1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUAN HỆ GIỮA LUẬT SƯ VỚI THẨM PHÁN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

15 359 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 469,17 KB
File đính kèm LS23.2K.HCM_659_MaiThanhTrung_ThichinhLS1.pdf.zip (455 KB)

Nội dung

MÔN LUẬT SƯ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ Đề tài: QUAN HỆ GIỮA LUẬT SƯ VỚI THẨM PHÁN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ Khác với việc hành nghề bằng tư cách đại diện ngoài tố tụng hay tư vấn, người LS khi tham gia tố tụng đã hình thành cho mình các mối quan hệ vô cùng đa dạng, phức tạp với nhiều chủ thể khác nhau như cá nhân, tổ chức, các cơ quan nhà nước, CQTHTT và người tiến hành tố tụng. Trong đó có mối quan hệ thường xuyên, mật thiết với TP. Mối quan hệ với này, đôi khi có thể là lợi thế cho LS, nhưng đôi khi, cũng có thể là những thách thức dành cho người LS. Bởi lẽ, về bản chất vai trò nghề nghiệp, LS và TP trong tố tụng tồn tại ở hai địa vị pháp lý, hai tư cách tố tụng có tính chất đối trọng, giám sát lẫn nhau. Do đó, trong quá trình tiếp xúc, làm việc, thì giữa LS và TP khó tránh khỏi những góc nhìn khác nhau, thậm chí là những quan điểm, ý kiến nghiệp vụ trái ngược nhau. Chưa kể, các mối quan hệ còn thường xuyên bị tác động, chi phối bởi môi trưởng khách quan bên ngoài, bởi các chủ thể khác và có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan như tình cảm, phong cách hành xử, đạo đức, lối sống của mỗi bên. Vậy, trong mối quan hệ với TP, các vấn đề quan trọng cần được đặt ra cho LS là: Một là, mối quan hệ giữa LS với TP là gì, có những đặc điểm nào để các bên có thể nhận thức đúng đắn về mối quan hệ này. Hai là, mối quan hệ giữa LS với TP đang có những điểm tích cực nào để người LS có thể tiếp tục phát huy hay những tồn tại, hạn chế nào để để có thể rút kinh nghiệm, tránh lặp lại các trường hợp khó xử, hiểu nhầm không đáng có giữa hai bên, thậm chí là những “xung đột tiềm tàng” trong mối quan hệ giữa những người được công chúng, xã hội nhìn nhận là đồng nghiệp của nhau trong công tác thực thi và bảo vệ pháp luật. Ba là, làm thể nào để LS có thể xây dựng, duy trì và nâng cao mối quan hệ với TP để tạo ra không khí làm việc thuận lợi, hài hòa ở chốn pháp đình, cải thiện môi trường pháp lý thêm lành mạnh, thúc đẩy được các hoạt động tố tụng trơn tru, đúng pháp luật, hoạt động nghề nghiệp của LS ngày càng đi lên. Từ đó, người LS có thể nâng cao hình ảnh, vai trò của mình trong mắt CQTHTT, người tiến hành tố tụng để cùng nhau hướng đến nhiệm vụ chung là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đó là lý do mà em chọn đề tài “Quan hệ giữa Luật sư với Thẩm phán – Thực trạng và Giải pháp” để tìm hiểu, phân tích và giải quyết ba vấn đề trên; từ đó, có thể trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp của mình sau này. Từ khái niệm nêu ở trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm nổi bật của mối quan hệ giữa LS và TP như sau: Thứ nhất, quan hệ giữa LS với TP xuất hiện khi LS tham gia tố tụng và chịu sự điều chỉnh của pháp luật: Thật vậy, pháp luật về tố tụng dân sự lẫn hình sự hiện hành đều quy định cho LS các quyền về nghiên cứu hồ sơ vụ án, sao chép những tài liệu cần thiết trong hồ sơ vụ án, yêu cầu cung cấp tài liệu, thu thập, xác minh thêm các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án, tham gia việc hoà giải, trao đổi ý kiến về nghiệp vụ với TP, đề nghị TP xem xét để cấp giấy chứng nhận người bào chữa ... Như vậy, rất nhiều quy phạm pháp luật đề cập đến các hoạt động, công việc trong đó có sự tiếp xúc, trao đổi, làm việc giữa LS và TP diễn ra trong quá trình tố tụng. Chính những quy định pháp luật này là căn cứ để hình thành nên mối quan hệ giữa LS và TP, là cơ sở cho quyền và nghĩa vụ của hai bên và cũng là sự đảm bảo cho việc thực hiện của mối quan hệ này. Thứ hai, quan hệ giữa LS và TP là mối quan hệ tương hỗ trong công công tác pháp luật, cùng hướng đến mục tiêu chung là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân: Có thể nói rằng, tuy địa vị pháp lý và tư cách tố tụng của LS, TP, kiểm sát viên, điều tra viên mỗi người mỗi lúc tuy có khác nhau nhưng trên hết họ là những đồng nghiệp của nhau trong hệ thống các cơ quan pháp luật, cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp. Dưới góc nhìn của công chúng thì hình ảnh, thanh danh, uy tín của LS và TP đều được xem là những người cùng một mảng nghề nghiệp về tư pháp, pháp luật, cùng hội cùng thuyền trong cơ chế thực thi, bảo vệ pháp luật và đều mang trong mình nhiệm vụ hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau trong khuôn khổ pháp luật để cùng nhau tìm ra sự thật của vụ án, có được những phán quyết chính xác đảm bảo công bằng, lẽ phải, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và để bảo vệ lợi ích của xã hội. 5 Thứ ba, quan hệ giữa LS với TP có tính chất đối trọng và giám sát lẫn nhau: Vai trò đối trọng nói trên thể hiện ở chỗ, LS và TP, thì một bên bảo vệ quyền và ích hợp pháp của khách hàng, một bên thực thi quyền lực Nhà nước nên khó mà tránh khỏi những ý kiến khác nhau, thậm chí là sự mâu thuẫn, sự trái ngược về quan điểm trong công cuộc bảo vệ cái riêng, cái tôi cá nhân và cái chung, lợi ích tập thể. Trong các vụ án hình sự, hoạt động tích cực của LS với vai trò là người bào chữa, người “gỡ tội” cho bị can, bị cáo trước các bên “buộc tội”, “gán tội” tạo nên thế đối kháng nhằm cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, góp phần to lớn vào việc bảo vệ công lý. Còn trong các vụ án dân sự, hành chính, lao động...thì sự tham gia của LS là để đối kháng giữa một bên chứng minh và bên phán quyết nhằm tìm ra những quan điểm, ý kiến phù hợp để tìm ra lợi ích tối ưu phù hợp với quy định pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong tranh chấp. Về vai trò giám sát của LS với TP, theo lý thuyết, đây là vai trò được pháp luật xây dựng, thiết kế để kiểm tra, duy trì và bảo nền tư pháp độc lập, để các phán quyết không bị phiến diện, bị ảnh hưởng bởi một thế lực nào khác. Trước đây, quá trình xét xử của tòa án ở nước ta nặng theo nguyên tắc thẩm vấn, LS hầu như chỉ đóng vai trò thứ yếu. Do đó, nhiều trường hợp, LS không được tạo điều kiện để phát huy vai trò giám sát dẫn đến nhiều TP nói riêng và người tiến hành tố tụng nói chung có nhiều vi phạm trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục tố tụng luật định, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân. Sau này, LS phát huy vai trò giám sát của mình, thực hiện việc khiếu nại theo luật định để “xem xét lại quyết định, hành vi trong tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng, khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp” 3, phát hiện những sai lầm, thiếu sót trong quá trình giải quyết vụ án của các TP, góp phần vào bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, xử lý công minh, không để lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. trung tâm.

