TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ChấtLượng Cao khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing” được xâydựng tr
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CHẤT LƯỢNG CAO KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Khoa: Quản trị kinh doanh
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan Báo cáo này chưa từng được nộp cho bất kỳ một chươngtrình nghiên cứu nào cũng như cho bất kỳ một chương trình cấp bằng nào khác Các đoạntrích dẫn và số liệu trong đề tài được thu thập và sử dụng một cách trung thực và minhbạch
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứluận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứunào khác trước đây Những tư liệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn gốc và trích dẫnrõ ràng
Trân Trọng!
TP.HCM, ngày 15 tháng 11 năm 2021
Nhóm nghiên cứu
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên nhóm nghiên cứu chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đếnquý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Tài chính – Marketing, đã trang bịcho chúng tôi kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian chúng tôi theo học tạitrường
Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Phi Hoàng – Giảng viên khoaQuản trị kinh doanh, trường Đại học Tài chính – Marketing Thầy là người đã truyền đạtkiến thức giúp nhóm nghiên cứu hiểu về phương pháp nghiên cứu khoa học, nhờ sự chỉdạy tận tình của thầy mà nhóm nghiên cứu chúng tôi đã hoàn thành đúng tiến trình củaluận văn này
Lời nói cuối cùng, nhóm nghiên cứu xin cảm ơn tất cả những người bạn, và đồngnghiệp đã giúp đỡ cho chúng tôi rất nhiều trong thời gian học tập Nhóm nghiên cứu rấtcảm ơn các cá nhân – những người đã tham gia giúp tôi trả lời khảo sát, để chúng tôi cóthể hoàn thành nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ChấtLượng Cao khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing” được xâydựng trên nền tảng các nghiên cứu trong nước và thế giới về kết quả học tập của sinh viênChất Lượng Cao khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing Cácyếu tố ảnh hưởng dựa trên các nghiên cứu và đã được điều chỉnh cho phù hợp với sinhviên Chất Lượng Cao khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing.Nghiên cứu đề xuất có 8 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Chất LượngCao khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing gồm: (1) Động cơhọc tập, (2) Kiên định học tập, (3) Cạnh tranh học tập, (4) Ấn tượng trường học, (5) Cơsở vật chất, (6) Việc làm thêm, (7) Chất lượng giảng viên, (8) Phương pháp học tập.Nhóm nghiên cứu dùng phần mềm Smart PLS phiên bản 3 để phân tích dữ liệu đã thuthập được Việc đánh giá một mô hình nghiên cứu gồm 2 phần: đánh giá mô hình đolường và đánh giá mô hình cấu trúc Việc đánh giá mô hình đo lường để xem xét độ tincậy của thang đo Các thang đo sẽ được kiểm định tính đơn hướng, độ tin cậy, giá trị hộitụ và giá trị phân biệt Việc đánh giá mô hình cấu trúc bao gồm sáu bước: (1) đánh giávấn đề đa cộng tuyến của mô hình cấu trúc; (2) đánh giá mức ý nghĩa và sự liên quancủa các mối liên hệ trong mô hình cấu trúc; (3) đánh giá mức độ R2 ; (4) đánh giá hệ sốtác động f2 ; (5) đánh giá sự liên quan của dự báo Q2 ; (6) đánh giá hệ số tác động q2(Hair và ctg, 2017) Mẫu khảo sát trong nghiên cứu thu được n=301 mẫu là sinhviên Chất Lượng Cao khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing.Trong 8 yếu tố đề xuất của mô hình nghiên cứu, kết quả khảo sát và kiểm định mô hìnhcho thấy tất cả các yếu tố đều phù hợp Kết quả nghiên cứu chỉ ra yếu tố về chương trìnhđào tạo đã tác động mạnh mẽ đến kết quả học tập của sinh viên Chất Lượng Cao khoaQuản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing Dựa vào kết quả nghiên cứu
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Chất Lượng Caokhoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính – Marketing” nhóm đã đề xuất một
Trang 6số hàm ý để khoa Quản trị Kinh Doanh tham khảo, từ đó có những điều chỉnh thích hợpcho chiến lược phát triển đến kết quả học tập của sinh viên Chất Lượng Cao khoa Quản
trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính - Marketing
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng khảo sát 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu 3
1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
1.8 Cấu trúc của đề tài 4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 Một số khái niệm 5
2.1.1 Khái niệm sinh viên 5
2.1.2 Kết quả học tập 5
2.2 Các lý thuyết 6
2.2.1 Các lý thuyết về kinh tế giáo dục 6
2.2.2 Lý thuyết về vốn con người 6
2.2.3 Lý thuyết đánh giá kết quả học tập 7
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập 8
2.3.1 Động cơ học tập 8
2.3.2 Tính kiên định học tập 8
Trang 82.3.3 Cạnh tranh học tập 9
2.3.4 Ấn tượng trường học 10
2.3.5 Cơ sở vật chất 11
2.3.6 Chất lượng giảng viên 11
2.3.7 Việc làm thêm 12
2.3.8 Phương pháp học tập 13
2.4 Các mô hình nghiên cứu liên quan 17
2.4.1 Các mô hình nghiên cứu trên thế giới 17
2.4.2 Các mô hình nghiên cứu ở Việt Nam 19
2.5 Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây 20
2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất 21
Tóm tắt chương 2 23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Quy trình nghiên cứu 24
3.2 Thang đo 24
3.3 Xác định cỡ mẫu 29
3.3.1 Xác định cỡ mẫu 29
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu 29
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 30
3.4.1 Nghiên cứu sơ bộ 30
3.4.2 Nghiên cứu chính thức 30
Tóm tắt chương 3 32
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
4.1 Tổng quan về Trường Đại học Tài chính Marketing 33
4.2 Đặc điểm mẫu khảo sát 36
4.3 Phân tích dữ liệu: 37
4.3.1 Đánh giá mô hình đo lường: 38
4.3.2 Đánh giá mô hình cấu trúc 44
Tóm tắt chương 4 49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
Trang 95.1 Kết luận 50
5.2 Hàm ý thực tiễn 51
5.2.1 Chất lượng giảng viên: 51
5.2.2 Kiên định học tập 52
5.2.3 Việc làm thêm 53
5.2.4 Động cơ học tập 55
5.3 Hạn chế của nghiên cứu 56
5.4 Đề xuất ý kiến: 56
Tóm tắt chương 5 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .
59
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước đây 20
Bảng 3.1: Cỡ mẫu đề nghị khi sử dụng PLS-SEM với độ nhạy thống kê 80% 28
Bảng 4.1: Thông tin đối tượng khảo sát 36
Bảng 4.2: Hệ số tải nhân tố 38
Bảng 4.3: Giá trị hệ số tin cậy tổng hợp 40
Bảng 4.4: Giá trị phương sai trích trung bình 41
Bảng 4.5: Giá trị cross-loading 41
Bảng 4.6: Giá trị Formell-Larckel 43
Bảng 4.7: Chỉ số VIF 44
Bảng 4.8: Bảng đánh giá mối quan hệ 45
Bảng 4.9: Giá trị R2 46
Bảng 4.10: Hệ số tác động f2 46
Bảng 4.11: Giá trị dự báo Q2 47
Bảng 4.12: Giá trị hệ số q2 47
Bảng 5.1: Các giả thuyết kiểm định và kết luận
50 Bảng 5.2: Thông tin trọng số trong “Chất lượng giảng viên ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên CLC Khoa QTKD Trường ĐHTài chính Marketing”
51 Bảng 5.3: Thông tin trọng số trong “Kiên định học tập ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên CLC Khoa QTKD Trường ĐHTài chính Marketing” 52
Trang 11Bảng 5.4: Thông tin trọng số trong “Việc làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinhviên CLC Khoa QTKD Trường ĐHTài chính Marketing” 53 Bảng 5.5: Thông tin trọng số trong “Động cơ học tập ảnh hưởng đến kết quả học tập sinh viên CLC Khoa QTKD Trường ĐHTài chính Marketing” 55
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của đề tài 20 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 22
Trang 13DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NCKH : Nghiên cứu khoa học
PLS-SEM : Phần mềm thống kê cho nghiên cứu
EFA : Phương pháp phân tích nhân tố khám
phá
CFA : Phương pháp phân tích nhân tố khẳng
định SEM : Phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính
AVE : Giá trị phương sai trích trung bình
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài
Nằm trong xu thế phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hộinhập quốc tế, ngành giáo dục nước ta luôn phấn đấu, tăng cường phát triển đào tạo ranguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước, đặc biệt
là sự chú trọng trong đào tạo đại học Chất lượng đào tạo là nhân tố quan trọng tác độngđến sự phát triển của một quốc gia Chất lượng đào tạo được nhìn nhận một phần thôngqua kết quả học tập của sinh viên
Như chúng ta đã biết, môi trường học tập trong đại học đòi hỏi phải có sự tự giác,nỗ lực của cá nhân rất lớn, đặc biệt là hình thức đào tạo theo tín chỉ Tuy nhiên nhiều sinhviên hiện nay vẫn không đạt được kết quả mong muôn mặc dù có sự chăm chỉ nhưng cóthể là vì phương pháp học tập của học chưa thực sự đúng đắn Thực tế khác cho thấy sinhviên đại học sau khi ra trường muốn tìm được một việc làm đúng chuyên ngành, ổn địnhthì rất khó với tấm bằng trung bình và cơ hội cao hơn khi họ có tấm bằng cao hơn Chínhvì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên là vôcùng cần thiết Làm thế nào để quản lý, chia phối, điều chỉnh các yếu tố khác nhau đó đểsinh viên có kết quả học tập cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Trường Đại học Tài chính – Marketing là một trường được thành lập năm 1976 vớitên ban đầu là trường Cán bộ Vật giá Trung ương, đến năm 2004 trường được nâng cấpthành trường đại học, nhưng hoạt động theo cơ chế bán công, đến năm 2009 Đại học báncông Marketing trở thành trường đại học công lập, và mang tên như ngày nay Trườngluôn phấn đấu phát triển đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệpphát triển của đất nước, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy, điều kiện cơ sởvật chất và các yếu tố khác nhằm tạo cho sinh viên môi trường học tập hiệu quả
Là sinh viên hệ chất lượng cao khoa Quản trị kinh doanh (QTKD) của trường, thôngqua quá trình học tập, nghiên cứu và quan sát, chúng tôi nhận thấy vấn đề về kết quả học
Trang 15tập của sinh viên trong trường hết sức đáng quan tâm, trong đó sinh viên chất lượng caokhoa Quản trị kinh doanh cũng nằm trong tình trạng này Xuất phát từ sự thắc mắc và tò
mò muốn tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của sinh viên trong trườngchủ yếu là ở thang trung bình – khá , đề tài lại mang tính mới đối với nhà trường, do vấnđề trên chưa được thực hiện nghiên cứu Do đó, tôi đã lựa chọn tiến hành nghiên cứu vấnđề này đối với sinh viên của trường Tuy nhiên, do sự hạn chế khả năng và tiềm lực kinh
tế vì vậy tôi lựa chọn thực hiện nghiên cứu với riêng sinh viên hệ chất lượng cao khoa
QTKD của trường, với đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chất lượng cao khoa quản trị kinh doanh, trường Đại học Tài chính – Marketing”, mong
muốn tìm hiểu và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sinh viênthông qua kết quả học tập Từ đó, có thể góp phần đưa ra những lời khuyên thiết thựcgiúp cải thiện kết quả học tập cho sinh viên chất lượng cao khoa QTKD nói riêng và nângcao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Mục tiêu chung của đề tài là xác định các yếu tố đến kết quả học
của sinh viên hệ Chất Lượng Cao, khoa QTKD của Trường Đại Học Tài Chính
Marketing Từ kết quả đạt được, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng học tập của sinh viên hệ Chất Lượng Cao Mục tiêu cụ thể
+ Xác định thực trạng và kết quả học tập của sinh viên hệ Chất Lượng Cao khoaQTKD, Trường Đại Học Tài Chính Marketing;
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên hệ CLC khoa QTKD, Trường Đại Học Tài Chính Marketing;
+ Nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp được đúc kết từ kết quả nghiên cứu để đềxuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, kết quả học tập của sinh viên hệ CLCkhoa
QTKD, Trường Đại Học Tài Chính Marketing
Trang 161.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Chất Lượng Cao khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tài chính - Marketing
1.4 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát: Sinh viên Chất Lượng Cao khoa Quản trị Kinh doanh
