Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam

92 833 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành và chính thức đi vào hoạt độngtừ năm 2000 Trong thời gian hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đãchứng tỏ là một kênh tập trung và phân phối các nguồn vốn của nền kinh tế mộtcách hiệu quả, tập trung các nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho những ai muốn sửdụng các nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả và theo phánđoán của thị trường về khả năng sinh lời từ các dự án của người sử dụng Để làmđược điều này phải kể tới vai trò của các định chế tài chính trung gian tham gia hoạtđộng kinh doanh trên thị trường chứng khoán Các định chế này có thể là các côngty môi giới và kinh doanh chứng khoán Họ giữ vai trò cầu nối trung gian giữa tổchức cần vốn và những người cung cấp vốn, tham gia vào việc huy động các nguồntài chính từ thị trường tiền tệ và thị trường tài chính để đáp ứng nhu cầu về tài trợcho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ Cácđịnh chế này cũng có thể là các tổ chức giữ vai trò của người nhận tiền huy động từcông chúng và thay mặt họ để thực hiện việc đầu tư vào các công cụ tài chính trênthị trường chứng khoán Người ta thường biết đến các tổ chức này với tên là cácquỹ đầu tư tập thể.

Các quỹ đầu tư tập thể được hình thành từ cuối thể kỷ 19 tại các thị trườngchứng khoán có lịch sử phát triển lâu đời Các quỹ này với vai trò là các nhà đầu tưcó tổ chức tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán và góp phần đáng kể vàoviệc bình ổn hoạt động của thị trường Thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dùđã đi vào hoạt động được một thời gian nhưng tham gia đầu tư trên thị trường hiệnnay vẫn chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân Sự thiếu vắng vai trò của các nhà đầu tưcó tổ chức, đặc biệt là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như các quỹ tập thể, mộtđịnh chế đầu tư quan trọng và điển hình trên thị trường chứng khoán, bộc lộ qua cácđợt biến động lớn trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua cho thấy sự thiếuổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam

Nếu thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán là các khái niệm đãtương đối quen thuộc đối với công chúng đầu tư tại Việt Nam, quỹ đầu tư chứng

Trang 2

khoán dường như còn là khái niệm mới mẻ với các nhà đầu tư Vì vậy, đề tài nghiêncứu này của em nhằm giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về sự hình thành và pháttriển của quỹ đầu tư chứng khoán cũng như hoạt động của quỹ trên thị trườngchứng khoán Việt Nam.

Trong đề tài này, em giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ trong các quỹ đầutư tập thể thực hiện việc huy động vốn hình thành quỹ và hoạt động đầu tư tại ViệtNam, còn được gọi trong đề tài với tên là quỹ đầu tư chứng khoán đối với hình tháiquỹ này tại Việt Nam Ngoài những vấn đề cơ bản liên quan tới tổ chức và hoạtđộng của các quỹ đầu tư tập thể, của công ty quản lý quỹ cũng như mối quan hệtrong hoạt động của quỹ với công ty quản lý quỹ và các tổ chức giám sát cũng nhưbảo quản tài sản của quỹ, đề tài sẽ tập trung vào vào đánh giá sự cần thiết cũng nhưcác yếu tố tồn tại ảnh hưởng tới việc hình thành các quỹ đầu tư tập thể, làm cơ sởđưa ra các đề xuất nhằm thúc đẩy sự hình thành quỹ đầu tư chứng khoán cũng nhưcác công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp, góp phần vào sự phát triển của thị trườngchứng khoán Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu của khoán luận là tìm hiểu những vấn đề lý thuyết cóliên quan tới sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ,phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng hoạt động của quỹ đầu tư và công tyquản lý quỹ; và cuối cùng là đánh giá và kết luận Và phương pháp nghiên cứuđược sử dụng trong khoá luận là phương pháp duy vật biện chứng

Nội dung nghiên cứu đề tài của em có kết cấu chính gồm ba phần:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư và công ty

quản lý quỹ

Chương II: Sự hình thành và phát triển của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên

thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương III: Một số định hướng và giải pháp phát triển các quỹ đầu tư và công ty

quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trang 3

Do thời gian nghiên cứu không được nhiều và trình độ nhận thức cũng như khảnăng của em có hạn nên bài nghiên cứu của em không tránh khỏi những sai sót vàhạn chế, em rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến quý báu của cácthầy cô để khoá luận của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giáo viên TS Đào Thị ThuGiang đã giúp em hoàn thành việc nghiên cứu và hoàn thành bài khoá luận này.

Trang 4

Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ1.1 Khái niệm và vai trò của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ:

1.1.1 Khái niệm về quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ:

Trong các tài liệu khác nhau cũng như trong các văn bản pháp lý của các nướccó ngành quỹ đầu tư phát triển, người ta đưa ra nhiều các định nghĩa về quỹ đầu tưtập thể với phạm vi khái niệm rộng hẹp cũng như các tiêu chí khác nhau

Các quỹ đầu tư tại Mỹ được định nghĩa là các tổ chức tài chính phi ngân hàngthu nhận tiền từ một số lượng lớn các nhà đầu tư và tiến hành đầu tư số vốn đó vàocác tài sản chính có tính thanh khoản dưới dạng tiền tệ và các công cụ của thịtrường tài chính.1

Các quỹ đầu tư tập thể tại Anh được coi là mọi hình thái về tài sản hoặc bất kỳloại nào với mục đích là cho phép những người tham gia vào các hình thái đó đượctham gia hoặc thu lợi nhuận phát sinh từ việc mua, giữ, quản lý hoặc xử lý tài sảnhoặc tiền được thanh toán từ lợi nhuân hoặc thu nhập đó.2

Tại Thái Lan, việc quản lý một quỹ đầu tư tập thể có nghĩa là việc quản lý đầutư theo một dự án quỹ tập thể bằng cách phát hành các đơn vị đầu tư của mỗi dự ánbán cho công chúng và đầu tư tiền thu được vào chứng khoán hoặc các tài sản kháchoặc đầu tư thu lợi nhuận bằng các cách khác.3

Các quỹ tín thác theo mô hình của Nhật Bản được coi là một sản phẩm đuợchình thành nhằm đầu tư số tiền tập hợp được từ một số nhà đầu tư vào chứng khoán(cổ phiếu và trái phiếu) chủ yếu tập trung dưới sự quản lý của những người không

1 Tr 139, Chứng khoán nhập môn, NXB Lao động – xã hội, năm 2006, HN

2 Tr 56, Chứng khoán - Đầu tư và quản lý, NXB Lao động – xã hội, 2008, HN

3 Tr 34, Tìm hiểu về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán, NXB Lao động – xã hội, HN, 2007

Trang 5

phải là người đầu tư và phân phối lợi nhuận thu được cho các nhà đầu tư theo tỷ lệvốn mà họ đóng góp vào quỹ.4

Theo định nghĩa của Trung quốc, quỹ đầu tư tập thể là một phương pháp đầutư tập thể vào chứng khoán, chủ yếu bằng việc thu hút vốn của người đầu tư thôngqua phát hành các đơn vị quỹ Vốn được uỷ thác cho các tổ chức giám sát quỹ vàđược những người điều hành quỹ quản lý và đầu tư vào các công cụ tài chính nhưcổ phiếu và trái phiếu.5

Và Luật chứng khoán Việt Nam cũng nêu rõ: Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹhình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tưvào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đónhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tưcủa quỹ 6

Từ các định nghĩa trên có thể rút ra định nghĩa chung cho quỹ đầu tư như sau:Quỹ đầu tư được coi là một phương tiện đầu tư tập thể, là một tập hợp tiền của cácnhà đầu tư có cùng mục đích và được uỷ thác cho các nhà quản lý đầu tư chuyênnghiệp tiến hành đầu tư để đạt được các mục tiêu của những người tham gia gópvốn

Có thể thấy rõ là các quỹ đầu tư tập thể tạo vốn bằng cách phát hành rộng rãira công chúng Những người đầu tư vào các quỹ có thể là các cá nhân hoặc các tổchức kinh tế nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ ít am hiểu về thị trườngchứng khoán Vì vậy, hoạt động của các quỹ đầu tư mang tính xã hội hoá rất cao.

Các quỹ đầu tư không tự tiến hành hoạt động đầu tư mà uỷ thác số tiền củamình cho một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp hay còn gọi là các công ty quản lý quỹ.Hình thái và vai trò của công ty quản lý quỹ theo mô hình quỹ đầu tư khác nhaucũng khác nhau, có thể là các tổ chức tư vấn đầu tư, cũng có thể là các công ty quảnlý tài sản chuyên nghiệp Công ty quản lý quỹ có thể chỉ tiến hành quản lý đầu tư

4 Tr 339, Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Chính trị quốc gia, HN năm 2002

5 Tr 139, Chứng khoán nhập môn, NXB Lao động – xã hội, năm 2006, HN

6 Điều 6, chương 1 Những quy định chung, Luật chứng khoán Việt Nam năm 2006

Trang 6

thay cho quỹ nhưng cũng có thể đồng thời đảm nhận cả việc huy động vốn cũngnhư quản lý đầu tư của quỹ.

Theo khái niệm về công ty quản lý quỹ đầu tư (Fund management) tại thịtrường chứng khoán Mỹ thì công ty quản lý quỹ là công ty chuyên trách thực hiệnviệc quản lý các quỹ đầu tư Các quỹ đầu tư được tổ chức dưới dạng một công ty,phát hành cổ phần Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lýđầu tư để quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ.Người quản lý quỹ được toàn quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứngkhoán phù hợp với các mục tiêu đầu tư của quỹ 7

Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới hai dạng: quản lý quỹ đầu tư quỹ dạngđóng và quỹ dạng mở Ở Việt Nam, theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hànhngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thì công ty quản lýquỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

1.1.2 Lợi thế và vai trò của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ:

Các quỹ đầu tư thu hút được công chúng đầu tư do rất nhiều lợi thế mà quỹmang lại cho họ.

Một lợi thế cơ bản của quỹ đầu tư là sự đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảmthiểu rủi ro Tiêu chuẩn cho việc đa dạng hoá đầu tư biến đổi rộng, ví dụ như cácloại chứng khoán và các ngành công nghiệp liên quan tới các loại chứng khoán, cácquốc gia và các đồng tiền mà chúng sử dụng Các quỹ đầu tư, thông qua các tổ chứcquản lý quỹ, tìm kiếm để đa dạng hoá rủi ro, cải thiện tình hình đầu tư và tuân thủtheo chính sách đầu tư của từng quỹ Theo thuyết đầu tư hiện đại, rủi ro của toàn bộdanh mục đầu tư có thể được giảm thiểu bằng việc đa dạng hoá danh mục đầu tưvào một số lượng lớn cổ phiếu của các ngành công nghiệp khác nhau với mức sinhlời rủi ro khác nhau Quỹ đầu tư có thể làm được điều đó Các quỹ đầu tư có thể tựdo đầu tư nhiều loại sản phẩm tài chính khác nhau vào một danh mục nhiều sảnphẩm tín thác đầu tư khác nhau Chúng cũng có thể tạo ra các sản phẩm khác như

7 http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/Cophan-hoa-chungkhoan/SO_TAY_KIEN_THUC-Cong_ty_quan_ly_quy/ , truy cập 20:05 ngày 20/4/2009

Trang 7

những chứng chỉ tiền gửi ngân hàng vẫn đảm bảo khoản tiền gốc bằng việc giaodịch tổng hợp các công cụ trên thị trường tiền tệ như chứng chỉ tiền gửi và thươngphiếu Mặt khác chúng có thể tạo ra những sản phẩm của thị trường giá lên/giáxuống mà mang lại tình hình đối ngược sự chuyển động của thị trường bằng việc sửdụng các công cụ phái sinh Các quỹ đầu tư cũng có thể tạo ra một danh mục đầu tưchuyên ngành bằng việc đầu tư vốn của quỹ vào các cổ phiếu của nhóm ngành côngnghiệp được nhiều người ưa chuộng Những người đầu tư với một khoản tiền nhỏkhông thể đa dạng hoá danh mục đầu tư của họ với một số lượng lớn cổ phiếu pháthành nhưng họ có thể hưởng lợi từ việc đa dạng hoá đầu tư với khoản tiền nhỏ đóbằng việc đầu tư nó vào một quỹ đầu tư.