Trang 1

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN LUẬT SƯ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ

Đề tài:

QUAN HỆ GIỮA LUẬT SƯ VỚI THẨM PHÁN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Họ và tên : MAI THÀNH TRUNG Ngày sinh : 25/01/1994

Số báo danh : 659 Lớp Luật sư : 23.2K.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 9 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 3

PHẦN 2: NỘI DUNG 4

1 Khái niệm và một số đặc điểm của mối quan hệ giữa Luật sư với Thẩm phán 4 1.1 Khái niệm 4

1.2 Một số đặc điểm của mối quan hệ giữa Luật sư với Thẩm phán 5

2 Thực trạng mối quan hệ giữa Luật sư và Thẩm phán và nguyên nhân 6

2.1 Măt tích cực 6

Thực trạng: 6

Nguyên nhân: 7

2.2 Mặt tồn tại, hạn chế 7

a Về phía Luật sư 7

Thực trạng: 7

Nguyên nhân: 8

b Về phía Thẩm phán 8

Thực trạng: 8

Nguyên nhân: 9

c Về cả hai phía Luật sư và Thẩm phán 9

Thực trạng: 9

Nguyên nhân: 10

3 Kiến nghị giải pháp cải thiện và nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa Luật sư vớii Thẩm phán 10

PHẦN 3: KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng

Trang 4

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Khác với việc hành nghề bằng tư cách đại diện ngoài tố tụng hay tư vấn, người LS khi tham gia tố tụng đã hình thành cho mình các mối quan hệ vô cùng đa dạng, phức tạp với nhiều chủ thể khác nhau như cá nhân, tổ chức, các cơ quan nhà nước, CQTHTT và người tiến hành tố tụng Trong đó có mối quan hệ thường xuyên, mật thiết với TP Mối quan hệ với này, đôi khi có thể là lợi thế cho LS, nhưng đôi khi, cũng có thể là những thách thức dành cho người LS Bởi lẽ, về bản chất vai trò nghề nghiệp, LS và TP trong tố tụng tồn tại ở hai địa vị pháp lý, hai tư cách tố tụng có tính chất đối trọng, giám sát lẫn nhau Do

đó, trong quá trình tiếp xúc, làm việc, thì giữa LS và TP khó tránh khỏi những góc nhìn khác nhau, thậm chí là những quan điểm, ý kiến nghiệp vụ trái ngược nhau Chưa kể, các mối quan hệ còn thường xuyên bị tác động, chi phối bởi môi trưởng khách quan bên ngoài, bởi các chủ thể khác và có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan như tình cảm, phong cách hành xử, đạo đức, lối sống của mỗi bên

Vậy, trong mối quan hệ với TP, các vấn đề quan trọng cần được đặt ra cho LS là:

Một là, mối quan hệ giữa LS với TP là gì, có những đặc điểm nào để các bên có thể

nhận thức đúng đắn về mối quan hệ này

Hai là, mối quan hệ giữa LS với TP đang có những điểm tích cực nào để người LS

có thể tiếp tục phát huy hay những tồn tại, hạn chế nào để để có thể rút kinh nghiệm, tránh lặp lại các trường hợp khó xử, hiểu nhầm không đáng có giữa hai bên, thậm chí là những

“xung đột tiềm tàng” trong mối quan hệ giữa những người được công chúng, xã hội nhìn nhận là đồng nghiệp của nhau trong công tác thực thi và bảo vệ pháp luật

Ba là, làm thể nào để LS có thể xây dựng, duy trì và nâng cao mối quan hệ với TP

để tạo ra không khí làm việc thuận lợi, hài hòa ở chốn pháp đình, cải thiện môi trường pháp

lý thêm lành mạnh, thúc đẩy được các hoạt động tố tụng trơn tru, đúng pháp luật, hoạt động nghề nghiệp của LS ngày càng đi lên Từ đó, người LS có thể nâng cao hình ảnh, vai trò của mình trong mắt CQTHTT, người tiến hành tố tụng để cùng nhau hướng đến nhiệm vụ chung là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Đó là lý do mà em chọn đề tài “Quan hệ giữa Luật sư với Thẩm phán – Thực trạng

và Giải pháp” để tìm hiểu, phân tích và giải quyết ba vấn đề trên; từ đó, có thể trang bị các

kiến thức, kỹ năng cần thiết để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp của mình sau này

Trang 5

PHẦN 2: NỘI DUNG

1 Khái niệm và một số đặc điểm của mối quan hệ giữa Luật sư với Thẩm phán 1.1 Khái niệm

Theo triết học Mác-Lênin thì mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng có liên quan với nhau Có nhiều loại quan hệ trên thực tế nhưng có hai quan hệ phổ biến chi phối chúng ta là quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật

Trong đó, quan hệ pháp luật là “các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy

phạm pháp luật khác nhau, những quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm

- Phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật;

- Mang tính ý chí, đây là ý chí của Nhà nước sau đó mới là ý chí của các bên tham gia vào quan hệ;

- Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện quan hệ pháp luật;

- Khi tham gia quan hệ này, các bên bị ràng buộc bằng quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định

Còn về quan hệ xã hội thì có tính khái quát và hàm ý rộng hơn, đó là “những quan

hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, ” ,“được hình thành từ tương tác xã hội” và

mang đặc điểm là phụ thuộc vào tình cảm, cách hành xử, phong tục, tập quán, đạo đức, tôn giáo hoặc quy phạm của các tố chức phi nhà nước, được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng lương tâm, niềm tin nội tâm, bằng dư luận xã hội hoặc bằng các biện pháp cưỡng chế phi nhà nước

Ở mức độ hẹp hơn, quan hệ giữa LS với người tiến hành tố tụng trong đó có TP được

định nghĩa như sau “Mối quan hệ giữa LS với cơ quan, người tiến hành tố tụng và CQNN,

tổ chức, cá nhân về bản chất là mối quan hệ công việc, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của mỗi vị trí, chức danh khi giải quyết vụ việc” 2

Có thể thấy rằng, khi tham gia tố tụng, cả LS và TP sẽ bị điều chỉnh bởi rất nhiều quy phạm pháp luật như pháp luật về tố tụng, Luật Luật sư, Luật tổ chức Tòa án nhân dân… bên cạnh các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của LS và TP Không chỉ vậy, giữa

LS và TP là những con người có hoạt động và làm việc, trao đổi với nhau, nhìn nhận nhau

1 Trang 305, Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản Giáo

dục

2 Trang 280, Học viện Tư pháp (2021), Giáo trình Luật sư và đạo đức nghề luật sư, Nhà xuất bản Tư pháp

Trang 6

qua phong cách làm việc, tình cảm, đạo đức, lối sống… Do vậy, mối quan hệ này giữa hai bên mang cả đặc điểm của quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội

Vậy, có thể mạnh dạn đưa ra định nghĩa cho mối quan hệ giữa LS với TP như sau:

“Quan hệ giữa LS với TP là quan hệ luật định giữa LS với người tiến hành tố tụng trong quá trình tham gia tố tụng; về bản chất là mối quan hệ công việc, là đồng nghiệp của nhau trong công tác pháp luật”

1.2 Một số đặc điểm của mối quan hệ giữa Luật sư với Thẩm phán

Từ khái niệm nêu ở trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm nổi bật của mối quan hệ giữa LS và TP như sau:

Thứ nhất, quan hệ giữa LS với TP xuất hiện khi LS tham gia tố tụng và chịu sự điều chỉnh của pháp luật:

Thật vậy, pháp luật về tố tụng dân sự lẫn hình sự hiện hành đều quy định cho LS các quyền về nghiên cứu hồ sơ vụ án, sao chép những tài liệu cần thiết trong hồ sơ vụ án, yêu cầu cung cấp tài liệu, thu thập, xác minh thêm các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án, tham gia việc hoà giải, trao đổi ý kiến về nghiệp vụ với TP, đề nghị TP xem xét để cấp giấy chứng nhận người bào chữa … Như vậy, rất nhiều quy phạm pháp luật đề cập đến các hoạt động, công việc trong đó có sự tiếp xúc, trao đổi, làm việc giữa LS và TP diễn ra trong quá trình tố tụng Chính những quy định pháp luật này là căn cứ để hình thành nên mối quan hệ giữa LS và TP, là cơ sở cho quyền và nghĩa vụ của hai bên và cũng là sự đảm bảo cho việc thực hiện của mối quan hệ này

Thứ hai, quan hệ giữa LS và TP là mối quan hệ tương hỗ trong công công tác pháp luật, cùng hướng đến mục tiêu chung là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân:

Có thể nói rằng, tuy địa vị pháp lý và tư cách tố tụng của LS, TP, kiểm sát viên, điều tra viên mỗi người mỗi lúc tuy có khác nhau nhưng trên hết họ là những đồng nghiệp của nhau trong hệ thống các cơ quan pháp luật, cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp Dưới góc nhìn của công chúng thì hình ảnh, thanh danh, uy tín của LS và TP đều được xem là những người cùng một mảng nghề nghiệp về tư pháp, pháp luật, cùng hội cùng thuyền trong cơ chế thực thi, bảo vệ pháp luật và đều mang trong mình nhiệm vụ hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau trong khuôn khổ pháp luật để cùng nhau tìm ra sự thật của vụ án, có được những phán quyết chính xác đảm bảo công bằng, lẽ phải, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và

để bảo vệ lợi ích của xã hội

Trang 7

Thứ ba, quan hệ giữa LS với TP có tính chất đối trọng và giám sát lẫn nhau:

Vai trò đối trọng nói trên thể hiện ở chỗ, LS và TP, thì một bên bảo vệ quyền và ích hợp pháp của khách hàng, một bên thực thi quyền lực Nhà nước nên khó mà tránh khỏi những ý kiến khác nhau, thậm chí là sự mâu thuẫn, sự trái ngược về quan điểm trong công cuộc bảo vệ cái riêng, cái tôi cá nhân và cái chung, lợi ích tập thể Trong các vụ án hình sự, hoạt động tích cực của LS với vai trò là người bào chữa, người “gỡ tội” cho bị can, bị cáo trước các bên “buộc tội”, “gán tội” tạo nên thế đối kháng nhằm cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, góp phần to lớn vào việc bảo vệ công lý Còn trong các vụ án dân sự, hành chính, lao động…thì sự tham gia của LS là để đối kháng giữa một bên chứng minh và bên phán quyết nhằm tìm ra những quan điểm, ý kiến phù hợp để tìm ra lợi ích tối ưu phù hợp với quy định pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong tranh chấp

Về vai trò giám sát của LS với TP, theo lý thuyết, đây là vai trò được pháp luật xây dựng, thiết kế để kiểm tra, duy trì và bảo nền tư pháp độc lập, để các phán quyết không bị phiến diện, bị ảnh hưởng bởi một thế lực nào khác Trước đây, quá trình xét xử của tòa án

ở nước ta nặng theo nguyên tắc thẩm vấn, LS hầu như chỉ đóng vai trò thứ yếu Do đó, nhiều trường hợp, LS không được tạo điều kiện để phát huy vai trò giám sát dẫn đến nhiều

TP nói riêng và người tiến hành tố tụng nói chung có nhiều vi phạm trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục tố tụng luật định, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân Sau này, LS phát huy vai trò giám sát của mình, thực hiện việc khiếu nại theo luật định để

