Nâng cao năng lực tự học cho học sinh trong dạy đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao (Chương trình Ngữ văn 11)

48 9 0
Nâng cao năng lực tự học cho học sinh trong dạy đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao (Chương trình Ngữ văn 11)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là sử dụng các hình thức dạy học (đọc đóng vai, thảo luận nhóm, sử dụng phiếu học tập (PHT) nhằm phát triển năng lực tự học cho HS, qua đó góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học và ôn thi THPT Quốc gia ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực HS, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được Bộ GD&ĐT ban hành.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT KIM LIÊN Tên sáng kiến: NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO  MƠN: NGỮ VĂN Tác giả: Lữ Thị Phường Lan Giáo viên: Mơn Ngữ văn  Tháng 3/2021 MỤC LỤC Chữ viết tắt Viết đầy đủ GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên  HS  Học sinh SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông SKKN Sáng kiến kinh nghiệm GDPT Giáo dục phổ thông KTĐG Kiểm tra đánh giá VHVN Văn học Việt Nam PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài 1.1. Giáo dục phổ  thơng nước ta đang thực hiện bước chuyển từ  chương  trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa từ  chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm  được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện   thành cơng việc chuyển từ  PPDH nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách   học, cách vận dụng kiến thức, đồng thời phải đổi mới hình thức KTĐG từ nặng  về kiểm tra trí nhớ sang KTĐG năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn   đề, chú trọng đánh giá trong q trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm   nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.  Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện  giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ  PPDH theo hướng   hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ   năng của người học, tập trung vào dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự   học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng phát triển   năng lực”. Muốn làm được điều đó thì phải đổi mới phương pháp dạy và học   nhằm phát huy tốt nhất năng lực của học sinh Với đặc thù mơn Ngữ văn, để HS có hứng thú và chủ động lĩnh hội kiến   thức GV đóng vai trị rất quan trọng. Việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực   hố hoạt động của học sinh, có kênh chữ  và kênh hình, có nhiều câu hỏi phát   huy tính tích cực và đặc biệt khả năng tự  học của HS sẽ  đem lại hứng thú với   HS.  Trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, vấn đề tự học trong nhà trường  lại càng được quan tâm hơn bao giờ  hết. Tự học cần phải trở thành một trong  những kỹ  năng quan trọng nhằm phát triển năng lực trong mỗi cá nhân HS.  Trong mỗi bài học, HS cần phải có thói quen với vấn đề  tự  học, từ  đó hình  thành năng lực tự  học để  sau này có điều kiện học tiếp nữa hay khơng vẫn có  thể tự học hỏi để trau dồi tri thức và thích nghi với thời đại. Vì vậy, vấn đề  tự  học của HS THPT là một vấn đề cần thiết mang tính chiến lược 1.2. “Chí Phèo” của Nam Cao là một kiệt tác của văn xi Việt Nam hiện   đại, có sức lơi cuốn với nhiều bạn đọc. Đọc truyện ngắn này, người đọc có thể  rút ra được nhiều bài học sâu sắc, nhiều liên hệ  thực tế  ý nghĩa. Trên thực tế  dạy học hiện nay, khi dạy tác phẩm Chí Phèo, giáo viên mới chỉ hướng dẫn học  sinh tìm hiểu giá trị  nội dung và giá trị  nghệ  thuật của tác phẩm, ít chú ý đến   việc hướng dẫn học sinh  ứng dụng, liên hệ  vào các vấn đề  thực tiễn. Một số  giáo viên có ứng dụng PPDH theo định hướng phát triển năng lực nhưng cịn mờ  nhạt, chung chung, chưa chú ý nhiều đến hình thành kĩ năng sống và phẩm chất   cho người học Vì vậy, để  việc dạy và học tác phẩm   Chí Phèo  có hiệu quả  trong việc   hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh thì việc nâng cao năng lực tự  học  cho học sinh là vấn đề  cần thiết, sát thực, đúng với xu thế  đổi mới phương  pháp, phù hợp mục tiêu giáo dục.  