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Sinh viên Chất Lượng Cao khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học
Tài chính – Marketing
- Thời gian: Từ ngày 11 tháng 5 năm 2021 đến ngày 15 tháng 11 năm 2021
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu địnhtính và phương pháp nghiên cứu định lượng
+ Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc nghiên cứu tài liệu vàthảo luận nhóm nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Chất Lượng Cao khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Tài chính - Marketing
+ Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc phát bảng hỏi khảosát trực tiếp hoặc bảng hỏi trực tiếp cho sinh viên Chất Lượng Cao khoa Quản trị kinhdoanh trường Đại học Tài chính - Marketing
1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Hiện nay, sinh viên là một trong những nguồn lao động trẻ trí thức dồi dào, là nguồnsức mạnh tiềm năng của đất nước luôn phải dõi theo từng ngày, vì đó còn là hạt giống xây
Trang 17dựng đất nước lớn mạnh ở cả hiện tại và tương lai Kết quả học tập của sinh viên cũng làvấn đề rất quan trọng
Sinh viên khoa QTKD của trường ĐH Tài chính Marketing cũng là một trong những nguồn lực quan trọng của xã hội sau này, đã được qua đào tạo về quản lí nguồn nhân lực, quản li các vấn đề xã hội, chính sách xã hội Nguồn nhân lực tương lai này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đồng thời trường ĐH Tài chính Marketing là một trong số các trường đại học trên cả nước đào tạo về khoa QTKD Thông qua khảo sát cho thấy kết quả học tập củasinh viên chất lượng cao khoa QTKD tương đối thấp từ đó đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn tới kết quả học tập của sinh viên chất lượng cao khoa QTKD lại có kết quả thấp
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp sinh viên có những kế hoạch kích thích cầnthiết để làm tăng hiệu quả học tập của sinh viên cũng như hiệu quả đào tạo của nhàtrường Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng giúp cho chính bản thân các sinh viên nhậnbiết rõ được tầm quan trọng của các yếu tố trên để từ đó cải thiện kết quả học tập củamình trong quá trình học tập tại trường Ngoài ra, dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả đưa
ra những khuyến nghị với nhà trường để đạt hiệu quả đào tạo tốt hơn và sinh viên khoaQTKD có hướng học tập tốt hơn trong quá trình học tập tại trường
1.8 Cấu trúc của đề tài
Nội dung đề tài gồm 5 phần:
• Chương 1: Tổng quan về đề tài
• Chương 2: Tổng quan lý thuyết
• Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
• Chương 4: Phân tích kết quả khảo sát
• Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 18CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Một số khái niệm
2.1.1 Khái niệm sinh viên
Theo Từ điển Giáo dục học: Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng,
đại học [7; tr.71]; Theo Luật Giáo dục đại học: Sinh viên là người đang học tập và
nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng,chương
trình đào tạo đại học
Nói tóm lại sinh viên là những người đang học, đang được đào tạo theo chươngtrình cao đẳng hoặc đại học Ở đây, họ được dạy về chuyên sâu vào các ngành một cáchbài bản để chuẩn bị cho công việc sau này Họ được xã hội công nhận thông qua nhữngthành tích đạt được trong suốt quá trình học tập Quá trình học tập của các em theo mộtphương pháp bài bản, tức là các em phải học qua trung học cơ sở và tiểu học
2.1.2 Kết quả học tập
Theo Võ Thị Tâm (2010), Kết quả học tập là kiến thức, kỹ năng thu nhận của sinhviên Các trường đại học cố gắng trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng họ cần Sinh viên vào các trường đại học cũng kỳ vọng sẽ thu nhận kiến thức cần thiết để phục vụquá trình làm việc và phát triển sự nghiệp của họ.”
Theo Nguyễn Đình Thọ (2009), Kết quả học tập được định nghĩa là những đánh giátổng quát của chính sinh viên về kiến thức kỹ năng mà họ tích lũy được trong quá trìnhhọc taajo các môn học tại trường
Theo Lê Thị Thu Liễu, Huỳnh Xuân Nhựt (2009), Kết quả học tập là gồm các kiếnthức, kỹ năng và thái độ mà người học có được trong quá trình học tập và rèn luyện tạitrường Kết quả học tập là bằng chứng cho sự thành công của sinh viên về kiến thức, kỹnăng, năng lực và thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục
Trang 19Nói tóm lại chúng ta có thể hiểu kết quả học tập là sản phẩm thu được từ một quátrình học và rèn luyện Kết quả học tập của sinh viên được biểu hiện thông qua kết quảđánh giá quá trình học tập của sinh viên và khả năng vận dụng kiến thức tổng thể vàothực tiễn
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá một phần qua điểm số theo thang điểmđã được quy định, một phần được đánh giá qua điểm rèn luyện của sinh viên thể hiện quaý thức học tập hay tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao,…
2.2 Các lý thuyết
2.2.1 Các lý thuyết về kinh tế giáo dục
Theo Bùi Chí Bình (2014), kinh tế học giáo dục là một khoa học nghiên cứu làm thế nào để phân bổ nguồn lực khan hiếm một cách tối ưu trong giáo dục để đạt được hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội Kinh tế học giáo dục là một khoa học liên ngành được hình thành chủ yếu trên cơ sở là kinh tế học và giáo dục học (Phan Văn Kha và Nguyễn Lộc, 2011) Còn theo Dearden, Machin và Vignoles (2009), kinh tế học giáo dục là làm cách nào tốt nhất để phân bổ các nguồn lực khan hiếm trong giáo dục
Theo Nguyễn Văn Hộ (2001), kinh tế học giáo dục là khoa học kinh tế vận dụngmột ngành phi sản xuất vật chất, tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hộithông qua việc tái sản xuất sức lao động ngành nghề cho xã hội Kinh tế học giáo dục gópphần làm sáng tỏ mặt kinh tế trong sự vận động của cả quá trình giáo dục và từng thành tốtồn tại trong quá trình giáo dục
2.2.2 Lý thuyết về vốn con người
