tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn

54 1.1K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
 tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM - -

NGUYỄN QUỐC CƯƠNG

Trang 2

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhữngnăm gần đây cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, ngành nôngnghiệp đang từng bước phát triển và khẳng định vai trò, vị trí quan trọng củamình trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước được thể hiện cụ thể tạiHội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng bằng việc Hội nghị đã ban hành nghị quyếtsố 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Trong đó vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng

trong toàn bộ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước Thực hiện cơ giới hóa - điệnkhí hóa nông nghiệp nông thôn tức là thúc đẩy chuyển cơ cấu kinh tế trongngành nông nghiệp trong đó lấy lĩnh vực cơ giới hoá nông nghiệp là trọngtâm

Trước đó, tại Hội nghị TW lần thứ năm (khóa IX, 4/2004) BCH TWĐảng đã nhấn mạnh: “Phát triển công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị vàcông cụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn Ưu tiên hiện đại hóa cơ sở sảnxuất, đầu tư nghiên cứu chế tạo, cải tiến các loại máy móc, thiết bị phù hợpvới điều kiện tự nhiên Việt Nam, có chính sách khuyến khích tốt việc áp dụngtiến bộ kỹ thuật, chú trọng công nghệ tự động hóa và công nghệ vật liệu mớinâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm công nghiệp, cùng với chính sáchhỗ trợ để nông dân và cơ sở mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất ”

Đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn là mục tiêu hàng đầucho chiến lược phát triển đất nước trong thời kì mới hiện nay Bên cạnh đầutư về giống, vật nuôi có chất lượng còn khuyến khích người dân áp dụng tiếnbộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chấtlượng tốt, có tính hàng hóa, có khả năng cạnh tranh cao, không những phục

Trang 3

vụ thị trường trong nước và còn từng bước xuất khẩu ra thị trường nướcngoài.

Những năm gần đây các dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc cho nôngnghiệp rất phát triển, người dân cũng đã thay đổi tư duy sản xuất; các hìnhthức sản xuất cũ, lạc hậu dần bị loại bỏ và thay thế là cách thức sản xuất hiệnđại, phù hợp với cơ chế thị trường; sử dụng máy móc vào sản xuất, kinhdoanh, tạo ra năng suất, hiệu quả cao hơn

Tuy nhiên, hiện nay sự hiểu biết và vận dụng của nông dân về máy mócvà cơ giới hoá nông nghiệp là chưa cao, nhất là nông dân ở các tỉnh trung duvà miền núi, do vậy việc đào tạo và tập huấn về sử dụng các loại máy nôngnghiệp là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn kiến thức sử dụng các

loại máy trong sản xuất nông nghiệp tại một địa phương cụ thể là một việclàm cần thiết để có giải pháp phù hợp cho việc sử dụng máy móc phục vụ sựnghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xãhội tại địa phương đó Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài

“Tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp củaHuyện Tràng Định - Tỉnh Lạng Sơn”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá hoạt động đào tạo và tập huấn cho người dân về sử dụng máymóc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tìm hiểu nhu cầu người dân về đàotạo, tập huấn trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn Từ đó đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo và tập huấn trong giai đoạnmới.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

+ Tìm hiểu công tác đào tạo, tập huấn về sử dụng máy cho người dântrên địa bàn huyện Tràng Định - Lạng Sơn

Trang 4

+ Đánh giá công tác đào tạo, tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp trênđịa bàn huyện Tràng Định - Lạng Sơn về các khía cạnh: Đối tượng, nội dung,phương pháp tập huấn, thời lượng tập huấn, tác động của tập huấn, tìm hiểunhu cầu tập huấn.

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, tập huấntrong giai đoạn mới.

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu

+ Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên củng cố lại kiến thứcđã học, bổ sung kiến thức thực tế của các chương trình đào tạo, tập huấn về sửdụng máy đã được học ở trường.

+ Bổ sung kiến thức về hiệu quả của một số chương trình đào tạo, tậphuấn về sử dụng máy nông nghiệp.

+ Có được cái nhìn tổng thể về thực trạng công tác đào tạo, tập huấnthực tiễn đến nông dân trên địa bàn huyện.

+ Đề tài bổ sung tài liệu cho khoa, trường, các cán bộ tập huấn và cáccơ quan trong ngành.

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Từ kết quả nghiên cứu đề tài làm cơ sở cho cán bộ, cơ quan trongngành có thêm những căn cứ để lựa chọn phương pháp đào tạo, tập huấn phùhợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình đào tạo, tập huấn gópphần nâng cao hiệu quả sử dụng máy cũng như năng suất cây trồng, vật nuôi,thay đổi tư duy sản xuất cải thiện cuộc sống nhân dân trong huyện.

Trang 5

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Giới thiệu chung về hệ thống máy nông nghiệp

Trong công cuộc CNH - HĐH đất nước, việc cơ giới hóa sản xuất nôngnghiệp là một khâu không thể thiếu của công cuộc này Cơ giới hóa sẽ làm thayđổi phương thức sản xuất, giảm nhẹ sức lao động cho con người, nâng cao năngsuất lao động, giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp Nhờ cơ giới hóa mà bộmặt nông thôn thay đổi, phát triển thành một nông thôn văn minh, hiện đại vì cơgiới hóa sản xuất nông nghiệp cũng là tiền đề cho việc phát triển cơ sở hạ tầngnông thôn Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sẽ giúp các ngành kinh tế khác ởnông thôn phát triển như thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

Hiện nay có các loại máy phục vụ cho nông nghiệp theo từng côngđoạn, bắt đầu từ khâu làm đất đến khâu chế biến sản phẩm của một số sảnphẩm chính trong sản xuất nông nghiệp bao gồm:

* Hệ thống máy canh tác

+ Cụm máy làm đất: Là các loại máy phá vỡ, làm tơi nhuyễn lớp đất trồngtrọt đến độ sâu nhất định để canh tác cho từng loại cây trồng Mặc dù có nhiềuloại máy làm đất dành cho các loại cây trồng khác nhau, với kích cỡ khác nhaunhưng nhìn chung chúng có đặc tính và nguyên lý làm việc giống nhau.

+ Cụm máy gieo, trồng, cấy: Làm công việc đưa hạt giống, mạ hoặccây con xuống đất Tùy đặc tính của hạt có gần giống nhau hay không mà mộtcông cụ hoặc máy gieo hạt lại có thể áp dụng cho việc gieo hạt nhiều loại câykhác nhau hoặc sử dụng máy gieo đơn lẻ Máy trồng cây non dùng để trồngmột số loại cây trong nông nghiệp và cây công nghiệp như các loại rau: bắpcải, cà chua, thuốc lá ngoài ra còn dùng để trồng các loại cây công nghiệp Máy cấy sử dụng để cấy mạ xuống đất, máy cấy có các loại như máy cấy mạdược, mạ thảm, mạ khay.