Xuất phát từ  những lí do trên, tơi đã tìm tịi, suy nghĩ và đề  xuất giải pháp  “Nâng cao năng lực tự  học cho học sinh   trong dạy đọc hiểu truyện ngắn “Chí   Phèo” của Nam Cao (Chương trình Ngữ văn 11) làm đề tài cho sáng kiến của mình 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ­ Đối tượng: Năng lực tự học của học sinh trong q trình dạy đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo ở trường THPT năm học 2020 ­ 2021 ­ Phạm vi: Dạy hoc đọc hiểu  truyện ngắn Chí Phèo trong mơn Ngữ văn  THPT.  3. Mục đích nghiên cứu Sử  dụng các hình thức dạy học (đọc đóng vai, thảo luận nhóm, sử  dụng  phiếu học tập (PHT) nhằm phát triển năng lực tự học cho HS , qua đó góp phần  đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học và ơn thi THPT Quốc gia  ở  trường phổ thơng theo định hướng phát triển năng lực HS, phù hợp với chương   trình giáo dục phổ thơng tổng thể mới được Bộ GD&ĐT ban hành 4. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu và chỉ  ra cách phát triển năng lực tự  học cho học sinh trong   dạy học Văn ở trường THPT Trong q trnh th ́ ực hiện chun đề  này, chúng tơi đã vận dụng và phối  hợp nhiều phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau :  ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu có liên quan đến phương  pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực đặc biệt năng lực tự học mơn  Ngữ Văn ­ Phương pháp điều tra, quan sát: Thơng qua việc dự  giờ  thăm lớp, qua  thực tế dạy học.  ­ Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm: Tìm hiểu thực trạng việc  dạy ­ học của giáo viên và học sinh qua mơn Ngữ văn cấp THPT.  ­ Phương pháp đàm thoại:  Trao đổi với giáo viên trong nhóm Ngữ  văn  Trường THPT Kim Liên về  vấn đề  dạy Ngữ  văn nói chung và dạy theo định  hướng phát triển năng lực tự học của HS nói riêng ­ Phương pháp thực nghiệm:  Tiến hành thực nghiệm để  kiểm nghiệm  tính khả thi và xác định tác dụng của các ý  kiến  đóng  góp  về  vấn đề dạy học  theo định hướng phát triển năng lực nhằm hình thành và phát triển năng lực tự  học của HS để có những điều chỉnh cho hợp lý hơn.  5. Thời gian nghiên cứu Năm học   2020­2021, từ  tháng 9 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021 tơi đã   thực nghiệm đề tài: “Nâng cao năng lực tự học cho học sinh trong dạy đọc hiểu   truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao (Chương trình Ngữ văn 11)  6. Những điểm mới của sáng kiến  Về  lý luận:  Sáng kiến đóng góp với các bạn đồng nghiệp dạy bộ  mơn  Ngữ văn lớp 11 nói riêng và bộ mơn Ngữ văn cấp THPT nói chung về thực trạng   vấn đề phát triển năng lực tự học cho học sinh hiện nay.  Về thực tiễn: Đi sâu vào vấn đề phát triển năng lực tự học cho học sinh   thơng qua giảng dạy bộ mơn mình phụ trách, tơi muốn đưa ra một số giải pháp  mà bản thân tơi đã thực hiện trong q trình giảng dạy tại trường THPT Kim   Liên  với mong muốn đóng góp một phần nhỏ  bé của mình vào việc thực hiện   mục tiêu của ngành giáo dục: đào tạo các em học sinh trở thành con người tồn  diện.  PHẦN II. NỘI DUNG 2.1 CƠ  SỞ  LÍ LUẬN VÀ CƠ  SỞ  THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG  CAO NĂNG LỰC TỰ  HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY ĐỌC HIỂU  TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO 2.1.1 Cơ sở lí luận 2.1.