BO Y TE
TRUONG DAI HOC DIEU DUONG NAM DINH
TRAN HUU TAI
THUC TRANG QUAN LY-CHAM SOC-THEO DOI NGUOI BENH DAI THÁO DUONG TAI TRUNG TAM Y
TE THANH PHO NAM DINH NAM 2017 Ngành: Điều dưỡng
Mã số SV:D1552010033
KHÓA LUẬN TOT NGHIEP CU NHAN DIEU DUONG HỆ VLVH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.BS Trương Tuấn Anh
Nam Định - 2018
Trang 2LỜI CẮM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới:
Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo Đại học trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
Các Thầy, Cô giáo trong trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã trực tiếp giúp đỡ, trang bị những kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, Khoa Nội —Nhi-Truyền nhiễm, Khoa khám bệnh, Khoa Xét nghiệm Trung tâm y tế Thành phố Nam Định, cùng các đồng nghiệp Bệnh viện đã hết sức hợp tác, hỗ trợ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thay gido hướng dẫn TTUT.TS Trương Tuấn Anh đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình hướng dẫn để tơi hồn thành khóa luận này
Tôi xin trân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những ý
kiến q báu giúp tơi hồn thiện khóa luận
Tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu đã nhiệt
tình cộng tác để tôi có được số liệu cho nghiên cứu này
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, cùng tập thể lớp
DIIDI-VHVL đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIÁ KHÓA LUẬN
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi là Trần Hữu Tài, sinh viên lớp D11D1, chuyên ngành Điều dưỡng, Trường Đại
học Điều đưỡng Nam Định xin cam đoan :
1 Đây là khóa luận do bản thân tôi trực tiếp thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng
dẫn của TTƯT.TS.BS Trương Tuấn Anh
2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công
bố ở Việt Nam
3 Cac số liệu và thông tin trong nghiên cứu hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan Đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi mà tôi thực hiện việc lây sô liệu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm vê những cam đoan này !
Nam Định, ngày 06 tháng 05 năm 2018 Tác giả
Trang 4ADA: BN: 7 BMI: B/M:
CAC CHU VIET TAT TRONG KHOA LUAN
American Diabetes Association (Hiép hdi dai thao duong My)
Người bệnh
Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) Chỉ số bụng mông
Cholesterol tý trọng cao HDL-C (High Density Lipoprotein - Cholesterol) Cholesterol ty trong thap LDL-C (Low Density Lipoprotein - Cholesterol) DID: IDF : JNC: TG: THA : UKPDS: WHO:
Dai thao duong
International Diabetes Federation (Hiép hdi Dai thao duong Quốc tế) United States Joint National Committee (Liên ủy ban Quốc gia Hoa Kỷ) Triglycerid
Tăng huyết áp
United Kingdom Prospective Diabetes Study (Nghiên cứu tiến cứu về đái tháo đường của Vương quốc Anh)
Trang 5MỤC LỤC
ĐT GẦN DI ucononenaneeeeenssereveseossesseescoslisi0G015000G02G01/38E sensrrinursueoe 3
000/918 ic1e)0/077 5
m.f1r 0 “ Ả 5
Chân đoán và phân loại bệnh đái tháo đường - -+ -s-ccc : 5
Chẩn đoán ke S8 Sk+E€E SE SE EEEEEEEEEEEEEETEEEEESEEkEEEEsrerereree 5
Phân loại bệnh đái tháo đường -2 2+©2se+rxevcrxerrrreerrreerre 5 Biến chứng bệnh đái tháo duOng ceccccsecsseecssecsseecssecsssecsecssecsseessecssesesseensees 6
I ee 6
Biến chứng mạn tính - 2-2-2 Z©z£+Exe++x+Ex+rerxevrxerreerrerrkrrvrrre 6
Một số biến chứng khác .- +-22 2+ ©ce+xeeExeEEEvExevrkerkrrrkeerkrrrvre 6 Chăm sóc và điều trị người bệnh đái tháo đường -2-©25¿- 5e 6 Hoạt động thể lực và HUYỆN TẬD ssininasendatitoistli1648155148203183X0 818843813 t3vg 7 Điều tri tng glucose mau bang thuỐc: - 222 cse©cs+cvsecrerzeecee 7 Chăm sóc người bệnh đái tháo đường HH HH re 7 Nhận định người BỆNH :cccssseseiseciiteisibidis0123014614361161646561440083 16560150136 §
1.5.2 Lập kế hoạch chăm sóc -2©+2©x+++x£txetrreerxetrrerrrerrreerrree 9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - l§
Đi irynemphiiEtpbiusesssssetntstotigtistciortsot90G800-400435100/05000389000003400050000904 15 Tiêu chuẩn chọn người bệnh -2- 5© + + s+Ezxezxe+xerrxersrrerree 15
“Tide Choi Tung CH scanssssnsteonossiios0tBTnSINSEĐISBSSDNIGSDGRSDSSUNGEGUAEG 15
Phương pháp nghiên cứu -222222222EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETiEi.rerree 15
Nội dúng ñghiÊh CỨU ssssssseisrobiineiaskioolsiv01111861453604113163514813/038 15
Phương pháp xác định các chỉ số nghiên cứu: -. c-©c5s+- 15 Biện pháp quản lý, theo dõi, điều trị người bệnh -. 17
Phương pháp đánh giá và thời điểm đánh giá - 17
Phương pháp xử lý số liệu -22+c52e+cerketerrertrrrrrtrrrrtrkrrrrrrrrie 19 CHƯƠNG 3 KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU - 2-2 52©++t++rxetrxtzrserrxeee 22
Trang 6le si0/9))/€E.18:79600/9 077 25
Đặc điểm chung của đối COTS HENIEH CHW cc crccercornvencnsnveerverenenerennereneverenenennatenseeenaes 25
Tuổi của nhóm bênh nhân đái tháo đường typ 2 cccscccseesssssssescssessseessesssecsseceseeesees 25
Thời gian phát hiện bệnh của nhóm bênh nhân đái tháo đường týp 2 26
0189 82nnẴ 30) 8n ố.ố 26
Chỉ số khối cơ thế(BMI) và tỷ số eo/hông (WHR) -5cc-ccccscrccrcee 27
g8 628010550 0E 27
Kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói . -+-©+©c+ec+seczsvczverrreccreeee a7
Két qua kiểm soát các chỉ số lâm sảng, và cận lâm sàng - << xxx 28 Kết quả kiểm soát chỉ số huyết áp: . -2-©++©cxvcxevrxerrerrrerxeerkerrkrrrvie 28 Kiểm soát chỉ số khối cơ thỂ - -2-©2+-©2++2ExSE32E2EEE211711111.221 E1 crtrrrrred „29 Kết quả kiểm soát glucose ấu 106 Ủổi secessseessannkeisdiaiiLEdidblAEgi0Ld 4041608 á 29
RSE gael Kiếm gulii:tlmvifo:dff HỒ HBEAODuessensessssesspnrtarsnsetesonorsvnrrrsnsgrngicso 30
Tình trạng kiêm sốt các chỉ sơ lipid máu . -+s<-c<xc+cex+s 30
4.2.6 Tình trạng kiểm soát các chỉ số dựa vào việc chấp hành chế độ điều trị 30
KẾT LUẬN 6G S6 tt 19 1 11H 1H11 11111 1111171711 111111 11x cr+ 36 KIÉN NGGHỊ, - 5 «<1 kEEEEEEH 11114 1 11111115 151111171 18711111212 37 TÀI LỆU THAM KHẢO
Trang 7Bang |: Bang 2.1 Bang 2.2 Bang 2.3 Bang 3.1 Bang 3.2 Bang 3.3 Bang 3.4 Bang 3.5 Bang 3.6 Biéu dé 3.1 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ 3.4
DANH MUC BANG, BIEU DO
Tỷ lệ các thành phan dinh dưỡng trong chế độ ăn của người bệnh
ĐTĐ theo khuyến cáo ADA 2006 eeeeneHiieiieiiiiiiire 7 Đánh giá BMI theo tiêu chuẩn phân loại của Hiệp hội đái tháo đường
châu Á- Thái Bình Dương, -2222+©++ccxtrxstrrerrrrerrrrerrre 15
Giá trị bình thường của một số chỉ số hóa sinh máu - l6 Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở người bệnh ĐT typ 2 của Hội Nội
tiết- đái tháo đường Việt Nam năm 2000 eccecccecree 18
Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu . - 20
Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu: - 21
Phân bố người bệnh dựa vào biện pháp KS GM ở To và T› 22
So sánh các chỉ số Lâm sàng tại thời điểm NC với thời điểm T: 23
Giá trị các chỉ sô Cận lâm sàngtại thời diém NC với thời điểm T: 23
So sánh giá trị trung bình một số chỉ số giữa hai nhóm 24
Phân bố tỷ lệ người bệnh theo nhóm tuổi . -. -: 20
Phân bố tỷ lệ người bệnh theo giới - 2-5255 20 Phân bố tỷ lệ người bệnh theo thời gian phát hiện bệnh 21
Trang 8ĐẶT VAN DE
Theo như WHO dự báo “Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn
chuyền hoá ” Dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và đang trở thành hiện thực Trong đó, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm được WHO quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Theo
thống kê của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế thì trên thế giới có khoảng hơn 85%
là Đái tháo đường type 2, mỗi năm có khoảng hơn 3 triệu người chết vì bệnh đái tháo đường trong đó khoảng 80% người bệnh tử vong do biến chứng tim mạch, nhất là những trường hợp đái tháo đường type 2 phát hiện muộn Nhiều người bệnh khi phát hiện bệnh không được quản lý, theo đối và điều trị đúng, dẫn đến biến chứng nặng
né Theo WHO, năm 1990 có khoảng trên 30 triệu người mắc đái tháo đường trên
toàn cầu, năm 2005 có khoảng 102 triệu người mắc, tới nay 2018 khoảng 250 triệu người và con số đó có thể tăng gấp đôi lên tới 400 triệu người vào những năm 2030 Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào cuối tháng 10 - 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh từ 2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008) Đái tháo đường đang là vấn đề thời sự cấp bách của sức khoẻ cộng đồng Hiện nay nhiều biện pháp được
nêu ra nhằm giảm thiểu tỷ lệ biến chứng và tử vong bệnh đái tháo đường ; một trong
các vấn đề được đặt ra và đôi khi trở thành thách thức là: Làm thế nào quản lý có hiệu quả người bệnh đái tháo đường ngoại trú để có thể ngăn chặn sự tiến triển của các biến
chứng mạn tính 2
Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có mối
Trang 9Tại tỉnh Nam Định, Trung tâm y tế Thành phố Nam Định cùng với Bệnh viện đa khoa Tỉnh Nam Định và Bệnh viện Nội tiết là các cơ sở khám và điều trị số đông
cho người bệnh đái tháo đường được theo dõi, quản lý, chăm sóc theo quy chuẩn mới
nhất của Bộ y tế quy định Để góp phần tìm hiểu vấn đề này,chúng tôi đã tiến hành
đề tài nghiên cứu “Thực trạng quản lý-chăm sóc-theo dõi người bệnh đái tháo đường tại Trung tâm y tế Thành phố Nam Định năm 2017”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1 Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh đái tháo đường 2 Đánh giá kết quả kiểm soát một số chỉ số: Glueose máu, HbAle, huyết dp,
chỉ số khối cơ thể, lipid máu ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị nội trú
Trang 10CHUONG 1: TONG QUAN
1.1.Dinh nghia:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc tính
biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mắt hoàn toàn insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin"
1.2.Chẵn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường
1.2.1.Chẳn đoán:
Tiêu chuẩn chân đoán xác định: Theọ ADA năm 1997 và được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, ĐTĐ được chẩn đoán xác định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ > 11,1 mmol/l Kèm theo các triệu chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân
- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói > 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc người bệnh đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn
- Hoặc: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose mau > 11,1 mmol/l Cac xét nghiém trên phải được lặp lại 1 - 2 lần
1.2.2.Phân loại bệnh đái tháo đường
1.2.2.1 Đái thao duong typ 1:
Đái tháo đường týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số người bệnh đái tháo đường thế giới Nguyên nhân do tế bào bê - ta bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt
insulin tuyệt đối cho cơ thể Đái tháo đường týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện trước 40 tuôi Người bệnh đái tháo đường týp I sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn
1.2.2.2 Đái tháo đường týp 2:
Đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thé giới, thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống,
đái tháo đường týp 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh Đặc trưng của đái tháo đường týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin tương đối
Đái tháo đường type 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu
tăng glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng Đặc điểm lớn nhất trong
Trang 11sinh lý bệnh của đái tháo đường type 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố
môi trường trong cơ chế bệnh sinh.Người mắc bệnh đái tháo đường type2 có thể
điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose máu,
tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không được tốt thì người bệnh cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng insulin
1.2.2.3.Đái tháo đường thai kỳ:
Đái đường thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng, gặp khi có thai lần đầu Sự tiến triển của đái tháo đường thai nghén sau đẻ theo 3 khả năng: Bi đái tháo đường, giảm dung nạp glucose, bình thường
1.2.2.4.Các thể đái tháo đường khác (hiếm gặp) Nguyên nhân liên quan đến một số bệnh, thuốc, hoá chất Khiếm khuyết chức năng tế bào bê - ta Khiểm khuyết gen hoạt động của insulin Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương carcinom
tụy Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp
1.3 Biến chứng bệnh đái tháo đường:
ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển
nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính Người bệnh có thé tir vong do các biến chứng này
1.3.1.Biễn chứng cấp tinh:
Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chân đoán muộn, nhiễm khuẩn cấp
tính hoặc điều trị không thích hợp Ngay cả khi điều trị đúng, hôn mê nhiễm toan
ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng nguy hiểm Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do thiếu insulin gay ting glucose mau, tang phan huy lipid, tăng sinh thé ceton gây toan hóa tô chức Hôn mê tăng áp lực thâm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hoa glucose nang, đường huyết tăng cao
1.3.2.Biến chứng mạn tính
° Biến chứng tim mạch:
Bệnh lý tim mạch ở người bệnh ĐTĐ là biến chứng thường gặp và nguy hiểm Mặc đù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, nhưng các nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các biến chứng tim mạch khác Người đái tháo đường có bệnh tim mạch là 45%, nguy
cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so với người bình thường THA thường gặp ở
Trang 12người bệnh đái tháo đường, tỷ lệ mắc bệnh chung của tăng huyết áp ở người bệnh
đái tháo đường gấp đôi so với người bình thường Trong ĐTĐ type 2, 50% BN
ĐTĐ mới được chân đoán có THA Người mắc ĐTĐ týp 2 thường kèm theo các rối
loạn chuyển hoá và tăng lipid máu Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở người
bệnh ĐTĐ gấp 1,5 - 2 lần, viêm động mạch chỉ dưới gấp 5 - 10 lần so với người
bình thường Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Tạ Văn Bình, khoảng 80%
BN ĐTĐ mắc thêm các bệnh liên quan đến tim mạch
° Biến chứng thận:
Biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những biến chứng thường
gặp, tý lệ biến chứng tăng theo thời gian Bệnh thận do đái tháo đường khởi phát bằng protein niệu; sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ trong máu Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy
thận giai đoạn cuối Để theo dõi bệnh thận ĐTĐ có thể định lượng microalbumin niệu, đo mức lọc cầu thận, định lượng protein niệu/ 24 giờ
: Bệnh lý mắt ở người bệnh đái tháo đường:
Bệnh võng mạc ĐTĐ là nguyên nhân thường gặp gây mù loà Tần xuất các nước Âu châu là 52%, Bắc Âu là 44 - 77% Theo tác giả Thái Hồng Quang (1989)
thấy biến chứng mắt 43,16% trong đó bệnh lý võng mạc mắt là 20% Tỷ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường týp 2 tăng theo thời gian mắc bệnh đái tháo đường Để hạn chế
phát triển bệnh võng mạc do đái tháo đường điều quan trọng là kiểm soát tốt
glucose máu, nghiên cứu UKPDS cho thấy nếu giảm 1% HbAIc sẽ giảm được 21%
biến chứng bệnh võng mac DTD
1 3.3.Một số biến chứng khác
Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường: Tổn thương bàn chân ĐTĐ là hậu quả
của bệnh lý thần kinh ngoại biên do giảm nhậy cảm và rối loạn thần kinh tự động,
và thiếu máu do xơ vữa mạch của các mạch máu ở chân Loét bàn chân ở người đái tháo đường là biến chứng nặng nề và cũng thường gặp
Trang 13nhiễm trùng đường tiết niệu hay gặp người bệnh nữ viêm bang qang cấp và mạn
tính,là nguyên nhân dẫn đến suy thận sớm.Nhiễm trùng răng lợi gây tụt lợi dẫn đến
lung lay và rụng răng sớm,tôn thương da như: viêm da,nâm,á sừng,vảy nên 1 4.Chăm sóc và điều trị người bệnh đái tháo đường:
Các hướng dẫn chăm sóc hiện tại đối với đái tháo đường type 2 của Châu Âu,
Hội đái tháo đường Mỹ, tổ chức y tế thế giới cũng như của khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương là đưa ra các mục tiêu cần đạt được cho việc kiểm soát các chỉ số tim mạch, chuyển hóa Tuy nhiên thực tế đa số người bệnh ĐTĐ type 2 được điều trị nội trú không đạt được những mục tiêu này Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát glucose máu đó là : chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, thuốc điều trị đái tháo đường và tự chăm sóc (tự theo dõi glucose máu, thay đổi lối sóng) Mỗi khâu đều đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát glucose máu và mỗi khâu là một mắt xích góp phần vào giảm tỷ lệ biến chứng của bệnh ĐTĐ
1.4.1.Chăm sóc bệnh đái tháo đường typ 2 trước hết là chế độ dinh dưỡng:
Chế độ đinh dưỡng là một phản trong kế hoạch chăm sóc ĐTĐ Không thé
điều trị có hiệu qua DTD typ 2 néu không thực hiện tốt chế độ ăn hợp lý, cung cấp đầy đủ các thành phần thức ăn và lượng calori dam bảo cho cân nặng ổn định, phù hợp Chế độ dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng
huyết áp, rối loạn lipid máu và béo phì Mục tiêu chăm sóc chế độ dinh dưỡng là:
+ Kiểm soát glucose máu sau ăn và lipid máu + Đạt và duy trì cân nặng lý tưởng
+ Đáp ứng nhu cầu đinh dưỡng của cá nhân
Trang 14Bảng I: Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của người bệnh
ĐTĐ theo khuyến cáo ADA 2006 Thanh phan Mức độ cho phép Protein 15—20% » Đặc biệt 10-35% * BC thận 0,8g/kg/ngày Lipid 25—35%
Carbonhydrat 45 - 65% nhưng không dưới 130g/ngày
Chât xơ > 5 g chat xo/khau phan an
1.4.2.Hoạt động thể lực và luyện tập:
Hoạt động thể lực và luyện tập đóng vai trò quan trong trong diéu tri DTD type 2 Hoạt động thể lực làm tăng độ nhạy cảm của insulin, nhờ đó cải thiện kiểm soát mirc glucose và có thể làm giảm cân Khi điều trị bằng chế độ ăn và luyện tập thẻ lực không đạt được mục tiêu kiểm soát ølucose máu Tiếp theo là bằng thuốc uống hạ øglucose máu đơn trị liệu hoặc điều trị phối hợp đa trị liệu, hoặc điều trị bằng insulin đơn thuần để đạt được mục tiêu kiểm soát glucose mau
1.4.3.Điều trị tang glucose mdu bang thuéc:
Điều trị bằng thuốc nhằm điều chỉnh hai rối loạn chính trong cơ chế bệnh sinh
của đái tháo đường type 2 đó là tình trạng khang insulin và giảm tiét insulin hậu quả của suy giảm tế bào beta của đảo tụy Mỗi loại thuốc hạ glucose mau sé nhằm vào một trong hai mục tiêu này
1.5 Chăm sóc người bệnh đái tháo đường:
Trang 151.5.1 Nhận định người bệnh:
1.3.1.1 Nhận định qua thăm hỏi người bệnh:
.: Để có được những thông tin cần thiết cho việc chân đoán điều dưỡng một cách
chính xác và lập được kê hoạch chăm sóc người bệnh chu đáo, người điêu dưỡng phải ân cân với người bệnh, thông cảm chia sẻ và tê nhị khi phỏng vẫn người bệnh.Người bệnh được phát hiện bệnh đái tháo đường từ bao giờ?
Triệu chứng xuất hiện đầu tiên là gì? Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sút cân? Cảm giác mệt mỏi, khô miệng, khô da?
Trong thực tế, người bệnh đến bệnh viện thường chậm khi đã có biến chứng Do vậy cân hỏi thêm:
Người bệnh có cảm giác rát bỏng, kiên bò, kim châm ở phân xa của chỉ và các ngón tay chân không?
Mắt có mờ không?
Răng đau, lung lay dé rụng, lợi có hay bị viêm?
Các vết sây sước da thường lâu khỏi và dễ bị nhiễm trùng? Có đau vùng trước tim?
Rối loạn tiêu hóa: thường đại tiện phân lỏng về ban đêm
._ Các bệnh đã mắc và cách thức điều trị như thế nào?
1.5.1.2.Nhận định qua quan sát người bệnh Tổng trạng chung: gầy hay mập Khả năng vận động của người bệnh
Tinh thần: mệt mỏi, chậm chạp hay hôn mê
Da: ngứa, mụn nhọt, lở loét, có thể thấy dấu viêm tắc các vi mạch ở chỉ dưới Khi người bệnh quá nặng có thể quan sát được dấu hiệu của giai đoạn tiền
hôn mê do đái tháo đường
Trang 161.5.1.3.Nhận định qua thăm khám người bệnh:
Kiểm tra dấu hiệu sống,đánh giá tình trạng phù
Tình trạng tim mạch
Tinh trạng hô hấp: khó thở, viêm phổi, lao phổi
Tình trạng tiêu hoá: tiêu chảy do viêm đạ dày - ruột Khám mắt: khả năng nhìn, có đục thủy tỉnh thể không? Khám răng: viêm mủ chân răng, răng lung lay, rụng sớm 1.5.1.4.Nhận định qua thu thập các dữ liệu:
Qua gia đình người bệnh
Qua hồ sơ bệnh án, đặc biệt là xem các xét nghiệm và các thuốc đã sử dụng
Chẩn đoán điều dưỡng
Qua phỏng vấn, quan sát, thăm khám và thu thập các dữ liệu, một s6 chan đoán điều dưỡng có thể có ở người bệnh đái tháo đường như sau:
Ăn nhiều đo đái tháo đường
Uống nhiều, tiểu nhiều do tăng áp lực thâm thấu
Tê tay chân và cảm giác kiến bò do viêm thần kinh ngoại biên Nguy cơ hạ đường máu do sử dụng insulin
1.5.2 Lập kế hoạch chăm sóc
Người điều dưỡng thu thập được các thông tin cần thiết để có được các chân
đoán về điều dưỡng Từ đó, xác định các nhu cầu thiết của người bệnh đái tháo
đường và lập ra kế hoạch chăm sóc e Chăm sóc cơ bản:
Để người bệnh nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất Buồng bệnh phải yên tĩnh, thoáng mát, sạch
Sẽ
Gilltudlrva tẩunnccho người bệnh và gia đình
Trang 17Có kế hoạch hằng ngày ăn ung, dùng thuốc Vệ sinh sạch sẽ hằng ngày Theo dõi tình trạng hạ đường máu và các dấu hiệu sinh tồn e Theo dõi: Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở Tình trạng hạ đường huyết
Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra
Các biến chứng của đái tháo đường
e Thực hiện các chăm sóc cơ bản:
Đề nằm nghỉ ngơi thoải mái, tránh suy nghĩ, lo lắng
Đạt được cân nặng lý tưởng, chống béo Sụt cân là dấu hiệu duy nhất của việc
điều trị kết quả đái tháo đường typ II
Chế độ ăn: đảm bảo chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường để kiểm soát tốt
đường máu và duy trì cân nặng của người bệnh
Glucid: phải giảm số lượng, thay đổi tuỳ từng người bệnh do thé trang gay,
béo, hoặc tính chất làm việc Tổng số calo trong ngày khoảng 2240 calo Chế độ ăn: phụ thuộc vào tuổi, cân nặng người
bệnh Tuổi trẻ < 40 tuổi: 42 Kcalo/kg
Tuổi > 40 tuổi: 32 Ksisiks,
Thanh phan: glucid 50%; lipid: 33% va protid: 17%
Bữa ăn nên chia như sau: Bữa sáng: 33%.Bữa trưa: 35%.Bữa tối: 17%.Bữa
nửa đêm: 15%
Vệ sinh hàng ngày: người bị mắc bệnh đái tháo đường luôn bị đe doạ bởi những biến chứng khó tránh trong cuộc sống hằng ngày, rất dễ nhiễm khuẩn nên
người điều dưỡng hàng ngày phải giúp người bệnh (nếu bệnh quá nặng) làm những
Trang 18gội bằng xà phòng và nước sạch, những chỗ sây sước phải luôn được giữ vệ sinh
sạch sẽ Mụn nhọt, lở loét hàng ngày phải được thay băng sạch sẽ, khô ráo và tránh bị nhiễm trùng, thay quan áo hàng ngày (quần áo, ra giường phải được sấy hấp ) và
thay ra trải giường hàng ngày dé phòng tránh nhiễm khuẩn da
Người điều dưỡng cần chăm sóc theo dõi không những trong thời gian người bệnh năm viện mà ngay cả khi người bệnh đã ra viện
Mỗi mũi tiêm cách nhau 5 em, không tiêm một chỗ quá 3 lần Kéo da lên 1 cm
và tiêm thắng góc vào nếp da thuốc uống sulfamid chống tăng đường huyết; thuốc
kháng sinh, các vitamin, các thuôc điều trị biên chứng
Thực hiện các xét nghiệm: đường máu, nghiệm pháp tăng đường máu, đường niệu, protein niệu, bilan lipid
Soi đáy mắt, điện tâm đồ
e Thực hiện y lệnh:
Tiêm insulin đưới da đúng liều, đúng giờ và luôn phải đổi vùng tiêm (vì tổ
chức vùng tiêm dễ bị thoái hoá mỡ làm cho vùng tiêm không ngắm thuốc) Sử dụng thuốc uống sulfamid chống đái tháo đường
Làm các xét nghiệm cơ bản: đường máu, đường niệu, chuyển hoá cơ bản e_ Giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và gia đình:
Phát hiện bệnh khi còn ở giai đoạn tiền lâm sàng bằng cách xét nghiệm đường
huyết và đường niệu trong cộng đồng để có thể giúp cho người bệnh điều chỉnh chế
độ ăn khi có rối loạn về các xét nghiệm trên, không cần dùng thuốc mà vẫn lao động
và công tác bình thường
Khi người bệnh đã nằm viện nên tuyên truyền cho họ hiểu được tầm quan trọng của chế độ ăn và cách sử dụng bảng chuyển đổi thức ăn
Giáo dục cho người bệnh thể dục, lao động, luyện tập rất cần thiết trong điều
trị tăng đường huyết vì làm giảm béo và làm giảm acid béo tự do, tăng tuần hoàn và
cơ lực, làm giảm biến chứng xơ vữa, tăng lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL), làm giảm triglycerid và cholesterol
Trang 19"mm
puaxƯỒỒ
Tuy nhiên cần lưu ý khi người bệnh có đường máu 300 mg % hoặc ceton khniệu, ông được tập thể dục hoặc lao động nặng mà phải nghỉ ngơi
Những người béo phì nên ăn một chế độ ăn ít calo so với những người bình thường và cũng được theo dõi kỹ hơn về các xét nghiệm đường máu và đường niệu Tránh làm việc quá sức, xúc cảm mạnh khi người bệnh còn biều hiện nhẹ
Giáo dục cho người bệnh biết được các biến chứng dễ xảy ra và nhất là biến
chứng nhiễm khuẩn, đề cao vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh da dé tránh biến chứng Những người trong gia đình cần được theo dõi bằng xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm
Vân đề hôn nhân: 2 người đêu mặc bệnh đái tháo đường không nền kết hồn e_ Đánh giá tình trạng chăm sóc
Tình trạng người bệnh sau một thời gian điều trị, thực hiện các kế hoạch chăm sóc và so sánh với nhận định ban đâu khi người bệnh vào viện để đánh giá tình hình hiện tại
Các kêt quả xét nghiệm: đường máu, đường niệu đề đánh giá tiên triên của
bệnh, điều chỉnh liều lượng thuốc và có kế hoạch chăm sóc thích hợp
Các dấu hiệu sinh tồn đã được theo dõi và ghi chép đầy đủ
Các biến chứng của bệnh có giảm đi hay nặng lên
Vấn đề thực hiện chế độ ăn uống
Đánh giá lượng nước vào ra hàng ngày
Việc chăm sóc điều dưỡng có được thực hiện đây đủ, đáp ứng yêu câu của một người bệnh đái tháo đường hay không?
Cần bổ sung những điêu còn thiêu vào kê hoạch chăm sóc
Trang 20CHƯƠNG 2: ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu:
Trong số hơn 2300 người bệnh ĐTĐ đang được theo dõi, điều trị tại Trung
tâm y tế Thành phố Nam Định , chúng tôi chọn được 150 người bệnh nội trú ĐTĐ
type 2 tại khoa Nội tổng hợp đưa vào nghiên cứu từ tháng 01 năm 2017 đến tháng
12 năm 2017
2.1.1.Tiêu chuẩn chọn người bệnh
* Chẩn đoán ĐTĐ dựa vào tiêu chuẩn của TCYTTI G(WHO) nam 2010:
+ Glucose máu đói (sau bữa ăn cuối cùng 8-12 giờ) > 7.0 mmol/1 (phải làm ít
nhất 2 lần) hoặc
+ Glucose mau bat ky > 11.1 mmol/1 kết hợp với các triệu chứng tăng tăng glucose máu (làm 2 lần) hoặc
+ Glucose mau gid thứ 2 của nghiệm pháp dung nạp > L1.1 mmol/l * Chẩn đoán đái tháo đường typ 2 theo tiêu chuẩn:
+ Bệnh tiến triển từ từ
+ Thường có cơ địa béo phì hiện tại hoặc trước đó
+ Không có chiều hướng nhiễm toan — cefon
+ Định lượng insulin máu bình thường
+ Glucose máu kiểm soát được khi áp dụng chế độ ăn hợp lý, vận động thể lực đều đặn, hoặc kết hợp với thuốc uống hạ GM, hoặc insulin liều thấp
* Chan đoán lần đầu hoặc đã điều trị tại các cơ sở y tế khác
* Có điều kiện khám định kỳ và theo dõi lâu dài tại bệnh viện
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
+ Đái tháo đường typ1, DTD thai kỳ, các loại ĐTĐ khác có nguyên nhân + Người bệnh có những bệnh nội tiết khác kèm theo (Basedow, hội chứng Cushing, to dau chi )
Trang 21+ Người bệnh có biến chứng cấp tính , ác tính
+ Những BN mắt máu cấp hoặc mạn, thiếu sắt, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm
sắc tổ sắt ảnh hưởng tới kết quả HbAIc
+ Người bệnh không có điều kiện theo đối, chuyển vùng
2.2 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả, cắt ngang
2.2.1.Nội dung nghiên cứu
Tất cả người bệnh điều trị tại khoa Nội tổng hợp :
+ Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng và làm bệnh án theo mẫu thông nhật
+ Làm các xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu, huyết học + Thăm dò chức năng: - Điện tâm đồ - Siêu âm Ơ bụng tơng qt - Kham mat - Khám tim mạch
+ Những người bệnh đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được tham gia tư vấn giáo dục
BN DTD, tu van gido duc vé chế độ ăn hợp lý tại khoa.Kê đơn điều trị theo phác đồ
+ Tắt cả người bệnh được hẹn khám lại theo định kỳ hàng tháng để chỉnh liều
thuốc (tùy theo kết quả khám và xét nghiệm của BN) + Đánh giá mức độ kiểm soát 3 tháng một lần
+ Đến thời điểm cuối đựa theo kết quả phỏng vấn tại những lần khám mà
người bệnh sẽ được phân làm 2 nhóm: Nhóm chấp hành tốt chế độ điều trị và nhóm chấp hành chưa tốt chế độ điều trị và so sánh kết quả kiểm soát các chỉ số giữa 2
nhóm
Trang 222.2.2.Phưong pháp xác định các chỉ số nghiên cứu:
* Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, làm bệnh án theo mẫu thông nhất
+ Hành chính : tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (để liên
lạc với người bệnh nhắc nhở đến khám theo hẹn)
+ Tiền sử bản thân và gia đình
- Gia đình có ai mắc bệnh đái tháo đường - Tiền sử bản thân mắc các bệnh phối hợp khác
+ Thời gian được chân đoán ĐTĐ, hoàn cảnh phát hiện bệnh
+ Việc điều trị bệnh ĐTĐ: Phương pháp (chế độ dinh dưỡng, luyện tập, thuốc) + Việc chấp hành các chế độ điều trị bệnh đái tháo đường: dùng thuốc có
thường xuyên theo hướng dẫn, có đi kiểm tra định kỳ theo hẹn
+ Các biến chứng mạn tính của ĐTĐÐ như: mắt, thận, tìm mạch
+ Các bệnh phối hợp
* Kham lam sang
+ Chỉ số khối cơ thể - Body Mass Index (BMI) Cân nặng (kg)
BMI = Ls Don vi tinh : kg/m?
[Chiêu cao(m)]?
Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo khuyến cáo của tô chức y tế thế giới đề nghị
cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Bang 2.1 Đánh giá BMI theo tiêu chuẩn phân loại của Hiệp hội đái tháo đường
Trang 23+ Đo chu vi vòng eo và vòng mông để tính tỷ sé WHR (waist hip ratio): WHR = vong eo / vòng mông
Người châu Á: WHR cua nit > 0,80; WHR cua nam > 0,90
+ Do huyét 4p: Do huyét 4p bang huyét 4p ké déng hé sau khi BN nghi it
nhất 5 phút, đo huyết áp hai lần cách nhau 2 phút, kết quả tính bằng trung bình của
hai lần đo
Tiêu chuẩn chẩn đoán THA khi BN có tiền sử dùng thuốc hạ HA trước đó,
hoặc người bệnh đủ tiêu chuẩn chẩn đoán THA theo JNC VIII- 2010 *Khám chuyên khoa:
+ Khám mắt ( gửi khám chuyên khoa mắt lần đầu khi đưa vào nghiên cứu và sau đó khám theo hẹn định kỳ của bác sĩ ):
- Đo thị lực, nhãn áp phát hiện tăng nhãn áp - Khám phát hiện đục thể thủy tỉnh: - Soi đáy mắt phát hiện tôn thương võng mạc, + Khám tim mạch, khám bàn chân: + Tình trạng da niêm mạc, nhiễm trùng ngoài da, phù, cổ chướng * Xét nghiệm cận lâm sàng
Các xét nghiệm sinh hóa máu được làm tại khoa Xét nghiệm bệnh viện đa khoa Thanh pho Nam Dinh
+ Các xét nghiệm sinh hóa thường quy khác như định lượng creatinin huyết thanh, enzym ASAT, ALAT, tổng phân tích nước tiểu 10 thông số
Trang 242.2.3.Biện pháp quản lý, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh
Tất cả người bệnh khi đủ tiêu chuẩn nghiên cứu đều được tư vấn sơ bộ một số kiến thức về bệnh đái tháo đường, các dấu hiệu phát hiện biến chứng, tầm quan
trọng của việc tham gia sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh ĐTĐ và tuân thủ điều trị
+ Tư vấn chế độ ăn hợp lý: Phải ăn cân đối các thành phần glucid, protid, lipid, chất xơ, muối Ăn đúng giờ, nên chia nhỏ nhiều bữa trong ngày để hạn chế
tăng ølucose máu sau ăn, chỉ ra những loại thức ăn cần hạn chế cho từng người bệnh (cụ thể khẩu phần ăn đo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng tính toán)
+ Luyện tập thể lực: dựa vào kết quả xét nghiệm glucose máu, huyết ap, tinh trang bién chứng hiện tai để đưa ra lời khuyên về cách thức và hình thức luyện tập phù hợp như; Đi bộ tối thiểu mỗi ngày 30 phút, 1 tuần trung bình khoảng 150 phút,
có thể bơi lội, chơi cầu lông, đạp xe đạp
+ Hầu hết người bệnh nghiên cứu của chúng tôi đều được chẩn đoán và điều trị từ trước do đó người bệnh vào nghiên cứu được kê đơn thuốc điều trị phối hợp : Tiết chế, luyện tập và thuốc
2.2.4.Phương pháp đánh giá và thời điểm đánh giá
* Các người bệnh được hẹn tái khám định kỳ mỗi tháng tại khoa Khám bệnh, được quản lý và theo déi điều trị bằng bệnh án điều trị ngoại trú Những người bệnh cần chỉnh liều được chuyển điều trị nội trú sau đó được hẹn tái khám ở phòng khám * Khám và làm các xét nghiệm đầy đủ các chỉ số (glucose máu, HbAlc, cholesterol TP, triglycerid, HDL- c, LDL- c, ure, creatinin, ASAT, ALAT) để đánh giá mức độ kiểm soát theo khuyến cáo cứ mỗi 1 tháng / lần,riêng xét nhiệm HbAIc thì 3 tháng/1 lần
* Đánh giá mức độ kiểm soát các chỉ số dựa theo khuyến cáo của Hội Nội tiết-
đái tháo đường Việt Nam năm 2009
* Đánh giá mức độ kiểm soát các chỉ số và biến chứng của bệnh tại các thời
điểm ban đầu (To) ; sau mỗi 3 tháng , ký hiệu lần lượt là Ta
Trang 25Bảng 2.3 Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở người bệnh DTD typ 2 của Hội Nội tiết- đái tháo đường Việt Nam năm 2009 Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém Glucose máu Lúc đói mmol/l |4,4-6,1 6,2 - 7,0 > 7,0 HbAIc % <6,5 <7,5 > 7,5 Huyết áp mmHg |< 130/80 130/80 - 140/90 >140/90 BMI kg/(m)* 18,5 - 23 18,5 - 23 >23 Vòng eo: nam cm <90 Nữ < 80 Cholesterol TP mmol/l <4,5 4,5-<5,2 >5,3 ADL-c mmol/l > 1,1 >= 0,9 < 0,9 Triglycerid mmol/l <1,5 1,5-<2,2 222 LDL-c mmol/l <2,5 2,5 — 3,4 > 3,4
* Đánh giá mức độ chấp hành chế độ điều trị của người bệnh:
Để đánh giá ảnh hưởng của việc chấp hành điều trị đối với kiểm soát các chỉ số ở người bệnh ĐTĐ typ 2, dựa trên bộ câu hỏi chuẩn của Tổ Chức Y tế Thế giới
và Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế năm 2005 Theo đó người bệnh được chia thành 2 nhóm bao gồm:
+ Nhóm chấp hành tốt chế độ điều trị:
- Thực hiện tốt đầy đủ các liệu pháp điều trị theo hướng dẫn bao gồm: chế độ dinh dưỡng, luyện tập thân thể, dùng thuốc
- Không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi phác đồ điều trị
- Có số theo đối glucose máu, huyết áp, cân nặng và những diễn biến bất
thường tại nhà, phan ánh kịp thời mỗi lần tái khám
- Khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa
- Tham gia đầy đủ các buổi tư vấn giáo dục cho người bệnh đái tháo đường
+ Nhóm chấp hành chưa tốt chế độ điều trị:
- Chấp hành chưa tốt các liệu pháp điều trị: dinh đưỡng, luyện tập, thuốc
- Không đi khám lại theo đúng hẹn, tham gia không đủ các buỗi tư vấn về bệnh
Trang 26_ 2.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SÓ LIỆU
Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống kê trên máy vi tính - Tính giá trị trung bình độ lệch chuẩn (X + SD), So sánh 2 giá trị p> 0,05,
ˆ p<0,05: Khác biệt không và có ý nghĩa thống kê ở mức 95%
Trang 27CHUONG 3 KET QUA NGHIEN CUU
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
Bảng 3.1 Đặc điêm lâm sàng của nhóm nghiên cứu “hư huy eee ee DTD Tuôi trung bình (năm) 63+ 8,7 Các chỉ số lâm sàng Trung bình HA tam thu (mmHg) 127,61+17,62 HA tâm trương(mmHg) §2,73+9,57 BMI (kg/m?) 25,7 +3,26 WHR 0,887+ 0,062
Nhận xéi : Tuôi trung bình của nhóm nghiên cứu là 63+ 8,7 Cac chỉ số lâm
sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu được tính trung bình với các chỉ số lần lượt là: BMI: 25,7 £3,26 WHR : 0,887+ 0,062 64.2 70 5 60 + 50 + 40 + 30 5 20 + 10 5 <60 tudi 60-70 tudi >70 tudi
Biểu đồ 3.I Phân bỗ tỷ lệ người bệnh theo nhóm tuổi
Nhận xét: Đa số người bệnh trong diện nghiên cứu ở độ tuổi 60 - 70 tuổi Lứa tuổi từ 60 - 70 tudi chiếm 64,2%, và ở lứa tuổi <60 tuổi là 21,2%, trên 70 tuổi gặp
14,6%
Trang 28
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ % về giới mắc bệnh
Nhận xét : TỶ lệ Nam mắc bệnh cao hơn Nữ, cụ thể trong tổng số 150 người bệnh nghiên cứu có 83 người bệnh Nam(55,3%) mắc bệnh,nữ có 67 người bệnh(44,7%)
Trang 29
Biểu đồ 3.3 Phân bố tỷ lệ người bệnh theo thời gian phát hiện bệnh