Một lợi thế khác phải kể đến, đó là các dịch vụ đầu tư chuyên nghiệp do các tổchức quản lý quỹ cung cấp cho các nhà đầu tư Các tổ chức quản lý quỹ đầu tư cócác chuyên gia thực hiện việc phân tích kinh tế vi mô, vĩ mô, phân tích thị trường vàxây dựng các danh mục đầu tư phù hợp để đạt được mục đích của quỹ đầu tư Họcũng có những người chuyên điều hành việc đầu tư hàng ngày Xu thế tự do hoá thịtrường tài chính thông qua việc bãi bỏ dần các quy định pháp luật và việc xuất hiệntràn ngập các sản phẩm mới như các công cụ phái sinh tài chính đòi hỏi các kỹ năngtài chính và phân tích toán học có tính nguỵ biện cao mà những người không cóchuyên môn sâu không thể hiểu thấu sự phức tạp của thị trường cũng như áp dụngvào thực tế những cách thức này để đạt được mục tiêu đầu tư của họ Sự bãi bỏ quyđịnh mang lại những cơ hội lớn hơn để thực hiện nhiều phương thức đầu tư khácnhau mà chỉ các chuyên gia mới nắm được Hơn nữa, đối với các quỹ đầu tư theongành thường đầu tư vào cổ phiếu của các ngành đặc biệt như ngành công nghệ sinhhọc, công nghệ thông tin và một số ngành công nghệ cao khác, vai trò của cácchuyên gia hiểu biết về những lĩnh vực này đặc biệt cần thiết để có thể đánh giá xuhướng phát triển của các ngành này trong tương lai, dự đoán hiệu quả đầu tư vàocác ngành đó.

Chi phí giao dịch thấp cũng được coi là một lợi thế khác của quỹ đầu tư đượcngười đầu tư quan tâm Chi phí cho mỗi lần giao dịch là từ 0,3% tới 0,5% giá trị

Trang 8

giao dịch đối với những công ty chứng khoán lâu đời và từ 0,15% tới 0,2% đối vớicác công ty chứng khoán mới8 Các quỹ đầu tư là định chế đầu tư thường có khốilượng giao dịch lớn Vì vậy, các chi phí giao dịch mà quỹ phải chi trả (tính trên đơnvị mỗi cổ phiếu) thường thấp hơn nhiều so với các cá nhân đầu tư, dù cho các cánhân này ký hợp đồng giao dịch với các nhà môi giới có mức hoa hồng môi giớichiết khấu thấp nhất Chi phí giao dịch thấp có thể được hiểu như là hoạt động đầutư tốt hơn và hiệu quả hơn đáng kể.

Chính vì những lợi thế nêu trên mà các quỹ đầu tư giữ vai trò rất quan trọngkhông những đối với thị trường chứng khoán nói riêng mà đối với toàn bộ nền kinhtế nói chung Vai trò đó được thể hiện ở các đóng góp của quỹ đầu tư như sau:

 Quỹ góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền kinh tế nói chung và gópphần vào sự phát triển của thị trường sơ cấp nói riêng Các quỹ đầu tư tham gia bảolãnh phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, cung cấp vốn chophát triển kinh tế Với chức năng này, các quỹ đầu tư giữ vai trò quan trọng trên thịtrường sơ cấp.

 Quỹ góp phần vào việc ổn định thị trường thứ cấp Với vai trò là các tổ chứcđầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư góp phần bình ổngiá cả giao dịch trên thị trường thứ cấp, góp phần vào sự phát triển của thị trườngnày thông qua các hoạt động đầu tư chuyên nghiệp với các phương pháp phân tíchđầu tư khoa học.

 Quỹ góp phần tạo ra các phương thức huy động vốn đa dạng qua thị trườngchứng khoán Khi nền kinh tế phát triển và các tài sản tài chính ngày càng tạo khảnăng sinh lợi hơn, người đầu tư có khuynh hướng muốn có nhiều dạng công cụ tàichính để đầu tư Để đáp ứng nhu cầu của người đầu tư, các quỹ đầu tư hình thànhdưới nhiều dạng sản phẩm tài chính khác nhau như thời hạn đáo hạn, khả năng sinhlời, mức độ rủi ro…

8 http://www.vietime.com/news/index.aspx?n/568/9496 , 04h51’ngày 24/12/2007 truy cập lúc 23h20 ngày 20/4/2009

Trang 9

 Quỹ làm cho các hoạt động đầu tư chứng khoán mang tính xã hội hoá Quỹđầu tư tạo một phương thức đầu tư được ưa thích đối với các nhà đầu tư nhỏ, ít cósự hiểu biết về chứng khoán Nó góp phần tăng tiết kiệm của công chúng đầu tưbằng việc thu hút tiền đầu tư vào quỹ.

Quỹ đầu tư thực sự đã và đang là một loại định chế tài chính rất phát triển tạithị trường chứng khoán ở nhiều nước trên thế giới cũng như tại thị trường chứngkhoán Việt Nam.

1.2 Tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư:

1.2.1 Các mô hình tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư:

a) Mô hình công ty:

Đặc điểm cơ bản nhất của các quỹ đầu tư trong mô hình này đó là bản thânquỹ là một pháp nhân đầy đủ, tức là một công ty được hình thành theo quy định củapháp luật từng nước và cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trịquỹ Các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ là các cổ đông và họ có quyền bầu ra cácthành viên hội đồng quản trị.

Các tổ chức tham gia vào cơ cấu hoạt động của quỹ đầu tư dạng công ty làcông quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản Ngoài ra, tuỳ từng nước, còn có sự tham giacủa các đại lý chuyển nhượng và nhà bảo lãnh phát hành chính hay những tổ chứcsáng lập, bảo trợ cho việc thành lập quỹ.

Hội đồng quản trị quỹ đầu tư do các cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ chính là quảnlý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn người quản lý quỹ và giám sát hoạt độngđầu tư của quỹ, hàng năm xem xét lại hoặc từ chối các hợp đồng với người quản lýquỹ nếu nguời đó thực hiện việc đầu tư không đem lại hiệu quả Hội đồng quản trịchính là người được các cổ đông của quỹ uỷ thác bảo vệ quyền lợi của những ngườitham gia đầu tư vào quỹ

Người quản lý quỹ có nhiệm vụ phân tích đầu tư, tiến hành hoạt động đầu tư,mua hoặc bán các chứng khoán trong danh mục đầu tưphù hợp với các mục tiêu doquỹ đề ra dưới sự giám sát của hội đồng quản trị của quỹ Trong mô hình này,

Trang 10

người quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư do công ty quỹ thuê quản lýđầu tư và họ được hưởng phí một tỷ lệ phí nhất định từ hoạt động quản lý đầu tư đó.Người quản lý quỹ ở đây có thể là một cá nhân hoặc một nhóm các cá nhân có kinhnghiệm và nhiều thành tích trong hoạt động đầu tư chuyên nghiệp được Hội đồngquản trị của quỹ đại diện cho các cổ đông lựa chọn

Ngân hàng bảo quản là ngân hàng được quỹ lựa chọn để lưu giữ và bảo quảncác tài sản của quỹ Ngân hàng bảo quản thường giữ luôn vai trò là đại lý chuyểnnhượng cho quỹ, huỷ các cổ phần cũ và phát hành cổ phần mới Tổ chức này cũnggiữ danh sách cổ đông để gửi các báo cáo, giấy uỷ quyền hoặc thực hiện phân phốicho các cổ đông Khi thực hiện các chức năng này, ngân hàng bảo quản nhận đượcphí bảo quản tài sản.

Cơ chế tổ chức hoạt động của các quỹ theo mô hình công ty này (xem phụ lục1: Sơ đồ cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư dạng công ty) tại các thị trường đều cónhững nét chung Tuy nhiên, việc huy động vốn lập quỹ có đôi nét khác biệt Ví dụ,tại Mỹ quỹ đầu tư dạng công ty (công ty đầu tư) chỉ được phát hành cổ phiếuthường Trong khi ở Anh, ngoài cổ phiếu phổ thông, các quỹ đầu tư được phát hànhquyền Việc huy động vốn lập công ty quỹ do các tổ chức bảo trợ lập quỹ kiêm luônchức năng bảo lãnh phát hành cho quỹ thực hiện Các tổ chức này lập bản cáo bạch,đưa ra mục tiêu và chính sách đầu tư của quỹ, các mức chi phí liên quan…Để hỗ trợviệc chào bán cổ phần của quỹ, tổ chức bảo lãnh phát hành có thể ký hợp đồng vớimột số công ty khác lập thành tổ hợp chào bán Tổ hợp chào bán sẽ giúp tổ chứcbảo lãnh phát hành phân phối cổ phần của quỹ và được tổ chức bảo lãnh chi trảkhoản phí trích từ chi phí chào bán của tổ chức bảo lãnh phát hành.

Ngoài các tổ chức tham gia chính như đã nêu, tuỳ từng nước còn có thể có cácđại lý chuyển nhượng hoặc nhà bảo lãnh phát hành chính tham gia vào các hoạtđộng của quỹ đầu tư Đại lý chuyển nhượng thường được uỷ nhiệm để tiến hànhviệc bán hoặc mua lại cổ phần của quỹ (nếu quỹ đó là quỹ dạng mở ) Nhà bảo lãnhphát hành chính giúp quỹ chào bán và phân phối cổ phần của quỹ cho các nhà đầutư.

Trang 11

Ngoài các tổ chức kể trên liên quan tới hoạt động của quỹ, Hội đồng quản trịcủa công ty quỹ có thể thuê thêm một tổ chức chuyên quản trị hành chính Tổ chứcsẽ cung cấp trụ sở làm việc, các trang thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin; uỷnhiệm chi trả lương thưởng cho Hội đồng quản trị; giám sát việc lập các báo cáođịnh kỳ cho các cổ đông Tổ chức quản trị hành chính này cũng được nhận một tỷ lệphí nhất định khi thực hiện các dịch vụ trên.

Mô hình quỹ đầu tư dạng công ty hiện được áp dụng rộng rãi tại các nước cóthị trường chứng khoán hình thành và phát triển từ lâu đời mà điển hình là thịtrường chứng khoán Mỹ và Anh.

b) Mô hình quỹ đầu tư dạng hợp đồng:

Quỹ đầu tư dạng hợp đồng còn được gọi là mô hình quỹ tín thác đầu tư Bảnchất hoạt động của các quỹ tín thác đầu tư là dựa trên cơ sở quan hệ tín thác tài sảnvà hợp đồng tín thác được coi là một chứng từ pháp lý cơ bản để điều chỉnh hoạtđộng của các bên tham gia Một đặc điểm khác biệt cơ bản với mô hình quỹ đầu tưdạng công ty là trong mô hình này quỹ đầu tư không phải là một pháp nhân Quỹhoàn toàn chỉ là một lượng tiền nhất định do các nhà đầu tư đóng góp hình thànhnên quỹ Mô hình này thể hiện rõ vai trò của ba bên tham gia vào hoạt động củaquỹ: công ty quản lý quỹ giữ vai trò là người tín thác, tổ chức bảo quản tài sản cũngnhư giám sát hoạt động của quỹ giữ vai trò người nhận tín thác và các nhà đầu tư lànhững người hưởng lợi của quỹ.

Khác biệt với mô hình trên, quỹ đầu tư dạng hợp đồng (xem phụ lục 2: Sơ đồcơ chế hoạt động của quỹ đầu tư dạng hợp đồng) do chính công ty quản lý quỹ đứngra huy động vốn thành lập quỹ Sau khi quỹ đã hình thành, vốn và tài sản của quỹđược giao cho tổ chức nhận tin thác bảo quản và thực hiện việc thu chi cho hoạtđộng đầu tư Công ty quản lý quỹ bắt đầu thực hiện việc đầu tư của quỹ theo nhữngchính sách và mục tiêu đã đề ra trong bản cáo bạch huy động vốn ban đầu cũng nhưcam kết trong hợp đồng tín thác.

