1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CUỐI kỳ cơ cấu bữa ăn của người việt so sánh ẩm thực 3 miền của việt nam

16 96 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 435 KB

Nội dung

Những điều được trình bày trên đây cũng chính là lý do mà em chọn đề tài: “Vài nét đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam, so sánh ẩm thực ba miền của Việt Nam ”.1 https://text.xemtailieu.c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



MÔN HỌC: NHẬP MÔN LOGIC HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Cơ cấu bữa ăn của người Việt So sánh ẩm thực

GVHD: TS Trương Thị Mỹ Châu

1 Nguyễn Khánh Toàn 19149344

2 Trần Khắc Sinh 19149322

3 Nguyễn Công chiến 19149234

4 Nguyễn Văn Sỉ 19149320

5 Phạm Gia Hưng 19149273

Trang 2

MỤC LỤ

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1.Lý do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN NỘI DUNG 3

Chương 1: VÀI NÉT VỀ ẨM THỰC CỦA VIỆT NAM 3

1.1) Khái niệm về ẩm thực 3

1.2) Những nét đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam 3

1.3) Vai trò của ẩm thực 5

Chương 2: Những nét đặc trưng của nền ẩm thực 3 miền và một số món ăn tiêu biểu của từng miền 6

2.1) Ẩm thực miền Bắc 6

2.1.1) Đặc điểm chung 6

2.1.2) Một số món ăn tiêu biểu 7

2.2) Ẩm thực miền Trung 9

2.2.1) Đặc điểm chung 9

2.2.2) Món ăn tiêu biểu 10

2.3) Ẩm thực miền Nam 11

2.3.1) Đặc điểm chung 11

2.3.2) Một số món ăn tiêu biểu: 11

KẾT LUẬN 12

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 13

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Ăn uống vốn là chuyện hằng ngày,rất gần gủi và cũng rất đời thường.Nhưng mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại được quan tâm với những mức mức độ khác nhau.Ngay từ thời xa xưa ông bà ta đã rất coi trọng việc ăn uống,thế nên tục ngữ mới có câu :“có thực mới vực được đạo”,“ăn coi nồi,ngồi coi hướng” Ngày nay khi cuộc sống phát triển,nhu cầu của con người ngày một cao hơn ,ẩm thực cũng nhờ đó mà trở nên hấp dẫn cuốn hút hơn.Vượt ra khỏi giới hạn “ăn ngon mặt ấm” để đạt đến “ăn ngon mặc đẹp”.Ẩm thực không còn đơn thuần là giá trị vật chất mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa,một mảng văn hóa đậm đà ,duyên dáng và cốt cách

Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước chính là cách đơn giản nhất để có thể hiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước ấy.Qua đó góp phần nâng cao vốn hiểu biết và lòng tự hào dân tộc trong mỗi chúng ta Những điều được trình bày trên đây cũng chính là lý do mà em chọn đề tài: “Vài nét đặc trưng của nền

ẩm thực Việt Nam, so sánh ẩm thực ba miền của Việt Nam ”.(1)

https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/tieu-luan-van-hoa-am-thuc-nghe-thuat-am-thuc-trong-phat-trien-du-lich-nam-bo-736461.html (Tiểu luận văn hóa ẩm thực nghệ thuật ẩm thực trong phát triển du lịch Nam Bộ )

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ về ẩm thực và văn hóa ẩm thực của người Việt Nam

(1)(1) https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/tieu-luan-van-hoa-am-thuc-nghe-thuat-am-thuc-trong-phat-trien-du-lich-nam-bo-736461.html

(Tiểu luận văn hóa ẩm thực nghệ thuật ẩm thực trong phát triển du lịch Nam Bộ )

Trang 4

- Phân biệt ẩm thực Miền và so sánh sự khác nhau đó

- Những nét khác biệt này đã làm ảnh hưởng đến văn hóa của từng vùng miền Giới thiệu với tất cả mọi người về một nét đẹp rất đặc trưng của đất nước và con người Việt Nam, nét đẹp trong văn háo ẩm thực ba miền:Bắc,Trung,Nam

3 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập thông tin từ nguồn Internet, từ đó sẽ chọn lọc thông tin chính xác kết hợp với những phân tích, vốn hiểu biết của bản thân để đưa ra những nhận xét

và đánh giá thật chi tiết cho đề tài “Vài nét đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam,

so sánh ẩm thực ba miền của Việt Nam”