Nhận xét : Thời gian phát hiện bệnh của BN ĐTĐ type 2 chiếm tỉ lệ cao nhất trong khoảng 5- 10 năm (55,2%).Ít gặp nhất ở nhóm có thời gian > 10 năm (chỉ chiém18,6%) Bang 3 2 Dac diém cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu: Đặc điểm Trung bình Glucose 8,34 + 2,67 HbAlc 8,12 + 0,62 CT (mmol/l) 5,27 + 0,56 TG (mmol/l) 2,71 + 0,73 - RLLP : HDL(mmol/) 0,95 + 0,26 LDL(mmol/!) 3,39 + 0,74
Nhận xét : Nồng độ glucose, HbA Ic trung bình trong nhóm nghiên cứu cao
Glucose: 8,34 + 2,67 mmol/l và HbAIc: 8,12 + 0,62 %
- Nồng độ Triglycerid và LDL-C máu trung bình trong nhóm cũng cao, lần lượt là: 2,71 + 0,73 và 3,39 + 0,74, nồng độ cholesterol trung bình trong nhóm là
5,27 + 0,56 mmol/I
Trang 30Bảng 3.3 Phân bố người bệnh dựa vào biện pháp KS Gluose máu ở Tọ và T› Thời điểm To Ts Số lượng | Tỷ lệ%| Số lượng | Tỷ lệ
Biện pháp KS Glucose máu n=150 n=150 %
CD an + luyện tập đơn thuần 32 14,6 11 73 Một loại thuốc 58 38,6 28 18,6 Hai loại thuốc 40 26,7 57 38 Ba loại thuốc 23 15,3 45 30 Bồn loại thuốc Ỹ 4,8 9 6,1
- O thời điểm bắt đầu vào nghiên cứu tỷ lệ người bệnh sử dụng một loại thuốc
Trang 313.2 Kết quả kiểm soát sau khi chăm sóc và điều trị 3 tháng:
Bảng 3.4 So sánh các chỉ số Lâm sàng tại thời điểm \NC với thời điểm T› Cac chi sé To T3 p HA tâm thu 129,81+18,06 118,81+ 14,06 <0,05 HA tam trương 81,66+9,97 76,.66£0,73 > 0,05 BMI 25,2 43.33 93,2 42,76 <0,05 WHR 0,894 0,07 0,874 0,09 > 0,05
Nhén xét: Chỉ sô Huyết áp tâm thu và chỉ sô khôi cơ thê giảm có ý nghĩa sau 3 tháng chăm sóc và điều trị với p<0.05
Bảng 3.5 Giá trị các chỉ số Cận lâm sàngtại thời điểm NC với thời điểm Tì Cac chỉ số To T3 p Glucose 8,26 + 2,49 6,7 + 2,8 < 0,05 HbAIc 8,07 + 0,95 7,4 + 1,85 < 0,05 Cholesterol 5,21 + 0,48 5,12 + 0,57 >0,05 Triglicerid 2,65 + 0,77 2,3 + 0,65 < 0,05 HDL-C 0,97 + 0,23 0,99 + 0,31 > 0,05 LDL-C 3,35 + 0,72 5,2 + 1,10 <0,05
Nhận xét: Chỉ sé glucose mau, HbA Ic, Triglycerid và chỉ số LDL-C giảm có ý nghĩa
sau 3 tháng chăm sóc và điều trị với p < 0,05
Trang 32Bảng 3.6 So sánh giá trị trung bình một số chỉ số giữa hai nhóm:
người bệnh dựa vào chấp hành chế độ điều trị Chỉ số Đơnvị | Chấp hành tốt Chap aay p không tôt Glucose mmol/l : 6,7 + 2,06 8,7 + 2,45 < 0,05 HbAle % 7,05 + 1,1 8,4+ 1,1 < 0,05 BMI kg/m? 22,2 + 2,1 23,4+4,5 < 0,05 Cholesterol mmol/l 4,75+1,1 5,35 + 1,56 > 0.05 Triglycerid mmol/l 2,01 + 0,43 3,15 + 0,87 < 0,05 HDL-C mmol/l 1,12 + 0,46 1,18 + 0,96 > 0,05 LDL-C mmol/l 2,13 + 1,25 3,14 + 1,87 < 0,05 HATT mmHg 119,9 + 18,5 134,2+ 20,12 < 0,05 HATTr mmHg 78,8 + 10,2 88,7+ 11,2 < 0,05
- Gia tị trung bình của các chỉ SỐ glucose, HbA Ic, cholesterol, BMI, HA tâm
thu, HA tâm trương ở nhóm chấp hanh tốt chế độ điều trị đều thấp hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm chấp hành không tốt với p<0,05
- Giá trị trung bình của triglycerid, HDL- C giữa hai nhóm khác nhau không
g8 ý nghĩa thống kê với P > 0.05
Trang 33CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, ngày càng phổ biến, ảnh hưởng tới sức
khỏe, tuổi thọ của hàng triệu người kể cả nam lẫn nữ, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã
hội và mọi trình độ văn hoá khác nhau trên khắp thế giới, bên cạnh đó bệnh đái
tháo đường cũng kéo theo gánh nặng về chi phí điều trị cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế của mỗi gia đình nói riêng và của cả đất nước nói chung Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới hơn 50% người bệnh (BN) ĐTĐ type 2
khi được phát hiện đã có biến chứng ĐTĐ được coi là một yếu tố nguy cơ của các
lý bệnh tim và mạch máu Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tìm mạch ở người bệnh ĐTĐ cao hơn rất nhiều so với những người bình thường Biến chứng ở tìm mạch ở người bệnh ĐTĐ chủ yếu là các bệnh lý: Bệnh mạch vành, bệnh co tim- DTD, bénh tăng huyét áp, bệnh võng mạc, bệnh thận
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
4.1.1.Tuỗi của nhóm bênh nhân đái tháo đường typ 2
* Phân bố tuổi của người bệnh được trình bày ở biểu đồ 3.1, nhóm tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu ở lứa tuổi từ 60 — 70 tuổi chiếm 64,2%, và ở lứa
tuổi < 60 tuổi là 21,2%, trên 70 tuổi gặp 14,6% Hai nhóm tuổi < 60 tuổi va từ 60-
70 tuổi cũng là nhóm tuổi thường gặp ở các nghiên cứu khác: Tác giả Tạ Văn Bình
(2006) nghiên cứu người bệnh đến khám lần đầu ở bệnh viện Nội tiết kết quả nhóm tuổi từ 61- 70 tuổi gặp 39,7%, nhóm tuổi mắc đái tháo đường hay gặp nhất là từ 41- 70 tuổi chiếm 90,4% Và nhóm dưới 40 tuổi gặp có 4,5% Tác giả Nguyễn Huy Cường điều tra dịch tễ người bệnh mắc đái tháo đường tại thành phố Hà Nội: kết quả độ tuổi đưới 40 gặp 0,3%, nhóm tuôi từ 40-65 gặp tăng gấp 10 lần và trên 65 tuổi gấp 20 lần so với nhóm dưới 40 tuổi Phân bố tuổi người bệnh đái tháo đường
của chúng tôi cũng tương tự kết quả của nghiên cứu của Laaksonen DE và cộng sự
(1998- 2004), nhóm tuổi gặp nhiều nhất từ 55 — 70 tuổi chiếm 47,4% Và cũng như
công bố của Li CZ„ Xue YM, Gao F, Wang M (2004) trên 50% số người bệnh đái tháo đường Trung quốc nằm trong độ tuổi 50 — 70 tuôi
Trang 344.1.2 Thời gian phát hiện bệnh của nhóm người bệnh đái tháo đường type 2:
Thời gian phát hiện bệnh: Đối với người bệnh đái tháo đường type 2 bệnh tiến triển âm thầm, từ từ hầu như không có triệu chứng do vậy phát hiện bệnh thường muộn , và nhiều người bệnh khi phát hiện bệnh đã có biến chứng, chính vì vậy gặp
khó khăn trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường týp 2 đạt được mục tiêu Do đặc điểm của bệnh đái tháo đường týp 2 như vậy nên trong nghiên cứu của chúng tôi lấy thời gian mắc bệnh là thời gian người bệnh được phát hiện bệnh Thời gian phát hiện bệnh trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 6,2 + 5,8 năm Trong đó từ
dưới 5 năm chiếm 26,2%, từ 5- 10 chiếm tỷ lệ cao nhất 55,2% và thời gian phát hiện
bệnh trên 10 năm chỉ gặp 18,6% (biểu đồ 3.3) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác hơn một số nghiên cứu khác như : Tác giả Tạ Văn Bình thời gian mắc bệnh dưới 1 nam gap nhiều nhất 51,1%, thời gian mắc bệnh 1-5 năm chiêm 38,1%, từ 5 - 10 năm gặp 7,9% và trên 10 năm chỉ gặp 2,9%, thời gian mặc bệnh trung bình là 3,6 + 3,9 năm Nhưng kết quả của chúng tôi cũng tương tự như kết quả của một số tác giả: Nguyễn Khoa Diệu Vân thời gian mắc bệnh từ 5-10 năm gặp nhiều nhất
chiếm tỷ lệ 43,5%, đưới 5 năm chiếm tỷ lệ 34,8%, thời gian mắc bệnh dưới 1 nam
là 17,4% và trên 10 năm là 11,3% Sangheun Lee khảo sát tại Hàn Quốc (201 1) thời gian bị bệnh trung bình là 6,2 + 4,7 năm
4.1.3 Tình hình bệnh tăng huyết áp:
Tỷ lệ tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường cao là do tình tràng tăng glucose máu làm thay đổi chức năng mạch máu và thúc đây tính nhậy cảm của
mạch máu với huyết áp động mạch và ngựơc lại trên người bệnh tăng huyết áp tình
trạng đề kháng insulin rất hay gặp (50%) và nguy cơ xuất hiện đái tháo đường sau 5
năm gấp 2,5 lần Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 92 BN THA tăng huyết áp
(chiếm 61,3%)
Tỷ lệ tăng huyết áp của chúng tôi tương tự như của một số tác giả trong và ngoài nước: Nguyễn Huy Cường và cộng sự (2003) nghiên cứu điều trị tăng huyết
áp ở người bệnh đái tháo đường typ 2 thấy tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp là 50%
Nghiên cứu của tác giả Tsunoda K và cộng sự tại Nhật bản tỷ lệ tăng huyết áp là
40% ở lứa tuổi 45 tuổi và còn cao hơn tới 70 — 80% ở lứa tuổi trên 70 tuổi, tác giả
Nguyễn Khoa Diệu Vân, năm 2012 tỷ lệ tăng huyết áp là 62.2
Trang 354.1.4.Chỉ số khối cơ thế(BMI) và tỷ số eo/hông (WHR)
Ngày nay tình trạng thừa cân béo phì trong cộng đồng ngày một gia tăng do mức sống của người dân được nâng cao do đó góp phần làm gia tăng tỷ lệ đái tháo đường typ 2 có béo do đề kháng insulin
Chỉ số khối cơ thể và tỷ số eo hông trong nghiên cứu của chúng tôi đều tăng ở nhóm nghiên cưu Đây cũng là đặc điểm lâm sàng nỗi trội ở BN ĐTĐ type 2 có sự
tương quan rất chặt với tỷ lệ béo phì và hiện tượng kháng insulin Do vay trong quy
trình điều trị cần thiết phải lựa chọn nhóm thuốc có tác dụng vào đề kháng insulin
thì mới có hiệu quả Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tư như các nghiên cứu của các tác giả khác: Nguyễn Huy Cường, Nguyễn Khoa Diệu Vân
4.1.5.Tình hình rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ khá cao trong nghiên cứu
chúng tôi,có đến 94/150 BN đái tháo đường có kèm theo rối loạn lipid máu chiếm 62,7% & DTD type 2 Trong đó thành phần hay gặp nhất là TG, HDL-C, LDL-C
Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước khác Nghiên cứu của tác giả Tạ Văn Bình chiếm 68,3% , của Mohamed Abdelrahman và cs rối loạn mỡ máu chiếm 47% , của Ridker PM, (2008) tại Anh là 78,1%
4.1.6.Kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói
Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy tại thời điểm bắt đầu vào nghiên cứu có tới
14,6% người bệnh chỉ thực hiện chế độ dinh dưỡng và luyện tập đơn thuần 38,6 %
số người bệnh chỉ sử dụng 1 loại thuốc uống kiểm soát ølucose máu, sử dụng trên ba
loại thuốc chiếm tỷ lệ rất thấp từ 4,8% đến 15,3% Tình trạng điều trị trước khi vào
nghiên cứu người bệnh chúng tôi còn kém hơn một số nghiên cứu trong và ngoải nước Diabcare — Asia năm 1998 trên 12 nước Châu Á tỷ lệ người bệnh
DTD type2 điều trị bằng thuốc uống nhiều nhất (74,2%), điều trị bằng insulin
chỉ có 10,8%, thực hiện chế độ dinh đưỡng và luyện tập là 5,4% Thực trạng điều
trị của người bệnh trước khi vào nghiên cứu kém như vậy có thể do hiểu biết về tầm
quan trọng của việc kiểm soát bệnh của BN còn hạn chế
Sau 3 tháng quản lý theo phác đồ điều trị tỷ lệ người bệnh sử dụng thuốc đã thay đổi, có 11 BN chỉ điều trị bằng chế độ ăn và luyện tập đơn thuần đạt được mục tiêu
Tỷ lệ BN điều trị phối hợp trên hai loại thuốc tăng lên nhiều so với ban đầu,
Trang 3638% người bệnh phải phối hợp hai loại thuốc và có 6,1% số người bệnh phải sử dụng4 loại thuốc mới đạt được mục tiêu điều trị Chúng tôi nhận thấy việc sử dụng
thuốc cho người bệnh đái tháo đường typ 2 trong nghiên cứu phù hợp với phác đồ
điều trị những năm gần đây của liên đoàn đái tháo đường quốc tế và Hội đái tháo đường Mỹ Mục tiêu của điều trị phối hợp là sử dụng những lợi điểm về cơ chế tác
dụng của các loại thuốc uống khác nhau mà đề ra kế hoạch điều trị thích hợp cho
từng cá thể Điều trị phối hợp sẽ mang lại tác dụng hợp lực, liều của mỗi loại thuốc sẽ thấp hơn, do vậy tác dụng phụ cũng ít hơn
4.1.7.Kết quả kiểm soát các chỉ số lâm sàng, và cận lâm sàng e _ Kết quả kiểm soát chỉ số huyết áp:
Tại thời điểm bắt đầu vào nghiên cứu tỷ lệ người bệnh được kiểm soát huyết
áp tốt chiếm tỷ lệ 48,6 %, chấp nhận được chiếm tỷ lệ 16,7,0%, tỷ lệ người bệnh với
mức độ kiểm soát huyết áp kém là 34,7% (bảng 3.6).Bảng 3.4 biểu thị giá trị chỉ số huyết áp của người bệnh nghiên cứu tại các thời điểm đánh giá cho thấy: ngay
thời điểm ban đầu huyết áp tâm thu trung bình đã cao 129,81 +18,06 mmHg và
huyết áp tâm trương trung bình là 81,66 + 9,97% mmHg Tại thời điểm cuối huyết áp tâm thu trung bình giảm dần, đến được khoảng 10 mmHg (129,81 +£18,06
mmHg xuống 118,81 + 14,06 mmHg), Sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với P < 0,05 Huyết áp tâm trương trung bình thay đổi rất ít giảm tir 81,66 + 9,97 mmHg ở To xuống 76,66+ 6,73 mmHg ở T› Sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê
với p> 0,05 Như vậy kiểm soát huyết áp tâm trương khó hơn nhiều so với kiểm
soát huyết áp tâm thu Kết quả kiểm soát tăng huyết áp chung ở nghiên cứu chúng tôi tương tự như một số nghiên cứu khác, nghiên cứu ở Brazil tỷ lệ tăng huyết áp giảm được 25,4% (từ 71.2% xuống còn 45.8% số người khơng kiểm sốt được)
Chúng tôi cho rằng bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát huyết áp kém như vậy có
lẽ do nguyên nhân người bệnh chưa chấp hành chế độ ăn giảm muối, sử dụng thuốc
điều trị tăng huyết áp không đúng, không đều, nhiều người bệnh hiểu biết về điều trị
tăng huyết áp còn hạn chế, quan niệm là chỉ uống thuốc hạ huyết áp khi đo thấyhuyết áp cao còn nếu bình thường thì không uống thuốc
Trang 37©_ Kiểm soát chỉ số khối cơ thể
Ngày nay tình trạng thừa cân béo phì trong cộng đồng ngày một gia tăng do mức sống của người dân được nâng cao do đó góp phần làm gia tăng tỷ lệ đái tháo
đường typ 2 béo do đề kháng insulin Chính vì vậy chỉ số này là một tiêu chí cần
phải điều chỉnh Tuy nhiêu kết quả điều chỉnh chỉ số khối cơ thể phụ thuộc vào nhiều biện pháp, quan trọng nhất là phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể lực Vì vậy để kiểm soát được chỉ số BMI phải phối hợp nhiều biện pháp
Diễn biến chỉ số BMI trung bình của người bệnh trong thời gian nghiên cứu
được trình bày tại bảng 3.4 kết quả kiểm soát BMI của người bệnh tại thời điểm ban đầu vào nghiên cứu đã ở mức thừa cân (BMI : 25,2 + 3,33 kg/m?) Từ thời điểm T3 đạt được mục tiêu (23,2 + 2,76 kg/m? ) Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với kết quả của tác giả nước ngoải và trongnước
Kết quả kiểm soát chỉ số WHR trung bình của người bệnh trong thời gian nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.4 có thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi chưa có ý nghĩa thống kê
©_.Kết quả kiểm sốt glucose máu lúc đói
Kết quả kiểm soát glucose mau trung bình ở các thời điểm sau được trình bảy
tai bang 3.10 và biểu đồ 3.9 cho thấy giá trị glucose máu trung bình tại thời điểm bắt
đầu vào nghiên cứu (To) ở mức kiểm soát kém: 11,2 + 9,5 mmol/l, sau 3 tháng điều trị đến thời điểm cuối nghiên cứu giá trị glucose máu trung bình đạt được mục tiêu (7,1 + 2,1 mmol/l), sự giảm này có ý nghĩa thống kê với p <0,05 Kết qua glucose mau trung
bình trong một số nghiên cứu trước đó còn ở cao : Chương trình Diabcare — Asia năm
1998 glucose mau trung binh 1a 8,9 + 3,5 mmol/l, Diabcare — Viét Nam nam 2003 glucose mau trung binh 1a 10,2 + 4,2mmol/I
Điều này cho thấy điều trị ngoại trú có kiểm soát đã có hiệu quả nhất định
nhưng còn hạn chế Nhận xét của chúng tôi cũng tương tự như nhận xét của tác giả
Nguyễn Bá Việt, Hoàng Trung Vinh, Nguyễn Hải Thủy
Trang 38e_ Kết quả kiểm soát dựa vào chỉ số HbAIc
Kết quả diễn biến HbAIc trung bình ở các thời điểm nghiên cứu được trình bẩy ở bảng 3.5 Ngay ở thời điểm Tọ chỉ số HbAIc trung bình là 8,07 + 0,95%, đến thời điểm Ts chỉ số HbAIc trung bình đã giảm xuống 7.4 + 1,85%, Kết quả HbAlc
trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi giảm chậm hơn kết quả glucose máu đói Như vậy có thể gián tiếp đánh giá glucose máu sau ăn của người bệnh nghiên cứu kiểm soát chưa được tốt Vì glucose máu sau ăn góp phần làm tăng HbAlc nhiều hơn glucose máu đói Chính vì vậy Hội đái tháo đường Mỹ và Liên đoàn Đái tháo
đường Quốc tế đã khuyến cáo lấy HbAIc là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kiểm
soat glucose mau
e_ Tình trạng kiếm soát các chi sé lipid mau
Thành phần cholesterol toàn phần trung bình (bảng 3.5) của người bệnh ngay thời điểm bắt đầu vào nghiên cứu ở mức cao 5,21 + 0,48 mmol/l Trong quá trình điều trị và theo đối nồng độ cholesterol trung bình tại thời điểm cuối (T3) nồng độ cholesterol trung bình mới kiểm soát được ở mức chấp nhận 5,12 + 0,57 mmol/I Sự giảm có ý nghĩa thống kê
Triglycerid trung bình ngay thời điểm vào nghiên cứu ở mức độ kiểm soát
kém 2,65 + 0,77 mmol/l) (bảng 3.5), trong quá trình theo dõi nồng độ triglycerid
trung bình có giảm ở thời điểm cuối, thời điểm mức kiểm soát triglycerid đạt mục
tiêu 2,3 + 0,65 mmol/l, sự giảm đi có ý nghĩa thống kê Thành phần HDL- C trung
bình từ thời điểm bắt đầu vào nghiên cứu đến thời điểm cuối luôn đạt được mục tiêu
(0,97 + 0,23 mmol/I đến 0,99 + 0,31 mmol/I) Kết thúc quá trình điều trị thành phan
HDL- C càng được cải thiện hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,05(bảng 3.5)
LDL- C trung bình (bảng 3.5) tại thời điểm ban đầu là 3,35 + 0,72 mmol/l &
mức kiểm soát kém Tại thời điểm từ T› nồng độ LDL-C trung bình giảm nhiều hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
e_ Tình trạng kiểm soát các chỉ số dựa vào việc chấp hành chế độ điều trị
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, thời gian điều trị kéo
dài suốt cuộc đời, tình trạng biến chứng của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào kết quả
kiểm soát các chỉ số lâm sàng, xét nghiệm, mà kết quả kiểm soát các chỉ số liên
Trang 39quan nhiều đến sự tuân thủ của người bệnh Một số Hiệp hội đã quan tâm đến vấn đề này và đưa ra những tiêu trí để đánh giá việc tuân thủ điều trị của người bệnh
Bảng cho thấy kết quả ở nhóm chấp hành tốt chế độ điều trị tỷ lệ các chỉ số
kiểm soát tốt và chấp nhận được cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chấp hành chưa tốt chế độ điều trị So sánh giá trị trung bình một số chỉ số giữa hai nhóm bệnh
nhân chấp hành tốt và chấp hành chưa tốt chế độ điều trị cũng thấy có sự khác biệt
rõ rệt đối với một số chỉ số Trong đó giá trị trung bình glucose mau, HbAlc, BMI, triglycerit, LDL-cholesterol, huyết áp ở nhóm chấp hành tốt chế độ điều trị đều thấp hơn có ý nghĩa (p <0,05), giá trị trung bìnhcholesterol và HDL-C của hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê Như vậy rõ ràng việc chấp hành chế độ điều trị ảnh hưởng lớn đến kết quả kiểm soát các chỉ số ở người bệnh đái tháo đường Tỷ lệ chấp hành tốt chế độ điều trị tăng cao cũng là do công tác tư vấn giáo dục làm đều đặn do vậy người bệnh nâng cao được kiến thức và ý thức chấp hành
Nhiều tác giả đánh giá tình trạng kiểm soát các chỉ số ở người bệnh đái tháo đường dựa vào tuân thủ chế độ điều trị Vũ Tiến Thắng (2005) cũng nhận thấy có sự
liên quan giữa kiểm soát các chỉ số với tuân thủ chế độ điều trị 100% người bệnh
không tuân thủ thường xuyên chế độ ăn uống và chế độ dùng thuốc điều trị có nồng độ HbAIc kiểm soát kém (HbAIc > 9%) Những người bệnh tuân thủ thường xuyên
có 9,1% người bệnh đạt được mức kiểm soát tối ưu nồng độ HbA1ec (HbA Ic < 7%) và 18,2% người bệnh đạt mức kiểm sốt chấp nhận được
Hồng Trung Vinh, Phùng Mạnh Hà (2007) khi so sánh tỷ lệ người bệnh ở các mức kiểm soát ở hai nhóm chấp hành tốt và chấp hành chưa tốt chế độ điều trị cũng
nhận thấy: Ở nhóm chấp hành tốt chế độ điều trị có tỷ lệ người bệnh với các chỉ số
được kiểm soát ở mức tối ưu và chấp nhận được cao hơn so với nhóm chấp hành
không tốt Ngược lại ở nhóm người bệnh chấp hành chưa tốt có tỷ lệ kiểm soát các
chỉ số ở mức kém cao hơn so với nhóm ngược lại
Nghiên cứu UKPDS 33 đã cho thấy kiểm soát glucose máu ở nhóm điều trị
tích cực có hiệu quả rõ rệt hơn nhóm điều trị thường quy HbAIc trung bình là 7% ở
nhóm điều trị tích cực so với 7,9% ở nhóm điều trị thông thường Với sự khác biệt
này đã làm cho nhóm điều trị tích cực giảm được tất cả biến chứng liên quan đến
Trang 400,0099), giảm 16% NMCT(p= 0,0520, giảm các trường hợp mỗ thay thé tinh thé
24%, diễn tiến bệnh lý võng mạc giảm 21%, giảm 33% microalbumin niệu, giảm 6-
10% tỷ lệ tử vong liên quan đến đái tháo đường
Qua kết quả trên chúng tôi thấy việc chấp hành chế độ điều trị cần được quan tâm, đề cập đến khi khảo sát tình hình kiểm soát các chỉ số ở người bệnh đái tháo
đường typ 2 và nên đưa vào tiêu trí để tư vấn, giáo dục cho người bệnh chấp hành
tốt chế độ điều trị giúp làm giảm biến chứng cho người bệnh đái tháo đường, nâng cao chât lượng cuộc sông