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1.1 Năng lực “Năng lực là khả  năng thực hiện thành cơng hoạt động trong một bối   cảnh nhất định nhờ sự  huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc   tính cá nhân khác như  hứng thú, niềm tin, ý chí  Năng lực của cá nhân được   đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết   các vấn đề  của cuộc sống”. Năng lực khơng phải là một thuộc tính đơn nhất.  Đó là một tổng thể  của nhiều yếu tố  có liên hệ  tác động qua lại và hai đặc   điểm phân biệt cơ bản của năng lực là: (1) tính vận dụng; (2) tính có thể chuyển  đổi và phát triển. Năng lực được hình thành, phát triển và thể  hiện trong hoạt   động tích cực của con người. Phát triển năng lực của người học chính là mục  tiêu mà dạy và học tích cực muốn hướng tới. Tùy theo mơi trường hoạt động mà  năng lực có thể đánh giá hoặc đo được, quan sát được ở những tình huống nhất   định 2.1.1.1.2 Tự học Trong tập bài giảng chuyên đề  Dạy tự  học cho sinh viên trong các nhà   trường trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học GS – TSKH Thái Duy  Tuyên viết: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo,   là tự  mình động não, suy nghĩ, sử  dụng các năng lực trí tuệ  (quan sát, so sánh,   phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri   thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của   nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học” Tác giả  Nguyễn Kỳ    Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số  7/1998 cũng bàn  về khái niệm tự học: “Tự  học là người học tích cực chủ  động, tự  mình tìm ra   tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự   đặt mình vào tình huống học, vào vị  trí nghiên cứu, xử  lí các tình huống, giải   quyết các vấn đề, thử  nghiệm các giải pháp… Tự  học thuộc q trình cá nhân   hóa việc học”.  Trong bài phát biểu tại hội thảo  Nâng cao chất lượng dạy học  tổ  chức  vào tháng 11 năm 2005 tại Đại học Huế, GS Trần Phương cho rằng: “ Học bao   giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ   nhiều thế  hệ  của nhân loại thành kiến thức của mình, tự  cải tạo tư  duy của   mình và rèn luyện cho mình kĩ năng thực hành những tri thức ấy” Như vậy, từ những quan điểm về tự học ở trên, chúng ta có thể  xác định   được tự học ln gắn liền với hoạt động tích cực, chủ  động của từng chủ  thể  học sinh mà chúng ta có thể  gọi là “tự  mình”, có nghĩa là các em phải tự  mình  phát hiện kiến thức, tự mình nắm bắt kiến thức và tự mình vận dụng kiến thức   Điều đó khơng chỉ  có giá trị  đối với bản thân các em mà cịn giá trị  đối với xã   hội, đối với nhân loại. Ngồi ra, năng lực tự học đối với học sinh THPT cịn tạo   ra sự biến đổi về mặt nhận thức, đem lại một ý nghĩa lớn hơn là hình thành thói  quen tự học với những suy nghĩ tìm tịi để đặt vấn đề, tự giải quyết vấn đề. Đó  là những hoạt động có tác dụng rèn luyện, phát triển tư duy logic đồng thời cũng  là một dấu hiệu biểu đạt mức độ của sự phát triển trí tuệ 2.1.1.1.3 Năng lực tự học Tự học của HS THPT nói riêng cũng như tự học của HS nói chung là tổng   hợp của nhiều năng lực. Mục đích tự học của HS là hồn thành tốt những phần  nào đó trong nhiệm vụ học tập của mình khi khơng có thầy bên cạnh. Như vậy,   tự  học của HS THPT ln gắn với   năng lực chủ  động, tích cực, HS phải tự  nghiên cứu tài liệu, tự  mình phát hiện kiến thức, tự  mình nắm bắt một phần  kiến thức. HS phải thường xun tự tìm tịi những tài liệu liên quan đến bài học   để  có sự  so sánh, đối chiếu, tự  biết vận dụng  chuyển hóa kiến thức bài học  dưới sự định hướng và dẫn dắt của GV Năng lực tự học của HS THPT mới chỉ dừng lại  ở mức độ  thấp, nhưng   đây lại là cơ  sở  vơ cùng quan trọng cho việc hình thành năng lực tự  học, tự  nghiên cứu ở mức độ cao sau này. Nhà trường sẽ là nơi tạo dựng một nền móng  vững chắc cho kinh nghiệm tự học, tự nghiên cứu thuần thục của một nhà khoa  học sau này ­ GV là người hướng dẫn, tổ chức cho HS tự nghiên cứu tìm ra kiến thức   và tự  thể  hiện mình trong lớp học, GV là một trọng tài hay cố  vấn, kết luận  trong các cuộc tranh luận đối thoại (HS – HS – GV – GV) để  khẳng định kiến   thức do HS tìm ra và GV là người kiểm tra đánh giá kết quả tự học của HS ­ HS tự  đánh giá, tự  kiểm tra lại sản phẩm ban đầu sau khi đã trao đổi,  hợp tác với bạn bè và dựa vào kết luận của GV, tự sửa chữa, tự điều chỉnh, tự  hồn thiện đồng thời tự  rút kinh nghiệm về  cách học, cách xử  lý tình huống,  cách giải quyết vấn đề của mình Trong q trình tự  học, HS ln tự  chủ, năng động và sáng tạo, biết học   hỏi và đánh giá, biết so sánh và đối chiếu, biết kiểm nghiệm và xử  lý tình  huống. Quan trọng hơn là HS phải biết tự tìm cho mình một cách tự chiếm lĩnh  tài liệu.  Như vậy, tự học của HS THPT khơng địi hỏi mức độ cao như tự học của   các nhà nghiên cứu, mà chủ  yếu dựa vào bài học cụ  thể  trong SGK, những tài  liệu có liên quan đến bài học để  đối chiếu, so sánh, mở  rộng làm cho q trình  nhận thức của HS mang tính chủ động và có tính chất nghiên cứu. Mục đích tự  học của HS THPT giúp các em hiểu sâu sắc, trọn vẹn bài học bằng chính năng   lực của mình và biết vận dụng kiến thức thành kinh nghiệm của bản thân.      2.1.2 Sự cần thiết của việc rèn luyện năng lực tự học trong dạy đọc  hiểu mơn Ngữ văn Sự bùng nổ của tri thức, sự phát triển của thời đại đặt ra một u cầu hết   sức cấp bách cho nền giáo dục nước nhà là phải hiện đại hóa nội dung và  phương pháp dạy học, trong đó chú trọng phát triển năng lực tự  học của học   sinh. Bộ mơn Ngữ văn cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Thực tế dạy đọc hiểu  trong mơn Ngữ văn là nội dung rất quan trọng để giúp học sinh phát triển các kỹ  năng tự  chiếm lĩnh, khám phá tri thức của tác phẩm. Điều này địi hỏi người  giáo viên cần phải thay đổi phương pháp dạy học tốt nhất để  giúp kích thích  khả năng ham học hỏi, say mê nghiên cứu, hình thành ở học sinh những kỹ năng   tự học nhằm rút ngắn thời gian học tập trên lớp mà vẫn đạt hiệu quả, đáp ứng  u cầu của giáo dục và thời đại.  Kiến thức trong mỗi tác phẩm văn học vừa mang tính khái qt, vừa mang   tính cụ  thể. Để  học sinh cảm nhận tác phẩm bằng chính năng lực của mình,  việc nâng cao năng lực tự học cho học sinh là một sự lựa chọn tối ưu nhất trong   hành trình nâng cao hiệu quả dạy học mà ngýời giáo viên đang kiếm tìm Những nội dung kiến thức trong mỗi tác phẩm là yếu tố  thuận lợi cho   việc rèn luyện nãng lực cho học sinh THPT, đặc biệt là năng lực tự  học. Dưới   dẫn dắt, điều khiển của giáo viên, học sinh sẽ  được rèn luyện và phát huy  những kỹ  năng quan trọng như tự đọc sách, tài liệu, tự phát hiện luận điểm, tự lập  dàn ý, tự tìm dữ liệu cho một nhận định  Từ đó, hình thành cho các em một tư duy  logic, khoa học, một khả năng tự học, tự nghiên cứu bài học, một năng lực độc lập   suy nghĩ 2.2 Cơ sở thực tiễn  2.2.1 Thực trạng của vấn đề ở phía giáo viên Trong những năm gần đây dạy học Ngữ văn ở trường THPT đã có nhiều  chuyển biến tích cực và đã đạt được nhiều thành tích đáng tự  hào. Tuy nhiên,  trong dạy học Ngữ  văn nói chung và đọc hiểu tác phẩm văn học nói riêng vẫn  đang cịn chú trọng truyền thụ kiến thức chứ chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng   và phát triển năng lực tự học cho học sinh Để  có cơ  sở  nghiên cứu, tơi đã tiến hành khảo sát một số  giáo viên  ở  Trường THPT Kim Liên. Thơng qua trao đổi trực tiếp, trao đổi giáo án, dự  giờ  trên lớp và điều tra qua phiếu trắc nghiệm khách quan (phụ  lục 1). Qua dự giờ  đồng nghiệp, phương pháp dạy học chủ yếu mà giáo viên sử dụng là truyền thụ  tri thức, chưa chú trọng đến thực hành; chưa chủ  động sử  dụng các phương   pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy tính chủ động tích cực của học sinh Khi hỏi về những phương pháp và kỹ  thuật dạy học được áp dụng trong   dạy văn học , hầu hết giáo viên đều chọn thuyết trình, giảng giải tri thức   chưa chú trọng rèn luyện năng lực này trong giờ văn học . Vì thế, việc học sinh   chuẩn bị  bài chu đáo   nhà, giáo viên định hướng giảng giải, giải thích những   thắc mắc, học sinh chủ  động nắm bắt tri thức khoa học bằng con đường tự  nghiên cứu, tự học ít khi xảy ra. Chính vì thế cho nên giờ dạy học văn  thường   trầm lắng, tạo cảm giác mệt mỏi, khơng có hứng thú học tập, các em có thái độ  dửng dưng, thờ ơ Những tồn tại, hạn chế của giáo viên tất yếu dẫn tới sản phẩm giáo dục   của chúng ta chính là các em học sinh ít nhiều bị  ảnh hưởng.Trong học tập nói  chung và trong các bài đọc hiểu nói riêng, nhiều em chưa biết lật đi lật lại vấn  đề, phát hiện thắc mắc, suy nghĩ sâu sắc về  vấn đề  học tập. Đa số  học sinh  chăm   chỉ,  chịu   khó   học   song     em  thiếu   phương   pháp  học   tập   khoa  học,   thường tiếp thu tri thức một cách thụ  động bằng cách ghi nhớ, tái hiện. Do đó,   phương pháp tự  học văn học  chủ  yếu là các em cố  gắng ghi nhớ  tồn bộ  lời   giảng của giáo viên rồi cố gắng lặp lại y ngun, ngại đào sâu suy nghĩ, tìm dấu  hiệu bản chất của nội dung vấn đề  nghiên cứu (học vẹt). Bên cạnh đó,việc  kiểm tra đánh giá vẫn nặng về  tái hiện kiến thức mà chưa phát huy được sự  sáng tạo của học sinh 2.2.2 Thực trạng của vấn đề ở phía học sinh Cũng qua điều tra, tơi nhận thấy, các em rất ngại đọc sách giáo khoa. Hầu  như các em chỉ đọc lướt tác phẩm để biết qua mà chưa có sự suy luận, ghi chép,  để hiểu được vấn đề.  Việc chưa chú trọng chuẩn bị bài trước khi lên lớp đã quyết định rất lớn  đến các hoạt động tự  học. Hoạt động chủ  yếu của các em là nghe giáo viên  giảng và ghi chép vào vở  một cách máy móc, rập khn. Các em ít được tham  gia thảo luận, bày tỏ  quan niệm, ý kiến riêng của cá nhân hoặc đề  xuất các  hướng giải quyết vấn đề  Khi giáo viên đặt câu hỏi trong giờ học các em cũng  ngại xung phong trả lời câu hỏi, chỉ trả lời câu hỏi khi được cộng điểm hoặc bị   định. Những yếu tố  này đã làm triệt tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người   học, biến người học thành người quen suy nghĩ, diễn đạt bằng ý vay mượn, lời  sẵn có, thành người nơ lệ của sách vở; học sinh nắm kiến thức văn học  khơng   vững vàng, chưa có tính hệ thống, dễ dàng qn ngay sau khi tiết học kết thúc.  Điều đó cho thấy phương pháp, hình thức dạy văn học  hiện nay chưa tạo sự  hứng thú, chưa kích hoạt được tính chủ  động, tích cực của học sinh cũng như  chưa được hình thành và phát triển năng lực tự học Trước tình hình thực tế trên, mỗi giáo viên cần mạnh dạn tìm tịi, đổi mới   phương pháp, hình thức dạy học để tạo hứng thú học tập cho học sinh để từ đó   các em tích cực, chủ động, sáng tạo tự mình chiếm lĩnh kiến thức. Điều này đặt   ra vấn đề  cần rèn luyện năng lực tự  học cho học sinh trong nhà trường THPT,   đặc biệt qua giờ dạy đọc hiểu tác phẩm văn học 2.2 MỘT SỐ  GIẢI PHÁP  “NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ  HỌC CHO   HỌC SINH  TRONG DẠY ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” CỦA  NAM CAO 2.2.1 Các phương pháp dạy học tích cực  nhằm hình thành và phát  triển năng lực tự học 2.2.1.1 Phương pháp hướng dẫn Đọc để Tự học Có rất nhiều tài liệu, sách, báo, đặc biệt là sách giáo khoa HS cần đọc để  học. Trong đó việc đọc trước sách giáo khoa sẽ  tạo tiền đề  cho việc tiếp thu  kiến thức từ  việc dạy học của GV, nó giúp HS biết một cách khái qt về  nội  dung sắp được học, phát hiện vấn đề từ đó có nhu cầu giải quyết vấn đề Tuy nhiên phần lớn HS chưa biết cách đọc nên khơng thể đảm bảo đọc là  đã học được. Trước hết GV cần giúp HS phân biệt được các mức độ đọc: ­ Mức khơng: nghĩa là HS chỉ thuần túy đọc và tin rằng sau đó lập tức sẽ  hiểu ra. HS chỉ chăm chú làm sao đọc thật nhanh cho xong tài liệu này ­ Mức bề mặt: HS đọc với thái độ thụ động, chỉ quan tâm đến: bao qt nội  dung, các em đã đọc được bao nhiêu, tìm đúng được câu trả  lời, học đúng ngun   văn ­ Mức bề  sâu: HS đọc với thái độ  tích cực và quan tâm đến: nội dung   trọng tâm, hiểu nội dung đó nói gì? Từ  nội dung này rút ra đươc gì? Nó có liên  quan đến cái gì? Những điểm chưa rõ cần đặt ra vấn đề? Đọc để học phải là một q trình tích cực, Vậy làm cách nào để tận dụng   hội cho HS học được nhiều qua việc đọc? Câu hỏi này có thể  trả  lời bằng  việc GV cần phải nêu u cầu và khuyến khích đọc bằng cách: ­ Đưa ra u cầu tìm kiếm một thơng tin cụ thể từ cuốn sách đọc ­ Đa dạng u cầu đối với các đối tượng học sinh khác nhau: thể  hiện  theo nhiều mức độ: biết, hiểu, thậm chí là vận dụng nội dung đã đề cập ­ Có thể u cầu một số nhóm đọc một số  tài liệu khác nhau và sẽ  trình  bày trước tập thể lớp để trao đổi, bàn luận về một số vấn đề Muốn thu được hiệu quả từ việc đọc, GV ngồi việc nêu ra u cầu cũng  cần phải cho phép học sinh đọc với tốc độ của các em và rèn cho các em kĩ năng   đọc: ­ Đọc khảo sát: đọc lướt cả tài liệu, chú ý nội dung và bố cục ­ Đặt câu hỏi: trước khi đọc mỗi phần nên đặt ra các câu hỏi: Mình đang  đọc gì? Cần rút ra điều gì ở phần này? Điều mới mẻ và thú vị ở đây? ­ Đọc nghiền ngẫm tài liệu và cố  gắng trả  lời từng câu hỏi đã đặt ra  ở  10 bản và gay gắt cần phải giải quyết ­   Giá   trị   nhân   đạo:   phát   hiện,  khẳng   định     ngợi   ca   vẻ   đẹp   tâm  hồn ng nông dân ; cảm thông và trân  trọng ­   Đưa         nhìn   mang   tính  quy   luật     mối   quan   hệ   biện  chứng giữa con người và xã hội c. Hoạt động 3: Luyện tập Trăng nở nụ cười Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao Vẫn vườn chuối gió lao xao Sơng Châu vẫn chảy nơn nao mạn thuyền Ả ngớ ngẩn Gã khùng điên Khi tình u đến bỗng nhiên thành người Vườn sơng trăng nở nụ cười Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau Giữa đời vàng lẫn với thau Lịng tin cịn chút về sau để dành Tình u nên vị cháo hành Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đơi (Lê Đình Cánh) Đọc bài thơ trên và thực hiện những u cầu sau từ câu 1 đến câu 3: 1/ Xác định thể thơ? Chép lại 2 câu thơ sử dụng nhịp lẻ trong bài thơ? 2/ Các từ  ngữ  Thị  Nở;Chí Phèo;làng Vũ Đại đói nghèo;ngớ  ngẩn;khùng   điên;Vườn sơng;trăng;cháo hành;lứa đơi đạt hiệu quả nghệ  thuật như thế  nào khi người đọc liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao? 3/ Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ về từ trong hai   câu thơ:Vườn sơng trăng nở  nụ  cười/Phút giây tan chảy vàng mười trong   34 d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng  *Học sinh làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: + Em thấy cách viết của Nam Cao trong truyện Chí Phèo có gì khác với   truyện Lão Hạc đã học?  + Nếu được viết một kết thúc khác cho truyện Chí Phèo, em sẽ viết như   thế nào?  + Tình cảm nào của nhà văn Nam Cao dành cho người nơng dân trong   tác phẩm khiến em cảm động nhất? Vì sao ­  Sự cảm thơng và tình thương của Thị Nở đã giúp Chí Phèo mong muốn   hồn lương về cuộc sống lương thiện (Giá trị sống u thương). Các em đã   rút ra được bài học gì cho bản thân đối với gia đình, bạn bè? 2.3.6. Hiệu quả áp dụng sáng kiến trong thực tế dạy học  2.3.6.1. Kết quả nghiên cứu thu được do áp dụng sáng kiến Qua việc nghiên cứu đề  tài và thực hiện tinh thần đổi mới phương pháp  giáo dục theo định hướng phát triển năng lực tự  học cho HS tơi đã đạt được  những kết quả như sau: a) Đối với GV Giúp cho bản thân GV tích cực nhiều hơn trong việc đầu tư  nghiên cứu  chun mơn, PPDH tích cực, các kĩ thuật tổ chức hoạt động dạy học. Đặc biệt   nâng cao trình độ   ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học như: thiết kế bài  giảng, tìm kiến tư liệu dạy học (video, hình ảnh) từ đó đã góp phần nâng cao  trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm cho GV b) Đối với HS Học sinh nắm và hiểu nội dung bài nhanh hơn, phát huy được tính tích  cực, chủ động, sáng tạo, năng lực học văn của các em. Hình thành thói quen tự  nhìn nhận đánh giá, cảm nhận vấn đề văn học * Kết quả khảo sát cụ thể như sau: ­ Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm Lớp 35 Số  Kết  HS  quả  tham  kiể gia  m  kiể tra Ghi chú m  tra Trun g  Bình Yếu SL % Khá SL Giỏi % SL % SL % 11A 40 0 12 36.3 18 54.5 11A4 40 7.1 12 42.8 14 50 11C2 42 0 17 40.5 15 35.7 10 23.8 11C4 42 0 16 38.1 15 35.7 11 26.2 9.09  Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm Kết  quả  Số  kiể HS  m  tham  tra Lớp gia  Trun kiể g  m  Yếu Bình tra SL % Ghi chú Khá Giỏi SL % SL % SL % 11A 40 0 20 25 62.5 17.5 11A4 40 0 10 25 24 60 15 11C2 42 0 12 28.6 18 42.8 12 28.6 11C4 42 0 12 28.6 19 45.2 11 26.2 2.3.6.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến  a) Lợi ích trong việc hỗ trợ phương pháp và kĩ thuật dạy học: Sau khi thực hiện  đề  tài, tơi nhận thấy so với phương pháp dạy học   truyền thống và điều kiện cơ  sở  vật chất tại các nhà trường thì việc áp dụng  sáng kiến mang lại ý nghĩa rất thiết thực. Đa phần HS đều có thái độ  tích cực,  36 chủ động, sáng tạo trong q trình học tập, giúp các em tự nâng cao ý thức trách  nhiệm với mơn học, từ đó góp phần hình thành tình u với mơn học b) Đánh giá lợi ích căn cứ  trên kết quả  về  chất lượng học sinh trên   các lớp áp dụng sáng kiến: Kết quả khảo sát trên phiếu học tập:           Điểm Lớp Điểm 8­10 Điểm 6,5­ 

Ngày đăng: 16/01/2022, 11:11

Mục lục

  • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 3. Mục đích nghiên cứu

  • 4. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu

  • 5. Thời gian nghiên cứu

  • 6. Những điểm mới của sáng kiến

  • 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO

    • 2.1.1.1.3 Năng lực tự học

    • 2.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP “NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO

    • 2.2.1 Các phương pháp dạy học tích cực nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học

      • 2.2.1.1 Phương pháp hướng dẫn Đọc để Tự học

      • 2.2.1.2 Phương pháp dạy học theo dự án

      • 2.3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

      • 2.3.1. Mục đích thực nghiệm

      • 2.3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm

      • 2.3.3 Nội dung thực nghiệm

      • 2.3.5 Quy trình biên soạn bài học

      • 2.3.6. Hiệu quả áp dụng sáng kiến trong thực tế dạy học

        • 2.3.6.1. Kết quả nghiên cứu thu được do áp dụng sáng kiến

        • 2.3.6.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến

        • PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

        • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan