Bài tập : Anhchị hãy trình bày chức năng xã hội của nhà giáo trong thời kỳ hiện nay, liên hệ thực tiễn bản thân Bài làm 1. Quan niệm của xã hội học về giáo dục Giáo dục (GD) là một hiện tượng XH, trong đó một tập hợp XH (nhóm) đã tích luỹ được một vốn kình nghiệm XH nhất định truyền đạt lại cho một nhóm XH khác nhằm giúp họ tham gia vào đời sống XH, giúp họ hiểu biết các chuẩn mực, khuôn mẫu, giá trị XH để trở thành những nhân cách phù hợp với sự đòi hỏi của lợi ích XH. Đây chính chính là nét đặc trưng cơ bản của GD với tư cách là một hiện tượng XH. Kinh nghiệm XH được hiểu là những tri thức về các quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động thực tiễn, các chuẩn mực về đạo đức, lối sống, văn hoá, truyền thống v. v… Trên cơ sở của sự lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, mỗi cá nhân sẽ nhào nặn lại theo cách riêng của mình để trở thành một nhân cách, tương ứng với những đòi hỏi của cộng đồng XH của mỗi hình thái phát triển kinh tế XH nhất định
Trang 1Họ và tên : PHAN THỊ LOAN TRINH
Mã học viên : 3204220055
Giảng viên HD : TS HÀ VĂN HOÀNG
TIỂU LUẬN – BÀI TẬP HỌC PHẦN
MÔN XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC
Trang 2Bài tập : Anh/chị hãy trình bày chức năng xã hội của nhà giáo trong thời kỳ hiện
nay, liên hệ thực tiễn bản thân
Bài làm
1. Quan niệm của xã hội học về giáo dục
- Giáo dục (GD) là một hiện tượng XH, trong đó một tập hợp XH (nhóm) đã tích luỹ được một vốn kình nghiệm XH nhất định truyền đạt lại cho một nhóm XH khác nhằm giúp họ tham gia vào đời sống XH, giúp họ hiểu biết các chuẩn mực, khuôn mẫu, giá trị XH để trở thành những nhân cách phù hợp với sự đòi hỏi của lợi ích XH Đây chính chính là nét đặc trưng cơ bản của GD với tư cách là một hiện tượng XH
Kinh nghiệm XH được hiểu là những tri thức về các quy luật vận động
và phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động thực tiễn, các chuẩn mực về đạo đức, lối sống, văn hoá, truyền thống v v… Trên cơ sở của sự lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, mỗi cá nhân sẽ nhào nặn lại theo cách riêng của mình để trở thành một nhân cách, tương ứng với những đòi hỏi của cộng đồng XH của mỗi hình thái phát triển kinh tế - XH nhất định
- Trong hệ thống XH, GD là một trong năm thiết chế đáp ứng nhu cầu
cơ bản của XH về mặt phát triển Thế hệ trẻ mới sinh ra, một mặt kế thừa những đặc điểm sinh học của loài (di truyền) vốn đã tồn tại ngay trong quá trình hình thành và phát triển bào thai, mặt khác, và mặt này, chỉ khi đứa trẻ
ra đời nó mới được tạo lập, đó là sự kế thừa các di sản XH mà thế hệ trước
để lại Con người về bản chất khác với thế giới loại vật chính là ở đặc trưng
kế thừa XH Quá trình kế thừa XH được thực hiện trong hoạt động GD (tự phát hoặc tự giác), nhờ đó mà mỗi cá nhân có thể tiếp thu những kinh nghiệm sống nhằm thích ứng với sự biến đổi của môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường XH Những mối quan hệ giữa con người với con người nảy sinh trong hoạt động sống của mỗi cá nhân đặt trước họ phải có khả năng nhận biết, nắm vững, cải biến những quan hệ có tính quy luật này
để bản thân có thể tồn tại và phát triển Hướng dẫn thế hệ trẻ có được khả
Trang 3năng hội nhập một cách chủ động với những quy luật xã hội được thực hiện trong quá trình GD, và chính những sản phẩm do GD tạo nên (những nhân cách sống) lại đến lượt mình phục vụ cho sự tồn vong và phát triển Jacques Delors (l996) đã viết "ý kiến ngày càng phổ biến cho rằng sự đóng góp của
