Xuất phát từ thực tế giảng dạy, căn cứ theo mục tiêu và quan điểm xâydựng chương trình thuộc Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018
Trang 1Bộ môn Ngữ văn trong những năm gần đây đã có những chuyển biến trongđổi mới phương pháp dạy học và thu được những kết quả đáng kể: thúc đẩy hoạtđộng của học sinh trong giờ học, lấy học sinh là chủ thể, là trung tâm, khơi gơiđược sự hứng thú, khám phá…song không phải ở tác phẩm nào, bài học nào cũngđạt được thành công Đặc biệt đối với thể loại ký trong chương trình sách giáokhoa Ngữ văn 12, tập 1, Nhà xuất bản (NXB) Giáo Dục là một thể loại đặc thù,được xem là khó tiếp nhận hơn so với thơ trữ tình, truyện hay kịch Việc giảngdạy ký gặp không ít bế tắc do chưa kích hoạt được hứng thú và năng lực ngườihọc trong điều kiện tổ chức dạy học chưa đáp ứng được nguyên tắc lấy người họclàm trung tâm Hơn nữa, ký đòi hỏi người đọc phải có sự suy ngẫm, phảinhập tâm vào dòng tâm tư của nhà văn, lưu tâm đến loại thể nhưng nhiều giáoviên hiện nay dạy tùy bút giống như dạy truyện ngắn nghĩa là vẫn có tính chấttruyện, nên hiệu quả giảng dạy không cao Việc giảng dạy như vậy đã làm mất đisức hấp dẫn riêng của thể văn này
Xuất phát từ thực tế giảng dạy, căn cứ theo mục tiêu và quan điểm xâydựng chương trình thuộc Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương
trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018) chúng tôi mạnh dạn đề xuất: “Vận dụng phương pháp WebQuest vào dạy học văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo hướng phát triển năng lực” với mong
Trang 2muốn có những đóng góp cho việc học tập và giảng dạy tác phẩm được thành
công hơn
2 Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu nhằm vận dụng phương pháp WebQuest vào giảng dạy
thể loại ký qua văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc
Tường theo hướn phát triển năng lực
- Đề xuất cách thức dạy văn bản này có hiệu quả
3 Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lí luận về phương pháp dạy học WebQuest
- Nghiên cứu, phân tích giáo án và giờ dạy của đồng nghiệp về văn bản“Ai
đã đặt tên cho dòng sông?” (Ngữ văn lớp 12 – Tập 1)
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hướng dẫn HS vận dụng WebQuest vào đọc hiểu văn bản“Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
- Thiết kế giáo án theo những nội dung trên để thực hiện các nhiệm vụ dạyhọc
5 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm của mình, chúng tôi tập trung vào
việc vận dụng phương pháp WebQuest vào dạy học văn bản “Ai đã đặt tên cho
dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo hướng phát triển năng lực học
sinh
6 Thời gian nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện trong năm học 2018 – 2019, nhưng đây là kếtquả tìm tòi, nung nấu của bản thân kết hợp với việc rút kinh nghiệm từ thực tiễndạy học của bản thân và đồng nghiệp từ nhiều năm nay
7 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng các phương pháp:
- Tổng hợp, khái quát, lựa chọn những vấn đề lí luận có liên quan đến đềtài
- Khảo sát thực tiễn dạy học văn bản“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ở lớp
12 theo sách giáo khoa( Ban cơ bản)
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm, thống kê, so sánh
Trang 3
8 Những đóng góp mới của đề tài
- Về mặt lí luận, trên cơ sở tuân thủ các Nghị quyết, Công văn của BộGiáo dục và Đào tạo về đổi mới dạy học, đề tài này đã cụ thể hóa một trongnhững bước cơ bản của đổi mới dạy học là đổi mới việc xây dựng chương trình vàtiến hành vận dụng phương pháp dạy học hiện đại vào việc đổi mới phương phápdạy học
- Về mặt thực tiễn, đề tài này phục vụ thiết thực cho giáo viên trong quátrình dạy học, đáp ứng xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
9 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm ba phần chính:
1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
2 Vận dụng phương pháp WebQuest vào dạy học văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo hướng phát triển năng lực
1 1 1 Khái niệm phương pháp WebQuest?
“Webquest là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh tự lực thực hiệntrong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề gắn với tình huống thực tiễn Nhữngthông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (internetlink) dogiáo viên chọn lọc từ trước Việc học tập theo định hướng nghiên cứu và khámphá, kết quả học tập được học sinh trình bày và đánh giá Webquest là mộtphương pháp dạy học mới, được xây dựng trên cơ sở phương tiện dạy học mới làphương tiện công nghệ thông tin và internet Webquest là một dạng đặc biệt củadạy học sử dụng truy cập internet.” Khi sử dụng khái niệm webquest với nghĩa là
phương pháp dạy học cũng cần hiểu đây là một phương pháp phức hợp, trong đó
sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như thảo luận nhóm, thuyết trình, giải
quyết vấn đề, ceminar…
1.1.2 Vận dụng phương pháp WebQuest vào dạy học văn bản
Trang 41.1.2.1 Đặc trưng dạy học bằng phương pháp Webquest
Webquest mang đặc trưng của phương pháp dạy học hiện đại, tích cực.Bên cạnh phương tiện dạy học thông thường như sách giáo khoa, tài liệu thamkhảo giấy; dạy học bằng Webquest nhất thiết phải có phương tiện dạy học là máytính có kết nối internet Các kĩ năng dạy - học, sử dụng phương pháp Webquestđòi hỏi GV - HS phải có năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cơbản
1.1.2.2 Phân loại các dạng WebQuest
WebQuest có thể chia thành WebQuest nhỏ: Trong một vài tiết học (từ 2 đến 4 tiết) ; WebQuest lớn dự án học tập, chùm tác phẩm hoặc thể loại
1.1.2.3 Xây dụng tiêu chí đánh giá WebQuest theo năng lực
Một WebQuest thành công được đánh giá trên các tiêu chí Riêng đối vớidạy học ký ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực, mọi tiêu chí đánhgiá đều phải hướng đến việc hình thành các năng lực chung và năng lực thầm mĩđặc thù cho học sinh Trong hệ thống các năng lực chung, cần chú ý bổ sung nănglực ứng dụng công nghệ thông tin như một điều kiện căn bản trong sử dụng
Internet
1.1.3 Quy trình sử dụng phương pháp webquest trong dạy học đọc hiểu văn bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
Cấu trúc webquest gồm 6 bước cơ bản:
Bước 1: Lựa chọn và giới thiệu chủ đề
Bước 2: Xác định mục tiêu và nhiệm vụ
Bước 3: Giới thiệu, hướng dẫn nguồn tài liệu học tập
Bước 4: Tiến trình thực hiện và trình bày webquest
Bước 5: Đánh giá
Bước 6: Kết luận
1.1.4 Ưu điểm và hạn chế của dạy học bằng phương pháp WebQuest
1.1.4.1 Ưu điểm của dạy học WebQuest
- Về nội dung kiến thức: kiến thức được mở rộng, phong phú hơn; gắn với
thực tế và có tính liên môn Có thể lí giải điều này qua Sơ đồ về tỉ lệ tiếp thu trungbình
- Về năng lực tư duy và kĩ năng: Phát triển kĩ năng tự học, tự định hướng
và xử lý các vấn đề phức tạp; rèn các kĩ năng: thu thập và xử lí thông tin; công
Trang 5nghệ thông tin và làm việc nhóm; phát triển tư duy sáng tạo; giải quyết vấn đề và
kĩ năng thuyết trình
- Về môi trường học tập: tạo ra bầu không khí học tập cởi mở, thoải mái vàdân chủ
1.1.4.2 Hạn chế của dạy học bằng phương pháp WebQuest
- WebQues không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang
tính trừu tượng, hệ thống; cần nhiều thời gian và công sức chuẩn bị nên không thểtiến hành một cách thường xuyên trong chương trình môn học; đòi hỏi về cơ sởvật chất, tư liệu tham khảo nên ở những nơi còn thiếu và yếu về các phương tiệndạy học thì khó triển khai; yêu cầu phải thay đổi thói quen dạy học cũ của GV vàHS
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Thuận lợi của việc vận dụng phương pháp WebQuest vào dạy học
văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? theo hướng phát triển năng lực
Dạy học phát triển năng lực đang là một xu thế nổi bật của giáo dục hiệnđại Ngày nay, WebQuest được sử dụng rộng rãi trên thế giới với tư cách là mộtdạng đặc biệt của hình thức dạy học sử dụng Internet
Trong nội dung giáo dục cụ thể, ở phần kiến thức văn học thuộc Chươngtrình môn Ngữ văn 2018, các thể loại văn học là một trong bốn nội dung quantrọng được giảng dạy, gồm: truyện và tiểu thuyết, thơ trữ tình, ký tự sự Như vậy,