Người nhận tín thác được lựa chọn thường là các ngân hàng hoặc các tổ chứccó chức năng quản lý tài sản tín thác theo quy định của pháp luật về tín thác tài sản.

Trang 12

Khi tham gia vào hoạt động của quỹ đầu tư, bên cạnh vai trò bảo quản vốn và cáctài sản của quỹ, tổ chức giám sát, bảo quản còn làm nhiệm vụ giám sát hạot độngcủa công ty quản lý quỹ để đảm bảo việc tuân thủ các mục tiêu và chính sách đầu tưđã đề ra.

Người đầu tư hay những người thụ hưởng là những người góp vốn vào quỹ vàtín thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để đảm bảo khả năng sinh lợi cao nhấttừ khoản vốn đóng góp của họ Tổng số vốn quỹ dự kiến huy động sẽ được chiathành các đơn vị tínt hác Việc góp vốn của các nhà đầu tư được thể hiện bằng việchị mua các chứng chỉ đầu tư do công ty quản lý quỹ thay mặt qũy phát hành trongđó xác nhận số đơn vị tương ứng với số vốn góp của họ Các nhà đầu tư trong môhình này không phải là các cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty mà chỉđơn thuần là những người thụ hưởng kết quả kinh doanh từ hoạt động đầu tư củaquỹ.

Hợp đồng tín thác được ký kết bởi tất cả các bên tham gia vào quỹ: công tyquản lý quỹ, tổ chức giám sát bảo quản và những người hưởng lợi Trách nhiệm cảutổ chức tín thác cũng như của người được tín thác được phân định rõ ràng và cụ thểđối với từng hoạt động Nhưng cả hai đối tượng đó đều có một nghĩa vụ chung nhấtlà thực thi công việc một cách mẫn cán và có những hành vi thích hợp để bảo vệquyền lợi của những người hưởng lợi là những người nắm giữ chứng chỉ của quỹ.

1.2.2 Hoạt động của quỹ đầu tư:

Trang 13

Đối với các quỹ đầu tư dạng hợp đồng, thông thường lượng vốn dự kiến hìnhthành nên quỹ được chia thành các đơn vị (tương tự như các cổ phần như quỹ dạngcông ty) Quỹ sẽ phát hành chứng chỉ đầu tư xác nhận số đơn vị tương ứng với sốvốn người đầu tư góp vào quỹ Cũng như cổ phiếu phổ thông khác, chứng chỉ đầutư có thể phát hành dưới hình thức ghi danh hoặc vô danh và có thể được giao dịchvà chuyển nhượng như cổ phiếu, tuy quyền và nghĩa vụ của người hưởng lợi (nguờinắm giữ chứng chỉ đầu tư) có một số khác biệt so với các cổ đông trong mô hìnhquỹ dạng công ty.

Về cách thức chào bán: cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư 9 của các quỹ đầu tư đượcchào bán bằng hai hình thức chính là qua các tổ hợp chào bán và do quỹ trực tiếptiến hành qua các mạng lưới của mình.

 Chào bán qua các tổ hợp

Các tổ hợp chào bán thường bao gồm các nhà bảo lãnh phát hành và các đại lýchào bán của họ Các tổ chức bảo lãnh phát hành giữ vai trò là những người bánbuôn hay người phân phối cho các đại lý bán hàng Các đại lý chào bán có thể làcác ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán hoặc các công ty tài chính Cácđại lý này, đến lượt mình, sẽ đứng ra chào bán cổ phần tới công chúng thông quamạng lưới chi nhánh của họ Đây là cách thức phổ biến nhất để bán cổ phần của cácquỹ đầu tư theo mô hình công ty Bản thân các công ty chứng khoán có tên tuổihoặc các ngân hàng thương mại có thể là những người sáng lập hoặc những ngườibảo lãnh chính cho việc phát hành các quỹ dạng công ty Các quỹ đầu tư dạng hợpđồng cũng áp dụng cách thức chào bán này đối với các quỹ có quy mô lớn.

 Chào bán trực tiếp từ quỹ hoặc công ty quản lý quỹ

Các quỹ được trực tiếp bán cổ phiếu của mình cho nhà đầu tư không thông quamột trung gian nào Các quỹ đầu tư dạng hợp đồng do công ty quản lý quỹ đứng rathành lập thường hay chào bán chứng chỉ đầu tư bằng hình thức này thông qua hệthống mạng lưới của công ty quản lý quỹ hoặc mạng lưới của tổ chức bảo quản.

9 Do sự khác biệt giữa hai mô hình, thuật ngữ cổ phiếu /chứng chỉ đầu tư được sử dụng đồng thời tại các phầncó liên quan để chỉ chung về chứng từ xác nhận quyền sở hữu của những người tham gia góp vốn vào các quỹ thuộc các mô hình.

Trang 14

Ngoài ra, họ giao dịch với các cổ đông hiện thời và tiềm năng thông qua thư, điệnthoại, mạng lưới ngân hàng hoặc các văn phòng địa phương của họ Các quỹ nàyhấp dẫn nhà đầu tư trước hết thông qua quảng cáo, thư trực tiếp cũng như những bàidiễn văn, các phương tiện quảng cáo hữu hiệu.

Định giá ban đầu và các chi phí liên quan tới phát hành lần đầu

Việc định giá cổ phiếu /chứng chỉ đầu tư phát hành lần đầu của quỹ do các tổchức đứng ra thành lập quỹ xác định Đối với các quỹ theo mô hình công ty, việcđịnh giá cổ phiếu quỹ do các tổ chức sáng lập (fund sponsor) hoặc các tổ chức bảolãnh phát hành xác định giá Đối với các quỹ đầu tư dạng hợp đồng, công ty quản lýquỹ sẽ xác định giá chào bán ban đầu các chứng chỉ đầu tư của quỹ.

Các chi phí liên quan tới việc phát hành ra công chúng lần đầu của các quỹ nóichung thường bao gồm một số loại chính:

 Chi phí tiếp thị

 Chi phí in ấn bản cáo bạch

 Chi phí trả cho các đại lý bán cổ phiếu /chứng chỉ đầu tư

Thông thường, các chi phí trên ước tính trung bình vào khoảng 4 -6% tổng sốtiền huy động được từ nhà đầu tư10 Chỉ phí chào bán lần đầu được khấu trừ từ tổnggiá trị của quỹ huy động được.

Cơ cấu vận động của vốn

Cơ cấu vốn phát hành của các quỹ đầu tư có thể vận động và chu chuyển khácnhau Dựa vào tiêu chí này, quỹ đầu tư thuộc các mô hình có thể hình thành vốntheo hai dạng quỹ đầu tư dạng đóng và quỹ đầu tư dạng mở

Quỹ đầu tư dạng đóng: Quỹ chỉ phát hành cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư ra công

chúng một lần với số lượng nhất định và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại Sau khi phát hành lần đầu racông chúng, cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư của quỹ được giao dịch như bất kỳ chứngkhoán niêm yết nào trên thị trường chứng khoán tập trung (sở giao dịch chứng

10 http://kinhdoanhgioi.com/index.php?topic=549.0 , 14:47’ ngày 21/4/2009

Trang 15

khoán) Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉđầu tư của mình trên thị trường thứ cấp thông qua các nhà môi giới11 Nói tới quỹđầu tư dạng đóng, người ta thường đề cập tới một trong những ưu điểm nổi bật củacác quỹ này là cơ cấu vốn rất ổn định do chúng chỉ phát hành duy nhất một lần Cácnhà điều hành quỹ không phải đương đầu với các luồng tiền lớn ra, vào liên tụckhông theo quy luật về chu kỳ thời gian nào Nếu các nhà đầu tư không muốn tiếptục đầu tư vào quỹ, họ có thể bán các cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư họ đang nắmgiữ trên thị trường tập trung Các nhà điều hành quỹ không phải động chạm đếndanh mục đầu tư ngay cả khi các nhà đầu tư bán tống bán tháo cổ phiếu/chứng chỉđầu tư của mình Trong trường hợp đó, quỹ có thể tiến tới một mức chiết khấu caohơn trước Tuy nhiên, mức chiết khấu lớn lại là cơ hội thu hút những người đầu tưkhác tham gia đầu tư.

Cơ cấu vốn của các quỹ dạng đóng đặc biệt thích hợp cho việc kinh doanh cácchứng khoán có mức độ biến động cao và ít được giao dịch ví dụ như cổ phiếu củacác công ty có vốn nhỏ hoặc cổ phiếu giao dịch trên các thị trường mới nổi bởi vìviệc rút tiền của các nhà đầu tư lớn tại những thời điểm được coi là không hợp lý sẽkhông thể thực hiện được với các danh mục đầu tư gồm các chứng khoán có tínhthanh khoản kém trong các lĩnh vực kinh doanh có biến động cao Các quỹ đầu tưdạng đóng có thể thành công trong các thị trường giao dịch ít bởi vì các quỹ nàykhông cần phải nghiên cứu các phương pháp đầu tư thêm để cung cấp cho cáckhoản mua mới cũng như không cần phải bán các chứng khoán trong danh mục đầutư để trang trải các khoản mua lại.

Tuy nhiên, quỹ đầu tư dạng đóng có một nhược điểm cơ bản là hầu nhưthường giao dịch với giá chiết khấu tức là thị giá thấp hơn giá trị tài sản ròng củaquỹ Có một số nguyên nhân có thể đưa ra xem xét để giúp cho việc giải thích sựchênh lệch giữa mức chiết khấu và mức trên giá trị giữa các quỹ khác nhau cũngnhư của các quỹ trong các điều kiện thị trường khác nhau như quỹ đầu tư dạng đóngđược coi là rủi ro hơn so với quỹ đầu tư dạng mở vì người đầu tư không thể bán lại

11 Tr 343, Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Chính trị Quốc gia, 2002

Trang 16

cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư tại mức giá trị tài sản ròng, quỹ hoạt động kém hiệu quả,chi phí cao, mức độ đa dạng hoá của các quỹ ít…

Quỹ đầu tư dạng mở: Quỹ liên tục phát hành cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư ra

công chúng và thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi người đầu tư cónhu cầu thu hồi vốn Đặc điểm quan trọng đối với quỹ đầu tư dạng mở là giá của cổphiếu/chứng chỉ đầu tư của quỹ mở luôn gắn trực tiếp với giá trị tài sản thuần củaquỹ Cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư của quỹ dạng mở không giao dịch trên thị trườngthứ cấp mà giao dịch thẳng với quỹ hoặc các đại lý được uỷ quyền của quỹ12 Khácvới quỹ đầu tư dạng đóng, quỹ đầu tư dạng mở có cơ cấu vốn luôn biến động do cáclượng tiền vào ra liên tục từ việc chào bán mới và việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉđầu tư Chính vì vậy, các nhà điều hành quỹ luôn phải tạo các danh mục đầu tư vớicác sản phẩm đầu tư có tính thanh khoản cao để đối phó với các thay đổi liên tục vềnguồn vốn Nếu có nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào quỹ trong giai đoạn thị trường lêncao, những nhà điều hành có thể không lấy gì làm hấp dẫn Điều đó càng đặc biệtđúng đối với các quỹ có các chính sách đầu tư toàn bộ số tiền thu được tại bất kỳthời gian nào Hoặc các nhà điều hành quỹ đầu tư dạng mở sẽ phải bán tống bántháo các khoản đầu tư mình đang nắm giữ khi mà các loại này giảm thảm hại: đó cóthể là thời kỳ mà quỹ phải thực hiện mua lại nhiều hơn là chào bán thêm.

Điểm bất lợi trên đây của quỹ đầu tư dạng mở đối với các nhà điều hành quỹchính là ưu điểm của quỹ trong việc thu hút công chúng đầu tư vào quỹ Đó chính làtính thanh khoản của các quỹ dạng này Trong rất nhiều trường hợp, quỹ đầu tưdạng mở thậm chí còn có tính thanh khoản cao hơn các loại cổ phiếu thường khác.Một khối lượng tiền lớn có thể được đầu tư hoặc trả cho việc mua lại tại mức giá trịtài sản ròng tính hàng ngày cộng thêm chi phí bán hoặc giảm trừ chi phí mua lại.Hơn nữa, đồng tiền có thể được di chuyển linh hoạt và hiệu quả giữa các quỹ cómục tiêu đầu tư khác nhau với chi phí không đáng kể Tuy nhiên, tính thanh khoảncủa các quỹ dạng mở không phải lúc nào cũng là một ưu thế tuyệt đối Nói chung,các quỹ đầu tư dạng mở đều được quy định thời gian tối thiểu để thực hiện việc mua

12 Tr 344, , Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Chính trị Quốcgia, 2002

Trang 17

lại chứng chỉ theo yêu cầu cảu người đầu tư, thời gian dài ngắn phụ thuộc vào quyđịnh của các nước khác nhau Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, thờigian thực hiện việc mua lại dài, lợi ích của người đầu tư sẽ bị ảnh hưởng.

Định giá chứng chỉ đầu tư /cổ phiếu của các quỹ sau phát hành

Có một chỉ tiêu luôn luôn gắn liền với hoạt động của các quỹ đầu tư tập thể, đólà giá trị tài sản ròng của quỹ Đối với các quỹ đầu tư, giá trị tài sản ròng của quỹ làmột trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ nóichung và là cơ sở để định giá chào bán mới cũng như để xác định giá mua lại đốivới các quỹ đầu tư dạng mở.

Giá trị tài sản ròng của một quỹ (được gọi tắt là NAV) được xác định bằnghiệu số giữa tổng giá trị tài sản và các khoản đầu tư của quỹ với giá trị các khoản nợphải trả của quỹ Giá trị tài sản của quỹ bao gồm tiền mặt, các chứng khoán hoặccác tài sản khác do quỹ nắm giữ được tính theo giá trị thị trường hoặc được định giátheo quy định của pháp luật.

Giá trị tài sản ròng của từng cổ phần/chứng chỉ đầu tư của quỹ được xác địnhbằng cách chia NAV của quỹ cho tổng số cổ phần /chứng chỉ đầu tư đang lưu hànhcủa quỹ đầu tư Đối với các quỹ đầu tư dạng mở, cũng như tổng giá trị tài sản ròng,số lượng cổ phần /chứng chỉ đầu tư đang lưu hành thay đổi hàng ngày.

Nói chung, đối với cả hai loại hình quỹ dạng đóng và dạng mở, sự biến độngvề giá trị tài sản ròng của quỹ là do các thay đổi về giá trị của các chứng khoán nằmtrong danh mục đầu tư của quỹ

Vay và cho vay vốn của quỹ

Pháp luật ở một số nước thường không cho phép các quỹ đi vay với số lượnglớn Thực tế cho thấy một số quỹ ví dụ quỹ cổ phiếu tăng trưởng linh hoạt đôi lúclại sử dụng các khoản tiền vay mượn để cố gắng thổi phồng các khoản lãi vốn khithị trường đi xuống Đồng thời với chi phí vay, được phản ánh bằng lãi suất ngắnhạn duy trì hợp lý làm cho danh mục đầu tư hoạt động vẫn tốt.

Trang 18

Tuy nhiên, việc vay vốn của quỹ thực sự là một con dao hai lưỡi khi mà nóthổi phồng các khoản lỗ Các quỹ có hệ số đòn bẩy cao thường được xếp vào hạngcác quỹ hoạt động kém nhất trong các thị trường đang đi xuống Việc bán lại cổphiếu hay chứng chỉ đầu tư của các quỹ mở có thể làm trầm trọng thêm các vấn đềthông thường khi giá rớt xuống Một quỹ hay sử dụng đòn bẩy thường mang theocác rủi ro lớn hơn Khi biện pháp đòn bẩy được sử dụng, NAV thường có chiềuhướng lên xuống rất nhanh.

Vì vậy, quỹ thường chỉ được phép vay tiền ngắn hạn từ các ngân hàng Dovậy, các danh mục đầu tư đòn bẩy chỉ có thể để đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn.Các quỹ này cũng bị giới hạn về số lượng vay nợ tức là phải khống chế hệ số đònbẩy Nếu giá trị của danh mục đầu tư tăng thì tỷ lệ tài sản trên khoản vay cũng tănglên Nhưng nếu giá trị tài sản giảm, quỹ đó phải ngay lập tức giảm các khoản vayngân hàng xuống Điều này có thể buộc nhà quản lý phải bán cổ phiếu ép giá.

Tất nhiên, quỹ này cũng phải thanh toán lãi suất trên khoản vay bằng tiền rúttừ khoản lợi nhuận của quỹ Chi phí lãi suất được tính tách biệt trong tổng các chiphí hoạt động Hiệu ứng đòn bẩy đặc biệt khó khăn khi tỷ lệ lãi suất tăng lên hoặckhi giá chứng khoán giảm xuống, mà thường thì hai vấn đề này vẫn xảy ra cùngnhau Tuy nhiên, vay đến tận mức giới hạn đối với bất kỳ quỹ nào cũng là điều bấtbình thường Nhiều quỹ thường chỉ vay các khoản vay nhỏ để giúp các nhà quản lýthực hiện việc mua lại mà không cần phải bán các cổ phiếu đang sở hữu.

Các tài sản bao gồm cả vốn và các tài sản khác mà quỹ sở hữu hầu như khôngđược phép đem cho vay.

b) Hoạt động đầu tư:

Hoạt động quan trọng nhất với một quỹ đầu tư là thực hiện và quản lý đầu tư.Đối với bất kỳ một quỹ đầu tư nào, quy trình đầu tư của quỹ cũng lần lượt qua cácbước (xem phụ lục 3: Sơ đồ các bước của quy trình đầu tư)

Bất kỳ một công ty quản lý tài sản, nhà tư vấn chuyên nghiệp nào cũng có mộtbộ phận và các chuyên gia nghiên cứu và phân tích để đưa ra các dự đoán có tác

Trang 19

động trực tiếp tới các quyết định đầu tư Nghiên cứu đầu tư tập trung vào việcnghiên cứu và dự đoán các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới việc đầu tư như lãisuất, tỷ giá…, dự đoán khuynh hướng biến động của toàn bộ thị trường nói chungcũng như phân tích và dự đoán sự phát triển hay tăng trưởng của từng ngành, khuvực kinh doanh cụ thể.

Phân tích rủi ro và lợi nhuận liên quan tới phân tích phương án lập quỹ, dựđoán thu nhập và đánh giá rủi ro Hai bước này là coi như các dữ liệu đầu vào đểlập một quỹ đầu tư và cũng là cơ sở để tiến hành hoạt động đầu tư.

Phụ thuộc vào mục đích của đầu tư, người ta hình thành nên các mục tiêu đầutư của từng loại quỹ Thông thường, mục tiêu đầu tư phải cụ thể hoá được tỷ lệ sinhlời kỳ vọng và rủi ro chấp nhận đối với sản phẩm đầu tư Khi thiết lập mục tiêu đầutư, các đặc trưng liên quan tới người đầu tư phải được cân nhắc tới Các đặc trưngnày bao hàm nhiều yếu tố trong đó có thể kể đến kỳ vọng của người đầu tư, sự phứctạp và bản chất khả năng tham gia đầu tư của người đầu tư Ví dụ đối với nhữngngười đầu tư kỳ vọng vào các khoản thu nhập hoặc lãi vốn trong tương lai dài, tínhchất dài hạn của hoạt động đầu tư sẽ tạo cho quỹ đầu tư có khả năng cơ cấu lại cáctài sản nắm giữ để hướng tới “các tài sản tăng trưởng”, có thể đem lại các khoảnsinh lời cao hơn mang tính dài hạn, phản ánh thu nhập từ biến động của vốn cũngnhư thu nhập.

Bất kỳ quỹ nào cũng nhằm đạt được một trong số các mục tiêu ban đầu nhưsau:

+ Thu nhập: nhanh chóng có nguồn chi trả cổ tức.

+ Lãi vốn (tăng trưởng): làm tăng giá trị của các nguồn vốn ban đầu thôngqua việc đánh giá các chứng khoản trong danh mục đầu tư của quỹ.

+ Thu nhập và lãi vốn: sự kếp hợp của cả hai yếu tố trên.

Về cơ bản, mỗi một mục tiêu đều có lối thoát của nó và các nhà đầu tư cũngvậy Điều này thực sự rất khó để có thể tìm ra được một quỹ cổ phiếu mà cùng một

Trang 20

lúc đạt được cả hai mục tiêu thu nhập cao và lãi vốn chấp nhận được Thường thìcác quỹ đặt mục tiêu vào tiềm năng tăng trưởng tối đa sẽ phải từ bỏ mục đích thunhập Một danh mục đầu tư ổn định nhất sẽ chỉ đầu tư vào các trái phiếu chính phủ.Nhưng nó không có tiềm năng tăng trưởng và kém về mặt cổ tức so với các quỹ đầutư các khoản thu nhập rủi ro hơn thường tập trung vào các chứng khoán như tráiphiếu không giá trị.

Người đầu tư sẽ lựa chọn và quyết định đầu tư vào các quỹ theo khả năng vàmức độ chịu rủi ro của mình dựa vào các thông tin về chính sách và mục tiêu đầu tưcủa quỹ.

Phân bổ tài sản có nghĩa là phân chia tiền của quỹ vào “các rổ” đầu tư, mỗi rổnhằm đạt được mục tiêu cụ thể riêng biệt hoặc toàn bộ các yêu cầu sinh lời từ danhmục đầu tư Phân bổ tài sản được thực hiện trong từng thời kỳ phù hợp với quanđiểm và phán đoán đầu tư của người quản lý quỹ Nó liên quan tới quyết định sẽđầu tư bao nhiêu vốn của quỹ vào từng loại tài sản - cổ phiếu, trái phiếu, bất độngsản, tiền mặt hoặc từng lĩnh vực đầu tư – ngành công nghiệp, ngành công nghệcao…Khi chia số tiền của quỹ vào từng loại tài sản khác nhau, người quản lý đầu tưcó thể tính toán cân đối giữa giá trị của danh mục đầu tư cũng như mức độ sinh lờicủa từng loại chứng khoán cấu thành.

Phân bổ tài sản của quỹ, hình thành danh mục đầu tư của quỹ được coi là mộtkhâu quan trọng trong chiến lược đầu tư của từng quỹ Việc phân bổ tài sản sẽ gópphần quan trọng vào tối ưu hoá danh mục đầu tư và tối ưu hoá mức sinh lời từ cáckhoản đầu tư và cũng là phương thức cơ bản nhất để kiểm soát rủi ro đầu tư Côngty quản lý quỹ là người nắm rất rõ kỹ thuật phân bổ tài sản Các khoản đầu tư đềucó mức độ rủi ro nhất định Việc nắm bắt được các rủi ro và quyết định phân bổ tàisản có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro từng khoản đầu tư cũng như toàn bộ danh mụcđầu tư của quỹ Ví dụ như giá cổ phiếu thường biến động trong thời gian ngắn hạn,nhưng nếu tính về thu nhập dài hạn thì lại tương đối phù hợp và tương đối cao Tínphiếu kho bạc có mức sinh lời tương đối ổn định và phù hợp nhưng lại có rủi ro liên

Trang 21

quan đến sức mua của đồng tiền sau một thời gian do ảnh hưởng của lạm phát Khiđã tiến hành phân bổ tài sản, nhà quản lý đầu tư của quỹ có thể đánh giá các khoảnđầu tư và khả năng sinh lời của chúng.

Đối với các quỹ có mức độ rủi ro cao, việc phân bổ tài sản sẽ được tập trungvào các loại sản phẩm đầu tư có độ rủi ro cao, chẳng hạn cổ phiếu, để có thể đạtmức lợi nhuận kỳ vọng cao hơn Những quỹ với các đối tượng khách hàng là nhữngngười đầu tư bảo thủ sẽ phân bổ một tỷ trọng lớn vốn đầu tư vào trái phiếu hoặc cáccông cụ tương đương với tiền.

Lựa chọn chứng khoán là bước tiếp theo của việc tiến hành phân bổ tài sản.Việc lựa chọn chứng khoán cho danh mục đầu tư là việc quyết định sẽ đầu tư thếnào vào từng loại chứng khoán cụ thể trong từng loại tài sản đã được phân bổ với tỷtrọng vốn của quỹ là bao nhiêu Ví dụ, nếu đầu tư vào cổ phiếu thì sẽ chọn loại cổphiếu của công ty nào để đầu tư, trong trái phiếu sẽ đầu tư loại trái phiếu cụ thể nào,trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu công ty nào.

Phân bổ tài sản và lựa chọn chứng khoán trong danh mục đầu tư la hai quyếtđịnh cơ bản trong việc thực hiện mục tiêu đầu tư Các quyết định này là liên tục, cónghĩa là chúng không bao giờ kết thúc Chúng liên quan tới các quy trình đầu tư dẫntới việc xây dựng và điều chỉnh một danh mục đầu tư Đồng thời, quyết định phânbổ tài sản và quyết định lựa chọn chứng khoán đầu tư thể hiện toàn bộ quy trìnhquản lý tài sản của quỹ Quy trình này quyết định nguồn của các yếu tố tạo nên tổngthu nhập của danh mục đầu tư Việc đa dạng hoá thông qua các loại tài sản đượcđầu tư khác nhau có thể tăng khả năng chắc chắn để đạt được mức sinh lời đầu tưđặt ra.

Xây dựng danh mục đầu tư phụ thuộc vào chính sách đầu tư Chính sách đầutư được phân chia thành hai phương thức cơ bản: đầu tư chủ động và đầu tư thụ

Trang 22

động Một sự lựa chọn mà bất kỳ tổ chức quản lý quỹ nào cũng phải cân nhắc, đó làtừng danh mục đầu tư sẽ được quản lý thụ động và chủ động ở mức độ nào.

Quản lý danh mục đầu tư thụ động được dựa trên dự đoán tin tưởng rằng giáchứng khoán luôn gần với mức trung bình trên thị trường Thay vì dành thời gian vàcác nguồn khác nhằm đánh bại thị trường, ví dụ như tìm mua các loại chứng khoánvới giá cả không có mức chuẩn trên thị trường và không có những đặc điểm rủi ro -khoản sinh lời hấp dẫn, người đầu tư (tổ chức quản lý quỹ) giả thiết rằng họ sẽ cóthể bù đắp với rủi ro mà họ mong muốn và lựa chọn một danh mục đầu tư phù hợpvới mức độ rủi ro họ đưa ra.

Trái ngược với các chiến lược đầu tư thụ động, phương thức quản lý chủ độngđưa ra khả năng của bản thân quỹ có thể khôn hơn các đối thủ cạnh tranh khác trênthị trường và có thể xác định loại chứng khoán cụ thể nào trong từng loại tài sảnphân bổ có thể sáng giá trong tương lai gần Việc lựa chọn chứng khoán chủ độngđối với các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như quỹ đầu tư thường yêu cầu hai lớp:phân tích chứng khoán và lựa chọn danh mục đầu tư Phân tích chứng khoán đượctiến hành chuyên sâu theo từng ngành cũng như từng công ty cụ thể và việc chuẩnbị các đánh giá về các khoản trống của thị trường Người quản lý danh mục đầu tưxem xét chọn lọc thông qua báo cáo của nhiều nhà phân tích Họ sử dụng các dựđoán về điều kiện thị trường để đưa ra các quyết định phân bổ tài sản và sử dụngcác khuyến nghị của các nhà phân tích chứng khoán để lựa chọn loại chứng khoáncụ thể trong từng loại tài sản được phân bổ.

c) Công bố thông tin:

Cũng như bất kỳ các công cụ tài chính khác trên thị trường, giá của cổphiếu/chứng chỉ đầu tư của quỹ đầu tư phản ánh nhận định và dự đoán của ngườiđầu tư về giá trị của quỹ phát hành các cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư đó.

Đối với quỹ đầu tư, việc công bố thông tin liên quan tới hoạt động của quỹ sẽđạt được các mục đích:

Trang 23

+ Đối với những nhà đầu tư đang đầu tư vào quỹ: cho biết hoạt động và hiệuquả kinh doanh của quỹ để quyết định tiếp tục đầu tư hay rút vốn khỏi quỹ Đồngthời, uy tín của công ty quản lý quỹ và người quản lý đầu tư cũng được nâng caokhi quỹ hoạt động hiệu quả.

+ Thu hút vốn đầu tư cho quỹ: các thông tin về hoạt động của quỹ sẽ giúpngười đầu tư mới đưa ra quyết định đầu tư.

Các thông tin trên do Hội đồng Quản trị của Quỹ (trong mô hình Công ty)hoặc Công ty Quản lý quỹ (trong mô hình quỹ dạng hợp đồng) thực hiện việc côngbố.

+ Đối với các quỹ đầu tư dạng công ty: Hội đồng quản trị phải cung cấp chocác nhà đầu tư báo cáo về tình hình đầu tư cũng như tình hình tài chính của quỹ.

+ Đối với các quỹ đầu tư dạng hợp đồng, các tài liệu công bố định kỳ baogồm báo cáo của công ty quản lý quỹ, báo cáo của người thụ uỷ, báo cáo tài chínhbao gồm báo cáo về tài sản và công nợ của quỹ, thu nhập và chi phí, thay đổi giá trịtài sản ròng và các bản thuyết minh.

Một hình thức công bố thông tin cơ bản và trực tiếp nhất của các quỹ, đó là cácbáo cáo của công ty quản lý quỹ hoặc hội đồng quản trị của quỹ gửi cho nhữngngười hưởng lợi hoặc các cổ đông của quỹ với nội dung đã được đề cập Ngoài ra,các thông tin còn được công bố tại trụ sở các công ty quản lý quỹ hoặc tại các đại lýcủa công ty.

Đối với các nước có quỹ đầu tư phát triển, các thông tin về hoạt động của cácquỹ đầu tư cũng như các thông tin liên quan tới các chứng khoán giao dịch trên thịtrường chứng khoán đều được công bố trên các tạp chí tài chính hoặc các phươngtiện thông tin đại chúng.

1.2.3 Chi phí liên quan tới hoạt động:

Có ba loại chi phí cơ bản liên quan tới hoạt động của các quỹ Ở đâychỉ kể tớicác khoản chi phí cho hoạt động của quỹ sau khi quỹ đã hình thành và tiến hànhhoạt động đầu tư Đó là các loại chi phí:

Trang 24

+ Phí liên quan tới hoạt động đầu tư bao gồm:- Phí tư vấn đầu tư

- Phí lưu giữ và bảo quản tài sản của quỹ

- Lãi suất trong trường hợp quỹ phải vay ngắn hạn, thuế (nếu có)- Phí trả cho các tổ chức định giá các khoản đầu tư của quỹ

Các chi phí trả cho các nhà môi giới thường không được tính vào các chi phíhoạt động của quỹ Các chi phí này thường được khấu trừ trực tiếp từ giá trị giaodịch mua hoặc bán với người môi giới và được phản ánh bằng mức độ giảm trựctiếp trong NAV của quỹ.

+ Chi phí quản lý và điều hành bao gồm phí và thưởng cho người quản lýcũng như các chi phí khác nhau trong điều hành quỹ, phí giám sát.

- Chi phí điều hành và quản lý hoạt động thường xuyên xuất hiện nhưlà một phần chủ yếu của tỷ lệ chi phí, là một trong các chỉ tiêu đánh giá hoạt độngcủa quỹ sẽ được đề cập dưới đây.

- Phí quản lý, một loại phí thông dụng đối với tất cả các danh mục đầutư, được các công ty tư vấn thanh toán cho các nhà phân tích chứng khoán và cácchức năng quản lý danh mục đầu tư mà họ thực hiện.

+ Các chi phí quản lý hành chính khác bao gồm:

- Phí lập các báo cáo cho các cổ đông/người hưởng lợi- Phí duy trì quản lý tài khoản của người đầu tư

Trang 25

1.2.4 Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của một quỹ đầu tư:

Khi đánh giá hoạt động của một quỹ có hiệu quá hay không, người ta thườngdựa vào một số chỉ tiêu chính là tổng thu nhập mà quỹ mang lại cho các nhà đầu tư,tỷ lệ chi phí, tỷ lệ doanh thu.

Tổng thu nhập của quỹ

Tổng thu nhập của quỹ là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt độngcủa một quỹ tốt hay không.

Dưới góc độ đánh giá chung về thu nhập của quỹ mà người điều hành quỹmang lại, dù là quỹ dạng đóng hay dạng mở, tổng thu nhập của một quỹ được cấuthành từ ba khoản chính là:

+ Thu nhập ròng từ các khoản đầu tư: Khoản thu nhập đầu tư bao gồm cổ tứcvà lãi suất thu được từ danh mục đầu tư của quỹ khấu trừ đi chi phí.

+ Các khoản thu nhập ròng được thừa nhận chủ yếu là lãi vốn: các khoản thunhập ròng được thừa nhận được hiểu là các khoản đầu tư đã quyết toán xong có lãi(hoặc bị lỗ)

+ Sự tăng (hoặc giảm) ròng trong giá trị tài sản ròng Sự thay đổi của NAVphản ánh sự tăng hoặc giảm trong giá trị các khoản đầu tư vào cổ phiếu mà quỹđang nắm giữ Ngoài ra, nó cũng bao gồm các khoản thu nhập ròng được thừa nhậnhoặc thu nhập ròng từ các khoản đầu tư chưa chia cho các nhà đầu tư.

Tổng thu nhập được xác định bằng công thức:

Thu nhập ròng + lãi vốn +giá trị chênh lệch của NAV TR = - 13 NAV tại thời điểm đầu kỳ

Trang 26

Tỷ lệ này được xác định bằng chi phí hoạt động trong năm (các loại chi phícho hoạt động đầu tư, chi phí quản lý, chi phí hành chính như đã đề cập ở mục 3.3trên đây) chia cho giá trị tài sản ròng trung bình của quỹ Phí môi giới từ các giaodịch của quỹ không tính trong tỷ lệ chi phí này Bởi vì tỷ lệ chi phí có thể thay đổinên người ta thường tính giá trị bình quân cho khoảng từ 3 đến 5 năm về trước Tuỳtheo danh mục đầu tư, tỷ lệ chi phí có thể khác nhau từ 0,5% đến trên 5% Những tỷlệ chi phí thấp nhất thường thấy ở các quỹ chỉ số là các quỹ thực hiện chiến lượcmua và nắm giữ thụ động các loại chứng khoán giống như những chứng khoán cótrong chỉ số bình quân phổ biến nào đó, ví dụ chỉ số S&P 500 Các quỹ nhỏ và tăngtrưởng nhanh có sử dụng hiệu ứng đòn bẩy và chịu chi phí lãi suất cao là các quỹphải hoạt động với tỷ lệ chi phí cao nhất Nói chung, tất cả các tỷ lệ chi phí thấp hơn1% đều được coi là thấp.

Các quỹ nhỏ có xu hướng chịu tỷ lệ chi phí cao hơn so với các quỹ lớn hơnvốn là những quỹ thu được lợi ích từ tính kinh tế theo quy mô do chi phí quản lý vàcác chi phí khác của chúng được trải rộng cho khối tài sản lớn hơn Các quỹ đầu tưtrên thị trường quốc tế có xu hướng chịu tỷ lệ chi phí lớn hơn một cách đáng kể sovới các danh mục đầu tư trong thị trường nội địa do chi phí nghiên cứu và các chiphí khác liên quan đến hoạt động đầu tư quốc tế Các quỹ cổ phiếu có tỷ lệ chi phícao hơn so với các quỹ đầu tư chứng khoán thu nhập cố định.

Tỷ lệ chi phí của một quỹ sẽ có ý nghĩa hơn nếu đem so sánh chúng với số liệucủa các danh mục khác có cùng quy mô.

Tỷ lệ thu nhập đầu tư

Tỷ lệ thu nhập được tính bằng giá trị thu nhập ròng chia cho giá trị tài sản ròngtrung bình Con số này không có tầm quan trọng như tổng thu nhập đã đề cập ởtrên, bởi vì tổng thu nhập là một thước đo trọn vẹn về hoạt động trong khi đó tỷ lệnày chỉ tập trung vào thu nhập Tỷ lệ này cũng tương tự như lợi suất cổ tức khi đánhgiá hiệu quả đầu tư của cổ phiếu thường.

Tỷ lệ doanh thu

Trang 27

Tỷ lệ này thể hiện tổng giá trị giao dịch (mua và bán) do công ty quản lý quỹtiến hành đối với quỹ Tỷ lệ này được xác định bằng lượng tài sản được bán hoặcmua chia cho giá trị tài sản ròng của quỹ trong năm Tỷ lệ doanh thu càng lớn, chiphí giao dịch càng cao.

Doanh thu luôn biến đổi theo từng loại quỹ và triết lý đầu tư của các nhà quảnlý quỹ Nhiều nhà quản lý tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng và có xu hướng mua vàbán linh hoạt Nhiều nhà quản lý khác lại theo mua và nắm giữ dài hạn Các quỹ màtin tưởng vào chiến lược hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn và bán khống cóthể mong đợi có một doanh thu và chi phí giao dịch cao hơn.

1.3 Tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ:

1.3.1 Hình thái của công ty quản lý quỹ:

Như đã đề cập ở trên, quỹ đầu tư tổ chức và hoạt động theo hai mô hình: quỹđầu tư dạng công ty và quỹ đầu tư dạng hợp đồng Tuỳ theo từng mô hình khácnhau và theo quy định của pháp luật ở các nước khác nhau, hình thái của tổ chứcquản lý quỹ cũng khác nhau tuy bản chất hoạt động của chúng đều như nhau Bảnchất việc quản lý đầu tư trong hoạt động quản lý quỹ và hoạt động quản lý tài sảnhoàn toàn giống nhau Sự khác nhau cơ bản là ở nguồn vốn đầu tư hình thành khácnhau và nó liên quan tới trách nhiệm khác nhau của tổ chức quản lý đối với từngnguồn vốn.

Tổ chức quản lý quỹ tồn tại dưới hai hình thái cơ bản là tổ chức tư vấn đầu tưvà tổ chức quản lý tài sản.

Tổ chức quản lý quỹ có thể là các tổ chức tư vấn, chỉ đơn thuần tiến hành hoạtđộng đầu tư bao gồm việc lập và quản lý danh mục đầu tư theo cam kết với quỹ màkhông chịu trách nhiệm về các nguồn vốn cũng như việc huy động vốn của quỹ nhưđối với các quỹ đầu tư dạng công ty.

Tổ chức quản lý quỹ có thể là một tổ chức chuyên nghiệp về việc lập và quảnlý hoạt động đầu tư của các quỹ đầu tư tập thể do công ty lập ra theo mô hình quỹdạng hợp đồng Bản thân công ty quản lý quỹ đồng thời đảm nhiệm việc huy động

Trang 28

vốn và tiến hành đầu tư cho quỹ Hình thái của các công ty quản lý quỹ theo môhình này thường mang hình thái rộng hơn dưới góc độ kinh doanh Đó là hình tháicủa các tổ chức quản lý tài sản chuyên nghiệp Các tổ chức này ngoài việc lập vàquản lý các quỹ, còn đảm nhận việc quản lý tiền hoặc tài sản cho những tổ chứchoặc cá nhân có nhu cầu uỷ thác cho các tổ chức chuyên nghiệp nhằm tăng khảnăng sinh lời tối đa các tài sản của mình.

1.3.2 Hoạt động của công ty quản lý quỹ:

a) Hoạt động của công ty tư vấn đầu tư: (công ty quản lý các quỹ đầu tưtheo mô hình công ty)

Theo mô hình này, các tổ chức tư vấn hoạt động theo hợp đồng quản lý đầu tưđược ký kết với quỹ đầu tư và hoạt động dưới tư cách là người quản lý quỹ Cáchợp đồng dạng này nói chung đều quy định trách nhiệm của người quản lý quỹ phảiquản lý các tài sản của quỹ phù hợp với các mục tiêu đầu tư, các chính sách và giớihạn đầu tư cũng như thực hiện các giao dịch các chứng khoán trong danh mục đầutư của quỹ phù hợp với chính sách quy định về tổ chức môi giới quỹ Thôngthường, hợp đồng của người quản lý đầu tư với quỹ có những kỳ hạn nhất định Sauthời hạn đó, tuỳ theo hiệu quả hoạt động của quỹ mà hội đồng quản trị của quỹ sẽquyết định có tiếp tục ký hợp đồng đầu tư tiếp với người quản lý quỹ đó không.

Do người quản lý đầu tư theo mô hình này là một tổ chức tư vấn với lượngkhách hàng nhiều và đa dạng Vì vậy, các quỹ đều có quy định rõ ràng với ngườiquản lý đầu tư về cung cấp dịch vụ tư vấn cho khác hàng.

Khác với vai trò của công ty quản lý quỹ trong mô hình quỹ dạng hợp đồng (sẽtrình bày dưới đây), người quản lý đầu tư của quỹ không có bất kỳ trách nhiệm nàoliên quan tới việc lập quỹ, quyền lợi của các cổ đông của quỹ, tính thanh khoản củaquỹ, hoạt động của các tổ chức bảo quản tài sản và các tổ chức khác tham gia vàohoạt động của quỹ.

Trang 29

Có một số quỹ, nhà tư vấn đầu tư chỉ đảm nhận trách nhiệm liên quan tới việcđầu tư, còn việc quản trị hành chính do một tổ chức khác đảm nhận theo hợp đồngký kết với quỹ.

b) Hoạt động của công ty quản lý quỹ trong mô hình quỹ dạng hợpđồng:

Công ty quản lý quỹ trong mô hình hợp đồng thực hiện nhiều chức năng quantrọng đối với việc hình thành và tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư Công ty quản lýquỹ trong mô hình này thực hiện cả hai mảng hoạt động chính của quỹ đầu tư: huyđộng vốn hình thành quỹ và thay mặt quỹ tiến hành hoạt động đầu tư.

Vai trò của công ty quản lý quỹ là người đứng ra nhận tiền của những ngườiđầu tư để tiến hành việc đầu tư thay cho người đầu tư, hoạt động kinh doanh hiệuquả hay không của công ty không những ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp củangười đầu tư vào quỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của bản thân công tyquản lý quỹ Nhiệm vụ chính của công ty quản lý quỹ là quản lý và quản trị các hoạtđộng của quỹ theo phương thức hiệu quả và thích đáng đúng mức, phù hợp với hợpđồng tín thác của quỹ, các quy định của pháp luật cũng như các tập quán kinh doanhhiệu quả và được chấp nhận trong ngành tín thác Công ty quản lý quỹ phải tuân thủcác tiêu chuẩn cao về giao dịch công bằng và chính trực khi tiến hành quản lý vì lợiích duy nhất và tốt nhất cho những người nắm chứng chỉ đầu tư của quỹ Công tyquản lý quỹ cũng phải hoạt động mẫn cán, có kỹ năng và sự thận trọng cần thiết khitiến hành quản lý quỹ và sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực và các thủ tục cầnthiết cho các hoạt động chính đáng của quỹ Ngoài ra, công ty quản lý quỹ cũng cầncó các quyết định cần thiết để đảm bảo các tài sản của quỹ được bảo vệ đầy đủ vàtách bạch với các tài sản của công ty Trong trường hợp công ty quản lý quỹ có hoạtđộng gây tổn hại đến tài sản của quỹ công ty phải bồi thường thiệt hại cho quỹ dosơ suất, thiếu thận trọng, các tổn thất do sơ ý hoặc cố ý của mình.

Đối với việc huy động vốn, các hợp đồng tín thác quy định trách nhiệm rõ ràngcủa công ty quản lý quỹ trong việc phát hành chứng chỉ, chào bán chứng chỉ cũngnhư việc mua lại chứng chỉ trong trường hợp đối với các quỹ đầu tư dạng mở Các

Trang 30

quy định liên quan tới phát hành được đề cập rất cụ thể: chứng chỉ hưởng lợi xácnhận số đơn vị tín thác của quỹ người đầu tư nắm giữ, việc đăng ký mua của đơn vịtín thác, người hưởng lợi và việc đăng ký tên người hưởng lợi (người nắm giữchứng chỉ), việc chuyển nhượng chứng chỉ, việc huỷ bỏ chứng chỉ,…

Đối với các hoạt động đầu tư, các quy định về hội đồng đầu tư và các thànhviên hội đồng đầu tư, các giới hạn đầu tư của riêng quỹ, việc giao dịch các khoảnđầu tư của quỹ.

Cũng giống như người quản lý quỹ trong mô hình quỹ dạng công ty, việc lựachọn nhà môi giới trong giao dịch chứng khoán cũng là một yêu cầu đối với công tyquản lý quỹ nhằm tiết kiệm các chi phí cho hoạt động đầu tư của quỹ đồng thời tănghiệu quả kinh doanh cho quỹ Thông thường, các công ty quản lý quỹ đều có cáctiêu chí cụ thể cho các nhà môi giới của quỹ Một trong các tiêu chí đối với các nhàmôi giới là sự “mẫn cán tốt nhất” Sự mẫn cán tốt nhất có thể hiểu dưới góc độ cácdịch vụ mang lại lợi ích tốt nhất cho quỹ Ngoài ra, việc đưa các tỷ lệ giới hạn vềgiá trị giao dịch của từng nhà môi giới cũng như giá trị giao dịch tối đa với một nhàmôi giới đối với từng quỹ cũng là một yêu cầu đối với công ty quản lý quỹ.

Các hoạt động khác mà công ty quản lý quỹ phải làm vì quyền lợi của người đầu tưbao gồm việc tính toán các khoản lời của quỹ để chi trả cho người đầu tư, việc địnhgiá các tài sản của quỹ và xác định giá trị tài sản ròng.

c) Quyền lợi của công ty quản lý quỹ:

Dù hoạt động theo mô hình nào , tổ chức quản lý quỹ cũng được chi trả phíquản lý như đã đề cập ở trên Ngoài ra các tổ chức quản lý quỹ còn được nhận tiềnthưởng do hoạt động đầu tư có hiệu quả của các quỹ do công ty đảm nhận Khoảntiền này có thể được tính theo nhiều dạng khác nhau, có thể là tỷ lệ phần trăm củamức gia tăng trên tài sản ròng của năm tài chính so với giá trị tài sản ròng của nămhoạt động trước.

d) Hội đồng đầu tư và quy trình ra quyết định đầu tư tại công ty quản lýquỹ:

Trang 31

Thông thường, các tổ chức quản lý quỹ đầu tư có hội đồng đầu tư để phân chiatrách nhiệm trong từng quyết định đầu tư Hội đồng đầu tư bao gồm các thành viêntrong ban lãnh đạo, các chuyên gia quản lý danh mục đầu tư thâm niên và cácchuyên gia phân tích giàu kinh nghiệm Hội đồng quyết định các chính sách đầu tưvà kiểm tra những người điều hành quỹ (chuyên gia quản lý danh mục đầu tư) vàcác chuyên gia phân tích hoạt động trong giới hạn của các chính sách đầu tư cụ thể.Một trách nhiệm cụ thể chủ yếu của hội đồng đầu tư là biến các mục tiêu của ngườiđầu tư thành danh mục các loại hàng hoá sẽ đầu tư hay thông qua danh sách các tàisản của danh mục đầu tư của từng quỹ Vì vậy, hội đồng đầu tư có trách nhiệm đốivới việc phân bổ tài sản ở mức độ và phạm vi rộng nhằm xác định đặc trưng rủi rocủa danh mục đầu tư Nhiệm vụ lựa chọn các chứng khoán cụ thể từ tổng thể cácloại tài sản được phê duyệt thường được uỷ quyền cho những người điều hành quỹ(xem phụ lục 4: Quy trình ra quyết định đầu tư trong tổ chức quản lý quỹ).

e) Tổ chức giám sát và bảo quản tài sản:

Do tính chất đặc biệt của mình, trong hoạt động của quỹ đầu tư, ngoài vai tròcủa tổ chức quản lý quỹ, không thể thiếu vai trò của tổ chức giám sát hoạt động củaquỹ và tổ chức lưu giữ tài sản của quỹ.

Tài sản của quỹ đầu tư, dù quỹ đầu tư thuộc bất kỳ mô hình nào, để được lưugiữ tại một tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ này Lưu giữ tài sản là hoạt động nhằmđảm bảo tài sản và vốn của quỹ được an toàn Hoạt động này thường do các ngânhàng thương mại là các tổ chức với chức năng bảo quản tài sản chuyên nghiệp củamình với hệ thống kho két để lưu giữ tài sản cũng như hệ thống mạng lưới chuchuyển và lưu thông tiền tệ.

Giám sát là nhằm bảo vệ lợi ích của những người tham gia đầu tư vào quỹ Tổchức thực hiện việc giám sát hoạt động của quỹ được coi là người nhận uỷ thác tàisản (hay còn được gọi là người thụ uỷ) của các nhà đầu tư, giám sát và đảm bảo cácbên tham gia vào hoạt động của quỹ thực hiện tốt các cam kết của mình với ngườiđầu tư.

Trang 32

Các hoạt động phụ trợ này ở bất kỳ mô hình nào cũng được giao phó cho cácbên thứ ba tham gia vào hoạt động quỹ Tuy nhiên, đối với từng mô hình khác nhau,chức năng này có thể do cùng một tổ chức đảm nhận hay phân chia cho các bênkhác nhau.

Đối với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, người thụ uỷ của quỹ chính là hộiđồng quản trị của quỹ Hội đồng quản trị của quỹ là do các cổ đông bầu ra Hộiđồng quản trị đại diện cho các cổ đông và có nghĩa vụ giám sát hoạt động của các tổchức tham gia và hoạt động của quỹ: tổ chức tư vấn đầu tư, ngân hàng bảo quản tàisản, đại lý chuyển nhượng Nếu các tổ chức tham gia không hoàn thành các nghĩavụ của mình, hội đồng quản trị sẽ chuyển giao các hợp đồng dịch vụ liên quan chocác tổ chức khác Công ty quản lý quỹ trong mô hình này không có mối liên hệtrách nhiệm trực tiếp nào với ngân hàng bảo quản.

Hầu hết các nước áp dụng mô hình quỹ đầu tư dạng hợp đồng hay dạng tínthác đầu tư, bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ thường do cùng một tổchức đảm nhận, thường là một ngân hàng thương mại hay một tổ chức nhận tài sảntín thác chuyên nghiệp Vai trò của các tổ chức nhận tín thác này thường được quyđịnh trong pháp luật, đặc biệt là các nước theo hệ thống luật Anh (thông luật) quyđịnh rất cụ thể và rõ ràng Bên cạnh việc thực hiện chức năng lưu giữ vốn và tài sảncủa quỹ, tổ chức này có nhiệm vụ cơ bản là giám sát các hoạt động đầu tư của côngty quản lý quỹ, đảm bảo việc tuân thủ với các quy định đã đưa ra đối với từng quỹvề việc phát hành và chào bán chứng chỉ đầu tư, các loại phí liên quan tới pháthành, các loại tài sản và chứng khoán cũng như mức giới hạn đối với từng loại màquỹ được đầu tư, việc thu chi của quỹ Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ làngười trực tiếp phối hợp với tổ chức giám sát và bảo quản để thực hiện các côngviệc kinh doanh của quỹ cũng như lợi ích của người đầu tư.

Trang 33

 Nhiều biến động trên thị trường chứng khoán mà chưa có được giải phápbình ổn hiệu quả mà một trong những nguyên nhân là do sự thiếu vắng vai trò tạolập thị trường và phân tích đầu tư của các định chế đầu tư có tổ chức chuyênnghiệp

Sau gần 18 tháng hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phốHồ Chi Minh, một thị trường giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên tại ViệtNam, đã chứng kiến các đợt biến động giá lớn trên thị trường, làm chao đảo cáchoạt động giao dịch, thể hiện rõ rệt sự không ổn định của thị trường Từ tháng8/2000 đến tháng 5/2001, giá các loại chứng khoán niêm yết trên thị trường tăngkhông ngừng Sau một thời gian dao động, từ tháng 8 – 10/2001, giá các chứngkhoán niêm yết lại giảm liên tục Dường như các đợt biến động chưa có những giảipháp bình ổn hiệu quả mà người ta thường hay đề cập tới Đó là vai trò tạo lập củacác nhà đầu tư có tổ chức, đặc biệt là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp

Các nhà đầu tư có tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán phải kểđến là các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí và điển hình nhất là các quỹ đầu tư

Trang 34

chứng khoán Hoạt động đầu tư của họ đều dựa trên các hiểu biết sâu rộng cũng nhưviệc nghiên cứu các điều kiện thị trường và tình hình tài chính của doanh nghiệpcủa từng công ty cũng như từng loại chứng khoán riêng biệt Vì vậy, các quyết địnhđầu tư của họ không bị ảnh hưỏng bởi các yếu tố tâm lý mua bán theo phong tràohay là “mua theo, bán theo” mà hoàn toàn dựa vào các dự đoán trong tương lai củahọ

Sau hơn một năm thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động, thamgia vào hoạt động đầu tư tại thị trường chứng khoán tập trung chủ yếu là các nhàđầu tư cá nhân Cho đến tháng 11/2001, tổng số các tài khoản giao dịch chứngkhoán mở tại các công ty chứng khoán là trên 8000 tài khoản trong đó số tài khoảncủa các tổ chức kinh tế chỉ có 40 tài khoản chiếm tỷ lệ khoảng 0,05% trong tổng sốcác nhà đầu tư trên thị trường Đa phần các nhà đầu tư có tổ chức tham gia đầu tưtrên thị trường đều là tổ chức kinh tế Việt Nam, tận dụng các nguồn vốn tạm thờinhàn rỗi để đầu tư chứ không phải là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp Các tổ chứcđầu tư chuyên nghiệp đầu tư hiện nay chỉ có một số công ty bảo hiểm trong nước vàcông ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài bắt đầu tham gia đầu tư, tuy nhiên khốilượng giao dịch còn rất khiêm tốn Các nhà đầu tư có tổ chức chuyên nghiệp thườnggiao dịch mua, bán với khối lượng lớn, do đó có tác động đáng kể tới giá cả trên thịtrường

Việc hình thành các quỹ đầu tư chứng khoán sẽ góp phần quan trọng tạo cung,cầu cũng như bình ổn các hoạt động giao dịch cho thị trường chứng khoán ViệtNam đang bước đầu phát triển và đang chịu tác động mạnh mẽ của yếu tố tâm lý.

 Tạo một phương thức đầu tư mới cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vào thịtrường chứng khoán, cũng như tạo đa dạng cho hàng hoá mới.

Chứng chỉ đầu tư được coi là một loại chứng khoán, đặc biệt đối với chứng chỉđầu tư của các quỹ dạng đóng được niêm yết trên thị trường tập trung sẽ góp phầntăng lượng hàng hoá giao dịch trên các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Với đặcđiểm quỹ đầu tư như phần trên đã nói, quỹ đã tạo ra một phương thức đầu tư mớicho người đầu tư Nếu như trước kia người đầu tư phải trực tiếp đưa ra quyết định

Trang 35

mua bán chứng khoán cho mình qua tổ chức trung gian thì nay họ tham gia mộtcách gián tiếp vào thị trường chứng khoán bằng cách mua chứng chỉ quỹ đầu tư củaquỹ đầu tư, các quỹ đầu tư sẽ thay mặt họ đảm nhiệm việc đầu tư sao cho có hiệuquả nhất theo mục đích của quỹ Ngoài ra, các quỹ đầu tư chứng khoán với cácchính sách và mục tiêu đầu tư khác nhau, với những mức lợi nhuận kỳ vọng và rủiro khác nhau, tạo ra nhiều loại sản phẩm đầu tư khác nhau, có thể cung cấp chongười đầu tư nhiều sự lựa chọn đầu tư theo khả năng tài chính cũng như mức độchấp nhận rủi ro của mình.

Có thể nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng và cấp thiết của các quỹ đầu tưchứng khoán đối với thị trường chứng khoán hiện nay trong việc tạo cung và cầucho thị trường, đảm bảo sự ổn định và góp phần phát triển từng bước một thị trườngchứng khoán hiệu quả Các quỹ đầu tư chứng khoán không chỉ tham gia vào hoạtđộng đầu tư tức là tạo cầu cho thị trường mà thông qua việc phát hành chứng chỉđầu tư, quỹ góp phần đáng kể vào việc tạo cung cho thị trường.

Có nhiều ý kiến cho rằng sự cấp bách của việc hình thành các quỹ đầu tưchứng khoán cũng như các công ty quản lý quỹ còn xuất phát từ thực tế là sự hìnhthành tự phát trên thị trường một số quỹ tư nhân và coi đây là hình thức manh nhađầu tiên của các quỹ đầu tư tập thể Các quỹ tư nhân tự phát trên hình thành khoảng3 – 4 tháng sau khi thị trường giao dịch tập trung đi vào hoạt động dưới tên các câulạc bộ đầu tư Xuất phát từ sự khan hiếm hàng hoá trên thị trường, giá cả chứngkhoán tăng không ngừng Tại thời điểm đó, cứ mua được chứng khoán ở phiên giaodịch trước sẽ có lợi nhuận ngay Vì vậy, đa số các công ty chứng khoán đã đưa rahình thức bắt thăm đặt lệnh Thứ tự đặt lệnh sẽ theo số thăm bắt được Một số ngườiđầu tư cá nhân đã tụ họp với nhau và cùng hùn vốn vào để đầu tư, chủ yếu tận dụngviệc bắt thăm đầu tiên đặt lệnh mua 9900 cổ phiếu (khối lượng giao dịch lô chẵnlớn nhất được phép đặt lệnh) Những người tham gia câu lạc bộ thường uỷ quyềncho một số cá nhân có chút kinh nghiệm về đầu tư và đã tham gia đầu tư từ nhữngngày đầu của thị trường Các chứng khoán mua được đứng tên sở hữu của một vàicá nhân có số vốn góp lớn Các cá nhân tham gia câu lạc bộ và những người lập quỹ

Trang 36

đều có các cam kết với nhau để đảm bảo sở hữu đối với các chứng khoán theo sốtiền mình góp Thực chất, các mối quan hệ uỷ quyền, vay, mượn, chuyển nhượnggiữa những người tham gia vào quỹ thuộc điều chỉnh của Bộ luật Dân sự Hoạtđộng đầu tư của các quỹ do chính những người góp vốn vào quỹ mà chủ yếu lànhững người có nhiều tiền và có chút kinh nghịêm về tham gia đầu tư trên thịtrường chứng khoán tự tiến hành đầu tư mà không cần phải thuê một tổ chức đầu tưchuyên nghiệp nào.

Trong các loại hình kinh doanh của mình, công ty chứng khoán được phépthực hiện quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng Dưới giác độ đầu tư chuyênnghiệp, bản chất của hoạt động quản lý danh mục đầu tư cũng tương tự như hoạtđộng đầu tư mà công ty quản lý quỹ thực hiện cho các quỹ Sự khác biệt cơ bản là ởchỗ vốn uỷ thác quản lý danh mục đầu tư là vốn của một hoặc một số cá nhân riênglẻ mà ở một số nước còn được gọi là các quỹ đầu tư tư nhân để phân biệt với cácquỹ đầu tư tập thể là vốn huy động từ công chúng Sự khác biệt về tính chất củanguồn vốn huy động dẫn đến sự bảo hộ khác nhau của pháp luật Với mục đích làbảo vệ nhà đầu tư, pháp luật các nước đều tập trung chủ yếu vào điều chỉnh các đốitượng tham gia vào hoạt động của quỹ đầu tư tập thể do việc phát hành ra côngchúng hay tính chất xã hội hoá của các định chế này Vấn này được đề cập để đưara một thực tế là các quỹ tự phát trên không thực hiện việc huy động vốn mà là sựđóng góp tự nguyện của những người tham gia Các quỹ này mang hình thái củaquỹ tư nhân nhưng nó lại rất khác biệt là không uỷ thác hoạt động đầu tư cho một tổchức nào mà tự tiến hành đầu tư cho mình Điều đó có thể lý giải bởi một trongnhững hạn chế cơ bản của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là tínhchuyên nghiệp của hoạt động đầu tư hầu như chưa cao Ngay cả đội ngũ nhữngngười hành nghề kinh doanh chứng khoán tại các công ty chứng khoán cũng chưacó nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao Từ sự phân tích trên đâycó thể thấy rằngcác quỹ tự phát không có nét tương đồng về bản chất hoạt động với quỹ đầu tưchứng khoán hay các quỹ đầu tư tập thể là đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài

Trang 37

2.2 Điều kiện và nhân tố tác động tới việc hình thành và phát triển quỹđầu tư và công ty quản lý quỹ ở Việt Nam:

2.2.1 Điều kiện vĩ mô:

a) Môi trường kinh tế:

Sau những năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đángkể Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm ổn định từ 8% - 9% trong giai đoạn từnăm 1992 -1997 Giai đoạn 1998 -1999, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tàichính tại các nước trong khu vực, mức tăng trưởng giảm xuống chỉ còn 4,4%/năm.Sang năm 2000 lại có dấu hiệu phục hồi với mức tăng trưởng trên 6% Lạm phátgiảm từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,5% năm 1990, từ năm 1998 xuống dưới5% Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo chiều hướng tích cực, từ năm 1990 bắtđầu có tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế14.

Các chính sách tiền tệ, vấn đề lãi suất, tỷ giá ngoại hối, chỉ số chứng khoán lànhững vấn đề nhạy cảm, luôn có tác động đối với thị trường tài chính và thị trườngchứng khoán nói chung cũng như đối với nền kinh tế thị trường nói chung Về cơbản, sự điều hành vĩ mô về các chính sách này ngày càng mang tính thị trường hơn.Đứng dưới giác độ của người đầu tư, lãi suất tiền gửi cũng như tỷ giá hối đoái lànhững yếu tố tác động đến việc di chuyển luồng tiền dùng để đầu tư của công chúngtừ thị trường tiền tệ sang thị trường chứng khoán và ngược lại Các biến động về lãisuất cũng như tỷ giá trên thị trường tiền tệ có tác động đáng kể tới thị trường chứngkhoán.

Từ tháng 8/2000, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã thực hiện bước đổi mớicăn bản về điều hành lãi suất, thay cơ chế cũ bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bảnđối với cho vay đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có sự quản lý đối vớicho vay bằng đồng ngoại tệ Theo đánh giá chung, với việc thực hiện các giải phápđồng bộ, việc thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản đã đi vào nề nếp, mặt bằng lãi suất đãhình thành một cách hợp lý theo xu hướng có lợi cho lãi suất VNĐ, hạn chế được

14 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=414&idmid=4&ItemID=1337 , truy cập lúc 20:46’ ngày 22/04/2009

Trang 38

vòng chu chuyển vốn từ VNĐ sang ngoại tệ; lãi suất cho vay được hình thành theohướng tích cực, đáp ứng được chủ trương kích cầu của Chính phủ Hôm21/10/2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa lãi suất cơ bản từ mức 14% về13% Đây được xem là bước nới lỏng chính sách tiền tệ đầu tiên sau nhiều thángthắt chặt Để chống lạm phát, hôm 1/2/2008, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơbản lên 8,75%, sau hơn hai năm duy trì ở mức 8,25% Tiếp đó, ngày 19/5, lãi suấtcơ bản tăng mạnh lên ngưỡng 12% và chạm đỉnh 14% vào ngày 11/6 Trước diễnbiến của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, từ tháng 11/2008, Ngân hàng Nhànước tiếp tục giảm mức lãi suất cơ bản từ 13%/năm xuống còn 12%/năm Đây làlần cắt giảm lãi suất thứ 2 trong năm 200815 Lãi suất tiền gửi ngoại tệ trong nămqua của các ngân hàng thương mại đều giảm so với năm trước, mức lãi suất caonhất chỉ còn 3,4 – 3,7%/năm so với 6%/năm của cùng kỳ năm trước16.

Môi trường kinh tế ổn định làm cho nhu cầu về vốn cho sản xuất và kinhdoanh tăng lên, các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn, do đó tạo ra cơ hội choviệc tham gia của các quỹ đầu tư vào nền kinh tế nói chung.

Theo một kết quả điều tra của Tổng cục thống kê về vốn đầu tư cho phát triểncủa toàn xã hội trong hai năm 2007 – 2008, khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thựchiện năm 2007 theo giá thực tế ước tính đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% tổngsản phẩm trong nước (đạt kế hoạch đề ra 40% GDP) và tăng 15,8% so với năm2006, trong đó vốn khu vực Nhà nước 200 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,3% tổng vốn vàtăng 8,1%; vốn khu vực ngoài Nhà nước 187,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,7% và tăng24,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 74,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 16% và tăng17,1%.Trong vốn nhà nước, vốn đầu tư từ ngân sánh nhà nước (gồm vốn dự án vàchương trình mục tiêu) ước tính thực hiện 97 nghìn tỷ đồng, bằng 101,6% kế hoạchnăm, trong đó vốn do địa phương quản lý 64,4 nghìn tỷ đồng, bằng 107,2%, vốntrung ương quản lý đạt thấp hơn so với dự toán, chỉ bằng 92,2%; vốn tín dụng đầutư phát triển của Nhà nước ước tính 40,3 nghìn tỷ đồng, đạt kế hoạch năm và vốn

15 http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/11/3BA08093/ , 15:16 ngày 5/11/2008 truy cập lúc 21:4’ ngày 22/04/2009

16 http://vietbao.vn/Kinh-te/Lai-suat-tien-gui-tiet-kiem-tiep-tuc-giam/10830393/87/ ngày 28/11/2008 truy cậplúc 21:29’ ngày 22/04/2009

Trang 39

của các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức nhà nước khác khoảng 62,7 nghìn tỷ.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3 tỷUSD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốncấp phép mới là 17,86 tỷ USD17 Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theogiá thực tế ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so vớinăm 2007, bao gồm vốn khu vực Nhà nước 184,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% tổngvốn và giảm 11,4%; khu vực ngoài Nhà nước 263 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% vàtăng 42,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm29,8% và tăng 46,9% Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tiếp tục đạtkết quả cao Trong tháng 12/2008, cả nước có 112 dự án đầu tư nước ngoài đượccấp phép mới với tổng số vốn đăng ký 1254 triệu USD, nâng tổng số dự án cấpphép từ đầu năm đến 19/12/2008 lên 1171 dự án với tổng vốn đăng ký 60,3 tỷ USD,giảm 24,2% về số dự án nhưng gấp 3,2 lần về vốn đăng ký so với năm 2007 Nếutính cả 3,7 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm của 311 dự án được cấp phép từ các nămtrước thì năm 2008 cả nước đã thu hút được 64 tỷ USD vốn đăng ký, gấp gần 3 lầnnăm 2007, đạt mức cao nhất từ trước tới nay Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thựchiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 200718.

Số liệu trên cho thấy nhu cầu vốn đầu tư của xã hội rất lớn và nhu cầu đó sẽngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế Để tạo điều kiện cho các địnhchế tài chính trong đó có thị trường chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoánphát triển và hoạt động hiệu quả cũng như người dân có thể an tâm bỏ vốn đầu tưqua các tổ chức trên, cần tạo ra các cơ chế và chính sách phù hợp như chính sáchphát triển kinh tế một cách hợp lý, đổi mới cơ chế tài chính cho hệ thống tài chínhquốc gia và tài chính doanh nghiệp.

Chính sách đề cập ở đây bao gồm chính sách dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.Chính sách dài hạn, trung hạn phải được xây dựng trên một tầm nhìn chiến lược,được sử dụng trong một thời gian dài Vì vậy, nó cần được xây dựng trên cơ sở báo

17 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=230&ItemID=6900 , 17:38 31/12/2007 truy cập 22:18’ ngày 25/04/2009

18 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=507&ItemID=8217 ,14:08 31/12/2008 truy cập 22:30’ ngày 25/04/2009

Trang 40

cáo tổng hợp, phân tích chuẩn xác, từ đó mới có thể đề ra được một chiến lược đúngđắn Chính sách ngắn hạn được xây dựng trên cơ sở chính sách dài hạn, đồng thờicó sự điều chỉnh dựa trên diễn biến tình hình thực tế của từng thời kỳ.

b) Môi trường pháp lý:

Nếu như môi trường kinh tế là nền tảng thì môi trường pháp lý, nếu phù hợpvà đồng bộ, sẽ tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán nói chung và công ty quảnlý quỹ cũng như các quỹ đầu tư hoạt động lành mạnh, có hiệu quả và ngày càngphát triển Môi trường pháp lý đồng bộ, ổn định phải đạt được các yêu cầu sau:

+ Có hệ thống văn bản pháp quy mang tính tổng thể quy định cụ thể và rõràng về địa vị pháp lý, phạm vi hoạt động, quyền và trách nhiệm của các bên thamgia vào hoạt động của các định chế trên nhằm mục đích của pháp luật là bảo vệngười đầu tư.

+ Tạo ra các cơ chế đầy đủ và đồng bộ cho các hoạt động của các định chếnhư cơ chế thuế, ngoại hối,…

Ngành chứng khoán tại Việt Nam hình thành chậm hơn rất nhiều so với cácngành khác Vì vậy khái niệm về chứng khoán và thị trường chứng khoán dườngnhư chưa được đề cập nhiều tới trong các bộ Luật trước đây từ Luật Dân sự đếnLuật Thương mại, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp… Riêng công tyquản lý quỹ và quỹ đầu tư lại là các đối tượng hoàn toàn mới chưa từng được đề cậpđến trong bất lỳ văn bản pháp lý nào trước đây ngoài Nghị định 48/1998/CP – NĐvề chứng khoán và thị trường chứng khoán Vì văn bản điều chỉnh hoạt động củacác đối tượng tham gia vào thị trường chứng khoán nói chung và công ty quản lýquỹ cũng như quỹ đầu tư chỉ ở cấp độ Nghị định, do đó các đối tượng này đồng thờiphải chịu sự điều chỉnh của các luật liên quan trong khi các luật này lại chưa đưa racác quy phạm điều chỉnh cụ thể và đầy đủ Điều đó dẫn đến nhiều mâu thuẫn, chồngchéo, không đồng bộ trong hệ thống các văn bản điều chỉnh về các đối tượng thamgia thị trường chứng khoán Sự ra đời Luật Chứng khoán năm 2005 đã đảm bảohiệu lực pháp lý cao hơn, góp phần ổn định môi trường pháp lý cho hoạt động của

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:18

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Cơ cấu phân bổ tài sản của quỹ VF1 - Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bảng 1.1.

Cơ cấu phân bổ tài sản của quỹ VF1 Xem tại trang 48 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan