Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển cán bộ Đoàn

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực đối với tổ chức Đoàn thanh niên trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 64)

* Ý nghĩa của giải pháp:

Đề cập đến nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, Nghị quyết Trung ƣơng 3 khóa VIII đã nêu: "Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường. Nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu đối với từng loại cán bộ; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, có lý luận và thực tiễn; bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành".

Quản lý đƣợc coi là một nghề và đã là một nghề thì phải đƣợc đào tạo một cách bài bản. Cán bộ Đoàn nhƣ chúng ta đã biết, chủ yếu đƣợc lựa chọn từ thực tiễn phong trào thanh niên, đƣợc tập thể tín nhiệm bầu giữ chức vụ chủ chốt của Đoàn. Cán bộ Đoàn cũng thƣờng xuyên có sự biến động, thay đổi. Vì vậy, đào tạo và bồi dƣỡng phải đƣợc coi là một trong những mắt khâu quan trọng để phát triển đội ngũ cán bộ Đoàn.

Đào tạo là một quá trình biến đổi một con ngƣời từ chỗ chƣa có nghề thành một ngƣời có một trình độ nghề nghiệp nhất định. Đào tạo là đƣa từ một trình độ hiện có lên một trình độ mới, cấp bậc mới cao hơn, toàn diện hơn. Đào tạo đƣợc coi là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức cho mỗi đối tƣợng.

Bồi dƣỡng là tăng thêm về trình độ hiện có của đội ngũ cán bộ Đoàn với nhiều hình thức khác nhau, mức độ khác nhau, là quá trình bổ sung kiến thức, kỹ năng, qua đó ngƣời đƣợc bồi dƣỡng có cơ hội củng cố, mở mang hoặc

56

nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao hiệu quả, chất lƣợng công việc đang đảm nhận.

Trong bối cảnh thay đổi hiện nay, đòi hỏi phải có một sự cải tổ trong vấn đề đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ Đoàn nói chung, cán bộ Đoàn cấp cơ sở nói riêng - lực lƣợng kế cận tin cậy của Đảng, trực tiếp thể hiện những yêu cầu nhiệm vụ của Đảng, Nhà nƣớc, các ban, ngành, đoàn thể và của chính tổ chức Đoàn.

* Nội dung của giải pháp

Đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở phải toàn diện cả về lý tƣởng, tƣ cách đạo đức, pháp luật, cả kiến thức văn hóa, kỹ năng lãnh đạo và quản lý, kiến thức quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý giáo dục…

Đẩy mạnh việc đào tạo theo tiêu chuẩn cho công chức hành chính, đoàn thể; cần chú trọng đào tạo về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý với các mức độ khác nhau; đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị, đƣợc đào tạo bồi dƣỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nƣớc. Từ nguyên tắc này đặt ra yêu cầu phải có bƣớc chuyển mục tiêu đào tạo trong giai đoạn kế tiếp khi có sự thay đổi. Cụ thể là chuyển mục tiêu đào tạo và bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn sang đào tạo theo năng lực, đào tạo, bồi dƣỡng theo chức danh. Việc chuyển hƣớng mục tiêu đào tạo yêu cầu toàn bộ bộ máy quản lý cũng nhƣ tổ chức đào tạo bồi dƣỡng phải hƣớng vào đối tƣợng đƣợc đào tạo bồi dƣỡng, lấy đối tƣợng và những nhu cầu chính đáng của họ làm trung tâm. Đào tạo bồi dƣỡng đáp ứng về cơ bản những gì cán bộ Đoàn đƣợc đào tạo bồi dƣỡng cần chứ không phải chỉ là những cái mà tổ chức muốn.

Xác định nội dung đào tạo, bồi dƣỡng: Trƣớc áp lực của cơ chế thị trƣờng (trong đó sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt), tình hình thanh niên và công tác thanh niên hiện nay thì đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp nói chung và cán bộ Đoàn cấp cơ sở nói riêng phải là ngƣời lao động chuyên

57

nghiệp, thích ứng nhanh với điều kiện mới khi có sự thay đổi. Nói cách khác, phải theo kịp với sự vận động của thanh thiếu nhi. Muốn vậy thì phải có chuyên môn nghiệp vụ cao, có kỹ năng thành thạo và đƣợc đào tạo bài bản; phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, trang bị và nâng cao năng lực chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, thái độ để trở thành con ngƣời hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực công tác thanh niên.

Muốn thực hiện đƣợc yêu cầu này, cần thay đổi căn bản về nội dung đào tạo và bồi dƣỡng, từ cách tƣ duy về nội dung, chỉ đạo và tổ chức xây dựng nội dung và đến triển khai thực hiện. Cần có sự chỉ đạo tập trung để làm sống lại các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng; để khắc phục sự hẫng hụt của đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở, cần hƣớng vào năng lực, nhu cầu của đội ngũ cán bộ Đoàn và coi đó là yếu tố quyết định đối với chƣơng trình và cấu trúc nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng. Đào tạo và bồi dƣỡng phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và vị trí công việc của từng cán bộ Đoàn. Nhƣ vậy, trong việc xác định nội dung đào tạo bồi dƣỡng, điều quan trọng không chỉ là chỉ rõ ngƣời đƣợc đào tạo bồi dƣỡng (ở vị trí đã quy hoạch) đƣợc làm những gì mà không kém phần quan trọng là phải hƣớng dẫn đƣợc làm cái đó nhƣ thế nào để vừa đảm bảo theo đúng pháp luật, vừa đạt hiệu quả cao nhất.

Đổi mới phƣơng pháp: Việc đổi mới phƣơng pháp là nhu cầu khách quan, xuất phát từ thay đổi mục tiêu đào tạo bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ Đoàn, phƣơng pháp đào tạo bồi dƣỡng ngƣời học những kỹ năng cần thiết để giải quyết các tình huống trong công tác thanh niên. Khi mục tiêu đặt ra là trang bị kỹ năng và thái độ thì phƣơng pháp cũng phải thay đổi. Đào tạo bồi dƣỡng không phải theo kiểu thầy đọc, trò ghi mà thay vào đó cách học dƣới dạng trao đổi kinh nghiệm; học đi đôi vời hành; lý thuyết gắn với thực hiện hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, xác định đối tƣợng phải đào tạo bồi dƣỡng theo từng vị trí cụ thể.

58

Phƣơng thức đào tạo bồi dƣỡng phải đa dạng, phong phú. Tính đa dạng phong phú sẽ phù hợp với nhiều đối tƣợng cán bộ Đoàn trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau, phù hợp với mỗi địa phƣơng, đơn vị. Có thể cử đi đào tạo chính quy với các loại hình khác sao cho phù hợp ở từng vi trí, đối tƣợng, có thể đào tạo bồi dƣỡng tại chỗ theo chiến lƣợc quy hoạch cán bộ của cấp uỷ và chính quyền. Tăng cƣờng chất lƣợng các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn theo chuyên đề, theo từng lĩnh vực nhƣ bồi dƣỡng chuyên đề về nghiệp vụ công tác Đoàn, nghiệp vụ công tác Hội, nghiệp vụ công tác Đội, nghiệp vụ quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý đào tạo, quản lý khoa học, tin học, ngoại ngữ.

Cán bộ Đoàn phải đƣợc cung cấp và cập nhật thƣờng xuyên các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc, những thông tin mới về tình hình thanh niên, công tác thanh niên, những quy định của các ngành liên quan tới công tác thanh niên, những đặc điểm, bối cảnh, sự thay đổi ở mỗi đơn vị.

Cán bộ Đoàn phải tự học, tự nghiên cứu các vấn đề thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội, các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, của các ngành liên quan để đáp ứng với điều kiện thực tiễn khi có sự thay đổi.

Về bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở: Tùy vào tình hình cụ thể, hàng năm cử cán bộ đi học trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học về một chuyên môn nhất đinh, về quản lý và công tác thanh vận. Cử cán bộ Đoàn đi học lĩnh vực nào là định hƣớng nguồn cho công tác luân chuyển, bố trí khi hết tuổi công tác Đoàn hoặc khi có sự thay đổi diễn ra. Ƣu tiên những cán bộ có nhiều cống hiến, nhiều thành tích, có uy tín, có năng lực để tạo nguồn cho Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể. Đặc biệt ƣu tiên đào tạo bồi dƣỡng số cán bộ trong diện quy hoạch chiến lƣợc.

Có quan điểm chỉ đạo xuyên suốt về đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ Đoàn tại chỗ, có kế hoạch phân công, phân nhiệm cụ thể trong từng khu vực đối tƣợng khi có sự thay đổi.

59

Bồi dƣỡng thông qua thực tập, đi thực tế tại các đơn vị khác, vì từ công tác cũng là một cách giúp cho đội ngũ cán bộ Đoàn thuộc bài trƣớc khi đƣợc đề bạt vào vị trí công tác khác nhau. Đây là cách mà ngƣời cán bộ Đoàn đƣợc giao nhiệm vụ nhƣ là một trợ lý cho ngƣời quản lý trực tiếp, trực tiếp tham khảo hoạt động của đơn vị bạn. Cứ nhƣ vậy, hàng ngày ngƣời quản lý trực tiếp cũng nhƣ hoạt động tại đơn vị bạn sẽ truyền cho họ kiến thức để chuẩn bị cho một sự thay đổi.

Mạnh dạn đầu tƣ kinh phí cho đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở đi học tập trao đồi kinh nghiệm. Phải giao lƣu, phải tham quan học hỏi thì mới mở rộng tầm nhìn. Có tham quan trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn thì chúng ta mới có cái để so sánh, mới biết chúng ta làm đúng chƣa, phù hợp chƣa, hiện nay chúng ta đang đứng ởđâu, cần phải bổ sung rút kinh nghiệm gì. Đây cũng là cách làm cán bộ Đoàn cấp cơ sở linh hoạt trong ứng xử, phục vụ cho quá trình thay đổi sau này.

Có cơ chế khuyến khích và bắt buộc đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở phải tự học, tự nghiên cứu. Đặc biệt là trong tiếp cận công nghệ thông tin. Định kỳ kiêm tra kiến thức, trình độ nghiệp vụ đối với cán bộ Đoàn các cấp.

Thực trạng đã cho thấy, đại đa số cán bộ Đoàn cấp cơ sở không có bằng về lĩnh vực khoa học quản lý. Bởi vậy quản lý chỉ bằng kinh nghiệm hoặc từ thế hệ trƣớc truyền lại cho thế hệ sau, theo lối mòn chứ không theo lý thuyết quản lý. Do đó, yêu cầu tự học, tự bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ năng lực quản lý đáp ứng nhiệm vụ công tác thanh niên trong thời kỳ mới ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách.

Để hoạt động tự học, tự nghiên cứu hiệu quả thì các cấp bộ Đoàn cần giải quyết tốt một số nội dung sau:

Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về việc tự học, tự nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ Đoàn để mỗi cán bộ Đoàn nhận thức rõ yêu cầu công việc đòi hỏi phải cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ mới đáp ứng đƣợc vi trí

60

công việc, mới có khả năng kế cận sự nghiệp lãnh đạo của Đảng, thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh khi có sự thay đổi.

Có quy chế kiểm tra giám sát, việc cử cán bộ đi đào tạo bồi dƣỡng, đƣa vào nội dung đánh giá xếp loại cán bộ hàng năm để bình xét thi đua, động viên khen thƣởng những cá nhân có đăng ký kế hoạch tự đào tạo bồi dƣỡng và hoàn thành nhiệm vụ theo bản đăng ký đó.

* Quy trình thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng: Căn cứ vào số lƣợng và chất lƣợng cán bộ hiện có, chiến lƣợc công tác cán bộ của cấp uỷ Đảng, chính quyền để xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng cho phù hợp điều kiện và đối tƣợng.

+ Đối với cán bộ Đoàn chủ chốt cấp cơ sở đang giữ chức vụ, đây là đội ngũ làm việc theo giờ hành chính, luôn phải giải quyết công việc theo sự vụ hàng ngày, do đó khó có thể cử đi học trong thời gian dài ở một cơ sở nào đó. Vì vậy, sẽ liên hệ với các trƣờng liên quan mở các lớp bồi dƣỡng chuyên đề về quản lý. Có thể cách làm này có tốn kém về kinh phí hơn so với cử đi đào tạo bồi dƣỡng tập trung nhƣng phù hợp và thuận tiện cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở.

Đặc biệt số cán bộ Đoàn cấp cơ sở chƣa đƣợc học lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nƣớc và cái cách hành chính, phấn đấu từ nay đến 2015 sẽ cử đi học để đạt 100% cán bộ quản lý có kiến thức quản lý hành chính Nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên. Cử 50% cán bộ chủ chốt Đoàn cấp cơ sở theo học Đại học theo các chuyên ngành khác nhau. Ngay trong năm 2010, cử 15% cán bộ đoàn cấp cơ sở chƣa đƣợc bồi dƣỡng kiến thức về quản lý hành chính nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên theo học các lớp bồi dƣỡng về quản lý Nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên.

Xây dựng kế hoạch để cử 50% cán bộ Đoàn chủ chốt cấp cơ sở đi học Trung cấp lý luận chính trị, 10% cán bộ chủ chốt Đoàn cấp cơ sở theo học Cao cấp lý luận chính trị . Hiện nay mới có 20% cán bộ Đoàn chủ chốt cấp cơ

61

sở có trình độ trung cấp lý luận chính trị, không có cán bộ chủ chốt Đoàn cơ sở có trình độ Cao cấp lý luận chính trị.

Đối với cán bộ Đoàn cấp cơ sở diện tạo nguồn cho Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể:

Trong một nhiệm kỳ (5 năm) thƣờng xuyên có cán bộ quản lý nghỉ hƣu. Theo Quy chế cán bộ Đoàn, nhiều cán bộ Đoàn cấp cơ sở đến tuổi phải chuyển công tác. Việc luân chuyển cán bộ tại cơ sở diễn ra liên tục (luân chuyển vì đã giữ chức vụ 2 nhiệm kỳ hoặc do yêu cầu công tác). Vì vậy, điều quan trọng là phải có kế hoạch để phát hiện, tuyển chọn đội ngũ cán bộ Đoàn kế cận, phải có kế hoạch đƣa đi đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý trƣớc khi bổ nhiệm. Từ trƣớc đến nay việc bổ nhiệm chƣa theo một quy hoạch, chiến lƣợc cụ thể nên rất bị động, thậm chí không bồi dƣỡng kịp thời dẫn đến sự hẫng hụt về đội ngũ trong hệ thống chính trị cơ sở. Chính vì vậy, khi bổ nhiệm đôi khi rất khó khăn, rất khó lựa chọn. Để khắc phục tình trạng này cần phải có quy hoạch cụ thể công tác cán bộ nói chung, cán bộ Đoàn nói riêng và trang bị cho họ những nội dung cần thiết trƣớc khi bổ nhiệm. Dần dần sẽ chỉ bổ nhiệm cán bộ Đoàn chủ chốt cấp cơ sở khi đã đƣợc trang bị đầy đủ kỹ năng quản lý một cách bài bản.

Để triển khai kế hoạch đó, trƣớc mắt cần phải rà soát kỹ danh sách quy hoạch cán bộ Đoàn cấp cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng cụ thể.

4.1.4. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ Đoàn theo tiêu chí phù hợp với yêu cầu mới

Sử dụng cán bộ Đoàn cấp cơ sở phải căn cứ vào vị trí công tác và đánh giá đúng cán bộ để bố trí vào vị trí đúng việc, đúng năng lực sở trƣờng của họ, tạo động lực để cán bộ Đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chúng ta luôn lƣu ý rằng vẫn là con ngƣời đó nếu biết tổ chức khai thác thế mạnh, sử dụng họ phù hợp với sở trƣờng năng lực thì họ sẽ phát triển và nếu ngƣợc lại sẽ làm triệt tiêu năng lực cá nhân. Trong sử dụng và luân chuyển cán bộ Đoàn cấp cơ

62

sở cần phải lƣu ý đến tâm tƣ nguyện vọng, tâm lý và hoàn cảnh cá nhân để bố trí sử dụng cán bộ có hiệu quả, tránh máy móc, cứng nhắc tạo tâm lý căng thẳng sẽ dẫn đến phản tác dụng trong việc sử dụng cán bộ.

Đánh giá thành tựu là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ngƣời quản lý và đây cũng là nhiệm vụ không ít khó khăn. Đánh giá thế nào để đảm bảo thực chất mang tính khách quan. Đánh giá xếp loại cán bộ Đoàn cấp cơ sở với mục đích để từng cá nhân thấy rõ ƣu điểm, hạn chế, từ đó làm căn cứ để bố trí sử dụng hay đào tạo bồi dƣỡng và thực hiện các chế độ chính

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực đối với tổ chức Đoàn thanh niên trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 64)