ký vẫn được khẳng định là thể loại chính trong nội dung chương trình và sách
giáo khoa sắp tới Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc
Tường) vẫn được giữ lại
Đối tượng tiếp nhận tác phẩm ký là các em học sinh lớp 12, các em đãđược cung cấp khá đầy đủ những kĩ năng và tri thức cần thiết cho việc tiếp nhậnvăn bản văn học thể kí Với sự nhạy cảm của tuổi thanh niên và những tri thứcđược trang bị trong nhà trường, học sinh có thể tiếp cần với những giá trị độc đáocủa tác phẩm Ký là một trong những thể loại văn học gần gũi với đời sông, lốiviết chân thực, giản dị, cách bộc lộ tình cảm chân thành, giàu cảm xúc, sâulắng, mượt mà có khả năng lôi cuốn học sinh
Hệ thống mạng Internet ngày càng phát triển, cho nên giáo viên và họcsinh có thể dễ dàng khai thác, lựa chọn, xử lí và tạo ra các tư liệu theo mục tiêubài học Đặc biệt sóng trong một môi trường xã hội mới, học sinh có nhiều cơ hội
Trang 6tiếp xúc với lối sống hiện đại nên accs em rất năng động, sáng tạo, ưa khám phá,thích tìm tòi.
Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ thông tin (máy tính,máy chiếu) đã và đang được nhà trường cùng các thầy cô nâng cấp, cập nhật đểtiết học trở lên phong phú, sinh động Đồng thời giáo viên đã ý thức được để tiếpcận chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng trang bị năng lực dạy họcthì việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng giáo dục,thiết kế, xây dựng bài giảng Elening là nhiệm vụ quan trọng
2.2 Khó khăn khi vận dụng phương pháp WebQuest vào dạy học văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? theo hướng phát triển năng lực
2.2.1 Về phía giáo viên
- Dạy học thể loại ký còn tồn tại nhiều vấn đề như: giáo viên thiên về chútrọng việc truyền thụ tri thức khoa học mà ít gắn với thực tiễn, chiếm ưu thế vẫn
là các phương pháp thuyết trình, trong đó giáo viên là trung tâm của quá trình dạyhọc, như vậy sẽ hạn chế việc phát triển toàn diện, tích cực sáng tạo của học sinh
Thực tế, việc vận dụng phương pháp dạy học WebQuest chưa có, do tâm lí e ngại
sợ mất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị của giáo viên
- Từ thực tế triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường học hiệnnay một số lại tỏ ra bình thường và không thích Đặc biệt, trong quá trình triểnkhai thiết kế bài dạy ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên còn gặp khó khăn.Bởi hạn chế các kĩ năng như soạn thảo văn bản, PowerPoint, Internet, nhiều giáoviên chưa đủ điều kiện kinh tế để sắm được máy tính, máy in, có giáo viên cònnhận thức mơ hồ hoặc lạm dụng công nghệ thông tin, lúng túng khi sử dụng máytính và các phần mềm, chưa biết khai thác mạng Internet để hỗ trợ đắc lực vàoviệc tìm kiếm tài liệu bổ sung giáo án
2.2.2 Về phía học sinh
Thói quen học thụ động vẫn còn khá phổ biến Đa số các em không quantâm đến hoạt động tự tìm đến tri thức mà quen nghe, chép và ghi nhớ, tái hiện mộtcách máy móc, rập khuôn những gì mà giáo viên đã giảng Điều này làm triệt tiêu
óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến người học thành quen suy nghĩ, diễn đạtbằng ý vay mượn, lời sẵn có và thành người nô lệ của sách vở Vì chưa có hàohứng, chưa quen bộc lộ suy nghĩ tình cảm của cá nhân trước tập thể nên khi phải
Trang 7nói và viết, học sinh cảm thấy rất khó khăn Khi được hỏi về mức độ tích cực tham giahọc tập của học sinh trong giờ học Ngữ Văn, chúng tôi thu được kết quả sau:
HS
Phương án
Tham giathảo luận đưa
ý kiến cánhân
Lắng nghe vàghi chép, bảnthân không có
ý kiến gì
Không quan tâmnhưng khônglàm ảnh hưởngđến tiến trìnhlớp học
Làm việcriêng
Trước thực trạng còn nhiều tồn tại trên, vấn đề đặt ra cấp thiết là phải đổimới phương pháp dạy học Và cốt lõi của việc đổi mới này là chú trọng hơn nữaphương pháp tự học cho học sinh, khả năng hợp tác, khả năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức hoạt động học tập, xây dựng môi trườnghọc tập tích cực, tương tác, thể hiện rõ đặc trưng bộ môn; tạo động lực học tậpNgữ văn cho HS, giúp HS thực sự hứng thú, say mê với môn học; sử dụngphương pháp để giúp HS rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, hình thànhnăng lực giao tiếp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Ngữvăn
3 Giáo án thực nghiệm vận dụng phương pháp WebQuest vào dạy
học văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? theo hướng phát triển năng lực
Trang 8- Năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác: Chia sẻ nguồn tư liệu và trảinghiệm của cá nhân; thảo luận nhóm; thuyết trình; đối thoại với giáo viên vàbạn học về các vấn đề của bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xử lí các tình huống được đặt
ra trong bài học; thiết kế được một văn bản thuyết trình về một tác giả kí ViệtNam hiện đại tiêu biểu; đề xuất được phương pháp đọc một tác giả, tác phẩmkíViệt Nam hiện đại
3.1.2 Năng lực chuyên biệt:
Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, cụ thể:
- Kĩ năng đọc hiểu: Biết đọc hiểu một tác giả kí Việt Nam hiện đại, đọchiểu về một tác phẩm tiêu biểu của tác giả ấy
- Kĩ năng viết: Viết văn bản thuyết minh( về một tác giả, tác phẩm kíhiện đại, sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa)
- Kĩ năng nói và nghe: Thuyết minh, trình bày về đặc điểm của một tácgiả kí hiện đại, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa
3.2.1.1 Phương tiện dạy học:
- Máy tính/điện thoại có kết nói Internet, máy chiếu, loa;
- Phiếu học tập;
- Kế hoạch dạy học (GV nêu yêu cầu và định hướng tìm hiểu về tác giả
Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?); Nêu các
yêu cầu cần thực hiện( mục tiêu cần đạt, nội dung, dung lượng, thời gian, sảnphẩm phải hoàn thành…);
- Cung cấp các tài liệu, văn bản đường linh, trang web có liên quan đến
tác giả, tác phẩm; Hướng dẫn các phương pháp, hình thức thực hiện( nghiên
cứu tài liệu, viết báo cáo, trình chiếu, làm việc nhóm
3.2.1.2 Công cụ đánh giá:
- Bảng tiêu chí đánh giá/ yêu cầu cần đạt
Trang 9- Phiếu đánh giá phẩm chất phẩm chất và năng lực học sinh đạt đượcsau bài học
3.2.2 Học sinh.
Biết tìm kiếm, phân loại, tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu khác
nhau trên văn bản và Internet; Hiểu được vị trí, đặc điểm của tác giả HoàngPhủ Ngọc Tường; Nêu được nhận xét, đánh giá được bước đầu về giá trị, ý
nghĩa của của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?; Trình bày được các nội dung trên qua hình thức thuyết trình và
trình chiếu, vẽ sơ đồ tư duy…; Xác định được thái độ nghiêm túc, cởi mở,khoa học; Thực hiện yêu cầu của giáo viên
3.3 Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học vận dụng phương
pháp WebQuest vào dạy học văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của
Hoàng Phủ Ngọc Tường theo hướng phát triển năng lực học sinh
Hoạt động 1: Khởi động – Giới thiệu
Thao tác 1: Giaos viên trình chiếu hình ảnh bản đồ sông ngòi Việt Nam Thao tác 2: Từ bản đồ trên, đi vào vấn đề bằng các câu hỏi dưới dạng trò
chơi khám phá bí ẩn: Dòng sông nào đã in bóng trong những văn bản văn họcsau? (phụ lục 1)
Thao tác 3: Giáo viên dẫn dắt tiếp tục dẫn dắt:
Và rất nhiều người trong chúng ta khắc sâu hình ảnh quê hương bằng dòngsông với muôn màu vẻ khác nhau, nhất là các nhà thơ, nhà văn Dòng sông trong
tim Tế Hanh là hình ảnh Nước gương trong soi tóc những hàng tre…, trong Hoàng Cầm là Xanh xanh bãi mía bờ dâu… Một dòng sông vừa hung bạo vừa trữ tình và đẹp như một người đàn bà kiều diễm làm chúng ta không thể nào quên
được Nguyễn Tuân – nhà văn nổi tiếng với thể tùy bút Hoàng Phủ Ngọc Tường,người con của xứ Huế cũng có những cảm xúc vừa sâu lắng, mãnh liệt, vừa tha
thiết, chân thành về dòng sông Hương quê hương ông qua bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu khái quát về tác giả và tác phẩm Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả
GV nêu vấn đề: Nhắc đến tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn
Nguyên Ngọc đánh giá “ông là một trong những nhà văn viết kí hay nhất của văn
Trang 10học ta hiện nay”, qua phần Tiểu dẫn SGK và các thông tin trên mạng, em biết gì
về Hoàng Phủ Ngọc Tường?
Định hướng: Tìm kiếm thông tin thực hiện nhiệm vụ học tập bằng cáchtruy cập vào các đường link để thu thập thông tin về tác giả Hoàng Phủ NgọcTường ở những phương diện sau: quê hương; vai trò vị trí và phong cách nghệthuật
+ https://vi.wikipedia.org > wiki > Hoàng Phủ Ngọc Tường
+ khamphahue.com.vn > vi-vn > kham-pha > nguoi-hue>tid> newsid > cid+ http://nguoinoitieng.tv > nghe-nghiep > nha-van >hoang-phu-ngoc-tuong+ http://www.thivien.net > Thơ > Việt Nam > Hiện đại
Kết hợp trình chiếu tư liệu chân dung nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.Học sinh trình bày các thông tin đã tìm kiếm và xử lí (Có thể một học sinh khôngcung cấp đầy đủ các thông tin mà giáo viên phải yêu cầu nhiều học sinh cùngtham gia cung cấp thông tin để đảm bảo kiến thức)
Giáo viên biến tư liệu trên thành ngữ liệu dạy học Sau khi cung cấp nguồnthông tin ngữ liệu kết quả thu được là giáo viên đã hướng dẫn học sinh khai thácđược ba nội dung liên quan đến tác giả Hoàng Phủ ngọc Tường:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, là nhà văn gắn bó mậtthiết với xứ Huế nên tâm hồn, tình cảm thấm đẫm văn hoá của mảnh đất này
- Chuyên về bút kí với đề tài khá rộng lớn, đó là cảnh sắc và con ngườikhắp mọi miền đất nước nhất là những bài viết về Huế
- Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật: Có sự kết hợp nhuần nhuyễngiữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với duy tả đa chiều được tổnghợp từ vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, lối viết hướng nội, xúc tích, mêđắm và tài hoa tạo cho thể loại bút kí một phong cách riêng, đem đến những đónggóp mới cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại
Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về tác phẩm
Giaos viên kiểm tra việc đọc tác phẩm ở nhà của học sinh Có thể tiến hànhbằng cách yêu cầu học sinh cho biết bố cục đoạn trích, xác định thuỷ trình củadòng sông qua sự miêu tả của nhà văn và nêu cảm nhận của bản thân về đoạn văn
mà anh (chị) thích nhất
Giáo viên giới thiệu và hướng dẫn học sinh các đường link:
+ https://vi.wikipedia.org > wiki > Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Trang 11+ https://news.zing.vn > Du lịch
- Trước khi học bài này, giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc kĩ văn bảntrong sách giáo khoa và lập dàn ý cho bài viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Sau khi gọi một số học sinh trình bày, giáo viên chốt lại bố cục đoạn trích
và các ý chính Dựa vào hình thức văn bản, có thể chia đoạn trích làm hai phần:
+ Phần đầu từ đầu đến “ quê hương xứ sở”): Thủy trình của sông Hương
+ Phần cuối (đoạn còn lại): Sông Hương đòng sông của lịch sử và thi ca
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS Đọc – hiểu văn bản
- Giaos viên nêu tình huống: Các em sẽ vào vai nhà nghiên cứu văn hóa đi
khám phá vẻ đẹp của sông Hương từ đời thực (qua màn ảnh) đến văn chương.Hãy chỉ ra sự khác biệt của dòng sông qua vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ.( Đây làtình huống bao trùm hai nội dung chính của văn bản: Thủy trình của sông Hương
và Sông Hương - dòng sông của lịch sử và thi ca)
- Từ tình huống, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nội dung cụthể để thực hiện nhiệm vụ học tập và chiếm lĩnh nội dung bài học
+ Nội dung 1: Giáo viên hướng dẫn hcoj sinh tìm hiểu thủy trình của sông Hương
Thao tác 1: Tổ chức giao nhiệm vụ.
Gồm ba bước: Bước 1: Chia nhóm học tập Giáo viên chia lớp thành hainhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho cả hai nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu thủy trình của Sông Hương và so sánh sông Hương vềphương diện địa lí trong văn học và sông Hương tự nhiên (qua phóng sự về sôngHương)
Nhóm 2: Tìm hiểu thủy trình của Sông Hương và so sánh sông Hươngtrong văn học và điện ảnh (qua phim tài liệu)
Trang 12Thao tác 2: Tổ chức hoạt động( đây là nhiệm vụ trọng tâm)
Bước 1: Giao nhiệm vụ Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trênphiếu học tập
Định hướng 1: Cả hai nhóm đều có chung một nhiệm vụ tìm hiểu thủytrình của Sông Hương
Định hướng 2: Nhóm 1 tiến hành so sánh sông Hương dưới góc độ địa lísông Hương trong tự nhiên và sông Hương trong tác phẩm có điểm gì giống vàkhác
Định hướng 3: Nhóm 2 tiến hành so sánh sông Hương trong điện ảnh vàsông Hương trong tác phẩm có điểm gì giống và khác
Phiếu học tập tìm hiểu thủy trình của sông Hương
Sông Hương giữalòng thành phốĐặc điểm, từ ngữ,
So sánh sông Hương trong tự nhiên và sông
Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng
sông?
So sánh sông Hương trongđiện ảnh và sông Hương
trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Giống
Khác
Bước 2: Báo cáo kết quả
Hai nhóm lần lượt cử đại diện báo cáo kết quả của phiếu học tập Sau đócác nhóm tiến hành trao đổi, thảo luận, nhận xét, phản biện về kết quả và phầntrình bày của nhau
Trang 13Bước 3: Định hướng kiến thức cần đạt về thủy trình của sông Hương
Sau khi hoạt động nhóm kết hợp với quan sát thêm tư liệu trực quan, giúpcác em khái quát được vẻ đẹp của sông Hương trên nhiều phương diện về thủytrình của sông Hương:
- Sông hương vùng thượng nguồn: là “bản trường ca của rừng già”; là “cô
gái Digan phóng khoáng và man dại”; là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa
xứ sở”; “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộnxoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”
-> Sự tài hoa của ngòi bút HPNT: liên tưởng kì thú, ngôn từ gợi cảm, câuvăn dài, chia làm nhiều vế liên tục gợi dậy dư vang của trường ca; thủ pháp điệpcấu trúc động từ mạnh tạo âm hưởng mạnh mẽ của con sông giữa rừng già
- Sông Hương đến ngoại vi thành phố Huế: sông Hương được ví “như
người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” được “người tình mong đợi” đến đánhthức; Vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi
-> Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm
có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyệntình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích, gắn với những thành quách, lăng tẩm củavua chúa thuở trước
- Sông Hương đến giữa thành phố Huế: Sông Hương gặp thành phố như
đến với điểm hẹn tình yêu, nó như tìm được chính mình nên vui tươi và đặc biệtchậm rãi, êm dịu, mềm mại như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu Nó
có những đường nét tinh tế: “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến”.“điệuchảy lặng tờ” của con sông khi ngang qua thành phố đẹp như “điệu slow tình cảmdành riêng cho Huế”
-> Phải rất hiểu sông Hương, tác giả mới cảm nhận thấm thía vẻ đẹp consông lúc đêm sâu Đó là lúc mà âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành Khi đó,trong không khí chùng lại của dòng sông nước ấy, sông Hương đã trở thành mộtngười tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya
- Sông Hương trước khi từ biệt Huế: Sông Hương giống như “người tình
dịu dàng và chung thủy”; Con sông dùng dằng như “nàng Kiều trong đêm tình tự”trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước lúc đi xa
Bước 4: Hướng dẫnhọc sinh khái quát về thủy trình của sông Hương: