Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên. Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên. Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên. Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên. Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên. Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên.
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIỆU VĂN KHOAY
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
LÂM ĐỒNG, 2021
1
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIỆU VĂN KHOAY
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, DI SẢN VĂN HÓA
TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN
Ngành: Chính sách công
Mã số: 8340402
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS BÙI VĂN LIÊM
LÂM ĐỒNG, 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫntrực tiếp của PGS TS Bùi Văn Liêm Các số liệu, những luận cứ khoa học được trình bày trongluận văn này hoàn toàn trung thực và chưa hề được công bố trong các công trình khoa học khác
Lâm Đồng, ngày 30 tháng 09 năm 2021
Học viên
Triệu Văn Khoay
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn song nhờ có sự giúp
đỡ động viên nhiệt tình của các thầy cô, anh chị, bạn bè, gia đình và những người thân, nay tôi đãhoàn thành kế hoạch đề ra
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự cảm kính đặc biệt tới Thầy hướng dẫn của tôi là PGS.TS BùiVăn Liêm, người đã định hướng và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Tôixin chân thành gửi lời cảm ơn đến các PGS.TS Bùi Chí Hoàng, TS Lê Đình Phụng, TS ĐàoLinh Côn,… Các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử đã cung cấp tư liệu để cho tôi nhận thức, thamkhảo trong suốt quá trình làm luận văn Những tư liệu này đã giúp tôi mở mang thêm nhiều kiếnthức về tiến trình lịch sử văn hóa nói chung và vấn đề phát huy giá trị văn hóa của các di tích nóiriêng Một lần nữa, tôi gửi lời cảm ơn đến các nhà khoa học bằng tất cả tấm lòng và sự biết ơnsâu sắc của mình Tôi cũng cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Chính sách công, Viện Khoa học xãhội Tây Nguyên đã truyền đạt cho tôi những nền tảng kiến thức chuyên ngành trong suốt quátrình học tập để tôi có những kiến trức và nhận thức mới- điều đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trongquá trình làm luận văn Sau cùng tôi bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, anh em, bạn bè đã luôn bêncạnh ủng hộ động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong thời gian học tập Trong luận văn,chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót hạn chế, tôi mong muốn sẽ nhận được nhiềuđóng góp quý báu đến từ các quý thầy cô, bạn đọc đến luận văn được hoàn thiện hơn
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Lâm Đồng, ngày 30 tháng 09 năm 2021
Học viên
Triệu Văn Khoay
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 17
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DISẢN VĂN HÓA TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN 17
1.1.Một số khái niệm cơ bản 17
1.2.Vai trò, đặc trưng của di tích khảo cổ Cát Tiên 28
1.3.Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước và tỉnh Lâm Đồng về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên 35
Tiểu kết chương 1 39
Chương 2 41
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN VĂNHÓA TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN 41
2.1 Những yếu tố tác động đến chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên 41
2.2 Quá trình thực hiện chính sách về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên 45
Tiểu kết chương 2 54
Chương 3 55
CÁC PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN 55 3.1 Nhu cầu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên 55 3.2.Chính sách quy hoạch chung 56
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ
Cát Tiên 57
Tiểu kết chương 3 70
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lâm Đồng là vùng đất cổ ở Nam Tây Nguyên, nơi có nhiều di tích khảo cổ học đã đượcphát hiện và nghiên cứu Di tích Khảo cổ Cát Tiên (Lâm Đồng) được phát hiện từ năm 1985, quátrình khai quật và nghiên cứu di tích đã mang lại những kết quả bất ngờ, gây tác động lớn trongnghiên cứu văn hóa, lịch sử, khảo cổ của vùng đất này Đây là một quần thể di tích rộng lớn baogồm nhiều kiến trúc gạch đá nằm rải rác bên tả ngạn sông Đồng Nai với chiều dài hơn 18km từ
xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ và Gia Viễn của huyện Cát Tiên, trong đó tập trung chủ yếu ởkhu vực xã Quảng Ngãi Những giá trị khoa học về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tôn giáo, … thểhiện qua sự phong phú, đặc sắc từ các di tích và di vật được phát hiện qua các đợt khai quật đãđặc biệt tạo nên sự hấp dẫn và quan tâm đặc biệt trong giới khoa học trong và ngoài nước Khu
di tích Cát Tiên có quy mô lớn, ẩn chứa trong lòng đất nhiều tư liệu quý thể hiện những nét độcđáo và mối quan hệ chặt chẽ với các văn hóa Champa, văn hóa Óc Eo và văn hóa Ấn Độ Vớinhững giá trị đặc thù đó di tích khảo cổ Cát Tiên đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định côngnhận di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2014
Hơn 30 năm qua, kể từ khi được phát hiện 1985 cho đến nay, các hoạt động nghiên cứu,khảo sát khảo cổ và bảo tồn hiện trạng di tích Cát Tiên vẫn đang tiếp diễn Những nghiên cứu về
di tích khảo cổ học Cát Tiên của các học giả trong thời gian dài vừa qua, tuy chưa thống nhấtnhưng đã góp phần vào việc khẳng định giá trị của di tích Đồng thời, đây cũng là đánh giá mức
độ bảo tồn di tích chưa thực sự được hệ thống hóa, phân tích và tổng kết, giải đáp khoa học mộtcách trình tự có hệ thống đầy đủ chính xác Trong đó vấn đề niên đại, chủ nhân, chức năng củatừng di tích, hệ thống hóa tiến trình của di tích, mối quan hệ giữa các di tích khảo cổ Cát Tiên vớivăn hóa Phù Nam – Óc Eo và văn hóa Chăm Pa? Đặc biệt hơn là công tác bảo tồn còn tồn tạinhiều hạn chế nhất định Tình trạng gạch kiến trúc bị hoàn thổ do quá trình lịch sử các đền, tháp,các công trình kiến trúc khác bị xô lệch bợi nhiều yếu tố khách quan lẫn chủquan, chưa xác địnhbản đồ phân bố, phân khu trong tổng thể của các di tích trong cả quần thể, bản đồ các hạng mục
di tích,…trụ sở làm việc, lẫn khu vực nghiên cứu chuyên môn, xác lập các giá trị vốn có củaquần thể di tích cũng như chưa định hướng được nhiệm vụ công tác bảo tồn dù được các cấp cácngành quan tâm đặc biệt Từ những vấn đề cơ bản trên đây đã bộc lộ những hạn chế cơ bản hoạtđộng bảo tồn trong suốt thời gian qua Thiết nghĩ cần có một công trình nghiên cứu tổng quát vềcác chính sách công liên quan đến hoạt động bảo tồn tại di tích khảo cổ Cát Tiên nhằm lựa chọn,vận dụng những chính sách cần thiết, hữu dụng phù hợp với các điều cụ thể của địa phương
7
Trang 8nhằm định hướng được mục tiêu cho các nhà hoạt động bảo tồn, tạo ra những động lực để đạtđược các mục tiêu, phát huy tốt những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế, tạo ra cân đốinhững nguồn lực, kiểm soát được mục tiêu và nguồn lục để xây dựng định hướng thích ứng vớimỗi thời kỳ của xã hội và tạo ra môi trường phù hợp, hợp lý trong thời đại công nghiệp hóa hiệnđại hóa đất nước thể hiện rõ trong hệ thống nghị quyết phát triển địa phương Bảo tồn di tíchkhảo cổ học Cát Tiên sẽ là nhiệm vụ chính trị trong quá trình phát triển vùng tây Nguyên vàĐông Nam Bộ, nhiệm vụ khoa học đầu ngành mang tính bước ngoặc trong quá trình dịch chuyển
cơ cấu kinh tế khu vực và địa phương
Là cán bộ hiện công tác tại Bảo tàng Lâm Đồng, trực tiếp tham gia nhiều hoạt động vềnghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích, được sự hướng dẫn khoa học
của PGS TS Bùi Văn Liêm tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn
hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên” cho luận văn Cao học của mình Với hy vọng góp phần hệ
thống hóa tư liệu, tìm hiểu thực trạng di tích, nghiên cứu mới và đề xuất các cơ chế, chủ trương,chính sách của Đảng và nhà nước nhằm đưa được những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị vănhóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên Mong ước trong thời gian sớm nhất di tích khảo cổ Cát Tiên trởthành điểm đến hấp dẫn, vừa là nơi trải nghiệm có hiệu quả về những giá trị văn hóa, lịch sử củatỉnh Lâm Đồng, vừa là danh thắng thu hút du khách trong và ngoài nước, góp phần
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh của tỉnh Lâm Đồng, Tây Nguyên vàvùng Đông Nam Bộ
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Nhóm tài liệu liên quan đến thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong các nghị quyết và cương lĩnh chính trị củaĐảng đều nhất quán chủ trương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến giữ gìn di sản văn hóa dân tộc Ngày3/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và công bố Sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trêntoàn cõi Việt Nam
Từ hệ thống đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và thu hútnhiều nguồn lực hợp tác nghiên cứu với các cơ quan ban ngành trong và ngoài nước Hơn 60năm qua, theo chức năng và nhiệm vụ ngành Khảo cổ học đã lần lượt được giao thực hiện một hệthống các đề tài và nhiệm vụ phong phú, đa dạng trong việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa - vănminh Việt Nam Ngoài hệ thống đề tài cấp Viện được thực hiện hàng năm, theo chủ trương phêduyệt từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, từ năm 1968 đến năm 2012, ngành Khảo cổ
8
Trang 9học đã phối hợp với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước, tích cực phối hợp liên ngành,liên cơ quan lần lượt triển khai thực hiện trên 50 nhiệm vụ và đề tài do Nhà nước, Viện Hàn lâmKHXH Việt Nam giao thực hiện, tiêu biểu là các chương trình, nhiệm vụ lớn như sau:
- Mở đầu là đề tài cấp Nhà nước Nghiên cứu thời kỳ các vua Hùng dựng nước, dưới sự lãnh đạocủa Cố GS VS Nguyên viện trưởng Viện Khảo cổ học Phạm Huy Thông nhằm chứng minh thời
kỳ các vua Hùng dựng nước là có thật
- Năm 1993 đến năm 1998, ngành Khảo cổ học đã thực hiện nhiệm vụ đặc biệt cấp Nhà nước do
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trực tiếp giao: Nghiên cứu cơ bản khảo cổ học Trường Sa - TâyNguyên - Nam Bộ
- Năm 2001, khai quật và di dời 11.000m2 di chỉ khảo cổ học Lung Leng (Kon Tum)
- Năm 2005-2006, khai quật và di dời 8.000m2 di chỉ Khảo cổ học PleiKrong (Kon Tum)
- Năm 2002-2008, khai quật, di dời và bảo tồn cấp thiết 33.000m2 khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)
- Năm 2008-2010, khai quật, di dời 31 di tích Khảo cổ học tại khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La
-Khai quật, di dời 15 di tích ở lòng hồ thủy điện Tuyên Quang
- Năm 2011-2012, khai quật, di dời 12 di tích khảo cổ Huội Quảng - Bản Chát (Sơn La)
Ngành Khảo cổ học được Nhà nước giao nhiều nhiệm vụ nghiên cứu và khai quật các địađiểm khảo cổ học có diện tích lớn với kết quả tốt được công luận đánh giá cao như khai quật khu
di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu, nhà nghiên cứu trứ danh Trần Bạch Đằngkhẳng định: “Phát hiện Hoàng thành Thăng Long dưới lòng đất- Thành tựu số 1 của khoa họclịch sử Việt Nam” (Khảo cổ học số 1/2006: 68)
- Nghiên cứu, lần tìm những trang sử xa xưa nhất của Tổ quốc - “thời kỳ tổ tiên của tổ tiên ta”(Phạm Huy Thông); “Đối với lịch sử Việt Nam, khảo cổ học gần như giữ vai trò thống soái trongnghiên cứu thời Tiền sử, thời Sơ sử” (Phan Huy Lê 2004: 23) Các nhà tiền sử học của Viện đãbền bỉ vượt mọi khó khăn nguy hiểm, tiến hành khảo sát, thám sát và khai quật ở khắp các vùngnúi cao, rừng rậm, lần lượt xác định bước đầu các dấu mốc của những trang sử tối cổ của Tổquốc GS NGDN Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định: “Khảo
cổ học là người bạn đồng hành với sử học trong nghiên cứu thời Cổ - Trung đại cho đến thời Cận
- Hiện đại Nhiều phát hiện của các nhà khảo cổ học với giá trị chân thực của các di tích, di vật
đã buộc các nhà sử học phải xem xét lại nhận thức của mình và cùng nhau nâng cao trình độ củakhoa học lịch sử cho phù hợp hơn với đối tượng là lịch sử khách quan luôn tồn tại
9
Trang 10ngoài ý thức của nhà khoa học” (Khảo cổ học số 5/2004: 23) Theo đó, ngành Khảo cổ học đãtham gia góp phần nghiên cứu lịch sử thời Cổ - Trung đại và Cận đại Việt Nam một số vấn đề cơbản như sau: Góp các chứng lý vật chất về sức sống của văn hóa Việt và người Việt trong đêmtrường nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
Nhận thức rõ vai trò Khảo cổ học trong việc giải quyết vấn đề này, ngành Khảo cổ học đãtập trung nghiên cứu đề tài “Văn hóa Việt Nam 10 thế kỷ sau Công nguyên” Lần tìm các dấutích kiến trúc cung điện, thành quách, chùa tháp, đình chùa, miếu mạo, các thương cảng, các lògốm, các di tích chiến trường, tàu đắm… của các triều đại, qua đó đã từng bước làm rõ và chứngminh
Trong lịch sử Khảo cổ học Việt Nam, đã có một cuộc khai quật được Bộ Chính trị đánhgiá: “Quá trình khảo cổ để phát hiện được những di tích và hiện vật tại khu vực phía tây (của)Hoàng thành Thăng Long xưa, cùng một số lượng lớn các hiện vật phong phú, quý giá gắn vớilịch sử hơn 1.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, của Thủ đô Hà Nội, với các văn hóa
kế tiếp nhau qua các thời kỳ từ thế kỷ thứ VII tiếp nối đến thời đại Hồ Chí Minh Kết quả khaiquật giúp chúng ta thêm hiểu rõ và tự hào về lịch sử dân tộc, về Thủ đô Hà Nội” (Thông báo số126/TB/TW của Bộ Chính trị ngày 05/11/2003)
Từ các thành tựu của khảo cổ học lịch sử do nghành Khảo cổ học thực hiện, cùng hệthống di tích khảo cổ học lịch sử được nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc, có thể khái quát haigiá trị nổi bật như sau:
- Giá trị thứ nhất: Các di tích khảo cổ học lịch sử đã chứng minh tiềm lực và trình độ cao của vănhóa, văn minh Việt Nam GS Inoue, chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu kinh thành Nhật Bản (đạihọc Meiji, Tokyo) khi tham quan và nghiên cứu khu di tích Hoàng thành Thăng Long năm 2004
đã đánh giá: “Qua những di tích kiến trúc, chúng ta hiểu biết được rằng lúc đó trình độ văn hóacủa dân tộc Việt Nam rất cao” (Hoàng thành Thăng Long, phát hiện khảo cổ học, Hội Sử họcViệt Nam xuất bản năm 2004: 134)
- Giá trị thứ hai: Khẳng định và chứng minh trong giao lưu phong phú và rộng mở với các nướctrong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, văn hóa và văn minh Việt Nam đã thể hiện được sự hội tụ
và kết tinh các tinh hoa văn hóa của khu vực và văn hóa bản địa để sáng tạo nên một nền vănminh Đại Việt phong phú mang đậm sắc thái Việt Nam (trích ý của Quyết định số 34 COM8B.22năm 2010 của Ủy ban Di sản Thế giới đánh giá giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Trung tâmHoàng thành Thăng Long)
Trước năm 1975, khảo cổ học Champa được các học giả phương Tây đặc biệt chú ý đến
10
Trang 11các đền tháp Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, ngành Khảo cổ học đã chú ý nghiên cứucác tòa thành Chăm, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự của Champa qua các khuvực khác nhau như thành Thi Nại, An Thành, Chà Bàn, Châu Sa, Trà Kiệu hợp tác nhiều nămvới các nhà khảo cổ học Nhật Bản, Bỉ trong nhiều năm trong việc làm rõ trung tâm sản xuất gốm
Gò Sành, Trương Cửu, góp phần làm sáng tỏ diễn biến của văn hóa Chăm, quá trình giao lưu hòahợp văn hóa Việt - Chăm
Nghiên cứu nguồn gốc, nội dung và diễn biến của văn hóa Óc Eo Văn hóa Óc Eo đãđược nghiên cứu và định danh từ thời Pháp thuộc Sau năm 1975, bộ phận khảo cổ học phía Nam
đã tiếp tục nghiên cứu nhiều di tích kiến trúc Óc Eo Theo chương trình của Cố Thủ tướng VõVăn Kiệt, nghành Khảo cổ học chủ trương đẩy mạnh việc nghiên cứu văn hóa Óc Eo với mụctiêu chủ đạo là cùng với việc tiếp tục nghiên cứu các di tích kiến trúc, nguồn gốc văn hóa Óc Eo,diễn biến của văn hóa Óc Eo nhằm cung cấp nguồn sử liệu có giá trị khoa học cao góp phần bảo
vệ chủ quyền an ninh lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam và nhận thức vai trò to lớn của khảo cổ họctrong việc nghiên cứu lịch sử dân tộc Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã giao ngành Khảo cổ họctiến hành chương trình đặc biệt Điều tra, nghiên cứu cơ bản khảo cổ học Trường Sa - TâyNguyên - Nam Bộ Đề tài đã được Viện Khoa học xã hội Việt Nam chỉ đạo tiếp nối trong cácnăm 1996, 1997, 1998 và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ Quần đảo Trường Sa
đã phát hiện các dấu tích của người Việt liên tục có mặt ở đây từ khoảng thế kỷ X đến thế kỷXIX-XX, chứng minh rất rõ chủ quyền của Việt Nam từ
rất sớm tại quần đảo Trường Sa Khu vực Tây Nguyên, 150 di tích tiền, sơ sử và lịch sử cũng đãđược phát hiện và nghiên cứu Đã làm rõ và phân lập được một hệ thống các Văn hóa Tiền sử ởTây Nguyên trong mối quan hệ giao lưu rộng mở để tiến tới hòa hợp dân tộc trong cộng đồng cácdân tộc Việt Nam Nam Bộ, Chương trình đã tập trung nghiên cứu gợi mở các con đường tiến lênvăn hóa Óc Eo và đặc trưng văn hóa Óc Eo Tổng kết chương trình, GS NGND Hà Văn Tấn,nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học khẳng định hai thành tựu chính: Thứ nhất: “Chúng tađang có cơ may tìm được nguồn gốc một nền văn minh: Văn hóa Óc Eo”; Thứ hai: “Các văn hóatiền Óc Eo, và do đó cả văn hóa Óc Eo là của những người nói tiếng Nam Đảo chứ không phải làngười Khơme… Đây là giả thuyết khoa học nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa chính trị” (Khảo
cổ học Trường Sơn - Tây Nguyên - Nam Bộ 1996, Tư liệu Viện Khảo cổ học: 6-7) Các kết luậnnày hiển nhiên còn mang tính giả thuyết, nhưng là những giả thiết có cơ sở khoa học bước đầuđáng tin cậy Nó giúp chúng ta các chứng lý khoa học lịch sử vững chắc khẳng định chủ quyềndân tộc ở khu vực Nam Bộ
11
Trang 12Các chương trình nghiên cứu trên đây vẫn đã và đang được tiếp tục nghiên cứu lâu dài.Các di sản khảo cổ học là một bộ phận quan trọng mật thiết trong hệ thống các di sản văn hóadân tộc Nét đặc biệt của loại hình di sản này là cực kỳ dễ bị phá hủy và thực tế nhiều di tíchkhảo cổ học ở Việt Nam đã bị hủy hoại rất nghiêm trọng Công ước Quốc tế khảo cổ họcLausanne của UNESCO nhấn mạnh: Di sản khảo cổ học là một loại hình cực kỳ mong manh vàkhông thể tái sinh Mong manh nghĩa là di sản rất khó bảo tồn; Không thể tái sinh nghĩa là mộtkhi di tích đã mất đi là mất đi vĩnh viễn.
Từ 45 năm trước, khi động viên các nhà khảo cổ học tập trung nghiên cứu thời các vuaHùng, vua Thục, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ rõ điều này và căn dặn: “Đất nước ta cóthể tàng trữ những di vật quý báu không những đối với ta mà còn đối với nhiều nước trên thếgiới Những di vật ở dưới lòng đất là một kho tàng rất quý báu vô giá Nếu để mất đi thì không
có cách gì lấy lại được Nếu không giữ gìn, có thể nó
mất đi, mất thì hết…Phải tìm cách giữ gìn cho được, bảo tồn cho được” (Khảo cổ học số 1/ 1969:9-10)
Như vậy, khảo cổ học dưới góc độ của mình nhất thiết phải tham gia mạnh mẽ vào côngtác bảo tồn Di sản văn hóa dân tộc Thực tế, trong những năm qua, Viện Khảo cổ học đã gópphần bảo tồn di sản dân tộc trên các phương diện: Phát hiện, nghiên cứu, đánh giá giá trị di tích,
đề xuất, kiến nghị các cấp độ bảo tồn di tích; Xử lý bảo tồn cấp thiết tại chỗ ngay khi di tíchđược xuất lộ, hoặc di dời, bảo quản cấp thiết di tích khi được các cấp có thẩm quyền yêu cầu;Cung cấp các dữ liệu di tích để các nhà Bảo tồn học xử lý bảo tồn, xây dựng các kế hoạch, nhiệm
vụ tôn tạo di tích
Xây dựng các hồ sơ khoa học chính là một cấp độ bảo tồn di tích Theo đó, ngành Khảo
cổ học có trên 670 bộ hồ sơ bao gồm báo cáo khoa học, bản vẽ, bản ảnh, bản dập, nhật ký khaiquật đang được lưu trữ cẩn thận Hàng loạt hồ sơ đã được các nhà Bảo tồn học tham khảo phục
vụ việc bảo vệ, bảo tồn và trùng tu
Hiện nay, công tác xây dựng quy hoạch khảo cổ học nhằm bảo vệ tốt các di sản khảo cổhọc trong mối quan hệ hài hòa với công tác xây dựng đang được một số địa phương quan tâm.Với các thành tựu bảo tồn tiêu biểu nói trên, PGS TS Nguyễn Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục
Di sản Văn hóa đánh giá: “… Với những hoạt động có hiệu quả thiết thực, nhất là trong thời kỳđổi mới, Viện Khảo cổ học đã và đang đóng vai trò tích cực trong sự nghiệp bảo tồn và phát huygiá trị di sản văn hóa dân tộc” (Khảo cổ học số 5/2004: 36)
Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa 10, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 14-6- 2001, có
12
Trang 13hiệu lực từ ngày 1-1-2002 là cơ sở pháp lý cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản vănhóa ở Việt Nam Với các điều khoản cụ thể, rõ ràng, phạm vi điều chỉnh của bộ luật bao gồm cảvăn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể, quy định cụ thể việc kiểm kê, sưu tầm vốn văn hóa truyềnthống về quản lý bảo vệ và phát huy giá trị của các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cùng việc xâydựng các bộ sưu tập và tổ chức các bảo tàng; việc mở hệ thống các cửa hàng mua bán cổ vật, lậpcác bảo tàng và sưu
tập tư nhân; thống nhất việc sử dụng các nguồn thu và trách nhiệm của Nhà nước trong việc cungcấp ngân sách cho hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa; cho phép tổ chức trưng bày cổvật ở nước ngoài, việc người nước ngoài nghiên cứu, sưu tầm các di sản văn hóa ở Việt Nam vàđặc biệt là việc hợp tác quốc tế để bảo hộ những di sản văn hóa Việt Nam ở nước ngoài
Tóm lại, từ những góc nhìn lý luận và thực tiễn, có thể thấy thành tựu của công tác bảotồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vừa qua được thể hiện qua một số mặt sau đây:
Bằng chính sách xếp hạng của Nhà nước, nhiều di tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử, vănhóa và khoa học đã được đặt dưới sự bảo vệ của pháp luật Tổng mức vốn đầu tư hàng năm chohoạt động tu bổ, tôn tạo di tích liên tục được tăng lên Như thế, chương trình mục tiêu quốc gia tu
bổ tôn tạo di tích ngày càng có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa các hoạtđộng bảo tồn bảo tàng Nhờ có nguồn ngân sách đầu tư kịp thời của Nhà nước và cộng đồng xãhội mà nhiều di tích lịch sử cách mạng đã được cứu thoát khỏi tình trạng xuống cấp nghiêmtrọng, tạo ra những sản phẩm văn hóa đặc thù, có sức hút mới làm tăng đáng kể số lượng khách
du lịch trong nước và quốc tế đến thăm
2.2 Các nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên
Sau khi được những người dân địa phương phát hiện, báo cáo với các cơ quan chức năng
và các nhà chuyên môn xác định là “di tích khảo cổ” vào năm 1985 thì di tích được giao cho địaphương quản lý
* Các cuộc khai quật
- Các cuộc khai quật 1994, 1995, 1996, 1998
Với quy mô mô lớn đã phát hiện nhiều di tích khác thu được nhiều hiện vật quan trọng,các báo cáo đã ghi nhận chi tiết quá trình hoạt động nghiên cứu các di tích 1A, 2A, 4, 5 các hiệnvật thu đượclà cơ sở quan trọng để “tìm hiểu tính chất, loại hình, niên đại, chủ nhân cũng nhưnhững hoạt động tôn giáo kinh tế góp phần quan trọng vào
phục dựng tiến trình lịch sử của vùng đất phương nam (báo cáo khai quật di tích trang 87) Đã
13
Trang 14gợi ra nhiều vấn đề trong xác định chủ nhân của khu di tích – “cùng với di tích Cát Tiên trên địabàn phụ cẩn đã phát hiện được nhiều di tích có cùng loại hình văn hóa như di tích Đạ lak củahuyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai, di tích Đăng Hà của huyện Bù Dăng tỉnh Bình Phước Đây là vấn
đề cần được quan tâm nghiên cứu khi tiến hành di tích khảo cổ học Cát Tiên và các di tích phụcận Phần phụ lục, bản vẽ, của các bản báo cáo đã thể hiện các chi tiết về bình đồ kiến trúc cũngnhư hiện vật là cứ liệu quan trọng mô tả bố cục, quy mô, không gian kiến trúc
-Các cuộc khai quật 2001
Là tư liệu đặc biệt quan trọng là báo cáo khoa học khai quật di tích cát tiên (Lâm Đôngnăm 2002 do PGS TS Bùi Chí Hoàng, TS Đào Linh Côn (trung tâm nghiên cứu khảo cổ - Việnkhoa học xã hội tại tp HCM ) thực hiện tiếp nối thành công các đợt khai quật những năm trước,lần này diện mạo lộ kiến trúc của các di tích ỏ gò 2C, 2D, 3 với số lượng lớn về hiện vật có cógiá trị đặc biệt, là cứ liệu khoa học “la2anh1 sáng dọi vào một công trình khoa học hoành tráng
đã từng rực rỡ trong quá khứ ở vùng dất bày” (báo cáo khoa học khai quật trang 109)
-Các cuộc khai quật 2003
Báo cáo khai quật khảo cổ học tại di tích Đức Phổ Cát Tiên – Lâm Đồng) năm 2003 doPGS TS Bùi Chí Hoàng, TS Đào Linh Côn (trung tâm nghiên cứu khảo cổ - Viện khoa học xã hộitại tp HCM ) thực hiện “Việc khai quật khu di tích Đức Phổ một lần nữa khẳng định không gianvăn hóa của thánh địa Cát Tiên cũng như mở ra một nhận thức mới về sự đa dạng trong mô hìnhkiến trúc tháp – đền tháp có tầm vóc không kém những trung tâm kiến trúc có ảnh hưởng Ấn –Phật giáo vùng Đông Nam Á
….” (trang 24 báo cáo)
- Cuộc khai quật 2006 do PGS TS Bùi Chí Hoàng, Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ thuộc ViệnKhoa học xã hội Tp HCM thực hiện Lần khai quật này đã làm rõ diện mạo kiến trúc di tích IIc,IIc, III, làm rõ quy mô, bình diện tổng thể của cụm di tích
Kết quả đã cho thấy đây là một quần thể kiến trúc vô cùng độc đáo, thu nhận được nhiều hiệnvật có giá trị khoa học cả về văn hóa lẫn lịch sử
* Hội thảo khoa học
-Hội thảo khoa học về di tích khảo cổ Cát Tiên lần 1 năm 2001:
Nhằm làm rõ hơn các giá trị văn hóa, lịch sử của di tích, tháng 3/2001 UBND tỉnh LâmĐồng, Ngành văn hóa thông tin Lâm Đồng đã tổ chức hội thảo khoa học về di tích khảo cổ CátTiên năm 2001 Hội thảo có sự tham gia nhiều nhà khoa học nổi tiếng như GS Trần Quốc Vượng,PGS Hoàng Xuân Chinh, TS Lê Đình Phụng, Cao Xuân Phổ, PGS Ngô Văn Doanh, GS.TS.KTS
14
Trang 15Hoàng Đạo Kính…nhiều phát biểu đã làm rõ thêm giá trị của quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên(kể cả những giả thiết và so sánh…) về chủ nhân và niên đại bước đầu đã được giải luận.
Hai bài tham luận ( Vấn đề trùng tu di tích cát Tiên- Lâm Đông của tác giả Nguyễn HồngKiên, Một vài gợi ý cho việc định hướng ứng xử với khu di tích khảo cổ cát Tiên của GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính) đều cho rằng việc trùng tu cần được tiến hành ngay
-Hội thảo khoa học về di tích khảo cổ Cát Tiên lần 2 năm 2008
Nhằm làm rõ hơn các giá trị văn hóa, lịch sử của di tích, tháng 12/2008 Sở Văn Hóa ThểThao và Du Lịch Lâm Đồng, đã tổ chức hội thảo khoa học về di tích khảo cổ Cát Tiên lần Hộithảo có sự tham gia nhiều nhà khoa học nổi tiếng như TS Lê Đình Phụng, Cao Xuân Phổ, PGSNgô Văn Doanh…nhiều phát biểu đã làm rõ thêm giá trị của quần thể di tích khảo cổ Cát Tiênnhư “ tư liễu thu được khẳng định giá trị vô cùng to lớn trong lịch sử phương Nam, văn hóa dântộc nói chung, là trung tâm tôn giáo của cộng đồng cư dân vùng đất phía Nam, có triển vọng lớntrong phát triể du lịch về cuội nguồn lịch sử
* Luận án tiến sĩ “Khu di tích Cát Tiên (Lâm Đông)” năm 2002 và một số bài viết đăng
trên hội thảo, tạp trí, TS Nguyễn Tiến Đông cũng đã có nhận định “với mật độ di tích …cùng vớinhiều linh vật thờ tìm thấy ở khu di tích Cát Tiên có thể xác dịnh
đây một thánh địa của của một quốc gia Ấn Giáo thuộc về hệ thống sông Đồng Nai
…quốc gia này có thể được lập từ thời Phù Nam – Óc Eo Sau khi Phù Nam tan rã quốc gia nàyđứng độc lập giữa Chăm Pa và Chân Lạp
* Pháp lý công nhận mức độ
Với những giá trị khoa học nổi bật về lịch sử văn hóa nghệ thuật của di tích khảo cổ họcCát Tiên đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) công nhận ditích gia vào năm 1997 theo QĐ số 2890/ VH/QĐ ngày 27/9/1997 của Bộ Văn hóa Thông tin vàđến năm 2014 di tích khảo cổ học Cát Tiên đã được thủ tướng chính phủ ký QĐ xếp hạng di tíchquốc gia đăc biệt theo QĐ 2408/QĐ/QĐ-TTg ngày 31/12/2014
* Công trình sách: Công trình sách có tính độc lập “Di tích Cát Tiên Lâm Đồng
– Lịch sử và văn hóa” của tiến sĩ Lê Đình Phụng với 383 trang do nhà xuất bản Khoa học xã hội innăm 2007 gồm 3 chương
* Đề tài “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát huy di tích khảo cổ Cát Tiên - Lâm
Đồng” do Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng quản lý và cơ quan thực hiện là trường Đại họcKhoa học xã hội và nhân văn Tp HCM
Chương trình hoạt động công tác bảo tồn di tích khảo cổ Cát Tiên do Sở Văn hóa Thể
15
Trang 16Thao và Du Lịch Lâm Đồng quản lý điều hành theo quy định của chính phủ về quản lý các dự ánđầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác.
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào hoàn chỉnh trong việcnghiên cứu về bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích Cát Tiên một cách hiệu quả nhất Tuynhiên những tài liệu trên đây là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu trước, kế thừa và nối tiếp các côngtrình nghiên cứu khoa học tiếp theo
2.3 Rút ra những gì kế thừa và không kế thừa.
Cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào hoàn chỉnh trong việc nghiên cứu
về bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích Cát Tiên một cách hiểu quả
nhất Tuy nhiên những tài liệu trên đây là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu trước, kế thừa và nốitiếp các công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo
Chương trình hoạt động công tác tác bảo tồn di tích khảo cổ Cát Tiên do Sở Văn hóa ThểThao và Du Lịch Lâm Đồng quản lý điều hành theo quy định của chính phủ về quản lý các dự ánđầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách bảo tồn giá trị văn hóa tại quầnthể di tích khảo cổ Cát Tiên, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiệncác chính sách này nhằm bảo vệ di tích, chống lại những xâm phạm từ các yếu tố khách quan,chủ quan đồng thời đưa quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên trở thành một địa điểm tham quan dulịch, nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc,…
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quát về các chính sách công liên quan đến hoạt động bảo tồn tại di tíchkhảo cổ Cát Tiên nhằm lựa chọn, vận dụng những chính sách cần thiết, hữu dụng phù hợp vớicác điều cụ thể của địa phương nhằm định hướng được mục tiêu cho các nhà hoạt động bảo tồn,tạo ra những động lực để đạt được các mục tiêu, phát huy tốt những mặt tích cực, khắc phụcnhững hạn chế, tạo ra cân đối những nguồn lực, kiểm soát được mục tiêu và nguồn lục để xâydựng định hướng thích ứng với mỗi thời kỳ của xã hội và tạo ra môi trường phù hợp, hợp lý
Hệ thống hóa, đánh giá các cơ chế chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về bảotồn quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại khu di tích Cát Tiên (Lâm
16
Trang 174.2 Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Di tích khảo cổ Cát Tiên) Thời
gian: Thời gian nghiên cứu từ 1985 đến 2019
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát, điền dã: Dựa trên những thông tin thu thập được trong quá trình khảo sátthực tế tại khu di tích Cát Tiên, người nghiên cứu rút ra những nhận định của mình về thực trạngcông tác quản lý tại di tích, những yếu tố tác động đến vấn đề bảo tồn di tích và những giải pháp
về chính sách bảo tồn giá trị văn hóa cho khu di tích này
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở những tài liệu, tư liệu và các công trình nghiên cứukhoa học về khu di tích của những tác giả đi trước để lại, những chính sách, chủ trương trongcông tác quản lý của Nhà nước, người viết có cơ sở để nghiên cứu và đi sâu vào nghiên cứu thựctrạng quản lý Nhà nước đối với khu di tích, các quan điểm nhận thức của các nhà nghiên cứu,nhà quản lý và đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn cần tháo gỡ
- Phương pháp phân tích: Dựa trên những thông tin đã thu thập được qua công tác khảo sát điền
dã, trực tiếp phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu, người viết sẽ phân tích được những điểm mạnh, yếu
và những khó khăn cũng như hạn chế, thách thức trong công tác quản lý đối với di tích Từ đó,đưa ra những hướng khắc phục, phát huy tối đa hiệu quả trong công tác quản lý
- Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu di tích và công tác quản lý di tích, người viết
sẽ sử dụng phương pháp so sánh với một số di tích khác trong địa bàn, để thấy được giá trị của ditích cũng như cách quản lý di tích
- Phương pháp nghiên cứu liên nghành: Trong nghiên cứu toàn diện về các giá trị du lịch- dịch vụ,các biện pháp, phương pháp bảo tồn tổng thể về các giá trị của quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên,dân tộc học, văn hóa học, du lịch – dịch vụ, khoa học tự nhiên, kỹ thuật kinh tế… Xác định cácgiá trị tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng
du lịch và các biện pháp liên quan Từ đó có giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, du lịch
và dịch vụ tại quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên, huyện Cát Tiên và các vùng phụ cận
- Phương pháp tổng hợp: Từ những thông tin cũng như tư liệu đã thu thập và nghiên cứu, ngườiviết sẽ tiến hành tổng hợp và đánh giá về thực trạng quản lý tại di tích, đưa ra những giải pháp cóthể khắc phục, tháo gỡ những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý tại di tích Sử dụng
17
Trang 18phương pháp phân tích tổng hợp liên nghành nhằm làm nổi bật tính cấp thiết, ý nghĩa của cơ chếchủ trương, chính sách bảo tồn di sản văn hóa nói chung và bảo tồn và phát huy giá trị của quầnthể di tích khảo cổ Cát Tiên nói riêng để làm rõ giá trị từng loại di sản văn hóa có mối quan hệchức năng, đồng thời bổ sung thêm nhiều luận cứ khoa học phù hợp với văn bản hành chính
Phương pháp luận: Hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là những nguyên lý,quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phươngpháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứutìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp Nói cách khác thì phương pháp luậnchính là lý luận về phương pháp, bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinhquan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra cóhiệu quả cao nhất
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn có những ý nghĩa lý luận vàthực tiễn sau:
- Khẳng định việc thực hiện chính sách bảo tồn giá trị văn hóa đối với các di tích là cần thiết vàkhả thi
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người làm việc, học tập và nghiên cứu
về vấn đề thực hiện chính sách đối với công tác bảo tồn giá trị văn hóa di tích
- Luận văn cũng có giá trị tham khảo cho các nhà lãnh đạo, quản lý trong việc nâng cao chất lượngquản lý các di sản văn hóa
7 Kết cấu luận văn
Luận văn gồm các phần sau:
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN
VĂN HÓA TẠI DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Những khái niệm về bảo tồn, giá trị văn hóa, di sản văn hóa, di tích khảo cổ Cát Tiên
Khái niệm về bảo tồn: Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về bảo tồn di sản văn hóa,
cụ thể như sau: Theo Từ điển Tiếng Việt “bảo tồn” là giữ lại không để cho mất đi, bảo tồn là bảo
vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật, hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó [34, tr28] Bảo tồn làkhông để mai một, không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái Đối tượng “bảo tồn” phải đượcnhìn nhận là tinh hoa, đã khẳng định được giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời giandưới nhiều thể trạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn
Đối tượng được bảo tồn (giá trị di sản văn hóa) cần thỏa mãn hai điều kiện sau:
- Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một giá trị đích thực được thừa nhận minh bạch, khôngphải hoài nghi hay tranh cãi
- Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, tiềm năng đứng vững lâu dài (tức là có giá trị lâu dài trướcnhững biến đổi tất yếu của đời sống vật chất và tinh thần của con người nhất là trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập như hiện nay)
Quan điểm của UNESCO về bảo tồn di sản văn hóa: Bảo tồn mang nghĩa rộng hơn, làhoạt động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc phá hoại, bảo quản kếtcấu một địa điểm ở hiện trạng và tránh sự xuống cấp của kết cấu đó Như vậy, bảo tồn là tất cảnhững nỗ lực nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của di sản văn hóa nhằm bảo đảm sự
an toàn, phát triển lâu dài cho di sản văn hóa và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưngbày, khôi phục và tôn tạo lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội [35,tr16]
Công tác bảo tồn di sản văn hóa có nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm các hoạt động: bảotồn nguyên trạng, trùng tu, gia cố, tái định vị, phục hồi, tái tạo - làm lại, qui hoạch bảo tồn Vấn
đề đặt ra là khi bảo tồn một di sản văn hóa cụ thể cần nghiên cứu, chọn lựa phương án thích hợpvới từng địa phương, từng đặc thù riêng để đảm bảo rằng cái chúng ta đang trưng bày là xácthực chứ không phải đồ giả Trên cơ sở tôn trọng các điều khoản của Hiến chương Venice,UNESCO đã ban hành Công ước về việc bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vàonăm 1972 Tiếp đến năm 2003, UNESCO ban hành Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể,
Trang 20được sự đồng thuận của trên 120 quốc gia thành viên mà Việt Nam là một trong số những thànhviên đó Với mục tiêu tăng cường nhận thức về tầm quan trọng và thống nhất hoạt động bảo vệ disản văn hóa phi vật thể, Công ước yêu cầu các nước cam kết có những biện pháp bảo đảm việcbảo vệ và duy trì sự tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, cùng với sự phối hợp chặt chẽ ở cấpvùng và cấp quốc tế cho mục tiêu này [35, tr3] Có thể thấy, các biện pháp bảo vệ do Công ước
đề ra, nhất là biện pháp kiểm kê (xác định giá trị di sản), tư liệu hóa cho thấy quan điểm tôntrọng yếu tố gốc của loại hình di sản này Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá có thể có 2quan điểm như sau: Bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn trên cơ sở kế thừa
Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng tĩnh): Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa vật thể ởdạng tĩnh là vận dụng thành quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyêntrạng hiện vật như vốn có về kích thước, vị trí, chất liệu, đường nét, màu sắc, kiểu dáng
Bảo tồn văn hóa phi vật thể ở dạng tĩnh là điều tra sưu tầm, thu thập các dạng thức vănhóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học nghiêm túc chặt chẽ, giữ chúng trongsách vở, các ghi chép, mô tả bằng băng hình (video), băng tiếng (audio), ảnh Tất cả các hiệntượng văn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng
Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng động): Bảo tồn động, tức là bảo tồn cáchiện tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa Các di sản văn hóa vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thầngiữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng bằng nhiều kỹ thuậtcông nghệ hiện đại
Đối với các di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn động là bảo tồn các hiện tượng văn hóa đóngay chính trong đời sống cộng đồng Bởi lẽ, cộng đồng không những là môi trường sản sinh racác hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn là nơi tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và pháthuy chúng trong đời sống xã hội Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộngđồng, nương náu trong tiếng nói, hình thức diễn xướng, nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian.Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của những con người đặc biệt màchúng ta thường mệnh danh là những nghệ nhân hay là những báu vật nhân văn sống Cần phảiphục hồi các giá trị một cách khách quan, sáng suốt, tin cậy, khoa học chứ không thể chủ quan,tùy tiện Tất cả những giá trị phải được kiểm chứng qua nhiều phương pháp nghiên cứu có tínhchất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng thuyết phục thông qua các dự án điều tra, sưu tầm,bảo quản, biên dịch và xuất bản các dấu tích di sản văn hóa phi vật thể
Bảo tồn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng chính là phương thức lý tưởng nhất Nếukhông thể bảo tồn nguyên dạng thì có thể bảo tồn theo hiện dạng đang có Bởi theo quy luật của
Trang 21thời gian thì các di sản văn hóa phi vật thể ngày càng có xu hướng xa dần nguyên gốc Nếukhông thể khôi phục được nguyên gốc thì bảo tồn hiện dạng là điều khả thi nhất Tuy nhiên, hiệndạng phải có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên dạng Theo đó, cần xác định rõ thời điểm bảo tồn
để sau này khi có thêm tư liệu tin cậy thì sẽ tiếp tục phục nguyên ở dạng gốc di sản văn hóa
Bảo tồn các di sản, di tích là việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết trong công cuộckiến thiết nước nhà Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, hệ thống pháp luật quacác thời kỳ đều đề cập đến yêu cầu bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di sảnvăn hóa, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh đất nước
Ngày 23/11/1945, chỉ hơn 2 tháng sau khi nước nhà giành được độc lập, dù còn bộn bềcác công việc cấp bách cần giải quyết, nhưng với tầm nhìn minh triết của một vĩ nhân - danhnhân văn hóa kiệt suất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SLvề bảo tồn cổ tích trongtoàn cõi Việt Nam Sắc lệnh xác định việc bảo tồn cổ tích là việc rất cần cho công cuộc kiến thiếtnước Việt Nam
Điều 4 của Sắc lệnh nêu rõ: Cấm phá hủy đình chùa, đền miếu, hoặc những nơi thờ tựkhác như cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn Cấm phá hủy những bia ký,
đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo nhưng có ích cho lịch sử [25]
Với ý nghĩa lịch sử to lớn của Sắc lệnh này, ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã kýQuyết định số 36/QĐ-TTg lấy ngày 23/11 hàng năm là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam nhằmphát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực di sảnvăn hóa, động viên và thu hút mọi tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và pháthuy giá trị di sản văn hóa dân tộc
Khái niệm về giá trị văn hóa: Con người có khí, có sinh, có tri, có lễ nghĩa, đó là loài quý
giá nhất Cho nên có thể biểu hiện qua giá trị văn hóa: về thực chất là sự khẳng đỉnh của conngười đối với sự tồn tại của vật chất lẫn tinh thần của bản thân mình, quan hệ trật tự của mình,hành vi thái độ của mình, khích lệ con người sống và phát triển theo giá trị của mình
Giá trị văn hóa: là hệ giá trị văn hóa nói chung và văn hóa con người nói riêng chính là hệgiá trị của con người tức là phát triển nhân cách, đạo đức tâm hồn lối sống, trí tuệ, năng lực sángtạo, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức chung của cộng đồng
Giá trị là phạm trù riêng của con người liên quan đến lợi ích vật chất lẫn tinh thần của conngười đó chính là tính nhân văn của xã hội, có giá trị định hướng, đánh giá và điều chỉnh cáchoạt động của con người trong cộng đồng xã hội Giá trị ấy gắn liền với nhu cầu của con người,chính nhu cầu ấy đã thúc đẩy động lực của con người, giúp con người tạo ra các giá trị văn hóa
Trang 22tạo ra các giá trị văn hóa sản sinh ra những ý
tượng, trí tuệ, năng lực, sức sáng tạo, khát vọng nhân văn của con người được được biểu hiệnqua đạo đức lối sống trong xã hội, tạo nên nét độc đáo, đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc
Mỗi dân tộc dều có lịch sử hình thành và phát triển, trải qua quá trình lịch sử lâu dài sángtạo nên một nền văn hóa của riêng mình Đó chính là giá trị văn hóa
Khái niệm di sản văn hóa: Di sản: di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại; sản là tài
sản, là những gì quý giá, có giá trị là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau,gồm các tác phẩm nghệ thuật dân gian, công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, tác phẩm vănhọc
Di sản là sản phẩm của quá khứ nhưng đó là quá khứ đã được lựa chọn theo nhu cầu của
xã hội hiện đại Di sản là sự lựa chọn từ quá khứ lịch sử, ký ức và báu vật của cộng đồng thể hiệnnhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện tại
Nhà nghiên cứu Lưu Trần Tiêu cho rằng: Di sản văn hóa là toàn bộ những sản phẩm vậtchất (hay còn gọi là vật thể) và tinh thần (hay còn gọi là phi vật thể), có giá trị lịch sử, văn hóa,khoa học, do con người sáng tạo và tiếp nhận trong điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hộicủa mình, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [28, tr.2]
Năm 2001, Việt Nam ban hành Luật Di sản văn hóa (sửa đổi năm 2009) trong đó khẳngđịnh: Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là bộ phận của disản văn hóa nhân loại có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.Tại Điều 1, Luật Di sản văn hóa ghi rõ: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và disản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưutruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [20, tr.12] Cùng với đó Việt Nam đã phê chuẩn Công ướcbảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ban hành Nghịquyết Trung ương 5 khóa VIII nêu rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dântộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở sáng tạo giá trị mới và giao lưu văn hóa” [4]
Di sản văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, tiềm ẩn bản sắc văn hóa của cộng đồng xãhội Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam vàcũng là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước vàgiữ nước của nhân dân ta, đồng thời là giao diện quan trọng của văn hóa nhân loại Bảo tồn vàphát huy các giá trị di sản văn hóa là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào việc giữ gìn và làm phong phú cho
Trang 23kho tàng di sản văn hóa nhân loại.
Di sản văn hóa là những giá trị văn hóa tích lũy trong suốt quá trình hàng ngàn năm dựngnước và giữ nước của dân tộc được lưu giữ lại Những di sản này rất phong phú, đa dạng tồn tạidưới nhiều loại hình khác nhau Những cổ vật, những công trình kiến trúc hoặc còn ẩn trong lòngđất hoặc đang được lưu giữ trong các bảo tàng, các công cụ sản xuất, đồ dùng bằng sành sứ,những thành quách, chùa tháp, đình làng, phố cổ, lăng tẩm, cung điện,…
•Di tích khảo cổ Cát Tiên là quần thể kiến trúc di tích đặc biệt quan trọng đã tồn tại trong lòng đấthơn 10 thế kỷ về trước, qua nhiều thăng trầm về thời gian đã trở thành những phế tích và ngàycàng xuống cấp nghiêm trọng; công tác khai quật nghiên cứu, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo cần có sựthống nhất, đồng bộ, có định hướng kế hoạch cụ thể, rõ ràng Việc nghiên cứu, bảo vệ và gìn giữ
di tích khảo cổ Cát Tiên sẽ góp phần quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử văn hóa khoa họcvùng đất phía Nam Đồng thời việc phát huy giá trị di tích khảo cổ Cát Tiên trong quy hoạch pháttriển tuyến du lịch văn hóa sẽ góp phần quan trọng vào sự phát kinh tế xã hội của địa phươngtrong tương lai
1.1.2 Chính sách và chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích lịch khảo cổ Cát Tiên
1.1.2.1 Chính sách: Chính sách là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu, trên các
phương tiện truyền thông và trong đời sông xã hội Tuy nhiên, đây cũng là thuật ngữ khó có thểđịnh nghĩa một cách cụ thể và rõ ràng
Theo từ điển tiếng Anh (Oxford English Dictionary) “chính sách” là “một đường lối hànhđộng được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng, nhà cai trị, chính khách ” Theo sựgiải thích này, chính sách không đơn thuần chỉ là một quyết định để giải quyết một vấn đề cụ thể,
mà nó là một đường lối hay phương hướng hành động [30, tr.64]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiệnđường lối, nhiệm vụ Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnhvực cụ thể nào đó Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chấtcủa đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa ” [31]
Như vậy, chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định vàđạt được các kết quả hợp lý Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện nhưmột thủ tục hoặc giao thức Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua trong một tổchức
Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao
Trang 24thức Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua trong một tổ chức Chính sách cóthể hỗ trợ cả việc đưa ra quyết định chủ quan và khách quan Các chính sách hỗ trợ trong việc raquyết định chủ quan thường hỗ trợ quản lý cấp cao với các quyết định phải dựa trên thành tíchtương đối của một số yếu tố và do đó thường khó kiểm tra khách quan.
