu chuẩn chọn: Đối tượng là các sinh viên được chọn ngẫu nhiên khi khám tuyển sinh vào 10 trường Đại học và Cao đẳng :

1 Học viện Quân y

Trường Đại học Ngoại ngữ

Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - ĐHQG Hà Nội Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội

Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Trường Đại học Y Huế Trường Đại học Tây Nguyên

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

10.Trung tâm Đào tạo-Bồi dưỡng cán bộ y tế Thành phố Hồ Chí Minh

- Tất cả các sinh viên trên đều được khám lâm sàng để loại trừ các bệnh cấp

tính, mãn tính, hoặc các dị dạng về hình thái cơ thể gây những ảnh hưởng đến các số đo nhân trắc /Ð 86 #1 @ x # g8

- Những người thực hiện: Tác giả cùng các cán bộ giảng dạy, kỹ thuật viên của Bộ môn Giải phẫu Học viện Quân y, Bộ môn Giải phẫu trường Đại học Điều

dưỡng Nam Định, một số học viên cao học đang học tại Học viện Quân y, đồng

Trang 25

thuật đo đạc, xác định các mốc đo, sử dụng các dụng cụ đo cùng loại để hạn chế thấp nhất các sai sót khi đo, do đó kết quả đo có độ tin cậy cao và chính xác hơn

Trang 26

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Nội dung nghiên cứu

Tiến hành điều tra cắt ngang về các chỉ tiêu hình thái thể lực của sinh viên

khi khám tuyển sinh về 10 trường Đại học và Cao đẳng ở 8 vùng sinh thái * Các kích thước nghiên cứu - Các chỉ tiêu HTTL + Chiểu cao đứng (cm) + Chiều cao ngồi (cm) + Cân nặng (kg) + Vòng ngực hít vào hết sức (cm) + Vòng ngực thở ra hết sức (cm) + Vòng ngực bình thường (cm) + Vòng cánh tay phải khi co (cm) + Vòng đùi phải (cm) Từ các kích thước hình thái thể lực tính các chỉ số hình thái thể lực theo công thức - Các chỉ số HTTL + Chỉ số Pignet = Cao đứng (cm)- [ Cân nặng (kg) + VNBT (cm)] + Chỉ số QVC = Cao đứng(cm)-[VNHVHS(cem)+ VĐP (cm) +VCTPC(cm)]

+ Chỉ số BMI = Cân nặng (kg)/ Cao đứng ?(m)

+ Chỉ số thân = Cao ngồi (cm)/ Cao đứng (cm) x 100 2.2.2 Các dụng cụ đo

- Đo các vòng cơ thể: Dùng thước dây nhựa không dãn của Trung Quốc sản xuất với độ chính xác tới 1mm Kết quả làm tròn tới 0,5cm

- Đo cân nặng cơ thể Dùng cân trọng lượng của Trung Quốc sản xuất với độ chính xác tới 0,1kg Kết quả làm tròn tới 0,5 kg

Trang 27

2.2.3 Phương pháp đo

- Chiêu cao đứng: Người được đo phải ở tư thế đứng thẳng, hai gót chân chạm vào nhau, hai tay buông thống tự nhiên, mắt nhìn ngang, tầm nhìn là một

đường song song với mặt đất, 3 điểm: mông, lưng, gót chạm thước đo Nền để đứng không gồ ghẻ, phải vuông góc với thước đo, thước đặt lấy kết quả phải chạm đỉnh đầu vuông góc với thước đo Kết quả được tính từ mặt đất đến điểm cao nhất trên đỉnh đầu (điểm verrex)