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: VÀI NÉT VỀ ẨM THỰC CỦA VIỆT NAM

1.1) Khái niệm về ẩm thực

-Ẩm thực theo nghĩa Hán Việt thì ẩm nghĩa là uống,thực nghĩa là ăn,nghĩa hoàn chỉnh là ăn ống,là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể.(2)

https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A8m_th%E1%BB%B1c

-Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn,nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam.Tuy có ít nhiều có sự khác biệt giữa các vùng Miền,dân tộc thì

ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món

ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt

(2) (2) https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A8m_th%E1%BB%B1c

Trang 5

1.2) Những nét đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam

Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng,vùng nhiệt đới gió mùa.Ngoài ra,lãnh thổ Việt Nam được chia ra làm ba miền rõ rệt là Bắc,Trung,Nam,cùng với đó là 54 dân tộc anh em.Chính các đặc điểm về địa lý,văn hóa,dân tộc ,khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của từng vùng-miền.Mỗi miền có một nét,khẩu vị đặc trưng Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú,đa dạng.(3)

https://www.banhkhome.com/van-hoa-am-thuc-viet-nam

Chúng ta sẽ phân tích rõ những đặc trưng sau đây Thứ nhất, ở trong mỗi bữa ăn chúng ta thường thấy người Việt nam rất hay sử dụng đũa để gắp thức ăn thay vì dùng dao để cắt như ở phương tây Văn hóa dùng đũa đã có từ lâu đời , nó được xem là một nghệ thuật đỉnh cao trong văn hóa ẩm thực Đôi đũa của người Việt thường được làm bằng tre, nứa được gọt dũa thẳng dài Những đứa trẻ từ nhỏ đã được dạy cho cách cầm đũa sao cho khéo léo để gắp thức ăn mời ông bà cha mẹ,

từ đó tình cảm gia đình được thắt chặt Trong tững vùng miền của nước ta thì đôi đũ cũng có sự khác biệt, người miền bắc hay người miền trung thì họ thường dùng đũa tre còn người miền nam thì thường dùng loại đũa dừa Đôi đũa tuy nhỏ bé nhưng nó lại mang nhiều ý nghĩa triết lí trong cuộc sống, trong văn hóa Việt nam thì đoi đũa thể hiện cho sự no đủ tràn đày hạnh phúc của gia đình gắn với bữa cơm gia đình qua viêc sử dụng đũa ta có thể thấy nét văn hóa “ kính trên nhường dưới “, khi người lớn nhất trong gia đình cầm bát và dựng đũa xong rồi thì con cháu mới được ăn, viêc gắp thức ăn cho nhau thể hiện sự quan tâm, ân cần đối với mọi người trong bữa cơm.(4) (https://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/van-hoa-dung-dua-cua-nguoi-viet-20160524171209522.htm) [văn hóa dùng đũa của người việt , thứ 4

(3)(3) https://www.banhkhome.com/van-hoa-am-thuc-viet-nam

(4)(4)

https://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/van-hoa-dung-dua-cua-nguoi-viet-20160524171209522.htm

[văn hóa dùng đũa của người việt , thứ 4 ngày 25/05/2016, 6GMT+7]

Trang 6

ngày 25/05/2016, 6GMT+7]

Thứ hai, tính cộng đồng cũng được biểu hiện rõ nét trong ẩm thực Việt nam Bữa cơm truyền thống Việt ngồi quay quần trên chiếu, chung quanh mâm cơm cũng tròn Cách ăn cũng cộng đồng: cùng chấm một bát nước mắm, cùng múc một bát canh, cùng gắp món ăn từ đĩa, cùng một niêu (nồi) cơm Không có chia phần, cũng không có phân loại, như thường thấy trong bữa ăn Âu Mỹ Thêm khách, thêm bát, thêm đũa, và mọi người đều nhịn một tí để chia cho người khách.(5) http://tapchieva.net/tinh-than-cong-dong-trong-van-hoa-am-thuc-viet/[Tinh thần cộng đồng trong văn hóa ẩm thực Việt 28/11/2014]

Thứ ba, tính hiếu khách được thể hiện qua lời mời trước mỗi bữa ăn ,lời mới ấy thể hiện sự thân mật gần gũi với mọi người Trong từng vũng miền của Việt nam thì lời mời thể hiện cũng khác nhau, ở miền bắc hoặc miền trung thì lời mời thường được những người nhỏ tuổi mời những người lớn hơn , thể hiện sự lễ phép Ở miền nam thì khác với tính cách thật thà chấc phát thắm đượm sự gần gũi , thân thiện thì lời mời có thể được nói ra từ bất cứ ra từ bất cứ người nào, mang đậm sự thân thương ,dễ mến.(6)

https://www.hoidaubepaau.com/dac-trung-van-hoa-am-thuc-viet-nam/#Hieu_khach [những đặc trưng trong văn hóa việt nam]

1.3) Vai trò của ẩm thực

-Vai trò của ẩm thực trong cuộc sống hằng ngày:+Nhu cầu ăn uống của mỗi con người đến một cách hết sức tự nhiên, bất cứ ai cũng đều phải ăn uống mỗi ngày

để bổ sung được năng lượng cần thiết cho cả một ngày, nếu không ăn con người

sẽ cảm thấy đói và mong muốn được ăn

(5)(5) http://tapchieva.net/tinh-than-cong-dong-trong-van-hoa-am-thuc-viet/

[Tinh thần cộng đồng trong văn hóa ẩm thực Việt 28/11/2014]

(6)(6)https://www.hoidaubepaau.com/dac-trung-van-hoa-am-thuc-viet-nam/#Hieu_khach

[những đặc trưng trong văn hóa việt nam]

Trang 7

+Ăn uống chính là bản năng của con người để duy trì sự sống, chỉ khi cung cấp

đủ năng lượng cơ thể mới khở khắn và đảm bảo thể lực để làm những việc khác.Khi con người đói khổ, họ chỉ có nhu cầu ăn no, do đó vấn đề ẩm thực chỉ dừng lại ở mức độ no, nhưng khi con người giàu có hơn, sung túc về tiền bạc họ

sẽ có nhu cầu ăn uống ngon hơn, từ đó ẩm thực cũng lên một bước ngoặt mới.(7) https://lauf1.com/am-thuc-la-gi/

-Vai trò của ẩm thực trong việc phát triển ngành du lịch:

+ Nhiều nhà hàng, khách sạn ra đời đem đến những món ăn ngon, đẹp mắt giúp khách hàng được thưởng thức những món ăn ngon, chất lượng hơn

và thông qua việc thưởng thức chúng, du khách có thể khám phá, cảm nhận rõ nét bản sắc văn hóa chính thống của người dân địa phương Khi có cơ hội thưởng thức các món ăn mới lạ và hấp dẫn trong chuyến đi của mình, du khách sẵn sàng đón nhận, bởi lẽ đó là một trong những hoạt động trải nghiệm thú vị nhất gắn với tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của mỗi con người Bên cạnh các yếu tố có thể làm thỏa mãn nhu cầu khách như thời tiết, dịch vụ lưu trú, phong cảnh tham quan… thì ẩm thực góp phần gia tăng đáng kể giá trị cho chuyến đi của khách du lịch cũng như tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về điểm đến đó Đồng thời, ngoài việc là yếu tố tạo sức hấp dẫn, ẩm thực còn đóng vai trò vô cùng quan trọng, tạo dấu ấn khác biệt giữa quốc gia này với quốc gia khác Bởi lẽ, bên cạnh bản sắc độc đáo của hương vị và nghệ thuật chế biến tinh tế của từng món ăn, khi quảng bá, chúng thường được đi kèm với tên thương hiệu của mỗi quốc gia.(8) http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/15622

[Ẩm thực: Yếu tố quan trọng góp phần định vị thương hiệu du lịch]

Chương 2: Những nét đặc trưng của nền ẩm thực 3 miền và một số món ăn tiêu biểu của từng miền

(7)(7) https://lauf1.com/am-thuc-la-gi/

(8)

(8)http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/15622

[Ẩm thực: Yếu tố quan trọng góp phần định vị thương hiệu du lịch]

Trang 8

2.1) Ẩm thực miền Bắc

2.1.1) Đặc điểm chung

- Đặc trưng trong ẩm thực miền Bắc là thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác; món ăn có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ; chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm, nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến v.v Và nhìn chung,

do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá

- Ẩm thực miền Bắc lại in đậm cốt cách của một tầm văn hóa lâu đời Đến với điểm hẹn từng là kinh đô của nhiều triều đại, và Hà Nội được xem như tinh hoa

ẩm thực miền Bắc với những món ăn ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng

- Ẩm thực miền Bắc không chỉ mang một nét đặc trưng rất riêng, mỗi món ăn đều mang dấu ấn và nét đặc trưng của mỗi miền đất khác nhau, biểu thị cách thức chế biến tài hoa, sự trang trí cầu kỳ và trình độ thưởng thức tinh tế Không

tự nhiên mà người xưa phong cho mảnh đất kinh kỳ xưa câu "ăn Bắc mặc kinh",

có lẽ cũng bởi các món ăn trong ẩm thực miền Bắc có vị thanh, không nồng gắt

và nhất là tôn trọng tính tự nhiên của nó.Bắt nguồn từ sự kỹ càng, khéo léo và cầu kỳ trong cách chế biến; nhất là trong những dịp lễ tết thì sự khéo léo ấy càng được thể hiện rõ hơn với những "mâm cao cỗ đầy", mỗi mâm phải đủ "bốn bát sáu đĩa" được chế biến cầu kỳ, ngon miệng và cũng rất bắt mắt

- Ẩm thực miền Bắc không chỉ chú trọng vào những món trong ngày lễ tết, mà một đặc trưng nữa rất "Bắc bộ" chính là những món quà bánh Quà bánh không phải là những món ăn để no những nó lại đem lại cho người ta nhiều háo hức, đặc biệt, nó lưu giữ nhiều kỉ niệm đẹp trong tuổi thơ của mỗi người dân xứ Bắc này

Trang 9

- Ẩm thực miền Bắc là vậy, không quá hoa lệ, rực rỡ, nhưng nó lại đầy xúc cảm

như một bài thơ nghệ thuật Nhưng trên hết, người ta thấy cái đẹp, cái cao cả trong ẩm thực miền Bắc ấy chính là tình người thân thương, là tình yêu tha thiết với quê hương.(9) https://ola88.com/Dac-san-cac-vung/Dac-trung-am-thuc-mien-Bac-115

[Đặc trưng ẩm thực miền Bắc]

2.1.2) Một số món ăn tiêu biểu

- Bún thang Hà Nội

+ Ngoài món phở đã nức tiếng khắp nơi, các món ăn sáng khác như bánh cuốn, bún riêu, bún mọc mang đặc trưng hương vị ẩm thực của cư dân vùng đồng bằng Bắc bộ cũng đã trở nên quen thuộc với khẩu vị người miền Trung, miền Nam Nhưng thật đáng tiếc nếu du khách phương xa đến Hà Nội mà bỏ qua dịp thưởng thức bún thang, một món ăn thể hiện sự tinh tế, nhẹ nhàng và lịch lãm của người Tràng An

+ Thực khách sẽ dễ dàng nhận biết quán phở qua hương vị nồng nàn có thể lan tỏa khắp khu phố, nhưng món bún thang thì phải tận mắt nhìn thấy và thưởng thức mới cảm nhận được hương vị nhẹ nhàng, sự khéo léo pha trộn các nguyên liệu thực phẩm, gia vị một cách tinh tế, hấp dẫn

+ Ngồi vào chiếc bàn gỗ cũ kỹ mà có khi chính chủ quán cũng khó nhớ đã dùng bao lâu, thực khách có thể quan sát từng động tác của bà chủ quán làm bát bún mình sắp được thưởng thức Những miếng thịt gà ta xé nhỏ, tôm nõn giã nát, trứng tráng mỏng và giò thái chỉ, nấm hương, hành, rau thơm, củ cải muối xé chỉ bên cạnh rổ bún sợi nhỏ trắng tinh, tất cả đều được bày trên bàn Nồi nước dùng luôn sôi sùng sục trên bếp than nóng rực, bà chủ quán vừa hỏi khách có dùng mắm tôm hoặc thêm trứng non trần hay không vừa thoăn thoắt chan nước

(9)

(9)https://ola88.com/Dac-san-cac-vung/Dac-trung-am-thuc-mien-Bac-115

[Đặc trưng ẩm thực miền Bắc]

Trang 10

vào bát.

+ Nước dùng bún thang rất khác với nước dùng phở Nước dùng phở đậm đà vị phở và vị béo của tủy xương ninh lâu (các quán phở gia truyền thường dùng xương bò để ninh nước dùng cho thêm ngậy và đậm vị) Còn với bún thang, nước dùng là sự tổng hòa của gừng khô và hành nướng hoà quyện vào nước ninh xương gà cho làn nước thật trong mà vẫn dậy mùi thơm đặc trưng

+ Bưng bát bún thang lên ta thấy đủ màu sắc, màu trắng tinh của sợi bún, màu vàng của trứng thái chỉ, màu nâu nhạt của giò, màu hồng của tôm nõn giã nhuyễn và màu xanh tươi của hành, rau răm, tất cả đều nóng hổi và dậy hương chỉ mới nhìn thôi đã khiến ta phải kín đáo, nuốt nhẹ nước bọt khi tay cầm đũa lên Nhấp một thìa (muỗng) nước đưa vào miệng, cảm nhận đầu tiên là vị ngọt tinh khiết của nước dùng gà hòa lẫn vị ngon ngọt của tôm nõn, rồi đến cái đậm

đà thơm ngon của thịt gà, trứng và giò thái chỉ, kết hợp với cảm giác giòn sần sật dai dai của củ cải muối và cái mềm mại của sợi bún

+ Cái quyến rũ cũa bún thang nằm ở sự kết hởp giựa các vị ngọt thanh cũa

trựng và thịt, nựởc dùng không béo nên ằn mãi vằn không thằy ngằy Cái nọng cũa nằm hựởng và chút rau rằm điếm xuyết cùng ít mằm tôm tằo vị đằm đà cho nựởc dùng Thằt đáng phũc ngựởi xựa đã nghĩ ra cách kết hởp thằt tài tình này, bởi vì không có chúng, bún thang sế mằt ngon tởi mọt nựa/

(10)

(10)(10) http://www.vncgarden.com/am-thuc-thu-vien/ha-noi/bun-thang-ha-noi

[Bún thang Hà Nội]

Trang 11

[Bún thang Hà Nội]

2.2) Ẩm thực miền Trung

2.2.1) Đặc điểm chung

- Miền Trung là vùng đất cằn cỗi, quanh năm đầy nắng, gió và mưa bão, không được thiên nhiên ưu ái như miền Bắc hay miền Nam Có lẽ vì vậy mà con người nơi đây luôn biết trân trọng và biến những sản vật tuyệt vời thành những món ăn mang những hương vị rất riêng, mà ai đã một lần thưởng thức sẽ không thể nào quên

-Ẩm thực của cư dân miền Trung rất phong phú, mỗi địa phương đều có những đặc sản riêng, mang đậm bản sắc phong phú và hương vị của từng nơi Ẩm thực miền Trung tương đối cầu kì, chú trọng từ hình thức, cách trình bày cho đến tên gọi món ăn, đơn cử như Huế – nơi được xem là cái nôi của ẩm thực miền Trung Văn hóa ẩm thực ở Huế được chia ra làm hai loại khác nhau đó là ẩm thực Cung đình và ẩm thực Dân gian Dù là cao lương mỹ vị hay dân dã mộc mạc thì món ngon xứ Huế đều làm say lòng thực khách từ cái nhìn đầu tiên để rồi xuýt xoa khen ngợi cái hương vị khó quên ấy

-Ngoài màu sắc thì các loại gia vị cũng được người Huế hay người miền Trung chú trọng Đặc biệt, ớt là gia vị không thể thiếu trong hầu hết các món ăn Hầu như các tỉnh miền Trung đều có biển, vì thế không ngạc nhiên khi ớt được sử dụng rất nhiều trong các món ăn bởi nó giúp người đi biển cảm thấy ấm hơn Và cũng chính cái vị cay đó đã làm nên một bản sắc riêng không lẫn vào đâu đối với ẩm thực miền Trung.(11)

https://www.chudu24.com/thongtindulich/2017/04/20/dac-trung-thuc-3-mien-bac-trung-nam/)

(11)(11) https://www.chudu24.com/thongtindulich/2017/04/20/dac-trung-thuc-3-mien-bac-trung-nam/)

[Miền Trung – vị cay, đơn giản mà tinh tế]

Ngày đăng: 19/01/2022, 14:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w