GD cho XH loài người là thiết yếu và GD cũng là một trong những công cụ mạnh nhất mà ó trong tay để nhào nặn nên tương lai" (Giáo dục cho ngày mai- tài liệu tổng kết nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập UNESKO- người đưa tin UNESKO, Tháng 4/1996)
- Theo quan niệm của XHH, XHH giáo dục là một chuyên ngành trong XHH, có mục đích tìm hiểu ảnh hưởng và những mối quan hệ qua lại mang tính quy luật giữa hoạt động GD với những lĩnh vực hoạt động khác
nhau của đời sống XH như chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học v.v Tuy
nhiên với đặc thù riêng của mình, XHH GD đãi nhiệm vụ trọng tâm vào việc nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa con người với con người trong phạm vi hoạt động GD, theo nghĩa là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm XH lịch sử đã được tích tụ trong tiến trình lịch sử chứa đựng trong các lĩnh vực của đời sống XH thể hiện trong các giá trị văn hoá của loài người, với các dạng thức hình loại và bộ phận khác nhau của nền văn hoá đó
Giáo dục với tư cách là một hiện tượng XH đặc thù với ba chức năng thống nhất: chức năng lý luận, chức năng xây dựng - cải tạo, chức năng dự báo, trong đó, chức năng xây dựng - cải tạo được thể hiện như một chức năng chính yếu của hoạt động GD, còn các chức năng khác là những chức năng kèm theo và là sự chuyển hoá từ hoạt động thực tiễn của GD sang hoạt động tư duy lý luận
Hoạt động GD thực hiện chức năng xây dựng và cải tạo thông qua cơ chế XH đặc biệt, đó là quá trình XH hình thành và phát triển cá nhân con người (thường được coi như là quá trình xã hội hoá cá nhân) Quá trình này diễn ra trong tất cả các lĩnh vực của đời sống XH như cơ sở vật chất - kỹ thuật - công nghệ, các mối quan hệ XH, sự tác động của hoàn cảnh môi trường tự nhiên
Trang 4Để "tái sản xuất" những phẩm chất và năng lực của con người nhằm tạo nên các nguồn lực đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của tiến bộ XH, không một giai đoạn nào của sự phát triển lịch sử XH lại không dựa vào
GD, không thực hiện chức năng xây dựng- cải tạo của mình nhờ hoạt động GD
Trong XH hiện đại, những vấn đề trọng yếu mà GD phải tham gia giải quyết, theo UNESSKO đó là:
- Phải thực hiện ba chức năng then chốt phù hợp với đặc thù của hoạt động GD: chức năng kinh tế- sản xuất; chức năng chính trị- XH; chức năng
tư tưởng và văn hoá Những chức năng này, ngay từ những năm giữa thế kỷ
XX, trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 3 năm 1960 đã ghi rõ: "GD là công cụ của chuyên chính vô sản là một bộ phận quan trọng của cách mạng
tư tưởng và văn hoá, nhà trường là pháo đài của CNXH "
- GD phải ngày càng có khả năng thích ứng với những chiều hướng mới của sự phát triển XH ;
- GD phải được phát triển cân đối và đa dạng;
- GD phải truyền bá các giá trị tạo nên sự hội nhập, sự chung sống, sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người và con người
Hoạt động GD chỉ là một bộ phận hợp thành của quá trình XH, song nó được coi là bộ phận quan trọng nhất, hiệu quả nhất trong việc tạo nên con người XH, bởi đặc trưng tự giác có tổ chức, kế hoạch và mục đích trong quá trình vận động của hoạt động GD
- Hệ thống GD là một chỉnh thể thống nhất của những tiểu hệ thống bao gồm từ giáo dục mầm non; GD phổ thông; GD chuyên nghiệp- đại học;
GD chính quy, GD tại chức; GD bán công và dân lập; GD sau đại học; GD
từ xa; GD nhà trường và XH v.v
Cơ cấu của hệ thống GD trong sự tồn tại của mình là sự liên kết hữu
cơ, có hệ thống và đồng bộ các cấp học, bậc học, từ thấp đến cao để hình thành những nhân cách ở các cấp độ Quá trình đào tạo lại bao gồm nhiều giai đoạn có mục tiêu và kế hoạch cụ thể ứng với một trình độ nhất định về
Trang 5kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành, những phẩm chất và hiểu biết nghề nghiệp Mỗi giai đoạn đào tạo, giáo dục vừa chuẩn bị cho các cá nhân có đủ điều kiện thâm nhập vào các mối quan hệ XH, vừa giúp họ bằng sự chủ
động sáng tạo của chính họ có thể cải biến thực tại phát triển hơn những gì
mà thế hệ trước đã truyền đạt lại cho họ Để làm được điều đó, bản thân hoạt động giáo dục không thể thoát ly khỏi những tiền đề của mục tiêu phát triển kinh tế - XH, những khả năng cụ thể của đất nước, những quan điểm
và mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - văn hoá XH và những đòi hỏi được thường xuyên nâng cao dân trí của toàn dân Chỉ dựa trên những cơ sở phát' triển của các thiết chế khác nhau trong cấu trúc XH, GD mới xác định được cho mình phương thức thực hiện các quy luật khách quan tồn tại trong bản thân hoạt động giáo dục giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo,
quản lý giáo dục v.v
2. Chức năng xã hội của nhà giáo trong thời kỳ hiện nay
Trong quá trình tồn tại và phát triển, giáo dục và xã hội có một mối quan hệ ràng buộc, tất yếu, hữu cơ mang tính quy luật Chính sự phát triển của mối quan hệ
đó làm cho xã hội và giáo dục đều phát triển Đặc biệt trong thời đại ngày nay giáo dục được xem không chỉ là sản phẩm của xã hội mà đã trở thành nhân tố tích cực - động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người Từ những chức năng xã hội của giáo dục nói chung chúng ta sẽ hiểu được chức năng xã hội của nhà giáo trong thời kỳ hiện nay
a. Chức năng kinh tế – sản xuất: Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển thì phải có việc thế hệ đi trước truyền lại những kinh nghiệm lịch sử - xã hội cho thế hệ đi sau để họ tham gia vào đời sống xã hội, phát triển sản xuất, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của con người Công việc đó do giáo dục đảm nhận Bất kỳ một nước nào muốn phát triển kinh tế, sản xuất thì phải có đủ nhân lực và nhân lực phải có chất lượng cao Nhân lực là lực lượng lao động của xã hội, là đội ngũ những người lao động đang làm việc trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… đảm bảo cho xã hội vận động và phát triển đúng quy luật
- Giáo dục được xem xét ở góc độ hoạt động tạo thành nhân cách của người học - một hoạt động sản xuất đặc biệt - Giáo dục được coi là một hoạt động sản xuất vì : + Là quá trình tác động giữa nhà giáo dục (chủ thể) đến người
Trang 6được giáo dục (đối tượng chịu sự tác động) và kết quả là làm biến đổi nhân cách của người được giáo dục + Quy trình giáo dục cũng có các công đoạn như : đầu vào, đầu ra, thông tin, người lao động Giáo dục là hoạt động sản xuất đặc biệt vì từng công đoạn có những đặc điểm riêng biệt, quy trình công nghệ mang tính linh hoạt, sáng tạo cao (ví dụ : cùng bậc giáo dục tiểu học, từng học sinh có những đặc điểm tâm sinh lí khác nhau, các giáo viên khác nhau lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức giáo dục không giống nhau, nên đầu ra (học sinh tốt nghiệp tiểu học) không giống nhau hoàn toàn
về trình độ học vấn, sự phát triển của các quá trình tâm lí, sinh lí) - Sản phẩm (đầu ra) của hoạt động giáo dục là nhân cách của người học đáp ứng yêu cầu lao động sản xuất của xã hội (giáo dục đã hình thành những tri thức,
kĩ năng, thái độ v.v về một lĩnh vực lao động nào đó cho người học) - Giáo dục đã tái tạo ra sức lao động xã hội, tạo ra sức lao động mới có hiệu quả hơn - Giáo dục đã tạo ra một năng suất lao động ngày càng cao, thúc đẩy sản xuất xã hội ngày càng phát triển - Giáo dục đào tạo ra nguồn nhân lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Vì thế, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển nói chung và phát triển kinh tế nói riêng
- Đầu tư cho giáo dục đồng nghĩa với việc đầu tư cho một quy trình sản xuất (đầu tư cho từng công đoạn)
Như vậy, với chức năng kinh tế - sản xuất giáo dục là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế phát triển và giáo dục phải đi trước sự phát triển kinh tế - xã hội Khi nền khoa học và công nghệ đạt đến trình độ phát triển cao, nhu cầu
xã hội đa dạng, người lao động phải là những người có trình độ học vấn cao,
có kiến thức rộng, có tay nghề vững, có tính năng động, sáng tạo… thì giáo dục phải đào tạo nhân lực một cách có hệ thống, chính qui ở trình độ cao
b. Chức năng chính trị – xã hội: Bên cạnh chức năng tái sản xuất sức lao động
xã hội, giáo dục còn mang chức năng chính trị-xã hội Giáo dục không đứng ngoài chính trị mà nó là phương thức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách… của một chế độ chính trị, giai cấp hay chính đảng cầm quyền Giáo dục trực tiếp truyền bá hệ tư tưởng chính trị, đường lối chính sách của giai cấp nắm quyền và trực tiếp đào tạo chuẩn bị cho thế hệ trẻ tham gia vào cuộc sống, bảo vệ chế độ chính trị, xã hội đương thời Xã hội nào cũng có cấu trúc của nó – đó là một tổng thể, một tập hợp bao gồm các bộ phận, các yếu tố tạo thành xã hội như cộng đồng xã hội, dân tộc, giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội đã được hình thành một cách lịch sử – tự nhiên,
Trang 7tất yếu khách quan trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội là tác động đến tập hợp các bộ phận xã hội và tính chất của các mối quan hệ giữa các bộ phận đó
c. Chức năng tư tưởng – văn hóa: Giáo dục có tác dụng to lớn đến việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn xã hội, hình thành ở mỗi cá nhân thế giới quan, tư tưởng chính trị, ý thức, tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ, quá trình này giúp cho mỗi cá nhân tích lũy kiến thức, mở mang trí tuệ, hình thành và nâng cao trình độ văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ cho mỗi cá nhân và cho toàn xã hội Một quốc gia giàu mạnh là một quốc gia có nền kinh tế vững mạnh, khoa học công nghệ tiên tiến, chính trị bền vững và trình độ dân trí cao Giáo dục góp phần xây dựng và nâng cao trình độ dân trí – trình độ văn hóa chung cho toàn xã hội Nền giáo dục không chỉ hướng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực mà còn hướng vào quá trình phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước 11 Giáo dục không chỉ thực hiện sứ mệnh lịch sử là chuyển tải nền văn hóa của thế hệ này cho thế hệ kia mà còn là phương thức đặc trưng cơ bản để bảo tồn và phát triển nền văn hóa của dân tộc và nhân loại Giáo dục bảo tồn, phát triển nền văn hoá dân tộc và nhân loại thông qua các con đường giáo dục, trong đó dạy học là con đường cơ bản nhất Thông qua các con đường giáo dục học sinh không chỉ biết gìn giữ mà còn có khả năng làm phong phú, sáng tạo thêm những giá trị văn hóa, những loại hình văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc… Tóm lại, thông qua ba chức năng xã hội, giáo dục đã góp phần vào sự phát triển của xã hội, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội, ý thức xã hội… Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, giáo dục được quan niệm không chỉ là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng, mà nó còn là một bộ phận thuộc hạ tầng cơ sở
Từ chức năng xã hội của giáo dục ta có thể hiểu được chức năng xã hội của nhà giáo trong thời kỳ hiện nay Chức năng trọng yếu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện Lực lượng chủ yếu đảm nhận và thực hiện chức năng ấy là đội ngũ giáo viên Việc hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ đang lớn lên là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình và hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó đội ngũ giáo viên có trách nhiệm nặng nề nhất vì họ
là những người chuyên trách công việc giáo dục Người giáo viên là những người trực tiếp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ theo đúng mục đích giáo dục Cụ thể
Trang 8người giáo viên có trách nhiệm truyền đạt cho thế hệ trẻ hệ thống tri thức khoa học, và kỹ năng, kỹ xảo lao động nghề nghiệp, truyền bá cho họ lý tưởng và đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, đào luyện họ trở thành những lớp người có ích cho đất nước Nền văn hoá của nhân loại và dân tộc chỉ được bảo tồn và phát triển thông qua sự lĩnh hội và sáng tạo của thế hệ trẻ Muốn cho sự lĩnh hội đó của thế hệ trẻ đầy đủ, chính xác, muốn cho nền văn hoá đó biến thành những cơ sở trọng yếu để xây dựng nhân cách cho họ thì họ phải được rèn luyện theo phương thức đặc biệt – phương thức nhà trường thông qua vai trò người thầy giáo Có thể nói thầy giáo là cái “ dấu nối” giữa nền văn hoá xã hội và việc tái sản xuất nền văn hoá đó ở thế hệ trẻ Mặt khác, việc hình thành và phát triển nhân cách con người là một quá trình lâu dài, nhưng giai đoạn được giáo dục ở nhà trường là giai đoạn phát triển mạnh
mẽ nhất của nhân cách.Vì vậy, những tác động và kết quả giáo dục của giáo viên đối với học sinh vừa có tác dụng đặt nền móng, vừa có tác dụng định hướng, dẫn dắt cho quá trình phát triển nhân cách Sự phát triển tương lai của học sinh phụ thuộc nhiều vào kết quả giáo dục của giáo viên Giáo viên chính là người “ kỹ sư thiết kế nên tâm hồn” học sinh
Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, trước những yêu cầu cao của xã hội đối với giáo dục, vai trò của người giáo viên càng được tôn vinh Báo cáo của uỷ ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đã khẳng định vai trò quyết định của người thầy giáo trong việc chuẩn bị thế hệ trẻ có trách nhiệm xây dựng tương lai của nhân loại theo hướng toàn cầu hóa, đoàn kết, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, sống trong hoàn bình, bao dung.Tất cả phụ thuộc rất nhiều vào việc đội ngũ giáo viên phải rèn luyện được ở thế hệ trẻ một trí tuệ nghiêm túc, tình cảm sâu sắc, thông cảm lẫn nhau cùng với tính độc lập ngày càng cao”
Đối với nhà trường, giáo viên là lực lượng chủ đạo trong công tác giáo dục học sinh Từ việc khái quát những thành công của hoạt động giáo dục trên thế giới, người ta khẳng định rằng: “Giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá trình nhận biết học – dạy và đặc trưng trong việc định hướng lại giáo dục Người ta luôn luôn nhận thấy rằng thành công của các cuộc cải cách giáo dục phụ thuộc dứt khoát vào “ ý chí muốn thay đổi” cũng như chất lượng giáo viên Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó” Ngày nay, những ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình dạy học ngày càng nhiều, các phương tiện kỹ thuật dạy học ngày càng phát triển hiện đại
Trang 9nhưng chỉ có tác dụng giảm nhẹ sức lao động, tăng thêm năng lực dạy học, giáo dục của giáo viên chứ hoàn toàn không thể thay thế vai trò của họ Điều đó có thể lý giải rằng giáo viên không chỉ dạy tri thức khoa học,dạy kỹ năng, kỹ xảo; phát triển trí tuệ học sinh mà còn truyền bá cho họ thế giới quan khoa học, lý tưởng, niềm tin đúng đắn, khơi dậy và bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, năng lực sáng tạo của một người công dân Giáo viên phải giáo dục học sinh về tâm hồn, về đạo lý,công lý phải thông qua “dạy chữ” mà “dạy người”.Giáo viên phải giáo dục nhân cách học sinh bằng chính nhân cách của mình, cho nên không có máy móc nào hiểu được con người, tác động đến con người sâu sắc bằng chính con người
Thời đại thông tin đã tạo những cơ hội mới, nhưng cũng đặt nhà giáo trước thách thức mới Vậy nhà giáo phải làm gì trước tình hình đó?Tư liệu của Hội nghị Paris về giáo dục đại học có nêu tóm tắt yêu cầu đối với một “ nhà giáo mới” ở đại học: “ Phải làm chủ được môi trường công nghệ thông tin và truyền thông mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản về vai trò của họ” Như đã nói, nhà giáo hiện nay không còn là người truyền thụ kiến thức, mà là người hỗ trợ hướng dẫn tìm chọn và xử lý thông tin Từ đó có người hỏi: Vậy,vị trí của nhà giáo trong thời đại mới như thế nào, họ có bị “ ra rìa” không, câu ngạn ngữ “ không thầy đố mày làm nên” của dân ta có còn đúng nữa không? Chúng tôi cho rằng vai trò của nhà giáo thay đổi, nhưng vị trí của nhà giáo hoặc là không đổi, hoặc là được nâng cao hơn so với trước đây, nếu nhà giáo thoả mãn được những đòi hỏi của thời đại mới Hội nghị Paris về giáo dục đại học cho rằng trong giáo dục phương thức giáo dục mặt đối mặt vẫn chiếm vị trí hàng đầu, tác dụng của sự tương tác trong việc dạy và học luôn luôn được nhấn mạnh Trong các mối tương tác đó, vị trí của một đối tác có bề dày về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm chọn nhập và xử lý thông tin sẽ nổi trội, sự đóng góp của đối tác đó trong quá trình học sẽ rất lớn không phải bằng sự độc quyền
về thông tin và tri thức có tính đẳng cấp, mà bằng trí tuệ và sự từng trải của mình Rõ ràng là nhà giáo có thể và cần phải khẳng định vị trí của mình trong các mối tương tác đó Nhà giáo hiện nay có sứ mạng đi đầu để chuẩn bị cho cuộc cách mạng thực sự về giáo dục như đã dự báo Vai trò tiên phong đó sẽ nâng vị trí của nhà giáo lên rất nhiều so với trước đây Với cơ hội mà công nghệ thông tin truyền thông mới đưa lại Những kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo thật
sự có giá trị của bất kì một cá nhân nhà giáo nào cũng dễ dàng được truyền bá rộng rãi đến số lượng người học đông hơn nhiều so với trước đây, không chỉ
Trang 10giới hạn trong bốn bức từơng lớp học mà có thể lan rộng ra cả nước và thậm chí vượt qua mọi biên giới quốc gia, điều đó làm cho vị trí của nhà giáo thật sự được nâng lên cao hơn nhiều so với trước đây Rõ ràng là vị trí của nhà giáo trong thời đại thông tin không hề giảm, mà có cơ hội tăng lên Tuy nhiên, việc
có giữ vững vàng và nâng cao được vị trí đó hay không còn tuỳ thuộc vào sự phấn đấu của bản thân từng nhà giáo để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới
3. Liên hệ thực tế bản thân