Cơ sở của lý thuyết vốn con người là những sự đầu tư vào con người để gia tăng năng suất lao động của họ Những sự đầu tư này bao gồm đào tạo trong trường và đào tạo trong quá trình làm việc Khái niệm đầu tư cũng bao hàm cả đầu tư dưới dạng chăm sóc sức khỏe và tìm kiếm thông tin thị trường lao động qua quá trình tìm kiếm việc làm
Trang 20Lý thuyết vốn con người nhấn mạnh đến khái niệm các cá nhân là những nhà đầu tư,cũng như các công ty trong các lý thuyết đầu tư vốn hữu hình Lý thuyết này cho rằng cáccá nhân sẽ đầu tư vào giáo dục để kiếm được lợi ích cao hơn vào những năm sau ở tươnglai Sự đầu tư này bao gồm các chi phí học tập và việc mất thu nhập trong ngắn hạn Tuy nhiên, nhà đầu tư hy vọng sẽ đạt được thu nhập cao trong tương lai Lý thuyết vốncon người là nền tảng phát triển của các lý thuyết kinh tế
Theo Mincer (1989), “Vốn con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình pháttriển kinh tế: (i) nó là các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người làyếu tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động “thô” (không có
kỹ năng) để tạo ra sản phẩm; (ii) nó là kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bảncủa phát triển kinh tế.” (trích từ Bùi Quang Bình, 2009)
Lý thuyết vốn con người được xem như lý do để chứng minh rằng nhu cầu đi họccủa của mỗi người là luôn thường trực và là mục tiêu quan trọng của mỗi người luônmong muốn đạt được
2.2.3 Lý thuyết đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập là xác định mức độ của trình độ kiến thức kỹ năng, kỹxảo của học sinh/sinh viên thông qua công cụ đo lường kiểm tra
Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập có mối liên hệ khăng khít với nhau, trong đókiểm tra là phương tiện còn đánh giá là mục đích Không thể đánh giá mà không dựa vàokiểm tra Thi là một hình thức kiểm tra có tầm quan trọng và cho điểm là dạng đánh giá phổ biến xác định bằng định lượng trình độ của học sinh/sinh viên
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học, nó mang tầm quantrọng lớn vì không có kiểm tra và đánh giá thì quá trình dạy học không hoàn tất
Đánh giá kết quả học tập cần tuân theo các nguyên tắc: đánh giá phải khách quan,đánh giá phải dựa vào mục tiêu dạy học, đánh giá phải toàn diện, đánh giá phải thườngxuyên và có kế hoạch, và cuối cùng là đánh giá phải nhằm để cải tiến tốt hơn
Trang 212.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập
2.3.1 Động cơ học tập
“Động cơ ám chỉ những nỗ lực cả bên trong lẫn bên ngoài của một con người cótác dụng khơi dậy lòng nhiệt tình và sự kiên trì theo đuổi một cách thức hành động đã xácđịnh.” Động cơ làm ảnh hưởng tới hiệu suất công việc của nhân viên (Quản trị học -PGS.TS Lê Thế Giới)
Theo Gardner động cơ học tập bao gồm bốn nhân tố chính: mục đích đề ra, nỗ lựccủa bản thân, mong muốn đạt được mục tiêu đã đề ra và thái độ đúng đắn với hành vi củacon người (Gardner 1985:50) (Trần Thị Thu Trang - Khoa Ngôn ngữ&Văn hóa PhươngTây)
Trong giáo dục, sự khác biệt về khả năng cũng như động cơ học tập của sinh viênảnh hưởng đến hiệu quả học tập và giảng dạy đã được nhiều nhà nghiên cứu tập trungtrong nhiều năm Động cơ học tập của sinh viên (gọi tắt là động cơ học tập) được địnhnghĩa là lòng ham muốn tham dự và học tập những nội dung của môn học hay chươngtrình học
Việc xây dựng và đo lường khái niệm động cơ học tập thường dựa vào phương pháp tựđánh giá hiệu quả Trong khi khả năng học tập phản ánh năng lực của sinh viên trong họctập, động cơ học tập là quá trình quyết định của sinh viên về định hướng, thang độ tậptrung và nỗ lực của sinh viên trong quá trình học tập KQHT của sinh viên sẽ gia tăng khiđộng cơ học tập của họ cao vì thang độ cam kết vào việc tích lũy kiến thức và ứng dụngnhững chiến lược học tập có hiệu quả (Nguyễn Đình Thọ& ctg, 2009, tr 325) Vì vậy,động cơ
học tập ảnh hưởng rất lớn đến KQHT của sinh viên.” (Võ Thị Tâm, 2010, tr.22)
Có thể hiểu một cách khái quát rằng động cơ học tập của sinh viên là động cơ kíchthích sinh viên học tập, trên cơ sở nhu cầu nâng cao kiến thức, sinh viên mong muốn nắmvững và nắm chắc kiến thức, chuyên ngành đã và đang theo đuổi
Trang 222.3.2 Tính kiên định học tập
Britt & cộng sự (2001) định nghĩa tính kiên định là một thuộc tính của khả năngphục hồi tâm lý trong học tập, ngoài ra nó còn liên quan đến sức khỏe thể chất và tâm lýcủa một người Tính kiên định trong học tập được hiểu là một trạng thái tâm lý liên quantới sự bền bỉ, khả năng phục hồi, sức khỏe tốt và hiệu suất làm việc dưới áp lực của căngthẳng (Bartone & cộng sự, 2009) và được sử dụng để mô tả tính cam kết, kiểm soát vàthử thách của từng cá nhân trong cuộc sống của họ (Maddi & cộng sự, 2006)
“Những trở ngại về tâm lý, ví dụ như căng thẳng (stress), có thể ảnh hưởng đếnhiệu quả làm việc và học tập của con người Để khắc phục những trở ngại về tâm lý này,con người cần có tính kiên định cao trong cuộc sống Tính kiên định là một khái niệmtiềm ẩn thể hiện thái độ của con người thông qua sự cam kết, kiểm soát và thử thách trongcuộc sống Cam kết thể hiện qua việc dồn hết tâm trí và sức lực khi tham gia một côngviệc hay đối phó với một vấn đề nào đó Kiểm soát nói lên xu hướng chịu đựng và hànhđộng tích cực của một cá nhân khi đương đầu với những bất trắc xảy ra Thử thách biểuthị niềm tin về sự thay đổi trong cuộc sống Thay đổi là động lực hấp dẫn, không phải làmối đe dọa cho sự phát triển (Britt & ctg, 2001 - trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ, 2010,tr.11-12)
Nói tóm lại, tính kiên định giúp con người biến những vấn đề căng thẳng thànhnhững vấn đề hoặc cơ hội bình thường, đồng thời giúp cải thiện hiệu quả công việc vàchất lượng cuộc sống Tương tự như trong cuộc sống, khi học đại học, các bạn sinh viênthường gặp phải áp lực rất lớn trong quá trình học tập Học sinh có tính nhất quán caotrong học tập và họ có thể kiểm soát được căng thẳng trong quá trình học Vì vậy, kiênđịnh học tập ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên Kiên định trong học tậpgiúp sinh viên có thể đạt kết quả học tập hiệu quả, tiến bộ hơn
2.3.3 Cạnh tranh học tập
Trang 23“Mối quan hệ giữa con người với nhau trong một xã hội là một mối quan hệ phứctạp và thay đổi theo từng hoàn cảnh, thời gian, khác nhau Các nhà tâm lý học đã thựchiện nhiều nghiên cứu để khám phá các mối quan hệ này và đề xuất khái niệm cạnh tranhcá nhân Cạnh tranh cá nhân là một khái niệm đóng vai trò quan trọng trong quan hệ xãhội con người Các nghiên cứu trong lĩnh vực cạnh tranh cá nhân cho rằng con ngườisống trong xã hội tin rằng để thành công trong cuộc sống và để đạt được thành quả về vậtchất cũng như tiếng tăm, họ cần phải làm việc cật lực, nghĩa là họ có định hướng cạnhtranh
Hay nói cách khác, cạnh tranh của các cá nhân là một quá trình xuất hiện trong hầu hếtcác xã hội Tuy nhiên có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về cạnh tranh cá nhân
và nó có thể có nghĩa tích cực hay tiêu cực” (Kildea, 1983 - trích dẫn từ Nguyễn ĐìnhThọ& ctg, 2009, tr.330-331)
Có nhiều quan điểm về cạnh tranh, trong đó nối bật nhất là cạnh tranh thắng thế vàcạnh tranh phát triển Quan điểm cạnh tranh thắng thế mang nhiều hàm ý tiêu cực của tínhcạnh tranh, họ đề cao tính cách cá nhân Những người có tính cạnh tranh trên luôn táchbiệt cái tôi của mình và người khác trong xã hội Bên cạnh đó là cạnh tranh phát triểndùng để chỉ hướng cạnh tranh phát triển khả năng của mỗi người Khác với những ngườicó quan điểm cạnh tranh thắng thế, những người có thái độ cạnh tranh phát triển có xuhướng là cá nhân họ không thể tách rời khỏi những người khác
Cạnh tranh cá nhân trong quan hệ giữa các sinh viên với nhau trong trường đại họcthường mang tính chất cạnh tranh phát triển Các sinh viên vừa cạnh tranh và vừa hợp tácvới nhau để có thể đạt được thành quả cao nhất trong học tập Sinh viên có mức độ cạnhtranh trong học tập cao họ thường sử dụng cạnh tranh như là đòn bẩy để tự phát triển khảnăng của mình Những sinh viên này quan niệm là cá nhân họ không thể tách rời khỏinhững sinh viên khác trong lớp, họ luôn hợp tác với các thành viên khác trong lớp Nhưvậy cạnh tranh trong học tập làm việc học mang lại hiệu quả cao Vì vậy, cạnh tranh họctập ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên
Trang 24Tương tự như một tổ chức kinh doanh, trường đại học là tổ chức cung cấp tri thức(dịch vụ) cho sinh viên Ấn tượng thương hiệu trường đại học đóng vai trò quan trọng đốivới những ai có liên quan, trong đó người sử dụng sản phẩm (nhà tuyển dụng), gia đình,sinh viên, giảng viên, đối với sinh viên, người thụ hưởng trực tiếp dịch vụ của trườngđại học, ấn tượng về trường đại học sẽ là điểm cơ bản để họ nhận dạng các trường đạihọc Khi họ cảm nhận một trường đại học có tiếng tăm, họ có xu hướng tin tưởng rằngtrường đại học này có chất lượng và họ sẽ có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp,trường đại học sẽ trang bị cho họ những hành trang cần thiết trong công việc sau này.Cảm nhận này cũng giúp họ củng cố niềm tin trong học tập (Nguyễn Đình Thọ & ctg,
2009, tr 329)
Sinh viên có ấn tượng tốt về trường đại học sẽ làm gia tăng kết quả học tập Vì vậy,ấn tượng trường học có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
2.3.5 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất, kỹ thuật trường học là những hệ thống các phương tiện vật chất và
kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc giáo dục và đào tạo toàn diện học sinhtrong nhà trường
Trang 25Các nghiên cứu tại Việt Nam: Lê Đình Hải (2016), Nguyễn Thị Phương Thảo (2014) cũng tìm ra rằng cơ sở vật chất có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập và kiến thứcthu nhận của sinh viên
2.3.6 Chất lượng giảng viên
Chất lượng giảng viên thể hiện thành quả đạt được của người học so với mục tiêu đào tạo; mức độ đáp ứng của người giảng viên so với các quy định của nhà trường
Theo Halstead (2004), “vì giáo viên có trách nhiệm đặc biệt trong việc nuôi dưỡngtrẻ và phát triển nhận thức về tinh thần và đạo đức, cuộc sống, niềm tin, tính cách và tínhtoàn vẹn đạo đức của họ cũng quan trọng như chuyên môn học thuật” Abdul Aziz (1995)trong nghiên cứu của mình đã phát hiện ra rằng “các giảng viên giáo dục không khắc họatính cách và đặc điểm tốt và do đó, họ không thể trở thành tấm gương cho học sinh”.Trong một cuộc khảo sát khác của Mohamad Sahari và Hassan Langgulung (1999), “ sinhviên không hài lòng với đặc điểm của giảng viên của họ Các sinh viên lý luận rằng một
số giảng
viên không nội tâm hóa những điều mà họ đã rao giảng”
Các nghiên cứu khác nhau (Blair 2000b; Darling-Hammond 2000; Hanushek 1971,)phát hiện các yếu tố như khả năng nhận thức, kiến thức chủ đề, kiến thức giảng dạy vàcác hành vi học tập, cấp phép và giảng dạy trong lớp học có liên quan đến chất lượnggiảng viên và tăng kết quả học tập của sinh viên
2.3.7 Việc làm thêm
Đối với SV nói chung, chi phí cho việc học tập tại trường đại học và sinh hoạt làmột khoản tiền không hề nhỏ như là: tiền học phí, tiền nhà, ăn, ở, các khoản tiền phátsinh,… rất nhiều khoản tiền phải đóng góp Tiếp nhận trợ cấp từ gia đình đôi khi khôngđáp ứng đủ nhu cầu của nhiều SV Do đó nhiều sinh viên đã nghĩ tới việc đi làm thêm, đểcó thêm phần thu nhập đáp ứng phần nào cho các khoản chi tiêu, cũng như các chi phíphát sinh khác
Trang 26Mặt khác, nước ta hiện nay đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới, dođó lao động cũng phải có nhiều hiểu biết, kinh nghiệm và khả năng làm việc chuyênnghiệp Vì vậy, để hoà nhập với xã hội, là SV chúng ta cần có trách nhiệm tự tích luỹ chobản thân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Theo Đinh Văn Hường: “Việc làmthêm đối với SV theo quan điểm của tôi có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫnđang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình với mục đíchcó thêm thu nhập với mục tiêu học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, cọ sát hơn về thưc tế cuộcsống…” (trích dẫn từ “việc làm cho SV và quan hệ từ ba phía”, Báo SV Việt Nam, số 11,năm 2005) Hơn nữa, việc SV đi làm thêm còn được rèn luyện thêm kỹ năng mềm, họchỏi được cách thức giao tiếp, giúp SV thích ứng dần với môi trường làm việc, môi trườngcạnh tranh trong công việc,… là những yếu tố cần thiết để sau khi tốt nghiệp ra trường,tích luỹ được số vốn kinh nghiệm nhất định từ công việc làm thêm để ứng dụng vào côngviệc trong tương lai Nhưng bất kể sự việc nào cũng đều có hai mặt Một mặt, việc SV đilàm thêm có thể hỗ trợ một phần chi phí nào đó cho cuộc sống học đại học Mặt khác,việc đi làm thêm giúp cho SV có thêm được kinh nghiệm từ cuộc sống nhưng đánh đổicho điều đó thì SV phải giảm bớt thời gian dành cho việc học tập và các hoạt động khácđể có thời gian đi làm thêm
2.3.8 Phương pháp học tập
Phương pháp học tập ở bậc đại học do Giáo sư Robert Feldman (đại họcMassachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV cách học tập có hiệu quả nhất Phươngpháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare,Organize, Work, Evaluate, Rethink (Lập kế hoạch học tập, tổ chức học tập, hoạt động họctập, đánh giá học tập, suy nghĩ lại) và cũng theo ThS Trần Lan Anh (2009), phương pháphọc tập được biểu hiện ở các khía cạnh như sau:
a Lập kế hoạch học tập
Là một việc làm quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng học tập.Việc lập kế hoạch học tập bao gồm việc tìm hiểu mục tiêu của môn học trước khi môn
Trang 27học bắt đầu; chọn phương pháp học phù hợp với từng môn học; chuẩn bị bài trước khiđến lớp; sưu tầm sách và các tài liệu cần thiết
- Lập thời gian biểu cho việc học tập: Học ở đại họckhác với cách học ở phổ thông, SV phải tự đặt kế hoạch học tậpcho chính bản thân mình và tự giác thực hiện nghiêm túc kế hoạchđó Nếu SV thường xuyên lập thời gian biểu cho việc học tập mộtcách khoa học thì hoạt động học sẽ đạt hiệu suất cao và đem lại sựthỏa mãn về tinh thần Rất nhiều
SV khi bước chân vào trường đại học có tư tưởng "xả hơi" và cho rằng mình còn nhiềuthời gian để học Họ có quan điểm "không học lúc này sẽ học lúc khác, đến kỳ thi họccũng không muộn" Trước khi thi, mới bắt đầu học vội vàng, gấp rút sẽ khiến cho ngườihọc cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi Với cách học như vậy sẽ không đủ thời gian và dẫnđến hậu quả "hiểu không sâu, nhớ không kỹ", "học trước quên sau" Kiểu học nhồi nhétđó còn gây ra tình trạng "ức chế tự vệ" làm nảy sinh chán ghét học tập
- Tìm hiểu về mục tiêu môn học trước khi môn học bắtđầu: Việc tìm hiểu về mục tiêu môn học trước khi môn học bắt đầucó nghĩa là SV xem xét kết quả mà môn học có thể mang lại, giúpchủ động hơn trong việc học như chuẩn bị tài liệu, để giúp họ sẵnsàng tâm thế về lĩnh vực cần học
- Tìm đọc tất cả những tài liệu do giáo viên hướng dẫn:Nhằm giúp SV nắm vững nội dung môn học Sách mà giáo viênyêu cầu đọc được coi như điều kiện bắt buộc để đảm bảo tính hệthống và sâu sắc của môn học
- Chủ động tìm đọc thêm tài liệu tham khảo: SV khôngthể lĩnh hội tri thức một cách khoa học, hệ thống, sâu sắc và vữngchắc bằng một biện pháp nào khác ngoài việc nghiên cứu sách.Việc tìm đọc thêm tài liệu tham khảo giúp chúng ta bổ sung thêm
Trang 28luận cứ, thí dụ minh họa cho luận điểm mà ta đã biết đồng thờiphát hiện những quan điểm
mới đối với vấn đề đang nghiên cứu
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp: Bao gồm việc ôn lạibài cũ và chuẩn bị bài mới SV chuẩn bị bài mới bằng tài liệu thamkhảo và chủ động tự đặt trước các câu hỏi liên quan đến nội dung
sẽ được học trên lớp sẽ giúp cho SV dễ dàng nắm bắt trọng tâm vànhanh chóng đi sâu vào nội dung bài giảng mới đồng thời giúp SVsắp xếp lại nội dung bài giảng một cách hệ thống Nếu SV tích cựcchuẩn bị bài trước khi đến lớp thì họ cũng sẽ tích cực ghi chép bàitheo cách hiểu của mình và hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bàitrong giờ học
b SV sử dụng thao tác tư duy (Hoạt động tự học)
Tư duy là một quá trình sinh lý tạo ra những khái niệm, nghĩa là sự phản ánh gắnliền với ngôn ngữ đã được khái quát hóa về các mối liên hệ khách quan Theo HerbertSmith, chúng ta hoàn toàn có thể luyện tập để cải thiện tốc độ tư duy bằng cách tập thóiquen thường xuyên tóm tắt nhanh nội dung chủ yếu của vấn đề hoặc hiện tượng nào đó vàđừng nên dừng lại quá lâu khi phát triển một ý nghĩ về vấn đề mà ta nhận thức là đúngrồi, ghi chép nhanh theo cách hiểu của mình Đối với học tập, thao tác tư duy được thểhiện ở những hành vi ghi chép bài theo cách hiểu của mình Gạch dưới những từ, nhữngcâu quan trọng trong tài liệu học để xác định nội dung quan trọng cần tìm hiểu và nắmvững trong khi tự học và so sánh với những vấn đề đã học với kinh nghiệm bản thân
Thao tác tư duy thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình: Ghi chéptheo cách hiểu của mình nghĩa là SV phải biết sắp xếp và cấu trúcmới lại những thông tin nhận được thì mới có khả năng hiểu sâu,nhớ lâu Ở trên lớp, khi nghe giảng, SV cần tạo thói quen ghi chép
Trang 29bài đầy đủ theo cách hiểu của mình Điều này làm cho SV phải tậptrung chú ý đến nội dung bài giảng mà còn thể hiện tính chủ động
và biết cách tư duy
- Tóm tắt và tìm ra ý chính khi đọc tài liệu: Trong quátrình lĩnh hội một hệ thống tri thức nào đó, con người tạo ra mộtnếp suy nghĩ logic và có được những kỹ năng trí tuệ Những kỹnăng này ngày càng được hoàn thiện hơn và trở thành một tiền đềbên trong cần thiết cho việc tiếp thu một hệ thống tri thức khác ởtrình độ cao hơn SV phải biết phân tích, tổng hợp nhằm khám phá
ra nội dung cơ bản và đặc điểm bản chất của đối tượng SV phảibiết tóm tắt và tìm ra ý chính khi đọc tài liệu bằng cách "gạch dướitừ, những ý, những câu quan trọng" Cách làm này sẽ giúp SV dễdàng hệ thống hóa kiến thức và làm cho kiến thức dễ nhớ
- Vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các bàitập, thực hành: SV chỉ có thể thực sự lĩnh hội tri thức khi SV có thểphân tích, khái quát tài liệu và rút ra những kết luận cần thiết,chuyển nhận thức từ hiện tượng sang bản chất Tri thức và tư duygắn bó như sản phẩm đi đôi với quá trình, tri thức được bộc lộ vàphát triển trong tư duy Dựa vào cái đã biết và nhờ tư duy SV phánđoán ra tri thức mới mà biểu hiện rõ nhất qua hành động so sánhvấn đề đã học với kinh nghiệm bản thân để tìm ra cái mới, tìm hiểuý nghĩa của môn học với cuộc sống hàng ngày, tìm ví dụ minh họahay rèn luyện các bài tập, thực hành để làm rõ nội dung môn học
c Hoạt động học tương tác
Sự tương tác giữa thầy và trò và giữa SV với nhau là điều kiện cần thiết để họcsâu Bằng những tương tác có tổ chức, SV sẽ học được cách tự phát biểu, cách lắng nghe,tiếp thu ý kiến của người khác, đồng thời vẫn thể hiện được quan điểm riêng của mình.Chúng ta nghiên cứu những hành vi cụ thể sau:
Trang 30- Phát biểu xây dựng bài: SV hăng hái phát biểu xâydựng bài trong giờ học thể hiện sự say mê, thiết tha và chủ độngtham gia vào quá trình khám phá tri thức
- Thảo luận, học nhóm: Kiến thức không chỉ thu nhận từgiảng viên mà còn từ bạn học Vì vậy thảo luận và học nhóm giúp
SV có thêm kiến thức và kỹ năng mà họ sẵn có
- Tranh luận với giảng viên: SV cần yêu cầu giảng viêngiải thích những điều mình chưa hiểu cặn kẽ và tranh luận vớigiảng viên khi có quan điểm khác với quan điểm giảng viên đưa ra
- Tham gia nghiên cứu khoa học: Hoạt động nghiên cứukhoa học là một trong những hoạt động đào tạo của nhà trường Nóbắt nguồn từ việc: SV tìm đọc tài liệu, các công trình nghiên cứu,đề án môn học, luận văn tốt nghiệp hay các đề tài nghiên cứu độclập
d Tự đánh giá KQHT một cách trung thực
Việc đánh giá KQHT của SV có nhiều cách, ngoài hệ thống đánh giá của nhàtrường, SV còn phải tự đánh giá chính bản thân dựa trên các sản phẩm tạo ra trong quátrình học tập (bài tập, thực hành, nghiên cứu khoa học,…) theo mục đích của bài học/mônhọc Đánh giá một cách trung thực, SV mới biết kiến thức và kỹ năng nào mình đangthiếu, cần trang bị, rèn luyện những gì để đạt được mục tiêu của bài học/môn học Khinghiên cứu về kĩ năng học đại học Nguyễn Thanh Long, Lý Thị Minh Châu và NguyễnKhánh Trung (2008)
chỉ ra phương pháp học tập hiệu quả cho một môn học là một quá trình hoạt động diễn ratrước buổi học, trong buổi học và sau buổi học Trước buổi học, SV phải xem đề cương,tài liệu học tập, suy nghĩ về chủ đề của bài giảng sắp tới Trong buổi học luôn đặt câu hỏi
và ghi chú những điểm quan trọng và mối quan hệ giữa chúng trong khi lắng nghe bàigiảng Sau buổi học, hoàn chỉnh việc ghi chép bài giảng và tìm câu trả lời cho các câu hỏiđặt ra Ngoài ra các tác giả cũng cho rằng phương pháp học tập tốt, là phương pháp học
Trang 31tự lực, sáng tạo và tích cực Khi biết phương pháp học sẽ giúp cho người học tiết kiệmđược thời gian, hiểu bài tốt hơn, tìm thấy sự đam mê, niềm vui trong học tập điều đó chắcchắn người học sẽ có điểm số tốt trong học tập
2 4.Các mô hình nghiên cứu liên quan
2.4 1.Các mô hình nghiên cứu trên thế giới
2.4.1.1 Mô hình ứng dụng của Bratti và Staffolani
Xét về mặt tổng thể, có 3 nhóm yếu tố chính tác động đến kết quả học tập của sinhviên đó là đặc điểm của người học, điều kiện gia đình và tài nguyên của nhà trường Cácnghiên cứu tập trung vào khảo sát các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viêncòn ít Tuy nhiên, các nghiên cứu này rất đa dạng và mỗi nghiên cứu có mục tiêu vàphương pháp nghiên cứu riêng Sau đây, giới thiệu các mô hình tiêu biểu nghiên cứu vềcác yếu tố chính tác động đến kết quả học tập của sinh viên
Mô hình ứng dụng của Bratti và Staffolani Theo Bratti và Staffolani (2002), kếtquả học tập của sinh viên chủ yếu được xác định bởi thái độ học tập của sinh viên bởi vìsự phân bổ thời gian cho việc học tùy thuộc vào quyết định của họ Họ có thể quyết ñịnhthời gian tối ưu dành cho việc tự học và học ở lớp Do đó, kết quả học tập của sinh viênphần lớn phụ thuộc vào thái độ học tập của họ
Gọi Gi là kết quả học tập của sinh viên, phụ thuộc vào thời gian dành cho việc tựhọc (Si), thời gian học ở lớp (ai) và năng lực của người đó (ei)
Gi = G(si, ai)ei
Mô hình Bratti và Staffolani đưa ra mối quan hệ giữa đặc điểm của SV (thời giantự học Si, thời gian học ở lớp ai, năng lực của người đó ei) với kết quả học tập (Gi) Nócho thấy ở mức độ hữu dụng nhất định, kết quả học tập của sinh viên tùy thuộc vào thờigian tự học, thời gian học ở lớp và năng lực của sinh viên Theo phương pháp này, giáodục vừa là sự tiêu dùng vừa là sự đầu tư tốt Trong khi sinh viên dành thời gian cho giáo
Trang 32Trong mô hình Bratt và Staffolani, đặc điểm của sinh viên đóng vai trò chính làyếu tố duy nhất có mối quan hệ trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên Đây là ưuđiểm của mô hình bởi vì nó nhấn mạnh vai trò quan trọng của yếu tố tự học, điểm khácbiệt chính giữa sinh viên đại học và học sinh trung học Tuy nhiên, hạn chế của mô hình
là xem nhẹ vai trò của các yếu tố bên ngoài mà nó cũng có ảnh hưởng đến kết quả học tậpcủa sinh viên
2.4.1.2.Mô hình ứng dụng của Checchi et al
Mô hình này được xác định bởi Checchi & ctg (2000) nhằm dự đoán về mối quan hệ giữa đầu tư cho giáo dục của cha mẹ và kết quả học tập của con cái Cơ sở của mô hìnhnày là cha mẹ phải dành một phần thu nhập của mình đầu tư vào việc học tập của con cái Nếu việc đầu tư vào việc học cho con cái tăng lên, tiêu dùng của cha mẹ sẽ giảm đi nhưngthu nhập tương lai của con cái sẽ tăng lên
P = P(A,E,S,Yf)
Từ phương trình trên cho ta thấy mô hình này chỉ ra rằng cả điều kiện gia đình đại diện là thu nhập của gia đình (Yf), số tiền đầu tư cho giáo dục của người con (S) và đặcđiểm của sinh viên đại diện là trí thông minh (A), mức độ cố gắng (E) tác động tích cựcđến kết quả học tập của sinh viên Ứng dụng vào trường hợp SV học đại học, cho dù sinhviên hoàn toàn ñộc lập và có trách nhiệm về kết quả học tập của họ nhưng nguồn lực giađình vẫn có ảnh hưởng mạnh lên kết quả học tập của sinh viên
2.4.1.3.Mô hình ứng dụng của Dickie
Dựa vào kết quả nghiên cứu của Dickie (1999) đã xác lập một mô hình nghiên cứu về tác yếu tố tác động đến kết quả học tập như sau:
A*= A* (F,S,K,α) )
Trong đó, đặc trưng gia đình (F), nguồn lực của nhà trường (S), đặc điểm của người
Trang 33học (K) và năng lực cá nhân (—) là các yếu tố tác động đến kết quả học tập của người học.điều này có ý nghĩa kết quả học tập của người học là kết quả của mối quan hệ hỗ tươngcủa ba nhóm yếu tố ñại diện là gia đình, nhà trường và người học Đây là mô hình thôngdụng nhất vì nó bao hàm ảnh hưởng của ba nhóm yếu tố trên
Ba mô hình được giới thiệu có phạm vi nghiên cứu khác nhau Trong mô hìnhBratti và Staffolani, tác giả chỉ nhấn mạnh ảnh hưởng của đặc điểm sinh viên Tiếp đến,
mô hình Checchietal chỉ ra ảnh hưởng của cả đặc điểm sinh viên và đặc trưng gia đìnhlên kết quả học tập Sau đó, mô hình Dickie khảo sát ảnh hưởng của ba tác nhân tác độngđến kết quả học tập của sinh viên đó là gia đình, nhà trường và người học
2.4.2.Các mô hình nghiên cứu ở Việt Nam
2.4.2.1.Quốc Nghi và Diệu Hiền (2011) “Các nhân tố dẫn đến tình trạng học kém của Sinh viên trường ĐH Cần Thơ
Mô hình này được xác định bởi Quốc Nghi và Diệu Hiền nhằm xác định các nhân
tố dẫn đến tình trạng học kém của Sinh viên trường ĐH Cần Thơ Cơ sở của mô hình này
là đo lường các nhân tố tác động đến tình trạng học kém của sinh viên
Sau khi đã phỏng vấn điều tra 184 sinh viên có kết quả học kém, Quốc Nghi vàDiệu Hiền (2011) cho rằng nghiên cứu này có 03 nhóm nhân tố có thể tác động đến tìnhtrạng học kém của Sinh viên, gồm có (i) nhóm yếu tố thuộc Cá nhân với 11 biến quan sát,(ii) nhóm các nhân tố thuộc về Nhà trường với 09 biến quan sát, và (iii) nhóm các nhân tốthuộc về Gia đình và Xã hội với 06 biến quan sát
Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biết có 07 nhân tố có thể tác động đếntình trạng học kém của sinh viên Trong đó, nhóm nhân tố Cá nhân có 03 nhân tố là (i)thể chất của sinh viên, (ii) khả năng thích ứng của sinh viên và (iii) mức độ phù hợp củaviệc lựa chọn ngành học; nhóm nhân tố Nhà trường gồm có 02 nhân tố là (iv) phươngpháp sư phạm của giảng viên và (v) cơ sở vật chất của nhà trường; nhóm nhân tố Gia đình
Trang 34và Xã hội có 02 nhân tố là (vi) gia đình và đoàn thể và (vii) điều kiện sinh hoạt của sinhviên
2.4.2.2.Võ Thị Tâm (2010) “Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường ĐH Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh”
Mô hình này được xác định bởi Võ Thị Tâm (2010) nhằm xác định các yếu tố tácđộng đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường ĐH Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh
Cơ sở của mô hình này là đo lường các yếu tố thuộc bản thân sinh viên tác động đến kếtquả học tập và mức độ tác động của các yếu tố này lên kết quả học tập của sinh viên,đánh giá có sự khác biệt hay không giữa nhóm sinh viên nam so với sinh viên nữ và giữa
nhóm sinh viên thành phố so với nhóm sinh viên tỉnh
Võ Thị Tâm (2010) đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)để rút trích ra các nhân tố có thể tác động đến kết quả học tập của sinh viên, sử dụngphương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để đánh giá lại thang đo và phươngpháp mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định mô hình lý thuyết
Kết quả phân tích cho biết có 06 nhân tố được rút trích ra có thể tác động đến kếtquả học tập của sinh viên là (i) cạnh tranh học tập, (ii) ấn tượng về trường học, (iii) động
cơ học tập, (iv) hoạt động học tương tác, (v) kiên định học tập, và (vi) hoạt động tự học
2.4.2.3.Đinh Thị Hóa và Hoàng Thị Ngọc Điệp, Lê Thị Kim Tuyên(2018)
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế trường đại học đồng nai”
2.5 Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây
Sau khi tiến hành lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài,nhóm tiến hành tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
CLC Khoa QTKD Trường ĐH Tài chính Marketing đã được xác định trong các kết quả
Trang 35Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước đây
Biến độc Động Kiên Cạnh CT Giảng Việc PP CSVC Ấn lập cơ định tranh đào viên làm học tượng
tạo thêm tập
2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nghiên cứu đã tổng quan các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quanđến đề tài, đồng thời giới thiệu các mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT vàmột số khái niệm về KQHT Trên cơ sở đó xấy dựng mô hình nghiên cứu của đề tài
Mô hình nghiên cứu được thể hiện như sau:
Trang 36Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của đề tài
Trang 37Tóm tắt chương 2
Chương 2 trình bày các vấn đề chính: nhóm đã trình bày về các khái niệmnhư:sinh viên, kết quả học tập, động cơ học tập, kiên định học tập, cạnh tranh học tập, ấntượng trường học, cơ sở vật chất, chất lượng giảng viên Tiếp theo nhóm trình bày các môhình nghiên cứu đi trước Nhóm đã tham khảo một số mô hình trong và ngoài nước gópphần xây dựng mô hình cho nghiên cứu của mình dựa trên nền tảng các nghiên cứu trướcđó và đề xuất mô hình nghiên cứu gồm có 8 yếu tố Để chứng minh mô hình nghiên cứulý thuyết đề xuất, chương 3 sẽ tiến hành xây dựng, đánh giá thang đo lường và các kháiniệm nghiên cứu, đồng thời kiểm định mô hình lý thuyết nhằm khẳng định những các yếu
tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chất lượng cao Khoa Quản Trị KinhDoanh Trường Đại Học Tài Chính – Marketing