Trang 6

+ Cụm máy chăm sóc bao gồm: Máy bón phân cho cây trồng (phân hữucơ, phân vô cơ) để làm giàu đất Nó có thể dùng chng cho tất cả các loại câytrồng (trước khi làm đất) mà cũng có các loại đặc chủng cho từng loại câytrồng khi bón phân trong quá trình sinh trưởng của cây Máy sới, máy làm cỏlàm công tác diệt cỏ, xới đất làm tăng lượng ôxy, nước trong đất cho câytrồng Các máy này cũng có thể kết hợp bón phân vô cơ trong quá trình xới,bón Hệ thống tưới với nhiệm vụ cung cấp cho cây trồng một lượng nướcthích hợp vào thời điểm cần thiết để đảm bảo tốc độ sinh trưởng và phát triểncủa cây trồng.

+ Máy bảo vệ cây trồng: Nhiệm vụ của loại máy này là đưa lượng chấthóa học đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc để diệt côn trùng, diệt bệnh chocây trồng nhằm đảm bảo cho cây trồng khỏe mạnh, cho năng suất cao Máycó nhiều chủng loại để có thể phục vụ cho thảm thực vật thấp hoặc cây trồnglưu niên có chiều cao tới 10m.

* Hệ thống máy thu hoạch

Có nhiệm vụ thu lấy các sản phẩm đặc trưng của cây trồng như hạt, củ,quả, lá, thân; có thể là thu riêng biệt hoặc là thu tất cả cùng một lúc cả sảnphẩm chính và phụ Với từng loại cây trồng lại phải có từng loại máy thuhoạch riêng biệt cho nó, vì thế máy thu hoạch lại càng đa dạng hơn và phứctạp hơn so với các loại máy nông nghiệp khác.

* Hệ thống máy sau thu hoạch

Việc mẫn cảm với nhiệt độ và độ ẩm môi trường, sự “thở” của hạt dẫnđến hư hỏng nhanh chóng của sản phẩm nông nghiệp Xử lý chúng để đưachúng để đưa tới điều kiện tạm thời làm giảm tốc độ hư hỏng, được các cụmmáy sau thu hoạch đảm nhận Không phải nông sản nào cũng có thể làm thứcăn ngay được mà phải sơ chế để cung cấp cho con người Sau cùng là hệthống máy hay thiết bị chế biến để có sản phẩm cho người hay gia súc.

Trang 7

2.1.2 Tình hình sử dụng máy nông nghiệp trên thế giới và ở ViệtNam

2.1.2.1 Tình hình sử dụng máy nông nghiệp trên thế giới

Máy móc sử dụng trong nông nghiệp sẽ giúp cho năng suất và hiệu quảlao động trong nông nghiệp tăng lên Muốn thực hiện quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì việc áp dụng khoa học công nghệvào sản xuất, đặc biệt là sử dụng máy móc thay thế sức người là biện phápkhông thể thiếu.

Các nước trên thế giới đã phát triển trước chúng ta khác nhiều về việcáp dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp Đặc biệt là các nước phát triểnnhư: Mỹ, Nhật, Canada Phát triển hơn chúng ta đến vài chục thậm chí hàngtrăm năm về khao học kĩ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Họ pháttriển đồng bộ từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biếnsản phẩm sau thu hoạch Sản phẩm tạo ra có năng suất và chất lượng cao.

Trước khi trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu thế giới,Nhật Bản cũng là một nước nông nghiệp với tỉ lệ nông dân trong tổng dân sốtương đương với Việt Nam Trước Minh Trị Duy Tân vào năm 1868, có tới 80%dân số Nhật Bản làm nghề nông và lúa là nông sản chính Các phương phápthâm canh cần nhiều lao động được phát triển vì mỗi hộ gia đình chỉ có một diệntích ruộng hạn chế Những đặc điểm này đã làm tăng các thông lệ trong canh táccũng như tập tục ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn hóa Nhật Bản.

Dường như nông nghiệp Nhật Bản không thể thành công nếu không cósự phổ biến của máy móc, hóa chất và những thiết bị tiết kiệm lao động Hiệntại việc canh tác hầu như được làm bằng máy, các phương pháp canh táctruyền thống nhanh chóng nhường chỗ cho các loại máy cày, máy ủi và nhiềuloại máy khác Nhờ tất cả các yếu tố đó, tổng sản lượng gạo của Nhật tăng từ9,5 triệu tấn trong năm 1950 lên 13 triệu tấn vào năm 1975.

Trang 8

Chỉ trong vòng một thế hệ, nền nông nghiệp truyền thống Nhật bản dựatrên phương pháp thâm canh và đòi hỏi nhiều lao động đã chuyển thành mộthệ thống cần nhiều vốn và chủ yếu sử dụng máy móc, và nói chung kỹ thuậtmới của nông nghiệp Nhật Bản được coi là hình mẫu cho các nước đang pháttriển khác ở khu vực Châu Á

Ngay các nước trong khu cực chúng ta vẫn còn phát triển chậm hơn sovới nước bạn rất nhiều Với các nước có đặc điểm tương đồng như nước ta họcũng đã phát triển trước nước ta từ rất lâu.

Cơ chế quản lý nông nghiệp Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểmtương đồng: đã trải qua một thời kỳ quản lý theo kiểu tập trung, bao cấp khákéo dài Trong cơ chế cũ máy móc thiết bị chủ yếu thuộc sở hữu nhà nướchoặc tập thể; quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của người lao động không cânxứng, thiếu động lực cho người lao động, khiến cho máy móc thiết bị chẳngnhững không phát huy hiệu quả như mong đợi mà còn nhanh chóng bị haomòn và hư hỏng.

Trung Quốc đã đổi mới trước chúng ta 10 năm và đang phát triển rấtmạnh mẽ Cơ giới hóa trong nông nghiệp cũng được người dân Trung Quốcáp dụng rộng rãi Tính đến nay tỉ lệ cơ giới hoá nông nghiệp chung hiện naylà: Kết quả tổng hợp đến nay toàn Trung Quốc tổng công suất đã trang bịđược 750 triệu kW, mức tăng hàng năm 25 triệu kW, bình quân mỗi 1000 hađất canh tác được trang bị:

Công suất máy nông nghiệp 6.250 kWMáy kéo 150,6 kWMáy vận chuyển 103,4 kWTỷ lệ cơ giới hóa chung hiện nay là:

Khâu làm đất (cày, bừa) 57%Gieo hạt 33% Thu hoạch 27%

Trang 9

2.1.2.2 Tình hình sử dụng máy nông nghiệp ở Việt Nam

Ngành cơ khí trong nước đã có những chuyển biến tích cực trong chếtạo máy phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn Các máy mócdo Việt Nam chế tạo ngày càng được ứng dụng nhiều trong sản xuất Riêngđộng cơ điezen, ngành công nghiệp đã sản xuất 148.000 chiếc; máy kéo cácloại 7.747 chiếc Sức cạnh tranh lớn trên thị trường so với các sản phẩm cùngloại nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật bản chiếm 60% thị phần trong nước.

Chủ sở hữu các thiết bị, máy móc nông nghiệp về cơ bản đã chuyểndần từ sở hữu tập thể sang sở hữu tư nhân Trên 90% máy, 97% máy kéo nhỏ,động cơ điezen và hầu hết máy nông nghiệp đi kèm đều do hộ nông dân quảnlý và sử dụng Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoahọc công nghệ mới vào sản xuất Xu hướng chuyên môn hóa trông sử dụngmáy móc thiết bị cơ điện nông nghiệp đang hình thành và phát triển.

Tính đến năm 2007, cả nước có trên 400 nghìn máy kéo các loại vớitổng công suất khoảng 4,5 triệu mã lực (CV), tăng 2,7 lần so với năm 2001,mức độ trang bị động lực bình quân toàn quốc đạt 1,16 CV/ha canhh tác.Chủng loại máy móc đa dạng, chủ sở hữu các loại máy kéo nhỏ (dưới 15CV)có tới 95% là hộ gia đình nông dân.

Riêng động cơ diezen, ngành công nghiệp đã sản xuất là 148.000 chiếc,máy kéo các loại 7.747 chiếc Sức cạnh tranh lớn trên thị trường so với cácsản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật bản chiến 60% thị phầntrong nước.

Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa X) đã nhấn mạnh: Hiện đại hóangành trồng trọt trên cơ sở đẩy mạnh tổ chức vùng sản xuất hàng hóa tậptrung gắn liền với chế biến và ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó đãnhấn mạnh: tăng cường thực hiện cơ khí hóa các khâu sản xuất nông nghiệp,trước hết là các khâu sản xuất quan trọng Đến năm 2015, cơ giới hóa khâulàm đất đạt 90% và đến năm 2020 phải đạt 100%, cơ giới hóa khâu gieo cấy

Trang 10

đạt từ 25 - 50%; thu hoạch từ 50 - 80%, trang bị nguồn động lực cho nôngnghiệp phải tăng lên từ 1,5 - 2,5 mã lực/ha Với khâu cơ giới hóa phục vụchăn nuôi cần hình thành cơ sở giết mổ, chế biến thịt gắn với vùng nhiều sảnphẩm, trang thiết bị hiện đại đảm bảo yêu cầu của vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.1.2.3 Tình hình an toàn vệ sinh lao động trong sử dụng máy nôngnghiệp ở Việt Nam.

Những năm gần đây, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiêntiến vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần giải phóng sức lao động, giảmnặng nhọc cho người nông dân, nhưng cũng kéo theo những nguy hiểm tiềmẩn về mất an toàn vệ sinh lao động, ô nhiễm môi trường Người nông dântrong quá trình lao động tiếp xúc với nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh laođộng, từ tai nạn điện, tai nạn do máy móc thiết bị ( máy cày, máy bừa, máyphụt lúa, máy xay xát thóc gạo, lò sấy, lò ấp trứng ), nhiễm độc do việc sửdụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật không đúng quy trình, ô nhiễmbụi Hậu quả cũng đa dạng như say nắng, cảm lạnh, ngộ độc thuốc trừ sâu, tócbị máy cuốn, bị vật cứng, hạt thóc bắn vào mắt Người thợ cày có thể bị ảnhhưởng bởi nguồn rung ( cục bộ nếu điều khiển các thiết bị bằng tay như máymài, máy cưa, hay rung toàn thân như lái máy cày, máy bừa )

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2008,cả nước có 6.807 vụ nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với 7.572trường hợp, tử vong 137 trường hợp, cao hơn năm trước 1,4 lần Trong đó đaphần là do nhiễm độc vì không sử dụng trang thiết bị bảo hộ, có một số ít làuống nhầm thuốc trừ sâu Tai nạn lao động trong sử dụng điện và máy mócnông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao, tần suất tai nạn hiện nay là 7,99 ( tức là cứ100.000 người lao động thì có 799 lượt người bị tai nạn lao động), tần suấttrong sử dụng máy móc thiết bị nông nghiệp là 8,56 ( tức là cứ 100.000 ngườilao động thì có 856 trường hợp bị tai nạn lao động) Riêng trong các trang trạiđã có 22,6% số người bị tai nạn, trong đó 6,2% bị máy cán kẹp.

Trang 11

Theo khảo sát, chỉ có khoảng 9,3% lao động được đào tạo nghề tại cáctrường chuyên nghiệp; có tới 28,4% nông dân không hiểu biết về sử dụngđiện sinh hoạt; 89,89% không nắm được cách sử dụng máy nông nghiệp,29,4% không biết cách phun thuốc bảo vệ thực vật an toàn.Trong khi đó, phầnlớn các loại máy móc như máy bơm, máy xay xát, máy cày, máy tuốt lúa, máynổ và các máy tự chế đều không có sự kiểm soát của cơ quan chức năng dùngcho nhiều công việc nhưng lại không có tài liệu hướng dẫn và các máy tự chếđều không có sự kiểm soát của cơ quan chức năng, nhiều thiết bị không có cơcấu an toàn Một số máy nhập ngoại có chức năng dùng cho nhiều công việcnhưng lại không có tài liệu hướng dẫn vận hành an toàn, còn các máy tự chếcó hướng dẫn chỉ chiếm 0,5%.

Theo thống kê, mỗi năm cả nước xảy ra khoảng 20.000 ca tainạn lao động trong nông nghiệp: trên 5.000 ca nhiễm độc hoá chất bảo vệthực vật, trong đó có hơn 300 trường hợp từ người lao động nông nghiệp vàlàng nghề tiếp xúc các yếu tố nóng ( 91,5%), bụi (65,89%), tiếng ồn ( 48,8%),hoá chất ( 59,5%) và các yếu tố khác ( 36,3% ) Đối với tai nạn lao động vàbệnh tật thì bang, đứt chân tay, điện giật, hô hấp, ngoài da, tiêu hoá, phụ khoaluôn chiếm tỷ lệ cao nhất (38,9%), còn đối với làng nghề thì tỷ lệ cao là bệnhliên quan đến hô hấp ( 54,2%).

2.2 Tình hình đào tạo, tập huấn về máy nông nghiệp ở Việt Nam

Chương trình bảo hộ lao động đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn các tỉnh, Trung ương Hội Nông Dân Việt Nam, viện khoa họckỹ thuật bảo hộ lao động tổ chức xây dựng mô hình quản lý và tập huấn an

toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ Tổ chức 18 lớp tập huấn về cách

phòng chống tai nạn lao động và vệ sinh lao động cho 360 tình nguyện viên nôngdân và 3600 nông dân tại 10 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, BắcNinh, Nghệ An, Quảng Bình, Quản Trị, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam Tổchức 25 lớp tập huấn kỹ thuật sử dụng máy nông nghiệp an toàn cho 1250 nông

Trang 12

dân tại 10 tỉnh: Thanh Hoá, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, VĩnhPhúc, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Điện Biên Tổ chức 6 lớp tập huấnvề vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ cho 776 cán bộ quản lý, cán bộlàm công tác công đoàn và lực lượng an toàn viên của ngành chế biến thủy sản,cao su, mía đường Qua các lớp tập huấn đã nâng cao ý thức trách nhiệm của ngườisử dụng lao động, người lao động, người nông dân vận hành máy móc thiết bịtrong sản xuất nông nghiệp và nhất là lực lượng an toàn viên ở các doanh nghiệptrong phòng tránh tai nạn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh lao động, gópphần làm giảm tai nạn lao động cho người lao động trong ngành nông nghiệp (Báocáo tổng kết năm 2010 của Bộ Nông Nghiệp)

2.3 Tình hình đào tạo, tập huấn về máy nông nghiệp ở Lạng Sơn

Những năm qua, công tác đào tạo, tập huấn về máy nông nghiệp chonông dân các dân tộc tại Lạng Sơn đã có bước phát triển tích cực, giúp ngườidân tăng cường năng lực sáng tạo và tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệmới; từ đó xuất hiện nhiều hộ nông dân tiên tiến biết làm giàu chính đáng chobản thân, gia đình và cộng đồng.

Tuy vậy công tác đào tạo, tập huấn chưa mang lại hiệu quả như mongmuốn, việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ trong người dân nông thôncòn khiêm tốn Thực tế này đặt ra cho công tác đào tạo, tập huấn cho nôngdân những yêu cầu cần giải quyết, nhằm phát huy nguồn lực tại chỗ phục vụchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho nông dân, giai đoạn2006 - 2010, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở NN&PTNT Lạng Sơnđã ký kế hoạch liên ngành về tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn chonông dân các huyện, góp phần nâng cao trình độ, định hướng nghề nghiệp chongười dân; tăng tỷ lệ nông dân được đào tạo kỹ thuật, có khả năng tiếp cận vàđưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất và đời sống, tao điều kiện chongười dân có việc làm, nâng cao thu nhập Từ đó mở rộng đoàn kết, xây dựng

Trang 13

nông thôn mới Mục tiêu trong năm 2008 và các năm tiếp theo bình quân mỗinăm tổ chức từ 60 - 75 lớp, mỗi lớp khoảng 40 - 45 học viên với các chươngtrình đào tạo, tập huấn như: Cơ khí, sửa chữa máy nông nghiệp, sửa chữa xemáy, may công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi…

Từ đầu năm 2008 các cấp ban ngành đã đẩy mạnh việc khảo sát, nắmbắt nhu cầu, nguyện vọng của bà con nông dân, thực hiện các thủ tục tiếnhành mở được 16 lớp, chuẩn bị mở tiếp 12 lớp và tiến hành quản lý lớp theoquy định Theo chính sách hiện hành, mỗi học viên đang sinh sống tại các xãkhu vực 2, khu vực 3, con em gia đình chính sách, tuỳ đối tượng được hỗ trợ7.000 - 10.000 đ/người/ngày, đã khích lệ người học tích cực tham gia học tập.Theo nắm bắt tình hình, hầu học viên đều nhiệt tình tham gia học tập và hàohứng với nội dung học, các nội dung được bà con nông dân quan tâm nhiềunhư trồng trọt, chăn nuôi, cơ khí sửa chữa máy máy nông nghiệp, sau khitham gia tập huấn học viên có thể ứng dụng vào việc làm thực tế, sửa chữamáy móc phục vụ lao động sản xuất, đời sống gia đình…

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho người dân nôngthôn trong thời gian tới, cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả.Trước hết các cấp, ban, ngành cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng caonhận thức cho người dân về học nghề, việc làm, giúp người dân nhận thứcđúng đắn trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc tham gia các lớp đàotạo, tập huấn Đồng thời tăng cường phối hợp với các đơn vị xã, thị trấn tìmhiểu nhu cầu học tập và làm việc của nông dân trên địa bàn, tích cực thammưu, đề xuất với UBND các huyện xây dựng cơ chế, chính sách, đẩy mạnhphối hợp với các ngành đoàn thể để phát huy sức mạnh tổng hợp trong côngtác đào tạo, tập huấn cho bà con nông dân, nhất là chủ trương, thời gian mởlớp, trên cơ sở thống kê xác định các ngành nghề cần phát triển phù hợp vớinhu cầu địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địabàn, đơn vị

Trang 14

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

+ Người sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định Lạng Sơn.

-+ Hệ thống máy nông nghiệp.

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu là các hộ nông dân sử dụng máy nông nghiệptrên địa bàn huyện Tràng Định - Lạng Sơn.

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu của đề tài tại huyện Tràng Định - Lạng Sơn.

3.2.2 Thời gian Nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ngày 14 tháng 2 năm 2011 đếntháng 6 năm 2011.

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và sản xuất nông nghiệphuyện Tràng Định.

+ Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

+ Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội+ Đặc điểm về sản xuất nông nghiệp

3.3.2 Thực trạng hệ thống máy nông nghiệp của huyện Tràng Định

- Lạng Sơn.

+ Quy mô các loại máy nông nghiệp trên địa bàn.

+ Tình hình tập huấn kỹ thuật cho người dân trên địa bàn huyện

Trang 15

+ Đánh giá cơ bản về trình độ hiện tại của người dân sử dụng máy trênđịa bàn.

+ Đánh giá công tác tập huấn cho người sử dụng máy nông nghiệp trênđịa bàn

+ Đánh giá của người dân về công tác tập huấn kỹ thuật+ Tìm hiểu nhu cầu của người dân về công tác tập huấn

+ Các giải pháp chính để nâng cao chất lượng các lớp tập huấn kỹ thuậtcho người sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn.

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp kế thừa

+ Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan về máy nông nghiệp.+ Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội

3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp (số liệu đã công bố): Lấy từ các số liệu đã được công bốđược thu thập tai cơ quan lưu trữ số liệu của huyện, của các công trình nghiêncứu bằng phương pháp sao chép, truy cập internet.

Số liệu sơ cấp: thông qua điều tra trực tiếp.

+ Bộ công cụ PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân):Phương pháp này cho phép đánh giá được đúng thực trạng của mô hình thôngqua phỏng vấn trực tiếp các hộ, nhằm nắm bắt được những thuận lợi và khókhăn trong quá trình thực hiện mô hình.

+ Phương pháp SWOT: nghiên cứu đánh giá những thuận lợi và khókhăn gặp phải trong quá trình thực hiện mô hình.

3.4.3 Phương pháp tổng hợp số liệu

Phương pháp tổng hợp thống kê: sử sụng công cụ excel để tổng hợp sốliệu thống kê, thu thập được qua phiếu điều tra Kết quả của quá trình tổnghợp là các bảng biểu và các chỉ tiêu nghiên cứu ở góc độ quan sát khác nhau.

3.4.4 Phương pháp phân tích số liệu

Trang 16

+ Phương pháp thống kê mô tả+ Phương pháp dự báo

+ Thống kê so sánh

Trang 17

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyệnTràng Định

4.1.1 Đăc điểm điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Tràng Định là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnhLạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 70km theo đường quốc lộ 4A lên CaoBằng.

Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.

Phía Đông - Đông Bắc giáp Trung Quốc.

Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Văn Lãng và huyện Bình Gia.Phía Tây giáp huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái nguyên.

Tràng Định có 53 km đường biên giới với Trung Quốc, 2 cặp chợ biêngiới Nà Nằm và Canh Va, nhiều đường bộ, đường sông thông thương vớiTrung Quốc, với vị trí này tạo thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá,dich vụ với Trung Quốc và thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại - dulịch trên địa bàn huyện.

Tràng Định có 23 đơn vị hành chính gồm thị trấn Thất Khê và 22 xã:Khánh Long, Đoàn Kết, Cao Minh, Vĩnh Tiến, Tân Yên, Tân Tiến, Bắc Ái,Chí Minh, Kim Đồng, Quốc Khánh, Tri Phương, Chi Lăng, Đề Thám, HùngSơn, Đại Đồng, Đội Cấn, Tân Minh, Trung Thành, Kháng Chiến, Hùng Việt,Quốc Việt và Đào Viên Với tổng diện tích tự nhiên là 99962,41 ha, địa hìnhchia cắt mạnh, có nhiều núi cao xen kẽ các thung lũng hẹp ven sông, suối vàthung lũng núi đá vôi Độ cao trung bình 200-500m, có các đỉnh cao 820, 636,675 tập trung ở các xã biên giới, độ dốc trung bình 25-300.

Dạng địa hình núi đất là phổ biến, chiếm 42% diện tích, thích hợp chotrồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và một số nơi thấp có thể phát

Trang 18

triển trồng cây ăn quả (quýt, lê, mận), trồng cây lâu năm (quế, hồi, trám) vàcây công nghiệp (thạch đen).

Dạng địa hình núi đá, chủ yếu ở xã Quốc Khánh, Tri Phương… Chiếmkhoảng 10,7% diện tích tự nhiên.

Các dải thung lũng hẹp, vùng cánh đồng phục vụ sản xuất nông nghiệpchiếm khoảng trên 4% diện tích tự nhiên.

4.1.1.2 Đất đai

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 tổng diện tích đất tự nhiên theođịa giới hành chính 364 của huyện là: 99.962,41 ha được phân bổ như sau:

Bảng 4.1 Tình hình sử dụng quỹ đất tại huyện Tràng Định năm 2010

STTLoại đấtMã Diện tích (ha)Cơ cấu (%)

3Nhóm đất chưa sử dụngCSD1.985,02 1,99

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tràng Định)

Tràng Định là huyện thuần nông nên tỷ trọng đất nông nghiệp chiếm tỷlệ rất cao (95,34% năm 2010)

Bảng 4.2 Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện TràngĐịnh năm 2010

STTMục đích sử dụngMãDiện tíchCơ cấu

Trang 19

Đất chuyên trồng lúa nước LUC1.923,24

Đất trồng lúa nước còn lại LUK1.791,73

Đất trồng lúa nương LUN9,00

Đất bằng trồng cây hàng năm khác BNK432,24

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK695,77

2Đất trồng cây lâu nămCLN818,2514,41

2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC427,03

2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ218,43

2.3 Đất trồng cây lâu năm khác LNK172,79

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tràng Định)4.1.1.3 Khí hậu - Thuỷ văn

Theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Lạng sơn, huyện TràngĐịnh nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm, mưanhiều, mùa đông khô hanh mưa ít.

Nhiệt độ trung bình 21,60C, nhiệt độ cao nhất là 390C vào tháng 6 vànhiệt độ thấp nhất là 1,80C vào tháng 12 và tháng 1.

Lượng mưa bình quân năm từ 1.155 đến 1.600mm, mưa nhiều từ tháng5 đến tháng 10, chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất là cáctháng 6,7,8 Do sự phân bố lượng mưa không đều gây khó khăn cho sản xuấtnông nghiệp và giao thông vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô.

Độ ẩm không khí trung bình từ 82 - 84% thích hợp cho cây trồng và giasúc sinh trưởng và phát triển.

Trang 20

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và Tây Nam, vùng không bị ảnhhưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây dài ngày, đặc biệt là câyăn quả.

Tràng Định là một trong những huyện có nguồn nước ngầm và nướcmặt khá phong phú, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và đời sống nhândân Tràng định có 3 sông lớn là sông Bắc Khê, sông Kỳ Cùng và Văn Mịchchảy qua và có hệ thống suối khá dày đặc, có 7 suối lớn và một mạng lưới kherạch có khả năng cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất, phát triển cáccông trình thuỷ lợi nhỏ và thuỷ điện nhỏ phục vụ sản xuất và đời sống.

4.1.1.4 Tiềm năng du lịch

Tràng Định là nơi nổi tiếng với những di tích lịch sử như khu căn cứđịa cách mạng Chí Minh, Đội Cấn, Hùng Sơn, Chi Lăng, Quốc Khánh, BôngLau, Chiến dịch đường 4, Hang Cóc Mười (Tri Phương)…

Tràng Định còn có các lễ hội Bủng Kham (mùng 4 tháng giêng âm lịchhàng năm), lễ hội Báo Slao (21 tháng giêng âm lịch hàng năm) là những lễhội lớn và thu hút sự quan tâm và tham gia của đông đảo quần chúng

Tràng Định cũng là địa phương nổi tiếng với những đặc sản như: lợnquay, vịt quay, mận Thất Khê, lê Tràng Định, quýt Kim Đồng…

4.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội

1 Tình hình dân số, lao động.

Theo số liệu thống kê tính đến 01/4/2009 toàn huyện có 14.636 hộ,tổng số nhân khẩu 61.472 người chiếm 8,3 dân số của cả tỉnh Trong đó có37.186 người trong độ tuổi lao động chiếm 61% tổng lao động trong đó laođộng làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp là 23.709 người (chiếm63,76%)

Mật độ trung bình là 56,18 người/km2 thấp hơn so với mật độ chungcủa cả tỉnh và các huyện khác Sự phân bố dân cư không đều, phân tán, có xãrất đông (xã Đại Đồng) là 243,9 người/km2, có xã rất thưa (xã Đội Cấn) là

Trang 21

17,6 người /km2, gây khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinhtế xã hội.

Huyện Tràng Định là huyện miền núi có khá nhiều thành phần dân tộcanh em cùng sinh sống, có 6 dân tộc chính là: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa,H'mông trong đó dân tộc Tày chiếm da số Mỗi dân tộc có một phong tục tậpquán sản xuất và bản sắc văn hoá riêng.

Trình độ dân trí: Nhìn chung so với mặt bằng xã hội hiện nay trình độdân trí của người dân còn thấp Song đa số nhân dân trong huyện có ý thức vềpháp luật và áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống sinh hoạt và sản xuất.Trong những năm gần đây, có những nhân tố mới dám đầu tư vào thâm canhsản suất và chuyển hướng sản xuất hàng hoá Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ởmức độ nhỏ trong phạm vi hẹp, chưa thành hệ thống phong trào.

2 Tình hình phát triển kinh tế

Nền kinh tế tiếp tục phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá,bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 10,61%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúnghướng và tích cực, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm từ 50,95% năm 2005xuống còn 42,36% vào năm 2010 (mục tiêu là 44,90%); ngành công nghiệp -xây dựng tăng từ 27,9% năm 2006 lên 31,63% năm 2010; thu nhập bình quânđầu người năm 2010 ước đạt 9 triệu đồng/người.

Đối với ngành nông nghiệp, huyện đã tập trung chuyển dịch mạnh cơcấu cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn các hộ nông dân tiếp thu và ứng dụngnhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế, trong những nămqua sản xuất nông nghiệp đã có bước tăng trưởng nhanh, tính đến hết năm2010 tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 11.148,5 ha, trong đó diện tích câycó hạt là 7.542,9 ha, sản lượng 33.233,5 tấn, giá trị sản phẩm/ha canh tác đạt60 - 80 triệu/ha

Trang 22

Sản phẩm đã không những đủ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhândân mà còn được đem ra trao đổi hàng hoá với các vùng lân cận để lấy cácsản phẩm khác để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Ngoài ra còn có một số sản phẩm có tiềm năng kinh tế và giá trị xuấtkhẩu cao như: Thạch đen, Hồi… (chủ yếu sang Trung Quốc) Năm 2009 diệntích trồng thạch đen là 2026,4 ha, năng suất 57tạ/ha, sản lượng 8.318 tấn.

3 Cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua các cơ sở hạ tầng của huyện chưa có sự đầu tưthích hợp nên các công trình cơ sở hạ tầng thấp kém cả về số lượng và chấtlượng.

- Về giao thông: Huyện Tràng Định nằm trên trục QL 4A từ thành phốLạng Sơn đi Cao Bằng, quốc lộ 3B ngoài ra còn có các tuyến tỉnh lộ như299, 226… và các tuyến đường lên xã được dải nhựa, còn các tuyến đườngnội bộ trong các xã đã được đầu tư mở rộng.

Tuy nhiên bên cạnh đó trong các xã còn một số con đường nhỏ hẹp,chất lượng thấp, cần được nâng cấp, cải tạo trong thời gian tới, để phục vụcho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Về thuỷ lợi: Có hệ thống thuỷ lợi cơ bản đảm bảo nước cho các ruộnglúa trong toàn huyện Tuy các công trình chất lượng chưa cao và bị phá hoạido lũ lụt về mùa mưa.

- Các công trình văn hoá phúc lợi: Huyện có trụ sở UBND cấp huyện,Bệnh viện, Trường Trung học, Trường Tiểu học, Trường Mẫu giáo, Bưuđiện… Nhìn chung các công trình đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động văn hoá xãhội của cán bộ và nhân dân trong huyện.

4.2 Thực trạng hệ thống máy nông nghiệp của huyện Tràng Định Lạng Sơn.

-4.2.1 Tình hình sử dụng các loại máy nông nghiệp

4.2.1.1 Thống kê các loại động lực dùng trên địa bàn

Trang 23

* Động lực di động

+ Máy kéo: là loại động lực di động, liên hợp với các máy nông nghiệpkhác như: cày, phay, bừa, bánh lồng … để thực hiện các khâu canh tác trênđồng, chủ yếu là làm đất

Trên địa bàn đang sử dụng là loại máy kéo bánh lốp cầm tay loại 2bánh Sử dụng động cơ điezen 4 kỳ làm mát bằng nước hoặc không khí Cácloại máy nhỏ thường có động cơ có công suất từ 6-12 mã lực, phổ biến là loại8 mã lực, một số loại có công suất lớn hơn phổ biến là loại 18,24 mã lực.Ly hợp thuộc loại ma sát khô, hai đĩa, thường xuyên đóng Sử dụngtruyền động là bộ truyền độngđai thang.

Hộp số làm việc dựa trên nguyên lý thay đổi sự ăn khớp của các cặpbánh răng có tỷ truyền khác nhau, thay đổi tốc độ di chuyển của xe, ngoài racòn có khả năng thay đổi số cặp bánh răng ăn khớp với nhau, thay đổi chiềutác động của mômen quay để xe thay đổi hướng chuyển động

Hộp số máy kéo gồm hai cấp số: cấp số nhanh và cấp số chậm.Cấp số chậm: gồm 3 số tiến 1, 2, 3,và một số lùi chậm Cấp số nhanh: gồm 3 số tiến 4, 5, 6,và một số lùi nhanh.

+ Các loại máy làm đất: Là các loại máy kéo cầm tay 2 bánh loại nhỏvà vừa liên kết với các công cụ làm đất như cày, bừa, phay, bánh lồng.

Cày được lắp với máy kéo là cày lưỡi 1 trụ (máy có công suất từ 6-12mã lực) hoặc cày lưỡi 2 trụ (máy có công suất từ 15-24 mã lực).

Bừa là bừa răng 1 hàng, bề mặt làm việc 1,2-1,6m tuỳ thuộc vào côngsuất của máy kéo.

Phay lắp với máy kéo có bề mặt làm việc từ 0,8-1,2 m, thường có 18lưỡi phay lắp xung quanh trục phay, lưỡi phay có dạng dao cong, đường kínhtrống phay 0,4-0,6 m, độ phay sâu từ 8-12m Lấy mômen quay trực tiếp từhộp số

Trang 24

Bánh lồng là dạng bánh xe sắt dạng lồng, thường được lắp thay chobánh hơi máy kéo Dưới ruộng nước, bánh lồng là hệ di động có lực kéo bámrất tốt và là công cụ làm đất ruộng nước

Đối với ruộng nước liền bùn bánh lồng có thể thay thế cày và bừa.

+ Máy thu hoạch

Hệ thống máy thu hoạch tại địa phương chỉ có loại máy thu hoạch lúacụ thể là loại máy gặt đeo vai.

Máy gặt đeo vai: Là loại máy sử dụng động cơ xăng, thường là động cơxăng 2 kỳ 1 xylanh làm mát bằng không khí, sử dụng xăng pha nhớt, 4-5% lànhớt.

Ly hợp là dạng ly hợp quả văng tự động Lực ép lớn hay nhỏ phụ thuộctốc độ tối đa của máy (lực văng ly tâm)

Bộ phận cắt là đĩa cắt bằng thép, có loại dạng răng liền hoặc răng lắprời.

+ Thiết bị phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm 2 loại chủ yếu sau:- Bình phun thuốc BVTV đeo vai thủ công

- Máy phun thuốc BVTV đeo vai.

Máy phun thuốc BVTV đeo vai: Chủ yếu là loại máy phun thuốc sửdụng động cơ xăng 4 kỳ, 1 xy lanh, dung tích xy lanh từ 25-35 cc, có loại máysử dụng xăng A92, một số loại thì sử dụng xăng pha chì, hệ thống làm mátbằng gió cưỡng bức, công suất khoảng 0,8kw (1,1 mã lực), khởi động bằngtay (dây kéo), dung tích bình chứa thuốc từ 12-20 lít Sử dụng quạt tốc độquay lớn để dòng khí có vận tốc lớn xé tơi thuốc phun ra ngoài hoặc bơm áplực, áp lực phun dao động từ 15 - 35 kg/cm2

* Động lực tĩnh tại

Máy tĩnh tại gồm: Máy đập lúa, máy tẽ ngô, máy xay xát, máy nghiền,máy bơm nước…

Trang 25

+ Máy bơm nước: Thường phổ biến là các loại máy bơm cánh quạt( gồm máy bơm nước li tâm, hướng trục… ) Loại máy bơm này, các cánhquạt gắn trên bánh xe công tác sẽ truyền trực tiếp năng lượng lên chất lỏng đểđẩy chất lỏng dịch chuyển

Loại bơm này thường có lưu lượng lớn, cột áp thấp (trong bơm nướcgọi cụ thể là cột nước) và hiệu suất tương đối cao Động cơ của máy bơm rấtđa dạng, có thể là động cơ điện 1 pha (bơm nhỏ) hoặc động cơ điện 3 pha,động cơ xăng 4 kỳ, hoặc động cơ điezen 4 kỳ

Trong sản xuất thường của địa phương thường xuất hiện chủ yếu là loạimáy bơm nước động cơ điện 1 pha và loại máy bơm nước lắp củ bơm vào đầumáy kéo cầm tay (công suất 6-8 mã lực) chủ yếu phục vụ bơm nước sản xuấtvà sinh hoạt.

+ Máy đập lúa: Phổ biến nhất là loại máy tuốt lúa có động cơ, ban đầulà máy tuốt lúa dạng đạp chân (nguồn gốc Trung Quốc), nhưng được cải tiếnvà thay thế vào đó là một động cơ xăng 4 kỳ có công suất từ 2,5-4 mã lực Sửdụng truyền động đai, động cơ được lắp ngay cạnh thùng chứa Trống là mộtkhối hình trụ, lắp trên trục trống là các đĩa trống và vòng đỡ giữa, trên cácthanh trống lắp các răng tuốt, răng tuốt là các thanh thép nhỏ  = 4-6 mm gấpdạng hình chữ V với chiều cao từ 5-6 cm.

Ngoài ra còn có một số lượng ít máy đập lúa liên hoàn 1200 sử dụngđộng cơ điezen 4 kỳ

+ Máy xay xát: Chủ yếu là loại máy liên hợp xay xát nhỏ lắp trên mộtkhung thép, nhập khẩu từ Trung Quốc, sử dụng động cơ điện 1 pha có côngsuất từ 2,5-4 mã lực, truyền động đai thang, năng suất 200-300 kg/giờ, chủyếu phục vụ trong gia đình Máy xay xát là loại kiểu rulo nằm ngang, máynghiền thường sử dụng là máy nghiền kiểu búa, chà xát.

Trang 26

Bên cạnh đó cũng có một số lượng ít máy xay xát sử dụng động cơđiezen 4 kỳ, công suất từ 20-24 mã lực, động cơ điện 3 pha Máy xay xátcũng kiểu rulo nằm ngang, máy nghiền kiểu búa hoặc chà xát.

Ngoài ra một số cơ sở xay xát trên địa bàn trang bị hệ thống máy xayxát liên hoàn gồm máy tách vỏ, máy đánh bóng, máy nghiền công suất lớn…sử dụng động cơ điện 3 pha, phục vụ nhu cầu sản xuất và chăn nuôi của ngườidân.

+ Máy tẽ ngô: Là loại máy nhỏ dùng trong hộ gia đình (xuất xứ từTrung Quốc), máy sử dụng động cơ điện 1 pha có công suất từ 1,5-3 kw, máysử dụng bộ truyền đai thang Chuyên dùng để tẽ ngô đã bóc bẹ và phơi nắngtừ 1-2 ngày

Bộ phận làm việc chính của máy tẽ ngô là đĩa tẽ có các răng nhọn,phiễu hình côn được ép vào đĩa bằng lò xo, có thể điều chỉnh độ căng lò xobằng đai ốc.

Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, giá thành rẻ

Nhược điểm: Là phải đưa từng bắp ngô vào máy nên năng suất khôngđược cao.

4.2.1.2 Thực trạng hệ thống máy phục vụ nông nghiệp trên địa bàn

Hiện nay số lượng các loại máy nông nghiệp chủ yếu tập trung theotừng hộ gia đình Hầu hết các gia đình đều trang bị gần như đầy đủ và đồngđều các loại máy, đặc biệt là các loại máy phục vụ sản xuất chính (như máylàm đất, máy đập lúa, máy xay xát ) Nó không những giảm tải sức lao độngcho nông dân mà còn làm tăng đáng kể đến số lượng và chất lượng sản phẩmsản xuất ra trên địa bàn Số lượng của các loại máy phục vụ nông nghiệp quatừng năm đều có những gia tăng rất đáng kể Sự gia tăng về số lượng các loạimáy phục vụ sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây được thể hiệnthông qua bảng 4.3:

Trang 27

Bảng 4.3 Thống kê số lượng các loại máy nông nghiệp dùng địa bàn

STTLoại Máy200820092010

Động lực di động

(Nguồn: Báo cáo thống kê máy cơ khí nông nghiệp 2006-2010)

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng: Số lượng của các loại nôngnghiệp trên địa bàn tương đối lớn Số lượng máy phục vụ nông nghiệp tăngtheo tỷ lệ nhu cầu của người dân Đặc biết là máy kéo cầm tay, máy đập lúa…Riêng máy kéo cầm tay năm 2009 tăng thêm 1114 máy so với năm 2008(chiếm 26,11%), đến năm 2010 tăng 1262 máy so với năm 2009 (chiếm23,45%); Máy đập lúa năm 2009 tăng thêm 593 máy so với năm 2008 (chiếm15,96%), đến năm 2010 tăng thêm 1148 máy so với năm 2009 (chiếm26,67%)…Còn các loại máy khác cũng tăng nhanh với số lượng đáng kể Sựgia tăng về mặt số lượng là một tín hiệu tích cực cho công cuộc cơ giới hoásản xuất nông nghiệp nông thôn Tuy nhiên, các loại máy nông nghiệp trênđịa bàn chưa thực sự đa dạng về chủng loại, đặc biệt các loại máy cần thiếtcho quá trình sản xuất như: máy thu hoạch lúa, máy thu hoạch khoai, máygieo hạt, máy cấy, máy xới đất, máy làm sạch phân loại, máy sấy… chưađược người dân coi trọng và đầu tư, một phần do giá cả các loại máy này cao,một phần là do chưa có sự đầu tư về chuyển giao khoa học công nghệ trên địabàn về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Các khâu này thường được người dânlàm thủ công, nên các hoạt động sản xuất nông nghiệp chưa thực sự đượcđánh giá cao.

Ngày đăng: 01/11/2012, 10:59

Hình ảnh liên quan

4.2.2. Tình hình tập huấn kỹ thuật cho người dân trên địa bàn huyện -  tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn

4.2.2..

Tình hình tập huấn kỹ thuật cho người dân trên địa bàn huyện Xem tại trang 28 của tài liệu.
Từ bảng 4.4 ta thấy: tình hình tập huấn kỹ thuật cho người dân trong 3 năm từ 2008 - 2010 huyện Tràng Định đã tổ chức được 32 lớp tập huấn với  1409 lượt người tham gia tập huấn -  tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn

b.

ảng 4.4 ta thấy: tình hình tập huấn kỹ thuật cho người dân trong 3 năm từ 2008 - 2010 huyện Tràng Định đã tổ chức được 32 lớp tập huấn với 1409 lượt người tham gia tập huấn Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 4.6: Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tạo động cơ xăng -  tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn

Bảng 4.6.

Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tạo động cơ xăng Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 4.7: Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tạo động cơ điện -  tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn

Bảng 4.7.

Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tạo động cơ điện Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 4.8. Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tao, chăm sóc bảo dưỡng về hệ thống truyền lực của máy kéo nhỏ -  tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn

Bảng 4.8..

Đánh giá trình độ hiểu biết về cấu tao, chăm sóc bảo dưỡng về hệ thống truyền lực của máy kéo nhỏ Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 4.9: Mức độ am hiểu về cách thức vận hành máy nông nghiệp -  tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn

Bảng 4.9.

Mức độ am hiểu về cách thức vận hành máy nông nghiệp Xem tại trang 36 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy hầu hết các hộ có máy đều biết cách sử dụng, số lượng người nắm rõ thành thạo là tương đối cao do học hỏi  kinh nghiệm từ các khoá tập huấn và kinh nghiệm sử dụng máy trong thời  gian dài của các hộ nông dân -  tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn

ua.

bảng số liệu trên chúng ta thấy hầu hết các hộ có máy đều biết cách sử dụng, số lượng người nắm rõ thành thạo là tương đối cao do học hỏi kinh nghiệm từ các khoá tập huấn và kinh nghiệm sử dụng máy trong thời gian dài của các hộ nông dân Xem tại trang 37 của tài liệu.
Qua kết quả điều tra và phân tíc hở bảng 4.10 ta thấy: Sự hiểu biết của người dân về sửa chữa đối với các loại máy đang sử dụng tương đối, đặc biệt  đối với các loại máy như: máy làm đất, máy đập lúa… số người có thể sữa  chữa tốt về các loại máy này tươn -  tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn

ua.

kết quả điều tra và phân tíc hở bảng 4.10 ta thấy: Sự hiểu biết của người dân về sửa chữa đối với các loại máy đang sử dụng tương đối, đặc biệt đối với các loại máy như: máy làm đất, máy đập lúa… số người có thể sữa chữa tốt về các loại máy này tươn Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 4.11: Đánh giá trình độ hiểu biết về an toàn vệ sinh lao động -  tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn

Bảng 4.11.

Đánh giá trình độ hiểu biết về an toàn vệ sinh lao động Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 4.16: Đánh giá phương pháp giảng dạy của cán bộ tập huấn về máy nông nghiệp huyện Tràng Định trong một số chương trình đào tạo, tập  -  tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn

Bảng 4.16.

Đánh giá phương pháp giảng dạy của cán bộ tập huấn về máy nông nghiệp huyện Tràng Định trong một số chương trình đào tạo, tập Xem tại trang 45 của tài liệu.
người dân áp dụng được không? Bảng 4.17 sẽ đánh giá về thời gian một số khoá đào tạo, tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp. -  tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn

ng.

ười dân áp dụng được không? Bảng 4.17 sẽ đánh giá về thời gian một số khoá đào tạo, tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp Xem tại trang 47 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan