0

văn 8 ca dao tục ngữ có từ ngữ địa phương

Cập nhật: 27/12/2014

văn 8 ca dao tục ngữ có từ ngữ địa phương

Có thể bạn quan tâm

NỘI DUNG ĐỀ YẾU CÁC SÁCH HÁN NÔM ĐƯỢC GHI CHÚ CÓ GHI CHÉP CA DAO TỤC NGỮ

  • 45
  • 756
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

- [B][I][I]Biên Hòa có bưởi Thanh Trà
Thủ Ðức nem nướng, Ðiện Bà Tây Ninh.
- Trầu Đồng Nai trầu ăn nhả bã
Thuốc Ðồng Môn thuốc hút phà hơi
Trầu nồng thuốc thắm ai ơi
Gá duyên chồng vợ ở đời trăm năm.
- Rủ nhau đánh cá Đồng Nai
Cá kia chẳng được một ngày đến trưa
Sầu em nước mắt như mưa .
- Bao giờ cạn lạch (rạch) Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới phai lời nguyề n .
Biển Đông sóng dợn cát đùa,
Sánh đôi không đặng lên chùa anh tu.
- Bao giờ cạn rạch Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.
- Rồng chầu ngoài Huế ngựa tế Đồng Nai
Nước sông trong chảy lộn sông ngoài
Thương người quân tử lạc loài tới đây,
Tới đây thì ở lại đây
Bao giờ bén rễ xanh cây sẽ về!
- Biên Hòa xứ bưởi thanh thanh
Có cô bán bưởi xinh xinh trữ tình
Anh đây lên thác xuống ghềnh
Đá mòn sông cạn quyết chung tình với em.
- Bốn mùa em chẳng phải lo
Gạo Đồng Nai, Vải Nghệ Tĩnh, ấm no trọn đời.
- Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham vì bánh lái chiếc thuyền anh to
Suốt đời em chẳng phải lo
Gạo Đồng Nai, vải Nghệ Tĩnh ta ấm no trọn đời .
- Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
- Chim bay về núi Biên Hòa
Chồng đây vợ đó ai mà muốn xa.
- Ai ơi về Đại Phố Châu
Thăm núi Châu Thới, thăm cầu Đồng Nai.
- Ai về Phú Hội, Phước Thiền
Chôm chôm xóm Hố, sầu riêng xóm Vườn.
- Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá Bui, sò huyết Phước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng rạch Nhum.
- Sông Đồng Nai nước trong lại mát
Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi
Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lí
Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.
- Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về.
- Đồng Nai nước ngọt gió hiền
Biên Hùng muôn thuở tiếng truyền an vui.
-Ăn bưởi thì hãy đến đây
Đến mùa bưởi chín vàng cây trĩu cành.
- Đường về đất đỏ miền Đông
Cao su bao lá hận lòng bấy nhiêu.
- Trần gian địa ngục là đây
Đồn điền Đất Đỏ nơi Tây giết người.
- Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô.
- Nước sông Đồng Nai sóng dồi lên xuống
Cửa Đồng Môn mây cuốn cánh buồm xuôi
Bậu với qua hai mặt một lời
Trên có trời, dưới có đất
Nguyện sông cạn non dời cũng chẳng xa.
- Ngày xưa giặc Pháp sang đây
La Ngà máu đổ chôn thây quân thù.
- Nhà Bè nước chảy phân hai
Lòng Tàu, Soài Rạp, Đồng Nai oai hùng.]

Có thể bạn quan tâm

Ca dao tục ngữ chủ đề cái cò

  • 4
  • 20
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

mình là người miền Trung chính gốc (xuất xứ cố đô Huế đàng hoàng nghe) có chi (gì) cứ việc hỏi. Mình mới tham gia, mong mọi người ủng hộ
Mình xin giải thích một số từ trong bài thơ trên:
1) đẻ=sinh
ngày ni mẹ tao đẻ = hôm nay mẹ tao sinh
2) chừ = bây giờ
Chừ tao mắc việc rồi = chừ tao bận việc rồi
3) tui = tao, mình, tớ.... chỉ cách xưng hô của người nói
4) vô = vào
Mi vô đây tao dặn nè = Mi vào đây tao dặn nè
5) rứa = thế, vậy...
Rứa à? = Thế à? ; Rứa răng nữa? = Vậy sao nữa?
6) nờ = nhé
mẹ nờ, cho con đi chơi nờ = mẹ nhé, cho con đi chơi nhé (chỉ cách nịnh nọt)
7) răng = sao
Chừ mi tính răng? = Bây giờ mày tính sao?
8) ưng = thích, yêu thích
Mi ưng cái nớ không? = Mày thích cái đó không?
9) chi = gì
Gan chi gan rứa = gan gì gan thế
Có gì không hiểu thì hỏi nhá! Có cần bài tập để chuyển từ câu nói của miền Trung sang miền Bắc hoặc miền Nam thì liên hệ nha!
Sẵn sàng giúp đỡ!

Có thể bạn quan tâm

Tài liệu Ca dao tục ngữ chủ đề rau cỏ pptx

  • 2
  • 19
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

- Thăng Long, Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây

- Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây

- Nhất cao là núi Ba Vì
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn

- Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây.

- Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.

- Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya...

- Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.

- Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Có thể bạn quan tâm

Đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong kho tàng tục ngữ người việt luận văn thạc sỹ ngữ văn

  • 117
  • 147
  • 3
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

- Hồng Gai có núi Bài Thơ
Có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên.

- Đồn Cẩm Phả sơn hà bát ngát
Huyện Hoành Bồ đồi cát mênh mông
Ai ơi, đứng lại mà trông
Kìa khe nước độc, nọ ông hùm già
Việc gì mà rủ nhau ra
Làm ăn cực khổ nghĩ mà tủi thân.

Có thể bạn quan tâm

Đặc trưng ngữ nghĩa của từ lóng và tim trong tuc ngữ và ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận luận văn thạc sĩ ngữ văn

  • 101
  • 67
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

1 vài câu tục ngữ về quảng ninh nè bạn, kham khảo chút nhé:

1)- Cọp dữ Mông Dương.Nước độc Hà Tu.
Ra đây bụng ỏng,mặt phù chân sâu.
( Hà Tu là vùng mỏ ở tỉnh Quảng Ninh.Chứng chân sâu đi kèm với bệnh sốt rét thấy ở vùng Quảng Ninh và ở nhiều nơi khác là chứng lở loét nổi tiếng vì khó trị nên mới được gọi là chứng sâu Quảng ).
2)- Hồng Gai có núi Bài Thơ
Có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên.
- Đồn Cẩm Phả sơn hà bát ngát
Huyện Hoành Bồ đồi cát mênh mông
Ai ơi, đứng lại mà trông
Kìa khe nước độc, nọ ông hùm già
Việc gì mà rủ nhau ra
Làm ăn cực khổ nghĩ mà tủi thân
- Cái cân có quỷ có ma
Gạo vào một lối, gạo ra một đường
Thẻ tôi ba mươi sáu kí rõ ràng
Về nhà khảo lại chỉ còn mười lô.
( Ca dao vùng mỏ )
( Cái cân cân gạo của bọn nhà thầu đất mỏ )
- Bảo không đi không biết Bàng Gianh
Đi ra cái áo một manh không còn
Bảo không đi không biết Hồng Gai
Đi ra cái khố một phai mà về.
( Ca dao vùng mỏ )
( Các địa danh thuộc tỉnh Quảng Ninh, tên các mỏ than ).

1) Chưa đi chưa biết Cửa Ông
Đến đây mới biết đường không lối về.
2) Khu Bò Đái sương khô rải rác
Bến Lò vôi mấy xác bềnh bồng
Lạc loài bể khổ mênh mông
Thân vò xơ xác lênh đênh chết mòn.
3) Ai đi Uông Bí, Vàng Ranh
Má hồng để lại, má xanh mang về.
Ăn cơm với cá mòi he
Lấy chồng Cẩm Phả đun xe suốt ngày.
à còn câu nữa: Trai Hòn Gai, gái Cẩm Phả (đáo để lắm)
Đồn rằng Cẩm Phả vui thay
Bước ra đến mỏ trông ngay lên tầng
Xin được gánh nước đã mừng
Tôi xin ông sếp ông đừng ghẹo tôi
Ông sếp mới nói một lời:
Nếu không cho ghẹo thì thôi, trở về!

Có thể bạn quan tâm

Ca Dao, Tục Ngữ – Vần ”X” Phần 2 pot

  • 11
  • 12
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đà say
Bạn về nằm nghĩ gác tay
Hỏi nơi mô ơn trọng nghĩa dày bằng ta
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đà say.
Chàng đi mô đã mấy hôm rày
Phòng văn vắng vẻ, sách bày cho ai ?

Đời mô cơ cực như ri
Đồng Khánh ở giữa, Hàm nghi hai đầu

Ai mô mộ cảnh ưa thiền
Lòng trần dũ sạch nhơn nhơn (duyên) ra về

Đôi ta như chỉ xe đôi
Khi săn săn rứa, khi lơi lơi chùng

Anh nói với em
Như rựa chém xuống đá
Như rựa cắt xuống đất
Như mật rót vào tai
Bây chừ anh đã nghe ai
Bỏ em giữa chốn thuyền chài rứa ri

Em chưa có chồng chân rời tay rảnh
Em có chồng rồi một cảnh hai quê
Nói ra cam khổ nhiều bề bạn ơi
Phải răng chịu rứa cho rồi
Gạo trút vô nồi không lẽ trút ra
Xưa kia quyền mẹ với cha
Bây giờ có lẽ người ta nắm quyền
Vợ với chồng là nghĩa bá niên
Bạn biểu ta phân chiếc đũa, đồng tiền sao nên





Từ ngữ địa phương chủ yếu trong đoạn trên là các từ phương ngữ Trung Bộ : "mô", "tê", "răng"," rứa"....

Về nghĩa:

Mô - Tê - Răng - Rứa
Đâu - Kia - Sao - Thế
Bạn đã biết chưa ?

Với những từ địa phương này, tùy trường hợp mà bạn có thể có những cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, nghĩa thông thường của những từ này là:
mô=đâu, nào
tê=kia
răng=sao
rứa=vậy, thế
Ví dụ:
"Anh đi mô rứa?" có thể hiểu là "Anh đi đâu vậy?"
"Khi mô thì về rứa?" có thể hiểu là "Khi nào thì về vậy?" hoặc "Khi nào thì về thế?"
"Răng rứa?" có thể hiểu là "Sao vậy?"
"ngày tê" có thể hiểu là "ngày kia"
...

Có thể bạn quan tâm

Ca Dao, Tục Ngữ – Vần ”V” pptx

  • 3
  • 15
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

- Cho dù cha mắng mẹ treo
Em không bỏ hội chùa keo hôm rằm.
- Ngại gì một nỗi xa đàng
Bác mẹ chưa biết họ hàng chưa hay.
Anh có lòng thương chờ đợi ít ngày,
Được phép mẹ thầy, anh hãy vãng lai.
Trước răng sao rứa không sai.
- Em về thưa mẹ cùng thầy,
Cho anh cưới tháng này anh ra.
Anh về thưa mẹ cùng cha,
Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo.
- Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,
Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai ?
- Con cá lăn lốc bờ tường
Thầy tôi muốn lấy một người ngoài Nga
Ai làm cho mẹ tôi già
Lưng eo, vú dếch cho cha tôi buồn ?
- Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên Xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
- Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông
Biết răng chừ cá gáy hoá rồng
Đền ơn thầy mẹ ẵm bồng ngày xưa.
- Đi đây ai vợ ai chồng
Ai cá dưới nước ai rồng trên mây ?
Đi đây ai tớ ai thầy?
Ai hòn đá tảng ai cây ngô đồng ?
- Mẹ tôi sinh một mình tôi
Tôi ở nhà người chịu đắng chịu cay !
Đắng cay thì mặc đắng cay
Tôi ở năm ngoái năm nay tôi về
Gĩa ơn cái rổ cái sề
Tao chẳng ở được tao về nhà tao
Gĩa ơn cái cọc cầu ao
Nửa đêm gà gáy có tao có mày !
- Ru em em théc cho muồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ quán chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh.
(théc : ngủ; muồi ; say )

Có thể bạn quan tâm

Ca Dao, Tục Ngữ – Vần ”T” doc

  • 18
  • 6
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Chồng chèo thì vợ cũng chèo
Hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhau.

Thân em như cá trong lờ
Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu.

Anh than một tiếng nát miễu xiêu đình
Cây huệ kia đang xanh lại héo, cá ở ao huỳnh vội xếp vi.

Anh thương em,
Thương lún, thương lụn,
Thương lột da óc,
Thương tróc da đầu,
Ngủ quên thì nhớ,
Thức dậy thì thương

Anh về em nắm vạt áo em la làng
Phải bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em.

Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây cụt
Ai dè giếng cạn nó hụt sợi dây
Qua tới đây không cưới được cô hai mày
Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo trở vô.

Có thể bạn quan tâm

Báo cáo " Từ thực trạng buồn của một số gia đình Hán Việt suy nghĩ về một số giá trị truyền thống trong quan hệ vợ chồng của người Việt ( qua cứ liệu ca dao , tục ngữ )" pdf

  • 14
  • 12
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

THƠ LỤC BÁT
Bài của Phạm Doanh
(Xin bổ túc thêm bài của Hàn Sĩ Nguyên- chú thích của tác giả/ Mei.)

Lục Bát là 1 trong 2 thể loại thơ chính tông của Việt Nam. Thơ Lục Bát khác hơn Ngũ Ngôn hoặc Thất Ngôn của Hán văn ở chổ Ngũ Ngôn và Thất Ngôn chỉ có CƯỚC VẬN (vần ở cuối câu), còn Lục Bát có cả CƯỚC VẬN & YÊU VẬN (Vần Yêu còn gọi là vần LƯNG).

Thơ Lục Bát đã thấm nhuần vào tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Thơ LB rất giản dị về quy luật, dễ làm nhưng hay hay không thì hoàn toàn tùy thuộc vào người viết, dùng lời hay đễ diễn dạt ý đẹp trong cung điệu êm đềm.

Thơ LB theo như tên gọi gồm các cặp hai câu có sáu chữ và tám chữ, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lửng, hiểu ngầm, hay hầu đạt tính cách đột ngột.

----------------------------------------------------------------------------------
Bài viết của tác giả TRẦN HÀ NAM

MẠN ĐÀM VỀ THƠ LỤC BÁT

Lục bát là thể thơ truyền thống gắn với tâm hồn dân Việt. Mỗi người làm thơ dường như không ai không từng thử sức mình qua thể thơ này. Hỏi rằng lục bát dễ làm không? Thưa: Dễ ! Nhưng điểm từ xưa đến nay, mấy ai dám vỗ ngực xưng tên rằng ta có bài lục bát để đời. Nhìn về quá khứ xa xăm, bóng cụ Tiên Điền sừng sững. Thời Thơ Mới, mấy ai qua mặt nhà thơ Nguyễn Bính?

Kể cũng lạ, thi ca có muôn vàn cách diễn đạt, ấy vậy mà lục bát quê mùa lại uyên bác đến không ngờ, như một dung hoà của văn chương bình dân và văn chương bác học. Nói về đề tài, dường như thể thơ này thường khép mình trong những khoảnh khắc tâm tình riêng tư, những hình ảnh, những cảm xúc gắn với nền văn hoá ngàn đời dân Việt. Thử đọc vài câu Nguyễn Bính:


Ai mà không xúc động, không rưng rưng vì không gian làng quê đậm đà tình nghĩa. Còn nhớ thương, giận hờn, luyến tiếc có mấy vần thơ lắng sâu bằng lục bát:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than

(Ca dao)

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

(Tố Hữu)
Bao xúc động, bao tâm tình của con người đều có thể diễn tả qua vần điệu lục bát:

Làng ta ở tận làng ta

Mấy năm một bận con xa về làng

Gốc cây hòn đá cũ càng

Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay
(Nguyễn Duy)

Dường như giọng điệu lục bát thiên về thủ thỉ tâm tình, không thích hợp lắm với những vấn đề cần cao giọng, triết luận hùng hồn. Vì vậy, ta không lạ tại sao "Tuyển tập thơ lục bát Việt Nam" hay cuộc thi thơ lục bát của các báo thường gặp những bài thơ với điệu ru. Ngay cả Tố Hữu - một bậc thầy về thơ lục bát, khi viết về những đề tài cách mạng, nhân dân cũng chọn giọng tâm tình:

Con ong làm mật yêu hoa

Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời

Con người muốn sống con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em...

Hay :
Bác về tóc có bạc thêm

Năm canh bốn biển có đêm nghĩ nhiều?
Trong nhịp sống hiện đại hôm nay khi những biến đổi diễn ra từng ngày từng giờ với tốc độ tên lửa, một âm vang lục bát có thể làm lòng ta lắng lại ,ngẫm sâu hơn về thế thái nhân tình. Và đó là sức sống trường tồn của thể thơ dân tộc, để ta sống sâu sắc hơn với cuộc đời:

Ta đi khắp bốn phương trời

Để cha cuốc đất một đời chưa xong

(Nguyễn Duy)
Thơ lục bát phải chăng chỉ thích hợp khi nhắc lại những hoài niệm, những giá trị truyền thống? Phải chăng, lục bát trên hành trình ký thác những tâm tình cũng đã giẫm lên lối mòn khuôn sáo, khi ta gặp nhan nhản trên báo chí những bài thơ na ná ý tưởng giống nhau? Quả thật, nếu làm thơ thiếu tỉnh táo, ăn sẵn trên vần điệu dễ gieo của lục bát, nếu tình chưa chín, bút chưa tinh, ta dễ gặp những hình ảnh, cảm xúc được diễn tả từa tựa như một bản sao có tân trang những hối lỗi, mặc cảm mắc nợ quá khứ, buồn vẩn vơ cùng cỏ may, hương đồng cỏ nội... Là thể thơ dễ làm, nhưng lục bát lại khó tính khi kén tìm độc giả. Nếu non tay. lục bát sẽ thành vè hay diễn ca, kiểu như:

Hôm nay ngày Tám tháng Ba

Chị em phụ nữ đi ra đi vào
Hay ép vần, thanh điệu theo trường phái ... Bút Tre:

Liên Xô rất đỗi tự hào

Anh Ga gà rỉn bay vào vũ tru
Lục bát có những biến cách, những đặc trưng mà vào tay những nghệ sĩ bậc thầy đã thành bất tử. Khi Nguyễn Du vận dụng phép tiểu đối:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
thì ánh trăng bỗng đầy tâm trạng. Hay khi Nguyễn Bính sử dụng phép đảo nhịp chẵn thành nhịp lẻ:

Anh đi đấy, anh về đâu

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...
thì âm điệu lục bát đã chở nặng biết bao buồn thương nhung nhớ. Rõ ràng thể lục bát đâu chỉ bó gọn trong phép phối thanh "Bằng trắc bằng bằng trắc bằng bằng" đều đặn, hay ở lối gieo vần lưng vần chân cứng nhắc. Những biến thể linh hoạt của thể thơ này đã ký thác đầy đủ phong phú, sinh động bao tâm tình của kẻ làm thơ.

Biết rằng kiến văn có hạn, người viết chỉ mong được mạn đàm, phát biểu đôi dòng cảm tưởng , gọi là lời quê chấp nhặt dông dài... Mong được quí thi hữu, các bậc cao minh góp lời vàng ngọc để cùng được lắng hồn tìm chút hương xưa trong điệu vần sáu - tám.
T.H.N

Mei: Đấy, mới có sơ sơ mấy bài thôi mà đã bắt đầu hoa mắt lên rồi. Thôi dừng ở đây em nhé, chị nghĩ đủ rồi đấy, chúc em làm bài tốt.

Có thể bạn quan tâm

Đề tài vận dụng ca dao tục ngữ vào dạy Giáo dục công dân 7

  • 9
  • 69
  • 4
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

>>> Trả lời em xiuthuong

Lục bát là thể thơ dân tộc, vì thế những tài liệu về nó search trên Google không thiếu. Tuy nhiên, như một câu ngạn ngữ cổ từng nói "Dễ đến tận cùng là khó đến tận cùng", lục bát càng phổ biến và lâu đời bao nhiêu thì việc nghiên cứu nó lại như lạc bước vào một thế giới mênh mông với sự sáng tạo đến vô cùng của những nguời Việt Nam rất đỗi tài hoa. Trong khuôn khổ một bài reply mem như thế này, chị chỉ xin trích dẫn những khái niệm đầu tiên của thơ lục bát, giúp em có cái nhìn căn bản về thể loại này.

Bài viết học thuật về Thơ Lục bát của wikipemedia:

Lục bát

Theo Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Can Mộng, người viết cuốn Ngạn ngữ phong dao, đã từng viết:

Văn vần nước ta phô thai từ ngạn ngữ, rồi đến phong dao thì thành điều, thành chương, có thể ngâm nga được. Văn lục bát, hay song thất sau này đều từ ở đấy cả.

Lịch sử sưu tập và biên soạn tục ngữ, ca dao, và dân ca chỉ mới được bắt đầu từ khoảng hai trăm năm trở lại đây. Vào nửa cuối thế kỷ 18, Trần Danh Án (hiệu Liễu Am) đã sưu tập và biên soạn Quốc phong giải trào và Nam phong nữ ngạn thi. Các soạn giả trên đã ghi ghi chép tục ngữ, ca dao bằng chữ nôm, rồi dịch ra chữ Hán và chú thích, có ý đem ca dao Việt Nam sánh với thơ Quốc Phong trong Kinh thi của Trung Quốc.

Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người ta thấy xuất hiện những sách chữ nôm sưu tập tục ngữ, ca dao. Sang đầu thế kỷ 20, Việt Nam mới có những sách sưu tập những di sản này bằng chữ quốc ngữ.

Như vậy có thể nói, lục bát bắt nguồn từ trong tục ngữ và ca dao mà ra.

Như trên đã nói, "lục" (sáu), "bát" (tám), hay còn gọi là thể thơ sáu tám (6, 8) ám chỉ đến chiều dài của hai câu thơ, một câu gồm 6 chữ và một câu gồm 8 chữ. Câu sáu chữ đi trước và câu tám chữ theo sau. Vần rơi vào những chữ in đậm. Chẳng hạn trong truyện Kiều, lúc Sở Khanh rủ Kiều chạy trốn khỏi lầu xanh của mụ Tú Bà:

Đêm thu khắc lậu canh tàn
Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương
Lối mòn cỏ nhợt mùi sương
Lòng quê[21] đi một bước đường một đau.

Thơ lục bát thường là nguồn cảm hứng thơ đầu tiên, gây ảnh hưởng nhiều cho những nhà thơ Việt Nam từ những ngày còn bé. Có thể qua những lời ru bằng ca dao, bằng các câu ca cửa miệng người lớn dùng. Chẳng hạn:

Cái ngủ mày ngủ cho ngoan
Để mẹ đi cấy đồng xa trưa về
Bắt được con cá rô trê
Thòng cổ mang về cho cái ngủ ăn

Do nhạc tính mềm mại của lục bát, loại thơ này còn thấy được dùng trong các bài thơ như một phần chuyển giọng, từ gồ ghề sang mượt mà, êm ái như trong trạng thái than thở hay ca ngợi. Chẳng hạn trong bài thơ Tiếng Hát Sông Hương của Tố Hữu:

Trên dòng Hương-giang
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo
Trên dòng Hương-giang
Trăng lên trăng đứng trăng tàn
Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng

Hay Trần Đăng Khoa trong trường ca Khúc hát người anh hùng

Cô Bưởi lắng nghe tiếng gà rừng rực
Thấy sức triệu người hồi sinh trong lồng ngực
Và cô đi
Bên đám cháy
Chưa tàn

Lửa hát rằng:
Quê tôi - những cánh rừng hoang
Chính trong cơn bão đại ngàn - tôi sinh
Nuôi tôi trong bếp nhà gianh
Ủ là một chấm - thổi thành biển khơi...

Lục bát biến thể: Biến thể trong thơ lục bát là những câu thơ bị đổi cách gieo vần.