“xem xét lại quyết định, hành vi trong tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng, khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp” 3, phát hiện những sai lầm, thiếu sót trong quá trình giải quyết vụ án của các TP, góp

phần vào bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, xử lý công minh, không để lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội trung tâm

2 Thực trạng mối quan hệ giữa Luật sư và Thẩm phán và nguyên nhân 2.1 Măt tích cực

Thực trạng:

Một là, mối quan hệ giữa TP và LS ngày càng được cải thiện, đi vào khuôn khổ pháp

luật, được cả LS và TP ngày càng tôn trọng và đánh giá đúng mực Công bằng mà nói, hiện nay, trong quá trình hành nghề, LS cũng đã nhận được sự giúp đỡ hiệu quả của những người

3 Khoản 22 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định đương sự có quyền khiếu nại bản án, quyết định của Tòa

án, hoặc Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định tại: Điều 32 về bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự

và Điều 33 về kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự.

Trang 8

đứng đầu cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có Tòa án, nhất là khi gặp vướng mắc từ những cán bộ, công chức thừa hành

Hai là, quan hệ đối trọng, kiểm soát giữa LS và TP đã ngày càng đi vào thực chất,

hiệu quả, chặt chẽ, bảo đảm sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong hoạt động tố tụng Đơn

cử, theo báo cáo của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, trong giai đoạn 2016-20204, các Tòa án

đã giải quyết 26.770/27.085 đơn khiếu nại quyết định tố tụng và hành vi tố tụng, đạt tỷ lệ 98,8% Trong đó năm 2020, các Tòa án đã giải quyết 5.261/5.576, đạt tỷ lệ 94,4% Nhiều khiếu nại đến từ các LS, Đoàn LS và Liên đoàn LS Việt Nam cho thấy vai trò của LS trong việc khiếu nại, tố cáo thể hiện sự khách quan, thận trọng và trách nhiệm nhằm giúp tòa án các cấp có căn cứ rà soát, kiểm tra, đánh giá lại công tác tổ chức, đào tạo cán bộ của mình,

trong đó có các TP

Nguyên nhân: Những tín hiệu tích cực trên có thể là thành quả của chiến lược cải

cách tư pháp với mục tiêu “lấy Tòa án trung tâm, xét xử làm trọng tâm và lấy tranh tụng

làm khâu đột phá” Chính việc cải cách này cùng với công tác đào tạo, quan tâm của Nhà

nước, xã hội đã làm cho đội ngũ LS và TP được củng cố về số lượng lẫn chất lượng, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, từng bước đáp ứng được yêu cầu cải cách

tư pháp Từ đó, LS và TP hay những người tiến hành tố tụng khác đã có thể nhận thức đúng

và ngày càng hiểu rõ hơn vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ lẫn nhau của các bên trong tố tụng Các bên đã biết nhìn nhận tầm quan trọng của nhau, thấu hiểu khó khăn của nhau từ

đó biết thông cảm, chia sẻ, tạo điều kiện cho nhau để giải quyết công việc chung được nhịp nhàng, hiệu quả, đúng pháp luật

2.2 Mặt tồn tại, hạn chế

Trong thực tế hoạt động, mối quan hệ giữa LS và TP cũng có những thực trạng đáng tiếc do hai bên chưa có sự phối hợp, tương tác tốt; một số trường hợp còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của nhau, dẫn đến chẳng những các quy định của pháp luật tố tụng chưa được thực hiện nghiêm chỉnh mà còn phát sinh những hiểu lầm, rạn nứt không đáng có trong mối quan hệ giữa LS và TP Có thể điểm qua một số thực trạng và nguyên nhân của chúng như sau:

a Về phía Luật sư

Thực trạng: Nhiều trường hợp LS có thái độ thiếu tôn trọng, đánh giá thấp trình độ

của TP, cá biệt có trường hợp có hành vi ứng xử không phù hợp, cực đoan với Thẩm phán

Trang 9

như vung tay trước mặt TP5, bỏ về khi xử án6 Thực trạng xấu xí này của đã làm cho một

số TP, CQTHTT phải gửi văn bản đến Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư để yêu cầu xử lý LS7, gây ảnh hưởng đến hình ảnh chung, thanh danh, uy tín của giới LS trong mắt các TP

Nguyên nhân:

Một là, không ít LS dù chưa có được những quan điểm pháp lý vững chắc, kỹ năng

trình bày, thuyết phục tốt nhưng lại cho rằng TP không lắng nghe, không tiếp thu ý kiến nghiệp vụ của mình dẫn đến những bức xúc, phản ứng không đúng mực với TP Song song

đó là những hạn chế về kỹ năng giao tiếp và phong cách ứng xử nên khi trao đổi, làm việc với TP thì một số LS không tạo được hiệu quả trong giao tiếp, thiếu sự trang trọng, sự tinh

tế cần có

Hai là, một số LS vẫn còn định kiến cho rằng nhiều TP thuộc trường hợp “chạy chức

chạy quyền”, không được đào tạo chính quy, bài bản nên không có đủ trình độ xử án nên luôn mang trong mình tâm lý tiêu cực, thái độ, hành vi thiếu tôn trọng với các TP, luôn nghĩ mình là đúng, là ở “kèo trên” về kiến thức, quan điểm, lập luận so với TP

Bà là, hoạt động xử lý kỷ luật có liên quan đến hành vi vi phạm của Luật sư còn

chưa mạnh tay Các Đoàn luật sư còn du di, thông cảm cho nhau, chỉ “giơ cao đánh khẽ”8

vì cuộc sống mưu sinh của anh em LS nên nhiều hành vi vi phạm của LS đối với TP vẫn còn tiếp diễn Nhiều thế hệ LS đi trước cho rằng thái độ và hành vi tiêu cực của mình đối với TP có làm cũng không sao, hoặc chỉ bị nhắc nhở, bị kỷ luật cũng không nặng lắm nên vẫn truyền tai nhau, gièm pha những lời lẽ thiếu tôn trọng đối với người tiến hành tố tụng như TP, làm ảnh hưởng, tạo tâm lý xấu cho lớp đàn em thế hệ LS sau này

b Về phía Thẩm phán

Thực trạng: Công bằng mà nói, cũng còn khá nhiều TP giữ tâm lý dè dặt đối với LS,

không tôn trọng vai trò của LS và thiếu sự hợp tác, tạo điều kiện tối đa cho LS hành nghề Nhiều trường hợp TP viện nhiều lý do trái luật để cản trở LS hoạt động nghề nghiệp như: không cho LS đọc hồ sơ vụ án9, tiếp cận chứng cứ, tiếp cận đương sự, buộc LS rời phòng

5 Trần Công Ly Tao, Luật sư được vung tay khi tranh luận tại tòa?, truy cập ngày 11/09/2021 tại

http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=3&NewsPK=341

6 Hoàng Yến, Luật sư bỏ về giữa chừng, tòa mệt mỏi, truy cập ngày 11/09/2021 tại

https://plo.vn/plo/luat-su-bo-ve-giua-chung-toa-met-moi-52870.html

7 Nguyễn Thế Phong, Đạo đức nghề nghiệp Luật sư trong quan hệ với khách hàng – Những điểm cần lưu ý, truy

cập ngày 11/09/2021 tại https://lsvn.vn/dao-duc-nghe-nghiep-luat-su-trong-quan-he-voi-khach-hang-nhung-diem-can-luu-y.html

8 Huy Anh, Xử lý kỷ luật luật sư, không “giơ cao đánh khẽ”, truy cập ngày 13/9/2021 tại

https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/1834/xu-ly-ky-luat-luat-su-khong-gio-cao-danh-khe

9 Vĩnh Hòa, TP Hồ Chí Minh: Thẩm phán bị tố gian dối, cản trở luật sư đọc hồ sơ, truy cập ngày 13/9/2021 tại

Trang 10

xử án10 , TP “đuổi” cưỡng chế buộc LS ra khỏi phòng xử án, TP “hành” LS…là tình trạng đáng báo động về quyền hành nghề LS tại phiên toà bị xâm phạm bởi các TP trong khi LS chỉ đang thực hiện vai trò đối trọng, “lấy tranh tụng làm khâu đột phá” theo luật định

Nguyên nhân:

Một là, không ít TP vẫn còn nhận thức chưa đúng hoặc có những định kiến cố hữu

về địa vị pháp lý và vai trò của LS Họ cho rằng LS tham gia tố tụng sẽ gây phức tạp, trở ngại cho công tác xử án, cản trở việc tiếp cận đương sự, bị can, bị cáo… Thậm chí, ở một

bộ phận nhỏ TP có tâm lý rằng luật sư là kẻ phá bĩnh, gây mất thời gian trong khi TP phải đang gánh chịu nhiều áp lực bởi tình trạng án quá tải nhưng LS vẫn cứ liên tục tạo rắc rối, phiền hà, gây phức tạp cho vụ án Do đó, nhiều TP có tâm lý khó chịu với LS, không hợp tác, gây khó dễ cho LS

Hai là, thực tế đang tồn tại “án bỏ túi”11 do cơ chế họp liên ngành, báo cáo án, duyệt

án để thống nhất đường lối giải quyết các vụ án trước khi xét xử Chính điều này dẫn đến tình trạng nhiều TP rất ngại trong việc trao đổi nghiệp vụ, làm việc thẳng thắn với LS Hệ quả là, mọi nỗ lực, tiếng nói, sự trao đổi của LS với TP trong vụ án, là cơ sở quan hệ của hai bên, đã không còn Đây không chỉ rào cản lớn đối với việc phát triển mối quan hệ giữa

LS và TP mà về lâu dài còn là rào cản chung cho cải cách tư pháp

c Về cả hai phía Luật sư và Thẩm phán

Thực trạng:

Một là, mối quan hệ giữa LS và TP có khả năng tồn tại những “xung đột tiềm tàng”:

Trên thực tế, có những vụ việc đáng buồn, rạn nứt lớn trong quan hệ giữa LS và TP khi mà trước diễn biến của các vụ án nhạy cảm, phức tạp, hay vụ án có đông Luật sư tham gia, việc điều hành phiên tòa trở nên căng thẳng, TP có phần cứng rắn, gay gắt hơntạo tâm lý ức chế,

bức xúc cho LS Hay có trường hợp “Thẩm phán chửi Luật sư bị khùng, còn Luật sư bảo

hoàn toàn có nguy cơ bộc lộ, phát sinh những xung đột không thể tránh khỏi, có thể dẫn đến cái nhìn thiếu thiện cảm của mỗi bên dành cho nhau dẫn đến những vết hằn sâu trong mối quan hệ của LS và TP

Hai là, mối quan hệ câu kết giữa LS và TP trong quá trình giải quyết vụ án nhằm

trục lợi bất chính: Một thực trạng đáng buồn cho giới tư pháp là nhiều vụ vi phạm pháp luật

10 Tạp chí Luật Sư Việt Nam, Báo động tình trạng quyền hành nghề luật sư tại phiên toà bị xâm phạm,

https://lsvn.vn/bao-dong-tinh-trang-quyen-hanh-nghe-luat-su-tai-phien-toa-bi-xam-pham.html

11 Nguyễn Như Phong, Lạm bàn về “án bỏ túi”, truy cập ngày 13/9/2021 tại

https://dantri.com.vn/xa-hoi/lam-ban-ve-an-bo-tui-1385235317.htm

Ngày đăng: 15/01/2022, 10:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w