Hình 2.2 Đo chiêu cao đứng

Trang 28

- Chiều cao ngồi: Để người đo ngồi ngay ngắn trên một ghế cứng, phẳng,

song song với mặt đất và vuông góc với thước đo Tư thế người được đo lưng

thẳng, mắt nhìn ngang tầm nhìn là một đường thẳng song song với mặt đất, chân

và cẳng chân buông thống, chẩm, lưng, mông chạm thước đo Thước đặt lấy kết quả phải chạm đỉnh đầu và vuông góc với thước đo Kết quả được tính từ mặt ghế

toi diém vertex

- Cân nặng: Người được đo phải bỏ hết mũ nón, quần áo dày, giầy dép, nam

mặc quần đùi, nữ mặc quần áo mỏng Tư thế đo đứng thẳng ở giữa mặt cân Cân

đặt ở mặt sàn phẳng, chỉnh về mức 0, đối chiếu thường xuyên với cân chuẩn

Trang 29

- Vòng ngực bình thường: Đường đo của thước dây đi qua mũi ức, trên bình diện nằm ngang, song song với mặt đất, đo khi đối tượng hít thở bình thường

- Vòng ngực hít vào hết sức: Đề nguyên thước dây vào vị trí như trên, lấy số

đo khi đối tượng hít vào hết sức

- Vòng ngực thở ra hết sức: Đặt thước dây nguyên vị trí như trên, lấy số đo

khi đối tượng thở ra hết sức

Hình 2.4 Đo vòng ngực

Trang 30

- Vòng cánh tay phải co: Người được đo ở tư thế đứng thẳng, cẳng tay gập

vào cánh tay phải và co cứng cánh tay Vòng cánh tay co được tính khi cơ nhị đầu cánh tay phải co cứng

-Vòng đài phải: Người được đo ở tư thế đứng thẳng, vòng đùi phải được đo

Trang 31

2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu

- Tính toán các chỉ số HTTL theo các công thức đã ghi ở trên

- Tất cả các kích thước và chỉ số khi so sánh kết quả giữa hai lứa tuổi, giữa

nam và nữ hay giữa các vùng sinh thái với nhau đều được tính p, song chúng tôi

không nêu ra hết vì như vậy số bảng biểu sẽ tăng nên rất nhiều

- Xử lý các số liệu theo chương trình Epi Info 6.0 để tìm các đặc trưng thống kê của các chỉ tiêu, chỉ số HTTL: trung bình (X), độ lệch chuẩn (s), sai số chuẩn (m) và so sánh chúng bằng test Student tại Bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học

Điều dưỡng Nam Định

Trang 32

KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3 3.1 CÁC CHỈ: TIÊU HÌNH THÁI THỂ LỰC CỦA SINH VIÊN 3.1.1 Cân nặng

Bảng 3.1 Cân nặng của nam sinh viên các lứa tuổi ở 8 vùng sinh thái khi khám tuyển vào 10 trường Đại học và Cao đẳng Tuổi 18 19 20 21 Tổng Ving\ | n | xz+sp | n | x+sp |n | X+sp |n | X+SD |n | X+SD DB | 517 | 51,1825,81 | 562 | 51,1945,89 | 314 | 51,50+5,42 | 107 | 52,03+5,43 | 1186 | 51,47+5,63 TB | 69 | 49,7246,11| 112 | 50,08+6,12| 79 | 50,1445,87 |} 52 | 51,05+5,30 |312 | ã0,24+5,85 ĐBSH | 534 | 51/21+6,03 | 833 | 52,09+5,99 | 472 | 52,64+5,42 | 171 | 52,66+5,15 | 2010 | 52,40+5,64 BTB | 96 | 51,16+5,80| 126 | 49,7326,29 | 92 | s0,19+5,42 | 148 | 50,98+5,49 |462 | 50,51+5,75 DHMT| 63 | 51,52+5,39 | 212 | 51,5446,13 | 134 | 52,0246,09 | 108 | 52,7025,77 | 517_ | 51,9425,84 TN | 137 | 49,8636,89 | 137 | 49,8026,95 | 56 | 50,8444,69 | 76 | 50,8823,67 | 406 | 50,3625,55 DNB | 120 | 51,2045,68 | 347 | 50,19#7,56 | 215 | 50,4248,08 | 100 | 51,6526,33 | 782 | 50,86+6,91 TNB | 43 | 51,29+5,64| 605 | 51,5846,75 | 399 | 52,3425,87 | 224 | 52,38+5,63 | 1271 | 51,89+5,97 Téng | 1579 | 50,8945,91 | 2934 | 50,78+6,46 | 1761 | 51,2545,85 | 986 | 51,79+5,34 | 7260 | 51,14+5,95

dat giá trị cao nhất ở lứa tuổi 20 - 21 có cân nặng trung bình là 51,53+5,47

có khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Các số liệu ở bảng 3.1 cho thấy:

- Cân nặng của nam sinh viên ở 8 vùng sinh thái trung bình là: 51,14+5,95,

- Can nặng trung bình của nam thanh niên theo tuổi giữa các vùng sinh thái

Trang 33

- Tuy nhiên ở 3 vùng sinh thái: ĐB, ĐBSH,TNB cân nặng trung bình của nam sinh viên là 51,30+5,71 cao hơn so với vùng TB, TN có cân nặng trung bình

là 49,79+6,50

Bảng 3.2 Cán nặng của nữ sinh viên các lứa tuổi ở 8 vùng sinh thái khi khám tuyển vào 10 trường Đại học và Cao đẳng Tuổi 18 19 20 21 Tổng Vin} n | XzsD | n | x+sD |n | XzsD | n | X+SD |n | X+SD ĐB 544 | 46,43+4,96 | 730 | 46,16+5,50 | 356 | 46,14+4,34 | 92 45,5043,31 | 1722 | 46,05+4,52 TB | 150 | 45,1844,04 | 201 | 46,07+4,87 | 121 | 46,1424,79 | 41 | 45,20+5,20 | 513 | 45,6444,72 DBSH | 1036 | 46,5044,86 | 987 | 47,7345,10 | 520 | 47,61+5,32 | 146 | 46,68+5,07 | 2689 | 47,13+5,08 BTB | 74 | 46,50+4,70 | 273 | 45,99+4,95 | 174 | 46,0245,22 | 373 | 46,6444,40 | 894 | 46,282+4,81 DHMT | 128 | 46,8744,23 | 357 | 46,2044,74 | 189 | 46,6044,95 | 176 | 46,60+4,15 | 850 | 46,56+4,51 TN | 574 | 46,7245,43 | 290 | 46,57+5,23 | 136 | 46,43+5,78 | 84 | 46,32+5,37 | 1084 | 46,51+5,45 ĐNB |86 | 46,5244,54| 166 | 47,10+7,65 | 188 | 46,12+4,68 | 66 | 47,76+4,89 | 506 | 46,87+5,44 TNB | 46 | 46,63+3,85 | 737 | 46,8446,25 | 485 | 46,8145,34 | 123 | 46,7745,05 | 1391 | 46,7645, 12 Tổng | 2638 | 46,41+4,57 | 3741 | 46,58+5,53 | 2169 | 46,48+5,05 | 1101 | 46,43+4,68 | 9649 | 46,58+4,74

Qua số liệu ở bảng 3.2., chúng tôi nhận thấy:

- Cũng như cân nặng trung bình của nam sinh viên, cân nặng trung bình của

nữ sinh viên ở các lứa tuổi giữa các vùng sinh thái có sự khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

- Cân nặng trung bình của nữ giới ở các vùng sinh thái là: 46,58+4,74 và đạt

giá trị cao nhất là độ tuổi 19-20

- Ở 3 vùng sinh thái: TB, BTB, TN cân nặng của nữ vẫn có xu hướng giảm

hơn so với các vùng sinh thái khác

Trang 34

Bang 3.3 So sánh cân nặng của sinh viên theo 8 vàng sinh thái khi khám

tuyển vào 10 trường Đại học và Cao đẳng Cân nặng Nam Nữ Vùng n X+SD n X+SD | ~ DB 1186 51,47+5,63 1722 46,05+4,52 iB 312 | 5024585 | S13 | 4563472 DBSH 2010 | 52404564 | 2689 | 47132508 BTB 4G | 5051515 | 894 | 46282481 DHMT |: si7 | 5L944584 | 850 | 46563451 TN 406 | 5026555 | 1084 | 4654545 DNB 782 | 5086691 | 506 | 46873544 TB wan | 5891597 | 139L | 46,7685,12 p p>0,05 p>0,05

Số liệu bảng 3.3 cho thấy cân nặng trung bình của sinh viên cả nam và nữ ở § vùng sinh thái khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Tuy nhiên giá tri nay dat cao hon 6 ving DBSH, DHMT, TNB, thấp hon 6 ving TB va TN

Bang 3.4 So sdnh cdn ndng cia sinh vién theo nhóm tuổi ở 8 vùng sinh thái

Trang 35

Qua số liệu bảng 3.4 cho thấy cân nặng trung bình của nam và nữ sinh viên ở 8 vùng sinh thái khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Tuy nhiên, ở nam sinh viên giá trị này đạt cao hơn ở tuổi 20, 21; ở nữ sinh viên cân nặng trung

bình lại đạt giá trị cao nhất ở tuổi 19 và 20

3.1.2 Chiều cao

Bảng 3.5 Chiêu cao đứng và chiêu cao ngồi của sinh viên ở 8 vùng sinh thái khi khám tuyển vào 10 trường Đại học và Cao đẳng lứa tuổi 18 hỉ tiêu Nam Nữ ị Vùng n | Cao đứng | Cao ngồi n Cao đứng | Cao ngồi DB 517 | 163,92+6,46 | 86,19+4,18 | 544 | 155,06+6,01 | 82,21+3,84 TB 69 162, 13+6, 05 85, 8815, 12 | 82, 15431 15 DBSH | 534 | 164,13+6,55 | 86, 9944, 09 82, 1823, 84 BTB 96 183, 1746, 31 ee 4214, 10 DHMT | 63 163, 3146, 0 86, 46+3, 2 128 | 155,04+4,73 TN 137 | 162, 0686, 85 85,7145, 65 574 153, 4015, a4}; NGỘ bu: ng 86 46+3, 81 86 154, 6444, 92 TNB 43 | 163,99+5,09 | 86,0742,67 | 46 | 154,80+5,42 | s19345.50 Téng | 1579 163, 2746, 30 86, 2724, 19 2638 183, 7845, 13 $2,043.88

Qua số liệu ở bảng 3.5, chúng tôi rút ra một số nhận xét:

- Nam sinh viên có chiều cao đứng trung bình là 163,27+6,30, ở nữ là 154,62+5,25 Sự chênh lệch chiều cao đứng giữa nam sinh viên và nữ sinh viên là

9cm

- Đối với nam sinh viên ở lứa tuổi 18, chiều cao đứng trung bình giữa các

vùng sinh thái có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Tuy

nhiên ở 2 vùng sinh thái TB và TN nam sinh viên có chiều cao đứng trung bình thấp nhất: 162,10+6,45, vùng ĐBSH đạt giá trị cao nhất: 164,13+6,55

Trang 36

- Đối với nữ sinh viên ở lứa tuổi 18 chiều cao đứng trung bình giữa các vùng sinh thái cũng có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Chiều cao đứng trung bình ở vùng ĐB và DHMT có giá trị trung bình cao nhất và

thấp nhất ở vùng TN: 153,40+5,14

Bảng 3.6 Chiêu cao đứng và chiêu cao ngồi của sinh viên 8 vùng sinh thái khi khám tuyển vào 10 trường Đại học và Cao đẳng lứa tuổi 19 hỉ tiêu Nam Nữ Vùng n Cao đứng | Cao ngồi | n Cao đứng | Cao ngồi | DB 562 | 164,99+6,99 | 86,36+4,30 | 730 | 154,24+6,01 | 82,48+4,02 TB 112 | 163,40+6,62 | 85,94+3,87 | 201 | 154,31+5,32 | 82,20+3,20 DBSH | 833 | 164,72+6,16 | 86,9743,74 | 987 | 154,15+5,10 | 82,32+3,15 BTB 126 | 163,02+6,68 | 86,17+3,62 |273 | 154,07+4,94 | 82,18+2,97 DHMT |212 | 163,07+6,97 | 87,20+4,02 |375 | 154,40+4,83 | 84,32+3,21 TN 137 | 162,77+5,92 | 87,32+3,49|290 | 154,04+4,83 | 84,32+3,21 DNB 347 | 163,85+6,34 | 86,0744,82 | 166 | 154,94+6,36 | 82,07+4,45 TNB 605 | 164,28+6,09 | §6,19+4,54|737 | 154,49+5,49 | 83,72+4,43 Tổng | 2934 | 164,01+5,70 | 86,52+4,05 | 3741 | 154,62+5,25 | 85,95+3,58

Các số liệu ở bảng 3.6 cho thấy:

- Ở lứa tuổi 19 chiều cao đứng trung bình của nam sinh viên là 164,64+6,47, ởnữ sinh viên là 154,33+5,36

- Chiểu cao đứng trung bình của nam sinh viên lứa tuổi 19 giữa các vùng sinh thái có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Ở lứa tuổi này chiều cao đứng trung bình của sinh viên vùng ĐB và ĐBSH đạt giá trị cao

Trang 37

- Ở nữ sinh viên có sự khác biệt về chiều cao đứng trung bình giữa các vùng sinh thái nhưng cũng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Bảng 3.7 Chiểu cao đứng và chiều cao ngôi của sinh viên 8 vùng sinh thái

khi khám tuyển vào 10 trường Đại học và Cao đẳng lứa tuổi 20 Chỉ tiêu Nam Nữ n | Cao đứng | Cao ngồi | n | Cao đứng | Cao ngồi Vùng DB 314 | 164,07+6,25 | 86,2344,04 | 356 | 154,46+4,83 | 82,56+3,76 TB 79 | 163,89+6,55 | 85,62+4,02 | 121 | 153,98+5,57 | 82,60+3,49 ĐBSH | 472 |163,71+6,2i | 87,19+4,18 | 520 | 154,59+5,32 | 82,46+3,57 BTB 92 | 162,24+5,97 | 87,43+5,06 | 174 | 154,48+5,50 | 82,42+3,70 DHMT | 134 | 163,78+6,29 | 87,13+4,93 | 189 | 154,65+4,57 | 82,93+3,97 TN 56 | 163,48+5,00 | 87,59+3,53 | 136 | 154,65+4,57 | 82,93+3,97 DNB 215 | 163,65+6,43 | 86,99+4,67 | 188 | 154,5344,28 | 82,3443,96 TNB 399 | 163,65+5,89 | 86,45+5,05 | 485 | 154,51+5,68 | 82,03+4,01 Tổng 1761 | 163,68+6,07 | 86,82+4,43 | 2169 | 154,59+5,04 | 82,53+3,80

Các số liệu ở bảng 3.7 cho thấy:

- Lứa tuổi 20 chiều cao đứng của nam sinh viên đạt giá trị trung bình là: 163,68+6,07, của nữ là: 154,48+5,04

- Chiểu cao đứng trung bình của nam sinh viên giữa các vùng sinh thái có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Nhưng ở vùng BTB nam

sinh viên có chiều cao đứng trung bình thấp nhất: 162,24+5,97, cao nhất là vùng TN: 164,48+5,00

Trang 38

~ Chiểu cao đứng trung bình của nữ sinh viên lứa tuổi này giữa các vùng sinh

thái cũng có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê, nhưng thấp nhất là ving TB, dat gid tri: 153,98+5,57, còn lại giữa các vùng đạt giá trị tương đương nhau (sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê)

Bảng 3.8 Chiêu cao đứng và chiêu cao ngôi của sinh viên 8 vàng sinh thái khi khám tuyển vào 10 trường Đại học và Cao đẳng lứa tuổi 21 Chỉ tiêu Nam Nữ Vùng n | Cao đứng | Cao ngồi | n | Cao đứng | Cao ngồi DB 107 | 163,44+6,13 | 85,79+3,88 | 92 | 154,27+5,17 | 82,89+4,18 TB 52 | 163,25+5,05 | 85,82+3,87| 41 | 154,13+5,03 | 82,85+4,65 ĐBSH |171 | 164,05+5,75 | 87,17+3,66 | 146 | 154,60+5,14 | 83,25+4,65 BTB 148 | 162,98+6,30 | 85,79+3,88 | 373 | 154,33+5,07 | 83,38+4,27 DHMT | 108 | 163,75+6,14 | 86,71+5,48 | 176 | 155,15+5,48 | 83,59+3,69 TN 76 | 163,63+6,86 | 86,19+3,64| 84 | 154,87+4,69 | 82,85+3,52 DNB 100 | 163,24+5,75 | 86,16+3,82 | 66 | 153,67+5,34 | 83,30+3,13 TNB 224 | 164,01+5,91 | 86,84+3,60 | 123 | 153,81+4,82 | 83,69+3,28 Tổng 986 | 163,54+5,98 | 86,30+3,97 | 1101 | 154,47+5,09 | 83,22+3,92

Qua các số liệu ở bảng 3.8., chúng tôi nhận thấy:

- Chiểu cao đứng trung bình của nam sinh viên lứa tuổi 21 là: 163,54+5,98 và ở nữ sinh viên là: 154,47+5,09

Trang 39

thống kê với p>0,05 Tuy nhiên các chỉ tiêu này có giá trị cao nhất ở 2 vùng là ĐBSH và DHMT, thấp nhất ở vùng TB và TN

- Sự chênh lệch về chiều cao giữa nam và nữ thanh niên dao động ở mức trên

dưới 9cm

Bảng 3.9 So sánh chiêu cao đứng của sinh viên theo 8 vùng sinh thái khi

khám tuyển vào 10 trường Đại học và Cao đẳng Cao đứng Nam Nữ | TNB 1271 163,98+5,74 1391 154,40+5,35 Tổng 7260 | 163,57+6,16 9649 154,43+5,15 p p>0,05 p>0,05

- Số liệu bảng 3.9 cho thấy chiều cao trung bình của nam sinh viên ở các

Trang 40

- Giữa các vùng sinh thái chiều cao trung bình của sinh viên có sự khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Tuy nhiên giá trị này ở nam sinh

viên đạt cao hơn ở vùng ĐB, ĐBSH,TNB; thấp hơn ở vùng TB, BTB và TN: ở nữ

giới, chiều cao đạt giá trị cao hơn ở vùng ĐBSH và DHMT, đạt giá trị thấp hơn ở

ving DB, TB va TN

Bảng 3.10 So sánh chiêu cao đứng của sinh viên theo nhóm tuổi ở 8 vùng

sinh thái khi khám tuyển vào 10 trường Đại học và Cao đẳng Giới Nam Nữ Tuoi n X+SD P n X+SD P 18 (1) 1579 | 163,2646,30 | P21» Psi» | 2638 | 153,78+5,13 | Pow Ps trrrrrrerrreerrreeecxerrrrrer-errrerrrrrrrrrrrrer 0 nn——— 164,0145,70 | Pa2 Pas | 3741 |154,62+5,25 } Pao Pas - ¡| >0/05 | >0,05 163,68+6,07 214) 986 |163,54+5,98 1101 |154,47+5,09

- Qua số liệu bảng 3.10 chúng tôi nhận thấy sự khác nhau về chiều cao trung bình của nam và nữ sinh viên ở các vùng sinh thái không có ý nghĩa thống kê với

p>0,05 Tuy nhiên, chiều cao đứng trung bình của nam sinh viên đạt giá trị cao

nhất ở lứa tuổi19,20: 164,64+6,47, ở nữ chiều cao trung bình lại đạt giá trị cao

nhất ở tuổi lứa tuổi 19: 154,62+5,25

Ngày đăng: 24/01/2022, 23:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w