Chính sách có bản chất thuộc về chính trị Chính sách là sản phẩm của quá trình ra quyếtđịnh lựa chọn các vấn đề, mục tiêu và giải pháp để giải quyết Quá trình ra quyết định chínhsách là một quá trình chính trị Nhưng sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách thì dễ nhậnthấy hơn
Chính sách công (public policy) là hệ thống những hành động có chủ đích, mang tínhquyền lực nhà nước, được ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định, nhằm mục tiêu giảiquyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, hay thúc đẩy các giá trị ưu tiên
Theo định nghĩa này thì mục đích của chính sách công là thúc đẩy xã hội phát triển theođịnh hướng chứ không đơn giản chỉ dừng lại ở việc giải quyết vấn đề công Nói cách khác, chínhsách công là công cụ để thực hiện mục tiêu chính trị của nhà nước Từ nghiên cứu những cáchtiếp cận trên đây về chính sách công của các tác giả, có thể đưa ra khái niệm về chính sách côngnhư sau: Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợpcác quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giảiquyết những vấn đề công trong xã hội Khái niệm trên vừa thể hiện đặc trưng của chính sáchcông là do nhà nước chủ động xây dựng để tác động trực tiếp lên các đối tượng quản lý một cáchtương đối ổn định, cho thấy bản chất của chính sách công là công cụ định hướng cho hành vi củacác cá nhân, tổ chức phù hợp với thái độ chính trị của nhà nước trong việc giải quyết những vấn
đề phát sinh trong đời sống xã hội Để đạt được mục tiêu đề ra, trước hết chính sách phải tồn tạitrong thực tế, nghĩa là chính sách phải thể hiện được vai trò định hướng hành động theo nhữngmục tiêu nhất định Điều kiện tồn tại của một chính sách công là tổng hoà những tác động tíchcực của hệ thống thể chế do nhà nước thiết lập và tinh thần nghiêm túc thực hiện, tự chủ, sángtạo của các chủ thể tham gia giải quyết vấn đề chính sách trong một phạm vi không gian và thờigian nhất định Điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại được thể hiện bằng các nguồn lực con người,nguồn lực tài chính, môi trường chính trị, pháp lý, văn hóa xã hội và cả sự bảo đảm bằng nhànước
1.1.2.2 Những chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên.
Hợp tác xây dựng quần thể kiến trúc di tích khảo cổ Cát Tiên - Vườn quốc gia CátTiên từ một nguồn tài nguyên sẵn có trở thành trọng điểm du lịch của vùng Tây Nguyên
Trang 25Xây dựng quần thể kiến trúc di tích khảo cổ Cát Tiên thành bảo tàng văn hóa sinh thái đặctrưng của địa phương mang tầm quốc gia.
Thực hiện tổ chức quản lý và liên kết xây dựng quần thể kiến trúc di tích khảo cổ CátTiên - Vườn quốc gia Cát Tiên thành một dạng văn hóa kinh tế - xã hội trong thời kỳ xã hội hóa
Xây dựng và đề xuất thực hiện những sản phẩm du lịch, mô hình gắn với nghiên cứu,trùng tu, tôn tạo di tích, mô hình gắn với vấn đề khoa học giáo dục, giới thiệu quảng bá giá trịcủa di sản, mô hình bảo tàng gắn liền với di tích,
Tạo nguồn ngân sách về bảo toàn khối kiến trúc di tích
Tạo nguồn ngân sách cho các hoạt động phát huy giá trị của di tích thông qua các phươngtiện thông tin đại chúng, các sách, ấn phẩm, các biểu tượng, biểu trưng của di tích, sân khấu hóa,qua các cuộc thi tìm hiểu về di tích, đề tài công trình nghiên cứu khoa học, tôn tạo cảnh quan phùhợp, tương thích với không gian của di tích, hiệu ứng tích cực mang đậm nét đặc sắc tiêu biểuđiển hình
Đào tạo các cán bộ
Kinh phí tài chính các hoạt động bảo quản
1.1.2.3 Ý nghĩa của thực hiện chính sách
Thực hiện chính sách có ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp lý, khoa học và thực tiễn vì nó làchính sách của nhà nước, phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của nhà nước để phục
vụ cho mục đích và lợi ích của nhà nước Tính chính trị của chính sách là công cụ quản trị, quản
lý của nhà nước, phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nướctổn tại
Tính pháp lý, chính sách của nhà nước được ban hành trên cơ sở pháp luật, nhưng phápluật là của nhà nước nên chính sách đương nhiên có tính pháp lý, là dựa trên ý chí của nhà nước,chuyển tải ý chí của nhà nước thành chính sách, công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của nhà nước
Tính chất xã hội là chính sách của nhà nước ban hành để thực hiện chức năng xã hội củanhà nước, ngoài phục vụ lợi ích của nhà nước còn để phục vụ xã hội, phục vụ quảng đại quầnchúng nhân dân, tạo điều kiện và định hướng cho xã hội phát triển Chính sách phản ánh rõ vaitrò là chức năng xã hội của nhà nước, phản ánh bản chất, tính ưu việt của nhà nước
Chính sách có tính khoa học lý luận và thực tiễn thiết thực Tính khoa học của chính sáchthể hiện ở tính khách quan, công bằng tiến bộ và sát với thực tiễn Nếu chính sách mang tính chủ
Trang 26quan duy ý chí của nhà nước sẽ trở thành rào cản kìm hãm sự phát triển của xã hội Điều nàycũng có nghĩa là việc ban lành chính sách của nhà nước bất thành, sẽ ảnh hưởng đến uy tín vàvai trò của nhà nước Nếu chính sách nhà nước ban hành đảm bảo các yếu tố khách quan, côngbằng và tiến bộ, phù hợp với lòng dân và xã hội, phù hợp với ý chí, nguyện vọng, quyền và lợiích hợp pháp của người dân thì sẽ được người dân và xã hội ủng hộ, chính sách đó sẽ được thựchiện trong cuộc sống một cách nhanh chóng, hiệu quả uy tín và vai trò của nhà nước được đề caotính khoa học của chính sách còn thể hiện ở ý nghĩa thực tiễn và tính thiết thực của chính sách,yêu cầu khi nhà nước ban hành chính sách phải phù hợp với diều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụthể của đất nước, thực tại khách quan của chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
Quản lý nhà nước về văn hoá là hoạt động hành chính nhà nước trong lĩnh vực văn hóanhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Việt Nam bằng chính sách và pháp luật
* Hoạt động xây dựng, ban hành các chính sách và văn bản pháp luật về văn hoá Chínhsách văn hoá được hiểu là tổng thể những nguyên tắc thể hiện tư tưởng
chủ đạo của Nhà nước về đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hoá Chínhsách văn hoá đặt ra các nguyên tắc chung của sự nghiệp phát triển văn hoá phù hợp với mục tiêuphát triển văn hoá chung của đất nước Các chính sách về quản lý và phát triển văn hoá hiện nay
có thể kể đến: sáng tạo các giá trị văn hoá; bảo tồn, phát
huy tài sản văn hoá; phát triển văn hoá cơ sở; giao lưu văn hoá quốc tế; hiện đại hoá kỹ thuật vàphương thức sản xuất, phân phối sản phẩm văn hoá; đào tạo, phát triển đội ngũ trí thức, văn nghệsỹ; đảm bảo ngân sách, điều kiện pháp lý cho phát triển văn hoá; nâng cao tính tự quản và phâncấp quản lý văn hoá Chính sách văn hoá có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý nhà nước
về văn hoá song chính sách văn hoá không thể thay thế pháp luật Nhà nước ban hành các vănbản pháp luật về văn hoá nhằm phát huy tác dụng của văn hoá tới sự hình thành nhân cách, nângcao chất hượng cuộc sống tinh thần của con người
Trong quản lý nhà nước về di sản văn hoá: nhà nước ban hành các chính sách và phápluật để phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá Luật Di sản văn hoá năm
2001 là một văn bản pháp lý quan trọng
* Hoạt động tổ chức thực thi của bộ máy quản lý
Là các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về văn hoá gồm Chính phủ; Bộvăn hoá, thể thao và du lịch; UBND địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vănhoá theo quy định của pháp luật Hoạt động này bao gồm các công việc như đào tạo, bồi dưỡngcán bộ; xây dựng, chỉ đạo các quy hoạch, kế hoạch; ban hành và tổ chức thực thi các văn bản
Trang 27pháp luật; hướng dẫn, tuyên truyền; thẩm định; cấp giấy phép, giấy chứng nhận… Ngoài ra, hoạtđộng đầu tư tài chính cho văn hoá cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng Đầu tư cho hoạt độngvăn hoá với tư cách là đầu tư cho hoạt động sản xuất cần được tính toán đến hiệu quả, cần xemvăn hoá cũng làm ra lợi nhuận cho nhà nước, cho nhân dân, đồng thời cũng cần tận dụng cơ chếthị trường cho sự phát triển văn hoá đúng hướng.
*Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn hoá
Đây là một hoạt động có vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về văn hoá, sựtác động trực tiếp của cơ quan kiểm duyệt và thanh tra có vai trò đặc biệt quan trọng Bởi vì vănhoá có mối quan hệ trực tiếp với chính trị, nó có tác động trực tiếp đến sự hình thành và pháttriển nhân cách con người Trong xu hướng xã hội hoá
văn hoá hiện nay, các tác động tiêu cực nảy sinh ngày càng nhiều, do đó hoạt động thanh tra,kiểm tra và xử lý cần được quan tâm thực hiện một cách nghiêm chỉnh, có kế hoạch phối hợp vớicác tổ chức có liên quan một cách chặt chẽ đồng bộ Như thế mới có khả năng thực hiện tốt chứcnăng, nhiệm vụ của công tác quản lý đã đề ra
1.2 Vai trò, đặc trưng của di tích khảo cổ Cát Tiên
1.2.1 Vai trò của di tích khảo cổ Cát Tiên
Khái quát về di tích khảo cổ Cát Tiên: Khu di tích Cát Tiên được phát hiện vào năm 1984,cho đến nay đã qua 4 lần khai quật do Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Lâm Đồng tiếnhành và sau đó Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam vùng Nam Bộ đã
có 5 cuộc khai quật khu di tích này Kết quả các cuộc khai quật khảo cổ cho thấy đây là một khu
di tích kiến trúc lớn bao gồm nhiều thành phần kiến trúc khác nhau nằm trong một không giantương đối rộng Quá trình phát hiện và nghiên cứu khu di tích được chia làm 3 giai đoạn sau:
-Giai đoạn 1: Từ năm 1984 - 1986
Trong quá trình khai hoang tại xã Đức Phổ và Quảng Ngãi, người dân đã bắt gặp nhữngdấu tích kiến trúc của nhiều công trình đổ nát nằm chìm dưới tán cây rừng rậm rạp Những pháthiện này đã được báo lên cơ quan quản lý địa phương, Bảo tàng Lâm Đồng đã cử cán bộ đếnkhảo sát và đã khẳng định đây là những phế tích kiến trúc được xây dựng trong lịch sử [17]
Năm 1985, Trung tâm Khảo cổ học miền Nam đã đến thẩm định lại giá trị của những pháthiện này và đào thám sát các di tích ờ xã Đồng Nai và xã Quảng Ngãi [15] Năm 1987, Trung
tâm Khảo cổ học miền Nam đã phối hợp với Bảo tàng LâmĐồng tiến hành điều tra khảo sát, đào thăm dò để đánh giá giá trị lịch sử văn hóa di tích một cách
Trang 28toàn diện phục vụ cho kế hoạch nghiên cứu lâu dài.
Sau đó, nhiều cuộc khảo sát đã được triển khai trên diện rộng, trên địa bàn các xã ĐứcPhổ, Gia Viễn, Quảng Ngãi đã phát hiện nhiều di tích, trong đó tại xã QuảngNgãi đã phát hiệnmột cụm các phế tích kiến trúc nằm tập trung giữa một thung lũng rộng, bằng phẳng gần sôngĐồng Nai
Năm 1991, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Lâm Đồng khảo sát lại di tích Năm
1993, trong Chương trình nghiên cứu Tây Nguyên, Viện Khảo cổ học cũng trở lại khảo sát vàxác định đây là một khu di tích có quy mô lớn, mật độ di tích dày, gồm có nhiều phế tích nằm rảirác ven sông Đồng Nai, trong đó tập trung nhất ở hai xã Quảng Ngãi và Đức Phổ
-Giai đoạn 2: Từ năm 1994 - 2000
Đây là giai đoạn hợp tác nghiên cứu giữa Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Lâm Đồng.Đầu năm 1994, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khảo cổ học Tây Nguyên - Trường Sa -Nam Bộ, một số cán bộ Viện Khảo cổ học đã đến Cát Tiên tiến hành khảo sát tổng thể nhằmhoạch định kế hoạch nghiên cứu lâu dài khu di tích này
Cuối năm 1994, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Lâm Đồng tiến hành khai quậtlần đầu tiên tại di tích gò số II và số V Tại khu di tích gò số II, với diện tích 200m2 khai quật,một phần phế tích tháp thờ đã xuất lộ cùng các tấm đá kiến trúc, cột đá, tượng Ganésa, bệ Yoni
và đặc biệt là một tấm mi cửa bằng đá có hoa văn còn nguyên vẹn [11, tr.214-215] Tại di tích gò
số V, với 140m khai quật đã xác định đây là một đền mộ được xây nửa chìm nửa nổi, không cólối vào Hiện vật thu được đáng chú ý có bộ Yoni - Linga bằng đá, một số mảnh gốm, một đĩađồng, một lưỡi dao sắt Theo Hoàng Xuân Chinh, kiến trúc này có tính chất đền mộ [1, tr 657-658] Sau lần khai quật này, các nhà nghiên cứu đã nhận định đây là một khu di tích có quy môlớn và phức tạp, có thể mang tính chất Thánh địa cùa một quốc gia Bàlamôn giáo và vấn đề vănhóa Óc Eo đã được đề cập đến
Đầu năm 1996, cuộc khai quật Cát Tiên lần thứ hai được thực hiện tiếp tục ở di tích II.Phế tích kiến trúc lIa được làm xuất lộ hoàn toàn Đày là một phế tích tháp thờ có cửa quayhướng đông, các mặt tường còn lại có các cửa già, sử dụng số lượng lớncác viên gạch cỏ hoavăn Trong lòng ngôi tháp đã phát hiện 109 mảnh vàng, trong đó có nhiều mảnh trang trí nộidung Bàlamôn giáo
Cuộc khai quật khu di tích Cát Tiên lần thứ ba được tiến hành ở di tích I (Đồi Khỉ) vàocuối nãm 1996 Tại đây đã xuất lộ một phế tích tháp thờ rất lớn có bình diện hình chữ nhật, cửachính m ờ về phía đông, không có các cửa giả Trên nền lòng tháp phát hiện một bộ Linga - Yoni
Trang 29rất lớn Trong lòng tháp đã phát hiện 166 hiện vật, phần lớn là các mảnh vàng có trang trí Ngoài
ra còn nhiều hiện vật gốm, đĩa đồng, giáo sắt, bàn chông sắt Một số ý kiến cho ràng, di tích này
có niên đại cuối thế kỷ X - đầu thế kỷ XI [24, tr 678-680)
Cuối năm 1997, cuộc điều tra của Nguyễn Tiến Đông tại khu vực xã Quảng Ngãi đã pháthiện một đoạn tường gạch chạy men theo hồ hình chữ nhật trước tháp số IV, có thể là bức tườngbao lấy hồ nước này, đồng thời có thể là đường đi ven hồ Tại xã Gia Viễn đã phát hiện dấu tíchcủa một kiến trúc gạch và 1 bộ Yoni, có thể là của một tháp thờ [8, tr 658-659]
Sau ba mùa khai quật, diện mạo và quy mô của di tích Cát Tiên đã dần được sáng tó Việcbảo tồn, trùng tu khu di tích đã được đề cập đến Để phục vụ cho mục đích ấy, đầu năm 1998cuộc khai quật lần thứ tư đ ã được tiến hành tại di tích II với sự tham gia cùa cơ quan trùng tu ditích Trung ương Cuộc khai quật đã làm lộ rõ phế tích tháp thờ llb và phần lớn khu di tích II vớisân gạch, tường bó nền, một phần tường bao Hiện vật đáng chú ý là bệ Yoni gồm ba phần, một
số mảnh gốm, rất nhiều các viên gạch có trang trí, trong lòng tháp thu được năm hiện vật kimloại vàng có trang trí đơn giản hình voi và hoa sen Kiến trúc này được xây dựng sau tháp Ila,niên đại cuối thế kỷ VIII - đầu thế kỷ IX [10, tr.58-59]
Như vậy, trong giai đoạn thứ hai từ năm 1994 đến năm 1998, di tích Cát Tiên đã đượcquan tâm và nghiên cứu rất cẩn thận và chu đáo với bốn cuộc khai quật, hai cuộc điều tra, làmsáng tỏ phần nào đó quy mô, tính chất của khu di tích Những tổng kếtnghiên cứu trong giai đoạnnày được tổng hợp trong Hội nghị Khảo cổ học Cát Tiên được tổ chức tại Ủy ban nhân dânhuyện Cát Tiên năm 2001 [7]
-Giai đoạn 3: Từ năm 2001- 2006
Từ năm 2001- 2004, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học thuộc Viện KHXH vùng Nam
Bộ (nay là Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ) cùng với Bảo tàng Lâm Đồng đã tiến hànhđiều tra, khảo sát, khai quật di tích Cát Tiên hàng chục địa điểm như gò III, gò IIc, gò IId, gò VI(VIa, VIb, VIc), gò VII, gò VIII, di tích kiến trúc Đức Phổ, khu lò gạch cổ, hàng chục các hốthám sát rải rác trên toàn địa bàn phân bố của khu di tích [2]
1.2.2 Đặc trưng di tích khảo cổ Cát Tiên
Quá trình nghiên cứu khai quật đã mang lại những giá trị văn hóa, lịch sử và khoa học vôcùng to lớn để đưa ra những nhận thức mới Lê Đình Phụng đã nhận định rằng, Cát Tiên là mộtquần thể di tích với nhiều công trình kiến trúc được xây dựng với quy mô và chức năng khácnhau Địa hình của khu di tích là nằm trong thung lũng khép kín, với “chức năng là các đền thờ,tháp thờ, đền mộ với hình ảnh thể hiện trên các lá vàng là hình ảnh các vị thần, có thể khẳng định
Trang 30đây là khu di tích tôn giáo”, với những di tích và di vật được phát hiện đã cho thấy đây là mộtkhu di tích được xây dựng, vật thờ tuân thủ theo những quy tắc, nội dung Ấn Độ giáo) [23, tr.429].
Về di tích: Gồm nhiều dạng đền thờ, hệ thống sân bãi, hệ thống máng nước, lò gạch, thápmộ… được xây cất từ nguyên liệu gạch, đá Tổng hợp toàn bộ tư liệu về di tích Cát Tiên qua cácchặng đường nghiên cứu, có thể hệ thống một cách tương đối các loại hình di tích tại khu di tíchnày gồm:
-Kiến trúc tháp: Gồm các di tích Gò Ia, Gò IIa, Gò IIb, Gò III
-Kiến trúc đền tháp: gồm các kiến trúc Gò VIII, Đức Phổ và có khả năng là Gò IV
-Kiến trúc đền thờ: gồm các kiến trúc VIa và VIb
- Kiến trúc đài thờ: bao gồm các kiến trúc Gò V và Gò VII và có thể cả kiến trúc khai quật trong
hố 3
-Kiến trúc nhà dài: bao gồm kiến trúc IIc, IId, VIIIb và VIIIc
-Kiến trúc mộ táng
-Kiến trúc đường nước
-Cấu trúc một con đường giao thông
-Khu vực tôn giáo
Trong quần thể di tích Cát Tiên có nhiều loại hình kiến trúc, đặc trưng chung của loạihình kiến trúc là được xây dựng trên các gò đất có những cao trình khác nhau trên bề mặt thunglũng Những gò đất này là địa hình tự nhiên hoặc được chủ nhân xây dựng chủ động cải tạo lạilàm nền cho việc xây dựng các công trình kiến trúc Các công trình kiến trúc được xây dựng dọcven bờ sông Đồng Nai, lấy hướng kiến trúc đông- tây làm hướng chủ đạo Đây là quần thể kiếntrúc Hindu giáo thờ thần Shiva là chủ đạo Đó là đền thờ thần Mặt Trời (hố thám sát 03.CT.H2),đền thờ thần Shiva (gò VII), đền thờ thần Shiva và Vishnu (gò VIB), đền thờ thần Shiva và các vịthần khác (gò 6A), đền thờ thần Shiva (gò IV), đền thờ thần Shiva (gò V), đền thờ thần Shiva và
Trang 31Vishnu (gò III), đền thờ thần Shiva và các thần khác (gò 1) [27] Vật liệu xây dựng gồm đá, gạch,ngói,…
Về di vật: Đã thu nhận được hơn 1140 di vật phong phú về số lượng và đa dạng về chủngloại được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau nhằm mục đích phục vụ tín ngưỡng tôn giáo.Nhiều di vật liên quan đến tín ngưỡng tâm linh Tất cả đều có giá trị, ý nghĩa khoa học về vănhóa, lịch sử thể hiện qua sự độc đáo và quý hiếm Nhiều di vật đã phản ánh trình độ kỹ thuật chếtác phát triển Có thể chia di vật thành các nhóm: vật
liệu xây dựng (gạch, đá, ngói); đồ thờ trong lòng kiến trúc (bệ thờ linga- yony, tượng thờ, nhữnghiện vật kim loại); hiện vật chất liệu vàng thường được tìm thấy tại các hộp thiêng, trụ thiêng; đồgốm,… Tuy các di tích kiến trúc bị sụp đổ nhưng hầu hết những hiện vật thờ tôn giáo liên quanđến tâm linh thì hầu như còn khá nguyên vẹn
Niên đại của quần thể di tích Cát Tiên: Vấn đề niên đại của di tích Cát Tiên là vấn đề thuhút sự chú ý của nhiều chuyên gia và cũng còn nhiều ý kiến chưa thống nhất Nhưng trong nhữngcuộc khai quật các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2006 với các cuộc khai quật ở di tích IIc, 2d,
Gò III, Gò VII, kiến trúc VIII, kiến trúc VIb, VIIIa, VIIIb, VIIIc khu lò gạch cổ, các hố thám sát,
… di tích Cát Tiên được cho rằng có niên đại sớm từ thế kỷ IV và kết thúc khoảng thế kỷ thứVIII [14]
Giá trị lịch sử văn hóa của di tích khảo cổ Cát Tiên: Quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên
chứa đựng nhiều giá trị về vật chất, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân cổ xưa ở vùngNam Tây Nguyên Các nghiên cứu không chỉ giúp cho việc nhận thức lịch sử khai phá, chiếm cưcủa cư dân cổ xưa ở vùng Nam Tây Nguyên, mà còn có ý nghĩa lớn lao trong công cuộc xâydựng và phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh, góp phần bảo vệ Tổ quốc
- Ý nghĩa và giá trị tôn giáo cần được nhìn nhận lại cùng với hàng loạt các công trình kiến trúccũng như vô số các di vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học cho thấy di tích này tồn tại có vaitrò và tầm ảnh hưởng hết sức sâu rộng đối với cộng đồng người cổ xưa Vậy hiện tại các tư tưởngtôn giáo ấy có còn ý nghĩa giá trị trong thời kỳ hiện đại? Câu trả lời rất cần nhà quản lý có cáchtiếp cận chính xác, đầy đủ để vận dụng lại những giá trị ấy nhằm làm sống lại những tinh hoavăn hóa, ý thức giá trị cao đẹp về một hệ tư tưởng mà xã hội hiện đại dần lãng quên thay vào đó
là ý thức kém ngày một đi xuống của xã hội hiện đại
- Chúng ta không có những tư liệu ghi lại về vùng đất cũng như đời sống cộng đồng người cổ xưa.Nhưng có một điều chắc chắn rằng đã có những cộng đồng người cổ xưa đã từng theo tín ngưỡng
Trang 32tôn giáo Balamon, nơi đây diễn ra rất nhiều sự kiện vănhóa đặc sắc thể hiện qua quá trình hìnhthành và phát triển cả một quần thể kiến trúc di tích phục vụ cho mục đích tôn giáo.
- Giá trị về lịch sử: quần thể kiến trúc khảo cổ Cát Tiên đã trải qua các giai đoạn lịch sử từ thế kỷthứ IV đến thế kỷ thứ X có không gian phân bố rộng lớn, các kiến trúc di tích đồ sộ, độc đáo chothấy mỗi dạng kiến trúc di tích thuộc một giai đoạn lịch sử nhất định trong quá khứ từ khi hìnhthành cho đến quá trình tồn tại và phát triển Từ các công trình kiến trúc phục vụ cho mục đíchtôn giáo cho thấy tư duy của người cổ xưa đã hình thành, thay đổi và phát triển cả một quần thểkiến trúc này Đây sẽ là một minh chứng quan trọng cho thấy nơi đã từng tồn tại một cộng đồng
cư dân cổ xưa với tổ chức xã hội có quy mô và một hệ thống văn hóa xã hội thống nhất chặt chẽ.Đây chính là nguồn tài liệu quý giá, quan trọng trong tiến trình phát triển cho kho tàng lịch sửnước nhà
- Giá trị về văn hóa: quần thể kiến trúc di tích khảo cổ Cát Tiên có ý nghĩa quan trọng trong nghiêncứu các nền văn hóa cổ “có yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh” phản ánh sự kết tinh giao thoavăn hóa đặc biệt của một vùng văn hóa vật chất và tinh thần, là nơi lưu truyền văn hóa truyềnthống, bản địa, sáng tạo gây dựng và hình thành, phát triển tạo ra một diện mạo riêng phong phú
và đa dạng Thể hiện vai trò là một trung tâm tôn giáo với truyền thống văn hóa bản địa của nềnvăn hóa nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Những dấu tích vật chất thu được qua khai quậtkhảo cổ cùng với những nguồi sử liệu đã cho thấy Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn hóa, tôn giáo
Ấn Độ, trong đó có di tích Cát Tiên Do đó những đặc trưng cơ bản về di tích và di vật của CátTiên có những nét tương đồng với văn hóa Champa và văn hóa Óc Eo
- Giá trị về nghệ thuật: Các kiến trúc tại quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên có số lượng lớn, phongphú về loại hình, bình đồ Thể hiện đặc trưng các giai đoạn lịch sử, quá trình hình thành, pháttriền và tồn tại, có nghệ thuật kiến trúc nổi bật gắn liền với các công trình điêu khắc trang trí, hội
tụ những giá trị tinh tế, đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình đến từ nhiều vùng khác nhau Nghệthuật trang trí kiến trúc ở đây có thể chia
ra thành hai nhóm: khối trang trí và điêu khắc trang trí Khối trang trí kiến trúc thể hiện qua tạokhối trang trí chân đế và tường kiến trúc Điêu khắc trang trí được thể hiện trên chất liệu gạch và
đá, đề tài được sử dụng chủ yếu là hoa lá, đặc biệt là hoa sen
Kết quả khai quật khảo cổ học khẳng định những kiến trúc tôn giáo được xây theo môhình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo, văn hóa Ấn Độ về không gian cũng như mô hìnhkiến trúc, đó là những đền và tháp thờ Khi xây dựng các công trình kiến trúc Cát Tiên, người
Trang 33xưa đã tuân thủ theo những giáo lý cơ bản của tôn giáo văn hóa Ấn Độ.
+ Kỹ thuật chế tác thể hiện sự kết hợp của nhiều yếu tố văn hóa bản địa và du nhập với sự
đa dạng về loại hình, chất liệu và kỹ thuật chế tác
+ Quần thể kiến trúc được xây dựng có quy mô lớn, gồm nhiều kiến trúc phóng phú và đadạng về loại hình và bình đồ, sử dựng vật liệu gạch và đá để xây cất theo chuẩn tắc tín ngưỡngtôn giáo Balamon, phía trước có sân hành lễ, lối ra vào, bình đồ kiến trúc theo dạng bẻ góc giậtcấp
Giá trị của quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên là di tích thuộc văn hóa tín ngưỡng tôn giáocủa cư dân cổ xưa vùng đất phương Nam Di tích này có nét đặc thù riêng biệt độc đáo mangđậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, có mối quan hệ, giao thoa văn hóa với các nền văn hóa chịunhiều ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như văn hóa Champa và văn hóa Óc Eo
1.3 Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước và tỉnh Lâm Đồng
về bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên.
1.3.1 Quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt là sự phát triển tư duy lý luận củaĐảng về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc không chỉ có ý nghĩa về mặt lýluận mà còn có tác dụng to lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, ngănchặn tình trạng xuống cấp và lạm dụng, lợi dụng các di tích
lịch sử, di sản văn hóa của dân tộc Đồng thời, nó đã tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp xây dựngnền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực phát triển ngành du lịch
“một ngành công nghiệp không khói” mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho đất nước
Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa củaQuốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa
- Quyết định số 2890-VH/QĐ ngày 27/09/1997 của Bộ Văn hóa Thông tin về việc công nhận ditích khảo cổ Cát Tiên là Di tích cấp quốc gia
- Quyết định số 05/QĐ-BVHTT ngày 06/02/2003 của Bộ Văn hóa Thông tin về việc ban hành quychế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
- Công văn số 804/DSVH-DT ngày 21/11/2010 của Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa - Thể thao