1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4 0 đến tăng trưởng kinh tế việt nam năm 2020

14 49 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 228,52 KB

Nội dung

Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020” nhằm tìm hiểu về Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của nó đến

Trang 1

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020

A MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, cuộc “Cách mạng công nghiệp 4.0” đang “tấn công” vào nhiều lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế Đây là xu hướng tất yếu mà các quốc gia trên thế giới phải tiếp cận, đặc biệt là ở Việt Nam, nước ta đang chứng kiến sự cải tiến và ứng dụng công nghệ tại nơi làm việc ở tốc độ nhanh hơn bao giờ hết Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trong bối cảnh Việt Nam chưa làm chủ những thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần hai và đặc biệt là cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020” nhằm tìm hiểu về Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020, đồng thời cũng đề xuất khuyến nghị nhằm phát triển kinh tế trong thời gian tới

Nội dung chính mà bài viết tập trung nghiên cứu:

- Khái quát về Cách mạng công nghiệp 4.0 và thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020

- Đánh giá ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020

- Đưa ra khuyến nghị/ giải pháp cho chính phủ, doanh nghiệp và người lao động

B NỘI DUNG

1 Một số lý luận cơ bản

1.1 Tăng trưởng kinh tế

1.1.1 Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng hay mở rộng quy mô của mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế một quốc gia

1.1.2 Ý nghĩa

- Là cơ sở, điều kiện để cải thiện và nâng cao đời sống

Trang 2

- Là tiền đề quan trọng bậc nhất để phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế

- xã hội: khoa học, giáo dục, y tế…

1.1.3 Đo lường tăng trưởng kinh tế

Khi tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế sử dụng chỉ tiêu GDP thực tế:

g t=GDP r t

GDP r t−1

GDP r t −1 x 100 (%)

Trong đó:

gt: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t

GDP r t: GDP thực tế năm t

GDP r t −1: GDP thực tế năm (t-1)

1.1.4 Nhân tố tác động

- Nguồn nhân lực

- Tư bản

- Tài nguyên thiên nhiên

- Tri thức công nghệ

1.2 Ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh tế

Trong ngắn hạn, ta xét đến mô hình AD- AS Sự tiến bộ của khoa học công nghệ góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất lao động, lượng tổng cung về hàng hóa và dịch vụ trong ngắn hạn tăng Ngược lại, sự lạc hậu của công nghệ làm giảm năng suất lao động, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái

Trang 3

Hình 1.1 Ảnh hưởng của sự dịch chuyển tổng cung đến sản lượng và mức

giá của nền kinh tế

Trong dài hạn, Solow đã phân tích tăng trưởng bằng cách tiếp cận hàm sản xuất, ông đưa vào mô hình một hàm sản xuất thuần ổn định, với giả định hiệu suất không đổi theo quy mô

Hàm sản xuất có dạng: Y = AKαLβ = f(K,L)

Trong đó, Y là sản lượng đầu ra, K là tư bản, L là lao động

Hàm sản xuất có hiệu quả không đổi theo quy mô nên mY = f(mK,mL)

Trang 4

Nếu m = 1/L, ta sẽ có: Y L=f ( K

L ,1)

y=f (k)

Đây là hàm sản lượng trung bình APF, cho biết mức sản lượng trung bình do một công nhân sản xuất được xác định bởi lượng tư bản mà mỗi công nhân có được Trong đó, E là hiệu quả lao động Hiệu quả lao động phản ánh hiểu biết của xã hội về phương pháp sản xuất như: công nghệ hiện có được cải thiện, hiệu quả lao động tăng lên

Hình 1.2 Tiến bộ công nghệ đẩy hàm sản xuất lên trên

Những cải tiến công nghệ kết hợp với tăng cường tư bản theo chiều sâu làm tăng sản lượng trên mỗi công nhân và tiền lương thực tế, mức sống được cải thiện Quá trình thay đổi công nghệ diễn ra không ngừng sẽ làm cho nền kinh tế không dừng lại ở trạng thái ổn định mà tăng trưởng liên tục

1.3 Một số chính sách công thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ

- Gắn nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật

- Tạo điều kiện phát triển thị trường khoa học công nghệ

- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ

Trang 5

- Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu và triển khai công nghệ mới, có các giải thưởng lớn cho các phát minh, sáng chế mang tính ứng dụng cao

- Khuyến khích hoạt động nghiên cứu và triển khai thông qua hệ thống bản quyền

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

2 Ảnh hưởng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn

2.1 Khái quát về Cách mạng Công nghiệp 4.0

Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013 "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong

Còn theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới thì "cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật

số và sinh học"

Theo Schwab, Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực:

- Kỹ thuật số: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT)

và dữ liệu lớn (Big Data)

- Công nghệ sinh học: tập trung nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu

- Vật lý: robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano

2.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020

Năm 2020, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng, quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD

Trang 6

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng một số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm tăng khá đã đưa tốc độ tăng của khu vực này đạt 2,68%, cao hơn năm 2019 (2,01%) Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt tốc độ tăng cao nhất với 3,98% Đối với khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa

và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 1,2% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, nhưng sau đó đã phục hồi rõ rệt với tốc độ tăng 6 tháng cuối năm đạt 6,2%, đưa lĩnh vực thương mại trong nước cả năm tăng 2,34%

Hình 2.1 So sánh tốc độ tăng trưởng GDP và các khu vực (%)

Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2020 ước tính đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD so với năm 2019); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,4% do trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ năm 2020 đạt 24,1%, cao hơn mức 22,8% của năm 2019)

Năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế bị đình trệ, các dự án công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chưa phát huy được năng lực nên ICOR (Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư) năm

2020 đạt 14,28

Trang 7

2.3 Ảnh hưởng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Hình 2.2 Tác động của tiến bộ công nghệ trong ngắn hạn

Trong ngắn hạn, giả sự trạng thái ban đầu của nền kinh tế ở điểm A (P0,Y*) Khi diễn ra CMCN 4.0, khoa học công nghệ phát triển, ứng dụng trong sản xuất, làm tổng cung AS tăng Đường AS dịch chuyển sang phải từ AS0 sang AS1, đường AD không đổi, nền kinh tế cân bằng ở điểm B Kết quả là giá giảm (P0 -> P1), sản lượng tăng (Y* -> Y1), việc làm tăng (thất nghiệp giảm)

Trang 8

Hình 2.3 Tác động của tiến bộ công nghệ trong dài hạn

Trong dài hạn, giả sử trạng thái ban đầu của nền kinh tế ở điểm E0 nằm trên hàm sản xuất APF0 Sản lượng ban đầu của nền kinh tế là Y0 và tích lũy tư bản ban đầu là

k0 Với giả định hàm sản xuất thuần ổn định và hiệu suất không đổi theo quy mô, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần thiết phải tăng cường tư bản theo chiều sâu (k = K/L theo thời gian)

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện cho công nghệ tiến bộ, phát triển trên nhiều lĩnh vực Tiến bộ công nghệ làm cho hàm sản xuất dịch chuyển lên trên từ APF0 lên APF1 Khi không có tiến bộ công nghệ, việc tăng tích lũy tư bản từ k0 lên k1 chỉ làm nền kinh tế di chuyển từ E0 đến E1 Nhưng khi có tiến bộ công nghệ thì nên kinh tế

đã dịch chuyển lên trên đến E2 Lúc này, ta nhận thấy sản lượng tăng lên Y2

Như vậy, tiến bộ công nghệ kết hợp với tăng cường tư bản theo chiều sâu làm Y/L tăng, tăng tiền lương thực tế và cải thiện mức sống Quá trình thay đổi công nghệ diễn ra không ngừng sẽ làm cho nền kinh tế không dừng lại ở trạng thái ổn định mà tăng trường liên tục

Tiến bộ công nghệ cũng có tác động đến lãi suất và tỷ suất lợi nhuận trên tư bản Tăng năng suất do phát minh và những tiến bộ công nghệ đem lại làm giảm xu hướng tỷ suất hiệu tức giảm dần của tư bản

2.3.1 Ảnh hưởng tích cực

CMCN 4.0 sẽ tạo ra sự thay đổi mang tính toàn diện, từ cấu trúc thị trường, đến cách thức sản xuất, tiêu dùng và quản lý Nhà nước CMCN 4.0 đang và sẽ mang lại cơ hội cho nền kinh tế số, sản xuất và dịch vụ thông minh; các loại hình kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, logistic, robotics… thông minh hóa

Cách mạng 4.0 có tiềm năng đem lại nhiều lợi ích cho người lao động thông qua việc: tăng năng suất lao động từ đó tăng mức thu nhập; cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua những sản phẩm giải trí và dịch vụ mới; và mở cửa thị trường lao động thông qua việc cắt giảm chi phí đi lại, vận chuyển và tạo ra những việc làm mới

CMCN 4.0 sẽ làm tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân toàn cầu Việc gọi taxi, đặt vé máy bay, đặt mua hàng hóa, thanh toán hóa đơn, nghe nhạc, xem phim đều có thể thực hiện từ xa Việc đổi mới về công nghệ cũng sẽ cải thiện năng suất và hiệu suất cho dịch vụ cung ứng Chi phí vận chuyển và thông tin

Trang 9

liên lạc sẽ giảm, các dịch vụ hậu cần (logistic) và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, chi phí thương mại sẽ giảm

Theo Tiến sĩ Trần Hồng Minh, CMCN 4.0 là động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 CMCN 4.0 tạo cơ hội Việt Nam hiện đại hóa rút ngắn thời gian để trở thành nước công nghiệp hiện đại và rút ngắn khoảng cách với những quốc gia phát triển

Hình 2.4 Tiềm năng tăng trưởng GDP và việc làm của Việt Nam

2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực

Cuộc cách mạng này có thể phá vỡ thị trường lao động, khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, phần lớn là trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là dệt may, quần áo và giày dép, ngành điện tử và các thiết bị ngành điện

tử

Bảng 2.1 Các ngành có tỷ lệ việc làm bị thay thế cao ở Việt Nam

Trang 10

Nguồn: Dự báo của Tổ chức lao động quốc tế (2019)

Cuộc cách mạng cũng đặt ra không ít các vấn đề pháp lý như có nên đối xử với Grab và các nền tảng gọi xe trực tuyến như taxi truyền thống hay không Cùng với

đó, một số các hoạt động kinh tế mới như cho vay ngang hàng với các nền tảng như Timma, Vaymuon và Mofin hoặc gọi vốn cộng đồng cũng chưa được quản lý phù hợp

Một làn sóng công nghệ mới, công nghệ cao sẽ làm gia tăng tội phạm công nghệ cao có tầm ảnh hưởng xuyên quốc gia, tạo nên những rủi ro trong vấn đề đảm bảo an ninh kinh tế

Trình độ công nghệ lạc hậu sẽ là rào cản cho Việt Nam tăng tốc độ nâng cao năng suất lao động Đa số các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới, “có đến 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập

từ nước ngoài thuộc thế hệ 1960, 75% thiết bị đã hết khấu hao, 50% thiết bị là đồ tân trang”

2.4 Một số chính sách công thúc đẩy phát triển Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở Việt Nam

Việt Nam đã có các chính sách phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, mặc

dù các chính sách đó có thể chưa trực tiếp liên quan nhiều đến CMCN 4.0 Theo đó, các Đề án “Thanh toán không dùng tiền mặt” của Ngân hàng Nhà nước; “Số hóa” của

Bộ Thông tin và Truyền thông; “Đổi mới công nghệ” của Bộ Khoa học & Công nghệ… và các chỉ thị của các cấp cao hơn

Bộ Khoa học & Công nghệ cũng đang tiếp tục thúc đẩy Đề án “Sáng tạo khởi nghiệp”, tích cực tạo sân chơi cho hoạt động sáng tạo của doanh nghiệp Bộ Khoa học

& Công nghệ cũng sẽ thực hiện Đề án “Tri thức Việt số hóa” mà Chính phủ đã phê duyệt

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII nhấn mạnh: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tranh thủ những cơ hội và thành tựu của Cuộc CMCN 4.0”

3 Khuyến nghị nhằm ứng dụng những thành tựu của Cách mạng công nghệ 4.0 cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

3.1 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới

Ngày 11/11/2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 124/2020/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, trong đó nêu rõ

Trang 11

Tổng sản phẩm trong nước tăng khoảng 6% và tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 28/12/2020, Thủ tướng Chính phủ cho biết Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5% Năm 2021 là năm khởi đầu của chu

kỳ 5 năm kế hoạch kinh tế - xã hội mới 2021-2025

3.2 Một số khuyến nghị, giải pháp

3.2.1 Giải pháp cho chính phủ

Thứ nhất, xây dựng nền tảng cho CMCN 4.0 Chính phủ cần rà soát, sửa đổi thể chế quản lý kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trên nền tảng số, tạo không gian thê chế cho các thử nghiệm công nghệ Bổ sung thể chế cho cách ngành công nghiệp mới xuất hiện, nâng cao chất lượng pháp luật và thi hành pháp luật về bảo vệ sở hữu trí tuệ để khuyến khích đổi mới sáng tạo Đồng thời, cần triển khai 5G trong thời gian sớm nhất; nhanh chóng tăng băng thông internet trong nước và quốc tế, mở rộng mạng lưới đến các địa phương; đẩy nhanh việc hình thành các cơ sở dữ liệu quốc gia Chính phủ cũng cần tăng nhân lực ngành công nghệ thông tin và liên quan, mở các ngành đào tạo mới về AI, phân tích dữ liệu, mô hình hóa, tự động hóa, điều khiển học

Thứ hai, chuyển đổi quản trị nhà nước thông qua xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân

Thứ ba, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia CMCN 4.0 Cụ thể, rà soát, sửa đổi các quy định về thúc đẩy và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Tuyên truyền, giới thiệu, hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới trong doanh nghiệp; xây dựng sổ tay về CMCN 4.0 cho doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực khác nhau; xây dựng sách hướng dẫn doanh nghiệp tự đánh giá độ sẵn sàng cho CMCN 4.0

Thứ tư, phát triển hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo Xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và thành lập quỹ đầu tư nhà nước; đổi mới hệ thống khoa học, công nghệ, tập trung phát triển một số công nghệ mới

3.2.2 Giải pháp cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần không ngừng theo dõi diễn biến kinh tế, thương mại, đầu

tư, giá cả trên thị trường thế giới, để từ đó hoạch định, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp Trong quá trình này, doanh nghiệp có thể tìm kiếm hỗ trợ về thông tin,

tư vấn pháp lý từ các cơ quan Chính phủ có liên quan Doanh nghiệp cần chủ động đối thoại, đề xuất với các cơ quan Chính phủ về các vấn đề, rào cản chính sách cần

Ngày đăng: 23/01/2022, 22:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w